chốn bụi hồng / cao mỵ nhân-
sông thu xuất bản, usa 1994.
... thưa mục sư, tôi tin là có thượng đế ...*
bài : cao mỵ nhân
- ông bạn THẾ PHONG thời đệ I Cộng hòa.. nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng cao ...
- THẾ PHONG ưu ái nhắc tên trên báo chí, thì chẳng ai vui ... nhưng rồi lại ...
-THẾ PHONG đứng lặng trước tượng Chúa đang giang tay ... ở nhà thờ Tân Sa Châu ...
- tôi rất mừng, nếu THẾ PHONG tìm được niềm tin, còn hơn ... bao tử lép kẹp ...
- sau 1975, bạn bè nghĩ rằng Thế Phong sẽ thích hợp với ... vô sản, vô thần ...
- thứ nhất, còn ở đây, thì đừng viết lách ... dù ca ... hay đả ...
- ... vua tuyên bố, dù Thế Phong không là ...
- Thế Phong gục mặt xuống cầu nguyện thiết ... một Thế Phong bất trị ... tự xếp hàng ...
giọng Thế Phong hát ( thánh ca) thật ngây ... xa vời .
- bây giờ tôi ( Cao Mỵ Nhân ) không muốn khóc trước mặt Thế ... như ngày xưa ... phải đi tìm ở nhà thờ Tân ...
- tới tận cái nôi của Tự Do mà tôi ( CMN ) vẫn không ổn ... tìm ĐẠO để kiếm lợi cho ĐỜI...
- mọi người, cả Thiên Chúa ... đều phải cảm ơn tôi ( SATAN) làm những chuyện xấu nhất
- không phải ... may mắn .. có một tiệm MŨ như Thế ... để khỏi tốn ... có khi chiếc mũ làm mình già ... trẻ lại, dữ tợn, hoạt đầu, lố bịch, hoặc mũ ni che lấp đôi tai ...
K hông phải kể chuyện đời xưa, song các cụ ta đã có câu rằng không có XƯA thì làm sao có NAY - Ví như châm ngôn có kiêng có lành, hay là với BỤT mặc áo CÀ SA , đi với MA mặc áo GIẤY vậy . Nói huỵch toẹt ra rằng, xưa nay trong CHỐN BỤI HỒNG có nhiểu điều, lắm chuyện mà như một sự tình cờ, nhưng lại đúng là do bộ máy huyền vi xếp đặt của trời đất ấy.
Ô ng bạn THẾ PHONG thời đệ I Cộng hòa, là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng ' cao bồi' , anh ta luôn luôn thắt cà vạt trễ xuống gần thắt lưng, nhìn xa giống như anh tự chui đầu qua một vòng giây thòng lọng, THẾ PHONG hầu như chẳng nể nang ai, kể cả cụ già và phụ nữ trong làng văn nghệ trước 1975.
N gười ta , tức là bạn và người quen, trong lòng hơi ngại, nhưng ngoài mặt vẫn phải làm tươi, khi va chạm tầm nhỡn của THẾ PHONG , Thế Phong ưu ái nhắc đến tên trên báo chí, thì chẳng ai vui vẻ tí nào, bừng bực và nổi giận ... nhưng rồi, lại cho qua , vì vẫn là chuyện làng văn, đâu phải bè phái xôi thịt mà hơn thua, dao thớt ...
N ói thế không có nghĩa là Thế Phong ' du đãng ' đến nỗi phải kiêng dè, bởi lẽ, đôi khi Thế Phong cũng đã thầm nuốt tủi, gạt lệ ... cô đơn nơi môt góc tâm hồn anh .
T huở đó, một lần tôi bắt gặp Thế Phong đứng lặng nhà thờ Tân Sa Châu. Khi tan lễ, Thế Phong nói rằng :
-Người ta bảo tôi cứ đứng yên trước một bàn thờ, thế nào cũng tìm được một ĐỨC TIN . Tôi ở Lăng Cha Cả này, thì đến đây gần nhất, tôi muốn thử xem đức tin có vào mình không ?
Tôi làm bộ chăm chú hỏi:
-Anh thấy trong người thế nào , khi anh đứng trước CHÚA CỨU THẾ từ nãy giờ ?
Á nh mắt Thế Phong hừng lên, lẫn lộn ý bất khuất với nỗi tuyệt vọng, pha chút tự ái, anh sợ tôi ' cười' anh, vì anh muốn ' duy tâm' , anh bất lực trước cưộc đời ; nên muốn dựa vào tôn giáo để sống cho có ý nghĩa chăng ?
Bấy giờ, tôi rất mừng, nếu THẾ PHONG tìm được niềm tin. còn hơn cứ tiếp tục với một cái đầu trống rỗng, trên một bao tử lép kẹp, thì ... khổ nhất cuộc đời rồi .
C hính biến xảy ra năm 1975 , bạn bè nghĩ rằng Thế Phong sẽ thích hợp với xã hội cộng sản , ví mặc nhiên, liệt anh vào đội ngũ vô sản và vô thần ; bởi lẽ bản thân anh không có chút vốn liếng và chẳng bao giờ anh thốt được tiếng; ' TRỜI ƠI ' hay' MÔ PHẬT' gì cả .
S au mấy năm học tập cải tạo, tôi trở về thành phố , cuộc sống không biết nên bắt đầu lại bằng cách nào, tôi cảm thấy bơ vơ, buồn tủi; nhìn ra thiên hạ, toàn những bộ mặt không quen, tôi chưa có ý nghĩ đi tìm một tình thương yêu trước một ban thờ tôn giáo. Những buổi trưa, nghe tiếng vượn thú từ Sở Thú vọng qua sông, tôi đang ở sát bờ sông Thị Nghè, tâm hồn tôi tan nát chi lạ !
B ỗng có tiếng nói nghe rất quen, dù đã bao năm xa cách :
-Cô M. ơi, hôm qua nghe tụi nó nói là cô đã đi cải tạo về , tôi đến thăm đây.
A, té ra nhà văn Thế Phong vẫn còn đây, anh ta không di tản, và không biết có phải đi học tập không ?
-Lâu quá nhỉ, không ngờ lại gặp anh .
Anh ta vẫn giữ nụ cười khinh mạn xưa ; nhưng nay, đôn hậu hơn, anh thấp giọng:
-Tôi đến để thực lòng khuyên cô 2 điều ; thứ nhất, còn ở đây , thì đừng viết lách già cả, dù ca tụng hay đả phá . Thứ hai, tối mốt , vợ chồng tôi mời cô đi thăm nhà thờ TIN LÀNH ở đường Công Lý, cô nên đi; vì nếu không, cô sẽ rơi vào tình trạng tôi thuở trước.
T ôi bị giao động mạnh , bởi 2 điều mà Thế Phong , vua' tuyên bố' , dù Thế Phong không là gì cả ; nhận định của anh vẫn thật đúng, với đa số những người ở Saigon cũ, khi sống dưới chế đô cộng sản.
N hững năm kế tiếp , tôi càng' khâm phục ' Thế Phong- ở thái độ ' không cầm bút' và yên lặng đứng TRƯỚC MỘT BAN THỜ .
B a người chúng tôi ngồi cùng một dãy ghế đầu tiên, nơi nhà thờ Tin Lành Báp Tít Ân Điển, thỉnh thoảng tôi phải liêc sang vợ Thế Phong, để làm theo những cử chỉ của chị, lời cầu nguyện dân gian ' đùa' trong ngoại đạo xưa :' ai làm sao thì tôi làm vậy', khiến tôi trở thành quê mùa và ấu trĩ .
M ục sư nói câu gì tôi không kịp nhớ, mọi người lặng lẽ; bỗng tôi thấy anh chi Thế Phong nói như thổn thức về những chuyện riêng trong nhà , tưởng không đáng kể ra , không phải nói thầm với CHÚA ; mà như nói cho cả những dãy ghế sau cùng nghe. Tôi không thể bắt chước được nữa, tôi lại ngạc nhiên là cách tôi chưa đầy một thước, Thế Phong đang đứng gục mặt xuống cầu nguyện thiết tha ; anh quên cả vợ anh bên cạnh, và nhất định không nhớ đến sự hiện diện lạc lõng của tôi lúc bấy giờ. Tôi nghe được tiếng của anh như tự đáy lòng thốt lên : ' CHÚA ÔI' rồi lại' CHÚA ÔI '.
T hiếu đường tôi ngã bổ ngửa ra, một THẾ PHONG ' bất trị' xa xưa , nay đã tự xếp hàng dưới chân Thiên Chúa . Rồi bản hội ca vang lên , với đủ giọng thanh, trầm; trong đó giọng Thế Phong hát' thánh ca ' thật ngây thơ, trong sáng :
-Việc khắp nơi, thuận ý CHA - Cuộc sống nơi đây,. nay ra sao - đứng qúa lo - việc ta thấy trước mắt mỗi ngày - đều đúng theo thánh ý an bài ... vv ... và vv...
T ất cả mọi người đều ngồi xuống, tôi vẫn đứng nguyên nhìn THẾ PHONG ... đổi lốt ! Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, Thế Phong đã tách rời ... tục lụy từ bao giờ., Thế Phong thánh thiện. xa vời .
T an lễ, thay vì tìm hiểu để trở về ĐẠO , tôi cảm thấy bơ vơ chi lạ , tôi suýt khóc mấy lần, khi vợ chồng THẾ PHONG cứ vui vẻ vinh danh Thiên Chúa bên tai tôi :
- Cô M. ơi , lúc đầu anh chị chẳng có gì đâu, như M. biết anh Thế Phong rồi chứ gì, anh ấy làm sao có thể tin được những điềut rừu tượng; nhưng nay, anh ấy đã chịu phép trước CHÚA , TIN CHÚA ; cuộc sống thay đổi ngay. Anh chị không có gì cả , nay 5 chiếc xe đạp, 1 xe gắn máy. một cửa hàng mũ ở chợ Tân Định, cô M. phải có ĐỨC TIN.
N ước mắt tôi đã trào khỏi khóe mắt, bây giờ tôi lại không muốn khóc trước mặt Thế Phong , như ngày xưa Thế Phong không muốn tôi hiểu lầm anh tuyệt vọng, phải đi tìm đức tin ở nhà thờ Tân Sa Châu . Bây giờ tôi là kẻ lạc loài, đứng bên lề tất cả.
T ôi sống lang thang ở quê nhà hơn 10 năm, rồi sang Mỹ. Tới tận cái ' nôi' của Tự Do mà tôi vẫn không ổn định được tâm hồn . Hóa điên lên mất, nếu không có đức tin, tôi phải tìm đến những ban thờ .
-Thưa Mục sư, tôi tin là có Thượng Đế lắm chứ , không có Trời ai ở với ai, lưới Trời lồng lộng, nhưng giữa lúc tôi đi tìm một đức tin thật sự , thì tôi bị ngộ nhận là tìm ĐẠO để kiếm lợi cho ĐỜI , nên tôi xin phép chưa vào ĐẠO để khỏi mang tiếng với ĐỜI .- Mang tiếng với ai, chứ với CHÚA HAY VỚI NGƯỜI đời ?
-Thưa Mục sư, với người đời.
- Mọi người đời đều do CHÚA tạo nên , không phỉnh Chúa là được rồi; nhưng phải có lời TIN CHÚA THỐT RA CHỨ, NGAY CẢ ĐẾN VÔ MỘT TỔ CHỨC, MỘT ĐOÀN THỂ; VẪN PHẢI CÓ ĐƠN XIN GIA NHẬP, CÓ GIÂY PHÚT TUYÊN THỆ. TIN CHÚA NÓI CHUNG, THÌ AI CHẲNG TIN, QUỶ NÓ CŨNG TIN CHÚA NỮA LÀ NGƯỜI, PHẢI KHÔNG ? **
T ôi chợt nhớ lý luận của SATAN , ngày xưa, tôi đọc được ở một tác phẩm Trung Đông:
-Mọi người, cả Thiên Chúa nữa, đều phải cảm ơn tôi , vì không có tôi ( SATAN) l2m những chuyện xấu nhất, để so sánh giữa tội lỗi với thánh thiện; để làm nổi bật vai trò Thượng Đế, thì làm sao có sự tôn thờ Ngài. Nên đừng thoá mạ và tiêu diệt tôi, nếu tất cả mọi người đều thánh thiện như Ý CHA , thì lấy gì so sánh , lấy gì thần phục, cải tà qui chánh nữa đây .
Đó là chuyện ở ... Thiên Đường ... còn ở CHỐN BỤI HỒNG này - nếu tất cả chúng ta đều thánh thiện, sự đơn điệu nào cũng đi đến buồn tẻ ! chẳng còn chiến tranh để kêu gọi hòa bình, chẳng còn mục tiêu để phấn đấu đi lên, hướng thượng gì cả.
S ự trống vắng trong tâm tư, suy thoái niềm tin, là ở cả hai mặt : dư thừa và thiếu thốn.
K hi bề ngoài đã đầy đủ quá rồi, người ta khao khát sự cứu rỗi của linh hồn, để không bị trả lời trước CHÚA về những tội lỗi đã làm.
Cả lúc cuộc sống vật chất khó khăn, người nghèo khổ cảm thấy bất lực trướ8c áo cơm, cũng phải tìm Thượng Đế kiếm chỗ dựa cho tâm hồn, nội tâm yên ổn, quên đi những cái bất công xã hội, hy vọng tương lai khá hơn.
T hế thì, trở lại vấn đề BỤT vẫn là BỤT , mà MA vẫn là MA. Cái khó là MA phấn đấu lên thành BỤT, còn BỤT có lỡ chân lạc xuống cõi MA, thì cố gắng giữ gìn tấm áo CÀ SA cho sạch sẽ, thơm tho; chớ thấy áo giấy lộng lẫy mỹ miều mà khoác vội.
M ột ý nữa là , ta đối xử với nhau cho rành rẽ, tế nhị, đối với người tốt thì cần chan hòa, thân ái, còn đối với kẻ xấu thì phải khoác áo đồ mã mà hành hiệp thôi.
N hưng cái đẹp nhất ở trên đời, không phải là may mắn có một tiệm MŨ như Thế Phong ở Saigon, để muốn đợi chiếc mũ nào , đội vào hợp với khuôn mặt mình, để khỏi tốn tiền mua lộn mũ, có khi chiếc mũ làm cho mình già đi hay trẻ lại, dữ tợn, hoạt đầu, lố bịch, hoặc mũ ni che lấp đôi tai thì cũng tệ !
T rong cõi trần ai của chúng ta có rất nhiều SATAN, nhưng vẫn kém SATAN của Thượng Đế, bởi vì SATAN của Thượng Đế đã chiếm một ngôi vị độc tôn, tức là ở đời này chỉ có sự tương đối mà thôi.
M ới tương đối mà đã phức tạp thế, nếu tuyết đối, thì quả đất này nổ tung, chúng ta cầu nguyện cho sự tương đối thiên vị, bớt SATAN, thêm THẦN THÁNH, để xã hội bình yên, thiện mỹ hơn .
[]
Lawndale, 19-3-1992.
CAO MỴ NHÂN
----
* tựa bài tác giả : TRƯỚC MỘT BAN THỜ .
** Biên tập băng chữ HOA.
( trích CHỐN BỤI HỒNG / CAO MỴ NHÂN -
Nxb Sông Thu, USA. 1994 - tr. 129- 134 )
----
lởi dẫn : nhờ họa sĩ Phan Diên ở Mỹ gửi cho một COPY, cả mấy dòng chữ viết tay : " Thân kính tặng họa sĩ PHAN NGỌC DIÊN ( với bài TRƯỚC MỘT BAN THỜ , trang 129 - ) Lawndale 1-6-1995 / ký tên : CAO MỴ NHÂN .
(Biên tập chú thích )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét