Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

đợi ngáy chiến thắng/ truyện đường rừng của thế phong saigon 1954



Lời dẩn

 Đạt chân tới Saigon ngày 3 tháng 5 năm 1954 , tôi đã có trong tay bản thảo truyện vừa đầu tay " Tình sơn nữ " viết xong ở Hà nội, và, trong vài tháng tiếp theo, tôi đã viết xong 2 truyện đường rừng " Đợi ngày chiến thắng "+  " Cô gái  Nghĩa Lộ ".    Một nhà xuất bản ở 74 Trần hưng Đạo, Saigon 5 ,đã in ngay Tình sơn  nữ, rồi ,1 nhà xuất bản khác đặt bàn nhỏ làm văn phòng liên lạc, in ngay Đợi ngày chiến thắngCô  gái  Nghĩa Lộ . Trên gác trọ nhỏ trện đường Pasquier ( sau đổi tên Minh Mạng, nay Ngô gia Tự, quận 10), suốt đêm thức trắng ngắm tác phẩm đầu tay được in ra, thử chữ ký nhiều lần,  ký tặng bạn bè thân -  và , chưa bao giờ tôi có cảm giác sung sướng ngây ngất  như vậy!  

Cách đầy trên dưới mươi năm, chàng  văn sĩ Hoàng  lại Giang,  trưởng chi nhánh nxb 
Văn học tại tp HCM , điện thoại hỏi tôi còn tiểu thuyết Tình sơn nữ không - nếu  có -  thì đưa anh tái bản.  Lắc đầu, vì  sau ngày 30-4-1975,  toàn bộ  bản thảo, sách đã in đã bị xé rách, vứt đầy trên khắp căn nhà ở dãy 3989/ 5 cư xá Phi long, Không quân Tân sơn nhất+ đồ đạc bị  lục lọi, lấy đi, phá nát , tiểu thuyết Người thương binh liên khu (in rô nê ô) bị xé làm 2, vứt đầy  ở phòng khách,  ở trang đấu, nét chữ nguệch ngoạc khá thô tục rủa xả tác giả.  Tôi nhờ sáng  hôm ấy,  thiếu tá KQ Nguyễn văn Phát chở tôi trên Vespa vào  thu dọn đồ đạc, sau khi  được ban ban Quân quản cho phép .   Cuốn  Người thương binh liên khu, sau này,  mua lại  ược ở tiệm sách cũ Kỳ Thư, còn Tình sơn nữ, Đợi ngày chiến thắng vẫn  bặt tăm,  tìm đâu cũng không truy ra tăm tích.  Cô gái Nghĩa lộ thì  được tái bản vào 2003, ,  chi nhánh nxb Thanh niên tại tp HCM  cấp phép. 

Chỉ mới đây, năm 2012, một độc giả  đem một số tác phẩm tới xin tôi chữ ký,  trong đó có tiểu thuyết đường rừng Đợi ngày chiến thắng(  mất bìa trước + sau, ruột đủ trang).   
tôi xin copy  ngay một bản,  nay tiện dịp,  đưa lên mạng , như một hình thức tái bản. 

 Tác giả  gửi lời cảm ơn một  bạn đọc giả ở tp. HCM  ( tuổi , ngoài 30 ) -  thực tình  xin lỗi - bởi tôi quên phéng phương danh  anh ta rồi. 

THẾ PHONG
Saigon, May 18, 2014



                                    ----------- -----THẾ PHONG ----------------


                                   đợi ngày chiến thắng
                                                 tiểu thuyết đường rừng






                                 --  ---------------  tp.HCM  2014  -------------




                                                              chương 1

Khác với mọi hôm, buổi đi rừng về, hôm nay tâm hồn Thành thấy xao xuyến, và buồn vô hạn.  Không phải là nỗi buồn thường xuyên nhớ nhà, ma là nỗi buồn căm giận của chàng thanh niên có mái tóc bụi, tuổi ngoài 20.   Nỗi căm hờn, vì quê hương chàng bị tàn phá vào 1945, không thể nào trong chốc lát mà dập tắt ngay được.

Chàng vác bó củi lớn về đến nhà, không mệt nhọc gì, nhưng không hiểu sao chân tay rã rời, tâm hồn  nặng trĩu.   Chàng chạy   lên thang nhanh nhẹn, ra ngày" lần nước " rửa tay chân.   Spay, nàng thiếu nữ , con bà chủ nhà trông thấy chàng về, vồn vã hỏi, "  Anh ơi ! anh đã về nhà rồi  đấy à . Mẹ vừa hỏi anh đấy, em bảo anh đi rừng chưa về.  Có lẽ, mẹ muốn nhờ anh đi công việc ở đâu đó, anh vào nhà gặp mẹ đi ". Chàng gật đầu, lặng lẽ  trở vào nhà, chân nện trên sàn cây bương nhùn nhẩy, khiến bà Chẽn đang làm việc cũng phải ngoảnh ra, hỏi, " Con hút thuốc đi, rồi mẹ nhờ con việc này.  Buổi nay con đi rừng có mệt không ?  Con Spay trách, sao con không cho nó đi với ."   Bà Chẽn  biết đứa con nuôi hôm nay buồn bã, bà chẳng hiểu nguyên nhân nhìn nét mặt buồn so của  nó.  Chắc là có chuyện quan trọng đây, bởi chưa bao giờ hắn thổ lộ, hay vui vui ngồi cạnh kể tâm sự. Mỗi lúc thấy hắn buồn, bà chỉ biết khuyên, hoặc tìm câu chuyện gì đó  kể cho khuây khỏa.

Giữa lúc ấy, Spay vào, mắt phụng phịu, bà biết ngay con gái  buồn lòng vì hắn không cho đi rừng đốn củi, bà định ngắt, nhưng Spay vẫn nói trước, "  Em bảo đợi em đi rừng với, thì anh không nghe, đi một mình thấy buồn chưa ?   Lần sau còn đi một mình, không cho em đi, em sẽ giận cho àm xem ".  Dứt lời, Spay  lườm yêu hắn một cái thật dài.  Cái lườm ngúyt ấy không phải là đàn bà nên không thể ghét được - mà phải vinh hạnh  được cô gái  17 tuổi, má lúm đồng tiền , thơm như mùi láu chín.   Đáng lý ra, Thành nhận được cái nguýt lườm đáng yêu ấy, thì phải quên nỗi buồn, yêu đời trở lại, nhưng không vậy, vì chàng ta cho là  thường tình quá.  cái lườm nguýt yêu ấy  ở ngày khác, là món thuốc bổi bổ cho chàng ,s au buổi làm lụng mệt nhọc, cuốc, cày, bừa vất vả, nhổ mạ suốt buổi gần như kiệt sức, hoặc đi  đốn củi  nặng nhọc như bữa nay.   Nhưng bây giờ không còn cái mãnh lực ấy nữa, hẳn bầu tâm sự ray rứt kia vẫn ám ảnh hoài.   cái tâm sự ấy, Spay cũng nhận thấy qua cử chỉ, hành động  được biểu lộ trên nét mặt   màu nắng cháy. Nàng  lại gọi chuyện, "  ...này anh, hôm nay em thấy anh khác mọi hôm nhiều quá.  Mệt quá hay có chuyện gì, nói cho em nghe, có được  không ? "  

Thành không thể nào quên  được, dầu mãnh lực hấp dẫn, quyến rũ của nàng thiếu nữ kia, chỉ có thể làm cho chàng tạm nguôi trong chốc lát.  Chàng mến nàng như  em gái, và chỉ coi sự quyến  luyến kia như thái độ cô em gái đối với  người anh  mà thôi, " ... không, anh có buồn gì đâu, cho anh nghỉ mệt đã nào. Hôm nay đi rừng về, thấy buồn và khó phân tách tâm trạng ấy lắm. Chính anh chẳng thể hiểu nổi anh, nữa là ..." Thực ra,  chàng giấu, không muốn cho người thiếu nữa ấy biết để buồn lây với mình.  Nói xong, cha2ngt hở dài, mắt lờ đờ, hút thuốc lào, thả khói, mắt nhắm nhưng v64n không quên ý tưởng ám ảnh tử ban chiếu đến giờ.   Hình như cái tư tưởng đến ám ảnh, khi nhìn  thấy đám mây mầu nâu trên bầu trời, gọi  lại sự tưởng nhớ cũng vào một sáng nào , đám mây mầu nâu kia  ập vào mắt chàng, khởi sự cho một ngày quê hương tan nát.   Vẫn đang mơ tưởng với hình ảnh quá vãng, thì bà Chẽn đi ra hiên, rồi lồng ống bương vào chiếc đòn gánhg đi ra suối kéo nước về, bà  dặn Spay và Thành, " À, này 2 đứa không  đi xem đồng lúa  ở cuối xóm đã chín  hay chứ ?  Có lẽ, phải gặt ngay đi 2 đứa`ạ, hình như nhiều chim chóc đến phá phách rồi.  Lúa năm nay được mùa đấy chứ 2  đứa nhỉ, chẳng bù năm ngoái , lúa chẳng những mất mùa, còn phải đóng thuế thóc, dân chúng không đủ thóc ăn chết  đói đấy. ".  Bà định kể thêm  về nỗi thù hận, khiu chồng bà bị quan đồn Phú Yên bắt nhốt, đánh đập sao đó đến chết, chỉ vỉ quan đồn cho chông bà ngang bướng, không chịu nộp đủ  thuế thóc,dân làng bắt chước hùa theo.  Bà bèn nói lảng sang chuyện khác, "  con không tin Trời có mắt ư? nếu không, ai  có thể sống được, có năm  mất mùa, năm được mùa chứ ! " 

Nghe mẹ nói, Spay bảo  Thành, " Lát nữa mẹ gánh nước về, em và anh đi xem đồng lúa chín  chưa nhé ? " Bà quay bảo con gái, "  ... nhưng để cho hắn nghỉ mệt đã chứ'.  Nói xong, bà  bước ra ngoài hiên, theo con đường ngoằn ngoèo đi ra suối, còn thành đứng ở cửa sổ ngo ra ngoài trời, lòng tự nhủ, "... Mẹ và con Spay săn sóc mình qúa đáng ! bất cứ một buổi nào đi rừng về, họ ân cần hỏi han, phải nói thực lòng,bà đã an ủi làm mình cũng quên được phần nào gia đình ở quê xưa ly tán ". 

Thành là con nuôi bà Chẽn,  không hẳn là trẻ mổ côi từ thuở còn trứng nước, hoặc bố mẹ  đẻ bán và bà Chẽn  chẳng  xin thành về làm con nuôi.  Mẹ nuôi nhận hắn làm con nuôi, ấy là, cách đây một năm, năm Ất dậu đầy đau thương cho dân  tộc Việt. Quê Thành ở tỉnh Thái bình, làng  Thụy anh.  Thành nhớ rõ mồn một,  con nhà khá giả, căn nhà gỗ ở cuối thôn xóm Thụy anh.  Ban mai  hưởng nắng trời mát mẻ của vầng đông, buổi chiều nắng cháy của vầng tây.  

Làng hắn sống về nghề chài lưới nhiều hơn là cày cấy.  Cho nên, hàng năm cá khô sản xuất rất nhiều. Cơm trắng ngần ăn với cá ngon, đó là những năm về trước năm 1945.  Từ 1945 trờ về đây, những  cánh đồng lúa xanh xanh như mái tóc cô thôn nữ đả không còn, mà, nhường lại cho cánh đồng hoang vu, có mọc tựa rừng.  Nhớ lại, qua những đêm về  năm lúa được mùa chất đầy trong kho thóc, cảnh giê lúa theo gió trong sân gạch của cô thôn nữ chỉ còn là kỷ niệm.   Nhớ cả những bữa cơm  ăn với cà, nhất là trứng cá cháy, quả cà pháo dòn tan,  canh nước rau muống luộc, càng gợi cho hắn nhớ quê khôn xiết. Nghĩ lan man, hắn không thể không nhớ Vượng, có thiếu nữ dễ mến, thùy mị, nay đi đâu, về đâu, liệu cô nàng còn sống sót ?  Vương trạc tuổi hắn, dáng thon nhỏ, đôi mắt đen lánh trên khuôn mặt trái soan,  trên đầu chút khăn mỏ quạ, đầu đội thúng thóc diê thóc theo chiều gió , mỉm cười  nhìn hắn  đi qua sân. 

Nàng là con gái ông chánh tổng Hoạt, hàng xóm nhà hắn.  Hai nhà gần nhau, nay mai lại al2 thông gia , nên thường  đổi công , bữa nay Vượng sang giúp một ngày, ngày mai . Thành sang trả công  .   Tuy con nhà giàu, Vượng  chịu khó  làm ăn,  nết na, quen nhau từ khi 2 nhà bằng lòng trả công, Vượng giê lúa và Thành gánh thóc đổ kho nhà nàng.  Cho đến giờ, Thành vẫn không quên hình ảnh nàng, cô gái có đôi ám hồng, da trắng như  trứng gà luộc.  Dôi khi, ông chánh Hoạt nhìn thấy hắn gánh thóc đổ vào kho, ông ta bảo hắn, "  Con chịu khó làm ăn, nay mai ta sẽ đền công cho.  Làng này,trử mày ra, tao
chưa thấy thằng trai nào học hay, cày giỏi như này đấy, con ạ !".  Nhẩm trong trí, Thành tin ông Chánh đền công cho mình, đó là gả cái Vượng cho hắn, nhà hắn sẽ thêm dâu  ngoan, em gái hắn có chị dâu đảm đang quán xuyến việc nhà.   Cha mẹ hắn dạo này đau ốm luôn, có dâu cả giúp đỡ, cha mẹ hắn đỡ bận rộn hơn.  

Làng này ai cũng biết, ông chánh Hoạt sẽ  gả Vượng cho  anh giáo làng học hay cày giỏi tính nết thuần hậu, hay lảm hay làm, tiếc công tiếc việc. Trong  một buổi giê lúa,  một cô gái làng hay trêu anh giáo làng, "  Chị ấy giê lúa thật  bắt mắt, thế nào năm nay làng ta cũng được mùa nữa mà xem , anh Thành nhỉ " -- " - Thế mọi năm, cô ấy không giê lúa sao ?-- " ...nhưng năm nay khác, đây là lần giê lúa cho nhà, sang năm chị ấy sẽ giê lúa cho nhà khác rồi ..."  nói xong , nhìn sang mấy cô bạn, cười dòn dã.   Một cô khác hỏi hắn, " năm nay, anh có sang làng bên, và có để ý mùa lúa  của họ ra sao ?"  Thành chưa kịp trả lời,  một cô  khác  tiếp, "  hình như ở đâu cũng được mùa,  nhưng chắc chắn không đâu tốt bằng làng ta .  Nước sẵn, mùa đều đặn, lúa trổ bông , trời êm gió lặng- anh xem đấy, sao lúa chẳng được mùa cho được !   Ruộng "nhà  em " cày tới 2 lần, cày  vỡ . cày ải, bừa kỹ,  mạ tốt giống, mưa thuận gió hòa, được mùa là Trời cho đấy ." Cô bé nói  xong, nhìn sang Thành, cười thật duyên.  Đó là Vương, nụ cười tươi, răng đen nhánh hạt na  duyên dáng  hết chê !  Thành cảm thấy hãnh diện ,  càng hơn,  hai tiếng " nhà em"  nghe sao mát lòng đến vậy.   Bởi  cái anh thợ cày sâu cuốc bẫm  cho ruộng  " nhà  em "  là Thành anh giáo  cười thẩm, khi biết cách tách hai tiếng "nhà em" , như  Vượng đang ám chỉ  Thành. ( "nhà em " thay cho một cách gọi " người chồng " .)

 Đêm ấy ,Thành  lắng nghe giọng Vượng ngân nga tiếng hát trong trẻo, câu hát đầy tình tứ :" Trâu ta  ăn cỏ đồng ta /  Trai làng cưới vợ làng ta vẫn bền ". Thành nghe xong, ngắt lời, bảo Vượng, ".. .này cô Vượng,  hôm vừa rồi, tôi sang nhà cô tôi, các cô gái bên ấy hỏi thăm các cô gái làng ta, và chỉ khen một cô  đẹp người tốt tính, hay lảm hay làm, tôi đố cô biết người ấy l ai ?" .   Nghe được anh chồng tương lai khàn nàng cách gián tiếp rất tế nhị, nàng  thật vui, cảm thông và như thấy lòng được cởi mở. 

 Vượng quay vào bếp, bưng nồi cơm nếp , bà mẹ Thành ấu yếm bảo con dâu tương lai,
 " Con nấu xôi khéo quá , mẹ  tưởng như xôi đồ chõ, hóa ra con nấu xôi. Con đem lọ muối vừng ra  dây luôn thể nhé. " Nàng "dạ" thật khẽ, vửa  lúc đó, Thành  bước vào, Vượng  bảo, "  Anh nhắc các chị ấy nghỉ tay thôi "--" Ừ,  tôi vào lấy trứng cá  cháy ra thế, bữa qu đi lưới trúng mẻ cá đẻ trứng, và, tôi đã đem biếu nhà Vượng rồi ". 

Vượng gật đầu, nghĩ tới   người chồng tương lai chăm chỉ,   buổi chiều  dạy học,  buổi sáng ra đ8ồng áng, hoa75cđánh lưới . Thành từng được gửi ra Hà nội học, saukhit rượt Thành chung,  thôi học về quê.   Ở làng này, đa số  quý  sức học, tính tình cởi mở,  cụ tiên chỉ có ý định mời làm hộ lại, chàng từ chối với lý do  còn ít tuổi quá, chưa trưởng thành. 

Bữa cơm đêm ấy đánh dấu cho buổi giê lúa trả công cho nhà Thành kết thúc, mọi người ra về. Ở sân giê thóc, chỉ còn Thành và Vượng thu xếp công việc lặt vặt rồi về sau  cùng.  Hai người còn lại tha hồ bù khú với nhau câu chuyện tình cảm ẩn chìm.  Cảm thấy quá khuya, Vượng giã từ, " Em về nhé, khuya rồi !"  --" Ở đây một tí đã, nhiều lần anh chưa có dịp tâm sự, ở lại một chút đã nào. "  -nàng vẫn dường như e thẹn, im lặng,  cách trả lời gián tiếp bằng lòng.  Vượng bộc lộ rất kín đáo.

Trăng 16 ngả về hướng tây, Thành ngồi cạnh Vượng ở bên gốc chuối tâm sự. Ánh trăng chiếu vào mặt họ, Vượng bó  gối ngồi cạnh, mặt  cúi nhìn xuống đất, sau đó nói với Thành, " Em sợ ngồi đây có ai trông thấy thì khốn ! Anh ơi em mong chúng ta sớm về bên nhau, cưới rồi chẳng sợ ai có lời ra, tiếng vào. Còn bây giờ vẫn phải giữ kẽ , kẻo ..."

Bảo  nàng chưa đủ cảm xúc của tình yêu thì hơi oan - nếu vậy, Thành khó mà thuyết phục được người yêu  ra gốc chuối tâm tình.   Nàng có nhiều cảm xúc, nhưng, cảm xúc kìa ẩn chìm, vì lề, thói quê nhà buộc phải vậy.   Nàng rất muốn chuyện trò với người yêu xả ga thỏa tình trai gái,  mà, bề ngoài  phải làm ra vẻ giữ gìn, "... thôi em về, khuya lắm 
rồi ! "  Thành cau mặt nói với Vượng, "  sao em cứ nằng nặc đòi về là thế nào, chúng ta có làm gì trái luân thường đạo lý đâu.  Sao lúc anh rủ ra đây, thì em gật đầu cái rụp, b6y giờ chuyện chưa đâu vào đâu, lại đòi về rồi ."  Nhìn khuôn  mặt người yêu như giận dỗi thật, Vượng  im lặng không đòi về nữa.  Nàng đúng dậy, đưa tay  lên bẻ  tàu lá chuối khô, đặt xuống đất, bảo Thành, " .. ngồi xích vào đây, kẻo ai trông thấy thì khốn. Anh hãy nghĩ xem, làng có kẻ ghét chúng mình , nhìn thấy bịa đặt lung tung ."  Dưới ánh trăng,  giờ đây đôi trẻ thề sông, hên biển, " Em này, sang năm thế nào chúng ta cũng được ra ở riêng thôi.  Anh thèm mua miếng đất của gia đình Tịnh bán, để dựng ngôi nhà  mới, gần nhà nội . Chúng mình vừa tiện  săn sóc nội,  chúng ta lại có nhà riêng, anh có chỗ làm việc khoáng đãng".   Nàng chỉ " vâng"  ,  vì chưa tĩnh trì để phản bác hay thuận tình, ngồi bên nhau nem nép như ăn vụng vậy.  Nàng chợt nghĩ, giả dụ Thành quá yêu, dám làm liều một cái, thì biết làm sao đây, làng nước sẽ phỉ nhổ giáo huấn gia đình. Nàng liếc nhìn chàng, bớt lo khi nhìn  đôi mắt hiền từ  kia đâu có dám làm liều mất mặt được, nàng hơi yên tâm.   Bỗng,  nghe tiếng  vỗ cánh phập phập, gà gáy đầu giờ, nàng vội đứng dậy rồi  bước đi trong bóng tối , không kịp nói lời từ giã, chỉ lấy tay xua xua  thôi. Thành về tới nhà , tự nhủ, "  Con bé ấy nhát gớm ! Cứ làm như mình sửa soạn al2m thịt không bằng !". 

Những kỷ niệm xa xưa  mỗi khi nghĩ đến, hắn lại cảm thấy buồn thê thiết. Không thể quên vụ đói năm Dậu, ông chánh Hoạt  mà phải đem con gái gả cho con trai một nhà giàu để nương cậy khỏi nạn đói kém .   Gia đình Thành lưu lạc, mỗi người một ngả,  nghĩ tới là thở dài , chẳng còn muốn làm gì. Cuộn phim đời vừa  hết,  thì bà Chẽn gánh nước đã về tới, ' Sao bữa nay mẹ thấy Thành buồn vậy, cứ thở dài thườn thượt thôi. "--không thể giấu mãi được, cần phải thú thật để lòng nhẹ nhõm -- "  Con vừa nghĩ tới gia đình ly tán, mỗi người một ngả, chẳng biết  sống chết thề nào  " ?  bà Chẽm an ủi, "  Ai mà chẳng nhớ gia đình, hở con ? Nay mai , mẹ sẽ lập gia đình chjo, vào đây mẹ  kể cho nghe một cxhuye65n hay lắm.  Nhà ah2ng xóm muốn bán cho mẹ một sào ruộng, mẹ tính mua để al2m nhà . Con biết  làm nah2 mới cho đứa nào không, con thử đoàn xem , rồi trả lời mẹ nhé". 

Thành thấy Spay đang  ngồi trước khung cửi, đứng dậy đi về phía mẹ và Thành.  Bà bảo chúng ngồi xuống, bà bảo Thành chuẩn bị đi Phú Yên lấy  nợ, và nơi ấy, chồng bà chết một cách thảm hại  . Spay muốn xin mẹ cùng đi với Thành, nhưng chưa tìm được cơ hội bày tỏ. 

Cơn mưa lớn ập đổ xuống rào rào, gió bão thổi  vù vù,bầu trời như tối sầm lại. Bà Chẽn quays ang phía con gài, sai , "  thoi dọn cơm ăn, mày buôn am2n cho nó ngủ  so71mn, mai nó đi phú Yên đấy".  \\Spay gật đầu, vẫn không thể  mở lời xin phép mẹ cho đi cùng thành.

                                                                                  (  kỳ sau : chương 2)

thế phong

 ( Sđd: trang 7 - 19 )   


  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét