Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

ai xây vạn lý trường thành / các hiểu âm / hoàng hạc phỏng dịch


                                                      ai xây vạn lý trường thành  ?
                                                                  tác giả :   các hiểu âm
                                                                  hoàng hạc    phỏng dịch

          Vạn lý trường thành là loại kiến trúc cổ đại nhất của trung quốc.  Căn cứ vào lịch sử từ thời chiến quốc .  Căn cứ vào lịch sử từ thời chiến quốc đến  nay có đến 20 triều đại, chư hầu quốc gia vương triều phong kiến xây dựng nên Vạn lý trường thành.  Trong đó, Tần , Hán, Minh tu trúc khoảng 1 vạn dặm
 ( một dặm bằng 360 bước lúc bấy giờ ) và các thời đại sau này tiếp tục xây dựng khoảng trên  10 vạn dặm.,

    Trường thành bắt đầu  xây dựng từ 7 thế kỷ  trước công nguyên .  Trường thành xuất hiện đầu tiên từ nước Sở ( có thuyết nói từ nước Tề  ) ,  Trường thành được xây từ Phục Ngưu sơn gọi là Phương thành.   nay thuộc huyện Trúc sơn ( Bắc kinh ) vòng xuống phía đông  Bắc Kinh gồm huyện Lỗ sơn, Hiệp huyện qua phía nam vượt sông Sa hà, đến huyện Bí dương, dài khoảng 1.000 dặm, vùng này thuộc phía đông bắc nước Sở, vì nằm ở trung nguyên , nên phải xây trường thành để đề phòng các quốc gia khác xâm phạm.  Cho nên trường thành nước Sở cấu tạo thành những tiểu thành có tính cách phòng ngự, gồm những đồn binh để canh giới tại địa phương.   Giữa thành và thành còn có núi sông hiểm trở nối liền nhau, nên không xây tường.  Trường thành nước Tề bắt đầu xây từ thời chiến quốc 500 năm trước công nguyên.   Nay thuộc phía bắc huyện Bình âm tỉnh Sơn đông chạy dài tới Thái san, Đông kinh đến Lan Gia Đài bắc.   Sau cùng đến phía Nam giao huyện, đến đại châu Sơn đông , nhập vào biển.

    Trường thành nước Ngụy gồm có 2 đạo: Hà tây trường thành và Hà nam trường thành :

   a.- Hà tây trường thành xây trước công nguyên 361 - 351 nhằm mục đích chế ngự quân Tần và dân tộc thiểu số phía tây xâm phạm, dài trên 1.000 dặm.  Hiện nay di chỉ còn hiện hữu trong tỉnh  Hiệp tây.

   b.- Hà nam  trường thành xây trước công nguyên 355 năm, dài khoảng 600 dặm.  Nước Yên có trường thành sông Dịch thủy và trường thánh phía bắc.  Trường thành Dịch thủy xây trước công nguyên 311 năm.

    Tại biên giới phía nam  nước Yên, tương đương tây  Nam Dịch huyện của tỉnh Hà bắc ngày nay, đến  đông nam huyện Văn an  dài trên 500 dặm.  Phía bắc trường thành bắt đầu từ Trương gia khẩu đến Đông kinh, Hà bắc, khoảng cách giữa thị trấn Triêu dương  dài trên 2.400 dặm.  Trường thành phải dài như vậy, vì Yên quốc phải chịu sự uy hiếp của bọn giặc từ Đông Hồ sơn.   Đến  phải dùng một vị đại tướng lừng danh như Tần Khai để lảm con tin cho giặc Đông Hồ, để tạm thời được mang quân đánh tan giặc Đông hồ.   Quân Hồ phải lui binh hơn ngành dặm.  Yên bèn xây  Bắc trường thành để đề phòng quân Đông Hồ quất nhiễu.  Trường thành này xây vào khoảng 254 trước công nguyên.   Đây là trường thành xây  sau cùng của thời chiến quốc.

    Trường thành nước Triệu cũng có 2 đường : phía nam gọi là Chương phủ trường thành xây trước công nguyên 333 năm.  Chủ yếu phòng quân Ngụy và quân Tần.   Phía Bắc trường thành xây vào khoảng 306 năm trước công nguyên, đông thuộc vùng Hà bắc, Tuyên hóa vượt qua tây Bắc bộ Kim sơn, phía tây bắc  uốn cong theo Âm sơn, nay thuộc vùng Mã hiệp sơn ợ  nội Mông và vùng lan sơn dài độ 1.300 dặm.  Khi Tần thủy hoàng xây Vạn lý trường thành lợi dụng đoạn ở nước Triệu làm cơ sở.

    Ngoài tường thành của 6 nước ra, tần và Trung sơn quốc đều có tường thành.  Những trường thành này đều xây dọc theo Trường giang trong một lưu vực rộng lớn.  Danh xứng Vạn lý trường thành là danh xưng từ đời Tần thủy hoàng 155 - 2012 trước công nguyên.  Trước công nguyên  213 năm, Tần thủy hoàng phái đại tướng Mông Điềm đánh giặc Hung nô.   Khi tần thủy hòng chết, vu kế vị nhà Tần sắc phong Mông Điềm là Phò Lệ tử, 21o trước công nguyên, tính chung 5 năm thời gian xây thành.

    Theo sử tịch chép sau,  sau khi nhà Tần gom thâu 6 nước , Tần thủy hoàng phái Mông Điềm đánh đuổi Hung nô.  Sau khi Mông Điềm đánh đuổi Hung nô xong, lấy 44  huyện dọc phía nam bờ sông Hoàng hà xây trường thành ngăn theo bờ sông Hoàng hà và Âm sơn,    Phía bắc và đông, lợi dụng trường thành nước Yên, Triệu, phía nam lợi dụng trường thành do Tần Chiêu vương đã xây, xây liên tiếp đến phía tây sông Lâm thao ( nay là tình Cam túc, phía nam bờ sông Thao ), cho đến phía đông dài trên vạn dặm.  Phương pháp xây tường lúc này bằng đất sét nung, theo di chỉ tồn tại ở Lâm thao có thể tìm hiểu, tầng dưới xây bằng lọai sanh thổ, tầng trên đắp bằng hoàng thổ và đất dẻo trộn với đá vụn.   Lối kiến tạo này là một sáng kiến mới đối với nhân loại lúc bấy giờ và là một kỳ tích trong lịch sử kiến trúc.

     Tần thủy hoàng xây Vạn lý trường thành nhằm mục đích ngăn Hung nô nhiễu loạn, giữ yên 12 quận, bảo vệ sự phát triển kinh tế và văn hóa vùng trung nguyên .  Lúc bấy giờ nhân khẩu toàn quốc độ 20 triệu, trai tráng trên dưới 500 vạn ( 5 triệu), xây lăng Tần thủy hoàng, xây A phong cung độ 150 vạn, các tạp dịch khác 300 vạn người, chiếm trên một nửa nhân lực trai tráng tron g nước.   Nhân  dân không  thể chịu nổi, cuối cùng phải tạo phản.  Sau khi Tần thủy hoàng chết, Trần Thắng và Ngô Quang khởi nghĩa.  Triều đại
 Tần thủy hoàng chưa đầy 20 năm đã phải diệt vong.

     Về đời nhà Hán, dân Hung nô thường xuyên quấy nhiễu.   Kể từ Hán Văn đế đến Hán Cảnh đế  đều kế tục xây đắp trưởng thành.  Thời Hán Võ đế quân dội rất mạnh, những trận đánh nhau với Hung nô đều thắng.  Trước đó, vào năm 121 xây lại trường thành Hà tây.   Trong 1 năm Phiêu Kỵ tướng quân vào Lủng tây công phá Hung nô.

     Vua Hung nô lúc bấy giờ là Hữu Chư đem  4 vạn quân ra hàng.  Võ  Đế lấy 2 vùng đất Hà tây làm 2 quận Võ oai và Tử tuyền, xây Hà tây trường thành, trước sau chứ đến 10 năm đã xây xong , dải độ 2 ngàn dặm gọi là Hà tây trường thành.  Từ Đôn hoàng đến Liêu đông dài trên 1 vạn  1 ngàn 5 trăm dặm.  Hán  Võ đế sửa đổi bố cục cửa trường thành,   tại các khoảng cách, chọn những địa hình hiểm yếu, xây các  chướng thành ( thành gây trở ngại ). liên lạc nhau bằng cách đốt lửa, mỗi khi có giặc.

     Sau Võ Đế là Chiêu Đế, Tuyên Đế đều tiếp tục xây thành, di chỉ ngày nay thuộc vùng Tân cương, nội Mông thẳng đến bắc ngạn sông Hắc long giang dài 2 vạn   dặm làm thành một phòng tuyến tương liên kiên cố.   Trong thời gian xây  trường thành, nhà Hán xây dựng đồn điền tạo nện chính sách di dân đến trường thành để khai khẩn đất hoang, làm thủy lợi  tại Tây vức (Tân cương) làm thành đê điều, đồng thời cũng là trường thành.  Từ Nam , Bắc triều đến đời Nguyên, khoảng giữa các triều đại này, đều xây đắp trường thành còn qui mô hơn đời Tần, Hán.

     Từ nhà Minh về sau các quý tộc đều trở về Mông Cổ.  Miền Nam hạ thường bị trộm cướp quấy nhiễu.   Miền đông bắc có họ Nữ Chân nổi loạn, vì nhà Minh coi trọng việc phòng thủ miền bắc.   Lúc bấy giờ Châu nguyên Chương nổi lên đánh phá, thu nạp Châu Thăng, xây tường cao, chứa lương thực, nhưng chưa xưng vương mà chỉ lo kiến thiết, ra công xây dựng thành trì.  Các châu, phủ, huyện xây thành đều dùng gạch nung và đá chồng chất lên rất kiên cố.   Triều nhà Minh trong 200 năm không bao giờ đình chỉ việc tu bổ trường thành để phòng ngự.   Châu nguyên Chương trong năm đầu 1368 đã sai đại tướng Từ Viễn tu sửa mặt phía bắc Bắc Kinh như Cư dung quan v.v...

    Hồng Võ năm thứ 14 ( 1381) lại tu trúc trường thành vùng Sơn hải quan.  Từ đây về sau công phu tu sửa trường thành trên 18 lần, đến năm Hoàng trị thứ 13 ( 1500) về cơ bàn coi như hoàn thành, chiều dài tất cả 12, 700 dặm.  Phía đông bắt đầu từ sông Áp lục, phía tây qua đến ải Gia dục, vỉ 2 quan ải này  đông tây đổi nhau, nên  một số người ngộ nhận cho là Vạn lý trường thành - đông từ Sơn hải quan, tây  đến Gia dục quan. Trường thành nhà Minh có đặc điểm là : có quan ải trọng yếu tại địa phương là Cư dung quan, Sơn hải quan, Nhạn môn quan - nên được tu trúc trường thành rất vững chắc.  Trường thành từ nam đến bắc xây những bảo thành ( phong hỏa đài)  để trông xa tình hình và truyền tin cảnh báo.   Chính sách nhà Thanh là để lung lạc dân thiểu số phương bắc, vì thế, nên tính cách phòng ngự không còn ý nghĩa nữa - cho nên sự tu trúc đại qui mô từ đây cũng bị đình chỉ.

     vài truyền thuyết và thi ca .

   Trong thời  Tần thủy hoàng xây Vạn lý trường thành, trong dân gian lưu truyền một loạt  ca khú`c , nói lên sự bất mãn. Ví dụ:

                                                      Sanh nam thân vật cử 
                                                      Sanh nữ bộ dụng bô
                                                      Bất kiến trường thành hạ
                                                      Thi hài tương chi trụ.

                                                        TẠM DỊCH 

                                                      Con trai nuôi dưỡng  làm chi
                                                      Con gái nuôi dưỡng có khi được nhờ
                                                      Chân  Trường thành đó trơ trơ  
                                                      Thay ai  làm trụ dật dờ hồn oan
                                                            HOÀNG HẠC tạm dịch


  theo truyền thuyết về trường thành :

    Trong Trinh nữ từ / Trương Đống, nàng  Mạnh khương con nhà họ Hứa, người ở Đông quan, Hiệp tây.  Chồng là Phạm kỷ Lương bị Tần thủy Hoàng bắt đi xây  ở vùng Bắc trường thành .  Đến mùa rét, Khương thị dệt áo   lạnh mang đến cho chồng.  Đường xa muộn dặm gian khổ, đến khi tìm được nơi chồng ở, thì chồng đã qua đời, xác vùi chôn trong thành.   Theo thi ca  và truyền thuyết trên , minh chứng lòng căm thù bất mãn của dân chúng lên tột  độ.  Điều này cho thấy, trường thành xây nên, do sức lao động đại đa số dân chúng, thây người được chộn lẫn với đất sét  [ làm thành ] . []

   tác giả :  các hiểu âm
   hoàng hạc phỏng dịch 
      qua bài Trường thành giản sử in trong sách  Trung quốc danh thắng dữ lịch sử  ( tr. 54- 61
         ( Bắc kinh đại học xuất bản xã, 2001
  
 

  ( trích CỤM HOA TÌNH YÊU XIV  do Hội thơ tài tử Việtnam hải ngoại xuất bản , USA 2012 -  
         Hội trưởng  Như Hoa - Lê  quang Sinh  ký  tặng:  "  bản quý tặng Nhà thơ Thế Phong & Phu nhân  "
     -  Garland  / Noel 2012.  ( 469 - 366 - 667  )

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét