Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

một mình một ngựa / nguyên sa - 16



               một mình một ngựa  /       16
                                           hóa thân tình cảm & hóa thân trí thức
                                          nguyên sa 

       Thân gửi...,

    " Ta sẽ hóa thân làm một cậu bé học trò.  Đọc tên ngươi yêu từ sáng tới chiều, từ đêm tới sáng !

     Phiêu  lưu vào cái thế giới phê bình văn nghệ của những  nhà thơ như Baudelaire, Valéry và của những nhà phê bình như Jaloux, Du Bos, Thierry Maulnier, tôi chợt nhớ đến 2 nhà thơ của  10 năm dĩ vãng đó.

    Đó la khát vọng cái khác lạ, đó là sự tưởng nhớ hình ảnh tinh thần, đó là sự chống lại sự vây hãm kiên cố của bản ngã, hay đó  là khởi đầu của một căn  bệnh thần kinh?  Không biết.  Các anh muốn tìm kiếm nguyên nhân ở chỗ nào cũng được.   Tùy ý.  Tôi chỉ ghi nhận điều này.   Đó là sự kiện.  Ao ước trở thành cái không phải là ta.  Ta là kẻ khác.   Mà vẫn là chính mình .Đấy, mỗi người khi những buộc chặt của cuộc sống danh lợi đã được buông lỏng cho nó trở về cái nhìn xuống bản thân, nó thương nhìn thấy đó chưa phải là nó.   Còn một thân thể khác của nó, còn có một tâm hồn khác của nó  , còn một bản ngã khác của nó. Ở một chỗ khác.  Ơ thiên đường hay địa ngục ?  Ở tận cùng dĩ vãng hay tương lai ?  Không biết, nhưng chắc chắn nó ở chỗ khác.   Cho nên phải cởi bỏ cái thân thể này, cái tâm hồn này, cái cuộc đời này, cái bản ngã này, để trờ về đó, tim đến đó.   Ta phải hóa thân để thành cái tôi đích thực.

    Muốn nhìn ngắm những tác phẩm văn học, nghệ thuật, các nhà phê bình nói trên thánh khẩn xác nhận; phải có một sự hóa thân như thế.   Phải đổi  đời từ đây, tâm hồn này đến một tâm hồn khác.  Vấn đề rõ rệt lắm.  Các anh muốn thưởng ngoạn.  Các anh muốn nhìn ngắm hoa này, lá này, rùng này, biển này.  Được lắm.   Nhưng đừng đứng ở đó.   Đừng  đứng xa như thế.  Với những dụng cụ khoa học trên tay , làm bằng lăng kính tinh vi, các anh cũng chẳng nhìn thấy gì.  Khoảng cách lạnh lùng làm mờ nhạt hết, làm méo mó cả, làm lệch lạc cả.   Bởi vì tác phẩm có hoa, có lá, có rừng cò biển.   Nhưng nó không phải là những thứ đó.   Nó là người.  Nó là người  [ đấy].  Tôi nói có đủ rõ không ?  Là người tức là tâm hồn.  Là cái sâu hơn biển.  Là cái cao hơn núi.  Là cái bí ẩn hơn đêm.  Là cái xa xôi diệu vợi hơn hành tinh, địa cầu này, chẳng thấy được.   Cho nên dụng cụ tăng cường giác quan mà làm gì ?   Phê bình văn nghệ không phải là khoa học.   Không thể là khoa học.

    Nó là một nghệ thuật.   Nó là sự cảm thông.   Là đồng hóa chủ thể và tha nhân.  Đúng, không thể đứng ngoài để tìm hiểu tâm hồn tha nhân được.   Phải đồng hóa với nó.   Phải là nó.   Cứ việc buồn với nỗi buồn của nó, đau đớn thảm thiết với những thảm thiết của nó, hân hoan với những hân hoan của nó là bắt gặp ngay những rung động, thấy ngay những rung động đó, khỏi cần tìm kiếm, phân tích dài dòng .

     Phải cảm thông.  Vâng, tác phẩm là một tâm hồn, cho nên muốn gặp nó, chỉ có một con đường kỳ diệu ấy.

    Cảm thông nhìn cho kỹ, là một sự hóa thân.  Tôi thấy nó như thế đấy.  Chủ thể để thấy được những xúc động của tha nhân, đã trở thành tha nhân.   Nó rời bỏ nó.   Nó nhập vào cái khác nó để trở thành khách thể đó.   Tức là nó hóa thân thành khách thể đó.

     Các nhà phê bình thuộc các môn phái cảm thông này đều ít nhiều chấp nhận cái sự hóa thân đó.   Cho nên gọi là nhà phê bình hóa thân cũng được.

     Nhưng hóa thân như thế nào?  Bằng tình cảm hay bằng trí thức ?   Như một nhạc sĩ trình tấu hay như một kịch sĩ nhập vào vai tuồng.   Mỗi người trả lời một cách.
 như thế ?   
     Baudelaire là sự đối lập của trí thức.

    Phê bình là sống đam mê, là nhảy vào trung tâm của tác phẩm.  Là hoặc yêu mến nó hoặc thù oán nó.  " Juger, c'est sympathiser ou hair . " ( i có 2 dấu  chấm / tréma ) Đọc cái  bài tình thư thứ nhất, các anh muốn đọc như thế nào ?  Đọc : Chinh phụ ngâm " , các anh muốn đọc như thế nào ?  Đọc bằng cặp mắt của mụ Tú  Bà, tình thứ nhất trở thành một trò khỉ.  Đọc bằng cặp mắt của anh buôn bán khí giới.  " Chinh phụ ngâm " sẽ là 1 áng thơ phản chiến và chủ bại " .  Đừng đọc như thế.  Hãy hóa thân làm người tuổi trẻ 
" giấy phong kỷ mang thầm trong túi áo ".  Hãy hóa thân làm người đàn bà mà nghe trống tràng thành, mà nhín khói " cam tuyền " , mà khóc theo tiếng hịch nửa đêm.   Đó là sự hóa thân tình cảm.   Đó là Baudelaire. 

    Valéry cũng hóa thân .   Nhưng Valéry không làm như thế.  Valéry là cuộc phiêu lưu của trí tuệ.  Là sự xây dựng lại trí thông minh.   Là làm lại trong bản thân sự làm việc của nhà sáng tạo.   Tại sao Nguyễn Du lại làm như thế?  Tại sao lại chơi bằng  " lục bát" mà không dùng " song thất lục bát " ?    Tại sao lại cho tái ngộ.  Tại sao lại cho tái ngộ. Tại sao  tái ngộ lại kết thúc bằng một tình bạn ?

    Valéry  đã đặt những câu hỏi như thế về Léonard de Vinci, và Descartes .  Đi lại  con đường của những sáng tạo này, hình dung lại quá trình sáng tạo của những tác giả này, xây dựng lại trong trí tuệ 1 tác giả, tìm lại những điều kiện của sáng tạo, tôi nghĩ rằng nhà thơ đã bắn một mũi tên trúng vào 2 con thú.   Tưởng mình là người sáng tạo đó, làm  lại trong trí tưởng của bản thân việc làm thần thánh gọi là sáng tạo của người đi trước,  ý kiến hay thực ?   Ta trở thành nó.   Ta hóa thân làm người sáng tạo ấy.  Có thế, mới nhìn thấy được tác phẩm bằng cặp mắt của người mẹ yêu dấu gửi đến đứa con.  Mới biết  được cái mang nặng  đẻ đau, mới biết yêu, biết quí.   Được lắm.  Nhưng chưa hết.   Nắm được quá trình của những động tác sáng tạo, bắt gặp được điều kiện cần yếu cho việc hình thành tác phẩm đã được hình thành .   Đó là cái vốn liếng nhiều không 
[ thể ] đếm được, đó là những kinh nghiệm quí  hơn vàng cho những sáng tạo tương lai.

     Những người quan tâm đến ngành phê bình văn học nghĩ gì về quan niệm phê bình hóa thân của những nhà thơ Baudelaire và  Valéry, ta sẽ có dịp bàn tới.   Nhưng đến bây giờ, ta chẳng thể không ghi lấy những quyến rũ này.   Hãy tưởng mình là Hồ xuân
 Hương .  Hãy nhìn thấy [ như ]  mình viết " Truyện Kiều ".  Hãy tin mình là Nguyễn Khuyến khóc bạn.   Và hãy giam mình vào cung cấm, khi đọc khúc ngâm mang tên sầu oán đó.   Hãy ngẩng mặt cao khi gặp Từ Hải.  Hãy chải đầu bóng khi nhìn Mã Giám Sinh.   Hãy để sách vở bên tay, khi cười với Kim Trọng.   Những cuộc phiêu lưu vào hành trình sáng tạo, những cuộc hóa thân  bằng trí tưởng  đó  sẽ đưa tới đâu.  Chưa biết.  Nhưng dó chắc chắn là những phiêu lưu đáng làm thử 1 lần.  Nếu có một tâm hồn thi sĩ.

    Edmond Jaloux, Thierry Maulnier không phải là những nhà thơ .  Nhưng tâm hồn đó, họ đã dàn trải  trong ánh đèn đọc sách  ban đêm.  Tác phẩm là một bản nhạc.   Người làm công việc phê bình văn nghệ không phải là tay cầm bản nhạc mà đọc, vặn lên những bản nhạc mà nghe.    Nó là người trình tấu bản nhạc đó.   Trình tấu, các anh còn lạ gì nữa.  Là rung động.  Là say mê.  Là tha thiết.  là sống,   Phải, là sống.  Có sống như ngư người kia đã sống, khi tạo ra nó, thì   mới làm cho nó bay nhảy được trong hiện tại này.   Cho nên, phải hóa thân, phải là nó để cảm thông được nó.   Jaloux nói đại khái thế.  Maulnier cũng nói đại khái  như thế . Nhưng ông gọi là " nhà đạo diễn".  Người làm công việc phê bình văn học, nghệ thuật là nhà đạo diễn.  Tác phẩm là một vở kịch.   Vở kịch không phải để đọc.   Phải làm cho nó sống trên sàn gỗ đó, dưới ánh đèn đó.   Phải choáng váng đến nơi, khi kịch  nói say.   Phải tan rã đến tận cùng, khi kịch nói tuyệt vọng.  Phải có đam mê sáng lên, khi kịch nói đến tiếng sét.   Phải đốt cháy bằng ngọn lửa đó, khi kịch nói đến thù hận.   Đạo diễn hay làm cho vở kịch sống như thế .   Việc của anh không phải đứng đó  mà nhìn khách quan , lạnh lùng, xa cách.   Việc của anh là tái tạo.   Tài tử của anh là những độc giả kìa.  Hãy làm cho mạch của vở kịch tên là tác phẩm chảy trong từng cơ thể đó.   Muốn đi tới đó, còn con đường nào khác  cuộc phiêu lưu kỳ thú, gọi là sự cảm thông, gọi là sự hóa thân, gọi là sự đồng hóa với khách thể.

    Cuộc phiêu lưu  chẳng thể không quyến rũ.  Bởi vì, sáng tạo đã nhập vào trong phê bình.   Như đam mê mà đã nhập vào cơ thể .

              nguyên sa
                                   ( 1932- 1998 Hoa Kỳ )

             ( Một mình một ngựa  /  Nguyên  Sa  -   Nhân văn xuất bản, Saigon 1970- tr.   90 - 95 )
                      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét