Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi / tạ tỵ
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ
ĐÃ ĐI Q UA ĐỜI TÔI
hồi ký văn học : tạ tỵ
kỳ 6:
- mai luân, tử phác, đinh hùng, vũ hoàng chương, sao mai, bùi xuân phái, xuân diệu, lê trọng quỹ, lương xuân nhị, tạ tỵ ...
Cái làng này cũng tội, vì địa diểm thuận lợi, nên mọi cuộc hội họp lớn đều tổ chức ở đây. Trước Đại hội văn nghệ Liên khu 3 là Đại hội Giáo giới. Dân làng phải nhường nhà cho cho ở, lo phục dịch cơm nước, cũng như đài hồ vệ sinh, đào hầm tránh máy bay v. v... Nói về ăn uống, Ban tổ chức rất chu đáo, bữa cơm nào cũng như bữa cơm giỗ, có giò chả, canh măng, đồ sào , thịt gà, thịt lợn, cá ê hề, ăn không hết. Họ còn đặc biệt mua thuốc phiện, có khay đèn cho những anh em nào trót đa mang với ả Phù dnng. Thuốc phiện không thiếu, anh em hút thả giàn. Tôi đón chắc Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương được đưa đền khu đặc biệt này, thảo nào lúc găp Chương và Hùng, đều thấy nét mặt họ phấn khởi, chứ không ủ dột như những ngày trước đại hội. Ban Tổ chức rất thâm độc, họ cốt làm cho xong nhiệm vụ đối với Trung Ương. Do vậy, có nhiều chuyện tuy trong lòng không thích, họ không nói ra ngay, chờ đến giờ chót đại hội, sau khi rút ưu khuyết điểm, họ mới nói thẳng, nói thật, nói hết. Những chuyện ỉa, đái bậy, hoặc xả rác và uống rượu, làm ồn lúc canh khuya, để gia đình chủ nhân mất ngủ v. v ... họ chỉ nói sơ sơ thôi; nhưng họ dùng những từ ngữ nặng nề để chửi rủa anh em nghiện hút! Họ nói, trong lúc các chiến sĩ cách mạng đng xả thân cúu nước ngoài mặt trận, các văn nghệ sĩ đã làm gì để phụng sự kháng chiến ? May mắn thay, có số lớn anh em làm công átc văn nghệ trẻ, sống lành mạnh, trưởng thành trong khói lửa, đã làm được nhiều việc hữu ích để hỗ trợ cho chiến trường; nhưng vẫn còn số nhỏ chưa gíac ngộ, chưa ý thức được thế nào là cứu quốc, thế nào là cách mạng, nên vẫn giữ nguyên tác phong sa đọa, rượu chè, thuốc phiện, trai gái ! Ngay cả trong đại hội này, chúng tôi cũng phải mua thuốc phiện, mượn bàn đèn để phục vụ mấy anh cho chu đáo, nhưng các anh có biết rằng, hút như vậy là hút máu chiến sĩ, nêu gương xấu cho thế hệ trẻ, làm hại uy tín cách mạng ! Nhân dân địa phương ta thán rất nhiều về vấn đề này; chúng tôi chỉ nói sơ qua, mong rằng các anh đó đừng vì những lời nói này mà giận hờn cách mạng ! Chúng tôi chỉ nói lên một sự thực rất đau đớn và mỉa mai rằng, những bậc đàn anh đã có thành tích về văn nghệ từ hồi tiền cách mạng, chính các vị đó lại là những phần tử bê bối nhất !
Tên cán bộ này chửi rất dài, nhưng đại khái nhu vậy . Tôi quay người tìm Hùng và Chương, nhưng quá đông, nhìn không ra, chỉ thấy một số đầu cúi xuống . Mai Luân ngoái mặt lại, nói :
- Anh ơi đau quá ! Mình không hút, như cũng bị chửi lây !
Đây lần thứ nhất , tôi gặp nhà thơ Mai Luân. Anh có vóc người mập mạp, mặt vuông chữ điền. Anh công tác cho tò báo CỨU QUỐC và hoạt động văn thơ trong Chi bộ văn nghệ Liên khu 3. Trong suốt 3 ngày đại hội, tôi thấy Mai Luân luôn tay ghi chép tất cả mọi diễn tiến đại hôi. Anh còn trẻ lắm, chừng 20 tuổi là nhiều . Còn Tử Phác, ngồi kế tôi, chả nói câu nào, chỉ hút thuốc lá Cotab liên miên , chiếc xà-cột căng phồng chưa giấy má thì ít, thuốc lá thì nhiều .
Nhưng rồi đại hội cũng kết thúc với tràng pháo tay kéo dài. Mọi người đứng dậy ra chiếc sân lớn nói chuyện chờ giờ cơm. Mai Luân đến gần tôi, dắt theo một bạn nữa, người cao gầy, da mặt xanh mét như vừa ốm khỏi.
- Giới thiệu với anh , đây là nhà văn Sao Mai , người vừa được giải Văn học Kháng chiến .
Tôi đưa tay bắt chặt bàn tay lạnh, gầy guộc của Sao Mai. Anh này người Minh Hương, nói tiếng việt lơ lớ không như nhà thơ Minh Hương Hồ Dzếnh. Nhìn con người Sao Mai , biết là thuộc loại hiền lành, kín tiếng. Tôi chưa được đọc tác phẩm nào của Sao Mai, nhưng Mai Luân cho biết, viết khá lắm, và có nhân-dân-tính, nên mới được tuyển chọn vào giải Văn học Kháng chiến. Sự quen thuộc này, nói cho đúng, mới chỉ bắt đầu, nên mọi câu chuyện còn dè dặt; nói cho đúng, mới chỉ bắt đầu câu chuyện còn dè đặt trong vòng xã giao, chứ chưa ai dám nói với nhau sự thật những gì mình nghĩ về đại hội. Trong khi chúng tôi nói chuyện, tiếng trống ếch của ban nhạc Thiếu nhi đại phương khua đinh tai nhức óc để giúp vui. Các em đều mặc đồng phục, quàng khăn đỏ.
Giờ cơm đã đến, đây là bữa cuối; nên mọi mâm đều đầy ứ thức ăn, họ tổ chức chu đáo thật ! Ăn no muốn bể bụng, đồ ăn vẫn dư nhiều. Ăn xong, ai về nhà nấy. Tôi hỏi Bùi Xuân Phái nghĩ gì về sự chửi rủa chiều nay ? Phái cười, để lộ hàm răng trắng ớn :
- Tụi mình có hút đâu mà nhột ? Chắc Chương và Hùng có hút tói nay cũng mất ngon. Các tay nghiện là khổ lắm !
Tôi nghe nói có chừng 10 người thôi , trong đó, ngoài Hùng và Chương, còn có Lê Trọng Quỹ. Tôi hỏi Phái có gặp Xuân Diệu không , Phái lại cười :
- Tôi sợ thằng cha đó lắm. Hồi còn ở trên Việt Bắc, lúc đi tắm suối, vô tình gặp hắn cùng tắm. Hắn khen tôi có bộ đồ đẹp , tôi hoảng quá, tắm vội, xong mặc liền quần áo, đi ngay !
Tối hôm đó, chúng tôi ngủ sớm, để ngày mai lấy sức lên đường trở về, dù biết có diễn kịch, ca hát chào mừng thành công của đại hội.
Hôm sau, tôi và Bùi Xuân Phái lai đi cùng Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng theo đường cũ trở về. Anh em khác, mỗi người một phương tản mác , theo các bờ ruộng, trông giống như đám nông phu ra đồng vào ngày mùa. Trên đường về, Chương có vẻ trầm ngâm, Hùng không vui nên ít nói . Tôi và Phái đi trước, dù sao chúng tôi cũng khỏe mạnh hơn Hùng và Chương nhiều. cái nắng hanh hanh tỏa khắp vùng
trời, màu mây bàng bạc như đông cứng ở trên cao. Những lời chửi rủa anh em nghiện hút vẫn lởn vởn trong trí óc; nhưng chẳng ai muốn nhắc lại .
Trong 3 ngày sinh hoạt, nói cho đúng , chúng tôi chẳng thu hoạch được bao nhiêu. Những công tác và hướng đi của văn nghệ, chỉ là mớ lý thuyết suông; quan trọng là vấn đề thực hành, làm sao có tác phẩm để đóng góp cho kháng chiến trong hoàn cảnh chiến tranh ? Những người làm việc trong cơ quan, họ có điều kiện , phương tiện để thực thi dự tính theo chỉ thị, còn như chúng tôi, không làm việc cho cơ quan nào , lấy phương tiện đâu để sống, để sáng tác ? Cái Chi bộ văn nghệ Liên khu 3, chỉ là hình thức, cái khung trang trí, trên thực tế, nào có kế hoạch gì để giúp đỡ anh em có phương tiện và hoàn cảnh để lảm việc ? Chúng tôi biết như vậy, qua kỳ đi tìm tài liệu, với số tiền 3000 đồng do Lương Xuân Nhị đưa . sau chuyến đi đó, chả ai nhắc tới nữa. nhưng chẳng phải vì vậy, chúng tôi không làm việc. Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng vẫn làm thơ , không phải để phục vụ kháng chiến; mà làm thơ để thỏa mãn ẩn ức riêng, để giãi bày sự nuối tiếc quá khứ :
... Trăng ơi, đừng bỏ kinh thành
Hồn cố đô vẫn thanh bình như xưa ... !
Đó, thơ Đinh Hùng vẫn mang trong nó sự bi thiết, tiếc nhớ Hànội, làm sao hòa hợp, làm sao phục vụ hữu hiệu cho kháng chiến, cho cuộc chiến tranh chưa biết bao giờ kết thúc ?
Sau khi bắt tay giã từ Chương, 3 chúng tôi lại lầm lũi đi trên con đường dẫn về chợ Đại. Trong suốt thời gian kháng chiến, tôi chỉ gặp Chương lần này thôi. Phải chờ mấy năm sau, chúng tôi mới có dịp gặp nhau tại Hànội. Lượt về, chúng tôi đi bộ, chứ không còn dùng thuyền nữa. Tội nghiệp cho Đinh Hùng, ngày 3 lần, phải bỏ xái thuốc phiện vào rượu chiêu ừng ực . Uống xong, Hùng phải ngồi nghỉ, nhắm mắt lại hồi lâu, chờ cho thuốc ngấm vào máu xong, mới đủ sức đứng dậy đi tiếp. Trong khi đó, tôi và
Bùi Xuân Phái ngồi thủ thỉ nói chuyện về những tranh tương lai. Phái không có phương tiện gì để thực hiện tác phẩm, ngoài xấp giấy và cây bút chì. Phái vẽ tốc họa hay lắm, nét vẽ thật linh hoạt, nào phong cảnh núi rừng, nào sinh hoạt bộ đội, nào các đô thị nấm mà Phái đã đi qua . Đôi lúc nhàn rỗi chả biết làm gì, chúng tôi vẽ lẫn nhau cho vui. Bùi Xuân Phái có ý định tổ chức phòng tranh toàn tốc họa ở một nơi nào đó có đông người, để phổ biến rộng rãi; nếu cứ giữ mãi trong ba-lô, nó uổng đi ! Tôi đồng ý , nói sẽ nghiên cứu, vì muốn làm tranh, phải có sự giúp đỡ của cơ quan địa phương, nếu không, thì lấy phòng ốc đâu để treo tranh, ai làm quảng cáo, ai hô hào người tới xem ? Nghe tôi nói vậy, Bùi Xuân Phái có vẻ nản chí, một phần vì tính nhút nhát, ít chịu giao thiệp, kém tháo vát; nhất là lại phải nói khó với ai !.
Chúng tôi đỉ 3 ngày về đến chợ Đại. Đến đây, Phái chia tay, kêu quá mệt, phải vào cơ quan Bình dân học vụ nằm nghỉ xả hơi. Còn lại tôi với Đinh Hùng ngồi nghỉ trong một quán nước . Hùng lại cho xái thuốc phiện vào rượu, ngửa mặt, uông ừng ực. Chúng tôi không vào đô thị, mà ngồi ở chợ. Hôm nay, không phải ngày phiên, nên vắng ngắt. Tôi nhớ lại, cách đây ít tháng, cũng chính tại nơi này, tôi và Hùng gặp nhau; uống rượu, đọc thơ, vô tình có một anh ngồi gần nghe được, có lẽ vì yêu thơ, nên mời chúng tôi về nhà, làm cơm thịt đánh chén. Chuyện này rất hiếm ! Cho tới hôm nay, trên dưới 40 năm, tôi vẫn không hiểu nổi, tại sao tại làng quâ như vậy, cũng có người mê thơ đến thế ! Nhưng chỉ một lần đó thôi, không bao giờ còn gặp cơ may nữa, dù về sau này, chúng tôi lại được ăn những bữa cơm đầy vật ngon, của lạ; nhưng sao mà nó vẫn không ngon bằng bữa cơm buổi trưa tại nhà anh nông dân miền quê đó ? Sau bữa cơm, chúng tôi cảm ơn anh nông dân cùng vợ con anh ta, xong, tôi và Hùng cũng chia tay nhau, mỗi người một ngả. Tôi nhìn bóng dáng Đinh Hùng nhỏ bé, chiếc áo trấn thủ bạc màu, chiếc ba-lô nhăn nhúm, đeo lệch bên vai, chìm khuất vào dẫy mái lá xiêu vẹo, cho tới khi bóng Hùng khuất hẳn - tôi mới rảo bước trên lối mòn quen thuộc để về quê nhà . Nghỉ ngơi ít ngày , tôi giở những tờ tốc họa ra xem, cái nào được thì giữ lại; nếu không ưng ý, xé nát vứt đi. Mấy tấm tranh LÌA PHỐ và CHIẾN TRANH vẫn treo trên vách , màu sắc vẫn tươi nguyên, nét vẽ vẫn sắc sảo. Tôi có ý định vẽ thêm vài tấm nữa, chờ co dịp làm triển lãm cùng với Bùi Xuân Phái .
Chiến trận mỗi ngày mỗi lan rộng. Quân Pháp đã nhảy dù xuống Vân Đình, nhưng chỉ đốt phá trong 1 ngày, rồi rút đi. Hàng ngày, tôi phải nhảy xuống hố mấy lần, khi nghe tiếng động cơ Spitfire từ xa. Tuy vậy, quê tôi vẫn yên ổn, vì nó ở sâu, cách xa mọi đường giao thông chính. Để tránh sự buồn nản, tôi lại đem quần áo xuống chợ Đại bán, lấy tiền mua vải vẽ. Nói cho đúng, ở đây làm gì có thứ vải đặc biệt dành riêng để vẽ, tôi mua thứ vải mỏng, sau khi căng, quét bột nếp nhiều lần cho lấp thớ vải, vẽ đỡ tốn sơn. Chợ Đại bây giờ cũng hay bị bắn phá . tôi phải đi vào buổi chiều, tính giờ làm sao cho tới khi tới nơi vào chập tối, tôi mua, bán xong, vui chơi với anh em đến khuya là quay về nhà. Những buổi nắng ráo thì không sao, bữa nào trới mưa, đi thì té lên, té xuống, dù tay đã có gậy chống. Đi chơi ở chợ Đại, nếu gặp Tử Phác, coi như bữa đó tha hồ phè phỡn. Tôi không hiểu Tử Phác làm việc cho cơ quan nào mà nhiều tiền thế ! Chiếc xà-cột lúc nào cũng đầy ắp giấy bạc mới. Tử Phác rất mực phong lưu công tử. Khi nào gặp tôi, cũng chèo kéo, mời ăn uống; trước khi chia tay, bao giờ cũng giúi cho một bao thuốc lá Cotab, hoặc Philip mẩu vàng . Anh là tác giả bài QUAY TƠ, bài này hát khó, do vậy, anh thường nói đùa, cô gái nào hát đúng được bài này, anh sẽ lấy làm vợ . Một thời gian sau, tôi không gặp lại anh, cho tới bây giờ cũng không biết đời sống của Tử Phác ra sao tại Hànội. Không nghe ai nói tới tên Tử Phác nữa, quả thực, tôi không hiểu vì lý do gì ?
Còn nhà thơ Mai Luân , tôi chỉ gặp lại thêm 1 lần, trong 1 ngày mưa gió tại quán cà-phê Mai Hắc Đế. Dáng người cục mịch, trông bề ngoài; ít ai đoán anh làm thơ , có những câu thơ thơ thật trữ tình :
Nón nghiêng , che nắng em cười
Nắm tay trao chút bùi ngùi, em đi
Chiều về gió múa hàng mi
Cổ vuông chiếc áo mềm, khi giã từ ! ...
Tính tình Mai Luân rất cởi mở, tuy ít tuổi hơn tôi, nhưng cách cư xử bao giờ cũng đĩnh đạc, đàng hoàng. Những người bạn văn nghệ trong thời gian kháng chiến giống như những áng mây trời, thoáng còn, thoáng mất; nay đây, mai đó, nếu có gặp nhau cũng chỉ chốc lát, trừ những người bạn nào làm chung cơ quan. Do vậy, mỗi lần gặp, mỗi lần tâm sự, nói năng cho hả, nhưng sự nói năng cũng phải tùy đối tượng mà tâm sự, nhiều hay ít ? Có điều không thể chối cãi được, đó là sự quý mến nhau thực tình, vì cùng chung hoàn cảnh giữa một đất nước đang chiến tranh, sự sống, chết mỗi người không sao đoán trước được . Ngoài số bằng hữu kể trên, tôi cũng còn quen biết một số khác không làm văn nghệ, nhưng có lòng yêu mến những người làm văn nghệ tại chợ Đại, Cống Thần, hoặc nhiều nới khác. Vì có những người yêu văn nghệ như vậy, chúng tôi mới có chỗ ngủ, nới ăn, mỗi lần kẹt túi .
[]
( Còn tiếp )
TẠ TỴ
nguồn : NHỮNG KHUÔN MẶT ĐÃ ĐI QUA ĐỜ TÔI / TẠ TỴ -
( Nxb Thằng Mõ, Jan José , USA 1990 - tr. 88 - 94 )
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét