Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012
giời thiệu thơ mọc đình nhân / bài : đường bá bổn
giới thiệu thơ mọc đình nhân
đường bá bổn
Lời dẫn : Mọc Đình Nhân là bút danh Nguyễn Thiệu Phúc, em ruột giáo sư sử học tài danh Nguyễn Thiệu Lâu , bạn đồng môn chính trị gia Ngô Đình Nhu cùng học tại École de Chartres. Sinh 10 tháng 9 năm 1927 tại làng Mọc Hạ Đình, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Viết báo, làm thơ, từng thư ký tòa soạn nhật báo Thân dân ( chủ nhiệm: Nguyễn thế Truyền ) ở Hànội trước 1954, và ngay năm ấy, xuất bản tập thơ đầu tay Hương mùa loạn ( Nxb Hiến Nam , Hànội 1954). Sau hiệp định Gènève, Mọc Đình Nhân ở lại Hànội cùng Tạ Vũ, Nguyễn Minh Lang, Nguyễn Thiệu Giang, Băng Sơn, Vân Long vv..
Tác phẩm đã xuất bản:
- HƯƠNG MÙA LOẠN , thơ, Hànội , 1954
- TÌNH ĐỜI , thơ, Nxb Văn nghệ, tp HCM 1990
- MÂY CHIỀU , thơ Nxb Hànội, 1998 v.v...
- 1990, anh vào tp. HCM đến thăm , tặng tập thơ ' Tình Đời ', với lời đề tặng :
' Thân tặng THẾ PHONG người bạn từ 36 năm xưa từ Hanoi với ' Hương mùa loạn'
Tình đời trăn trở bấy lâu nay
Tác phẩm trình bày : Ngọt - Đắng - Cay
Giữa lúc sang mùa : Mây trắng xóa
Trong khi trở bão gió vần xoay
Mênh mông sông vắng thuyền vươn sóng
Sừng sững bên bờ - một bóng cây
" Cái nghiệp văn chương" là đấy nhỉ?
Tri âm tri kỷ chút duyên này .
Tân Định Thu Đông Canh Ngọ
Nghe tin có bão số Mười
Thân ái
MỌC ĐÌNH NHÂN
4 Ngô Thì Nhậm, Hanoi
( ký tên)
7. 12. 1990
Năm 2000, anh lại vào tp. HCM, tặng tập thơ mới in xong ' Mây chiều' ( Nxb Hànội, 1998) . Sách dày 188 trang, kích cỡ sách 13 x 19cm, in đẹp, trang nhã, thơ Đường luật khá nhiều, thơ xướng họa, hôn quan, tang tế không ít; có lời Bạt nhà văn Hoàng Tiến .
Có đoạn:
" Văn chương, tấc lòng để lại nghìn sau, đáng thương biết mấy ! ( Lý Trác Ngộ ) . (...)
Người ta làm việc mình đi chơi . Người ta nghỉ ngơi, thì mình làm việc. Cứ trái tính, trái nết ngược dòng với sinh hoạt nhân quần. Lại còn làm khổ vợ, khổ con, vì cái thói khinh thế ngạo vật của các anh cuồng chữ . (...) Mọc Đình Nhân lấy tiêu đề tập thơ là ' Mây chiều' . Tôi giật mình. Anh năm nay đã ngoại 70 rồi ư ? Thời gian thật đáng nguyền rủa . Mới ngày nào còn ngồi uống bia hơi với nhau ở hè phố Hàm Long vừa đuổi ruồi vừa nhìn thiên hạ qua lại mà anh đã da mồi tóc bạc, còn tôi cũng răng rụng, mắt mờ. (... ) Thật lòng cảm kích với người bạn yêu thơ, say thơ, làm thơ như một kẻ tử vì đạo, nói như Lý Trác Ngộ: Đáng thương biết mấy !
Tôi biết viết gì đây ?
Tôi biết nói gì đây ? (...) Tôi chỉ muốn nhắc ở đây lời bình phẩm về công việc thơ, về người làm thơ, mà tôi đã đọc được, đã ghi vào sổ tay hàng chữ đậm :
" Nhà thơ chỉ chết khi nào những lời thơ của anh ta không còn đọng lại trong người sống nữa ." ( HOÀNG TIẾN, 1933 - ).
Nguyện cầu thơ Mọc Đình Nhân được vậy ! bỗng nhiên ảo giác kia làm bừng tỉnh, thôi thì , chỉ mong được 1/10 lời nguyện cầu đã là quá sự mong ước của tôi !
Có lời khen lời bạt rất khéo nói của nhà văn Hoàng Tiến !
trích nguyên tác thơ mọc đình nhân
1. bâng khuâng
Người Hànội bâng khuâng nỗi nhớ,
Tìm dấu xưa, Giảng Võ, Long Trì,
Dẫu Sát Thát kinh kỳ rực cháy
Dấu cờ đào áo vải uy nghi
*
Mưa đã tạnh , mặt trời đã thức,
Ong tìm hoa náo nức không gian ,
Cánh chim lượn nhịp nhàng trong nắng,
Nặng nghĩa tình bến vắng mênh mang.
Đêm huyền ảo trăng vàng bỡ ngỡ
In dáng hình thuyền nhỏ bông bênh
Neo bần đậu bập bềnh sóngvỗ,
Hóa tâm hồn rộng mở thênh thênh .
Niềm tin bởi tâm linh bất tử,
Hồi tưởng về chuyện cũ Ức Trai ,
Ân giải oán chiều dài lịch sử
Nối tình đời quá khứ - tương lai .
*
Người Hànội bâng khuâng nỗi nhớ ,
Chính chỗ này, chính phố náy đây !
Ngôi một lớn ngàn thây nằm đó (*)
Góp cho đời ta có hôm nay !
Văn Miếu, thu Ất sửu, 1995.
( tr. 8- 9 / Tình đời / Nxb Văn nghệ tp. HCM, 1990 )
--------
( * Mồ tập thể nhân dân Hànội hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến
19-12-1946 tại một phố nhỏ nối liền đường Lý Thường Kiệt với đường Hai Bà Trưng
Giặc Pháp đặt tên là MỒ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH , sau ngày giải phóng thủ đô,
10-10-1954, được đổi tên là MỒ ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ HY SINH NGÀY 19-12-1946.
năm 1984, nơi nay trở thành PHỐ CHỢ 19-12, dân chúng gọi là CHỢ ÂM PHỦ .
( Chú thích: Mọc Đình Nhân ).
2. bùi giáng
( nhớ nhà thơ bùi giáng / đốt lên ba nèn nhang /
gửi anh dòng lệ nến / viếng vong hồn lang thang )
Bùi Giáng nhà thơ điên
Người đời bảo anh vậy
Ngước nhìn, anh thản nhiên
Mỉm cười cùng sóng biển
Bùi Giáng nhà thơ điên
Nằm dài trên thảm cỏ
Lặng lẽ nhìn trời cao
Ngả người cười quá cỡ
Bùi Giáng nhà thơ điên
Du ca khắp mọi miền
Dìm thơ chìm trong rượu
Ngâm tràn - say liên miên
Bùi Giáng nhà thơ điên
Báo đưa tin cáo phó
Thân anh nằm đâu đó
Hồn anh bay phiêu diêu
Bùi Giáng ơi ! Bùi Giáng !
Người đời bảo anh điên
Ngậm cười anh chẳng cãi
Mai này ai nhớ ... quên ?!
( tr. 103- 104 / Men chiều / Nxb Hànội, 1998)
thơ MỌC ĐÌNH NHÂN.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét