tuần báo Mai / Bolsa - Cali
ngày 16- 12 - 1994
ttkh - nàng là ai ?
làm nổ tung dư luận trong và ngoài nước
bài viết : ngô đình chương
LTS - Cuốn sách TTKH - NÀNG LÀ AI? của Thế Nhật làm nổ tung dư luận trong và ngoài nước, về một nghi án văn học suốt mấy chục năm qua . Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi xin đăng nguyên văn cuốn sách kể trên như một chứng tích.
BÁO MAI
9938 Bolsa Avenue. #
- Wesminster, CA. 92683.
[...] Thế rồi một sớm một chiều, giới văn nghệ Saigon, rồi giới văn nghệ ở nước ngoài bỗng xôn xao về sự bật mí của cuốn TTKH- NÀNG LÀ AI ?tác giả cuốn sách là Thế Nhật, tên ghép chung của 2 nhà báo Thế Phong & Nhật Thu . Cuốn sách lại được [bộ] Thông tin văn hóa Cộng sản
[cấp phép] xuất bản, như một tài liệu chính thức nói về nhân vật thơ TTKH.
----
* [...] tạm lược, hoặc chữ của người biên tập .(BT)
Theo Thế Nhật, thì nhờ tài liệu do một nhà thơ nữ Đ.T.L. , họ biết rõ TTKH chính là Trần thị Vân Chung, một người đẹp của thị trấn Thanh hóa vào thập niên 30, nhũ danh bà quả phụ Lê ngọc Chấn. Cũng theo sách này, bà Chấn sinh ngày 24-9-1919 trong một gia đình quan lại, gồm 4 chị em. Bà Chấn hay Vân Nương là trưởng nữ, kế đến 2 em gái và cậu út, Thuở lớn lên đã yêu một nhà văn là Thanh Châu, nhưng, lại vâng lệnh cha mẹ lấy luật sư Lê ngọc Chấn vào năm 1934, chàng hơn nàng 9 tuổi.
Vân Chung sau này vẫn tiếp tục làm thơ, tuy nhiên lại ký bút hiệu Vân Nương, Lê đông Phương hay Tam Nương. Bà là một nhà thơ trong nhóm Quỳnh Dao ở Saigon, đã xuất bản các tập thơ Tơ sương ( Quỳnh Dao xb, Saigon 1965) và Con đường lý tưởng ( Paris, 1991).
Hai chi tiết rất tiểu thuyết trong cuốn TTKH- NÀNG LÀ AI?, đó là : *
'... một buổi quan huyện trở về thị xã Thanh hóa thăm gia đình. Ông đi xe tay về nhà, trên đường phố, ông chợt nhìn thấy tấm ảnh 1 thiếu nữ khuê các được phóng lớn trưng bày ở tiệm ảnh. ông ta ra lệnh cho xe ngừng, bước xuống, tiến vào hiệu ảnh. tần ngần, ông hỏi chủ tiệm về lai lịch người thiếu nữa trong ảnh. Ông được trả lời : thiếu nữ là Trần thị Vân Chung, con một vị quan ở thị xã Thanh hóa. Thay vì về nhà, ông ra lệnh xe kéo đến thẳng nhà vị quan đó. để mong được gặp người thiếu nữ trong ảnh. ' Cú phút' (coup de foudre) tình yêu đã đến với viên quan huyện trẻ tuổi. Sau đó :
. .' Mối mai cha mẹ bận lòng
Vâng lời vẹn hiếu, áo hồng ủ vai
Bắc, Trung điểm giọt u hoài
Khách hồng thắm sắc đẹp người vinh sang
Duyên lành ủ trái tim tan
Nước mây thương khách tân toan nghẹn lời ...
[THƠ NGHIÊM PHÁI- THƯ LINH]
----
* TTKH-NÀNG LÀ AI? / THẾ NHẬT . ( chú thích : NĐChương.)
Chàng là quan huyện, một thanh niên tây học, bề ngoài dáng dấp uy nghiêm , quyền quý, giàu có. Cô thiếu nữ đài trang khuê các, quan tái nửa ngày thành bà, lấy chồng, nhưng, không thể không nhớ đến người xưa.
' Nhớ quên, ôi cùng đành thôi
Chung tình xẻ nửa bên người bên ta
Tình đầu đẹp nhất tuổi hoa
Thời gian trôi mãi vẫn là nhớ thương
Lắng nghe tiếng vạc chiều sương
Buồn nghiêng hướng gấm sầu vương mái lầu
Không gian bàng bạc tình đấu
Ai bâng khuâng nhớ, ai rầu rĩ thương
' Hoa tim' rụng trắng trong vườn
Hoa tan tác mộng nhìn đường gió bay
[THƠ NGHIÊM PHÁI- THƯ LINH]
( trích ' Nghệ thuật thứ bảy - TTKH- NÀNG LÀ AI?' / Saigon )
***
"... Sau tháng tư năm 1975, trong số các tướng, tá, công chức cao cấp chính quyền Saigon đi học tập cải tạo, có ông Lê ngọc Chấn, nguyên bộ trưởng phụ tá quốc phòng và nguyên đại sứ chế độ cũ tại Anh quốc, Vân Chung ở nhà tần tảo nuôi con. Bà phải ở đậu nhà nữ sĩ Mộng Tuyết trên đường Nguyễn minh Chiếu ( Nguyễn trọng Tuyển ngày nay), số nhà 328. Năm 1978, một trung niên từ Bắc vào Saigon tìm cố nhân. Người ấy lên xe buýt, mắt dáo dác nhìn hết lượt các khách ngồi, khách đứng. Thời kỳ này lên được xe buýt là một kỳ công, nên, người ấy làm sao tìm được người quen đã 42 năm xa cách.
Nhưng, chàng không nản lòng. Ngày nay đi xe buýt trên tuyến đường này không thấy, ngày mai lại lên tuyến xe buýt khác. Sau cùng, không rõ nguyên nhân nào, chàng tìm được địa chỉ 333/14/8 đường Trương minh Ký ( Lê văn Sỹ.quận Tân Bình bây giờ ). Đó là nhà cô em gái của bà Vân Chung, bà Trần thị Anh Minh là vợ ông Phạm xuân Ninh, tác giả tập thơ 'Tiếng hát tự do '. ( xuất bản 1961) Tới nơi, vị trung niên ấy đập cổng :
- Có ai ở nhà không ? Cho tôi hỏi thăm.
Người ra mở cổng là bà Anh Minh.
- Bác hỏi ai ?
- Tôi hỏi TTKH tức bà Vân Chung.
- Ở đây không có ai là TTKH. Đấy là nhà ông Phạm xuân Ninh, chồng tôi mới đi trình diện đi học tập cải tạo.
Thấy người em vợ hờ của mình định đóng cổng, người khách lần lần bước tới một cách khẳng định.
- Xin cho tôi được gặp bà Vân Chung. Tôi chỉ rời khỏi đây khi được gặp bà ấy ...
***
Khi người em gái đến nhà nữ sĩ Mộng Tuyết, báo tin cho bà chị biết- hẳn là nàng không thể tiếp chàng tại nơi nhà nhở nhờ mà không ăn nhờ này. Thôi thì, một liều ba bẩy cũng liều, nàng đi ngay với cô em. nàng nghi đến bút danh TTKH. Ôi ! biết bao văn nhân, thi sĩ thêu dệt thành huyên thoại. Nào là Thâm Tâm Khánh, nào là ... Phải rồi, chính chàng cũng phải đánh lạc hướng Thái thị Khương hay là Trần thị Khánh ... Không ai biết được bút hiệu này . Chính nàng tự đặt cho mình. Đến chàng cũng chỉ biết được bút hiệu ấy, khi đọc bài thơ 'Hai sắc hoa ti-gôn' .
T - chữ thứ nhất : TRẦN (họ nàng)
T - chữ thứ 2 : THANH (chữ đầu: tên chàng, Thanh)
KH- chữ thứ 3 : KHÓC
Phải rồi, Trần và Thanh... cùng khóc cho mối tình chân ngoài đời, mối tình thơ trong văn chương.
- Sáp đến rồi, chị cả .
Tiếng cô em nhắc sắp đến, nghĩa là nàng sắp được gặp chàng. Trống ngực đập, như cách đây 40 năm. Nàng nhớ đến mấy câu thơ của mình :
... Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa than ôi !
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi ...
THƠ TTKH
Tiếng gõ cổng: ' Mở cửa, mẹ đây !'. Cánh cổng sắt mở một cánh. Phòng khách phía trước, đi qua sân xi-măng. tên bộ 'sa-lông' đặt lộn xộn, một trung niên mảnh khảnh, dong dỏng cao, tóc chưa bạc hẳn, lưng hơi gù, quần áo chỉnh tề. Thế giới còn 2 người, họ không cần biết có những người chung quanh.
CHÀNG chạy lại, giơ hai tay đón.
NÀNG xúc động, thân hình run run, mí mắt nằng nặng, không ngăn được dòng nước mắt, ngả vào vòng tay chàng.
thực là :
... Tái phùng trúc cỗi mai gầy
Lệ thu dàn giụa hương ngây mủi lòng
Bài thơ ký tắt não nùng
Bao lòng tâm sự, ngàn trùng quan san...
THƠ THƯ LINH
< trích ' Nghệ thuật thứ bảy- TTKH - NÀNG LÀ AI ?, Saigon > *
[...]
ngô đình chương
còn tiếp : - thực ra, cố thi sỉ Mai trung Tĩnh ở Maryland gửi cho tôi 1 bài đầu, rồi, không gửi tiếp nữa. [ĐBD]
-----
** - nói thêm về ;
' Nghệ thuật thứ bảy - TTKH - NÀNG LÀ AI? - Saigon '- như bạn Ngô đình Chương chú thích ở trên. Đây chỉ là một phụ bản ăn theo một tờ báo, được giám đốc nxb Văn nghệ tp. HCM bán giấy phép cho văn sĩ Thanh Thương Hoàng ( khi chưa đi định cư). Đành gọi là báo , tập này chỉ dày 48 trang, khổ 14x20 cm , in khoảng 2000 bản. TTHoàng yêu cầu TP cho trích đoạn đăng một bài trong sách TTKH-NÀNG Là AI/ THẾ NHẬT, sắp phát hành. Cái tréo ngoe, in kèm 1 tấm ảnh: Trần thị Vân Chung và Tôn nữ Hỷ Khương chụp chung trong một vườn cam ở Mỹ tho, vào năm 1990. Hỷ Khương cầm trái cam, mà chú thích ảnh báo Nghệ thuật thứ bảy lại ghi chú 'Trần thị Vân Chung cầm trái cam '- ngụ ý như tích EVA xưa đưa trái táo cấm cho ADAM. Báo phát hành, dư luận ồn ào, Trần nhật Thu đòi kiện giám đốc Đinh quang Nhã, với lý do cấp phép lậu. Thế rồi, một cú phôn mật , ai đó gọi tới can thiệp, TnThu thôi , không đe dọa đưa ra tòa nữa. TP được TTH trả nhuận bút 4000 VNđ, TP chia đôi trao cho TnThu.
Ít tuần sau TTKH -NÀNG LÀ AI? phát hành, mà trước đó, mấy số báo Văn hóa nguyệt san, cơ quan chủ quan bộ Thông tin -văn hóa, đã cho đăng trích một số bài quan trọng , rồi, in ảnh TTVân Chung đẹp ngang ngửa diễn viên, người mẫu . ( thời kỳ này bà đại sứ theo chồng ở Luân đôn ) .Những bài phỏng vấn Thanh Châu do một phóng viên lão thành thực hiện phỏng vấn, nhiều bài khác ăn theo, tạo một không khí sôi nổi, ồn ào. Thật ra, báo Văn hóa nguyệt san là của nhá nước, nhưng, tổng biên tập đã ngầm ăn ý với nhà báo Saigon cũ, Lâm quốc Trung , giao toàn quyền trị sự, biên tập phát hành cho Trung. Có sự quen biết giữa Trung và Thu, nên, Thu đưa bài trích đăng 2 bên đều có lợi- TNThu quảng cáo sách TTKH-NÀNG LÀ AI? sắp phát hành , còn nhà báo Văn hóa đăng để câu khách -phát hành mỗi số 15000 tập , tằng 50% thì phải. Đầu tháng 9-94, phát hành, sách TTKH- NÀNG LÀ AI? bán hết vèo 10.000 cuốn. (ở trang lưu chiếu, chỉ ghi in 2000)
Bài điểm sách đấu tiên , nữ nhà báoThúy Nga viết trên Tuổi trẻ chủ nhật, rối báo Sài gòn giải phóng, Ngọc Tỉnh (bút danh khác, Mai quốc Liên ) viết giới thiệu, khen nhiều, chê ít, tiếp, các bào khác, như báo Long an cuối tuần, báo Tây Ninh , báo Văn nghệ tp HCM , báo Thị trường, báo Tiền phong ở Hà nội... v.v...
tờ báo bán chạy nhất vào hồi ấy, sau Tuổi trẻ tp. HCM là Thanh niên, có nhiều bài nhất, ngoài bài các biên tập viên, còn đăng nhiều ý kiến phản ánh của độc giả - mỗi sáng ra sạp báo, độc giả hỏi mua đầu tiên là tờ Thanh niên.
Tổng biên tập Nguyễn công Khế nói với Trần nhật Thu :
'... mày phải cho tao đăng ý kiến độc giả phản ứng chê bai, thì báo bán mới chạy. Bữa nay, báo loan tin ' chỉ chờ 2 ý kiến chính của hai người : tác giả Thế Nhật và nhà văn Thanh Châu'.
ở hải ngoại rất nhiều báo nhắc tới TTKH- NÀNG LÀ AI?- nhật báo Người Việt, chủ nhiệm Đỗ ngọc Yến cho đăng thư Trần thị Vân Chung ở Sarlat(Pháp) gửi trả lời thư của Thư Linh ở tp HCM, và đăng lại một số bài báo ở trong nước đã phê bình TTKH- NÀNG LÀ AI ?/ THẾ NHẬT.
Một nhà báo viết nhiều bài, như nhà báo Thanh việt Thanh, bài đăng ở Long an cuối tuần , rồi,tái đăng ở báo Tây ninh , ( báo người Việt hải ngoại trích đăng bài của Thanh việt Thanh đã in ở trong nước). Không chỉ báo đọc, báo nói là đài phát thanh Saigon có bài bình luận, giới thiệu cuốn này, nên, càng phổ biến tới nơi vùng sâu, vùng xa.
Khoảng trên dưới 70 bài nói về TTKH-NÀNG LÀ AI , từ trung ương, tới địa phương, trong nước đến ngoài nước- tin này do Hoài Việt , soạn giả sách THÂM TÂM & TTKH cung cấp tư liệu. Một buổi, Hoài Việt gọi điện thoại hỏi tôi có phải là TP, phỏng vấn mà như xỉ vả, làm gì có chuyện Thanh Châu cặp với TTKH, ' các anh viết nhảm để sách bán chạy, v.v vả v.v...) .Tôi được dạy một bài học kiên nhẫn , suốt một tiếng, ông ta vẫn chưa buông tha. TP đành kết thúc: ' cổ nhân dạy, lời nói bay đi, chữ viết còn lại, hãy viết đăng báo , tôi sẽ trả lời.' . Cúp máy .
Tháng 10 năm 2000, nữ tiến sỉ văn học Mai Hương ở Hà nội cho biết sẽ nhờ cô cháu làm biên tập ở Nxb Văn hóa- thông tin cấp phép tái bản. Cô biên tập sách, đã thu xuất bản phí , đâu đó khoảng trên 800 ngàn đồng, rồi gửi giấy phép số XB 1207/ CXB/ 13-10-2000 cho ông Đỗ mạnh Tường tái bản sách trên, dưới bút danh :
Thế Nhật
hoặc
Thế Phong
tác giả NÀNG LÀ AI?
bởi lẽ .
gái lớn chúng tôi , Đỗ Thục Tường Khê góp ý :' bố nên để tên Thế Nhật, vì chú Thu đang bị bệnh 'goutte ', phải bò lên từng bực cầu thang báo
'Tài hoa trẻ' để nộp bài. Xưa ,TTKH ...đã bán chạy như thế, nay, bố tái bản, gạt tên chú ấy ra ( dầu bố cho biết ý chú ấy muốn thế ), nhưng con thấy làm sao ấy !..., con đề nghị bố giữ cứ nguyên tên Thế Nhật. '
nghe lời con gái , tôi nói với con dâu Minh Hải , người trình bày bìa sách lấn tái bản , cứ để tên Thế Nhật ở bìa .
Sách in gần xong, đâu đó vào cuối tháng 12/ 2000 sắp phát hành -bỗng- tôi nhận được thư chuyển nhanh - Trần nhật Thu yêu cầu tôi tái bàn TTKH, nên đề tên Thế Phong. Trả lời, đã chót để Thế Nhật ở bìa , nhưng, tôi sẽ đề nghị nhà in ở 35 Trần quốc Toản thay bìa vậy.
chỉ sau một hôm , có một nhân viên của A25 ( công an văn hóa ) cầm công văn đến nhà in, yêu cầu cho xem cuốn TTKH- NÀNG LÀ AI? và, đề nghị tạm không phát hành.
công an viên văn hoá T..., cho biết :
'... nhà thơ Trần nhật Thu quen lớn lắm , gọi điện thoại thẳng cho bộ trưởng Thông tin Nguyễn khoa Điềm và A25 , đề nghi đình chỉ ngay việc in ấn, phát hành cuốn TTKH - NÀNG LÀ AI? '
2000 cuốn sách chưa vào bìa, bị niêm phong tại nhà in ở 35 Trần quốc Toản, quận 3.
và, tôi nhận được công văn : giám đốc nxb Văn hóa- thông tin,
Vũ an Chương :
BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NXB VĂN HOÁ- THÔNG TIN Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
SỐ / 71 / VHTT ---------------------------------
Kính gửi : Xí nghiệp in Trương nghiệp vụ Công nghiệp ngành in
thuộc công ty in Trần Phú,
đường Hai Bà Trưng
Quận 1- thành phố Hồ chí Minh
đồng Kính gửi : Nhà văn Thế Phong
đồng Kính gửi : Ông Mạnh Hùng, Chi nhánh trưởng
Chi nhánh nxb Văn hóa - Thông tin
tại thành phố Hồ chí Minh
Vì đang có sự không thống nhất ý kiến của các tác giả trong cuốn TTKH-Nàng là ai? do nhà xuất bản Văn hóa - thông tin cấp giấy phép tháng 11/ 2000, và, có những ý kiến phản ánh không thuận lợi cho việc xuất bản và phát hành ấn phẩm trên. Giám đốc nxb Văn hóa - thông tin yêu cầu Xí nghiệp Trường nghiệp vụ Công nghiệp ngành in thuộc công ty Trần Phú và nhà văn Thế Phong :
1. Đình chỉ ngay việc in ấn phát hành cuốn TTKH-Nàng là ai ?
2. Nxb văn hóa -Thông tin ( đại diện chi nhánh tại tp HCM do ông Mạnh Hùng) thi hành việc thu hồi giấy phép, các tài liệu in ấn có liên quan đến cuốn sách 'TTKH- Nàng là ai ?'
Đề nghị những người có liên quan thi hành những yêu cầu trên.
Đề nghị ông Mạnh Hùng , sau khi thi hành nhiệm vụ, gửi ngay giấy phép và những tài liệu đã in ấn có liên quan đến ấn phẩm trên về Nxb
Văn hoá- thông tin: 80 Nguyễn Du, Hà nội.
Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2000
NXB VĂN HÓA- THÔNG TIN
Giám đốc
VŨ AN CHƯƠNG
( đã ký và đóng dấu)
---------------------------------------------------
Thế Phong
25/ 39A Trần khát Chân .P Tân định Tp HCM, ngày 02 tháng 01 năm 2001
Q1- tp HCM- ĐT : (08 ) 438034
Kính gửi : ông VŨ AN CHƯƠNG
giám đốc nxb Văn hóa- thông tin
43 phố Lò đúc , Hà nội
Thưa ông,
NXB /VHTT cấp giấy phép trích ngang kế hoạch xuất bản cuốn TTKH- Nàng là ai của Thế Phong (Thế Nhật ) , số ĐKKHXB : 1207/ XB - QLXB/03-VHTT ngày 28/1/2000 ( sách dày 200 trang, số lượng 1000 cuốn, khổ sách 13x19cm do giám đốc Vũ an Chương đã ký ).
Chúng tôi in hoàn tất, chờ đợi nộp bản, thì ngày 31/1/2000, chị Vũ thanh Việt, biên tập viên cuốn sách trên, gọi điện thoại báo tin cho hay :
' nhà thơ Trần nhật Thu vừa có ý kiến phản đối về cuốn sách trên, ký tên Thế Nhật '.
và, ông Trần nhật Thu đã khiếu nại, với giọng điệu, ỷ quen biết lớn, tạo áp lực, lại có vẻ như dọa dẫm.
trong dịp trò chuyện với ông Thu trước đó, tôi cũng trình bày lý do cuốn sách ghi tên Trần nhật Thu tham gia 2 chương, ở phần Mục lục ( trang 67, bản thảo xin phép xuất bản, biên tập viên Vũ thanh Việt có trong tay ) và ngoài bìa ghi tên Thế Phong và, kèm theo trong ngoặc Thế Nhật, bởi lẽ, khi in cuốn sách lần in trước có tên Thế Nhật, mà hiện nay chỉ đề tên Thế Phong - ( cuốn sách này nội dung hoàn toàn khác cuốn xuất bản trước, vào 1994 của nxb Văn hóa -thông tin) - có thể khiếnTrần nhật Thu buồn phiền chăng ?
nhưng, ông Thu lại không hiểu vậy, nên, ông buộc sách lần này xuất bản chỉ ký tên Thế Phong thôi. Tôi đồng ý như vậy, song ông Thu vẫn không chỉ thỏa thuận song phương với tôi, sau đó, ông gọi điện thoại cho ông bộ trưởng Nguyễn khoa Điềm + nxb VHTT + A25 và + v.v...
( như chị Việt cho tôi biết vậy) .
Ngày 01/01/2001, tôi nhận được thư bảo đảm phát nhanh của ông Trần nhật Thu .( đính kèm bàn photocopy) .
nội dung như sau :
'...Vậy tôi đề nghị, nếu in , anh lấy tên Thế Phong, chứ không lấy tên Thế Nhật, bởi, nhiều người biết Thế Nhật là Thế Phong và Trần nhật Thu. Còn 2 chương trong cuốn đấy, anh cứ xem là không phải của tôi. Như thế tiện hơn. Bới tóm lại, tôi đề nghị anh in bìa và trong là tên Thế Phong. ... '
Tôi đồng ý việc ông Thu đề nghị, nên, gọi điện thoại đọc thư ông Thu cho chị Việt, nhưng, chị vẫn đề nghị với tôi là ngưng việc phát hành, với lý do
' không phải là nhà kinh doanh sách chuyên nghiệp, nên ít quan tâm đến thiệt hại tài chính' - chị đồng ý hoàn toàn trả tiền quản lý phí xuất bản và tự bỏ tiền rúi đóng góp 2 triệu đồng - để, xin giám đốc NXB/ VHTT ra quyết định thu hồi cuốn sách này, qua đại diện NXB / VHTT ở tp HCM.
Tôi nhớ lại trong thư của giám đốc, gửi đến tôi vào ngày 26/5/2000, ở phần tái bút, có câu :
' Chúng tôi xem danh mục cua ông đã đăng ký bản quyền, chúng tôi thấy có nhiều cuốn có những giá trị tích cực. Nếu có thể xin ông vui lòng cộng tác với chúng tôi để bạn đọc gần xa có dịp tiếp cận tri thức của ông ...'
Ngoài ra, tiến sĩ văn học Mai Hương, trong câu chuyện, qua điện thoại, cho tôi hay sẽ gặp ông giám đốc, để giúp tôi đề đạt ý kiến này, va, hãy nên nghĩ đến sự điều đình với ông Trần nhật Thu để sách được phát hành. Nay ông Thu đã có thư đồng ý không khiếu nại, khi sách được đề tên là Thế Phong.
Tôi đề nghị với ông giám đốc :
1. Tôi đồng ý in lại bìa cuốn TTKH- Nàng là ai ? . trên bìa là Thế Phong
( như giấy phép xuất bản đã cấp) cả trang 3 trong ruột sách cũng là Thế Phong. Tôi sẽ gửi nộp bản 30 cuốn cho NXB, sau đó một tuần mới phát hành.
2. hai chương sách tham gia của ông Trần nhật Thu trong TTKH- nàng là ai ? , ở phần Dẫn nhập : ' Một nghi án văn học ' đề tên Trần nhật Thu, ở phần' Mục lục ', nay bỏ đi, để trống như ông Thu yêu cầu.
3. sách TTKH- Nàng là ai? , giá bìa ấn định 12000Vnđ/cuốn - nay, phát sinh giá in tăng, phải đề giá 16000 đ. cuốn, tôi sẽ trả thêm phần chênh lêch lệ phí xuất bản. ( 4000 đ x 1000x 7%)
4. như vậy, theo thiển ý của tôi, cuốn 'TTKH- nàng là ai ? / Thế Phong ', chẳng có gì phải làm lớn chuyện, gây dư luận ồn ào, như có ý định thu hồi sách không cho phát hành- chỉ vì một lý do vặt vãnh khiếu nại của ông Trần nhật Thu ( mà nay tôi đã hiểu ý của ông Thu) - và, tác phẩm này đã được cấp phép, sau khi biên tập, đã trả lệ phí xuất bản .
( 840.000 đ cho 1000 cuốn, giá bìa 12.000 đ.) .
tác phẩm này có giá trị văn học tích cực và không phạm quy chính trị .
Chúng tôi mong được ý kiến sáng suốt giải quyết của ông giám đốc .
Xin kính chào.
Kính thư,
THẾ PHONG
( đã ký)
Đính kèm
- 1 bản sao giấy phép TTKH- nàng là ai ?
- 1 bản photo thư của ông Trần nhật Thu
gửi cho Thế Phong ngày 31/12/ 2000
- 1 mẫu bìa TTKH - nàng là ai ?
---------------------------------------------
THƯ CỦA TRẦN NHẬT THU GỬI THẾ PHONG
Sài Gòn ngày 31/12/2000
Kính gửi Anh Thế Phong,
Chiều qua đang nói chuyện điện thoại giữa chừng thì anh cúp máy. Biết không thể nào liên lạc với anh qua điện thoại, vì vậy tôi mới viết thư này.
1) Tôi nhắc lại là tôi không đồng ý in cuốn TTKH. Với cái tên chung là Thế Nhật.
2) Dù tôi có viết 2 chương trong cuốn đó (dạo ấy xem như kỷ niệm giữa tôi và anh). Và trong danh mục các tác phẩm đã in , tôi không bao giờ ghi tên cuốn sách ấy .
3) Trong cái bìa sách anh đều ghi là của Thế Phong ( danh mục) . Vì vậy, anh nên giữ lại cái tên Thế Phong cho cuốn sách .
4) Anh nói cuốn sách sắp in hoàn toàn khác cuốn trước. Tôi tin vậy.
Vậy tôi đề nghị anh, nêu in, anh lấy tên là THẾ PHONG, chứ không lấy tên Thế Nhật
( bởi nhiều người biết Thế Nhật là Thế Phong và Trần nhật Thu ).
Vả lại, đây là tác phẩm của anh (như anh nói , thì hà cớ gì, anh lấy tên Thế Nhật) .
Tôi đủ tư cách để in sách với tên riêng của mình, chứ không 'ăn theo' ai .*
Còn hai chương trong cuốn đấy, anh cứ xem không phải là của tôi. Như thế tiện hơn .
Nói tóm lại, tôi đề nghị anh in bìa và trang trong là tên Thế Phong để tránh phiền hà cho tôi .
Tôi không muốn làm lớn chuyện.
Vậy mong anh giữ đúng, như anh nói rong điện thoại, là thay bìa sách với cái tên Thế Phong. Tôi vẫn giữ luôn những kỷ niệm và tình cảm tốt của anh một thời.
Kính,
Trần Nhật Thu
( đã ký )
------
* có một dư luận ồn ào truyền miệng giữa các nhà báo, văn nghệ sĩ :
'TNT lót 3 triệu để được đề tên chung với Thế Phong, là Thế Nhật
đấy !.
- 3 triệu Vnđ ấy là Nhật Thu trả TP àm 2 lần , tiền nhuận bút TTKH- nàng là ai? - nhờ đó - tôi mua chiếc xe gắn máy Honda 78 , rong chơi, chở bè bạn ở Saigon, ỡ Mỹ, ở Úc về đi cà phê , cà -pháo , đấu láo văn chương - và- tôi chở TTKH- nàng là ai? (bản in 2001) tự ký gửi các nhà phát hành, sách, quầy - bán chạy nhất là Trung tâm phát hành báo khu vực 2, nhà sách Xuân Thu , một quầy bán báo, sách trên đường sang đảo Thanh Đa, v.v...
và, một chuyện vui bây giờ mới kể, khi phát hành sách TTKH, NÀNG LÀ AI?, nguyên chủ nhiệm tạp chí Bách Khoa, Lê ngộ Châu điện thoại hỏi mua 30 cuốn đem sang Mỹ, nhân chuyến xuất cảnh của anh vào 1994.
hình như anh Châu biết cuốn này đang được giới báo chí lùng sục- chẳng hạn, ông Phạm xuân Ninh (Hà thượng Nhân, em rể bà Trần thị Vân Chung) từ San Jose gọi điện thoại cho cựu thiếu tá KQ Nguyễn văn Phát ở Bolsa :
'... rất muốn có TTKH-NÀNG LÀ AI? , mà tôi biết là anh có, vậy có thể cho tôi mượn không, đọc xong, hoàn trả ngay ! ?'
và, 30 cuốn TTKH-NÀNG LÀ AI ? được một số văn nghệ sĩ Saigon di tản vội vã tìm mua, với giá cao, ở nhà xuất bản Văn nghệ lớn nhất ở Bolsa
chăng ? - hẳn là - ông nhà báo Bách Khoa có một số tiền không nhỏ dằn túi tiêu vặt trong chuyến du hành thăm con gái ở Mỹ.
( ĐBD chú thích - 2/2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét