http://forum.phunuviet.org/
trần thị bông giấy:
'nhà văn của sự thật'
lâm văn sang
tác giả 'đêm giữa ban ngày'
(ảnh chụp tại nhà Bông Giấy [ở San Jose], đêm 5/5/2003)
( tư liệu ảnh: BG)
( bản rao bán trên mạng, ở tp.hcm -- giá 400.000 Vn / ảnh: internet)
được tung lên mạng ePubXanhCom (tháng 6/2016)
(bìa sách : internet)
điệu múa cuối cùng của con thiên nga/ trần thị bông giấy
( bản rao bán trên mạng, ở tp.hcm / bản có chữ ký tác giả)
'bản kính tặng cậu mợ trần ngọc tân'
( nhà + tiệm thuốc tây nhỏ , ở đường bùi thị xuân,
phường 2, quận tân bình/ tp. hcm --
đôi lần BG + Âu cơ về Saigon, trú ngụ nơi này)
(Bt chú thích)
(e-maildongnat09@yahoo.com.vn)
" có lẽ là, mr. vũ hà tuệ, người sưu tập siêu đẳng:có nhiều sách,
báo cũ thời tiền chiến + miền Nam trước 75 (VNCH)-- từng triển
lãm ở thủ đô Hà nội;
đươc nhà báo Lam Điền (báo tuổi trẻ tp.hcm)tán tụng trên TTO"
(Bt)
San Jose là một thành phố tàn nhẫn; và, bội bạc. Vì một lý do nào đó; hay, có khi không vì một lý do nào cả; người ta vẫn sống và quên nhau hằng ngày. Cho đến một ngày đẹp trời (?) , người ta bỗng chợt nhận ra 25 năm của quá khứ San Jose, không phải chỉ mới bắt đầu từ hôm qua. Thành phố đó không phải chỉ có những sôi nổi; bề ngoài, những mới hôm qua ; và, những ngày mới hôm nay -- mà còn là những mới ( và, cũ) của 25 năm , hay hơn thế nữa, tích tụ lại.
TRÂN SA [tiểu thuyết] của Trần thị Bông Giấy là một điển hình.
Thêm một tác phẩm văn chương ra đời; ở đây truyện dài được gọi là tâm bút, có phải là chuyện (đáng) phải nói đến (?) . TRÂN SA không phải là tác phẩm như mọi tác phẩm khác, vẫn xuất hiện đều đặn trên thị trường chữ nghĩa hiện nay, ở San Jose. Và Trần thị Bông Giấy, không phải là tác giả như mọi tác giả (nào đó) khác; ở San Jose.
Một San Jose được biết đến, trong những ngày đầu của cộng đồng Việtnam hải ngoại; đã gắn liền với tên tuổi Trần thị Bông Giấy + Trần Nghi Hoàng [chồng cũ của TTBG] ; với tờ báo Văn uyển, với căn nhà, tiệm sách ở góc đường Số Hai + William.
Cũng ở góc này là, là phòng tranh của Lê hữu Quệ, là tòa soạn [báo] của Nguyễn Ý Thuần. Mọi thứ đã khởi đầu từ đây; từ văn học, nghệ thuật, tư tưởng; cho đến ước mơ + tai tiếng.
Trên sân khấu đó, có rất nhiều diễn viên phụ từ San Jose; hay, từ những nơi khác đổ về. Cũng từ nơi đó, mọi người đã ra đi; và, không bao giờ quay lại. Lê hữu Quệ đóng cửa phóng tranh; Nguyễn Ý Thuần dời tòa soạn báo đến một địa điểm khác; Trần Nghi Hoàng cũng ra đi [nốt] -- [chỉ còn] một mình, với lời cầu chúc của người ở lại, (TTBông Giấy) mượn [chữ] của Romain Rolland,
" Vì có những lúc anh yêu em,
em cảm ơn anh,
và em ước mong rằng ở nơi khác,
anh sẽ được sung sướng hơn ...
người còn ở lại, bằng lòng + can đảm; hát, " Je ne suis jamais seule avec ma solitude". Chuyện có thể xảy ra như thế; hay, gần như thế. Khu phố bị cháy thế; hay, gần như thế -- khu nhà bị cháy đen hiện nay ở góc đường, là một bằng chứng.
Nhiều người đã đến đó; đã ra đi, và không baoi giờ trở lại. tại sao?. Tình trạng đó gần như cô lập TTBG + Trần Nghi Hoàng ngày xưa; và, Bông Giấy một mình hiện tại, phát xuất từ những gì được viết ra, được xuất bản, trên báo + sách của 2 người.
Tin đồn quanh chuyện này, quanh chuyện 2 người mọc nhanh như nấm. Câu hỏi của một nhà báo trong dịp gặp mặt vào tháng Tư / 1999 tại Houston (bang Texas) -- giữa Bông Giấy + thân hữu+ bạn đọc; đã một phần nói lên được điều đó,
"... nghe đồn chị và Trần Nghi Hoàng hay tổ chức những cuộc rượu cuối tuần, mời các văn nghệ sĩ; rồi cho thâu băng lén các câu chuyện của họ xong; [sau] viết ra giấy. Cũng vì chuyện ấy; mà anh em văn nghệ sĩ rời bỏ 2 người? Và ; mới tức thì, chị bảo sẽ còn tiếp tục viết các [tập] 'Một truyện dài không có tên' khác -- nhưng đâu còn anh em văn nghệ sĩ nào thèm giao thiệp, lấy đề tài đâu; cho chị viết?. " (tường thuật trên tạp chí Văn uyển-- số mùa hè 1999, trang 7).
Câu thứ nhất được phủ nhận như 'chuyện không hề có' . Câu thứ 2, người hỏi được hỏi lại,
" Anh là người của báo 'Dân ta' ở Houston; xin hỏi anh ' đêm nay anh đến đây, với tư cách một độc già; hay, một người trong giới văn nghệ?"
một truyện dài không có tên/ trần thị bông giấy
(văn uyển xb --tập 2, bản in năm 1998)
Và, như thế một Truyện dài không có tên (tập 3) hiện đang được tiếp tục viết. (tập 1 xb 1994; tập 2, 1998). Trần thị Bông Giấy nói rõ thêm: 'những điều được viết ra, dưới đề tài này; có được, là nhờ thói quen viết nhật ký của thời 8, 9 tuổi -- và, hiện BG con giữ được những tập nhật ký của năm 13 tuổi
. Trong mọi trường hợp; ở mọi tác phẩm ký tên TTBG, mối bận tâm của tác giả 'vẫn là sự thật'. Cái 'sự thật' theo Bông Giấy, lúc nào cũng có 2 mặt xấu + đẹp của nó'. Là nhà văn , Bông Giấy nghĩ,
' mình còn may hơn người khác, được Thượng đế ban cho những xúc cảm mãnh liệt hơn người bình thường + khả năng biết diễn tả cái đẹp đó ra'.
trong câu chuyện, khi bàn đến 'sự thật'; Bông Giấy nói,
" ...sứ mạng của nhà văn quan trọng hơn sứ mạng của người bình thường".
Rồi sau đó, nàng lại nghĩ,
'sứ mạng' có lẽ lớn quá; và cũng không muốn đặt tự đặt cho mình một 'sứ mạng' nào cả.
Trần thị Bông Giấy chỉ cần biết một điều đơn giản,
" hễ đã cầm bút, thì phải trân trọng cây bút; nghĩa là phải xài bạc thật . Đó là mình tự trân trọng mình".
Một cách khác, nhà văn phải là người nói lên sự thật.
Tập truyện dài TRÂN SA vừa được Trần thị Bông Giấy xho xuất bản, lại là một sự thật khác; một cbuyện tình, chắc [là] vậy. Nó có thể đươc rút ra từ những tập hồi ký đã chôn sâu, dưới một đáy rương nào đó; hoặc, có thể từ đáy ký ức, không chừng; hoặc, cả 2. Nào ai mà biết được; nhưng TRÂN SA phải là một sự thật 100%, như tác giả đoan chắc.
Bài điểm sách đầu tiên (?) về tác phẩm này xuất hiện trên tờ Thời báo (số 2783/ ngày 13/5/2000) do nhà văn Diên Nghị [ i.e. Dương diên Nghị 1933- ] viết. Có đoạn,
" Vào thập niên 1960, khi chủ nghĩa hiện sinh bén mầm tại phương Tây; với tác phẩm của Francoise Sagan, với khuynh hướng 'yêu cuồng sống vội', không có ngày mai; tại miền Nam VN, Nguyễn thị Hoàng với 'Vòng tay học trò', cũng cho thấy thời điểm hé mở phạm trù văn học mới, nhãn quan nhận thức mới. Nhưng phải đến hôm nay, đầu thập niên kỷ; TTBG tham dự, nhập cuộc, bước đi bạo dạn hơn: 'chưa có tác giả nào dám viết chuyện phá thai'. ".
Hôm đó, một chiều chủ nhật; trên bàn tiệc tại nhà TTBG, có mặt Diên Nghị -- bài viết điểm sách này được đề cập; TTBG phê phán,
" ...vào thập niên 60, Việtnam đã không thực sự biểu hiện 'hiện sinh là gì' ".
Và, " ... khi viết TRÂN SA, Trần thị Bông Giấy đã không chịu ảnh hưởng gì hiện sinh hết! Cũng chưa bao giờ để cho một tác giả nào ảnh hưởng đến mình. BG có thể say mê viết về A.Camus, về JP Sartre, F. Dostoievski, A .Modigliani, hay F. Chopin, Beethoven; vẫn có sự độc lập trong ngòi viết + suy nghĩ riêng ".
Bài điểm sách của Diên Nghị dễ gây ra cảm tưởng chuyện tình 2 nhân vật chính trong tác phẩm bị tam vỡ; vì xung đột giữa cũ + mới -- một chủ đề thường xuyên bắt gặp trong sách Tự Lực văn đoàn. Trần thị Bông Giấy không đồng ý diểm này,
"... toàn bộ cấu chuyện TRÂN SA không lệ thuộc vào vấn đề ấy; điềm chính là xung đột nội tâm 2 nhân vật chính xung đột về tình yêu; sự phi lý được [đề cập]. "
[Qua] TRÂN SA ,Bông Giấy muốn nói một điều, thế này :
" Người ta càng yêu nhau bao nhiêu; thì lại càng muốn xa nhau bấy nhiêu".
hai nhân vật chính của tác giả yêu nhau chân thật, nên đã không muốn chiếm hữu đời nhau, không muốn làm khổ cho nhau, BG kết luận,
" đó là sự phi lý của tình yêu".
Trần thị Bông Giấy còn có cả một chương trình làm việc dài hạn; và, mọi thứ trong đời sống được sáp xếp ngăn nắp. Hiên BG song song viết 2 tác phẩm: Tài hoa mệnh bạc và F. Dostoievski cuộc đời+ sự nghiệp.
Tài hoa mệnh bạc, tác phẩm dài hơi , với dự định sẽ viết 10 [tập] . ( đã xuất bản tập thứ 3 -- tập thứ 4 + 5 còn trong bản thảo).
Hiển nhiên, đó không phải là tất cả; trên vai BG còn 2 gánh nặng, của tiền nhà phải trả + một con gái Âu Cơ + bà mẹ già; phải lo -- tất cả đếu nằm trên vai của một người 'giàu chữ nghĩa'
đó là một người đàn bà độc lập+ tự tin, một người đàn bà điển hình của năm 2000 ; và những năm sắp tới. Bông Giấy tin vào khả băng độc lập của đầu óc, của suy nghĩ riêng , của những gi nàng viết ra. Nàng có thể sống cô đơn; một mình nuôi dạy con cái. Trước và sau, cũng vẫn là những ngón tay chạy trên phím dương cầm + vĩ cầm; để ,mang lại một đời sống vật chất trong xã hội rất vật chất
này -- vẫn những ngón tay đó chạy trên bàn đánh máy chữ; để mang lại đời sống cho những đứa con tinh thần; TRÂN SA + NHẬT NGUYỆT BUỒN NHƯ NHAU.
Sau lần đổ vỡ [với Trần Nghi Hoàng], Trần thị Bông Giấy có thể vẫn tin 'tình yêu là điều có thật' + 'hạnh phúc là những gì nàng đang có' -- [hoặc], 'hạnh phúc không là những gì đã mất, cũng thế').
Bông Giấy luôn luôn hướng nhìn phái trước; bởi, nếu nhìn lại phái sau, có thể ngay từ lần đổ vỡ tình cảm đầu tiên trong đời. Bông Giấy nhìn lại phía sau bây giờ, qua TRÂN SA, như nhìn lại bức tranh đã vẽ; chứ không tỉm cách vẽ lại.
Người ta có thể cho rằng TRẦN THỊ BÔNG GIẤY tàn nhẫn trong tình yêu; khi mô tả chuyện đổ vỡ như một người thua canh bạc -- đứng lên, quay đi; và, không bao giờ quay mặt lại.
Và, đó không phải là cái giá phải trả . []
LÂM VĂN SANG
http://forum.phunuviet.org/yaf_postst472_Tran-Thi-Bong-Giay.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét