những mẫu quặng đọc đường / nguyễn thanh giang
nxb hội nhà văn việtnam, hànội 2013
' thơ định phận cho ta :
phần thưởng của ta ...'
bài viết: thanh thảo
- phạm nhật duật thành danh , đều đã bước ra từ tuyển tập thơ sức mới ...
.
- 3 /4 thơ nguyễn thanh giang là thơ mậu dịch ... thơ của' phở không người lái ...-
theo cách nói xếch mé của
...
-' mừng thấy non sông bặt gió tây'.- gió tây ấy bây giờ là gió ...
- nguyễn thanh giang đã nổi tiếng lắm rồi... công an, an ninh mật theo anh khắp nơi...
anh lên tàu, cũng không thấy ai theo dõi..hay, là có mà tôi không biết .
..
- thơ nguyễn thanh giang là thơ yêu nước, thơ kháng chiến, thơ chống giặc ngoại xâm...
Thơ Nguyễn thanh Giang mộc mạc mà thỏ thẻ với tôi nhiều thú vị. Anh nói đây là tập thơ của cả đời mình. Có lẽ đúng, vì 3/ 4 tập thơ , thì 2 phần đã dính với nghề nghiệp của anh rồi. Nếu 1 phần là những mẫu quặng đời, thì phần 3, là hành trình địa chất.
Anh dành trọn 1 phần 2 cho quê hương đất nước, như mọi người việt là thơ yêu nước...
Nguyễn thanh Giang là một nhà địa-vật-lý. Suốt bao năm trong đời mình, anh đã có những đóng góp đáng kể cho đất nước qua chuyên môn rộng và sâu của mình.
Đó là một người sống chết với từng mẫu quặng, sống chết với nghề : nghề địa chất . Và đã trải đời mình trên cả chiều rộng, chiều sâu của bản đồ Tổ quốc. Nghề và nghiệp đã đưa anh tới với Thơ. Tình yêu đất nước, yêu những người dân bình dị [mà] anh đã gặp và đã thân quen suốt hành trình địa chất đã đưa anh tới với Thơ.
Tôi còn nhớ, khi học ở khoa Văn đại học Tổng hợp, những năm sơ tán ở Đại từ- Thái nguyên, tôi đã đọc được đọc [tuyển] tập thơ Sức mới, với lời giới thiệu của Chế lan Viên . Đó gần như là tập thơ trẻ đầu tiên của miền Bắc. Chúng tôi, hồi đó còn rất trẻ, nên, đã nhìn thơ trẻ, thơ được làm bởi những người trẻ thu hút chúng tôi nhiều nhất.
Tôi nhớ Sức mới ấy có một bài thơ của Nguyễn thanh Giang. Hồi đó, có thơ in trong một tuyển [tập] thơ như vậy là ghê lắm rồi, là bắt đầu nổi tiếng. Chính Phạm tiến Duật , và nhiều nhà thơ trẻ thành danh sau này, đều đã bước ra từ tập thơ Sức mới , in giấy xấu.
Bẵng đi nhiều năm, không thấy Nguyễn thanh Giang công bố thơ nữa, cứ , nghĩ là anh bỏ thơ sang làm chuyện khác rồi. Cho tới một ngày, tình cờ, ở một ga tỉnh lẻ, tôi, lần đầu được gặp Nguyễn thanh Giang, qua giới thiệu của một người bạn đang chờ tàu. Lúc ấy, Nguyễn thanh Giang đã nổi tiếng lắm rồi, nhưng, là ở một khu vực khác. Người ta nói công an, hay, an ninh mật gì đó theo anh khắp nơi Nhưng hôm ở nhà ga tỉnh lẻ, anh đi đâu ghé qua đường, tôi, hình như không thấy có bạn công an nào theo anh. Chỉ có nắng. Và gió. Và dòng người chen chúc nhau ở một nhà ga, khi tàu sắp tới. Khi tôi nhắc về [một] bài thơ ở tập Sức mới, Nguyễn thanh Giang thổ lộ là anh vẫn làm thơ, anh còn yêu thơ lắm .
Rồi tàu đến, chúng tôi chia tay.
Nguyễn thanh Giang lân tàu, cũng không thấy ai theo dõi gì, hay, là có mà tôi không biết.
Tôi vốn thật thà, và, cũng không quá coi trọng ai theo dõi ai .
Phải nói , gần như là 3 /4 [ trong] tập thơ Nguyễn thanh Giang là thơ mậu dịch quốc doanh - theo cách nói xếch mé của một vài nhà [được] gọi là nhà phê bình trên mạng internet bây giờ.
Đó là thơ yêu nước, thơ chống giặc ngoại xâm. Nó song hành với những bát phở không người lái, với từng đề-xi-mét, vải thô được cấp phát, với từng chút mì chính ( bột ngọt) phân phối tới mỗi người lính, mỗi cán bộ, mỗi người dân trong những năm tháng cực kỳ thiếu thốn ở miền bắc Việtnam :
Anh muốn về thăm nơi nặng tình nặng nghĩa
Nơi mẹ già cho bát cháo hành dăm
Nơi các em dựng trường bằng tiền mót khoai xúc tép
Vào lớp ngồi bàn còn bùn đầy chân
NHỚ VỀ XÓM CŨ / thơ NGUYỄN THANH GIANG
Phải chăng nhân dân từ góc nhìn như thế, thì mới có những câu thơ - như nhà điêu khắc tạc vào đá - khi viết về một người đồng hương của mình :
Vẫn thấy ông thồ đá qua những đồi sim
Lầm lũi xám những chiều hoang biền biệt
Kẽo kẹt bên trời dáng ông lẫm liệt
NHỚ HỮU LOAN / thơ NGUYỄN THANH GIANG
Và khi nhớ về một nhà thơ của miền ven biển Quảng ngãi : nơi nước bao vây cách biển nửa ngày sông - Nguyễn thanh Giang vẫn định hướng được tầm vóc của những mảnh hồn làng hôm nay :
Ông có về lại vườn xưa hái quả
Thăm con sông từng tắm mát đời ta
Chú còng gió giương càng chào biển cả
Những mảnh hồn làng phấp phới tận Hoàng Sa
NHỚ TẾ HANH / thơ NGUYỄN THANH GIANG
Và, trong một đêm ngủ ở làng cổ Đường Lâm [Sơn tây], quê Ngô Quyền - Nguyễn thanh Giang vụt nghe và thấy :
Chiều đọc tin ngư phủ mình bị giết
Ước biển Đông vút cọc nhọn Bạch Đằng
Đêm nghe vọng tiếng tù và hối thúc
Thấy Ngô Quyền lẫm liệt vung gươm
ĐÊM NGỦ Ở ĐƯỜNG LÂM / thơ NGUYỄN THANH GIANG
Không thể gọi bằng một tên khác; đó là thơ yêu nước. Người ta cứ tưởng khi đã thanh bình rồi, thì, lòng yêu nước cũng lặn mất tiêu trong thơ. Không phải đâu !
Và đất nước ta bây giờ cũng chưa thật sự thanh bình.
Kẻ thù vẫn ngày đêm rình rập, đe dọa.
Biển Đông cuộn sóng.
Ngư dân ra khơi đánh cá trên những ngư trường truyền thống, như Hoàng Sa, Trường Sa vẫn liên tục bị khủng bố.
Người ta làm thơ yêu nước,
bây giờ vẫn canh cánh trong lòng bao nỗi niềm, như thuở cụ Đồ Chiểu hằng khắc khoải:
Bao giờ trời đất an ngời Mừng thấy non sông bặt gió Tây !
thơ ĐỒ CHIỂU
Gió Tây ấy, bây giờ là gió ( bấc ) Bắc .
Mà gió bấc lả gió bấc, gió nồm là gió nồm, không có kiểu chúng ta cùng gió bấc gió nồm, như ai đã nói !
Đọc thơ Nguyễn thanh Giang,tôi cứ muốn dừng lâu ở những đoạn thơ hồn nhiên thời kháng chiến
của anh :
Bấy lâu măng chấm muối vừng
Bữa nay giềng mẻ thơm lừng suối khe
Đi mười cây số mua bia
Bi-đông mở nút cũng nghe nổ giòn
Chúc nhau chân cứng đá mòn
Tay vừa chụm cốc, cây rừng đã say
TẾT TRONG THUNG LŨNG / thơ NGUYỄN THANH GIANG
Những câu thơ như thế, nó khiến cuộc đời chúng ta vốn nhiều buồn phiền, [tuy vậy, vẫn ] dễ sống hơn. Cũng như bài thơ tặng cháu đích tôn này :
Mơ màng thấy nước biển dâng
Thuyền vào tận ngõ nhưng không còn mình
Tưởng đã qua mấy mươi năm
Tỉnh ra biết cháu đái dầm ướt lưng
thơ NGUYỄN THANH GIANG
rất tự tại !
Tôi biết người vợ tần tảo của Nguyễn thanh Giang , con gái nhà thơ [Vệ quốc quân] Thôi Hữu *, một nhà thơ yêu nước, và bài thơ nổi tiếng Lên Cấm Sơn **, mà từ hồi đi học, chúng tôi từng ngưỡng mộ. Thơ là chuyện của đất nước, của nhân loại, mà, cũng là chuyện của nhà ta, của mỗi gia đình việt. Dù thơ chẳng cho ta danh phận gì, nhưng, thơ định phận cho ta , thơ là phần thưởng của ta - nói như nhà thơ Nga-xô-viết :
Và những huân chương, không cần
Không lăng xăng huênh hoang
Với nhà thơ chúng ta - phần thưởng-
chính là số phận mình
Khi phần thưởng của mình chính là số phận mình, thì, cần phải lắm lời, phải không ạ ?
[]
thanh thảo
QUẢNG NGÃI, QUA TẾT ĐOAN NGỌ, 2013
-----------
* và ** : xem ở phần Phụ lục . ( chú thích : Biên Tập )
< web Đàn chim việt > - 10.37 am 21/11/ 2013 - tựa chính bài: Phần thưởng của thơ Nguyễn thanh Giang>
vài hàng tiểu sử
nguyễn thanh giang
Sinh : 6.7. 1936
nguyên quán Hoằng Đức, Hoằng Hóa, Thanh hóa
Bố : Nguyễn như Bá ( 1913 - )
Mẹ : Ngô thị Nhung
Vợ : Nguyễn thị Tuyết Mai ( 1.1. 1943 - )
Con : Nguyễn giang Vũ ( 1967 - )
Nguyễn thị Mai Thủy ( 1971 - )
Công việc
đã kinh qua : 1953 - 63 : dạy học ở Thanh hóa
: 1955 - 62: học cấp 3 và đại học
Tổng hợp Hànội
: 1962 - 94 công tác tại Tổng cục Địa chất
( bộ Công nghiệp Nặng )
: 1992 - 94 tư vấn Công ty kỹ nghệ tại Rican.
: 1995- 96 chuyên viên kỹ thuật Liên đoàn
Vật lý - Địa chất Máy bay
Hiện nghỉ hưu : Khu nhà tập thể Địa-vật-lý Máy bay
tại Trung văn, Từ Liêm, Hànội.
< theo Google.com .search / hosodanchu.word.press.com >
PHỤ LỤC :
LÊN CẤM SƠN
thơ thôi hữu
Tôi lên vùng Cấm Sơn
Đi tìm thăm bộ đội
Đây bốn bề, núi, núi
Heo hút vắng tăm người
Đèo cao rồi lũng hẹp
Dăm túp lều chơi vơi
Bộ đội đóng ở đó
Cách xa hẳn cuộc đời
Ngày ngày ngóng đợi tin xuôi ngược
Chỉ thấy mây xanh bát ngát trời
Họ đã từng dự trận
Từ Tiên yên, Đầm hà
Về An châu, Biển động
Thấm thoát hai năm qua
Cuộc đời gió bụi pha xương máu
Đói rét bao lần xé thịt da
Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa !
Lòng tôi xao xuyến tình thương xót
Muốn viết bài thơ thấm lệ nhòa
Tặng những anh tôi từng rỏ máu
Đem thân xơ xác giữ sơn hà
Quây quần bên nến tràm
Chúng tôi ngồi hàn huyên
Bao nhiêu giờ vinh nhục
Bao nhiêu phút ưu phiền
Của đời người chiến sĩ
Đem thâu kể triền miên :
' Có khi gạo hết tiền vơi
Ổi xanh hái xuống đành xơi no lòng
Có đêm gió bấc lạnh lùng
Áo quần rách nát lá dùng che thân
Khó khăn đau ốm muôn phần
Lấy đâu đủ thuốc mặc dầu bệnh nguôi
Có phen chạy giặc tơi bời
Rừng sâu đói rét, không người hỏi han '
Đến nay họ về đây
Giữ vững miền núi Cấm
Thổ phỉ quét xong rồi
Đồn Tây xa chục dặm
Khiến thiết lại bản xóm
Bị giặc đốt tan tành
Trên nền tro đen kịt
Vàng hoe màu mái gianh
Họ đi tìm dân chúng
Lẩn trốn trong rừng xanh
Về làm ăn cày cấy
Tiếp tục đời yên lành
Tiếng hát lừng vang trong gió núi
Ngày vang ngân giọng trẻ ê a.
Ở đây bản vắng rưng u tối
Bộ đội mang gieo ánh chói lòa
Ở đây đường ngập bùn phân cũ
Xẻng cuốc khua vang điệu dựng nhà
Ở đây những mặt buồn như đất
Bộ đội cười lên tươi như hoa
Họ vẫn gầy, vẫn ốm
Mắt vẫn lõm, da vàng
Áo chăn chưa đủ ấm
Ăn uống vẫn tồi tàn
Nhưng vẫn vui, vẫn nhộn
Pháo cưới luôn nổ ran
Lòng tôi bừng thức tình trai mạnh
Muốn viết bài thơ nhộn tiếng cười
Tặng những anh tôi trong lửa đạn
Qua nghìn gian khổ vẫn vui tươi
thôi hữu
( trích từ TẬP VĂN CÁCH MẠNG & KHÁNG CHIẾN -
Hội Văn nghệ Việtnam xuất bản năm 1949 )
THÔI HỮU ( 1914- 1950) - Tên khai sinh: Nguyễn đắc Giới. Sinh 1914 tại huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa. Tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, một trong những người xây dựng báo Vệ quốc quân ( tiền thân báo Quân đội nhân dân ).
Hy sinh ngày 16 tháng 2 năm 1959 tại chiến trường Việt bắc.
Tác phẩm: Thơ văn Thôi Hữu ( 1984 ) Nhà văn Việtnam hiện đai - Hànội 1997.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét