nhớ nơi kỳ ngộ - lãng nhân
ziên hồng [zieleks], usa, 1997
đoàn thêm
bài viết : lãng nhân
Ngày 26 tháng 4 năm 1975 , một người bạn , em họ nhà tôi làm sở Mỹ, có nhã ý ghi tên, dành chỗ máy bay cho gia đình tôi 5 người đi Mỹ. Tôi không đành nhận, vì, thấy ờ Phnom Penh , họ cắp cờ vào nách mà chạy, thì rồi đây ở Saigon, cử chỉ hèn hạ và phản bội sẽ lập lại không hơn. Vây còn đem thân sang nước [Mỹ] làm gì ! Và, mình không dính vào chính trị, ở lại cũng chẳng sao Huống[ hồ], nhà tôi đang mệt mỏi, vì có mang, và các con lớn của tôi ở Pháp sẽ bảo lãnh, thi sang đấy ổn hơn . Nào ngờ, lúc đến Lãnh sự Pháp, thì ở đây, 5 đã thành 6 người, cháu út ra đời vào tháng 9, 1975. Chúng tôi đến Luân đôn vừa được chỉ thị ' có xuất cảnh mới cho nhập cảnh Pháp'- mà sang ' phòng nước ngoài', thì, có nhập cảnh Pháp mới cho xuất cảnh.
Hai năm sau, con thứ 2 của tôi lấy được giấy nhập cảnh vào Anh quốc, thì lại phải chờ [ thêm] 2 năm nữa mới được đáp máy bay đi Luân đôn.
Bấy giờ, gia đình 5 người đã thành 6 ; cháu út ra đời vào tháng 9- 1975. Chúng tôi tới Luân đôn vào ngày 22- 12- 1979, thì cháu Đằng đi làm bên Ả rập từ 2 năm trước rồi, thành ra phải vào trại tị nạn High Beech, do hội 'Save The Children ' đảm trách.
Ở đấy vài tháng, đến tháng 9-1980 tới Chevington, vì, xa thành phố, không tiện việc học hành cho các cháu- nên hội lại lo cho chuyển tới Huntingdon vào tháng 8-1980- nới tôi lưu cứ cho tới giờ. *
LÃNG NHÂN
----
* tạm lược: An Như Ý, Lê tài Trường, Lương danh Môn, Lê xuân Giáo, Bằng Vân [Trần văn Bảng] .
[Chú thích : BT]
ĐOÀN THÊM
Gặp nhau từ khi anh mới tản cư về Hà nội, tòng sự ở văn phòng thủ hiến, và, sau vào Nam;' khi anh làm phụ tá cho Ngô[ đình Diệm] - tôi vẫn phục tài học uyên bác và trí nhớ hơn đời, phụng sự cho sự phân tích thời cục và cân nhắc nhân phẩm. Nhưng, trước sau chỉ là một chứng nhân, tuy ở trong chính quyền mà vẫn giữ thế bàng quan với nụ cười hóm hỉnh.
Tâm sự gửi vào những lời thơ bóng bẩy xa xôi, thỉnh thoảng gửi cho tôi. Mấy năm gần cuối ở Sài gòn, một hôm, tôi nhận được 2 bài :
I
Những ngày mây vẫn lắng phương xa
Chưa thấy chân trời mở lối ra
Cúc nở cho quên nhiều chuyện mới
Xuân về để nhớ một năm qua
Bóng cây giãi nắng chờ con gió
Ngọn bút theo dòng đuổi tiếng ca
Chẳng biết đi đâu tìm chút mỏi
Chợ chiều, ai rủ khách xem hoa...
II
Vẫn thế, chen chân mấy ngả đường
Hội xuân phơi nắng giữa mùa sương
Hoa quên năm tháng, cành khô nhựa
Người trải sông hồ, mắt cạn thương
Tươi héo mang về dăm bảy đóa
Buồn vui đem gửi một hai chương
Gặp nhau bỗng nhớ trời mưa bụi
Chẳng nói, nhìn mây tỏa bốn phương .
tôi nối theo tâm trạng riêng :
I
Mỗi xuân, kỳ ngộ nhớ nơi xa
Mười mấy xuân rồi lúc bước ra
Lan cúc còn đậu hương buổi ấy
Gió sương vẫn tiếc một ngày qua
Đầy sân bao kẻ đương say múa
Lỗi nhịp hay mình hãy nghỉ ca
Xuân đến xuân đi cằn mái tóc
Ánh đèn, giá sách, mắt thêm hoa ...
II
Xế chiều còn đứng ngã ba đường
Xuân tới rồi ư ? Đâu gió sương?
Dưa đỏ, màu khoe như đã hạ
Mai vàng, hương vắng luống thêm hương
Tuổi cao vẫn dại, tằm đôi đoạn
Đời nhộn, thà vui sách mấy chương
Ngoài mái, xuân đi xuân lại
Giờ này hoa chắc nở ngàn phương !
Năm 1983, khi qua Canada, anh thường [làm] thơ [gửi] tôi :
I
Tưởng hết bay rồi, lại thấy bay
Bởi từ kiếp trước hẹn ngày nay
Đêm trắng vẫn ngán tuôn mưa gió
Măng nõn trót quen trồng đất khách
Tre ngà phải tạm mọc phương Tây
Một duyên, hai nợ, ba nhờ phước
Muôn thủa buồn vui một hội này
họa :
Tưởng thoát Năm tư nương cánh bay
Tám tư, hải ngoại có hôm nay
Trước ngăn ranh giới, còn sông núi
Giờ cả dư đồ cũng khói mây
Hèn đớn trách chi anh cọp giấy
Ngại ngùng lụy đến chị sư Tây
Xương tàn một nắm về đâu nhỉ ?
Gửi được quê xưa, hay... chốn này ?
II
Xuân đã qua rồi, tuyết vẫn rơi
Cây chờ ra nụ, cỏ chờ tươi
Ngắn dài, mượn giấc quên ngày tháng
Mưa nắng, cài then mặc đất trời
Mây nước thiên thai dù đậm nhạt
Nỗi niềm tục tử cứ đầy vơi
Ai khuân cảnh mới về nơi cũ
Cho núi sông kia hợp với người ...
hoa :
Xuân lạc, rồi hè bị bỏ rơi
Cỏ hoa ôm hận chẳng buồn tươi
Phải chăng ngang ngửa trò quay đất
Có lẽ đần ngu chuyện vá trời
Lúc bĩ trà thù cho lúc thái
Khi đầy còn ngán, nữa khi vơi
Muốn quên những buổi chưa quên ấy
Nghĩ lại : trăm năm cái cõi người ...
5/1984
III
Mặt trời nghiêng bóng, chẳng rời ngôi
Cỏ úa mong mưa, cúc héo rồi
Cõi mộng còn qua bao thủa nữa
Mùa hoa sao nở bấy nhiêu thôi
Buồn vui gửi gió gần xa chuyển
Năm tháng buông dòng lặng lẽ trôi
Cảnh thiếu non sông, người thiếu bạn
Chân mây chờ cảnh nhạn đưa thoi ..
WILLOWALE 31-8- 1984.
họa:
Biết ai mách bảo lối gần xa
Mỗi bước đi quanh chẳng tới nhà
Gió lộng chi rung sấu bóng ngả
Mây bay như cuốn mộng ngàu qua
Lầm đường mấy thủa đầu mau bạc
Thấy bến không xe, nắng đã tà
Gặp kẻ lang thang ... cùng ấp úng
Cũng dò, cũng hỏi, cũng chưa ra ...
WILLOWDALE, 1-10-1984
họa :
Lánh gần, những nghĩ vọt tìm xa
Khéo bảo nhau rằng : đâu cũng nhà !
Lạ lẫm, tiếng tăm nghe chưa thủng
Lạnh lùng, mền đụp ủ cho qua
Tại chàm, tại nghệ : tà tà chính
Nên tớ, nên ngươi : chính, chính tà !
Đành phải chép ghi, hòng lớp trẻ
Thấy lằn xe đổ, bước xê ra ...
HUNTINGDON , 10-10-1984
sau khi anh vào y viện mổ để chữa chứng ' catarcte', anh cảm khái :
Từ thủa sơ sinh tưởng sáng ngời
Sách đèn khuya sớm vẩn con ngươi
Bởi quen mơ mộng qua hồn bướm
Lại thấy lầm than giữa bụi đời,
Mắt cận biết sao nhìn sự thật
Lòng trần vẫn mải ngắm hoa tươi
Chân mây chợt mở màn sương khói
Lộng lẫy gần xa ánh mặt trời
họa :
Cuối tư năm ấy lóe ngời ngời
Mắt mở trừng trừng luống hổ ngươi
Một sớm cối râu, sao lợm thế
Ngàn năm phóng thói bỗng đi đời
Ruột gan đâu nữa mà lo héo
Quen lạ phen này cùng lứa nhỉ
Ai sui lận đận bốn phương trời ...
1-1- 1985
VI
Ngày tháng âm thầm bong tịch dương
Cùng nhau chắp cánh lảng quê hương
Bay qua đất khác chờ xum họp
Chỉ thấy đàn chim tản bốn phương
Hai ngả Đông Tây chẳng rõ đường
Chân mây khi tỏ, lúc mờ sương
Đoái trông hướng cũ chìm đêm lặng
Ngưng chuyện hưng vong, khỏi đoạn trường
Dòng sử trôi theo mộng quật cường
Vòng quanh để tới quãng vô phương
Núi sông dẫu đậm màu cây cỏ
Người đã quên người, ai mến thương
Tiếc tình, tiếc nghĩa, tiếc văn chương
Tiếc mấy ngàn năm uổng mối rường
Rụng tóc, soi gương, buồn ánh bạc
Chải đầu mong gỡ sợi tơ vương ...
VÔ ĐỀ 6- 1986
họa :
Vội vàng nương cánh vượt trùng dương
Tưởng thoát cho rồi ngục cố hương
Lơ láo Tây phương thân lữ thứ
Bồi hồi những tiếc cảnh Đông phương
Tiếc những cây me lá ngập đường
Tiếc cảnh liễu rũ sáng mờ sương
Tiếc hương trà ngát vui thân hữu
Tiếc buổi ngồi xem cuộc hí trường
Hí trường khéo biến nhược ra cương
Nhốn nháo bầy đoàn chạy khắp phương
Nào biết ai chân, mình hóa ngụy
Mình làm nên tội, kêu ai thương !
Sách cũ canh tà ôn mấy chương
Những là năm mối lại ba rường
Trăm năm trong cõi đâu là biển
Chưa tỉnh ru mà ? Còn vấn vương !
tôi thích thú đọc lại bài sau đây của anh :
THẮC MẮC
Nghĩ mãi chưa ra lời nhật tụng
để cầu yên lặng trở về đây
cùng làn hương thoảng xa mùi tục
hay vớt vầng trăng rụng bóng mây
Nỗi niềm vẫn chuyển theo ngày tháng
buồn giấc mơ tan, bực lỗi thời
gióng trúc dù cao hơn ngọn gió
gốc già phải lụy khóm măng tươi
Muôn ngả bâng khuâng sầu đại cuộc
quanh mình chẳng ngớt tiếng vo ve
ngại đàn muỗi quấy, nằm nghe dế
ớn lạnh chiều đông, nhớ tiết hè
Cỏ cây chia xẻ nhiều u uất
mấy bận cùng sông núi đảo điên
nay lạc cả hồn non nước cũ
mất còn, đã hiểu mệnh Hoàng Thiên
Dặm dai mỏi bước ... Mới lùi chân
trận bão phương xa đã tới gần
mộng đẹp gây hoa đành tỉnh vậy
một đời bỏ lỡ mấy mùa xuân
Ý mờ theo cảnh mắt theo sương
tuổi trắng giờ khuya, tuyết trắng đường
bấm đốt trăm năm còn mấy chục
mong chi hạt móc thấm cành dương ...
Bốn trượng tùng thông thuận ý trời
giá băng chẳng ngán phẫn chơi vơi
nhựa lành bao thủa nuôi dòng sống
đừng uổng thanh tao, dẫu đổi đời ...
Đã ngẩng đầu lên nguyện chín tầng
chẳng còn xin dạy bảo nên chăng
thăng trầm hai mức không nhìn nữa
chỉ muốn ban ơn một chữ Bằng ...
vè rằng
Thiếu vui chỉ tại mong nhiều
Được đâu hay đó là điều chớ quên
Cây nào ngại mọc đất đen
Bùn nào chẳng ngại cho sen trắng ngần
Cao vời cách trở mến thân
Ngọn tùng phải cúi cho gần cỏ non
Quẩn quanh một chuyện sống còn
Tiếc chi mất mát cho hồn ngẩn ngơ
Còn đây là sự chẳng ngờ
Một hai cũng kể là nhờ duyên may
Trót vơi, chẳng bực chưa đầy
Đã qua đêm tối, thì ngày rạng đông
Thoát thân vì lượng Hóa công
Khỏi lo số phận chim lồng như ai
Đường xa, một quãng nối dài
Đường xa, một quãng nối dài
Hôm nay biết thế, ngày mai sẽ tùy
Thản nhiên tìm lẽ hưng suy
Ngắm mây, lại thấy huyền vi mịt mùng..
.[]
( kỳ sau : Tuần Lý, Tế Nhị )
lãng nhân
( Sđd : tr. 161 - 167)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét