Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

lá thư trả lời đăng trên tạp chí bách khoa của phạm thanh .

 bài báo đăng trên tạp chí  bách khoa số  LXVIII: :

                    lá thư trả lời  của phạm thanh

                     Lời Tòa Soạn ( LTS) .    Trong mục  Điểm sách trên Bách khoa  số 67 ra ngày 15-10-1959, ông Nguyên Phủ ,  với lập  rường của một người văn nghệ , thiết tha đến trách nhiệm chung, đã lên án gay gắt cuốn Thi nhân Việtnam hiện đại của ông Phạm Thanh.   Mới đây chúng tôi lại nhận được một bài trả lời, sự thanh minh của tác giả Thi nhân Việtnam hiện đại.  Tôn trọng quyền trả lời, chúng tôi cho đăng sau đây nguyên văn bài của ông Phạm Thanh để bạn đọc rông đường phê phán . 


-   Phạm Thanh có phải là THÁI BẠCH ?
-   Ông Nguyên Phủ  hay cô Nguyên  Phủ ,- hay cả hai chỉ là một  VŨ....
-   ai mới  là soạn giả đích thực Thi  nhân Việtnam hiện đại ?
-   về Quách Thoại,   tôi đã lấy tài liệu trong tập Lược sử văn nghệ Việtnam của Thế ...
 




 Từ khi tập Thi nhân Việtnam hiện  đại được phát hành  tới nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ giáo của các bậc trí giả có tâm với văn nghệ nước nhà, bằng những  bài đăng trên báo, khen có, chê có. tất cả  mọi sự chỉ giáo, tôi đều thành tâm ghi nhận, dù đó là những lời ngợi khen, khuyến khích. ( các  báo  Gió Nam, Phụ nữ diễn đàn, Đại chúng)  hay những lời chỉ  trích chê bai ( Tự do ).

Đ ọc tập sách của tôi ,  mỗi vị đã nhìn qua một lăng trụ khác nhau, nên ý kiến các vị nhiều khi rất trái ngược; nhưng tôi cũng đều hân hoan thu nhận, ngõ hầu sau này có dịp tôi sẽ sửa chữa lại tập sách của tôi, theo những lời chỉ giáo xác đáng.

T rong Bách Khoa số 67 vừa qua, tập   Thi nhân Việtnam hiện đại của tôi  lại được Ông (1)  Nguyên Phủ đọc tới, đặc biệt có bài điểm sách .  Tôi xin thành thật  cảm ôn Ông   Nguyên Phủ, cũng như tôi đã thành thực cảm ơn các bậc trí giả khác đã lưu ý tới cuốn sách còn nhiều thiếu sót của tôi, và tôi xin ghi nhận tất cả những ý kiến của Ông Nguyên Phủ đã đọc sách của tôi, qua một ống kính riêng của Ông.

L ẽ ra, cũng như  đối với các bài phê bình trên các báo khác, tôi vui vẻ nhận mọi sự chỉ trích, dù đúng hay sai; nhưng ở đây, tôi xin mạn phép độc giả để trần tình đôi lời, vì e các bạn đọc  qua bài phê bình của Ông Nguyên Phủ sẽ hiểu lầm tôi.

T rước hết, tôi xin nói tại sao  tôi soạn sách này.   Do là có một số bạn yêu  thơ, muốn có thơ của nhiều nhà thơ; nhưng không thể có đủ các thi phẩm của các vị này, nên ao ước có một tập thi tuyển.   Soạn tập
Thi nhân Việtnam hiện đại   ,  tôi không   ngoài mục đích làm một tập thi tuyển gồm nhiều các nhà thơ mới và cũ. để các bạn yêu thơ tiện tra cứu.    Cũng vì lẽ đó, nên tôi không hề phê bình một tác giả nào hay một thi phẩm nào.

T ôi cũng biết trước, trong sự lựa chọn của tôi có sự lầm lẫn, nên khi soạn tập sách này, tôi đã nhờ một số các văn hữu lựa chọn giúp và cho tôi tài liệu vế các thi nhân.    Tuy vậy, khi sách in xong, với sự chỉ bảo của nhiều văn hữu, tôi cũng thấy hãy còn nhiều điều lầm lẫn; nên tôi đã yêu cầu nhà  sách  in ra một bản đính chính kèm vào tập sách.   Có lẽ vì một sự không may, nên tập sách  của Ông  Nguyên Phủ đã không có bản đính chính đó.

Riêng  về thi sĩ Quách Thoại, những tài liệu tôi đã lấy trong tập Lược sử văn nghệ Việtnam của
Thế Phong * , và tài liệu đăng trong báo Sinh Lực.   Thật tình, tôi không hề có ý xâm phạm tới hương hồn của thi sĩ, nhất là tổn thương tới danh dự của nhà thơ đã khuất .

V ề các nhà thơ  có tên trong tập  sách, tôi cũng đã bàn kỹ với các văn hữu trước khi đặt vào tập sách, nhất là những nhà thơ chưa có tên tuổi lắm.

C ó lẽ, quan niệm   về thơ mỗi người mỗi khác, cho nên một số các thi nhân mà tôi lựa chọn không được sự đồng ý của một đôi nhà phê bình, nhưng tôi thiết nghĩ, đây chỉ là một cách khuyến khích các bạn yêu thơ sáng tác.   Riêng về mấy thi nhân mà những giòng thơ đã được trích  trong lời phê  bình, tôi xin để các thi sĩ đó tự trả lời, nếu các vị đó xét thấy cần.

V ề ảnh các nhà thơ, tôi xin nhận  hòan toàn lỗi về phía tôi.   Chính tôi đã đi xin ảnh các nhà thơ, nhưng nhiều vị quá khiêm nhường không muốn đưa, khiến tôi đãt tự ý bóc lấy những ảnh của họ đang dán trong album , hoặc đang  lồng  trong khung mang về, đem in ra.   Thực tình, không có ai muốn trương ảnh của mình.  Buộc tội họ như vậy, thực là tội nghiệp !

C òn về bài diễn thuyết  của thi sĩ Vũ Đức Trinh, tôi chỉ có ý  cho đăng, vì quan niệm về thi sĩ và thi phẩm của tác giả .   Nếu Ông Nguyên Phủ  buộc tội tôi cố tâm dùng bài đó làm một tấm mộc che đỡ  cho  tập
 Thi nhận Việtnam hiện đại, tôi không dám trách (3); nhưng riêng về phần tôi, thực tâm của tôi không bao giờ có ý ấy.    Còn về những ý kiến của thi sĩ Vũ Đức Trinh, tôi chắc rằng các bạn đọc đã tự phê phán  lấy, và nay có lời phê bình của Ông Nguyên Phủ, họ sẽ so sánh sự phê bình của ông với sự  phê phán của họ.

S au hết,  về vấn đề tài chính, ông  Nguyên Phủ bảo tôi là một con buôn đi thu thập các thi phẩm để kiếm lời Tôi xin nói rõ, là tôi không soạn tập Thi nhân Việtnam hiện đại , vì lợi, vá chính tập Thi nhân Việtnam hiện đại cũng không mang lại một mối lợi nào cho tôi về phương diện tài chính(4) Tõi  xin nhắc lại, tôi chỉ cầu mong soạn một nên một tập thi tuyển , để có ích phần nào cho các bạn yêu thơ,

T rước khi ngưng bút,  một lần nữa, tôi xin cám ơn Ông Nguyên Phủ, đã lưu ý tới tập sách thiếu sót của tôi, mặc dầu ông đã lưu ý qua một lăng trụ đặc biệt của Ông , và tôi xin ghi nhận tất cản những điều Ông đã nều ra .
[]

PHẠM THANH

 nguồn :   tạp chí Bách khoa,  Le Ngộ Châu chủ nhiệm -    số  LXVIII,   tr. 59-60.  

 Chú thích của Biên tập :

1)   Nguyên Phủ , một bút danh khác của Vũ Hạnh ( Nguyễn Đức Dũng ) .

  Phạm Thanh  nhắc tới Ông  Nguyên Phủ  rất trịnh  trọng, tôn kính, ( viết chữ hoa), có tới đâu đó 10 chữ  Ông.   Phạm Thanh là  bút danh khác của Thái  Bạch.   Khi ấy, Thái Bạch, Vũ Hạnh đều được biết đến  ở trong nhóm tả phái , báo  Tin Văn /  Nguyễn ngọc Lương ( bút danh Nguyễn Nguyên)    . Cả ba vị đã nếm tù  đày của Quốc gia đôi ba lần.

2)    Thực   mà nói , khi Phạm Thanh ( Thái Bạch) soạn cuốn này, không một  chữ nào ghi chú   trong sách Thi nhân Việtnam hiện đại, ,nói đã   mượn tài liệu từ  Lược sử văn nghệ Việtnam ,  ( đúng ra phải thêm : tập 3 : Nhà văn hậu chiến 1950-1956 - trong đó phần tiểu sử  Quách  Thoại - tôi  viết  thẳng thừng: chết vì bệnh lao  ở  nhà  tương thí Hồng Bàng, không một người thân bên cạnh...   Một bài báo nhỏ ,  từ anh ruột của   Quách Thoại  viết  lên án tôi đăng trên nhật báo  Tự Do ; sau , Nguyên Phủ  nhắc lại , trong một  bài điểm sách -   bấy giờ , Phạm Thanh   mới  phải  khai ra ,  lấy tài liệu từ sách Thế Phong.


3) Vũ Đức Trinh (không nhớ rõ lắm , là  một linh mục thì phải ? )   rất yêu thơ, đã xuất bản một thi  tập.  Ở thời Đệ I Cộng hòa  do  tồng thống Ngô Đình Diệm  cầm trịch ( 1955-1963) -  các vi tu sĩ Thiên chúa giáo được hưởng đặc quyền, đặc lợi, được  bảo vệ, che chở  -  có thể  vậy, nên  Phạm Thanh viết  :

"...Nếu Ông Nguyên Phủ, buộc tội tôi cố  tâm dùng bài đó  ( đăng bài  diễn thuyết của Vũ đức Trinh-
BT  viết)  làm một tấm mộc che đỡ cho tập Thi nhân Việtnam hiện đại, tôi không dám trách  ... ."

4) Vũ Hạnh, Thái Bạch  đều là nhân viên   địch hậu ,  công khai  ra mặt đấu tranh -   nếu Vũ Hạnh  bôi mặt gà nhà đá nhau' , có thể chỉ là ,  một  ngón thủ đoạn,  ghen ăn tức ở  , vì  bản quyền  được trả với số tiền kếch sù ...   -    bởi lẽ, ông Nguyễn hùng Trương ( chủ nhà sách Khai Trí ) bỏ tiền xuất bản, đã từng   trả bản quyền  một tác phẩm rất hậu hĩnh cho Vũ Hạnh, sau này ông  ta  có viết bài  xác nhận điều này,  gián tiếp cảm tạ Mạnh Thường Quân . 
   
S au 30 / 4/ 1975, trước khi  Thái Bạch qua đời,  đâu đó 1, 2 năm,   anh tới thăm tôi ,  đã tiết lộ  :
"...ai mới  là  soạn giả đích thực Thi nhân Việtnam hiện đại -  một  vị nằm vùng không tiện nêu danh tính,    đã nhờ   Thái Bạchký tên Phạm Thanh đứng tên  trên sách Thi nhân Việtnam hiện đại  .." .   Có  thể vậy,  nên,  số  tiền nhuận bút  kia, Thái Bạch đã trao cho người bạn ẩn danh kia chăng?
 (   "...cũng không mang mối lợi nào cho tôi về phương diện tài chính.. " - lời  Phạm Thanh trong bài ).

đường bá bổn.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét