Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

ý nhi: không ngồi đan mà ngồi viết truyện - bài : hồ anh thái .

lới bạt ' có gió chuông sẽ reo'
 nxb trẻ tp. hcm xuất bản, 2014


                                LỜI BẠT CÓ GCHUÔNG SREO/ Ý NHI
                                không ngồi đan mà ngồi viết truyện 
                                               bài viết : hanh thái


- tiếp nhà văn Mỹ Wayne Karlin,lại nói chuyện  về văn học Nga...vậy là, chú Sam không thể tặng thơ robert frost, đành tặng thơnữ thi sĩ nga, akhamatova ... 

- một sự nghiệp thơ như thế cũng được rồi,  không cùng lúc, ...

 văn ý nhi hấp dẫn như ... không cốt truyện mà là nhiều cốt truyện ngay trong chính mỗi một truyện, ấy là, sức hút tất cả nằm trong giọng văn, chậm rãi, miên man suy tưởng, nhận xét trải nghiệm ...


Cuối năm 1985 ở Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc, hai nhà thơ danh tiếng là Ý Nhi và Phan thị Thanh Nhàn ngồi phát tài liệu và quà của hội nghị.   Chị Nhàn tươi cười hoạt bát bên cạnh cô Nhi  điềm đạm kín đáo .  Đến lượt tôi, chị Nhàn tìm mãi trong danh sách mà không thấy tên.  Tôi đứng ngẩn người, chẳng biết giãi bày thế nào.  Mình có giấy mời tới hội nghị hẳn hoi, lại được ban tổ chức nhắc nhở từ trước, nhưng, bây giờ đến nơi thì không có tên trong danh sách.   Chị Nhàn cũng chẳng biết giải quyết ra sao.  Đến lúc ấy cô Ỳ Nhi bèn lẳng lặng lấy một tập tài liệu và quà tặng của hội nghị đưa cho tôi.  Rồi cô viết thêm tên tôi vào danh sách.  Giải quyết rất đúng, rất nhanh, rất đơn giản.  Mà cô vẫn im lặng trầm tĩnh, chẳng nói gì, chỉ kèm thêm một nụ cười thông hiểu. 

Cô Ý Nhi và chị Nhàn là bạn, thỉnh thoảng tôi thấy hai người vẫn gặp nhau.  Chị Nhàn hồi ấy hay thắc mắc, sao tôi gọi Phan thị Thanh Nhàn là chị , mà ,lại gọi Ý Nhi là cô.    Cũng có ly do.  Cô Ý Nhi là bạn đồng nghiệp, bạn vong niên của nhà thơ Hoàng trung Thông, bác tôi.  Con cháu trong nhà đều theo đó mà gọi nhà thơ Y Nhi  là cô.

Một lần bác Thông tôi về nhà kể, đã ăn cơm, uống rượu ở nhà cô Ý Nhi.  Bác đang đi bộ trên đường, thì, gặp cô Ý Nhi đi chợ về, cô bảo : Anh về nhà em đi, em nấu cơm mời anh ăn, cũng có rượu cho anh uống.  Bà bác tôi nghe chuyện ,cứ xuýt xoa cho ông lại làm phiền cô ấy thế.   Hồi ấy đang thời bao cấp, lương thực, thực phẩm \không phải là chuyện đơn giản.   Ông bác tôi thì hồn nhiên.   Cô chú ấy mời nhiệt tình quá.  Nhân chuyện nói chuyện ông bác tôi, người mê rượu, lại hay được các nữ thi sĩ thương và cảm thông.  Nhà thơ Anh Thơ chuyển vào Sài Gòn rồi, nhưng, mỗi lần có người ở nhà xuất bản Tác phẩm mới đi công tác Sài Gòn, cô Anh Thơ gửi mấy chục bạc : cầm ra cho anh Thông uống rượu.   Người cầm tiền ra bình một câu : Bạn văn thơ người ta gửi cho nhau  uống rượi thôi mà.   Bà bác tôi lại được dịp dặn ông bác : Ông đừng có làm phiền các cô ấy.  

Cô Nhi chuyển vào Sài Gòn , phụ trách chi nhánh của nhà xuất bản  Tác phẩm mới.  Có lần, chị Lê minh Khuê và tôi đi công tác, vào trú tạm trong văn phòng nhà xuất bản, ngập giữ một kho sách, tôi đọc mê mải.  Cô Ý Nhi đưa đi ăn tiệm, có cả nhà văn Wayne Karlin.
Gặp một nhà văn Mỹ, nhưng cô nói nhiều về văn học Nga.  Thơ Ý Nhi nhiều nỗi nhớ, trong ấy có cả nỗi nhớ nước Nga. Cô có cả chùm thơ về nước Nga, về nữ thi sĩ nhiều trầm luân Marina Swetaeva.  Cô chia  sẻ được với số phận nhà thơ và  thơ của nữ thi sĩ này. Thơ Ý Nhi dường như cũng có màu sắc mùa thu vàng và tính hàn lâm Nga.  Văn xuôi của Ý Nhi  về sau cũng vậy.   Cô rủ Wayne Karlin lúc nào đó, cùng cả nhóm bạn bè sang thăm nước Nga.  Lúc chia tay, Ý Nhi vẫn nhắc lại: Đi Nga nhé, hẹn gặp lại ở nước Nga.  Wayne Karlin tặng cô một tập thơ của nữ sĩ Akhamatova, bản tiếng anh, với lời đề tặng : Hẹn gặp ở Moscow. 


Có thể, với một số người,  Ý Nhi là  người đàn bà ngồi đan .  Cái biệt danh xuất phát từ bài thơ nổi tiếng của cô, từ tập thơ được chú ý ngay, khi ra đời vào năm 1985.  Nhưng, tôi chưa hề thấy cô ngồi đan len ở cơ quan, hay, trong những cuộc họp, như nhiều người đản bà khác.  Hình ảnh ngồi đan len, dường như cũng không phải là Ý Nhi.

Ta hãy đọc lại thơ Người đàn bà ngồi đan :

                     Giữa chiều lạnh  
                     một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ 
                     vẻ vừa nhẫn nại 
                     vừa vội vã  
                     nhẫn nại  
                     như thể đó là việc phải làm suốt đời 
                     vội vã 
                     như thế đó là lần sau chót

                     Không thở dài
                     không mỉm cười 
                     chị đang giữ kín đau thương
                     hay là hạnh phúc 
                     lòng chỉ đang tràn đầy niềm tin 
                     hay là ngờ vực

                     Không một lần chị ngẩng nhìn lên 
                     Chị đang qua
                     phút giây trước lần gặp mặt
                     hay sau buổi chia ly

                     Trong mũi đan kia ẩn giấu niềm hân hoan
                     hay nỗi lo âu
                     trong đôi mắt kia 
                     là chán chường 
                     hay hy vọng

                     Giữa chiều lạnh
                     một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ 
                     dưới chân chị 
                     Cuộn len 
                     như quả cầu xanh
                     đang lăn những vòng chậm rãi .

Làm bìa cho tập thơ Người đàn bà ngồi đan, họa sĩ Bùi xuân Phái bảo : Bài thơ như một bức tranh vậy.  Nhiều người nhớ bài thơ này.  Nhiều người nhớ chùm thơ của Ý Nhi về Hải phòng.  Không phải là quê hương, nhưng Hải phòng là nơi lưu giữ kỷ niệm tuổi thơ của Ý Nhi.  Năm 1954, từ Quê hương Quảng nam tập kết rá Bắc, mới 10 tuổi.  Ý Nhi có thời gian học Trường học sinh miền Nam ở Hải phòng :

                      Sao hôm nay tôi muốn được là tôi 
                      với tóc tết đuôi sam 
                      với áo rộng thùng thình 
                      đi lang thang qua phố nhà sông nước 
                      được nhìn thấy tuổi thơ xa tít tắp 
                      đang mỉm cười
                      tha thứ 
                      chở che  
                                                                        NHỚ HẢI PHÒNG

                      Đôi khi
                      thèm nhớ tuổi mười lăm
                     qua phà Bính 
                     đi xe ngựa về Thủy nguyên 
                     hát bài hát buồn
                     khi chưa biết nỗi buồn  
                                                                     ĐÔI KHI

Ngay cả khi hoài niệm, ngay cả khi chạm đến ký ức, thì, vẫn là một giọng thơ trầm tĩnh, tiết chế, bâng  khuâng, chứ, hiếm khi xót xa. Trường hợp lạm dụng cảm xúc, là, điều gì hiếm thấy trong thơ Ý Nhi, ngay cả trong bai thơ nhiều nỗi xót xa, là, bài Nguyễn Du 1813.

Thơ Ý Nhi nhiều  nỗi nhớ về những vùng đất.  Ngày trước là nhớ Hải phòng của tuổi thơ.  Sau này chuyển từ Hà nội vào Sài gòn, thì, nỗi nhớ lại hướng về Hà nội.  Bài thơ về Nguyễn Du là một hoài niệm Thăng long.  Bài Thành phố tràn đầy hoa cúc là một hoải niệm về Hà nội : Những đại lộ/ những vỉa hè/ những góc phố Sài gòn/ tràn đầy hoa cúc/ xui lòng nhơ gió may ...

Thơ Ý Nhi nhiều khi cũng là những câu chuyện Người đàn bà ngồi đan là một câu chuyện.  Nguyễn Du 1813 là một câu chuyện.  Có lần, ngồi nói chuyện  trong thư viện của hội Nhà văn, lúc ấy còn ở 65 Nguyễn Du, Hà nội, tôi bát chợt hỏi: sao cô Ý Nhi không viết truyện . Ý Nhi bảo, rồi cô sẽ viết. Cô bảo cô cũng có nghĩ đến việc đó.  Hỏi vậy, vì tôi thấy cô kể những chuyện liên quan đến con trai.  Cái chuyện cậu con trai bảo tường nhà cô Lê minh Khuê bị rách chẳng hạn. Cô thú vị với chữ 'bị rách' của cậu bé.  Bức tường, nhưng nó không long lở, mà, bị rách thật.  Tường [trong] căn phòng của chị Khuê, ớ gác hàng Trống
hồi ấy, ngăn cách với  phòng hàng xóm, bằng cốt ép giấy dầu gì đó.  Tường rách là phải.

Có lần, cô Ý Nhi trả lời phỏng vấn, có nói cái ý là người làm thơ hay chọn một cổ tích để viết lại, và, cô sẽ chọn truyện Chử đổng Tử.  Nhưng rồi, nhiều năm sau này, tôi không thấy cô viết truyện, không viết lại cổ tích, cũng không thấy [viết] truyện thiếu nhi.  Thì thôi vậy, tôi nghĩ, một sự nghiệp thơ như thế cũng được rồi, không nhất thiết nhà thơ cứ phải cùng lúc thả bút sang văn xuôi.

Thế mà, khoảng những năm 1990, tôi nghe loáng thoáng, hình như Ý Nhi có viết truyện ngắn.  In ở đâu đó, không phải là chốn tụ điểm gây chú ý, nên, không nhiều người biết. Mãi đến năm 2011 , tôi mới được cô gửi cho đọc một chùm truyện, viết đã lâu, và, vừa mới viết.  Khá bất ngờ.  Nhiều nhà thơ viết văn xuôi khác hẳn thơ mình.  Còn văn xuôi của Ý Nhi, thì, thực là văn xuôi, khi nó vượt thoát thơ về hình thức.  Nhưng, còn đó cái trầm tĩnh đặc trưng, cái bình thản tính cách, cái kiềm chế cảm xúc không quá đà lạm dụng.  Truyện ngắn như là sự tiếp nối từ thơ, những gì thơ không mang chứa, thì, tràn tiếp sang văn xuôi  Ngôn ngữ truyện cũng vì thế, mà, có một sức hấp dẫn riêng, hấp dẫn như thơ Ý Nhi, một bảng màu trầm tinh tế, khiến, người ta phải lắng tai nghe, phải đọc.

Hầu như là không có cốt truyện.  Phìn Sa là một điạ danh đây đó ở Tây bắc, có thể, là một phần quê hương, nhưng, chàng trai đã 3 lần lỡ chuyến đi tìm nơi ấy.  Rốt cuộc, thì anh vẫn loanh quanh ở đô thị, và, trong đầu cứ tâm niệm sẽ tìm về nơi ấy, cứ nghi nghi, hoặc hoặc.  Và, Phìn Sa cứ vừa ở trong anh, vừa ở đâu đó bên ngoài anh, có khi lại rất xa, đời anh chưa chắc với tới được.  ... Cao nguyên thì không miêu tả cái mình lạ, cái mình thích của một thành phố cao nguyên, mà, chỉ như mượn khung cảnh cao nguyên, để viết về cuộc tụ tập của mấy người bạn, những nỗi niềm, những số phận của họ.  Cũng hầu như không có cốt truyện là O trở lại, một người là bạn cũ của vợ, đồng thời là người yêu cũ của chồng, trở lại thăm,  khi cả 3 đã ở tuổi xế chiều, thậm chí, có người đã về hưu.  Rồi chuyện về một chó, có tên là Mix, dường như chẳng có gì trong ấy, mà lại ra chuyện. Một lần trú mưa thôi, trong truyện ngắn Mưa, mà cũng gieo bao nỗi băn khoăn , rồi bâng khuâng, vương vấn.  Sức hút tất cả đều ợ giọng văn chậm rãi, miên man suy tưởng, những chi tiết nho nhỏ tinh tế, những nhận xét nhỏ trải nghiệm.  Không cốt truyện  mà chính là nhiều cốt truyện, ngay chính trong mỗi một truyện ngắn 

Ý Nhi hay viết về những chuyến tàu, chuyến xe.  Cô tự trào,  một người ít dịch chuyển, di chuyển cũng không xa, mà lại, hay viết về những chuyến đi.  Đợi tàu ngược, Biển, Gặp gỡ giữa đường, Gió,  Tàu đến G... Có khi,  đấy chính là ước ao, lấy văn xuôi bù chi cho cái sự ít đi xa của người viết.  Nhưng chuyến đi, vì thế, có một vẻ đầy mơ ước, chất nặng nhiều hoài vọng, những háo hức và thảng thốt, cũng khác với những chuyến đi, mà, một người viết khác sẽ miêu tả thật hiện thực. Một vùng biển lạ.  Một chuyến xa. Một chuyến tàu.  Một cơn mưa giữa đường.  Một vùng trung du.  Cảnh sắc thật và hồi ức chập chờn đan xen nhau, quấn bện vào nhau.   Một chữ biển, một chữ trung du, một vùng đất vắng, được gọi tên,  được gợi lên từ trong tâm thức một tác giả luôn luôn mong ước được đi xa.   Cả nhu cầu được phiêu lưu trong tưởng tượng. Những cái địa danh khi ấy mang một hồn cốt khác, sắc độ khác.  Cũng có thể nói thêm : các đại danh hầu như đều viết tắt, có đấy mà không đấy, muốn coi là nó ở đâu, thì nó sẽ ở đấy, còn, nếu ngờ vực, thì cũng coi nó không có trong một vùng địa lý nào.  Tên nhân vật cũng vậy,  cũng viết tắt hầu hết, có thể là anh ấy, cô ấy, ông ấy, bà ấy, có thể là người quen cuả tác giả.  Mà cũng có thể chẳng là ai, chỉ là sản phẩm tưởng tượng mà thôi.

Lại nhớ lần cùng cô Ý Nhi và chị Lê minh Khuê lên Đà lạt.  Cô Nhi dẫn chúng tôi đến chơi nhà hoạ sĩ Thái Tuấn. Hình như, không khí ngồi giữa bạn bè Đà lạt, cùng họa sĩ Thái Tuấn, và, một vài nghệ sĩ, trong một tiệm cà-phê cũ, đã được Ý Nhi đưa vào truyện Cao nguyên. Dạo ấy,  Tuấn đang [xu hướng] vẽ mô phỏng phong cách dân gian . Nhân vật trong tranh Tuấn , mặt mũi thường nhăn nheo, mũi tẹt, miệng rộng cười toe toét.  Có hình bóng của  Lý trưởng Mẹ Đốp, Lý Toét Xã Xệ của chú Tễu trong rối nước.  Mọi người đù, chẳng ai dám để cho Tuấn vẽ chân dung. Tuấn mà vẽ , thì, ai cũng thành chú Tễu , cho [mà] xem.  Nhưng, bức chân dung Thái Tuấn vẽ cô Ỳ Nhi, thì rất nghiêm ngắn, và, rất giống, không [có vẻ] đùa tí nào.  Thực ra, ý Nhi là người biết đùa và cũng rất hài hước.  Chân dung cô chắc phải có thêm nét hài hước, kín đáo, và thâm trầm, thí mới gọi là hoàn chỉnh.  Như văn xuôi Ý Nhi vậy . 

hồ anh thái

 (Sđd.-tr. 97 -406) 

------

  vài nét tiểu sử về nhà văn  hanh thái :

Sinh 1960, là một nhà văn đương đại của Việt nam.  Ông được xem như một hiện tượng văn chương  của thế hệ văn nhân thời hậu chiến, sau 1975.  Ông còn là một nhà ngoại giao,với chức vụ hiện tại :  tham tán công sứ, phó đại sứ Việt nam tại Iran  . WIKIPEDIA tiếng việt  [bản viết lần đầu]  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét