tạp chí ý thức [saigon] số 14 / 1971
chủ nhiệm: nguyễn thị yến
một bài phòng vấn
thế phong ở dalat
trần hữu lục thực hiện
Thế Phong lên Đà lạt tìm tôi vào một buổi tối. Vào lúc bấy giờ, mùa trăng thật đầy, bát ngát và lạnh lẽo. Vào nhà chưa kịp ngồi, là đã rối rít gọi đi uống rượu. Tôi nói khỏi phải đi đâu cả, nhà có sẵn rượu, mình ở lại nói chuyện ấm hơn. Thế Phong cười, nhìn quanh và hồ nghi. Anh thấy cái kệ sách, cái bàn viết, trông ly tách, rồi, nhắc lại ý kiến lúc nãy. Thế Phong vẫn thế, ồn ào, và vui vẻ, mái tóc ngắn khỏe mạnh, nét mặt đãng tử và nụ cười ngoan đồng, làm cho anh có cái nét nghệ sĩ thật lạ ! Con người nhà văn của anh, tôi vẫn thường thân mật đùa là một lão ngoan đồng Châu bá Thông trong văn nghệ. Nhận xét này đối với tôi, sau, khi đọc anh khá nhiều, nhất là, trong các cuốn tự sự Nửa đường đi xuống, Nhà văn tác phẩm cuộc đời ...
Thế Phong là một nghệ sĩ thành thật với mình và với đời :
'... Mười năm rồi và chỉ cần đối bóng với chính tôi thôi, tôi là một kẻ dám làm . Nếu tôi không là Thế Phong, tôi cũng hết chịu nổi tôi nữa ..'.
MƯỚI NĂM VĂN NGHỆ/ THẾ PHONG - ĐẠI NĂM VĂN HIẾN xuất bản, Saigon 1963 .
Chính vì cái type nghệ sĩ thành thực đó, Thế Phong đã đến với tôi hết sức cởi mở, thân tình của một người bạn văn và của một người có đời sống phù trầm trong tính cảnh cực đoan này. Tôi hỏi anh là có ý kiến chi về cái thư của tôi, khi, ngỏ ý muốn được gặp anh , để, thực hiện một cuộc phỏng vấn. Anh cười :
' Cách đây 2 hôm, có gặp L.m Nguyễn ngọc Lan ở Nxb Trình bày, tôi có nói với anh ấy, là, Lục định thực hiện cuộc phỏng vấn [một số] nhà văn, thơ về một số đề tài. [Trần hữu] Lục, nó nói đúng, là để cho tôi vuột khỏi tầm tay ở Đà lạt, thì, khó thực hiện cuộc phỏng vấn lắm '.
Nghe anh nói, quả thực tôi thiếu tế nhị. Tôi thấy hơi ngượng, lật đật đi pha cà-phê. Lúc tôi mang tách cà-phê bốc đặt lên bàn, anh đang đứng nhìn trăng ngoài cửa kính. Tôi nhắc lại cảm giác khó quên, khi đọc bài thơ Nhật ký chết trận của anh đăng trên Đất nước số 7, cùng một vài kỷ niệm hồi còn viết chung ở tạp chí Đất nước . Tôi cũng rào đón trước , rằng :
'... viết về Thế Phong cũng có một vài tác giả viết rồi, chẳng hạn, Cao thế Dung trong Thi nhân VN hậu chiến, Du tử Lê trong Năm sắc diên năm định mệnh , Nguyễn đình Tuyến trong Nhà thơ hôm nay, hoặc, trong Introduction à la littérature vietnamienne của Maurice M. Durand và Nguyên-tran Huân.. Tôi không viết về anh trong chiều hướng đó, tôi chỉ xin hỏi anh vài điều liên quan đến hoàn cảnh cùng vi trò của người cầm bút . Đồng ý ? Và đây là một số câu hỏi tiêu biểu :
HỎI : - Anh cho biết khởi sự viết văn từ năm nào ?
ĐÁP - Khởi sự viết từ tháng 11 năm 1952 ở Hànội, lúc đó còn đi học và cũng là tháng [mà] CS chiếm Nghĩa lộ [huyện Văn chấn, tỉnh Yên bái], quê hương của tôi , từ đó, mất cả bà mẹ già yêu quí. Tôi viết bài đầu tiên, ký tên TƯƠNG HUYỀN , nhan đề Đời học sinh , đăng trên báo
' Tia sáng' ở Hànội vào cuối 1952.'
H: - Cho biết chiều hướng sáng tác của anh ?
Đ : - Văn chương, thi ca của tôi là lịch sử sự sống một thời của tôi, cộng thêm hoàn cảnh xã hội mà tôi sống trong đó . Bao giờ tôi cũng đứng về phía bị áp bức, bị bóc lột, bị trà đạp; để, từ đó nói lên điều không may mắn trong' cái đời gọi là làm người của nhược tiểu dân tộc .'
H: - Anh thường gặp khó khăn nào trong lúc cầm bút ?
Đ: - Có 2 con đường để đi, bất cứ với ai vào nghề cầm bút. Thứ nhất, nếu cá nhân không đủ
' cran' để đi vào con đường gồ ghề chưa một ai khai phá ; thì, nên đi vào con đường đã vạch sẵn, dễ đi hơn. Thứ hai, con đường chính mình là kẻ dẫn đạo để đi, thì, tất nhiên gai góc, mệt nhọc, vất vả. Tôi đồng ý với Thomas Mann về điều này, được viết trong' Ngọn núi bí ẩn' [Le Montagne Magique]. Và, bạn cũng đã thấy quá nhiều minh chứng trong lịch sử cuộc đời va sự nghiệp của người cầm bút trong nước cũng như ngoại quốc.
H: - Hoàn cảnh của người cầm bút hôm nay có khó khăn hơn những người cầm bút sau năm 1945 ? và cho biết thêm ý kiến về những người cầm bút trong hoàn cảnh cực đoan này.
Đ:- Tôi rất thích thơ Luân Hoán, những bài nói về hoàn cảnh xót xa của đất nước, trong , hòa bình và đời sống dân nhược tiểu. Trong đó, đề cập chiến tranh, hòa bình và đời sống của dân nhược tiểu. Về văn, tôi rất thích những bút ký chiến tranh của Phan nhật Nam, như, trong Dấu binh lửa, Dọc đường số 1 ..., nói về đời sống chiến sĩ, dân chúng trong những ngày khói lửa; đọc lên thấy xót xa , chua chát tận cùng ! Những bài thơ Luân Hoán, văn Phan nhật Nam nên dịch sang anh ngữ, cho thế giới đọc, để, họ hiểu chiều hướng và cuộc sống người dân miền Nam, trong hoàn cảnh sống, tranh đấu thực như thế nào ? Và ít ra, thì, người ngoại quốc hiểu rõ được hơn.
H: - Anh cho biết qua tình trạng xuất bản , cùng những khó khăn mà anh gặp phải ?
Đ : - Từ 1959 đến 1964 xuất bản bằng cách in rô-nê-ô những tác phẩm của tôi hay anh chị em từng quây quần trong Nxb Đại Nam văn hiến. Vì giai đoạn ấy, chúng tôi không chấp nhận loại tác phẩm được gọi là chống Cộng, tố Cộng, theo kiểu đặt hàng. Như Mai Thảo với cái được gọi là tác phẩm, cuốn ' Ánh sáng miền Nam' , hoặc tạp chí Sáng tạo v.v... Nhưng không phải vậy mà chúng ta không cần đến ' loại tác phẩm',cũng đành phải gọi là tác phẩm , [ về phương diện ' văn dĩ tải đạo] phục vụ cho một giai đoạn chính trị]. Có điều tôi muốn nói là, đùng bắt tất cả ai cũng phải viết theo lối đặt hàng trên, và, những ai đã ' ở trong công tác làm văn công kiểu Mai Thảo, thì hãy nên gục đầu xuống khi gặp bạn bè. Chứ đừng ' bán trôn nuôi miệng', lại mồm loa mép dải rằng mình đích thực là con nhà lành.' * Anh [Trần hữu] Lục và bạn đọc có đồng ý như thế
không ? Càng hơn nữa , đừng có ý hướng hãm hại những ai chưa bị đồng tiền lung lạc.
-----
* USIS tung tiền , hợp đồng với Mai Thảo để phóng tác cuốn truyện Ánh sáng miền Nam [ từ một cuốn phim tuyên truyền của Hoa Kỳ] hoặc, William Tucker cấp tiền làm báo, giao cho một người Việt, tên Nguyễn đăng Quý] làm chủ nhiệm tờ báo Sáng tạo, đồng thời gài người làm quản lý[ Đặng lê Kim[ để kiểm soát vấn đề tài chính . [ Chú thích sau - TP]
Từ 1964, tôi cho in những tác phẩm mà trước kia [ thời đệ I Công hòa / Ngô đình Diệm] cấm , như ' Nửa đường đi xuống' ,' Việtnam bi thảm Đông dương ' [dịch] ,' Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh', ' Friedrich Nietzsche và Chủ nghĩa đi lên con người', 'Thủy và T6', ' Chiếc roi ngựa' ...
Một truyện ngắn Khu rác ngoại thành còn được chuyển dịch pháp ngữ, in trong tuyển tập thơ, truyện Le Crépuscule de la violence [Nxb Trính bày], ts Lê văn Hào [Lê Hào]. Và cũng truyện ngắn này, trước đó, Cao Giao [Huỳnh văn Phẩm] chuyển dịch pháp văn, phóng viên Jean-Claude Pomonti báo Le Monde cho đăng trên Le Monde Diplomatique vào tháng 12 năm 1970.
và tạp chí TENGGARA ( Đại học Malaya / Kuala Lumpur ) đã trích đăng lại một số bài thơ + văn của tôi trong các thi phẩm Vietnam under fire & flames * - 'South Vietnam, the Baby in the arms of the American nurse ', liên tiếp từ 1968 tới 1973.
----
* ... In looking for the best work by Southeast Asian writers, TENGGARA plays its quite literally by ar. The 1967 number was much enhanced by, among much other excellent work, the tragic simplicity of Taufiq Ismail's poems. Readers of that issue will know how Taufiq's poems were obtained . For the present issue we were fortunate again in discovering the English translation of a book of poems by the Vietnmese poet, Thêphong. The selection we publish here is a moving reminder of the spiritual devastation and waste his country has undergone for twenty years without respite. We hope to publish more of Thêphong's work in the near future ...'
TENGGARA DIARY 2 / 1968.
[CHÚ THÍCH SAU- TP]
còn bộ sách phê bình văn học Lược sử văn nghệ Việtnam 1900- 1956, gồm 4 tập - 1) Nhà văn tiền chiến 1930- 1945 - 2) Nhà văn kháng chiến chủ lực 1945- 1950 + Nhà văn miền Nam 1945- 1950 - 3) Nhà văn hậu chiến 1950 - 4) Tổng luận 60 năm văn nghệ Việtnam 1900 - 1956 ., bị kiểm duyệt, cắt xén, không cấp phép xuất bản. Thế rồi ,
... năm 1959, tôi được mời vào dinh Độc lâp , nhân dịp tổng thống Thiệu mời các văn nghệ sĩ tham dự lễ phát thưởng giải văn chương toàn quốc- ông hỏi tôi có ý kiến gì không, tiện dịp, tôi nói với ông về bộ sách này bị kiểm duyệt làm khó dễ, cắt xén vô tội vạ, cấp giấy phép 1 , 2 tập trong bô. Ông cho biết ' .. anh cứ đưa cho tôi đọc ..'
tưởng là thật, tôi đưa bộ bản thảo đính kèm lá thư gửi tổng thống Thiệu, chuyển qua trung tá Trần văn Lâm ( hồi đó là giám đốc nha Báo chí Tổng thống phủ ) - thì, ông bạn này cho biết, không nên làm phiền tổng thống và trả lại bộ bản thảo. Thế là tôi thôi luôn.
H: - Để vượt khỏi tình trạng khó khăn trên, anh có dự định gì không ?
Đ :- Tình cảnh của nhà văn thơ Việtnam bi đát lắm ! Đừng nhìn vào những giải thưởng chói lòa đồng tiền vào dịp cuối năm mà cho rằng tất cả là ánh sáng chan hòa. Tôi nghĩ đến, có một ngày nào đó, nước ta sẽ có hội Bảo trợ Nhà văn, thơ - như bên Anh quốc, Hoa Kỳ có hội Bảo trợ Súc vật vậy. Con chó một khi bị đánh, bị giết, nếu có người tố cáo là bạn phải ra tòa, phải phạt vạ, có khi phải đi tù là đằng khác.
Nhưng anh cứ yên tâm đi, một mai, nước ta có hòa bình thật sự - tôi chắc đời sống dân Việt miền Nam sẽ được cải tiến rất nhiều. và khi ấy, đời sống người dân cao hơn, có tiền dư dả; từ đó, văn nghệ mới có đà tiến theo. Anh có nhớ xưa kia, có người treo giải thưởng một bộ xương ngựa quí đáng giá hàng ngàn đồng tiền vàng, là, để khích lệ người mạo hiểm đi tìm giống ngựa quí hiếm. Nhưng ban tuyển chọn ngựa quí hiếm kia cũng phải là người có lương tâm, có khả năng; chứ mà một bọn bè phái, tài năng ít hơn kẻ dự giải, thì làm sao mà hy vọng chúng ta có những tác phẩm hay thật sự, cũng như có giống ngựa quí hiếm thật sự !
H:- Nghe anh sắp xuất ngoại, anh có thể cho biết rõ về trường hợp này ?
Đ: - Chuyến xuất ngoại của tôi dự trù vào tháng 9 năm 1971 đến tháng 5 / 1972. Giáo sư kiêm thi sĩ Paul Engle đề nghị bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ( qua tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn / trung tâm Văn hóa Mỹ ) cấp học bổng cho tôi sang hội thảo bên ấy . Và, Dr Paul Engle , giám đốc chương trình International Writing Program ở Iowa. *
-----
* mời ba bốn lần, lần cuối tôi được mời tớp gặp cố văn văn hóa Lincoln , ông ta đưa tuyển tập thơ We promise one another do Don Luce +... sưu soạn, dịch thuật , phát hành tại Washington D.C năm 1971 - trong đó có bài thơ What a Sight 550, 000 Gi's in Vietnam ! / , mà Don Luce trích từ tập thơ của tôi in ở Saigon [không xin phép, tự ý cắt bớt, không đề tên dịch giả Đàm xuân Cận] , và ông Lincoln trả lời thẳng thắn, ' ông là thi sĩ phản chiến, chúng tôi không thể cấp visa, dầu ở Iowa đài thọ ăn, ở, tiền tàu xe v.v...'.
khi ấy, tư lệnh Không quân, tướng Trần văn Minh [còn là văn sĩ] gợi ý, ông có thể cho tôi đi làm hạ sĩ quan liên lạc KQ ở Mỹ, đến đó, tôi có thể đi họp ,không cần phải xin phép bất cứ ai
[ tướng Minh biết đại sứ Hoa kỳ tại VN, ngài E. Bunker từ chối cấp visa ]. Tôi cảm ơn thịnh tình tư lệnh K LVNCH, bởi , ở trại gia bình Phi Long, tôi + vợ + 5 con, đứa nhỏ nhất mới sanh - không có người làm, gia đình bên vợ ở Dalat , vợ tôi 1 mình trông con, giặt giũ, bếp nước. Thôi thì, đành lắc đầu có ý định đi Hoa Kỳ !!!
[ CHÚ THÍCH SAU - TP]
Đến , anh nói làm chi cũng phải đii uống rượu. Anh đứng lên có ý chờ .
Tôi cũng khoác chiếc áo ấm, rồi , cùng Thế Phong ra khỏi nhà. Đàlạt như một cánh cửa lơn mở vào những con đường dốc thênh thang vắng lặng. Tôi nghĩ đần một thứ chất ngất nồng ấm tình bằng hữu ở một quán rượu nào đó.
< hhtp://newvietart.com/index86.html>
trần hữu lục
thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét