báo long an cuối tuần - 1994
bài viết : thanh việt thanh
t.t.kh.- nàng là ai?:
một cuốn sách làm thất vọng người đọc
bài viết : thanh việt thanh
LTS: Một cuốn sách ra đời có y kiến khen chê là chuyện bình thường. Huống chi đ6ay chỉ là cuốn sách về một ' nghi án văn học kéo dài hơn nửa thế kỷ, mà, chính người trong cuộc con sống, nhưng chưa lên tiếng xác nhận. LACT xin giới thiệu bài viết sau đây của một người quan tâm đến nghi án này.
LONG AN CUỐI TUẦN
Cuốn sách được quảng cáo rầm rộ là ' một khám phá mới nhât chung quanh nghi án văn học kéo dài hơn nửa thế kỷ ' , đã làm tôi không ngại ngần bỏ tiền ra mua. Nhưng khi đọc xong, tôi hoàn toàn thất vọng. cái gọi là ' một khám phá mới nhất ' ... của Thế Nhật - nghe nói là bút hiệu của 2 người không xa lạ với giới viết lách ở TP.HCM - cũng như bao người trước đây dẫn chứng vấn đề, vẫn qua một ' đệ tam nhân' , nghĩa là chỉ nghe kể mà thôi. Và, ' người kể ' ở đây là bà Đ.T.L. có thể tóm tắt mấy dòng :
' TTKH tên thật Trần thị Vân Chung. sinh ngày 25-8- 1919, tại Thanh hóa, thường gọi Trần thị Vân Chung. Năm 1934 lấy chồng là tri huyện Lê ngọc Chấn. Nắm 1937, làm thơ khóc mối tình xa xưa.
' Khám phá' khẳng định ' người ấy ' trong thơ TTKH chính là nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn ' Hoa ti-gôn ' , chứ không phải Thâm Tâm , như nhiều giả thiết đặt ra từ
trước . Năm 1954, TTKH theo chồng di cư vào Nam. Năm 1986, ông Lê ngọc Chấn qua đời, bà cùng các con sang định cư ở Pháp, hiện nay vẫn còn sống ...'
Trước hết, hãy nói về sự giải thích cái bút danh TTKH:
' T, chữ thứ nhất là TRẦN
T, chữ thứ hai là THANH
T, chữ thứ ba là KHÓC '
như thế, quả không ổn chút nào, nghe rất ư là thồ thiển đối với người từng có những bài thơ diễm lệ kia. Hơn nữa, nói rằng TTKH đi lấy chồng ở độ tuổi 15 [ 1919-1934 ], vậy tình yêu của bà với' người ấy ' , hẳn phải trong độ tuổi 13, 14, e rằng không hợp lý lắm chăng ? Một người 17 tuổi, khó mà có những vần thơ già dặn, sành đời như thế được!
Thế Nhật lại quả quyết nhà văn Thanh Châu là ' người yêu ' của TTKH. Sự thật ra sao , xin hãy nghe nhà văn Thanh Châu, qua ' sự kiện ' TTKH xảy ra , đã viết trong bài ' Những cánh hoa tim ' đăng ở ' Tiểu thuyết thứ bảy ' hồi mùa thu 1939, có đoạn :
'... Điều mà tôi lấy làm sung sướng nhất là cùng dạo ấy, ở tòa soạn nhận được một bài thơ đầu của bà TTKH, kèm với một bức thư xin chữ ký của tôi [ ...] . Tôi thì tôi chưa được biết mặt, biết tên thực của TTKH. Tôi chỉ biết rằng , đá là một người đàn bà đã viết nên được những vần thơ đẹp, trong sáng, thực thà, cảm xúc. Còn muốn gì hơn nữa ? Sao, người ta lạ cứ muốn làm nhơ bẩn tật cả những cái gì gọi là trong sạch ở cõi đời này?...'
Và, trong bài viết ' Nói thêm về TTKH ' năm 1990, in trong cuốn 'Thâm Tâm- TTKH ' của Hoài Việt, nhà văn Thanh Châu lại xác nhận :
'... Hồi năm 1937, tôi có nhận được một thư trả lời tòa soạn ' Tiểu thuyết thứ bảy ' của TTKH. Tôi nhớ đại ý, người thơ không muốn cho địa chỉ - để chúng tôi gửi báo biếu - với lý do cuộc đời của mình ' chả ra sao ' . Bức thư đó, cũng như thư của bạn đọc hằng ngày gửi đến tòa báo, ai giữ làm gì ? Hơn nữa, hồi đó tôi còn trẻ, nên không mấy quan tâm đến chuyện các bà ' phụ nữ làm thơ ' . Nếu tôi là người mê thơ, mê người làm thơ như bây giờ, có lẽ bức thư kia còn lại đến ngày nay, cũng thành có giá .[...] Riêng tôi, đọc lại thơ TTKH, tôi ngạc nhiên thấy phong cách thơ của bà khác xa thơ của ông Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần huyền Trân cùng thời ...'
Xem thế, rõ ràng nhà văn Thanh Châu không phải là ' người yêu ' của TTKH, như Thế Nhật đã khẳng định- nhất là khi dựa vào lời kể của bà Đ.T.L..., nói rằng năm 1976, nhà văn Thanh Châu có vào Sài gòn để gặp ... TTKH.! Hãy đọc đoạn văn mô tả cuộc gặp gỡ này, nó rất giống tiểu thuyết của Song An- Hoàng ngọc Phách:
'... Thế giới ấy chỉ còn hai người, họ không cần biết có ai xung quanh.
Chàng chạy tới, giơ hai tay chào đón...
Nàng xúc động run run, mí mắt như nằng nặng, thế là dòng nước mắt tuôn rơi. Thân hình nàng ngả về phía trước, lọt vào tay khách trung niên ...' [ trang 63]
Cái điều quan trọng nhất đáng lẽ phải làm mà Thế Nhật đã không làm - đó là bà Trần thị Vân Chung, hiện còn sống ở Pháp. Trong thời gian chuẩn bị cuốn sách, tác giả có thừa điều kiện liên lạc với bà này, để hỏi xem bà có phải là TTKH, tác giả đích thực của mấy bài thơ cay đắng ngày xưa không ? Và cả ông Thanh Châu nữa, có khó khăn gì để ông khẳng định lại lần nữa : TTKH là ai? Có phải là bà Vân Chung đề cập trong sách này và cũng là người ông gặp năm 1976 ở Sài gòn ?
Tài liệu ' một khám phá mới nhất ' chỉ có thế, tưởng vù đủ cho một bài báo vài ngàn chữ. Vậy mà tác giả Thế Nhật lại dài giòng, bàn luận này nọ đến mấy mươi trang, làm ngất ngư người đọc ' TTKH- nàng là ai? ' * dày gần 170 trang , nhưng, phần phụ lục in lại bài của nhiều người trước đây viết về TTKH chiếm đến gần già nửa, cho người ta thấy, nhờ đó có được ' vóc dáng ' là một cuốn sách, để bán với giá cao, ' kinh tế thị trường ' hơn .
----
* Nxb Văn hóa- thông tin, 1994.
Riêng bài thơ ' Hoa ti-gôn ' - TTKH phương xa ' của bà Đ.T.L. mà tác giả yêu cầu bà làm [' Tôi viết đêm thứ năm đó, vì, thấy ý anh muốn vậy, nên viết cho anh vui lòng -' trích thư đề ngày 1-7-1994 của bà Đ.T.L. gửi Thế Nhật, tr. 43] để dẫn ra ' bình luận ' phụ họa cho câu chuyện ' khám phá' của mình, tự nó không có giá trị gì và cũng không thể coi là một chứng cớ được.
Nói tóm lại, cái gọi là ' một khám phá mới nhất ' của Thế Nhật, chưa đủ cơ sở thuyết phục người đọc, chưa chứng minh được rõ ràng và chính xác TTKH trước kia chính là bà Vân Chung. hiện đang sống ở Pháp. Bởi vì, tài liệu đưa ra cũng chỉ từ một ' đệ tam nhân ' là bà Đ.T.L. kể lại giống như ông Hoàng Tiến trên báo ' Nhân dân chủ nhật ' số 23 ra ngày 16-7-1989 :
'... Hôm nay xin công bố với bạn đọc một thông tin về TTKH. Người kể còn sống mà TTKH cách đây 4 năm vẫn còn gặp ... Nhà thơ Lương Trúc là người cung cấp tư liệu và tất nhiên ông sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm về họ, tên tác gỉa ' Hai sắc hoa ti-gôn ' ... Được biết TTKH về sống ở Thanh hóa đã 4 năm nay ...'
Trước ông Hoàng Tiến, trước bà Đ.T.L... đã không có biết bao nhiêu ' người thứ ba ' kể chuyện về TTKH, không ai giống ai và cũng không ai kể ... đúng cả. Chỉ tội người nghe !
Vấn đề đặt ra từ cuốn sách của Thế Nhật, chỉ có thể khép lại, khi chính bà Trần thị Vân Chung lên tiếng, với tất cả lương tâm và sự chân thành của mình. Người viết cũng như bạn đọc cả nước rất mong sẽ được thế .
[]
thanh việt thanh
[ báo Long An cuối tuần, 1994- tr. 14]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét