báo người việt, westminter-
sunday, Nov, 03. 2013 .
đọc thơ du tử lê:
' trước khi quá muộn '
bài viết : ngọc lan
Westminster (NV)
' viết bài bài nộp cho sếp - để in ra thành báo - để mọi người cùng đọc, cùng nghĩ, chẳng bao giờ dễ cả.'
NGỌC LAN
Cầm Tuyển tập thơ Du Tử Lê 1957- 2013 dày hơn 550 trang trên tay, vừa nghe trinh
trịch những tâm tư, cảm xúc, những buồn vui, hờn dỗi, những ta thán, hạnh phúc, những chiêm nghiệm mở lòng của một người đã có hơn nửa thế kỷ, tên tuổi được khắc dấu Nhà Thơ - vừa nghe - một nỗi ngập ngừng trong tôi. Liệu có hiểu thấu chăng những con chữ được chắt chiu ra từ vạn chữ để làm thành một bài thơ, một tập thơ, một dòng thơ mang tên Du Tử Lê ?.
Thì thôi, cứ cố. hiểu đến đâu, cảm đến đâu, nói đến đó, trong tinh thần của một kẻ hậu bối, chỉ đọc thơ mà chưa từng biết làm thơ.
***
(...)
Tôi lẩm nhẩm những câu :
Khi tôi chết, hãy mang tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một ngôi mồ
Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng chết
Đời lưu vong tận huyệt với linh hồn
mà nghe rợn cả da, đầu óc. Tôi nhủ thầm,
'... ông này làm thơ' khiếp' quá !' Đọc mà cảm giác như thân mình đang trôi bồng bềnh trên biển cả, vừa lạnh cóng với đại dương sóng ngầm, vừa ấm áp trong ý tưởng được quay về với quê hương, lại vừa cô độc, lẻ loi đến vạn lần tê tái ...'.
Rồi từ từ tôi biết, DTL lá tác giả của ' Kiếp sau, xin gửi lại đời cho nhau / Lệ buồn nhớ mi...' mà tôi cũng từng ư ử hát.
[ in ảnh kích cỡ 15x 20 cm) : chân dung nhà thơ Du Tử Lê -
hình chụp / Dân Huỳnh / báo Người Việt ]
[ Thì ] ra , Du Tử Lê là bút hiệu chính thức từ 1957 của chàng trai có tên thật Lê cự Phách, sinh năm 1942, từng là sinh viên đại học Văn khoa Saigon [ chưa tốt nghiệp ] , từng làm việc tại cục Tâm lý chiến dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trong vai trò phóng viên chiến trường, trước khi là thư ký toà soạn Tiền Phong [ dành riêng cho sỉ quan QLVNCH ] . Rồi, tôi chập chững làm quen với những câu nghe là lạ mà nhiều người quanh tôi có thể bật ra ngay trong một ngữ cảnh thích hợp, như :
Đi với về cũng một nghĩa như nhau
Cõi đời đó, có chi đâu.
Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
Chỉ nhớ người thôi cũng hết đời.
Nhân gian nào phải chốn đi về
Cũng đành người đã quên tôi.
Cũng đành người đã ham vui ...
THƠ DU TỬ LÊ
Sau này cũng biết đó là những câu thơ trong các bài thơ của Du Tử Lê . Thơ mà đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày một cách hệ thống, một cách tâm đắc như vậy, hay nhỉ !
Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angelès và New York Times. Thơ DTL có mặt trong sách giáo khoa về văn học Việtnam dùng trong nhiều trường đại học tại Hoa Kỳ và Âu châu.
Du Tử Lê là một trong 6 nhà thơ Việtnam thuộc thế kỷ XX, có thơ được chọn in trong tuyển tập World Poetry - An Anthology of Verse from Anquity to our Time / Thi ca thế giới cổ đại tới hôm nay - do [ nhà xuất bản] Norton New York ấn hành năm 1998.
Và đây là Tuyển tập thơ Du Tử Lê 1957- 2013.
[ in bìa tập thơ TTTDTL 1957- 2013 do nhà xuất bản Người Việt ấn hành, ảnh kích cỡ 13x 20 cm ]
***
Tuyển tập TTTDTL 1957- 2013 với ngót nghét 200 bài thơ, được gạn lọc từ những bài thơ từng xuất hiện từ thời ông vừa bắt đầu làm thơ : năm 1957, đến hiện tại, năm 2013.
Tuyển tập thơ Du Tử Lê bắt đầu Tuyên ngôn của chính nhà thơ và kết thúc bằng hình ảnh
Tôi trôi theo tôi -con-sông' cũng của DTL. Không cần một lời giới thiệu , không cần một nhận định. Chỉ có thơ và thơ Du Tử Lê.
[ ... ]
Tôi thích tình yêu trong thơ DTL. Tình yêu của một thời trai trẻ, của một thời đắm đuối
' khi trông thơ Thụy Châu' :
cũng đành người đã quên tôi
con chim nào cũng có một đời kêu than
cũng đành người đã ham vui
núi non nào cũng một đời cô đơn
để đau, để khổ, để ngồi trông thư ...
THƠ DU TỬ LÊ
đến tình yêu đằm thắm chứa đầy trong đó : cái nghĩa tình bền lâu quan năm tháng của một người đi gần 3/4 cuộc đời, theo nghĩa 100 năm :
cảm ơn em yêu dấu !
những ngày sống bên nhau
em, từ tâm, tội nghiệp !
biển gập ghềnh : vựa sâu
hải đăng: người chói lọi
soi tim tôi mỗi khuya
hôm nay tôi bảo tôi ,
cách gì rồi cũng biết!
hãy cảm ơn cuộc đời
- em và tôi đã một
yêu dấu, ngay phút này,
tôi ngỏ lời ơn em
trước khi thành quá muộn !
THƠ DU TỬ LÊ
Tôi thích thơ ông trong những cảnh ngắt nhịp ở chừng mực nào đó, mà tôi hiểu, như bài thơ
' Trước khi thánh quá muộn' vừa kể trên. Hoặc như , trong bài Cõi tôi :
' cõi tôi, cõi nát, cõi tàn
cõi vui thân thể cỗi, gìa
cõi lang thang mượn mái nhà hư, không
cõi hoang mang, vội
cõi bàng hoàng, qua !
THƠ DU TỬ LÊ
Thơ DTL có một điệu rất khác người khác, ở chỗ ngắt nghỉ, xuống dòng và viết hoa. Nó không còn là sự dìu dặt, êm êm, trôi trôi, có thể đọc lên , để ru ngủ một ái đó, như ru người yêu chẳng hạn. Mà đọc thơ DTL, cứ thử đọc đi , theo lối chấm, phết của ông, thoạt đầu, có thể khiến
[ người đọc] hơi ngạc nhiên, rồi, hơi bực bội, cứ như bị nấc cụt :
ơi, như mắt, xa dần mảnh vải trắng
mỗi linh hồn :
tẩm liệm, một hơi, riêng ...
THƠ DU TỬ LÊ
Người đọc vài lần, vài dạo, lại thấy ngồ ngộ, thấy hay hay, bởi, cảm tưởng như đang toát lên vẻ gì đó rất ngạo nghễ, rất tự tin bên nụ cười hóm hỉnh chứa đựng nhiều tâm trạng :
chúng ta chia ly từ vú mẹ
tập xa nhau thuở chập chững, đi
chúng ta biết thịt, xương này hữu hạn
( và, ) nhà giam nào phải chốn đi về !
THƠ DU TỬ LÊ
[hoặc], trong bài Chẳng lớn lao nào hơn cô đơn !
cảm ơn xa, vắng nuôi em lớn
như là nuôi rừng thuở thiếu mà
cám ơn chăn, gối cho mưa, nắng
quá khứ như người có tuổi, tên
cảm ơn hiện tại, không sau, trước
THƠ DU TỬ LÊ
Tôi thích thơ ông, trong ý nghĩ triết lý mà tôi có thể hiểu :
Ta chẳng hát chung cùng một điệu
dù em đi lá đậu rụng đôi bờ
dù em hiểu cuộc đời không thể khác
đi với về, cùng một nghĩa như nhau
THƠ DU TỬ LÊ
Tuy nhiên, tôi có thể là , kẻ lạc hậu quá nhiều, trước trào lưu bứt phá của thơ ca hiện đại, nên , nhiều bài thơ của tác giả Khúc Thụy Du trong phong cách rất mới, rất lạ , của thế kỷ này, thì, đôi khi, tôi lại lạc lõng đến ngẩn ngơ, xa lạ :
tôi sẽ để rất nhiều khoảng trống
giữa hai gạch chéo / slash
trong một câu thơ thí dụ .../ .../ .../ .../
mời những người đọc tôi
hôm nay, ngày mai tham , dự
bài thơ xuất hiện lần đầu
mượn trái tim anh em, bà con để, thở
(Tình yêu trong ruột và bìa, sách )
THƠ DU TỬ LÊ
hoặc , trong bài Biển, gương, seattle :
nên, con sông không thi hành
cát suy thoái, với ghềnh / thác/ cao
trưa chôn chân : dặm con sào
Bóng toan xuông cấp, thân hồ hởi, can /
nên, chiều lên chia tay chim
vạt cây cấu kết rừng nguyên thủy, vàng /
tôi tê, niềm, xuôi, sâu / hoang /
khuya / mây chủ động quy hàng biển / gương/
THƠ DU TỬ LÊ
Thật là tôi chịu chết !!! Tôi muốn hiểu, như tôi từng xem tranh, họ thể hiện một bức họa, theo cách này, hãy cùng là tác giả, mở ra những tưởng tượng, những bay bổng. Nhưng, quả thực là khó quá !
Những gạch số, những khỏng trống, những chấm - chấm than - chấm hết , Tôi chưa thể cảm được. Hay[ là ], tôi nhìn bức tranh như một - bức tranh bằng con chữ và những ký hiệu. Tạm, thà , cứ đành phải chống nhận mình là kẻ lạc hậu, chưa hiểu thơ trong cách thể hiện mới này. Có lẽ, cần phải có những lớp học, những giờ giảng văn chương, thơ phú - để có thể hiểu rõ rệt hơn những cách ngắt nhịp, những dấu gạch số và những dấu chấm, mang ý nghĩa biểu tượng, hơn là một sự chấm dứt, bởi, [ ấy là , tôi ] không muốn đứt hơi .
***
Gấp lại trang cuối cùng Thơ tuyển tập Du Tử Lê 1957- 2013, tôi có thể thở phào. Bởi lẽ, tôi hiểu vì sao bản mẫu in tuyển tập này vừa gửi về - anh bạn chụp tấm hình bỏ lên Facebook - một người bạn tôi từ quê nhà, nhìn thấy, đã nhắn ngay : Lan ơi ! mình muốn có cuốn này !
Ừm ! trước khi thành quá muộn - tôi cũng lần giở, đọc, những điều chắt chiu nhất của DTL, người được nhà văn Mai Thảo [ 1927- Hoa Kỳ 1998 ] nhận là tiếng thơ vô địch. []
ngọc lan
<ngoclan@nguoi-viet.com >
( báo Người Việt / Westminster / C. A. - Sunday, Nov., 03 . 2013 )
Lời bàn Mao tôn Cương ( giả hiệu) :
' Ừm ' ! cũng bắt chước tay điểm tập thơ Du Tử Táo ( xin lỗi, thập niên 70 , ở Saigon , chàng ta còn có nick Du Tử Táo ) Một bàn tay có 6 ngón, không nhớ trái , phải , hệt Thằng phải gió đề tựa Thơ Du Tử Lê ( 1964), bàn tay phải hắn ta cũng dư ra MỘT NGÓN CÁI .
Bài điểm sách khá công phu, tỉnh táo, tuy rằng , có tí-ti làm PR , rất khéo - bởi ông chủ báo Đỗ quý Toàn, kẻ chăn bầy - ra tiền đô in - sau những cuốn : Huy Đức, Ngô nhân Dụng ...
' Thật là tôi chịu chết ...' ( lời than người điểm sách ) để cảm, hiểu thơ chàng thi sĩ 6 ngón' ! Đúng quá đi chứ ! Biển, gương, seattle chẳng hạn, làm dáng hơn cả người nữ biết cách lên mông, má cho ngon cơm !( kiểu nói người Hànội bây giờ ) - thật, chẳng kém gì, nếu so sánh với thi sĩ hũ nút Nguyễn xuân Sanh , tác giả bài Đường xuân : một câu thơ, một đống lời bình Đinh gia Trinh - anh làm, em bình, tao đọc, ' đếch ai hiểu mô- tê gì ?! '
Chợt nhớ , một anh chồng Mỹ gốc Việt ,tay trái làm thơ , tay phải , có phải tay có 6 ngón - 2 tay bưng phở gà cho khách, đánh đổ - bị vợ, chủ quán cho sơi 1 cái tát nổ con ngươi - lại còn, bắt quỳ trước bao thực khách! Tội nghiệp thân đàn ông ' mỏi gối chồn lại bắt quỳ '!
Đành thôi , thi sĩ đa tình chịu nhục, mai này, thơ mới hay - Hạng Võ từng thất thế ở ngoài chợ, chịu chui qua háng đối thủ nặng ký , thoát tội chết - sau, làm lớn đấy !!!
( biết, nhờ đọc Một truyện dài không có tên (tập 2) / Trần thị Bông Giấy ) .
truy tìm người vợ tát chồng lâm thời , đó là, một ca sĩ tải hoa gốc Dalat , có 1 lần - chàng đại úy Tâm lý chiến, lon lá đề huề , vào một mùa Giáng sinh lên Dalat, chỉ vì , tiếng hát liêu trai, nhừa nhựa ,rất cao sang của Nàng .
( phòng trà kia , còn là nhà nàng, nằm trên đường Võ Tánh, Dalat - từ hồ Dalat , ngược dốc lên , nhà Nàng bên tay phải, dưới hủm ái ân) .
và, thật chẳng dễ gì , được đọc một bài điểm sách tốt như vậy !!!
cảm ơn cô hay chàng Ngọc Lan !
và , và hai tay vỗ vào nhau , cho thật kêu , để tán dương chàng thi sĩ vô địch Du Tử Lê !
( tự Táo !' ).
( vẫn theo Ngọc Lan :
' ... không biết cố văn sĩ Mai Thảo khen qua lời nói hay viết thành chữ, ở đâu, bao giờ ?-không thấy dẫn chứng !!!
cũng rất mong đọc giả đừng gia thêm, sau Táo là Tàu , Tây, Mỹ, New Zealand, Thái, Táo Ta ( mà có kẻ đáng ghét, chỉ rình : nói lái Táo Giai . )
THẰNG PHẢI GIÓ
Saigon 11/ 5 / 2013
Tôi thích bài bình Mao Tôn Cương (giả hiệu) của THẰNG PHẢI GIÓ về Du Tử Lê, mà phải là chính Thằng Phải Gió mới dám bình về thơ Du Tử Lê như thế.
Trả lờiXóaCòn bài của cô Ngọc Lan, chỉ mới cái tựa "Đọc thơ Du Tử Lê trước khi quá muộn" đã đủ cho thấy đây không phải là bài viết "dám khều nhà thơ NHỚN" Du Tử Lê" mà chính là đang "nâng bi nhà thơ BÉ" có cái thân bằng chiếc lá rách mà cái bụng kiêu ngạo to hơn con bò, như thói thường dân văn nghệ Nam Cali vẫn hay làm thế với nhau. Cô Ngọc Lan cũng là người ở Nam Cali, rất thân với báo Người Việt, thần tượng Mai Thảo và Du Tử Lê.v..v...
Đó cũng là "kiểu lancer vừa ăn cướp vừa la làng rất quen thuộc" của anh chàng thùng rỗng kêu to, ai mà chẳng biết. Biết đâu Ngọc Lan lại chẳng chính là kẻ được nhờ đó, vì vậy mà hãy coi chừng bị đòn phản phé cô ơi! Vài năm trước Du Tử Lê đưa tiền cho một người bạn, nhờ đem về XIN NXB Văn Nghệ t/p Hồ Chí Minh in cho một tập thơ. Sách in xong chưa kịp phát hành đã bị chính Du Tử Lê ngồi ở Nam Cali viết bài chửi um lên, rằng thì là sao DÁM in tác phẩm anh ta khi chưa được phép... Rằng thì là... thế này thế nọ, mà tự ém béng đi cái chuyện đã nhờ người đem tiền về cho NXB Văn Nghệ in thơ anh ta. Chuyện tới tai báo Công An Sàigòn. Thế là một bài viết rất ngoạn mục vạch trần con người Du Tử Lê được đăng trên báo Công An của một tác giả nào (tôi không nhớ tên nhưng đọc rất thích thú).
Cô Ngọc Lan ơi, coi chừng có ngày chính chữ nghĩa cô cũng sẽ bị Du Tử Lê tận tình làm thịt, và cô có đã dự trù nhờ vả anh chàng phê bình gia Nguyễn Hưng Quốc (rất thân với cô) chịu đứng ra làm một Lê Lai cứu chúa (như báo Công An Sàigòn đã làm để vạch trần giùm NXB Văn Nghệ cái trò bịp bợm của Du Tử Lê) hay không?