Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

' 5000 km xuyên việt' , ai còn, ai mất ...? / bút ký thế phong -- bài : đinh bạch dân

5ooo km xuyên việt. ai còn ai mất? 
bút ký viết vào 2007


                                                   '5000 km xuyên vit',
                                 ai còn ai mt ?/ thế phong
                                                                   đinh bạch dân ghi 


 bìa sách '5000 km xuyên việt'
( nxb thanh niên (hà nội)-- chi nhánh tại tp. hcm cấp phép , năm 2008-
      giao cho doanh nghiệp T.N.  khai thác; chưa phát hành.
                  -  blog chimviet đã post toàn tập lên mạng.
pdf=theaphong
<chimviet.free.fr/.../thephong/5000%km%Xuyen%20Viet%20... 


[PDF] theaphong
chimviet.free.fr/.../thephong/5000%km%Xuyen%20Viet%20...
        


                                                                      (ảnh trên cùng, bên trái:

                                                                   -   nữ nhà văn Trần thị Bông Giấy [1948-   ]
                                                                  +  nhà thơ nữ Ý Nhi  [1944-    ]
                                                                  + cựu biên tập viên Lê Duyên [1950? --   ]
                                                                  + văn sĩ tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh [1909- 1974]
                                                                  +  thi sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014] 
                                                                  +  mục sư Báp- tít Lê quốc Chánh [1938-    ]
                                                     +  bà Bùi thị Phương Giản [1910- 1990]( mẹ vợ Thế Phong]
                                                                  +   Nguyễn thị Khê [1937-  vợ Thế Phong -  ảnh chụp khoảng 10 tuổi)
                                                                  +  nhà văn Lý văn Sâm [1921- 2000]
                                                                  +  Đỗ  mạnh Tường Khê [ quốc tịch Mỹ: KHÊ DO- 1966 -      ]
                                                                  + nhà gia phả học Dã Lan Nguyễn đức Dụ [1919- 2001]
                                                                            
                                                                          (ảnh lớn trong vòng tròn:

                                                                   - cựu linh mục văn sĩ Nguyễn ngọc Lan [1930-  2007]

                                                                      

(ảnh lớn trong vòng tròn:

                                                                 + bà Đỗ thị Thảo [1918- usa 2009]  (cô ruột Thế Phong)
                                                      + ông Nguyễn quốc Bảo [1908-  dalat 1981]  (bố vợ Thế Phong]
"


Bùi thị Phương Giản  [1910- saigon 1/ 5/ 1990] 
sinh ở làng Trinh tiết, Hà đông (nay ,Hànội), mẹ vợ tôi
rất bảo thủ. Nhớ lại , năm 1966; tôi lên Dalat xin cưới thứ nữ Nguyễn thị Khê [1937-  ]
                    bà nhât định không thuận cho người anh nghĩa tử, Pham quang Huyến thay mặt bà 
         cô ruột tôi chủ hôn phía nhà trai -- vì,bà Đỗ thị Thảo bỏ về Saigon nửa chừng-- tối qua, 
bà đọc Năm sắc diện năm định mệnh/ Du từ Lê ,
                     tác giả Du Tử Lê  khẳng định:'  Thế Phong 'sans famille, tứ cố vô thân' 
              Sau vài năm ngày 30/4/1975, bố mẹ vợ tôi rời Dalat về Saigon, ở vời vợ chồng tôi một thời gian;
                mẹ vợ tin Chúa, mục --sư Lê quốc Chánh làm phép báp-têm tại hội thánh Báp tít ân điển. 
                   Sau đó, bà xuống ở với chị của vợ tôi  ở Cảng Saigon, qua đời vào đúng ngày 
          lao động quốc tế, 1/ 5/ 1990. 
                    tang lễ có đại diện Chi hội Tin lành Khánh hội, truyền đạo Phan vĩnh Cự 
[nay, hội trưởng Tổng hội Tin lành miền Nam] tơi tham dự  cầu nguyện. 
 Bà mẹ vợ tôi qua đời, chỉ vì  bị nghẹn cơm, không kịp uống nước; sau tắt thở.
             Vợ tôi mỗi khi nhớ đến mẹ, than thở, ' không mua nổi một cái khăn cho mẹ quàng cổ khi trời lạnh
--ấy là thời bao cấp, ăn bo-bo (lại gọi là 'cao lương') ;
-- riêng tôi, luôn nhớ câu bà nói với vợ tôi, từ năm 1966: 
"nó,  thằng ba búa, thiên hô bát xát, múa bát leo giây ; con ơi! mày mà lấy nó sẽ khổ một đời, con ạ!" . 


  " sau vài năm 30/4/ 1975,  bố mẹ vợ tôi rời Dalat
                                             về Saigon, ở với vợ chồng tôi một thời gian,  mẹ vợ tôi [bùi thị phương giản]
                           tin Chúa; mục sư Lê quốc Chánh làm phép báp-têm tại hội thánh Báptít ân điển, ngày 12-4- 1987"

                                                   (ảnh chụp trước thánh đường Báp-tít ân điển, 209 Công lý  SG-
                                                          mẹ vợ (áo lễ báp-têm) + vợ tôi, nguyễn thị khê (áo dài vàng)



" thân tặng anh Thế Phong, kỷ niệm ngày tao ngộ " Saigon 3/1/2006)
( ký tên: Truong Vu , 482A Geneva Ave/ Boston, MA 02122-1349)
 " bây giờ ,  Thằng Phái Gió nhìn ảnh; chẳng nhớ nổi  mặt mũi Mr Vũ kia; 
chì còn thấy ' mắt phải hiêng hiếng;  tí ti mắt lươn hệt mắt bạn ta, Văn Quang'. 
  




                                                       'chính tay cô chủ tiệm Vi tính 18 ở  đường Huỳnh khương Ninh,
                                                                     Dakao lay out sách, dưới mắt tôi, 'quá đẹp'.
                                                                            
                                                                                                                                                          

"bản thảo thứ nhất' Hồi ký ngoài văn chương', 
           Phan Diên trao cho chủ nhà xuất bản 'Văn nghệ'
      ở Bolsa, Võ thắng Tiết in ấn ..."


"bản thảo thứ 2, 'Thư viết ở Saigon'; Phan Diên
  trao chủ nxb Văn Uyển..." kỳ nay cô chủ' lay out'
ruột, bìa tự trình bày luôn ..."


                                                    " Tác phẩm này ấn hành tại Mỹ, mới gửi được
                                                                  một cuốn về Việtnam cho cha đẻ của nó, nhà văn
                                                                  Thế Phong"  ( Houston 15/72000/  Nguyễn đắc Sơn.)

                                                                  là tác giả' Những bức tình hay nhất thế giới
                                                                  (2 thừ tiếng: anh, việt) , bị 5, 6 nhà xuất
                                                                  bản ở VN tái bản 'vô tội vạ' ( sau 1975). TP,  
                                                                   người đại diện hợp pháp của Nguyễn đắc Sơn 
                                                                  đưa đơn khiếu kiện, chỉ 2 nhà xuất bản Văn học
                                                                   + Văn hóa thọng tin; đã thu được khoảng  2500 usd.
                                                                   Dịch giả Nguyễn đắc Sơn [1931-   ] hiện nằm khoèo ở
                                                                   nursing home đã 3, 4 năm; nhà bị ngânh àng tịch biên;
                                                                   kho sách có nhiều sách báo việt từ thời tiền chiến, được
                                                                   bán tống tháo, thu được ít trăm đô-la.  Con trai là một luật sư 
                                                                   hiện ở Mỹ; còn bà vợ tên H. sống bên cạnh lúc cuối đời,
                                                                    đã bỏ về Hànội)

                                                                  ( Lê Duyên, cựu biên tập nxb Văn nghệ tp. HCM, kể lại).

                                                               

                                                                    Lê Duyên ( trái) + nữ thi sĩ Tâm Uyên, tác giả
                                                                    thi tập THƠ TÂM UYÊN  (được cấp giấy phép, 
                                                                     in 1000 cuốn , in xongkhông bán;
                                                                                        chỉ để tặng bạn bè.)
                                                                     


                                                                   


                                                       lê duyên [ 1948-  ] cựu biên tập nxb văn nghệ tp, hcm (phải)
                                           + nữ thi sĩ ý nhi [ 1944-   ], ngưởi đầu tiên ở Việt nam được giải  thưởng 
                                                                                   thơ CIKADA / Thụy điển. 
                                                                                       (ảnh :lữ quốc văn)



                                                           Lý văn Sâm, tác giả Kòn Trô,  Lê Duyên biên tập, 
                                                           nxb Văn nghệ tp. HCM cấp phép, TP liên kết xuất bản,
                                                          chủ nhà sách Văn nghệ, Đào Minh phát hành. 
                                                          Thế là văn sĩ Lý văn Sâm có nhiều cơ hội  rủ TP đi cà-phê cà-pháo; 
                                                           nhưng phải tới căn-tin ở 179 Lý chính Thắng;
                                                          để chờ' ngắm bằng được đôi mắt Lê Duyên,
                                                          người biên tập Kòn Trô. Chờ nhiều lần; có gặp Lê Duyên rồi,
                                                          nhưng cô nàng không chịu bỏ kiếng mát.
                                                          Và, cho đến khi giã từ đời, văn sĩ Lý văn Sâm chưa 
                                                          được ngắm ' thuyền anh bơi lội trong ngươi mắt Lê Duyên ' 
                                                                         (chú thích: Thằng Phải Gió)



         'Nước chảy qua cầu',  một tác phẩm  hay tuyệt , 
          Thy Hà chuyển dịch anh ngữ River of Times ;
      giáo sư Berkson viết tựa; xuất bản ở Mỹ.  
         Sau năm 2000,  nhà xuất bản Văn nghệ tp. HCM 
 cấp phép tái bản bản tiếng việt--
      ruột đã 'ra bản nhũ', Vũ đình Giang vẽ bìa;
 sửa soạn  chạy máy -- 
cuối cùng, bị hủy bỏ 'hợp dồng liên kết xuất bản'.


 ' một truyện dài không có tên' ( tập2 ) 
        gây một ấn tượng mạnh mẽ trong giới 
văn chương hải ngoại'--
ở saigon, cựu chủ nhiệm báo bách khoa
(lê ngộ châu)  'nức nở khen hết lời'
 ( thư gửi tạ tỵ, ở hoa kỳ)
  

          ' lần về thăm saigon mới nhất, tháng 7/2015 --
    trần  thị bông giấy  mang theo ' nghìn thu mệnh bạc
 (tập IX) tặng một số bạn văn ở tp. hcm. 


trái qua: họa sĩ Tạ Tỵ  [1921- saigon 2004] -- Trần thị Bông Giấy [1948-    ]
-- -- ông Ngô đa Thiện (đứng) -- bác gái Tạ Tỵ ( ngồi -  đã chết) -
--ông Lê công Y (đứng) -- nhà văn Văn Thanh -- nhà thơ Dương diên Nghị
(tặng anh Thế Phong/ ký tên TTBG)



  Chuyến xuyên việt vào đầu tháng 10/ 2006 (3 tuần), do Nimbus tourist tổ chức ; khi chúng tôi về đên Saigon; Kiều Liên Sơn gọi điện thoại giục, 

" viết đi, cho tao đọc nhé, dù tao đang bị ung thư giai đoạn cuối..." 

 Vợ tôi cùng nghe điện thoại tôi trả lời,


" ừ, mày yên chí đi, tao viết xong; là, đưa cho  trưởng chi nhánh nha xuất bản Thanh niên,  Thái Thăng Long ký giấy phép, chuyển cho doanh nghiệp T.N  in ấn, phát hành sớm.  Cúp máy đây , tao tiếp tục 'tối tác' ."
Trưởng chi nhánh nxb Thanh niên tại Saigon cấp một hơi 4 tờ giấy phép + bản nhũ+ bìa ;  với lời nhắn nhủ,"... anh yên tâm đi, trước họ đã in 3 cuốn của anh; lần này thì phát hành sớm thôi". 

Thường ra, ít khi tôi ghi tặng một ai đó trên sách; lần này tôi rất nhớ bà cô tôi, định cư ở Mỹ từ năm 1991. Sang Mỹ, ở nhà thuê của trưởng nam Dương mạnh Hùng .(kiến trúc sư ở Saigon,  trước 1975-- sang Mỹ tu nghiệp, đùng một cái, biến cố 30/4/ 1975 , Saigon thay chủ, ở lại), hiện làm chủ 3 căn  nhà,  hàng thán, bố mẹ phải trả 400 đô-la tiền thuê.   Nhớ lại, khi xưa ở Saigon, bà cô tôi đi dạy tư tiếng Pháp ròng rã bao năm; công với lương 3 cọc, 3 đồng của ông chồng công chức--  để nuôi 4 con; 3 trai, 1 gái đỗ đạt, thành người.   Lại nuôi cả tôi từ cuối năm 1952 (tôi bị mất liên lạc với mẹ, khi Nghĩa lộ / Yên bái/ Bắc bộ rơi vào tay CS cuối năm 1952, cho tới cuối năm 1952) -- bởi vậy; mới có hàng chũ ghi
 ' tặng bà Đỗ thị Thảo.'


 "ông nội Đỗ văn Phác mất ngày 7/6.
Táng tại đồng gạo tỉnh Phú thọ, đồn Việt trì,

huyện Hạc trì. BV [Bắc việt]. 
" Bà nội Phạm thị Thắm  [ mất ngày] 19/5 ta.
Táng tại đồng gạo gần gót Ninh.
Tỉnh Phú thọ, đồn V.tr [ Việt trì]
Huyện Hạc Trì. B.V, [Bắc việt]"

  bút tích được ghi lại,bà Đỗ thị Thảo giao cho cháu đích tôn, còn là 
trưởng tộc họ Đỗ văn; là Đỗ mạnh Tường (Thế Phong)
 con ông Đỗ văn Đức + bà Phùng thị Mùi --
 trước khi người cô ruột Đỗ thị Thảo 
đi định cư ở Hoa Kỳ, vào năm 1991.


 Bút ký 5000 km xuyên Việt' được giao cho tiệm Vi tính 18 ở Dakao
 đánh máy; chính cô chủ 'lay out',  trình bày đẹp,  rất vừa mắt tôi. Bìa;  chính tôi ghép ảnh trình bày, tay thợ phát ngôn," bìa sách gì mà  trính bày rắc rối thế này,  phải trả thêm tiền công, gấp rưỡi ." . Sách chưa ra được, bỗng nhận được một cú điện thoại,  gọi từ Hà nội, báo tin Kiều Liên Sơn qua đời;  buộc phải viết thêm chương đầu 'Vào đề', có đoạn:

" Một buổi tối đầu tháng 12, đầu giây điện thoại bên kia, nhà văn Băng Sơn báo Kiều Liên Sơn * đã qua đời.  Chôn cất ngay trong đất vườn nhà , tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng có 5 người bạn: Băng Hồ (đã chết), Băng Sơn (đã chết), Vân Long, Tạ Vũ; và, một đại diện hội Nhà văn Hà nội ..."

------------------
* KIỀU LIÊN SƠN (1936-2007) Tên khai sinh ban đầu: Dương đức DZƯ (nay là DƯ). Nguyên quán Xuân phương ( nay thuộc huyện Từ liêm, Hànội). Hội viên hội Nhà văn Hà nội. 
Tác phẩm: Tình yêu muộn mằn (thơ, nxb Hànội , 1992) --Trước giờ xử bắn (kịch nói, Hànội, 1996)-- Chị Thủy (kịch bản chèo -- cùng viết với Trần Huyền Trân ( Hànội 1976) --Khoảnh khắc trời mây (bút ký, Hànội 1996) -- Phía sau chiến tranh (nxb hội Nhà văn, Hànội 2005) v.v ...
  
(trang 5/ 5000 KM XUYÊN VIỆT/ THẾ PHONG)


trang 5 /5000 KM XUYÊN VIỆT


" ... có đọc [Thế Phong] + biết về anh; thì mới thấy
đó là một người lữ hành trong bước hành trình chữ nghĩa"
( lời  Trần thị Bông Giấy) --  (ảnh : Đào Đăng)



Thế Phong mặc 'xi-din'  khi ở nhà  trong
cư xá Phi long (TSN)bế bé  trai út Đỗ Thông
Tường Khê [ 1972-    ]   sau khi cho  bé bú bình sữa
 hình dưới
chị của út trai,  Đỗ Như Tường Khê [ 1971-    ]




phải qua, hàng sau :   văn sĩ  mai thảo (chết)-- nhà thơ hà thượng nhân (chết)
thế phong  [ 1932 -     ] --nhạc sĩ hùng lân ( chết) --
cựu tướng Kq VNCH + văn sĩ trần văn minh [1932- usa 1997] -- nhà phê bình
văn học nguyễn đình tuyến ( hiện ở Mỹ) -- nhà văn mặc thu ( chết)
chủ báo Bách khoa: Lê ngộ Châu ( chết) -- văn sĩ phan nhật nam [1943-   hiện ở Mỹ)--
nhiếp ảnh gia nguyễn mạnh đan [1925-    hiện ở Saigon ]



trần thiệp hiệp ở Mỹ về, 'ới'  đi  cà phê ở quán  ca -phêTí Ni, 
 hẻm 5 Nguyễn đình Chiểu ( quận 3/tp.HCM):
trái qua: Tâm Uyên -- Hoàng Hương Trang --Thế Phong -- 
Trần thiện Hiệp --Hoàng Vũ Đông Sơn (chết) --Lê thị Kim 
(ảnh chụp năm 2003)




văn sĩ thanh thương hoàng ' ới'  đi ăn ở khu làng báo chí ( quận 2) --
( trước 75, anh ta là chủ tịch Nghiệp đoàn báo chí VNCH
 kiêm  quản lý Kiến ốc cục, xây nhà cho anh em báo chí + văn giới.
h2ng sau: lữ quốc văn [ 1934-  ] -- thế phong [1932-    ] --
thanh thương hoàng [1930-  ] --văn quang [ 1933-   ]
hàng trước, ngồi: uyên thao [ 1933-  ] -- lê thị kim [1950-     ]
 nhạc sĩ văn khói ( ở hoa kỳ về chơi) -- bác sĩ vinh (quân y sĩ thời VNCH
   (ảnh chụp : 1998)



 tiệc tân gia vào năm 2000,  Thế Phong mời mục sư
Báp -tít Lê quốc Chánh [ 1938-   ]  ngồi ghế chủ tọa , đang cầu nguyện
  cảm ơn Chúa cấp linh lương vật thực đủ dùng hàng ngày
+ cựu linh mục văn sĩ Nguyễn ngọc Lan [1930- saigon 2007]
-- tác giả Nguyễn thanh Nhã [ 1937-   ] --   X...  cựu giáo chức, anh ruột
nữ họa sĩ  Nguyễn thị  Tâm
-- Lữ quốc Văn [1934-   ] -- Thế Phong [ 1932-   ]



tấm ảnh do cựu Kq thiếu tá Dương Thuận (nhà văn Huy Sơn)
 ở bang Connecticut gửi cho TP . ( trong đó có chân dung ảnh TP +
nhiều khuôn mặt văn nghệ sĩ + bạn bè của Huy Sơn_Dương Thuận --
 vào thập niên 50s ở Hà nội . (pre 1954).

***


- Bìa 5000 kM XUYÊN VIỆT in 14 chân dung ảnh 9 những người được tác giả nhắc trong bút ký;  10 năm sau nhìn lại ; thì ai còn , ai mất đây?  Những vị còn sống trên cõi ta bà : Trần thị Bông Giấy (hiện ở San Jose) -- Ý Nhi + Lê Duyên ( tp. HCM) -- Nguyễn thị Khê (vợ TP) - mục sư BÁp tít ân điển  , Lê quốc Chánh [1938-   ]  --  và, Đỗ mạnh Tường Khê ( quốc tịch Mỹ: DO KHE].    Những vị đã rũ bụi đời,  về cõi ta bà mịt mùng khơi : văn sĩ tiền  chiến Nguyễn đức Quỳnh [ 1909- saigon  6/6/1974)  --  văn, thi sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn [ 1939-  saigon 24/9/ 2014) -- bà Bùi thị Phương Giản ( mẹ vợ Thế Phong-   1910- saigon 1990 ] --văn sĩ Lý văn Sâm [1921- saigon 2000] -- linh mục văn sĩ Nguyễn ngọc Lan (1930- saigon 2007) -- bà Đỗ thị Thảo  ( cô ruột Thế Phong 1917- usa 2009)-- ông Nguyễn quốc Bảo ( bố vợ Thế Phong 1907- 1981 )-- và nhà gia phả học Dã lan_Nguyễn đức Dụ [1919- saigon 3/5/ 2001]. 

 trong bài này, tôi chỉ đề cập nhà văn nữ Trần thị Bông Giấy + nhà gia phả học Dã Lan Nguyễn đức Dụ .


 1) nữ nhà văn  trần thị bông giấy [ 1948 -     ]


nữ nhà văn trần thị bông giấy 
( nguyễn đắc sơn chụp / tháng 7/1999 )



  " chữ nàng bay bướm quá/ số nàng, số đào hoa/
cứ như lời thầy dạy/ nàng sẽ khổ tới giá"
( lời bông phèng của TP)



".. để rồi chuyến xe khuya đưa tôi [TTBG] + Âu Cơ   về Dalat ; ngoài
Thế Phong; còn có  Mỹ Vân, anh Phùng kim Ngọc 
+ anh Hoàng Vũ Đông Sơn ... "   (TRẦN THỊ BÔNG GIẤY)
(ảnh chụp trước nhà Thủy Tạ Dalat;
trái qua :Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- saigon 14/9/ 2014] 
-- Trần thị Bông Giấy  + Âu Cơ + Thế Phong )



trái qua, hàng trên cùng:
 văn sĩ  Hoàng Khởi Phong [1943-    ] +Thế Phong
--  tác giả Phan Ngọc Thường Đoan+  nữ thi sĩ _họa sĩ Lê thị Kim [1950-    ]--
văn sĩ tiền chiến  Thanh Châu + tác giả Hoài Việt 
hàng thứ 2:
 Thế Phong + họa sĩ Đằng Giao --
  nhà phê bình văn học tiền chiếnThượng Sỹ _Nguyễn đức Long [1906- 1997- dưới mắt Tạ Tỵ)
-- 2 người bạn của TP . 
hàng thứ 3 :
-- cựu thiếu tá kq Nguyễn văn  Phát (nay: Phat Nguyen, quốc tịch mỹ +  2 con + vợ  )
-- họa sĩ tài tử Phan Diên [1943-   ]  + thi sĩ Thái Thủy -- nhà báo Nguyễn quốc Thái + nữ tác giả Phương Quỳnh--
hàng thứ 4
nữ văn sĩ  Nguyễn thị Ngọc Dung(quốc tịch Mỹ-  vợ cũ nhà văn VănQuang)--  cựu  ký giả Hồng Dương +
+ vợ nhà báo Uyên Thao +Thế Phong + Dao Storm ( nữ nhà văn mỹ  đương đại) + Uyên Thao
-- cựu trung tá Kq_ thi sĩ Cung Trầm Tưởng [1932-     ]+ Thế Phong + nhạc sĩ Y Vân_ Trần tán Hậu 1933- 1969] 
--  Thế Phong + bác sĩ Nhị Khê (thứ nam của TP) 
(tư liệu ảnh TP)



vợ chồng cựu thiếu tá Kq Nguyễn văn Phát [1939-   - nquốc tịch Mỹ:  PHÁT NGUYEN) 
+Bonnie Phan (vợ Phan Diên) + họa sĩ' tài tử' Phan Diên [1944-  ]
(Phan Diên cung cấp ảnh)


Không ngoài ai vào đây,  đó là họa sĩ 'tài tử' Phan Diên,  người đem 2 bản thảo tôi viết sau 1975 sang nước Mỷ để in ấn . Bản thảo đầu tiên 'Hồi ký ngoài văn chương';  chàng đưa về Mỹ,  trao cho chủ nhà xuất bản Văn nghệ ở Bolsa, Võ thắng Tiết in ấn, phát hành.  Cứ như chàng kể lại với tôi, "ông Tiết nói TP là bạn quen cũ ở Saigon trước 1975 " --  khi ấy,  ông Tiết trông coi nhà  xuất bản  Lá Bối ở đường Nguyễn Lâm .(Saigon 10).  Bản  morasse giao cho cựu Kq Nguyễn văn Phát ( quốc tịch Mỹ  PHAT NGUYEN) , bìa ông Tiết trao cho Khánh Trường trình bày . (phải để tên ĐỒNG VĂN xuất bản, VĂN NGHỆ phát hành; vì lý do nhạy cảm, TP rất -rất là bị đa số văn nghệ sĩ đồng thời không ưa).   Với tác giả suốt 60 năm cầm bút, lần đầu tiên được trả bản quyền cao nhất: 500 usd. Bản thảo thứ 2 'Thư viết ở Saigon', Phan Diên trao chủ nhà xuất bản Văn Uyển, ' cô nàng mới bị' chồng bỏ' hay 'bỏ chồng sẽ in 'tắp lự' ( tắp lự :chữ đặc thù miền Bắc bây giờ).-- kỳ này cô chủ Trần thị Bông Giấy [TTBG] lay out ruột, bìa tự trình bày luôn .   Bản in xong được cô đem theo về trao cho tác giả  vào năm 2000, xuống máy bay ở Tân sơn nhất; là ra xe thuê chuyến đi thẳng về Dalat khoáng 1, 2 giờ sáng ,

"... Thế Phong không chỉ đồng nghiệp; mà, còn là một người anh, một người bạn thân nhất trong số những con người ít ỏi úy mến tôi đã viết; lại vì có lòng nhất trong việc phổ biến văn chương tôi đến tay giới văn nghệ VN.  Anh lớn hơn tôi nhiều tuổi; thuộc thế hệ Văn Quang.  Từ bài viết ' Phạm Duy, ông là ai?'  được Phan Diên gửi về cho anh; vào đầu 2000, mối duyên bằng hữu đậm đà đã mở ra giữa tôi và anh, kéo dài cho tới hôm nay.  Tính cách anh thâm trầm sâu sắc; nhưng lại hay cười đùa trong những câu chuyện kể ' toàn là cay độc'. (như lời Phan Diên nhận xét). Từ thuở ngày xưa, trong làng chữ nghĩa, đã có lắm đồng nghiệp 'sợ anh vì lối viết cay độc đó. Một kiểu, như có lần trong một lá thư gửi cho tôi; ngày 9 tháng 4/ 2005 mới đây, anh tâm sự:

" Khi tôi 22 tuổi, bước vào nghề văn & báo mới được 2 năm, cuốn truyện đầu tay được xuất bản với một công việc làm, tùy viên báo chi cho tổng trưởng bộ Thông tin [Phạm xuân Thái]; thấy tương lai mình thật sáng sủa; và, đầy hứa hẹn.  Hàng ngày đụng chạm với bao bất công tại sở làm; tôi nai mình ra tranh đấu để mong lấy lại được sự công bình cho chính bản thân, đồng loại; nhưng hoàn toàn thất bại.     Cho đến vài chục năm sau, đọc 'Những khuôn mặt văn nghệ hôm nay'  (nxb Lá bối, Saigon 1972), thấy Tạ Tỵ bình phẩm 'về công việc làm văn chương + sự múa may quay cuồng; tưởng là sẽ đem lại sự công bằng của tôi, hóa ra chỉ là'

"  ... những câu chuyện nhà văn kể ra, viết ra; đều ẩn nấp những ý nghĩ chống đối, những chia chát não nề; dù đã được ngụy trang bằng đam mê nhục dục.  Những chữ, những câu để tự xỉ vả; buồn thay, lại là những lời nguyền rủa một xã hội, một chế độ, một thế hệ-- vì những thứ ấy đã tạo nên tác giả trở thành như thế ...!"

còn nữa, phần đánh giá về tôi; bây giờ ở tuổi trên 70, phải thừa nhận lời anh Tạ Tỵ nhận xét rất bén:

 " Phải chăng Thế Phong đã mang hình ảnh một Don Quichotte, chàng hiệp sĩ lang thang, có khuôn mặt trầm buồn, đánh nhau điên cuồng với những chiếc cối xay gió trên khắp nẻo đường phiêu bạt-- nhân vật điển hình trong Don Quichotte, cuốn tiểu thuyết bất hủ của đại văn hào Tây ban nha, Miguel de Cervantes (1547-1616?) .  Nhưng tiếc thay, không có Sancho Panca tượng trưng cho ý thức, hiện diện đằng sau; hay, bên cạnh. .."

Văn Quang cũng không có mấy cảm tình với anh; vì cái lối viết 'cay độc' vừa nói.  Trong một thư gửi tôi, Văn Quang đã viết,

"  Cũng xin nói để chị hiểu về chuyện giữa tôi và Thế Phong .(chắc chị cũng muốn biết về chuyện đó; nhưng chưa tiện hỏi?) . Dĩ nhiên, tôi không thích lối viết của Thế Phong về tôi; vì sao, cũng là bạn bè đã lâu năm; mà viết như thế, có nghĩa là anh ấy không coit rọng tình bạn. Tôi nói thế chắc chị hiểu (...) . Đó cũng là điều khổ tâm của tôi, chứ chẳng sung sướng gì.  Tuy nhiên sự giao thiệp thì vẫn bình thường; tôi chẳng có gì đáng xấu hổ với bạn bè cả. (...) Chỉ có một điều là những chuyện không thể nói hết với nhau được thôi. Điều đáng tiếc là anh em CŨ không còn nhiều; đáng lẽ có thể nói ra tất cả; thì, lại có người mình phải gìn giữ, trong khi mình chỉ cần giữ với những ông MỚi  bây giờ.  Sẽ không có gì đáng tiếc đấu, chị đừng ngại. Đó cũng  là điều bình thường của cuộc sống. " 

( THƯ E-MAIL, ĐỀ NGÀY 20/10/ 2003)

Riêng cá nhân tôi; thì lại thấy không có gì là ghê gớm; nơi một con người cao lớn, có cái cười mím chi; đôi mắt nheo nheo tinh nghịch, đang hướng về tôi + Âu Cơ trong buổi gặp gỡ đầu tiên, lúc nửa khuya trên sân bay Tân sơn nhất vào năm 2000, [của] một ngày cuối tháng 6. 

 Giữa một đám đông ồn ào, người đi, kẻ đến phi trường; tôi 'nhận ra' anh ngay .  Để rồi chuyến xe khuya đưa tôi  + Âu Cơ về Dalat; ngoài Thế Phong, còn có sự hiện diện của Mỹ Vân, anh Phùng kim Ngọc + anh Hoàng Vũ Đông Sơn -- những câu chuyện văn chương từ muôn kiếp cứ được tuôn ra giữa riêng tôi và anh Thế Phong; mà, không là với người khác. Anh không làm cho tôi sợ hãi như tiếng đồn về anh trong giới văn nghệ Saigon CŨ. Tôi cũng không khiến anh phải xa lánh, như cái tiếng vang 'dữ dằn'; mà, đám văn nhân hải ngoại đã gán cho tôi.  

Từ tôi, anh đã nhìn ra mẫu người cô đơn; như có lần, trong một lá thứ gửi anh Nguyễn đắc Sơn, anh [TP] đã viết,

" ... Sự cô đơn của TTBG quả thực lớn (với tình trạng hiện tại) , ông [ám chỉ Nguyễn đắc Sơn] nên  an ủi, khích lệ cô ấy.  Bởi lẽ cô đơn, nên Bông Giấy đã viết bộ
  'Tài hoa mệnh bạc'(2 tập) ;nhu một hình thức tự yểm trợ, về một tác giả tương đồng với mình trên mặt tinh thần.  (Thư viết từ Sàigòn, đêm 23/11/1999).

Và từ anh [TP]; tôi bắt gặp mẫu nhà văn rất khác biệt; như một lá thư trước đó, tôi đã từng có nhận xét  [về anh: 

 " Từ  trước, vẫn biết rằng thiên hạ bảo anh 'du côn' lắm; nhưng lần đầu nhìn ảnh, thấy cái nụ cười rất ấm; và đọc thư, thấy nét chữ rất đẹp.  Bông Giấy đã nghĩ ngay, " Người thế này không thể nào là nguồi cứng ngắc, du côn!.  Mình có chút gì khác người; là người vộiđổ cho bao tiếng xấu. Nói theo kiểu [Trần Như] Hoàng, [chồng cũ củaTTBG] "  mình thà lập dị, chứ không lập lại ", dù cũng chẳng bao giờ chủ trương lập dị; phài không anh ?" 

Nói cách khác, có đọc anh + biết về anh; thì mới thấy đó là một người lữ hành cô đơn trong bước hành trình chữ nghĩa.  Với nhận xét này, tôi được xác định tử một đoan trong lá thư của anh; gửi cho tôi  (31/1/2000) ở Sài gòn:

" Vào năm 1962 đến giữa năm 1963 đầu, tôi sống cô độc ở phía sau nhà thờ Tân sa châu; hàng ngày tinh thần bị căng thẳng, với sự sợ hãi đe dọa từ mật vụ chính phủ Diệm vây bủa -- nào là tờ nhật báo 'Tiếng dân' (chủ nhiệm:  trung tá Nguyễn văn Châu/ giám đốc nha Chiến tranh tâm lý) đăng tin kịch sĩ Năm Châu + nhà văn Thế Phong bị đưa đi trung tâm Cải tạo Nhân vị ở Vĩnh long; để tẩy não.  Các chú bán báo rao inh ỏi cái tin vào buổi chiều; đi bán báo lẻ -- nào là bản tin ' Việtnam Press
 (3 thứ tiếng: Anh, Việt, Pháp) đều nhất loạt cải chính:

 " Nhà văn Thế Phong vẫn đi dạo hàng ngày trên đường Lê Lợi, Tự Do; thế mà Việt Cộng lại tung tin 'bị đưa đi tẩy não' " *.

  Báo chí hồi ấy nhất loạt không dung nạp tôi; dầu chỉ gửi một truyện ngắn vô thưởng vô phạt (để có tiền trả chủ nhà trọ + cơm hàng) cũng chẳng báo nào đăng.  Khi tôi dịch cuốn 'L' Amour de Rien/ Jacques Perry; sau,  viết thành một cuốn sách nhỏ; như một biện minh cho 'lối sống có lý tưởng để đeo đuổi văn nghệ của tôi hồi ấy'; vẫn chẳng  yên lòng.   Bởi vậy; khi tập sách nhỏ bé này được in lối mimeographed, không xin cấp phép; ở cánh gà bìa sách, tôi ghi;
" Tuyệt đối cấm bọn văn nghệ sĩ nô lệ trí óc 'kiểu Phanariote' **  đọc sách này " 
-- chẳng hạn vậy . " 

-------------------------------------
*  D' après le journal Tiếng Dân lance la nouvelle que l' essayiste saigonnaise Thế Phong est actuellement détenu par les autorités vietnamiennes pour lavage de cerveau.  Les mensonges des communistes ont fait long feu.  Tiếng Dân souligne que le monde peut voir Thế Phong dans ses promenades journalières rues Lê Lợi et Tự Do. ..."

**  Phanariote phát xuất từ tên Fanoti, một dòng họ thuộc giai cấp gia-đình-trị ở Lỗ -mã-ni 

(Roumanie/ TP ghi) trong thế chiến II.  Constant Virgil Gheorghiu, nhà văn Lỗ-mã-ni ( 1916- 198?); đưa nhân vật trung úy Fanoti vào tiểu thuyết Chiếc roi ngựa (bản tiếng Pháp: La Cravache) của ông, một con người dẫu có làm tội ác cỡ nào cũng chẳng bị ai khiếu kiện. Cấp trên của Fanoti là đại tá mang dòng họ Fanoti,  kể cả cấp trên của viên đại tá này cũng thuộc dòng họ Fanoti . Họ bênh vực nhau, dẫu là có kiện tụng đi nữa, chỉ là 'con kiến mà kiện củ khoai'  !  Chiệc roi ngựa đã được dịch sang việt ngữ, bởi Đường Bá Bổn ) một bút danh khác của Thế Phong, Nxb Đại Nam văn hiến 1963 (bản ronéo ) -- Nxb Đồng Nai  tái bản, năm 2002).  
(chú thích: TTBG).




chiếc roi ngựa /constant virgil  gheorghiu 
bản dịch đường bá bổn / bìa cao bá minh
(bản tái bản ở Saigon/ 1967 )



chiếc roi  ngựa / constant virgil gheorghiu
nxb đống nai cấp phép tái bản năm  2003 
(bìa : tranh đinh cường)




(bìa sau CONSTANT VIRGIL GHEORGHIU/thế phong
(bìa: họa sĩ vị ý -- bút nghiên xuất bản năm 1962, phát hành ở Mỹ tho.
sách dày 72 trang, khổ sách 13x 18 cm; được trả nhuận bút 3000 Vnđ --
khi ấy, tác giả ở xóm đạo  tân sa chậu, " báo chí nhất loạt không
dung nạp tôi; dấu một truyện ngắn vô thưởng, vô phạt
cũng không đăng..,
 -- tinh thần lại bị căng thẳng, với sự sợ hãi bọn mật vụ
chính phủ Diệm vây bủa ..."



khu rác ngoại thành/ thế phong/ trình bày xuất bản
       --tiền thân  là Con chó liêm sỉ, in ronéo trong Loại sách Đại Nam văn hiến(pre 1963)
gồm 5 truyện ngắn .
                  Khi  Trình bày tái bản, thi sĩ kiêm giáo sư  Phạm văn Rao [Diễm Châu/ 1937- france 2006]
 biên tập; lược bỏ  Nôi nuôi mình vợ chồng Tàu + Con chó liêm sỉ
Sách in ra,  Thế Nguyên  báo tin,, đến nhận sách biếu  + tiền nhuận bút 3000 Vnđ. 
Khi ây, tôi  mới rời lecturer in politics  ở  trại Seminary+ Ridge Camp + Cát Lở;
 đưa vợ về Dalat, nhà ngoại; để vợ sanh con đầu lòng. 
 Con đau ốm không tiền mua thuốc; tôi  bèn lấy vé máy bay về  Saigon. 
(thời ấy VC  đắp mô, đào đường ở cấy số 135 Saigon Dalat, không thể đi đường bộ --
  vé khứ hồi mất 950 đ , lãnh được 3000 đồng; đem tiền nhuận bút về Dalat, thì con trai khỏi đau bụng. 
Rồi, ở hải ngoại, mấy tay lái sách tái bản bừa phứa-- 
nào là Nửa đuồng đi xuống-- Nhà văn tiến chiến 1930-1945-- Khu rác ngoại thành v.v...
  -- không chỉ Xuân Thu in, còn nhiều nơi khác cũng in, bán không hết;
 nhà sách Tự lực ở Bolsa rao bán 'hạ giá'; 
Nhà văn tiến chiến 1930-1945 chỉ còn 7 đô là, Khu rác ngoại thành, 3 đô la. ...



Cái ngạo mạn khi có sẵn tử trong huyết mạch, cộng với cuộc sống bức bách tinh thần [] thời kỳ đó (như trong 2 thư điển hình, anh kể) đã là kết quả cho " những lời nguyền rủa của một xã hội, một chế độ, một thế hệ" . [Tạ Tỵ viết]  -- trong những tác phẩm ký tên Đinh Bạch Dân + Đường Bá Bổn" ...  (ngoài bút hiệu Thế Phong).        Anh viết rất nhiều và rất nhanh.   Đủ mọi thể [loại].   Đủ mọi đề tài.     Tổng kết số tác phẩm của anh, tôi nghĩ rằng phải sông đến 30 năm nữa (!?), may ra tôi mới viết kịp con số!      Bài viết này, tôi không mang ý định phơi bày cái độ dài của giòng-thời-gian-chữ-nghĩa mà anh đã bước; ở đây tôi chỉ muốn đưa ra độ-sâu-thân-quý của một nhà văn, đã dành cho một nhà văn; trong đoạn đường 5 năm rất ngắn, so với gần trọn cuộc đời cầm viết của anh. 


***

Một lần ở Mỹ, tôi nghe cô bạn Người Cali, nhận xét :" Thế Phong là tay 'khó chơi', không kiêng  dè ai hết; và, cũng bị nhiều người trong giới văn nghệ ghét; vậy mà, đọc các bài viết của Bông Giấy về các chuyến du lịch Việt nam; thấy ông ta rất 'chiều' BGiấy, thì phải kể BGiấy là một người 'đặc biệt' ".     Tôi không biết câu nói của cô bạn 'đúng hay sai' về cái khoản đặc biệt kia; mà chỉ thấy
 rằng : một cách tự nhiên, tôi quý Thế Phong-- và, được anh quý trọng lại. với không chút thắc mắc gì, [từ] 2 phía.    Thứ tình cảm đơn sơ mà thật đầy như không khí, như ánh sáng ban mai, như ánh trăng buổi tối; hay, như chuyện trời mưa thì mát, trời nắng thì nóng.  Thứ tình cảm không bợn chút bụi nhơ; như trời  lần anh đã tự nhận:

" Tôi cũng thật được hậu đãi vào thời kỳ này; còn được một người 'bạn trai làm văn chương';  có lẽ  bị bà mụ nặn nhầm thành gái. [ám chỉ TTBG]; viết thư  trao đổi, thư viết thât dài; đọc thật đã, rất chân tình, cởi mở -- mà mỗi lần nhìn thấy nét chư bay bướm, đẹp, một cách phóng khoáng ấy, niềm vui mới hưng phấn lại đến trong tôi " . (thư đề ngày 30/3/ 2000).

Nói cách khác, sẽ là một điều rất kỳ khôi; [đối] với con người như anh và tôi; nếu gặp nhau mà KHÔNG quý trọng nhau.        Anh hay đùa, lại cười to rất thoải mái; mà không cần biết đến cái chuyện có làm cho kẻ khác buồn phiền hay không?-- nếu như họ 'bị nhột', vì là nạn nhân của nhu74ngc âu chuyện đùa, do anh chủ động.  Chỉ thoáng qua thôi; thì có lẽ cái lối đùa của 'Thằng Phải Gió', (một bút hiệu khác của Thế Phong)  nói anh là 'ác'; nhưng thật tình tâm anh không ác; mà những lời đùa đó, (từ miệng lưỡi vào trong chữ nghĩa) chỉ là cái mặt nạ
 được đeo lên, cho qua ngày đoạn tháng; của một tâm hồn lúc nào cũng sẵn sàng nổi loạn -- vì những điều đáng ngán ngẩm chuang quanh. 

Một điều lạ là; tôi chưa bao giờ 'bị' làm đối tượng cho kiểu đùa như vậy.  Ngồi chung một bàn, anh không uống rượu, trong khi tôi uống, và, uống nhiều nữa; anh không hút thuốc lá, nhưng bao giờ cũng xin'bập bùng' vài điếu cùng Bông Giấy, cho vui.  Vậy mà chuyện trò với tôi; anht hường tỏ ra 'nhân nhượng', bằng những câu nói phô bày nghiêm trang, lịch sự.   Có lần tôi nghe kể:

" Ở Cali đang có phong trào viết 'cực dâm', trong hàng ngũ các nhà văn nữ." 

Điều này BGiấy không hề biết; vì chẳng bao giờ muốn đọc văn chương Việt nam ở hải ngoại-- nhưng được nhiều người -- nhất là giáo sư Lê hữu Mục cho biết, 
" Đàn bà con gái gì mà trơ trẽn, cứ ưa 'banh' .. cái đó ra, trên văn chương chữ nghĩa! ; đọc lên cứ muốn lợm giọng! " 

Bác còn kể rõ thêm tên tuổi từng nhà văn nữ trong 'trường phái kích dâm' này; "  dẫn đầu là Lê thị Thấm Vân ở San Jose --người nhỏ nhất trong số 4 chị em gái, cùng có mặt; cách này hoặc cách khác trong giới văn nghệ; một cô làm chủ một tiệm phở cùng lấy tên 'Phở 99". ( lời bác Mục).  Sau cùng, bác kết luận,

 "  Chữ nghĩa tởm đến độ mỗi lần có dịp đi San Jose; ai có mời đến ăn  ở tiệm  phở 99, [thì] bác từ chối ngay!"

tức thì , Hoàng Vũ Đông Sơn cưới khà khà. lên giọng,

 "  Các ngữ này mà cho gặp 'sư phụ' Thế Phong; thì phải biết!  Chỉ một sư phụ mới trị nổi 'đệ tử' . Học không tới, chẳng những không làm rạng danh sư phụ; lại gây thêm ô nhục cho người ta chử rủa; thì, cách tốt nhất là sư phụ kêu về, 'đét' cho vài roi vào đít; bắt học tiế là xong." 

Thấy tôi có vẻ ngẩn ngơ, theo  câu nói 'tối nghĩa' của Hoàng Vũ Đông Sơn, Thế Phong chỉ cười mím chi,  không đáp lời nào cả. Khi tôi chợt "à" ra dáng hiểu, bấy gờ anh mới bật cười, to ,

" Hiểu? bây giờ Bông Giấy mới chịu hiểu !"

Từ đó, anh cho biết 'tôi là đứa cả tin' ; nhất là không biết cách 'đáp lễ'; vì vậy mà trong các cuộc vui chung giữa nhiều văn nghệ sĩ, tôi; lúc nào cũng được anh 'tha', không bắt nghe các câu chuyện có cùng đề tài như trên  . [] *   

TRẦN THỊ BÔNG GIẤY

-----------------------------------
* trích lại, từ    http://lengoctrac.com/?655=5&658=36&657=1569&654=4



--------

2)  PHỔ TRẠNG ĐỖ MẠNH TƯỜNG ( Việt trì- Phú thọ)
do nhà gia phả học Dã lan_ Nguyễn đức Dụ, viết -- được đánh máy, đóng thành tập,
 tặng lại Thế Phong,  1 bản .
 Tác giả '5000 km xuyên Việt' cho trích đăng  lại, ở phần 'Phụ lục':
 5000 KM XUYÊN VIỆT.


PHỔ TRẠNG ĐỖ MẠNH TƯỜNG (Việt trì- Phú thọ)
' được đánh máy, đóng thành tập, tặng lại TP, 1 bản'. 


trang đánh máy ' PHỔ TRẠNG ĐỖ MẠNH TƯỜNG 
của nhà gia phả học Dã Lan_Nguyễn đức Dụ 







phổ trạng đỗ mạnh tường
(Việt trì- Phú thọ)
      (tr. 229- 235/ 5000 KM XUYÊN VIỆT)


thế phong [ i.e. do manh tuong 1932-  ]
( chụp năm 1950 -- ở hiệu ảnh Tam Anh/ phố hàng Gai/ Hànội)


ảnh do cựu Kq thiếu tá Đoàn Hựu ( Không đoàn 62/Nha trang)
tặng lại. 
phía trên: Đoàn Hựu + chữ ký +  DO MANH TUONG (chữ đánh máy)
   dưới: " để làm kỷ niệm khi chúng ta cùng nhau chung sống"
[ở ký túc xá trường Phan đình Phùng, 40-42 Nguyễn thái Học/ Hànội].

                                               hàng sau,  trái qua : nữ thi sĩ thảo phương (chết)
                                                                                 +  thế phong (phải)
                                            hàng trước, trái qua : nữ thi sĩ ý nhi [i.e.  hoàng thị ý nhi 1944-   ]
                                                                          + dã lan_nguyễn dức dụ (chết)
                                                                       ( lữ quốc văn chụp tại văn phòng
                                                               chi nhánh nxb hội Nhà văn Vn, tại tp. HCM)


                                               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét