Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

phê bình LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ V. N. / bài: Lê Công Tâm .

 bài báo  đăng  trên tạp chí sinh lực  ( saigon ) số 5,  ngày  25.5.1959

         lược sử văn nghệ việtnam thế phong
                                               bài : lê công tâm *

 -   Thế Phong (TP)  trẻ quá, sao dám đứng lên gánh vác ...
 -     TP can đảm , dám làm một công việc phi...
 -     TP không được một sự tán trợ nào, trong khi  công ...
 -      ... hoặc làm hơn, hoặc làm kém, nhưng không thể ....
 -     TP  bắt HỌ  đứng vào thành từng TOÁN  như BINH  ĐỘI ... điểm danh ...
 -    TP phê phán có vẻ  ĐỘC ...    lại TÀN ...
 -    TP dám nói, như người khác dám  cãi ... hay không ... ...


C ó  lẽ lâu lắm  , từ ngày Hoài Thanh + Hoài Chân và Vũ Ngọc Phan  mác- xít- hóa   tác phong bộ môn phê bình  cảo luận vắng teo, nhưng người hướng đạo cho du khách vào thăm vườn văn nghệ Việtnam.   Nói như vậy, cũng không có nghĩa rằng, giới hướng đạo cho du khách  đã giải nghệ : họ chỉ lẳng lặng rút lui về môt nhiệm vụ khác tương đối ít trách nhiệm hơn - điểm sách như chúng tôi đang điểm sách, một cách ... tùy hứng, trên báo chí, tập san văn nghệ.

N hiều người trách : Thế Phong còn trẻ quá , sao dám đứng lên gánh vác một công việc quá nặng nề này ?   Cũng đúng phần nào, nhưng nếu chúng ta thắc mắc ngược lại, giá bọn trẻ không làm,  các vị lão làng có đứng lên  gánh vác không ?   Như chúng tôi đã có dịp phàn nàn, hiện nay các vị lão làng trong văn giới đang sống trong tình trạng  khắc khoải, mỏi mệt, chẳng thich đánh trống, cũng không bỏ dùi.   Giòng sông cứ tiếp tục, lịch sử vẫn diễn   biến, như chúng ta đã thấy :  Thế Phong đứng lên  can đảm làm một công việc, có lẽ phi thường, vượt sức của anh và cả sức mọi người nữa .

Phi thường, vì chắc không dám bỏ  3 năm cặm cụi bên đèn, để làm một công việc theo ý tưởng của mình, không một hy vọng mỏng manh, hay một sự tán trợ nào; trong khi công nợ eo sèo và thân phận nghèo
 rớt mùng tơi. 

Phi thường , vì kiếm được  một tủ sách đầy đủ tài liệu cần thiết cho mình sử dụng, không phải là chuyện dễ dàng trong lúc này.   Không tài sản, chẳng vợ  con, suốt tháng chạy ăn từng bữa toát mồ hôi , rồi sau 3 năm hoàn thành  một cuốn sách dầy cộm vài ngàn trang lớn, bị kiểm duyệt bỏ trọn 3 tập, đến tập thứ 4  ( Nhà văn tiền chiến ) lại gặp lúc chợ văn ế ẩm, các nhà xuất bản không ưa mạo hiểm  , vì quá quen  với nếp sống in sách bán son, vừa nhiều lợi , vừa chắc gỡ lại được vốn : anh lại chạy toát mồ hôi  cho ra bằng  được phần công lao còn lại sau 3 năm làm việc.   Không tiền in, anh đành cho in rô-nê-ô và tự trình bầy lấy, đem bầy bán ở một chợ văn quá hẹp : những hiệu sách đô thành.   Trên 200 trang  giấy khổ tuần báo, in rô-nê-ô, còn bán với giá quá cao : 200 đồng  - cái thị trường vốn đã hẹp của anh lại càng hẹp hơn nữa; gần như dành riêng cho môt số độc giả quá chọn lọc, không biết tiếc tiền là gì ?   Riêng nói đến điều này, cũng đủ để ta chịu anh làm được một việc quá phi thường, mà chắc rằng không ai  làm nổi. ( hoặc làm hơn, hoặc
 làm kém, nhưng không ai  thể làm  giống anh ?) .

Bây giờ, ta thử điểm qua tài hướng dẫn của anh trên mảnh đất văn nghệ :

Về phương pháp :

L ối  phê bình của anh dùng, nếu tôi không lầm, là phương pháp phân giải  ( méthode d' analyse )  trộn lẫn  quan niệm phê phán võ đoán thẩm mỹ ( critique dogmatique et esthétique ) mà các phê bình gia Pháp ở thế kỷ XIX ưa dùng.   Vì vậy, dù trong đoạn vào đề, anh  dè dặt viết :   "...ở đây không phài là một cuốn văn học sử ..." -   nhưng anh  vẫn cứ ưa trình bầy theo lối viết văn học sử như thường.   Giới hạn các nhân vật , bằng biên giới  thời gian, anh bảo :  " họ đứng vào từng toán riêng biệt như binh đội.  Anh điểm danh  họ từng toán một: đây tóan nhà văn độc lập, kia, là toán nhà văn điển hình , nọ là nhóm " biên khảo" , đó là  các nhà thơ điển hình  " v.v...

N ếu Thế  Phong không lấy làm phật ý , tôi xin nói thêm :

' Trên nguyên tắc  , thì như anh đã  " điểm"  - quả có thế - !     Nhưng trên thực tếchưa nói đến ranh giới mơ hồ, giữa 2 danh từ độc lập điển hình  ( điển hình có thể độc lập ngược lại ) mà ta đứng quên rằng : một số nhà văn, có thể là nhà thơ, và có nhà thơ có thể là những  cây bút biên khảo thường xuyênCũng như anh Thế Phong chẳng han , anh vừa là phê bình gia, lại vừa là tiểu thuyết gia, hay một vài ngành khác nữa.  Xếp họ thành " toán" , sự ổn định chỉ có tính cách giả tạm chăng ?

II. Về dẫn giải :

P hương pháp dẫn giải của anh rất tuần tự, đại để, như niêm luật một bài thơ Đường : Xét về một  tác giả, trước hết  hãy cho họ đứng vào từng tốp, rồi lần giở những trang lý lịch về, hoàn cảnh, tiểu sử của họ v.v.  ...  rồi giới thiệu tổng quát về tác giả có những dẫn chứng ( trích tác phẩm đi kèm với những giòng phê bình chi tiết đi theo dẫn chứng.  )  Sự dẫn giải theo phương pháp  thích hợp vối trình độ giáo khoa, hợp với số đông; nhưng chưa đủ thỏa mãn cho những người   biết khó tính   hơn một chút .

III . Về nhận thức .

N hận  thức của nhiều chỗ  xác đáng, nhưng hơi chủ quan.   Nhưng  làm sao tránh được, phải hông anh ?   Vì, khi viết ý nghĩ này, tôi cũng đã chủ quan rồi,  và anh cũng như thế.    Khi vào đề bằng hàng' tít' :

                          " Tổng luận chủ quan về ba mươi năm văn nghệ Việtnam ".

C hủ quan hay không , khỏi là vấn đề bàn cãi rồi.   Điều cần là đánh giá sự chủ quan  ấy cho đúng  mức, và cũng chỉ có thế .   Như trên đã nói, tôi nghĩ rằng, quan niệm phêp hán của anh là quan niệm
" võ đoán thẩm mỹ " .  Dựa  vào quan niệm trên , ta thấy đôi lúc Thế Phong  phê phán có vẻ độc tài tàn nhẫn nữa ; nhưng ta vẫn thấy rằng đó là một sự độc tài  và tàn nhẫn không có tính cách tự cao , tự đại; hay dao to búa lớn gì, mà nhiều tinh thần thẩm mỹ - dĩ nhiên là chủ quan - nữa .   Ta quý sự nhận thức ấy, vì anh dám nói, cũng như người khác dám cãi hay không là quyền của họ .
                                                                     ***
K hông đi vào chi tiết , chúng tôi chỉ muốn  đưa ra những ý kiến trện có tính cách giới thiệu và tổng luận.   Rất có thể, những ý kiến của tôi,  sai lầm , hay còn nhiều điều tôi chưa đề  cập đến  **.( sic ) .  Một  điều đáng quý : anh dám làm.  Lại dám làm trong suốt   3 năm ròng rã , với kiên nhẫn của các cụ già, và lòng hăng hái của tuổi trẻ; dám vượt lên bao nhiêu trở lực ngổn ngang trong sự nghèo túng của mình- đó là một việc làm đầy sĩ khí và đáng ca tụng.

H ôm nay , Thế Phong có thể  ít nhiều lầm lẫn .  Nhưng với khả năng  rào rạt của tuổi trẻ, với lòng yêu văn nghệ đến đam mê, anh còn tiến nhiều bước đi ngạc nhiên nữa,   trên lãnh vực  này - để đào xới lại mảnh đất hoang phê bình, cảo luận, bị bỏ quên trong nhiều năm.   Sự cố gắng của  Thế Phong là sự cố gắng hoàn toàn văn nghệ, của người văn nghệ biết mỉm cười trong sự nghèo túng của bản thân mình để hiến mình cho chiều đi văn học sử .
 []

LÊ CÔNG TÂM .

 nguồn : nguyên văn  bài đã  in trên  nguyệt san sinh lực   ( saigon)  số 5 ra ngày 25/5/1959  -  chủ nhiệm: võ văn trưng -  thư ký tòa soạn : uyên thao.
-----
 *  Lê Công Tâm , bút danh khác của   nhà  báo , nhà văn Thanh Hữu.
 ...   bài này Lê Công Tâm phê bình tập I:  Nhà văn tiền chiến : 1930-1945. 

 -  bộ    Lược sử  văn nghệ Việtnam / Thế Phong  gồm 4 tập:
1)  Nhà văn tiền chiến 1930-1945.
2) Nhà văn kháng chiến: 1945-1950   : a) nhà văn kháng chiến chủ lực 1945-1050 - b) nhà văn miền Nam : 1945-1950.
3) Nhà văn hậu chiến: 1950-1956
4) Tổng luận 60 năm văn nghệ Việtnam  : 1900-1956
  Riêng  tập này đã chuyển anh ngữ "  A BRIEF GLIMPSE AT THE VIETNAMESE LITERARY , from  1900-1956 -  translated by ĐÀM XUÂN CẬN -   Dai Nam Van Hien Books , Saigon 1970, 1974  -   bị rất nhiều nxb xuất bản ở Mỹ  phổ biến trên mạng: Amazon.com   v.v..  ( không xin phép, không trả bản quyền, một hình thức  piracy-copyright infringement !!!

  ...  Thanh Hữu từng là chủ bút tuần báo Việt Chính ( 1955) - chủ nhiệm: Hồ  Hán Sơn,  cơ quan của
      Việt Nam Phục Quốc Hội ( Cao Đài giáo  Tây Ninh / giáo chủ  : Đức Hộ Pháp  Phạm Công Tắc.  ) 

**  sau đề cậpthừa chữ đến ...
      ( Biên tập chú  thích ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét