đặng trần huân/ văn mới, usa 1998
sỏi trong hành trình Hát-Ô
đặng trần huân
Giữa năm 1994, tôi viết xong nhiều bài về thực trạng xã hội Việt nam dưới chế độ cộng sản, một số bài đã đăng trên báo ở Cali và Virginia, dưới bút hiệu Trần như Sương. Tôi không ký tên thật như thường lệ, vì, tôi nhớ lời của một số bạn bè cùng cảnh ngộ căn dặn, trước ngày tôi đi Mỹ vào giữa năm 1992, " Mày sang được, đừng có quậy, kẻo những anh em chưa được đi, bị làm khó." Nhưng, 2 năm trôi qua, CS ra sức ve vãn Mỹ để thiết lập bang giao, tôi nghĩ họ không dại gì làm cản trở chương trình H.O., nên, có ý định in thành sách những bài viết về cộng sản, và ký tên thật., không cần ẩn dưới một bút danh khác nữa. Cuốn sách sẽ có tên là Quê hương bây giờ, vì, từ 1972 tới 1994, thì các sự kiện vẫn chưa mất tính cách thời sự.
Tôi bày tỏ ý kiến đó với Hoàng dược Thảo, chủ nhiệm Sài gòn Nhỏ, tờ tuần báo chống cộng có tiếng ở quận Cam, thì, chị nói ngay, " Anh thiếu vốn, thì đưa ' Sài gòn nhỏ' làm cho, tôi đang dự tính mở thêm nhà xuất bản". Mừng, như người sắp chết đuối vớ được phao, trưa 22 tháng 6, 1994; tôi xuống gặp , đưa cho chị một địa chỉ ghi những bài đã đăng trên báo Thời luận, do anh Đỗ tiến Đức ghi lại cho tôi. Còn một số bài đăng trên nguyệt san Làng văn, và, các báo khác, không có địa chỉ, thì chị Thảo cho đánh lại vào máy điện toán, cho đủ số bài cần thiết. Vì bận cho tờ báo là chính, nên, cô Thu Nga, chuyên viên điện toán, chỉ có thể làm sách mỗi tuần 2 ngày. Và, cứ vài ngày, khi nhận điện thoại cho biết đã có bài, tôi lại đi xe buýt xuống lấy về sửa, và, hôm sau màng xuống trả cô.
Nhà tôi ở phía đông Los Angelès, xuống Wesminster để trả bài mo-rát, tôi phải đi 3 chuyến xe buýt, mất gần 4 tiếng đồng hồ- và luc trở về cũng một thời gian như vậy. Trong những tháng hè, ngày còn dài, và còn áp dụng giờ tiết kiệm, daylight saving time, đi xe buýt còn nhàn hạ, nhưng, từ cuối tháng 10, vặn lùi lại giớ đúng- trời lạnh lại chóng tối - nên rất vội vã. Tuy vậy, tôi vẫn phấn khởi, và hy vọng,sách sẽ ra mắt kịp vào dịp tết Ất hợi, tháng giêng 1955.
Tới cuối tháng 11 1994, chị Hoàng dược Thảo điện thoại cho tôi, nói vì bận số báo tết, nên chắc ra giêng mới tiếp tục in sách được. Tôi cũng kiên nhẫn đợi, vì không còn cách nào khác. Tôi sửa lại vài bài và viết nốt chương cuối hồi ký Hành trình một Hát-Ô, thay cho mấy bài- tôi nghĩ rằng , sẽ bị lôi thôi, nếu sách không ra kịp cuối 1994. Tới tháng 4/1005, nghĩa là 10 tháng sau, khi sửa bản thảo cả cuốn lần thứ 2, trả lại cho cô Thu Nga, thì được chị Thảo cho biết: chị không in sách được nữa, vì phu quân, anh Hồ quang Phước - do xích mích gia đình - đã xóa tất cả các bài đã đánh máy trong máy điện toán, trong đó có cả những bài của tôi.
Quyết tâm cho cuốn sách ra đời, tôi đành mang những trang morasse chưa hoàn tất của cuốn sách, buồn rầu, đi ra đường Brookhurst, đón xe buýt trở về nhà. Tôi không có điều kiện thuê đánh máy lại toàn bộ bản thảo, đành dùng bản vỗ đang sửa, rồi nhớ đánh thêm vào chữ sai, rồi cắt, dán, thậm chí có chỗ phải sửa bằng bút. Nhờ sự tiếp tay tận tình của anh chủ nhiệm Thời luận- và thầy Chân Thuần cho in chịu- cuốn sách đã ra mắt, hoàn tất đúng ngày 11-6-1995, tại Westminster, California, với tên sách Hành trình một Hát-Ô, chứ không còn lấy tựa Quê hương bây giờ, như dự tính lúc trước, vì, nội dung có phần thay đổi.
Sau khi ra mắt, nhà xuất bản Văn nghệ nhận phát hành giùm 300 cuốn, tôi mới có thì giờ đọc lại, tìm được một số sai lầm trong sách, những sai lầm làm tôi rất bực mình, mà, tôi không coi là những hạt sạn, mà, những cục sỏi trong sách.
Cái sai đầu tiên được phát hiện là diện tích thủ đô Hoa thịnh đốn [Washington]. Tôi ghét thói cộng sản thu gom cả tha ma, một địa, ruộng, rừng, nhập vào thành phố Sài gòn, để khoe mẽ, thành phố này rộng tới 2000 cây số vuông. ( khoảng 700 dặm ) Tôi mỉa mai như thế, thì thủ đô Hoa thịnh đốn chỉ đáng đàn em của tp HCM, vì, chỉ có 357 dặm vuông. Con số 357, tôi đã tìm trong mấy cuốn địa lý và niên giám (almanac) mới nhất cho chính xác. Hại thay, không hiểu lúc in, hay cắt dán lỏng lẻo, mà, khi sách ra lò, thì Hoa thịnh đốn chỉ còn có 35 dặm (trang 12). Tôi đành bỏ ra mấy tiếng đồng hồ, để sửa bằng tay chỗ sai lầm trong gần 1000 cuốn sách còn lại. Và, đồng thời sửa một vài sai lầm nhỏ khác nữa.
Vi dụ, như sửa lại cái năm mà ông Nixon đắc cử tổng thống Hoa Kỳ là 1968, chứ không phải 1966. ( tr. 123) Câu thơ trích ' Vợ chỉ hơn tời có cái chai' của nhà thơ tiến bối Nguyễn Khuyến - phải là trai mới đúng nguyên bản - vì, nhà thơ muốn nói cái ấy giống con trai, con hến ( tr. 13). Lễ phát Giải thưởng tuyên dương Sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tổ chức nắm 1973, chứ không phải 1972. ( tr. 89)
Buổi ra mắt được nhiều báo nâng đỡ. Nguyệt san Thế kỷ 21 thấy những sơ sót về đánh máy, cắt, dán, sửa tay; nhưng, vẫn hài lòng về nội dung, khi nhận xét, " Nếu được săn sóc kỹ hơn về mặt ấn loát, cuốn sách hẳn xứng đáng có mặt trên kệ sách của mỗi gia đình người việt tỵ nạn CS, khắp nơi trên thế giới."
Chính vì sự sơ sót cắt, dán này, tôi phải bỏ lời cảm ơn chị Hoàng dược Thảo và cô Thu Nga ,mà [trước đó] dự định in vào sách. Vi, nếu cảm ơn, thì cô Thu Nga sẽ phải gánh chịu những chê trách những chỗ thiếu mỹ quan, do... lỗi tác giả.
***
Một chi tiết khác về sự kiện, mà, có một số độc giả đã không đồng ý với tôi. Khi ở trong nhà tù cộng sản , tôi có nghe nhà bảo sanh Từ Dũ đổi tên là Xưởng Đẻ. Tôi không tin chuyện này. Năm 1984, ra tù, tôi đi qua nhà bảo sanh Từ Dũ, vẫn thấy đề Bệnh viện phụ sản, nên tôi cho chuyện Xưởng Đẻ là oan cho Việt cộng. Có vài độc giả không đồng ý, viết thư cho tôi, nói rằng Xưởng Đẻ có dựng lên, nhưng sau gỡ đi, và, lúc đó tôi ở trong tù, nên không biết.
Trong một bức thư gửi cho tôi, họa sĩ Mai Lân ở San Jose, C.A. ( trước là chủ nhân xưởng họa ở đường Phan thanh Giản) đã viết, " Bác vẫn viết phong độ cũ : duyên dáng, hóm hỉnh, sâu sắc, công bằng. Công bằng ở chỗ, nếu không thấy rõ, thì không khẳng định. Tỷ như việc' Xưởng Đẻ Từ Dũ' mà bác đề cập, ( cuối trang 23, cho là 'hơi oan'. Kỳ thực, thì không oan đâu. Vì, chiếc bảng đó chỉ treo lên, khoảng chưa được 1 tuần lễ, thì đã bị hạ xuống, nên,. có một số người biết và một số người được nghe kể lại ."
Nhiều người nói quá, tôi đành chịu thua về điểm này, không dám cãi chày, cãi cối nữa. Đúng như anh Mai lân nói, tôi chỉ viết những gì tôi thấy, có bằng chứng, chứ không bịa ra sự kiện. Trường hợp trường Phan sào Nam ỡ ngã Bảy, bị gỡ bảng, để đổi tên là trường Hồ hảo Hớn, thì, tôi chứng kiến. Bảng mới trương lên, bị dân chúng địa phương chỉ trích, nên tên Hồ hảo Hớn chỉ ít ngày sau, lại phải hạ xuống, thay bằng tên cũ.
Tôi viết chậm một phần, vì lẽ, cũng vì cố tránh sự sai lầm tới mức tối thiểu nhất, là, viết bút ký không thể hư cấu như tiểu thuyết, bắt mọi nhân vật, sự kiện theo ý mình. Cuối tháng 8. 1996, khi từ Houston về lại Cali, tôi viết về Xa lộ 10 Đông, so sánh các đoạn freeway chỉ có 2 lằn [lane], còn bên Texas, tôi viết về Xa lộ 405, có đoạn có tới 7 lằn cho xe chạy. Viết xong, tôi ngờ ngợ, không rõ 7 hay 5, nên, phải chờ nửa tháng
sau, có người chở đi qua đoạn đường đó, đếm lại các lane xong, về lại rối, mới có quyết định gửi bài đi.
Những trường hợp, nhà văn Nhật Tiến nhắc tôi về 2 chữ: chùa Như Lai ở Hacienda Heights, C.A. ( trang 140) - thông thường gọi là chùa Tàu - mà, anh bảo là chùa Tây Lai, thì mới đầu nghe, tôi không chịu. Tôi trả lời : nhà anh cách xa chùa tàu gần 40 dặm, còn nhà tôi chỉ cách chùa có 5 dặm, và, tôi tới chùa đó nhiều lần, chùa không có tên việt, vả lại, trong sách hướng dẫn, ghi tiếng anh HsiLai Buddist Temple, nên tôi hiểu là Như Lai. Anh Nhật Tiến lại viết cho tôi một thư dài, nói rằng : người Tàu phát âm 'Si' là 'Tây', như trường hợp nước Xi -lan, cố đô Trung quốc là thành Tây An. Tôi nhận thấy có phần nào Nhật Tiến nói có ly, nhớ lại khi đi học, trong sách địa lý của Pháp, cũng gọi ba tỉnh của Trung hoa, giáp phía bắc Việt nam : Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.
( Quảng Tây ghi KwangTsi .) Trong ấn bản lấn thứ 4: Atlas of the World của tạp chí National Geographic, ghi Quảng Tây là Kwang Si, ấn bản lần thứ 6 (1990) có hơi khác, ghi Guang Xi, nhưng, ta thấy Tây vẫn ghi âm Xi.mà, nhiềiu
Nhưng, điều tôi chịu thua nhà văn Nhật Tiến, là, anh gửi cho tôi cuốn sách Lịch Âm Dương đối chiếu năm 1993, do tịnh xã Minh Đăng Quang ở Wesminster, C.A. xuất bản, trong đó ghi chùa Tây Lai trong danh sách các chùa trong vùng. Tên một ngôi chùa đã được tổi chức Phật giáo thừa nhận, tất nhiên phải đúng hơn , so với các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu suy luận.
Giống hệt như khi học tiếng anh, về các loại trái cây, các loại rau, các cây kiểng; không có gì bằng vào coi trong siêu thị, hay , các tiệm bán cây. Coi trong từ điển khoa học, thì toàn những tên dài khó nhớ, chỉ dành cho những nhà chuyên môn, mà, tin theo từ điển song ngữ Từ điển Anh Việt, được coi là hay nhất của Viện Ngôn ngữ học ở Hà nội, thì có khi dốt thêm, Vì rằng, đã từ hơn 20 mươi năm nay, từ điển này vẫn dạy người ta: okra là cây mướp tây.Ấn bản trong Nam của cuốn Từ điển Anh Việt nói trên, do nxb tp HCM tái bản năm 1993, thuê in tại Đài Loan, mà, nhiều tiệm sách bày bán ở tại Cali, với giá 36 đô-la, cũng để y nguyên: cây mướp tây như các bản in ổ trong nước. Thực ra, thì okra chỉ là cây đậu bắp, không biết ở bên tây có nhiều không, nhưng ở miền Nam Việt nam, thì nó mọc nhan nhản ở trong vườn tược, thậm chí ở các hàng rào, bờ ruộng, để chúng ta hái về nấu lẩu, nấu cù-lao.
Trả lời chịu thua Nhật Tiến, nhà văn còn là bạn thân lâu năm, khi anh còn là hạ sĩ [lực lượng] Bảo an, làm việc trong Phòng Dân vụ thuộc Tổng nha với tôi, từ thập niên 60. Tôi biết tính tình anh, và, nhất là qua thư trao đổi văn nghệ: nói về thái độ của anh đối với cộng sản, anh viết, " Còn về phần tôi có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn anh, từ Nam ra Bắc, với nhiều thành phần cộng sản có gốc gạo cội, nên còn được nghe nhiều chuyện động trời hơn, vì, có ở trong chăn mới biết chăn có rận".
Như thế, hẳn là anh [Nhật Tiến] không thích ở trong cái chăn có rận ấy, nhưng, anh co1` những hoạt động, khiến anh em thắc mắc- hẳn là- phải có lý do riêng tư nào đó, mà anh không thể giải thích được. Và, chúng ta cũng không ép anh phải giải thích, và, nên thông cảm với anh.
***
Một sai lấm lớn nưa, toi thắc mắc, khi viết về Giải Tuyên dương sự nghiệp văn học nghệ thuật 1973, do tổng thống Việt Nam Cộng Hòa trao tặng. (trang 126) - giải thưởng này qui định trao cho 3 văn nghệ sĩ sáng tác được tuyên dương cho cả sự nghiệp văn học của họ: mỗi người 1.000.000 Vnđ- khi đó, giá vàng là 40.000 đ/ lạng. Tôi đã viết, vì hội đồng tuyển trạch biểu quyết trao giải cho Vũ hoàng Chương, Giản Chi [ Nguyễn hữu Văn], nên không thể chọn thêm [nhạc sĩ] Phạm Duy nữa- vì như thế- người được giải toàn là người miền bắc cả, không tiện.
Nhà văn Võ Phiến điện thoại cho tôi biết: năm đó [nhà biên khảo] Thu Giang-Nguyễn duy Cần trúng giải, chứ không phải là Giản Chi [Nguyễn hữu Văn]. Khi tôi hỏi lại, vậy thì, những ai được trao giải, anh[Võ Phiến] cũng không nhớ rõ. Tôi hỏi thêm nhiều người khác, cũng [không ai] trả lời nổi vào chi tiết. Tôi tìm đọc Phụ lục II, trong cuốn Hồi kí Nguyễn hiến Lê ( ấn bản của nxb Văn học, Hà nội) , nói về chuyện này, nhưng ông NhLê chĩ ghi : ông từ chối không chịu ký vào giấy giới thiệu để tham dự 'bô môn biên khảo. Trước đó vài năm, cuốn thượng của bộ Đại cương triết học Trung quốc, Nguyễn hiến Lê viết chung với Giản Chi [Nguyễn hữu Văn], xuất bản 1965, được giải biên khảo, nhưng ông NhLê không từ chối giải. Trong Hồi kí ( tập II) của Nguyễn hiến Lê (nxb Văn nghệ Westminster C.A., 1990) chính tác giả kể: bộ sách dày quá, lại có nhiều trang chữ hán,
in tốn kém, mà bỏ vốn nhiều lại thu về rất chậm, ông [NhLê] kết luận, " May thay bộ đó [được] giới trí thức hoan nghênh, Nha Văn hóa cho chúng tôi giải nhất văn chương toàn quốc 100.000 Vnđ ( ngành biên khảo),[thì] chúng tôi nhờ Nha [Văn hóa] tặng lại một cơ quan văn hóa [khác].." (trang 292)
Với giải thưởng 1993, thì, ông Nguyễn hiến Lê dứt khoát hơn. Khi Võ Phiến và Lê ngộ Châu (chủ nhiệm tạp chí Bách khoa) ngỏ ý , muốn giới thiệu ông dự giải, ông NhLê lại, đã trả lời như sau, " Cám ơn 2 anh, nhưng [theo] thể lệ, là tôi phải ký vào giấy giới thiệu của 2 anh. Tôi không muốn tranh với ai cả, không chịu ký đâu. Tôi không muốn nhận một số tiền nào của chính phủ này hết. " (' Hồi kí Nguyễn hiến Lê' /nxb Văn học, Hà nội, trang 567).
Vì không thuyết phục được Nguyễn hiến Lê, giải về biên khảo được trao cho Thu Giang- Nguyễn duy Cần . Và, Giản Chi [Nguyễn hữu Văn] là thành viên của hội đồng tuyển trạch, chứ không phải là người trúng giải- như tôi [ĐTHuân] đã viết.
Vậy [thì], người thứ 3 phải lựa chọn ai? Theo chú thích trong Hồi kí Nguyễn hiến Lê( nxb Văn học, Ha nội, tr. 565)- thì , người thứ 3 là nhạc sĩ Lê Thương. Nhưng, chú thích này không phải của Nguyễn hiến Lê, mà, của Hoàng lại Giang, [trưởng chi nhánh nxb Văn học tại tp.HCM], người phụ trách cắt xén các bản thảo , tước khi in, chịu trách nhiệm về mọi sơ sót, đụng chạm tới đảng [CS] và các nhân vật chóp bu. Hoàng lại Giang từ ngoài bắc vào Sài gòn, sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, không am hiểu gì về các giải [văn
chương ở miền] Nam- mà dám chú thích rằng Lê Thương sẽ trúng giải, chứng tỏ sự bừa bãi, cẩu thả, vô trách nhiệm của người biên tập [của nhà xuất bản] cộng sản.
Qui định của giải chọn: một người trong giới biên khảo, một người trong các tiểu thuyết gia, hay thi gia, và một người trong giới âm nhạc, hay hội họa- chứ không phải là Lê Thương, cũng chẳng phải Phạm Duy- mà là Nguyễn văn Anh, một họa sĩ ít người biết tiếng, vì, ông này chỉ dạy ờ Trường Mỹ thuật [Gia định], ít có họa phẩm triển lãm, nhưng có lợi điểm , sinh trưởng ở miền Nam.
Sau khi giải được công bố, Ký-giả -Lô-Răng viết một bài châm biếm, về việc chia vùng trong giải thưởng, khi một người vô danh như ông Nguyễn văn Anh, được lựa trúng giải -[bài viết của Ký-giả Lô-Răng] đăng trên nhật báo Tiền tuyến. Còn Nguyễn hiến Lê, thì, viết trong Hồi kí Nguyễn hiến Lê ( tập iii- nxb Văn nghệ, Hoa Kỳ), rằng, " Sau giải đó [đem] phát cho 3 người: học giả Nguyễn duy Cần, thi sĩ Vũ hoàng Chương và một họa sĩ nào đó[ Nguyễn văn Anh] ít người biết tên..." (tr. 191)
Như vậy, thật ra 3 người trúng giải văn chương nghệ thuật 1973 , là : Vũ hao2ng Chương, Thu Giang-Nguyễn duy cần và Nguyễn văn Anh.
***
Tuy Hành trình một HÁT-Ô chỉ bán ồ ạt được khoảng 1, 2 tháng đầu, rồi chậm lại, như tình hình chung đang xuống của ngành xuất bản hải ngoại- nhưng, tôi rất vui, vì được nhiều thư độc giả gửi tới khen ngợi, khuyến khích.
Bà Ưng thị Mai, gần 80 tuổi, định cư tận Đan mạch, gửi thư nói rằng: bà ở xứ bắc Âu lạnh lẽo, buồn tẻ, rất khó kiếm sách tiếng việt, và, đã đọc sách của tôi, từ khi chế độ cộng hòa chưa sụp đổ, nên, muốn nhận được sách mau chóng. Độc giả Lâm anh Dũng, từ một apartment ở Paris, gửi thư tới- khi bóc thư ra, có 19 đô-la tiền mặt. Anh nói, không mua ngân phiếu quốc tế, vì quá đắt, và, nôn nóng muốn đọc sách mới của tôi. Rủi thay, khi anh đặt mua sách, thì đúng lúc phi trường Los Angelès bị đe dọa đặt bom, bưu điện tạm ngưng nhận bưu phẩm ,gửi bằngđường hàng không. Tôi đảnh viết thư trả lời ngay, để anh khỏi mong đợi, và, thông cảm việc gửi sách chậm trễ. Muốn gửi sách cho anh qua một phi trường khác không bị đe dọa, thì không thể thực hiện được, vì quá xa.
Một điều, tôi dự trù là, sau khi sách phát hành, có thể có những phần tử ảo tưởng, hay thân cộng, sẽ viết thư đả kích, chửi bới. Nhưng điều đó, đã không xảy ra, có thể, vì đại đa số người việt đều hiểu rõ ... quá rồi.
Trái lại, tôi vẫn còn nhận được thư của nhiều độc giả cổ võ, trong số ấy, có bạn Hoàng thái Lai ở East Peoria (Illinois), phản đối, tại sao lại gọi Hồ chí Minh bằng ông - mà chỉ gọi là (...- tạm lược 1 chữ - BT ) là (... - tạm lược 1 chữ - BT) mà thôi . Tôi trả lời, vì sách, nên cần viết bằng những lời lẽ nhã nhặn , không hằn học như lúc thường đàm ... Tôi biết, cói một vài quân nhân đồng ngũ, đã từng lãnh đạo chúng ta, nay nghiêng ngả, vuốt ve cộng sản. Có nhiều cây bút e ngại, né tránh vấn đề cộng sản, còn tôi,đã công khai bày tỏ lập trường dứt khoát, ngay ở sau bìa cuốn sách. (... - tạm lược khoảng 8 dòng, 83 chữ ./ BT) .
Sau khi nhận thư anh bạn nóng tính [Hoàng thái Lai] đã thông cảm, và gủi tặng tôi một cuốn băng vidéo về quê hương miền Nam Việt nam. ( thuở thanh bình trước khi CS chiếm , như 1 món quà hòa giải giữa người viết+ người đọc.)
Cũng còn nhiều chuyện nho nhỏ khác, khiến tôi vui và phấn khởi, coi như những an ủi tinh thần rất đáng quí, từ sau khi sách ra đời. Và, cũng vì vậy, tôi không thể giả vờ quên đi những sai lầm đã tìm ra, mà, phải viết bài này, để , bổ túc cho tập sách nhỏ ấy - và tạ lỗi cùng đọc giả đã thương mến tôi . []
đặng trần huân
THÁNG 2, 1997
( Sđd. tr. 81- 92 - bản copy này hiện sử dụng, mượn từ bản gốc của tác giả Đặng trần Huân tặng Lê ngộ Châu, chủ nhiệm tạp chí Bách khoa- Sài gòn trước 1975)
Tôi viết chậm một phần, vì lẽ, cũng vì cố tránh sự sai lầm tới mức tối thiểu nhất, là, viết bút ký không thể hư cấu như tiểu thuyết, bắt mọi nhân vật, sự kiện theo ý mình. Cuối tháng 8. 1996, khi từ Houston về lại Cali, tôi viết về Xa lộ 10 Đông, so sánh các đoạn freeway chỉ có 2 lằn [lane], còn bên Texas, tôi viết về Xa lộ 405, có đoạn có tới 7 lằn cho xe chạy. Viết xong, tôi ngờ ngợ, không rõ 7 hay 5, nên, phải chờ nửa tháng
sau, có người chở đi qua đoạn đường đó, đếm lại các lane xong, về lại rối, mới có quyết định gửi bài đi.
Những trường hợp, nhà văn Nhật Tiến nhắc tôi về 2 chữ: chùa Như Lai ở Hacienda Heights, C.A. ( trang 140) - thông thường gọi là chùa Tàu - mà, anh bảo là chùa Tây Lai, thì mới đầu nghe, tôi không chịu. Tôi trả lời : nhà anh cách xa chùa tàu gần 40 dặm, còn nhà tôi chỉ cách chùa có 5 dặm, và, tôi tới chùa đó nhiều lần, chùa không có tên việt, vả lại, trong sách hướng dẫn, ghi tiếng anh HsiLai Buddist Temple, nên tôi hiểu là Như Lai. Anh Nhật Tiến lại viết cho tôi một thư dài, nói rằng : người Tàu phát âm 'Si' là 'Tây', như trường hợp nước Xi -lan, cố đô Trung quốc là thành Tây An. Tôi nhận thấy có phần nào Nhật Tiến nói có ly, nhớ lại khi đi học, trong sách địa lý của Pháp, cũng gọi ba tỉnh của Trung hoa, giáp phía bắc Việt nam : Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.
( Quảng Tây ghi KwangTsi .) Trong ấn bản lấn thứ 4: Atlas of the World của tạp chí National Geographic, ghi Quảng Tây là Kwang Si, ấn bản lần thứ 6 (1990) có hơi khác, ghi Guang Xi, nhưng, ta thấy Tây vẫn ghi âm Xi.mà, nhiềiu
Nhưng, điều tôi chịu thua nhà văn Nhật Tiến, là, anh gửi cho tôi cuốn sách Lịch Âm Dương đối chiếu năm 1993, do tịnh xã Minh Đăng Quang ở Wesminster, C.A. xuất bản, trong đó ghi chùa Tây Lai trong danh sách các chùa trong vùng. Tên một ngôi chùa đã được tổi chức Phật giáo thừa nhận, tất nhiên phải đúng hơn , so với các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu suy luận.
Giống hệt như khi học tiếng anh, về các loại trái cây, các loại rau, các cây kiểng; không có gì bằng vào coi trong siêu thị, hay , các tiệm bán cây. Coi trong từ điển khoa học, thì toàn những tên dài khó nhớ, chỉ dành cho những nhà chuyên môn, mà, tin theo từ điển song ngữ Từ điển Anh Việt, được coi là hay nhất của Viện Ngôn ngữ học ở Hà nội, thì có khi dốt thêm, Vì rằng, đã từ hơn 20 mươi năm nay, từ điển này vẫn dạy người ta: okra là cây mướp tây.Ấn bản trong Nam của cuốn Từ điển Anh Việt nói trên, do nxb tp HCM tái bản năm 1993, thuê in tại Đài Loan, mà, nhiều tiệm sách bày bán ở tại Cali, với giá 36 đô-la, cũng để y nguyên: cây mướp tây như các bản in ổ trong nước. Thực ra, thì okra chỉ là cây đậu bắp, không biết ở bên tây có nhiều không, nhưng ở miền Nam Việt nam, thì nó mọc nhan nhản ở trong vườn tược, thậm chí ở các hàng rào, bờ ruộng, để chúng ta hái về nấu lẩu, nấu cù-lao.
Trả lời chịu thua Nhật Tiến, nhà văn còn là bạn thân lâu năm, khi anh còn là hạ sĩ [lực lượng] Bảo an, làm việc trong Phòng Dân vụ thuộc Tổng nha với tôi, từ thập niên 60. Tôi biết tính tình anh, và, nhất là qua thư trao đổi văn nghệ: nói về thái độ của anh đối với cộng sản, anh viết, " Còn về phần tôi có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn anh, từ Nam ra Bắc, với nhiều thành phần cộng sản có gốc gạo cội, nên còn được nghe nhiều chuyện động trời hơn, vì, có ở trong chăn mới biết chăn có rận".
Như thế, hẳn là anh [Nhật Tiến] không thích ở trong cái chăn có rận ấy, nhưng, anh co1` những hoạt động, khiến anh em thắc mắc- hẳn là- phải có lý do riêng tư nào đó, mà anh không thể giải thích được. Và, chúng ta cũng không ép anh phải giải thích, và, nên thông cảm với anh.
***
Một sai lấm lớn nưa, toi thắc mắc, khi viết về Giải Tuyên dương sự nghiệp văn học nghệ thuật 1973, do tổng thống Việt Nam Cộng Hòa trao tặng. (trang 126) - giải thưởng này qui định trao cho 3 văn nghệ sĩ sáng tác được tuyên dương cho cả sự nghiệp văn học của họ: mỗi người 1.000.000 Vnđ- khi đó, giá vàng là 40.000 đ/ lạng. Tôi đã viết, vì hội đồng tuyển trạch biểu quyết trao giải cho Vũ hoàng Chương, Giản Chi [ Nguyễn hữu Văn], nên không thể chọn thêm [nhạc sĩ] Phạm Duy nữa- vì như thế- người được giải toàn là người miền bắc cả, không tiện.
Nhà văn Võ Phiến điện thoại cho tôi biết: năm đó [nhà biên khảo] Thu Giang-Nguyễn duy Cần trúng giải, chứ không phải là Giản Chi [Nguyễn hữu Văn]. Khi tôi hỏi lại, vậy thì, những ai được trao giải, anh[Võ Phiến] cũng không nhớ rõ. Tôi hỏi thêm nhiều người khác, cũng [không ai] trả lời nổi vào chi tiết. Tôi tìm đọc Phụ lục II, trong cuốn Hồi kí Nguyễn hiến Lê ( ấn bản của nxb Văn học, Hà nội) , nói về chuyện này, nhưng ông NhLê chĩ ghi : ông từ chối không chịu ký vào giấy giới thiệu để tham dự 'bô môn biên khảo. Trước đó vài năm, cuốn thượng của bộ Đại cương triết học Trung quốc, Nguyễn hiến Lê viết chung với Giản Chi [Nguyễn hữu Văn], xuất bản 1965, được giải biên khảo, nhưng ông NhLê không từ chối giải. Trong Hồi kí ( tập II) của Nguyễn hiến Lê (nxb Văn nghệ Westminster C.A., 1990) chính tác giả kể: bộ sách dày quá, lại có nhiều trang chữ hán,
in tốn kém, mà bỏ vốn nhiều lại thu về rất chậm, ông [NhLê] kết luận, " May thay bộ đó [được] giới trí thức hoan nghênh, Nha Văn hóa cho chúng tôi giải nhất văn chương toàn quốc 100.000 Vnđ ( ngành biên khảo),[thì] chúng tôi nhờ Nha [Văn hóa] tặng lại một cơ quan văn hóa [khác].." (trang 292)
Với giải thưởng 1993, thì, ông Nguyễn hiến Lê dứt khoát hơn. Khi Võ Phiến và Lê ngộ Châu (chủ nhiệm tạp chí Bách khoa) ngỏ ý , muốn giới thiệu ông dự giải, ông NhLê lại, đã trả lời như sau, " Cám ơn 2 anh, nhưng [theo] thể lệ, là tôi phải ký vào giấy giới thiệu của 2 anh. Tôi không muốn tranh với ai cả, không chịu ký đâu. Tôi không muốn nhận một số tiền nào của chính phủ này hết. " (' Hồi kí Nguyễn hiến Lê' /nxb Văn học, Hà nội, trang 567).
Vì không thuyết phục được Nguyễn hiến Lê, giải về biên khảo được trao cho Thu Giang- Nguyễn duy Cần . Và, Giản Chi [Nguyễn hữu Văn] là thành viên của hội đồng tuyển trạch, chứ không phải là người trúng giải- như tôi [ĐTHuân] đã viết.
Vậy [thì], người thứ 3 phải lựa chọn ai? Theo chú thích trong Hồi kí Nguyễn hiến Lê( nxb Văn học, Ha nội, tr. 565)- thì , người thứ 3 là nhạc sĩ Lê Thương. Nhưng, chú thích này không phải của Nguyễn hiến Lê, mà, của Hoàng lại Giang, [trưởng chi nhánh nxb Văn học tại tp.HCM], người phụ trách cắt xén các bản thảo , tước khi in, chịu trách nhiệm về mọi sơ sót, đụng chạm tới đảng [CS] và các nhân vật chóp bu. Hoàng lại Giang từ ngoài bắc vào Sài gòn, sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, không am hiểu gì về các giải [văn
chương ở miền] Nam- mà dám chú thích rằng Lê Thương sẽ trúng giải, chứng tỏ sự bừa bãi, cẩu thả, vô trách nhiệm của người biên tập [của nhà xuất bản] cộng sản.
Qui định của giải chọn: một người trong giới biên khảo, một người trong các tiểu thuyết gia, hay thi gia, và một người trong giới âm nhạc, hay hội họa- chứ không phải là Lê Thương, cũng chẳng phải Phạm Duy- mà là Nguyễn văn Anh, một họa sĩ ít người biết tiếng, vì, ông này chỉ dạy ờ Trường Mỹ thuật [Gia định], ít có họa phẩm triển lãm, nhưng có lợi điểm , sinh trưởng ở miền Nam.
Sau khi giải được công bố, Ký-giả -Lô-Răng viết một bài châm biếm, về việc chia vùng trong giải thưởng, khi một người vô danh như ông Nguyễn văn Anh, được lựa trúng giải -[bài viết của Ký-giả Lô-Răng] đăng trên nhật báo Tiền tuyến. Còn Nguyễn hiến Lê, thì, viết trong Hồi kí Nguyễn hiến Lê ( tập iii- nxb Văn nghệ, Hoa Kỳ), rằng, " Sau giải đó [đem] phát cho 3 người: học giả Nguyễn duy Cần, thi sĩ Vũ hoàng Chương và một họa sĩ nào đó[ Nguyễn văn Anh] ít người biết tên..." (tr. 191)
Như vậy, thật ra 3 người trúng giải văn chương nghệ thuật 1973 , là : Vũ hao2ng Chương, Thu Giang-Nguyễn duy cần và Nguyễn văn Anh.
***
Tuy Hành trình một HÁT-Ô chỉ bán ồ ạt được khoảng 1, 2 tháng đầu, rồi chậm lại, như tình hình chung đang xuống của ngành xuất bản hải ngoại- nhưng, tôi rất vui, vì được nhiều thư độc giả gửi tới khen ngợi, khuyến khích.
Bà Ưng thị Mai, gần 80 tuổi, định cư tận Đan mạch, gửi thư nói rằng: bà ở xứ bắc Âu lạnh lẽo, buồn tẻ, rất khó kiếm sách tiếng việt, và, đã đọc sách của tôi, từ khi chế độ cộng hòa chưa sụp đổ, nên, muốn nhận được sách mau chóng. Độc giả Lâm anh Dũng, từ một apartment ở Paris, gửi thư tới- khi bóc thư ra, có 19 đô-la tiền mặt. Anh nói, không mua ngân phiếu quốc tế, vì quá đắt, và, nôn nóng muốn đọc sách mới của tôi. Rủi thay, khi anh đặt mua sách, thì đúng lúc phi trường Los Angelès bị đe dọa đặt bom, bưu điện tạm ngưng nhận bưu phẩm ,gửi bằngđường hàng không. Tôi đảnh viết thư trả lời ngay, để anh khỏi mong đợi, và, thông cảm việc gửi sách chậm trễ. Muốn gửi sách cho anh qua một phi trường khác không bị đe dọa, thì không thể thực hiện được, vì quá xa.
Một điều, tôi dự trù là, sau khi sách phát hành, có thể có những phần tử ảo tưởng, hay thân cộng, sẽ viết thư đả kích, chửi bới. Nhưng điều đó, đã không xảy ra, có thể, vì đại đa số người việt đều hiểu rõ ... quá rồi.
Trái lại, tôi vẫn còn nhận được thư của nhiều độc giả cổ võ, trong số ấy, có bạn Hoàng thái Lai ở East Peoria (Illinois), phản đối, tại sao lại gọi Hồ chí Minh bằng ông - mà chỉ gọi là (...- tạm lược 1 chữ - BT ) là (... - tạm lược 1 chữ - BT) mà thôi . Tôi trả lời, vì sách, nên cần viết bằng những lời lẽ nhã nhặn , không hằn học như lúc thường đàm ... Tôi biết, cói một vài quân nhân đồng ngũ, đã từng lãnh đạo chúng ta, nay nghiêng ngả, vuốt ve cộng sản. Có nhiều cây bút e ngại, né tránh vấn đề cộng sản, còn tôi,đã công khai bày tỏ lập trường dứt khoát, ngay ở sau bìa cuốn sách. (... - tạm lược khoảng 8 dòng, 83 chữ ./ BT) .
Sau khi nhận thư anh bạn nóng tính [Hoàng thái Lai] đã thông cảm, và gủi tặng tôi một cuốn băng vidéo về quê hương miền Nam Việt nam. ( thuở thanh bình trước khi CS chiếm , như 1 món quà hòa giải giữa người viết+ người đọc.)
Cũng còn nhiều chuyện nho nhỏ khác, khiến tôi vui và phấn khởi, coi như những an ủi tinh thần rất đáng quí, từ sau khi sách ra đời. Và, cũng vì vậy, tôi không thể giả vờ quên đi những sai lầm đã tìm ra, mà, phải viết bài này, để , bổ túc cho tập sách nhỏ ấy - và tạ lỗi cùng đọc giả đã thương mến tôi . []
đặng trần huân
THÁNG 2, 1997
( Sđd. tr. 81- 92 - bản copy này hiện sử dụng, mượn từ bản gốc của tác giả Đặng trần Huân tặng Lê ngộ Châu, chủ nhiệm tạp chí Bách khoa- Sài gòn trước 1975)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét