Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

chuyện tình - love story - erich segal / bản việt văn : phan lệ thanh - 21

chuyện tình - 21 - love story-  
ngày ngày mới, saigon 1973

                                   chuyện tình- love story- erich segal
                                                  bản  việt văn : phan lệ thanh

                                                                      13

                                                Ông bà Olivier Barrett III
                                               trân trọng kính mời ông bà
     đến dự bữa cơm thân mật, nhân ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 60 của ông Barrett; thứ  bảy 
     6 tháng 3, hồi  19 giờ tại biệt thự Dover, Ipswich, Masachusetts. R.S.V.P *
     ----
     * chữ viết tăt :  Réponse s' il vous plai^t 
                            ( xin trả lời ) BT. 

    Jennifer hỏi :
    ' Anh nghĩ sao ?'
   Tôi đang chăm chú tóm tắt cuốn Percival & Chính quyền - một tiền đề quan trọng trong hình-luật-học.  Jenny múa  chiếc thiệp mời trước mặt tôi, như để trêu  tức:
   ' Đã đến lúc rồi, Olivier ạ '
   ' Đến lúc làm gì ? '
   'Anh biết thừa làm gì. Chẳng lẽ ông ấy phải bò gối đến làm lành với anh sao ? '
   Tôi tiếp tục đọc sách, trong khi nàng tìm cách thuyết phục tôi . '
   ' Ollie, ông ấy đã ngỏ lời trước rồi đấy '
   ' Khỉ gió, Jenny !  Chữ mẹ anh viết phong bì đấy chứ ?'
   Nàng reo, gần như hét lên :
   ' Thế mà em tưởng anh không thèm ngó tới '
    Ừ đúng, tôi có liếc mắt đọc thiệp thật. Cò lẽ, vì vô tình thôi.  Tôi đang bận tóm tắt cuốn Percival & Chính quyền mà lị, và thi đến nơi rồi.  Có điều, nàng không nên mè-nheo tôi như thế này, mới phải ' .
  ' Ollie nghĩ lại đi '
   Giọng nàng chuyển sang năn nỉ :
   ' Sáu mươi tuổi, già cha nó rồi còn gì.  Khi nào anh bằng lòng làm lành, chắc gì ông ấy còn sống trên cõi đời này nữa '.
   Tôi dùng lời lẽ hết sức giản dị tuyên bố cho Jenny biết rằng : sẽ không bao giờ có chuyện làm lành cả và nàng làm ơn để yên cho tôi học thi.  Nàng yên lặng ngồi xuống mép chiếc nệm gối mà tôi đang gác  chân.  mặc dù nàng không hé răng, nhưng, tôi có cảm tưởng nàng đang nhìn tôi chăm chăm.  Tôi ngửng đầu lên .
   ' Một ngày kia, nếu anh bị Olivier V...? '
  Tôi chặn ngang :
   ' Tên  con sẽ không đặt tên  là Olivier nữa, nhớ kỹ như thế '.
  Thường thường mỗi khi tôi to tiếng là nàng cũng to riếng;  nhưng, lần này nàng lại mềm dẻo:
   ' Anh Ol, dù chúng mình có đặt tên con là Hề Bozo đi nữa, nó sẽ ganh ghét anh, chỉ vì anh là thể tháo gia nổi tiếng ở Harvard.  Và khi nó đến tuổi vào đại học, có lẽ, anh đang ngồi ở Tối cao Pháp viện rồi ! '
   Tôi trả lời, nhất định con trai tôi sẽ không ganh ghét tôi.  Nàng bèn hỏi, tại sao tôi biết rõ thế.  Tôi không biết chứng tỏ làm sao.  Nghĩa là, tôi chỉ biết chắc chắn là con tôi không ganh ghét tôi và tôi không thể cắt nghĩa rõ ràng là tại sao, thì, Jenny bỗng lên giọng nói, chẳng đâu vào đâu :
   ' Ba anh thương anh , Olivier ạ. Ông thương anh cũng như anh sẽ thương Hề Bozo của chúng ta vậy.  Nhưng cái họ Barrett nhà anh, ai cũng  kiêu căng, hiếu thắng, vì đã từng bỏ xứ mà đi - và vì thế - tất cả đàn ông mang tên Barrett sẽ mãi mãi tưởng là họ thù ghét nhau '.
   Tôi khôi hài :
   ' Nếu không nhờ em làm họ sáng mắt ? '
   ' Chính thế ! '
   ' Thôi, không nói nữa '.
   Tôi tuyên bố :  dù sao tôi cũng là chồng và làm chủ gia đình này.  Tôi lại trở lại với Percival & chính quyền.  Jenny đứng dậy.  Nhưng nàng bỗng nhớ ra :
   '  Nhưng còn vấn đề RSVP thì sao ? '
   Tôi trả lời, chẳng lẽ một sinh viên tốt nghiệp đại học Radcliffe, chuyên về âm nhạc, lại không viết nổi một câu từ chới khéo léo hay sao ?.
   ' Olivier này, có thể trong đời em, em đã từng nói dối hay lừa bịp.  Nhưng chưa bao giờ em có ý  định tâm làm khổ ai. Chắc là em không viết được rồi . '
    Chính ra, người đang bị nàng làm khổ là tôi ;  tôi lịch sự xin nàng RSVP bằng cách nào cũng được, miễn câu trả lời là chúng tôi không đến được, trừ khi bầu trời sụp.  Một lần nữa, tôi lại quay về đọc Percival & chính quyền.
   ' Số điện thoại nhà anh  là số mấy nhỉ ? '
   ' Em viết mấy chữ không được sao ?'
   ' Em sắp  nổi quạu bấy giờ đây, nói đi, số điện thoại  nhà anh.'
   Tôi cho nàng số, rồi, lập tức vùi đầu vào bài biện luận củ Percival trước Tối cao Pháp viện.  Tôi không nghe thấy Jenny nói gì, có nghĩa là tôi không cố nghe mà thôi-  nàng đứng  cùng trong buồng mà .
   ' A-lô, thưa ông .'
  ' Tôi nghe tiếng nàng nói . Thằng- Chả trả lời ' phôn' sao ?  Tưởng ông ta đi Washington  tuần này cơ mà !  Mục tin ngắn trên báo The New York Times vừa đăng vậy thôi .  Báo chí khỉ gió hồi này xuống dốc quá đi ! '
   Jenny nói trên máy từ nãy đến giờ, lâu hơn thời gian cần để nói tiếng 'không' rồi.'
   ' Ollie ?'
   ' Ollie, anh nhất định từ chối sao ? '
   Tôi gật đầu tỏ ý nhất định... và hắt tay ra hiệu cho nàng nói mau lên.  Nàng nói vao máy :
   ' Con xin lỗi. Thưa, chúng con xin lỗi ...'
    Chúng con !  tại sao  nàng phải lôi tôi vào ?  tại sao nàng không nói huỵch toẹt ra, rồi gác máy ngay ?'
   ' Olivier ! '
   Nàng lại lấy tay bịt miệng ống nghe và nói thật to :
   ' Ông ấy có vẻ buồn lắm.  Olivier !  Anh nhẫn tâm ngồi đó nhìn bố anh chịu đau đớn sao ? '
   Nếu lúc đó nàng không xúc động như vậy, thì tôi đã cắt nghĩa cho nàng hiệu, là cục đá đâu có biết đau đớn , và, nàng  không nên tưởng cha mẹ nào cũng giống cha mẹ  người Ý- đại- lợi (Italy) của nàng; nàng không hiểu có những bậc cha mẹ khô cứng như tảng đá trên núi Rushmore vậy.
   Nàng năm nỉ :
   ' Olivier, anh nói với ông một câu, được không ?'
   với ông? Nàng điên rồi sao ?
   ' Có thể chỉ là ' thưa ba ' ,  được không ?'
   Nàng đưa máy cho tôi, trong  khi cô ta như nhịn khóc. Tôi bình tĩnh trả lời :
  ' Anh không bao giờ muốn nói với ông ấy.  Không bao giờ '.
   Vàng nàng òa khóc.  Không thành tiếng, nhưng nước mắt ràn rụa trên mặt.  Nàng van xin tôi :
   ' Làm ơn cho em đi, Olivier.  Em chưa bao giờ xin anh điều gì.  Bây giờ em xin anh đấy !'
   Ba chúng tôi. ba người cùng đứng ( tôi tưởng tượng ba tôi cũng đứng ngay đó )  đang đợi một cái gì .  Cái gì ? Đợi tôi ?
   Tôi không thể làm được
   Jenny không biết là nàng đang đòi cái không thể được. là tôi , sẽ làm cho nàng bất cứ cái gì khác, trừ điều này.  Tôi nhìn xuống đất, cứng rắn, lắc đầu và trong lòng tôi khổ sở vô cùng - Jenny giận dữ, thì thầm, bằng một giọng mà tôi chưa từng nghe thấy bao giườ :
   ' Anh là một thằng khốn nạn, vô lương tâm '
   Và, nàng lập tức chấm dứt câu chuyện với cha tôi '
   ' Thưa ông, Olivier muốn ông hiểu rằng anh phải bắt buộc làm theo ý anh, nhưng ...'
   Nàng ngừng lại thở.  Nàng vừa nói vừa khóc, nên có vẻ mệt.  Tôi ngạc nhiên quá, không biết làm gì hơn, là, đợi xem Jenny kết thúc ra sao .
   Olivier quý mến ông lắm.
   Nàng nói vội, xong, gác máy .

    Không sao cắt nghĩa nổi hành động của tôi trong giây phú tiếp theo đó.   Tôi tự bào chữa; lúc đó tôi điên.  Xin chữa lại : tôi không bào chữa gì hết.  Hành động của tôi không thể tha thứ được.
    Tôi giằng chiếc máy khỏi tay Jenny, dứt giây điện thoại, rồi quăng vào góc buồng.
   ' Tiên sư bố cô, Jenny !  sao cô không cút đi cho khuất mắt tôi !'
   Tôi đứng yên một chỗ thơ hổn hển như một con thú.  Trời ơi ! Tôi làm gì vậy ?  Tôi quay lại xem Jen đâu.
   Nhưng nàng không còn ở đó nữa.
   Nàng bỏ đi lâu rồi, vì tôi còn không nghe tiếng chân xuống cầu thang.
   Chúa ơi ! chắc nàng bỏ chạy ngay lúc tôi nắm lấy chiếc máy điện thoại.  Áo và khăn quàng của nàng vẫn còn trong buồng.  Đau đớn, vì không biết mình phải làm gì, tôi còn thấy đau đớn hơn nữa, khi ý thức được điều mình đã làm.

   Tôi kiếm nàng khắp nơi.
   Tôi lang thang vào thư viện trường Luật, kiếm giữa đám sinh viên gạo cụ.  Tôi đi đi lại lại, ít nhất tới 5, 6 lần. Mặc dù tôi không thốt ra tiếng nào, nhưng, tôi biết cả thư viện đang nhốn nháo, lo sợ, vì, thấy vẻ mặt, ánh mát tôi có vẻ hung dữ quá.  Kệ chúng !
   Nhưng Jenny không có ở đó.
   Rồi lục khắp phòng ăn Harknees, phóng khách, câu lạc bộ.  Lại chạy như bay sang kiếm bên phòng Agassiz Radcliffe.  nàng cũng không có ở đấy.  Tôi chạy tứ tung, bước chân nhanh nhanh như  nhịp tim đập.
   Phòng Paine ? ( cái tên thật mỉa mai, có nghĩa là ' đau đớn' ) .  Dưới nhà là phòng tập dương cầm.  Tôi biết Jenny, mỗi khi giận dữ điều gì, nàng thường đến đập phá phím đàn thổ tả kia.  Đúng không ?  Nhưng, khi nàng đang sợ muốn chết, thì sao đây ?
   Đi dọc theo hành lang, giữa 2 dãy phòng tập dương cầm,tôi muốn điên lên. Tiếng nhạc Mozart, Bartok, nhạc Bach và nhạc Brahms vọng ra từ phòng tập, quyện thành một thứ tiếng kỳ quái, ghe rợn !
   Nhất định phải có Jenny ở đây !

   Bản năng xui tôi ngừng lại trước một phòng, bên trong âm vang ( một cách giận dữ ?) tiếng nhạc dạo Chopin.  Tôi ngừng lại một giây.  Ai chơi dở- ẹc - chuệch choạc, ngừng rồi lại bắt đầu, và đầy nốt sai.  Có một lần, khi tiếng nhạc ngừng, tôi nghe một giọng con gái lẩm bẩm ' cứt' ! . Nhất định  là Jenny rồi.  Tôi tung cửa vào.
   Một cô sinh viên Radcliffe đang ngồi trước dương cầm.  Cô ta nhìn lên. Một cô hippie to ngang, xấu xí, tỏ vẻ bực mình, vì vị tôi phá ngang.
   ' Chuyện gì đấy,  bố ?'
   ' Dở quá, dở quá !'
   Tôi trả lời, rồi,  đóng cửa lại.

   Tôi ra ngã tư Harvard.  Tiệm nước Pomplona.  Hành lang Tommy, cả hiệu Hayes Bick nữa - tụi nghệ sĩ hay vào đây . Chẳng thấy gì ?
   Không biết Jenny đi đâu ?
   Giờ này thì ga xe lửa đóng cửa rồi, nhưng, nếu ban nãy nàng chạy thẳng ra ngã tư, nàng có thể bắt kịp chuyến tàu đi Boston,  tới trạm xe buýt.

                                                               ***

   Khi tôi bắt đầu bỏ mấy đồng xu vào máy điện thoại, thì đồng hồ chỉ 1 giờ sáng.  Tôi gọi máy từ máy điện thoại công cộng ở ngã tư Harvard.
  ' A-lô ! Phil đấy hả ?'
   Ông hỏi  lại, giọng buồn ngủ:
  ' Ờ.. Ai đó ? '
  ' Con đây, Olivier đây '.
   Ông có vẻ lo ngại.
   ' Olivier, Jenny có làm sao không ? '
   Ông hỏi như vậy, có nghĩa là nàng không ở đó chứ gì ?';
   ' À, không sao, không sao, Phil ạ '
   ' Cảm ơn Chúa. Còn mày, thì sao , Olivier ?'
   Khi đã biết Jenny không sao, ông lại vui vẻ, thân mật.  Như thế, quên mất chuyện bị đánh thức, giữa giấc ngủ đang say.
   - Thường, Phil, con vẫn thường.  Không có gì lạ. Phil này, Phil có nghe tin gì của Jenny
 không ? '
   '  Tiên sư nó, lâu mới nghe '.
   Giọng ông bình tĩnh lạ thường.
  ' Thế nghĩa là làm sao, Phil?'
   ' Trời ơi ! đáng nhẽ nó phải gọi cho tao chứ,  tiên sư nó. Tao đâu có phải người đáng sợ, phải không ?'
   Tình trạng tôi lúc đó, là, vừa thấy nhẹ nhõm, vùa hoảng sợ.
  ' Nó có đó không ?'
  ' Hả ? '
  ' Gọi nó ra đây, tao phải la vào mặt nó mới được .'
   ' Không được, Phil .'
   ' Sao, nó đang ngủ à ? nếu nó đang ngủ thì thôi, đừng đánh thức . '
   ' Vâng '.
   ' Này, thằng chó chết ?'
  ' Dạ, thưa ...'
   ' Cranston xa xôi  khỉ gì đâu, mà sao tụi bây không chịu xuống thăm tao một chiều chủ nhật nào đó, hả ?   Hay là, để tao lên thăm vậy. '
   " Ơ, thôi, Phil. Chúng con sẽ xuống'
   ' Bao giờ ?'
   ' Một chủ nhật nào đó '.
   ' Đừng có nói ' nào đó  nào điếc gì hết !' , Con nhà tử tế không bao giờ được nói ' nào đó' mà phải nói ' này ' . Chủ nhật này nhé, Olivier .'
   ' Thưa vâng. Chủ nhật này,'
   ' 4 giồ chiều. Nhưng, lái xe cẩn thận đấy. Nhớ chưa ?'
   ' Nhớ'
   ' Và lần sau gọi, để tao trả tiền, khỉ ạ !'
  Ông gác máy

   Tôi đứng đó, lạc lõng trong bóng tối. của ngã tư Harvard, chẳng biết đi đâu, cũng không biết phải làm gì.  Một tên da đen lại gần và hỏi tôi có cần thuốc không / Tôi lơ đãng trả lời, ' Thưa không, cám ơn  ông '.
   Tôi không chạy nữa.  Tôi đâu vội  gì trở lại căn nhà trống trải.  Muộn lắm rồi và cả thân người tôi tê cóng - vì sợ hơn là lạnh -  ( mặc dù  bầu trời lúc đó không ấm áp gì, thú thật vậy ) . Cách nhà vài thước, tôi thấy, hình như có bóng ai ngồi trên bực thềm. Chắc mắt tôi hoa lên rồi, vì, không nhìn thấy bóng người động đậy.
   Nhưng chính là Jenny.
   Nàng ngồi trên bực trên cùng.

   Tôi mệt quá, nên, không thấy sợ nữa.  Và cũng sung sướng quá nên không nói thành lời.  Tôi hy vọng thầm trong bụng.  Rằng,  nàng đang thủ một thứ khí giới gì không nguy hiểm lắm để đánh tôi chăng ?.
   - Jen ?
   - Ollie?
   Cả hai  đứa cùng nói khẽ, nên, không ai hiểu tâm trạng ai ra sao ?
  - Em bỏ quên chìa khóa.
  Tôi đứng dưới chân bực thềm, không dám hỏi nàng đã ngồi ở đó lâu chưa, chỉ ý thức được rằng mình đã lầm lỗi vô cùng.
   - Jenny, anh 'rất tiếc !'
   Nàng ngắt lời tôi, rất khẽ :
   ' Đừng. yêu nghĩa là không bao giờ phải nói ' rất tiếc '.
   Tôi leo lên chỗ nàng ngồi.
   ' Em muốn đi ngủ. Được  không ?'
   ' Được '.
   Chúng tôi lên nhà.  Trong khi thay quần áo, nàng nhìn tôi, như muốn nói nàng không đùa.
   ' Em nói thật đấy, Olivier '.
 
   và thế là xong !
  Cảm ơn Chúa !
  []

                                                              ( kỳ sau: chương 14 )

    erich segal
  bản việt văn phan lệ thanh  





           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét