Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi / tạ tỵ / 14
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI ... 11
hồi ký văn học : tạ tỵ
chương BỐN
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ NAM VIỆTNAM
- nguyễn bính , nguyễn tuân, lê văn trương, lê tràng kiều, phạm duy, lê cao phan, báng bá lân, duy lam ...
- lê tràng kiều suốt đời làm báo, chắng công trình nào ra gi, chỉ còn vợ, anh em thương yêu, nhớ đến thôi...
- thời tạ tỵ làm E.O.R ( sinh viên sĩ quan ) tạ tỵ chưa biết nhờ" đại sứ ca-bô-lốt cùng hành quân" . mà gọi ' túi cao su' là' túi phong lưu' ...
Sau 6 tháng tập bắn, chạy, nhẩy, đi đứng, chào kính; tôi đã đổ nhiều mồ hôi trên các bãi tập và mất nhiều thì giờ học về lý thuyết căn bản để trở thành 1 sĩ quan biết chỉ huy trung đội binh nghiệp- không phài cái nghề mà tôi thích thú; do đó, mỗi ngày ở trong quân trường là 1 nhục nhằn luôn luôn làm tôi khó chịu. Hơn nữa, trong những ngày đầu sống ở miền Nam, tôi chưa quen với phong thổ, khí hậu; nên thường ngã bệnh. Cái nắng đổ lửa suốt ngày và những cơn mưa bất chợt , gây cho tôi ấn tượng không mấy hào hứng ! May ra, chỉ có vào buổi chiều, khi trời đã tắt nắng, từng cơn gió nhẹ như mơn trớn, vỗ về - làm con người thấy dễ chịu đội chút.
Quân trường Thủ Đức được xây dựng trên 1 ngọn đồi thấp, không có cây to, vì nó mới được thành lập, nhằm mục đích đào tạo cấp tốc thanh niên việt có khả năng học vấn trở thành các sĩ quan bổ xung cho những tiểu đoàn Việtnam đang thiếu cấp chỉ huy. Chỉ huy trưởng hồi đó là thiếu tá Bouillet, các huấn luyện viên , tới 80% là Pháp; còn lại, các sĩ quan, thiếu úy việt mới học khoảng đâu 2 khóa trước- có khả năng- nên được tuyển chọn ở trường trông coi trung đội khóa sinh.dạy chào kính, xử dụng vũ khí v. v... Bài học toàn dùng pháp ngữ, tôi nhớ, đại đội trưởng chúng tôi, hồi đó là trung úy Grousseau, mặt hồng hồng như đã uống rượu. Huấn luyện viên này rất đẹp trai, tuy là quân nhân, nhưng ăn nói rất lịch sự. Tôi nhận thấy, các huấn kuyện viên việt tỏ ra hách dịch hơn pháp. Có thể, họ lấy le, phần khác, muốn được yên thân, không phải đuổi ra mặt trận.
Khóa III Thủ Đức gồm khoảng 700 khóa sinh, chúng tôi bị nhốt trong trường đến khi thi xong giai đoạn 1 khoảng đâu 2 tháng. Sau khi được gắn Alpha, thì được cấp phép 24 tiếng đi phép. Nhưng ca761p phép cuối tuần, không phải cả 700 cùng đi 1 lượt. mà chỉ được đi 1/2- như vậy, mỗi sinh viện sĩ quan cứ 2 tuần được đi phép 1 lần. Trước khi đi phep, có màn khám tủ, khám súng, giầy dép. Ai mà được coi là bê bối, bị cúp phép liền, do vậy mỗi trưa thứ 7 hồi hộp lắm. nào là quần áo trong tủ phải thật ngăn nắp, lòng súng sạch bong, giày brodequin da bò màu đỏ cạch, sần sùi, phải bóng lộn, soi gương được. Đơi sống trong quân trường khốn nạn như vậy đó, sau khi thoát được, làm chỉ huy, "uýnh" nhau vời Vi-xi, lọi sình cà tuần lễ - quần áo, giầy dép hôi hám, bám đầy bùn, đất- bây giờ về trại thì đã có ' tà lọt' rửa sạch, giạt giũ tươm tất rồi !
Đời sống quân trường, đời sống chiến đấu ngoài măt trận khác nhau xa, một trời, một vực. Ngay cả bài học quân trường khó áp dụng cho chiến trường, bời, chiến trường thiên biến, vạn hóa, tùy theo tài năng, kinh nghiệm, mỗi chỉ huy biết cách đánh để thắng hay bại ! Tôi nói vậy, không có nghĩa, bài vở học ỏ quân trường đều vô ích đâu ? trái lại, hữu ích đấy, vì đó , bài học vỡ lòng, mở đường cho sự nghiệp quân sự, cứu cánh đời quân nhân. Quân trường dạy mỗi người phải biết chiến thắng gian khổ, biết sử dụng các loại vũ khí, biết tất cả những thứ gì liên quan đến chiến trường; còn vấn đề áp dụng ra sao, cái đó, tùy thuộc cá nhân, hoàn cảnh.
Tuần lễ đầu tiên, tôi được cấp phép 24 tiếng về Saigon. Hàng đoàn xe GMC chở chúng tôi từ quân trường tới đường Paul Blanchy ( nay, Hai bà Trưng ) , phía sau Nhà hát lớn đỗ lại. Từ đó, ai muốn đi đâu, tùy ý. Chiều hôm sau, 3 giờ, phải có mặt, cũng tại nơi này để lên xe trở về trường. Tôi mặc bộ đồ kaki vàng , đội mũ bê-rê đen, phía sau có 2 tua vàng , đỏ, cầu vai mang Alpha, sinh viên sĩ quan. Người dân Saigon biết có Trường Sĩ quan Thủ Đức, và các sinh viên sĩ quan có bằng tú tài, hoặc tương đương, nên họ coi trọng lắm. Không như những năm về sau, cấp số sĩ quan gia tăng mau lẹ, con gái lấy chồng nhà binh, có nghĩa cầm chắc ở góa sớm. Song song với Trường Thủ Đức, còn có Trường Võ bị Đà lạt, nơi đây huấn luyện cấp sĩ quan hiện dịch, tức là những thanh niên tình nguyện, coi binh nghiêp là nghề. Nhưng thực ra, sau khi ra trường, do"oánh" trận, thì ai cũng như ai; ít khi phân biệt lính hiện dịch hay trừ bị.
Sau khi xuống xe, màu áo kaki tản mác vào các lòng phố. Có những bà vợ ra tận bãi xe đón chồng; đó là sinh viên người miền Nam, còn miến bắc, rất hiếm! Họ đi dạo trên con đường Catinat, Lê Lợi và Khu chợ Bến Thành. Một số lên xe tắc-xi đi dạo nơi nào chả biết. Riêng tôi, mỗi lần đi phép, thường vào Chợ lớn dạo chơi, ăn mì, hủ tiếu hoặc đến một tiệm Tàu bình dân nào đó, ăn thứ gì khoai khẩu; để bù vào ngày , tháng chịu đựng bữa cơm nhà thầu cung cấp, rất khó nuốt ! Đi chơi chán, tôi thuê phỏng ngủ. Mỗi lần ngủ trọ như vậy, thế nào cũng bị ma -cô gõ cửa quấy rất, mới mọc chuyện giải quyết sinh lý. Tuổi thanh niên, ai chẳng ham, nhưng sợ bệnh hoa liễu, nên chỉ, những kẻ liều mạng mới dám ưng chịu. Thường ra, họ dùng" túi phong lưu " *. Sở dĩ, chúng tôi
-------
* bao cao su. (BT) .
-------
có tiền, vì được truy lãnh mấy tháng lương liền. Ở giai đoạn 1, chúng tôi lãnh lương binh II, qua giai đoạn II lãnh lương trung sĩ trên 700 đồng / tháng - nên ai nấy, đều có tiền, tiêu thoải mái.
Đây không phải là lần đầu tôi biết Saigon-Chợlớn . Năm 1942, tôi đã sống ở Saigon một thời gian. Năm đó, thực dân Pháp mở Hôi chợ Đông Đương tại Vườn Bờ-rô ở đường Chasseloup Laubat. Tôi được Trường Mỹ thuật đề cử làm đại diện sinh viên miền bắc Việtnam vào tham dự, vì trường có 1 gian triển lãm họa phẩm và sản phẩm tiểu công nghiệp tại Khu hội chợ Saigon năm 942 chẳng khá Saigon 1953 là bao !
Các cô gái miền Nam vẫn ăn vận áo bà ba sặc sỡ, quần Mỹ A ông rộng như vậy, đi nhẩn nha mua bán. Thỉnh thoảng mới gặp một cô son phấn tùm lum, áo dài bén gót, tay cầm dù, đi dạo pghố. Họ thuộc loại con nhà giày,ít khi ngó ai.
Thành phố Saigon vẫn có đương xe điện 2 chiều. các ga con lơn, con gà, con thỏ vần còn. Khách muôn đi, phải lấy vé trước, khi lên tàu; chứ không phải như ờ Hànội, cứ leo đại lên, sẽ có người xé vé. Tôi chẳng hiểu sao- 24 tiếng đồng hồ phép- bao giờ cũng đi rất nhanh ! Cũng 24 giờ ấy, ở quân trường sao dài lê thê, cơ hồ tưởng như hòi gian ngưng lại !
Một chiều thứ 7, không phải phiên đi phép, tôi ngồi nơi bực thềm ngăm dải mấy trắng nõn như bông đang trôi hờ hững trên nền trời xanh biếc - thì, bỗng 1 anh di thẳng tới chổ tôi. Người xương xương, da đen xạm, vì nắng gió quân trường. Anh ta có đôi mắt hơi sâu, nét mặt tỏ lộ chút kiêu căng. Không quen biết, bởi không cùng trung đội, đại đội, anh ta đứng trước tôi , cười thân thiện, hỏi
- Anh có phải là Tạ Tỵ không ?
- Chính tôi.
nghe trả lời vậy, anh ta ngồi xuống sát bên, tự giới thiệu:
-.. .tôi là Duy Lam.
À ra thế ! , tọi nghe tiếng, không phải vì tác phẩm anh ta đã có tác động sâu xa vào tâm cảm tôi, - mà chính cây bút trẻ - mới được kết nạp vào Tự lực văn đoàn, nhất linh chủ súy. Tự lực văn đoàn gồm nhều cây bút nổi danh, chỉ kết nạp vào nhóm , cây bút nào từng hợp tác với báo PHONG HÓA, NGÀY NAY chẳng hạn- như Khái Hưng, Thế Lữ,, Xuân Diệu, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Đỗ Đức Thu v. v. .. Họ là 1 nhóm khép kín, văn phiệt, khó ai lọt vào được !
Nay, một người trẻ ngồi cạnh tôi , sự nghiệp chưa là bao mà được kết nạp; chắc anh ta phải có biệt tài. Lúc đó, tôi nghĩ vậy, sau được biết; Duy Lam là cháu ( ngoại) Nhất Linh , thi không ngạc nhiên nữa. tên thật Duy Lam là Nguyễn Kim Tuấn, anh ta học bộ binh ( Infanterie), còn tôi học về vũ khí nặng ( armes lourdes), chuyên sử dụng súng cối 81 ly. Do vậy, tuy cùng quân trường, ít khi gặp, trừ khi muốn gặp vào tuần không đi phép.
Duy Lam nói năng nhẹ nhàng, dễ thương như văn anh ta vậy. Mới gặp lần đầu, trong khung cảnh ở quân trường khô khan, mà chúng tôi hinh như quen hết sinh hoạt xung quanh, trước mắt chúng tôi, lúc ấy, chỉ có văn chương, nghệ thuật. Duy Lam cho biết, có đi xem Phòng triển lãm Tiền Tiến của tôi ( Hànội) , rất thích lối vẽ mới ấy, do vậy, khi nghe anh em nói: khóa này có tôi, nên cố dò hỏi tìm gặp. (.. ). Chúng toi nói chuyện tới giờ cơm, Duy Lam mới đứng dậy. Kể từ đó, chúng tôi là bạn cho tới hôm nay, tôi vẫn quí mến Duy Lam vô cùng- nhất là những ngày cùng ở tù với anh ở Hà-Nam-Ninh- tôi càng hiểu rõ Duy Lam, một con người cứng cỏi, có lập trường dứt khoát.
Ở quân trường , còn 1 người đồng khóa, đó là nhạc sĩ Lê Cao Phan ( 1923- ) . Có dáng ngưiời tầm thước, khuôn mặt nhìn hơi quê quê một chút, nghề chính là dạy học. Khi nghe anh tự giới thiệu là nhạc sĩ, thì tôi biết vậy, cũng chưa bao giờ nghe ai nhắc nhở tên anh trong giới văn nghệ. Tính tình hiền, dễ thương. Có lẽ, cũng chính vì tính tình vậy; dù đeo đuổi ngành nghệ thuật nào đi nữa, chẳng co cách gì làm hơn người khác được ! Người có tài, thường ra, trên nét mặt, dáng đi, cách đứng ngồi; nhất là cặp mắt, họ thường biểu lộ một cái gì khiến làm người khác phải chú ý. Nhưng đứng về phia bè bạn thì Lê Cao Phan là bạn tốt. Vì không chung đơn vị, nên gặp gỡ có giới hạn thôi, sau này tốt nghiệp, Lê Cao Phan có 1 thời gian làm chánh văn phòng đại tướng Lê văn Tỵ.
Tôi và Lê cao Phan còn gặp nhau nhiều, sau khi rời khỏi quân trường. Anh có phổ nhạc bài thơ Đàn tím của tôi , nhưng không thành công ! Vấn đề thơ phổ nhạc, rất khó, vì người làm thơ không bao giờ có y định làm bài thơ đó để sẽ được phổ nhạc, mà làm thơ theo thể tự do, nên càng khó để phổ. Bài Đàn tím, thơ tự do , câu dài, ngán, trúc trắc, dễ gì đưa nó thành ca khúc hay ? vấn đề phổ nhạc chot hơ, tôi chỉ thấy Phạm Duy biết làm, nhưng cũng tùy bài do Phạm Duy chọn lựa; chứ không phải bất cứ bài nào cũng phổ hay được ! Như vậy, phải dùng lời thật khéo, để nói sao cho khỏi mất cái tình ? Như vậy, không thành thực; nhưng không biết sao hơn ? Do vậy, cho tới hôm nay, cũng ít ai biết đến nhạc sĩ Lê Cao Phan * - anh làm được khá nhiều ca khúc - một số ca khúc làm cho thiếu nhi.
-----
* sau 1975, gặp Lê Cao Phan( 1923 - ) thường xuyên, tôi hỏi anh có đọc hồi ký Tạ Tỵ không? Chỉ gật đâu nhẹ thôi, tỏ ý không mấy hà lòng viết về anh. Lê Cao Phan nổi tiếng duy nhất , ca khúc Phật giáo Việtnam, rồi anh còn dịch tác phẩm Nguyễn Trải ra tiếng anh, bỏ tiền in ấn, lại dịch cả 1 truyện dài SORROW of LOVE / Bảo Ninh, nhưng vẩn chỉ là bản thảo, vì đã có bản in ấn hành trước đó. Gốc Quảng Trị, nên có lần đã dịch lời ca khúc sang anh ngữ của nhạc sĩ Trần Hoàn ( cùng gốc Quảng Trị ) v. v... ( một cách lấy lòng nhạc sĩ đang giữ chức Bộ trưởng văn hóa thông tin Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghiã Việtnam. Lối dịch văn chương của anh, theo tôi, đó là traduction littérale , ( mot à mot, qui suit une lettre à une lettre ), lối dịch " thấp" nhất trong lối dịch văn chương. Phê bình ca khúc nhạc, nói riêng, sư nghiệp văn chương LCPhan , Tạ Tỵ viết rất sắc :
"... có lẽ chính vì tính tình anh( LCPhan) như vậy, nên dù anh có teo đuổi ngành nghệ thuật nào đi nữa, cũng chẳng có cách nào làm hơn người được . Những người có tài, thường ra trên nét mặt, dang đi, cách đứng ngồi, nhất là cặp mắt, họ thường biểu lộ" một cái gì" khiến người khác chú ý ngay . Tôi nói vậy, không phải vi biết tương số, nhưng qua kinh nghiệm giao du với bạn bè, tôi thấy ngjười có tài năng đều xuất phát ra tự bên trong, một cái gì đó, làm cho người đối thoại phải chú ý. Nhưng đứng về phía bè bạn, Lê cao Phan người bạn tốt, tâm hồn luônm luôn hướng về phía bè bạn ..." .
Sau này khi ra khỏi quân trường, LCPhan có một thời gian lám chánh văn phòng cho đại tướng Lê VănTỵ ..." ( tr 150 / Hồi ký văn học Tạ Tỵ). Rất mê nét" yểu điểu lượn lờ"' đắm đuồi trong" thần số ta"của 1 thứ nữ Á Nam- Trần Tuấn Khải, đã l6n đèo, vượt suối Đà lạt 5, 7 lần mà vẫn trrượt ngã , sau 1975 , khiến " phu nhân chính thống" buồn ,qua đời, vì chán sống tột độ ! (TP)
---------
Ở quân trường , sau khi học hết giai đoạn , sang giai đoạn 2 - các khoá sinh phải trực nhật, đứng gác ngoài đồn canh ngay cổng trường. Hôm đó đúng ngày chủ nhật, tôi phải đứng gác ngoài đồn canh. Vấn đề trực gác của chúng tôi, nhằm mục đích làm quen với lề luật, kỷ luật quân đội[ chứ thực ra bảo vệ anh ninh cho Trường đã có một đại đội Commando chịu trách nhiệm vòng ngoài. Cái bốt gác chỉ nhằm mục đích kiểm soát, xem có khóa sinh nào nhảy dù không, ngoài ra chẳng còn chuyện gì khác.
Vấn đề muốn nhảy dù , thật ra không khó, nếu biết cách, cần nhất là phải làm sao lên được chuyến xe của nhà trường, để về đúng hẹn. Trong Khóa III chúng tôi, có mộ ông vua nhảy dù- anh ta không thèm nhảy dù vào thứ 7 hay chủ nhật- mà hầu như chiều nào , sau khi hết giờ học, anh ta nhẩy dù liền. Mãi 1 thời gian dào, nhà trường mới khám phá ra đường dây nhảy dủ của anh ta, qua lính Commnado, vì anh ta ghiền thuốc phiện nên hàng phải phải đi Saigon để hút hít.
Chủ nhật ở quân trường vui lắm, vì qua giai đoạn II, thân nhân các khoá sinh được đến thăm, nếu ai không được đi phép. Tôi đang kiềm soát giấy thăm, bỗng thấy anh Lê tràng Kiều và mấy ký giả miền Nam đến. Tôi nhận diện được Lê Tràng Kiều , nhưng anh không thể nhận ra tôi, dù cho khi xưa, đã vài lần gặp gỡ tại Hànội. Tôi nhận ra anh cách dễ dàng, nhơ cái trán cao . Đê chứng tỏ thông minh, cái trán của anh vôn thấp, anh dùng dao cạo cạo nó lên cho cao, nhu người không cận thị đeo kính trắng cận thị ra dáng vẻ trí thức
.
Có 2 kẻ làm văn nghệ , trán cao, là Lê tràng Kiều và Bàng Bá Lân . Lê tràng Kiều xuất trình giấy tờ, hỏi thăm tên tôi, để gặp. Nói cho đúng, anh Lê Tràng Kiều không thể nhận ra tôi cũng phải thôi, vì mấy tháng luyện tập khổ nhọc quân trường, ăn uống không hợp khẩu vị, da mặt đen xạm, gây guộc, chứ không trắng trẻo, mỡ màng như xưa - nhất là tôi mặc bộ đồ lính trận treillis, đầu đội mũ vải đi rừng, làm hình dạng thay đổi hẳn !
Lê Tràng Kiều dáng người dong dỏng, khuôn mặt trái soan, lúc nào cũng có nụ cười xã giao để gây cảm tình với kẻ đối thoại. Anh làm báo chuyên nghiệp, khi ở Hànội, từng giử chức chủ bút HÀNỘI TUẦN BÁO do Nhà Hồng Khê chủ trương. Hồng Khê là một tiệm chuyên bán các thứ thuốc trị bệnh hoa liễu ở phố Huế * trước cửa chợ Hôm , gần khu tôi ở. Chủ nhà Hồng Khê là Lê
-------
* năm 1950 , tiệm Hổng Khê ở 75 hàng Bồ, nhà 3, 4 tầng lẩu. Năm 1995 ở tầng dưới nhà ( rez de chaussée) chữ IMPRIMERIE LÊ CƯỜNG cũ xì, mốc meo còn nguyên chữ . (TP) .
-----------------
Cường, có thành lập được một nhà in, do vậy, mới mua bằng cách ra báo, nhờ Lê Tràng Kiều làm chủ bút. Tờ báo HÀNỘI thực sự cũng không phải tờ tuần báo có gia trị cao vào thời đó. Nó còn thua cả tờ TIỂU THUYẾT THỨ BẢY của nhà Tân Dân . Để được sự chú ý của độc giả , tò HÀNỘI gây ra nhiều cuộc bút chiến, nhưng chẳng vì thế, mà giá trị của tờ báo tăng lên. Nhà thơ Nguyễn Bính co đăng tải nhiều bài thơ trong tuấn báo HÀNỘI, vá viết thiên ký sự về mối tình vói NÀNG OANH . Mở đầu, thiên ký sự, dó là mấy câu thơ buồn:
Tâm hồn tôi là bình rượu nhỏ
Rót lần lần, rót mãu xuốn nàng Oanh
Không xua tay, nhưng nàng vẫn vô tình
Hắt ly rượu hồn tôi qua cửa sổ ...
Vì sự giao du kẻ nọ người kia, nên tôi quen Lê Tràng Kiều, mỗi kỳ báo ra, anh đều tặng tôi một số. Lúc đó, thú thực tôi không thích nội dung tờ HÀNỘI, nó không thỏa mãn được yêu cầu những nguồi ưa suy luận, hoặc có kiến thức khá. Nó chỉ làm vừa lòng những cô gái choai choai, giới bình dân ưa chuyện dễ dãi. Có lẽ, cũng vì lý do này, tờ Hànội không sống lâu . nó chết chẳng ai hay, chẳng để lại một dư âm nào! Tôi nghe anh em kể, số của anh Lê tràng Kiều là trâu trắng, đến đâu mất mùa đến đó. Câu nói này đúng chẳng nhẽ làm cho tờ báo nào, dù hàng ngày, hàng tuần chẳng lâu la gì là ngỏm củ tỏi ! Tòa soạn nào có mặt anh, thì y như rằng, chỉ ít lâu sau xập tiệm. Lê Tràng Kiều, người khôn ngoan, biết ăn chơi đủ món, ai củng quen, cũng bết. Khi cần, anh có thể nằm hút cùng với Lê Văn Trương cả đêm, hoặc xuống xóm ca nhi vui chơi với Nguyễn Tuân, đêm này qua đêm lhác. Giao du rộng, anh có thể mới nhiều cây bút cộng tác với báo mà anh điều khiển, nhưng sự góp mặt của anh em không thường xuyên. Do vậy, tờ báo khi hay, khi khá, khi klhông. Có lẽ, ở miền bắc còn đất đứng, vô Nam làm báo, biết đâu đắt mối; cái vận mới tới thì sao ?
Hôm nay, anh tới quân trường Thủ Đức.một phần gặp bạn cũ, phần khác tìm tôi để giới thiệi với các bạn mới của anh ở Saigon chăng?
-Tôi đây, anh Kiều ! sao anh biết tôi ở đây mà đến?
Lê Tràng Kiều mở mắt to, nhìn tôi, ngỡ ngàng:
- Ủa, sao gầy , đen thế ! Nhìn không ra, tôi vừa nhận được thư anh em từ Hànội báo tin anh bị động viên vào Khóa III Thủ Đức; do vậy, tôi muốn biết, và nhân tiện đi cùng mấy bạn ký giả, đại diện anh em miền Nam thăm anh luôn thể.
Đồn canh bao giờ cũng có 2 người, tôi nhờ bạn trông giùm, tiếp khách. Cái đồn nằm chơ vơ gần mé lộ, không bóng cây, chúng tôi đành tạm núp vào vào đồn, phía bóng mát, ngồi bệt, nóic huyện. Nội dung chuyện, không ngòai việc nhắc vài kỷ niệm lặt vặt khi sống ở Hànội-. Anh Lê Tràng Kiều cho biết, sẽ ở hẳn trong Nam, để làm báo; dù sao ở đây dễ sống hơn. mấy ký giả miền Nam chăm chú nhìn tôi, mời hút thuốc; chư không nói, điều này dễ hiễu, mới gặp lần đầu thi có gì đề nói- nhưng có lẽ - anh Kiều đã giới thiệu tôi từ trước, nên họ chú ý. Biết tôi đang làm nhiệm vị, chuyện đâu đó chừng mươi lăm phút, anh Kiều lên xe về Saigon, còn nói với theo:
- ...nếu đi phép, cứ đến ìm tại.... nhiều thú chơi lắm !
Tôi cảm ơn, bắt tay các bạn mới, chúng trôi từ giã nhau. Cho tới nay, ngồi viết dòng này, tôi không nhớ được tên, mặt mũi mấy ký giả miền Nam thăm tôi hôm đó. ngay cả mấy chục năm sau, tôi sống ở miền Nam, không lần gặp lại họ, họ chẳng kiếm tôi làm gì, hai bên như bạn chưa hề biết nhau. Nói đúng, mấy ký giả đó, thế nào họ biết tôi qua họat dộng văn học ở miền Nam liên tục mấy chục năm, - có lẽ ngại - tôi ít thời giờ gặp gỡ, giao du với họ.
Anh Lê Tràng Kiều chỉ tới thăm tôi có 1 lần duy nhất- từ đó- tuy sống chung1 không gian, nhưng không hiểu lý do nào, anh không còn tìm tôi nữa- tuy rằng bạn anh -một số cũng là bạn tôi. Nhưng, tôi được biết, cái số anh vẫn vậy, dính vào đâu chết đó, và đời sống của anh đứng vững được, thì nhở vợ, một người đảm đang, thương, yêu chồng nhất mực. Lê Tràng Kiều qua đới sau vài năm CS chiếm Saigon. Cà 1 cuộc đời hy sinh cho báo chí, rốt cuộc, Lê Tràng Kiều chẳng lại để lại 1 công trình nào đáng kể, ngoài lòng thưong, nhớ của bạn bè! *
-----
* Khoảng 1974, gia đình LTKiều ở trên đường Trương Minh Giảng / Phú Nhuạn. Anh có 1 đứa con là lính KQ làm ở Tân Sơn Nhất, bị thuyên chuyển lên Biên Hòa. Tôi không quen anh, nhưng quen lão nhà- báo- Giang Kim, anh LTKiều nhờ tôi tìm cách xin cho con anh được ờ lại Tân Sơn Nhứt. Tôi nòi thắng điều này với tư lệnh KQ, tướngTrần Văn Minh biết là con một nhà văn tiền chiến tử thập niên 30, tướng chấp thuận cho con anh ở lại. ( TP ) .
(TP.
---------
Thời gian trôi qua, qua những ngày cực nhọc ở quân trường, chúng tôi vượt đực tất cả,. Sau 6 tháng giam mình trong kỷ luật, chịu đưng nắng cháy da, từngcơn mưa bất chợt, tôi đã quen dần khí hậu miền Nam, biết yêu những chiều tắt nắng, nhìn mặt trời lặng lẽ rớt xuống chân đổi - trong khi dợt gió mát mơn trên da thịt như xia dịu, xóa nhòa ray rứt trong lòng. Khi tôi biết yêu màu ngói đỏ chói mái trường, biết yêu ngọn đồi thâm thấp, biết yêu lối mòn trên bãi tập, yêu tiếng nói các cô miền Nam; chính lúc đó thì khóa học đã mãn.
Sau lễ mãn khóa, có 1 số đuộc tuyển chọn ở lại Trường làm huấn luyện viên, một số được chọn quân khu nào mình thích, một số chuyển ngành sang Không quân, Nhảy dù; còn một số đông do Bộ tổng tham mưu điều động phân phối.
Hồi đó, các tiểu đoàn Việtnam hình thành, đây là cấp đơn vị lớn nhất. Phải chờ mấy năm sau, khi Pháp rút hết, luc ấy Quân đội Việtnam Cộng hòa mới cải tổ dần dần, có các trung, lử sư đoànvà vác quân chủng Không quân, Hải quân v. v. vv...
[]
( tiếp kỳ 12 )
TẠ TỴ
(1931- 2004 t., hcm)
( Nxb Thằng Mõ, San José 190 - tr. 135 - 145)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét