Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi / tạ tỵ

 tiếp theo  / kỳ 2

                                                         hai

                 những khuôn mặt văn nghệ trong kháng chiến

N ói chuyện hồi lâu,  Phạm Duy cho biết sẽ đi  Yên Bái.  Nếu tôi muốn đi cùng,  sáng mai đến chỗ này chờ.   Tôi bằng lòng, hỏi Duy có phương tiện gì không ?   Duy trả lời không, sẽ đi bộ.   Ngay trong buổi chiều hôm đó, tôi quay về chỗ tá túc  đêm qua, bán chiếc xe đạp cho người chủ nhà để lấy tiền tiêu.   Sáng hôm sau, tôi đeo ba-lô lên vai đến nơi hẹn.   Chờ một lúc, tôi thấy Duy đội mũ ca-lô, mặc bộ ka-ki Mỹ, đeo cây đàn trên vai, còn một tay xách chiếc túi đựng áo quần .    Chúng tôi cứ men theo đường xe lửa đã bóc hết đường sắt , đi ngược lên.   Duy không  chịu đeo chiếc túi vải lên vai, vừa đi vừa ném về phía trước.   Đến nơi, cúi xuống nhặt lên ném nữa.  Tôi hỏi :
-  Sao làm vậy ?
  Duy nói:
- Đeo mệt xác, ném khỏe hơn !  Trong lúc đi đường, Duy nói về chuyện mấy tháng  trước.   Sau khi ra khỏi Hà Nội, Duy tìm đương lên Vĩnh Phúc- Yên, gia nhập đoàn Văn Nghệ Giải Phóng, rồi Việt  Trì, bây giờ là Phú Thọ.   Duy nói về dự tính tương lai, với những bản dân ca.  Duy lúc này đã nổi tiếng, chẳng những về hát, mà còn ở sáng tác các ca khúc như CÔ HÁI MƠGƯƠM TRÁNG SĨ v.v...

Năm ấy , chúng tôi  mới có 24 tuổi.  Đi cùng  với Duy rất vui , vì Duy hay nói tục.   Nhưng sau đó, lại trầm ngâm, có lẽ, trong đấu Duy đang có  dự tính  nào đó, có thể, một ca khúc sắp ra đời.   Sau cặp kính trắng, đôi mắt Duy long lanh như được chiếu rọi bởi luồng ánh sáng kỳ dị. .  Đến Yên Bái, một thành phố đã đã tiêu thổ 95 %, tôi gặp thêm Văn Cao.   Cũng từ nơi đó, tôi và Duy chia tay.   Tôi ở lại Yên Bái chơi với Văn Cao vài ngày.    Mỗi chiều ,  chúng tôi rủ nhau đi uống rượu, loại rượu đế nặng, Văn Cao trông vẫn thế, sắc mặt tai tái, đôi mắt thật sắc, với nụ cười chìm lắng.   Có khác chăng chỉ là bộ bà-ba nâu, bên ngoài phủ têm chiếc áo trấn thủ .  Văn Cao nói :
-Cuộc kháng chiến này còn trường kỳ, cậu phải tìm lấy một chiỗ nương thân, chứ tiêu tiền nhà chịu sao nổi ?

R iêng tôi cũng linh cảm thấy như vậy, nhưng tìm chưa ra chỗ.   Văn Cao vừa uống rượu vừa đọc thơ, bài thơ mới làm sau này.   Rượu đối với Văn Cao như thứ nước gảii khát, uống bao nhiêu cũng không say, chỉ no bụng thôi.   Nhưng đến hôm nay, nó trở thành một gánh nặng cho đời sống lúc về già, tội nghiệp !   Văn Cao nổi tiếng từ tiền chiến, trong kháng chiến và mãi mãi, mọi người đều nghe nhạc của anh.  Nhưng anh, con người đa tài, ngoài nghệ thuật còn làm nhiều thứ khác.

T ôi lại chia tay với Văn Cao,  cũng ở Yên Bái.   Văn Cao ngược Lào Cai để làm công tác tình báo biên giới, được ngụy trang bằng một phòng trà ca nhạc.   Phạm Duy có lên Lào Cai và hát ở phòng trà này.   Bài
 BÊN CẦU BIÊN GIỚI  của Phạm Duy được sáng tác tại đó.

 M ột mình tôi đeo ba-lô lùi lũi trở  xuôi về Phú Thọ, có ý định, nếu không tìm được chỗ nào trú chân, sẽ trở lại quê nhà như Tuấn hôm nào vậy.
 Khi tôi  đến Ấm Thượng, cách Phú Thọ trên dưới 20 cây số, bỗng gặp Văn Thanh ( không phải Lê Văn Thanh làm thơ ) , một người mến tôi qua hội họa.   Sau hồi trò chuyện, Văn Thanh hỏi tôi ở cơ quan nào, đi công tác đâu ?   Tôi trả lời, đi lang thang kiếm việc.   Văn Thanh nói :
-Mình đang ở trong ban kịch Bình dân Học Vụ, nếu cậu muốn, tôi giới thiệu, cùng đi cho vui.   Ban kịch đang thiếu người làm đề co, nếu có cậu thì hay quá ! .  Mà sao  cậu mặc đẹp thế này ?
 Văn Thanh chỉ tay vào bộ đồ kaki láng bóng của tôi đang mặc.   Tôi hiểu ý, cười :
 -Mua ở chợ trời Hà Nội từ lâu rồi.   Phạm Duy cũng mặc như tôi vậy mà !
Văn Thanh nhỏ nhẹ :
- Đồ tốt thế này, cậu nên để dành, khi nào cần hãy mặc, đi công tác chóng rách lắm, bây giờ tìm đâu ra ?

S au đó Văn Thanh đưa tôi về , gặp  trưởng ban Kịch.  Anh ta đồng ý.  Từ đó, tôi theo ban kịch đi sâu vào núi rừng,  vào các thôn bản hẻo lánh hoạt động cho công việc chống nạn mù chữ.   Đi theo ban kịch cũng vui lắm, mỗi tối ở một địa phương, đến đâu cũng sẵn cơm ăn, nươc uống.    Công việc làm đề co chẳng khó khăn gì , sân khấu, đèn đuốc đã có dân địa phương lo, mình chỉ căng phông, màn, chặt tre, đốn chuối, cắm cây, dựng lên là xong.   Kịch có vài bản, diễn đi diễn lại mãi cũng nhàm chán.   Sáng tác mới, còn chờ Trung ương phân phối , biết đến bao giờ ?  Trong thời gian này, tôi quen thêm Việt Hồ, chơi kịch cũng khá.   Việt Hồ người tầm thước, khuôn mặt xương xương,. hàm răng hơi hô, ăn nói trắng trợn ,  không ác ý.   Đoàn có 3 nữ diễn viên, một trong số đó là vợ Văn Thanh, do vậy, hai vợ chồng thường đóng chung, khôi hài có duyên làm khán giả cười  vang cả một góc  núi rừng trong đêm tối.

T ôi đi theo ban kịch được già nửa năm thì bị sốt rét.   Dù  sức  trai, nhưng tôi thích xông pha, chịu đựng nhiều ngày nắng cháy da, lúc khát, uống bất kể nước suối hay nước khe và bị những trận mưa rừng khủng khiếp nhiều lần, làm sức khỏe hao hụt, nên bị vi trùng sốt rét vật.   Cơn sốt cứ cách nhật, gây trở ngại chung cho đoàn.   Anh em bỏ lại không nỡ, mà đeo tôi như đeo cục nợ, chỉ còn một cách, tôi tự xin rút lui.   Anh em thông cảm, sau cuộc họp ngắn ngủi.   Buổi tối,  trước  hôm rời đoàn, anh em góp tiền tổ chức bữa tiệc tiễn đưa.   Tuy vừa khỏi sốt được vài hôm, tôi cũng cố vui với anh em, uống say li bì.   Hôm sau lại lên cơn sốt ! Đoàn đã lên đường công tác, một mình tôi ở lại, nhìn căn nhà trống trải, lòng cũng thấy buồn.   Người chủ nhà tốt bụng, nấu  cháo cho ăn.   Tôi cũng uống kí-ninh tăng liều gấp đôi cho chóng khỏi.   Vài ngày sau, một mình lững thững men theo đường mòn của núi, đồi, đi về phía quốc lộ ra bến sông Ấm Thượng.
Vì vi trùng sốt rét đã lấy gần hết hồng huyết cầu trong máu, do vậy, tôi yếu lắm; lại trèo đèo, xuống dốc nên chóng mệt, phải nghỉ luôn.   Họa hoằn lắm mới gặp người địa phương đi đốn củi .  Tôi hỏi thăm họ lối nào ra đường cái gần nhất? Họ đều trả lời giống nhau :
- Chỉ còn' một thôi đường' là đến nơi !

M ột ' thôi đường'  của họ, , tôi không biết bao xa, chỉ biết đi hoài mà chưa đến ?   Anh trưởng ban Kịch chắc cũng dư hiểu, tôi sẽ gặp khó khăn trong lúc đi đường, nên  cấp một giấy giới thiệu, đóng con dấu ngôi sao đỏ chói; với các cơ  quan hành chánh địa  phương -  nên đến đâu, tôi chìa lá bùa hộ mệnh đó ra, khỏi lo chỗ ăn ngủ .   Các vị chủ tịch xã ngán  ngôi sao  lắm !  Chừng ba ngày sau, tôi nhìn thấy con đường tráng nhựa, nhưng nó khiông phẳng phiu, mặt đường đã bị đào ngang, xẻ dọc.   Tôi ra bến sông, hỏi thăm ngư dân xem có chiếc thuyền hoặc bè gỗ nào xuôi không ?   Thật may, ngay chiều hôm đó có chiếc thuyền lớn chở hàng xuôi Sơn Tây.  Tôi vội vàng đến nhà ông chủ tịch xã,  yêu cầu ông can thiệp với chủ thuyền cho tôi quá giang, không lấy tiền.  Tôi cảm ơn ông chủ tịch xã,  rồi ôm ba-lô xuống thuyền, ngồi phía sau cần lái.   Trong thời gian chiến tranh, thuyền phải đi đêm, không dám xuôi ban ngày, sợ máy bay.   Người chủ thuyền cho biết cách đ6ay ít hôm, máy bay Pháp đã bắn chìm một chiếc chở đầy người tản cư ở gần Việt Trì.   Ông ta thu xếp cho tôi một chỗ ngủ, vì biết tôi đang sốt rét và ho hay sớm mia thuyền sẽ cặp bến.

Đ êm đó, tôi ngủ li bì, không biết thuyền nhổ neo lúc nào, khi mở mắt, trời mờ sáng, chiếc thuyền đã cặp bến, cắm xào ngay gần bụi tre xõa càng xuống gần mặt nước.   Ông  chủ thuyền ngồi chồm hổm trên  mui nói :
-Đã tới nơi rồi.
Bến chính ở dưới môt quãng, nhưng phải  đậu tại đây để tránh máy bay.   Đêm nay lại ngược.  Tôi cho tay vớt nước sông vã lên mặc cho tỉnh ngủ.   Tôi hỏi ông đường nào đi đến Bất Bạt.   Ông nói một hơi, tôi không sao nhớ nổi, nhưng cũng cảm ơn, đeo ba-lô lên vai, nhảy đại lên bờ đất.   Tôi suýt té, nhờ nhanh tay, nắm  được một gốc tre gần đó.   Tôi đi men  dần lên con dốc khá cao, cứ nhắm hướng nào có làng xóm đi  tới, hỏi thăm, dường và tình hinh chiến sự.   Tôi đi trên đường đê qua làng Giá, mới đây, ngày trước, tôi qua lại nhiều lần.   Cảnh tượng bây giờ khác xa với năm tháng thanh bình.   Nó xơ xác, tiêu điều ; tuy chiến trận chưa lan tới.   Ngày đêm ấy , tối vào nhà chủ tịch trình giấy ngủ.   Khi tôi còn cách làng Bài Trượng chừng 10 cây số, trời tối, tôi lại vào trình giấy để ngủ nhờ tại nhà chủ tịch xã, ông ta cho biết, hôm qua Pháp mới hành quân càn quét, cách đây không xa.   Do vậy, dân làng tản cư hết, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ làng, tôi có về khu 3 nên cẩn thận.   Tôi cảm ơn và cho ổng biết, dù có nguy hiểm, trôi cũng phải trở về khu 3 thôi.

Đ êm ấy, tôi mất ngủ, vì chiến trận đã lan tới vùng có vợ con tôi cư trú.
Sáng hôm sau tôi dậy sớm, từ biệt chủ nhân, lại đeo ba-lô lên vai đi  trên bờ đê và qua những xóm làng hiu quạnh.   Tôi đã nhìn thấy những  vết lõm của xích xe tăng còn hằn trên bờ đê và ngôi đình đỏ nát do bom, cùng những lỗ đạn xuyên qua thân cây cổ thụ.   Ông chủ tịch xã đã nói đúng,  Trước mẵt trải dài sự hiu
quạnh đến lạnh người và tôi cảm thấy sống lưng ướt đẫm mồ hôi.   Khi đi qua một làng bị quân Pháp vừa tàn phá hôm qua, tôi nhìn những căn nhà bị cháy rụi, vườn cây, bụi chuối, khóm tre đều xơ xác  úa vàng, không còn dấu vết của sự sống.   Thật thê thảm !  Tôi rảo bước với sự bồn chồn vô hạn.   Lòng căm thu quân Pháp dâng lên, tôi có y muốn gia nhập bộ đội.

K hi tới làng Bài Trượng, tôi vội tìm đến nơi cư trú của vợ con, nhưng được biết, ông bà nhạc và vợ con tôi đã tản cư đi nơi khác.   Tôi buồn lắm, đi tha thẩn một hồi, nhìn quanh quất, chỉ thấy nét đăm chiêu trên khuôn mặt mỗi người dân còn ở nán lại vì lý do nào đó.   Tôi ra bến, lội qua con sông nhỏ; mùa này có  nhiều hố cạn, đi về phía con đê Cao Bộ.   Con đê khá cao, tôi phải đi xiên xiên cho đỡ mệt.   Lên tới mặt đê, tôi đi xuôi về phía Ngã Ba Thá, để trở về Vân Đình, tới Vân  Đình là thấy quê tôi.   Tôi đã đứng trên vùng đất Liên  Khu 3 .  Tối hôm đó, tôi ngủtại một quán lá bỏ hoang !
 Sáng  hôm sau, tôi gặp lại Vân Đình, sau nửa năm xa cách.   Vân Đình hôm nay khác hẳn bữa tôi đi.   Những quán hàng dã mọc lên nhanh chóng suốt hai bên đường dài khoảng trên 1 cây số, do những người tản cư bỏ vốn buôn bán để sinh sống, vì con đường về Hà Nội còn xa lắc, tuy thực tế, thì nó chỉ  cách khoảng trên 30 cây số đường chim bay !   Tôi thấy thèm ly cà phê uống cho  tỉnh trí.   Di quanh quẩn thấy một quán mang bảng hiệu Lan Hương, vừa bán cà phê vừa bán chè, và nước giải khát.   Chủ quán, một cô gái khá xinh.   Trong lúc chờ cà phê, tôi nhìn thấy Tuấn  đang đạp xe lòng vòng ngoài lộ.  Tôi gọi.  Thấy tôi, Tuấn mừng qúa, cười toe toét, quiay mũi xe vào  quán.   Cô chủ quán chào Tuấn một cách thân tình.  Tuấn vội giới thiệu:
-Đây, cô em họ chạy loạn từ Hải Phòng. Hoa khôi Vân Đình đó ông !
 Nói xong, Tuấn nhìn cô em họ, rồi nhìn tôi, nheo mắt cười !  Thật tình lúc ấy, tôi cũng chẳng để ý gì đến cô chủ quán, vì tâm hồn tôi còn bận rộn lo lắng đến vợ con, không biết giờ này ở đâu; như vậy coi như  mất liên lạc.   Mãi trên 10 năm sau, khi sống ờ Sài Gòn, có người cho hay, cô chủ quán hoa khôi Vân ĐìnhQuốc Việt chuyên dạy gia chánh đó.   Bà hiện có mặt tại Úc   châu.   Sau một hồi trò chuyện, tôi trả tiền, đeo ba-lô lên vai, nắm chặt tay Tuấn, hẹn, thỉnh thoảng sẽ lên Vân Đình chơi.

 T ôi đi qua làng Đào Xá, rồi cứ thế xuôi mãi theo con đường đất ngoằn ngoèo, lội qua bao nhiêu vũng lội, đến xế trưa về tới quê nội.   Khi bước qua ngõ, tôi vô cùng ngạc nhiên, thấy nhà cửa vắng hoe.   Con chó chạy ra sủa ăng ẳng.   Tôi cứ thản nhiên đi vào.   Người chị dâu tư trong bếp ngó ra, reo lên :
- A, chú đã về !
Tôi hỏi ngay: 
- Mẹ và các anh em  đâu hết rôi chị ?.
Chị dâu ra hiệu làm dấu đừng nói to, chờ tôi đến gần, chị mới cho hay, mẹ và anh em tôi đều về Hà Nội từ tháng  trước; vì chịu không nổi cái không khí nghi ngờ, đố kỵ của một số dân làng mới đi theo Việt Minh mà phách lối, làm khó, để mỗi lần có  việc gì cần đến họ.    Chị dâu tôi, người nhà quê 100%  .  Sở dĩ tôi có người chị dâu như vậy, tại lúc Bố tôi còn sống, Người cương quyết bắt một trong 7 đứa con phải lấy vợ người nhà quê. để trông coi mấy sào ruộng và giữ căn nhà hương hỏa, cúng giỗ sau này.   Người anh thứ 5 chịu hy sinh để làm vui lòng cha.  Về đến nhà, tôi cảm thấy thiếu vắng, lòng buồn vô hạn !

Mẹ tôi trước khi về thánh  ( Hà Nội), có để lại cho chị dâu tôi một khoản tiền và rương áo quần, toàn đồ tốt, còn mới, nói, nếu tôi về, chị sẽ đưa tiền cho tôi tiêu; nếu túng thiếu, cứ mang quần áo đi bán.
Sau cuộc hành trình dài quá vất vả, hơn nữa bệnh sốt rét hành, nên tôi nằm bẹp tại quê nhà, dưới sự chăm sóc của chị dâu đáng kính.   Nhưng cũng may, nhờ vào tuổi trẻ, sức đề kháng trong cơ thể còn mạnh, nên chỉ ít tháng sau, tôi lấy lại phong độ.   Khi thấy trong người đã khỏe, tôi lại lên Vân Đình  chơi.  Có hôm bị máy bay Spitfire bắn xối xả  trên đầu, những chiếc vỏ đạn rơi xuống bên người còn nóng bỏng.   Cũng may, các cửa hàng đều có hầm tránh máy bay, nên sư thiệt hại không  đáng kể.   Từ hôm đó, mỗi lần muốn lên Vân Đình, tôi đi vào buổi chiều, rồi ngủ lại nhà người quen ở phủ Ứng Hòa, sáng mai về sớm.   Tại Vân Đìhn, tôi gặp lại họa sĩ Nguyễn Thuận, anh vẽ cũng tiến bộ lắm, nhưng kỹ thuật yếu; do vậy, anh không nổi tiếng.   Anh hỏi tôi có cần thuốc vẽ không, anh cho.   Tôi sững mắt nhìn, tỏ vẻ ngạc nhiên.   Anh hiểu ý, cười, nói :
- Hôm nọ đi bắt tụi buôn lậu, với được mấy hộp peinture, mình tịch thu luôn;  định để vẽ, nhưng bận quá ,
không có thì giờ !
Tôi hỏi:
- Ông làm nghề gì, dữ tợn vậy ?
-Tôi làm trưởng ty Công an phủ Ứng Hòa .
Quả thực, tôi không ngờ , con người nhỏ bé, ốm yếu, có tinh thần nghệ sĩ như anh mà làm cái nghề công an; như vậy tất nhiên anh phải có thành  tích hoạt động với Việt Minh từ trước.   Nhưng tôi chẳng muốn biết thêm, không ích lợi gì.   Tôi cảm ơn, hỏi bao giờ anh đưa ? Anh nhìn ra xa, nhíu cặp lông mày xếch với đôi mắt sắc lạnh :
-Tôi sẽ bảo người mang đến tận nơi ông ở, vì quê ông thuộc quyền quản lý của tôi mà !
Nói xong, anh nắm chặt tay tôi từ biệt, vì có công tác khẩn.  Tôi nhìn khấu súng lục anh giấu dưới áo trấn thủ phồng lên, như một đe dọa.   Chừng 3 hôm sau, có người đến tìm, đưa một gói giấy nặng.   Tôi mở ra xem, đó là một hộp sơn vẽ của Ăng-Lê với vài ống sơn rời còn nguyên.   Tôi cho tay bóp vào từng ống , thấy vẫn mềm, như vậy còn dùng được.   Ngoài sơn, còn có mấy cây bút vẽ.  Tôi mừng quá, vì với hộp màu này, tôi có phương tiện để làm việc cho quên những ngày, tháng dài cô quạnh !

T ôi hì hục làm khung vải.   Nhờ vào hộp màu của Nguyễn Thuận cho,  tôi vẽ 2 tấm tranh theo kỹ thuật lập thể, một bức với tựa đề Lìa Phố, bức kia Chiến tranh .   Tuy số sơn còn nhiều, nhưng thiếu sơn trắng và đen; nên dù có sơn màu cũng chịu, không sao vẽ được ! Trắng và đen dùng để pha trộn các màu nguyên chất, tạo nên các độ màu thích hợp rất cần thiết cho công việc cấu tạo tác phẩm.
Trời đã vào mùa đông, gió mưa lầy lội, đất đồng chiêm trơn như thoa mỡ, đi đâu cũng ngại !   Tôi sống cô đơn, giam kín tâm hồn, cũng như nghệ thuật sau lũy tre dầy đặc.   Cơm ngày 2 bữa, ăn xong, đắp chăn ngủ; nếu không lại uống trà, hút thuốc lào vặt.
 
Bỗng một chiều mưa gió, có người thanh niên lạ mặt, vai đeo chiếc xa-cột nhỏ đến nhà tìm tôi.   Nghe tiếng chó sủa, tôi ra ngõ. Chẳng để tôi ngỡ ngàng lâu, người thanh niên  tự giới thiệu là bí thư của anh  Văn ;. Lúc ấy, tôi   chưa biết ai là anh Văn  , nhưng cư mời vào.   Anh ta xin phép đi rửa chân trước, vì dinh đầy bùn.   Sau khi rửa xong, anh vào nhà.   Tôi tiếp anh trên tấm phản gỗ, nơi tôi thường ngủ.  Tôi mời uống nước trà, anh nhắp một ngụm nhỏ, xong đặt chén xuống khay - nhìn tôi chằm chằm qua cặp kính cận thị - rồi mở nắp xà-cột, lấy ra một gói lớn, nói :

(còn tiếp )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét