phổ đức viết: nhà văn thế phong, con ngựa bất kham....
( bản thảo chưa đăng, hoặc in ấn )
Lời dẫn: .. chắc là khoảng năm 2000, tác giả Phổ Đức gủi bản thảo tới tôi :
" kính gửi: thi sĩ thế phong, lưu niệm với tất cả kính mến và qúy trọng của phổ đức ... "
đây là bản thảo, anh viết về một số nhà văn, thơ ở thời VNCH - ( viết về TP ở chương 96, tr. 1410 - 1424 ) hẳn bản thảo này khá nặng kí về dung lượng.
Giữa năm 1999, nhà văn Thanh Thương Hoàng (TTH ) đi định cư ở Huê Kỳ, viết thư về yêu cầu gửi bài, tác phẩm để in ấn . Tôi không chắc lắm , TTH nhận rồi, hồi âm yếu ớt, vậy là bản thảo của Phổ Đức vẫn chỉ là bản thảo .
Phổ Đức lại viết :' ...nhưng Thế Phong không phải là ..... nên.... tham quan cảnh đẹp Hà Nội rồi trở lại Saigon ...' ( tư liệu không chính xác ) .
Khi cho POST trên Blog Thằng Phài Gió , không chỉ riêng Phổ Đức, mà bài của tác giả khác, phẩm bình đúng , sai, khen, chê , tôi đều cho POST nguyên văn, tuyệt nhiên không một lời bình.
Bởi , người viết bài chịu trách nhiệm trước dư luận, đọc giả - không là tôi - kẻ được khen, chê , thậm chí bị vu khoát đi nữa ! ( đọc bài viết Hồ Công Tâm phê phán Thư viết ở Saigon ).
Cảm ơn đọc giả đọc lời tôi bầy tỏ .
[]
THẾPHONG
NHÀ VĂN THẾ PHONG, CON NGỰA BẤT KHAM ,
NHƯNG TÂM HỒN TRƯỢNG PHU, DỄ MẾN.
bài viết : phổ đức.
trong ngoài gì cũng chuyện văn chương
hồi ký nêu cao chí tự cường
Văn Hiến Đại Nam luôn vững bước
coi thường nhân thế chỉ yêu thương
( trích XUÂN HÀ NH SÁU MƯƠI / PHỔ ĐỨC ( 1998 )
THẾPHONG
- 1932 : 10 tháng 7 , sinh tại Nhà thương Yên Thái, Yên Bái. Tên thật Đỗ Mạnh Tường, nhưng trong căn cước , sinh 1936.
-1952 : truyện ngắn đầu tiên ký TƯƠNG HUYỀN đăng trên TIA SÁNG , Hànội, qua sự khích lệ của Hiền Nhân - Đỗ Trọng Quỳnh .
1954 : tháng 5 vào Saigon, tác phẩm đầu tay, truyện TÌNH SƠN NỮ xuất bản .
( Nxb Nhị Hà, Saigon 1954)
1957 : biên tập viên tạp chí VĂN HÓA Á CHÂU của giáo sư Nguyễn Đăng Thục và Lê Xuân Khoa .
1959 : chủ trương nhà xuất bản ĐẠI NAM VĂN HIẾN, cùng một số bạn văn , như:
Uyên Thao, Nhị Thu, Bùi Khải Nguyên, Thế Nguyên, Cao Thế Dung, Cao Mỵ Nhân, Triều Đẩu ... Tác phẩm đầu tiên in rô-nê-ô : NHÀ VĂN HẤU CHIẾN 1950 - 1956 ( Saigon 1959 - tập 4 trong bộ LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIÊNAM 1900-1956 ) .
1960 : xuất bản NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG
1965 : xuất bản NHÀ VĂN, TÁC PHẨM, CUỘC ĐỜI , bản anh ngữ THEPHONG BY THEPHONG;; THE WRITER, THE WORK & THE LIFE. Bản dịch của Đàm Xuân Cận.
1967 : tháng 8 nhập ngũ, đồng hóa biên tập viên báo LÝ TƯỞNG, với cấp bậc trung sĩ, phục vụ trong Không quân cho tới nay.
1968 : tạp chí TENGGARA tạp chí anh ngữ đại học Malaya ( Malaysia) , chủ bút LLOYD FERNANDO xin phép đăng 2 bài thơ : JOHN F. KENNEDY và ASIAN MORNING WESTERN MUSIC, bản dịch Đàm Xuân Cận.
1970 : truyện ngắn Khu rác ngoại thành , qua bản dịch pháp ngữ Cao Giao , LES IMMONDICES DE LA BANLIEUE đăng trên báo LE MONDE DIPLOMATIQUE , qua sự giới thiệu Jean-Claude Pomonti.
1971 : bài thơ WHAT A SIGHT , 550.000 G.I IN VIETNAM đăng trong tuyển tập thơ WE PROMISE ONE ANOTHER do Don Luce, John C. Schafer & Jacquelyn Chagnon in ấn ở Washington, D.C. 1971 ( The Indochina Mobile Education Project / USA / 1971).
: giáo sư, thi sĩ PAUL ENGLE , chủ tịch International Writing Program đạt thư mời sang Iowa tham dự hội thảo văn chương quốc tế hàng năm .
: tháng 3 , xuất bản tập thơ ASIAN MORNING WESTERN MUSIC , tựa giáo sư LLOYD FERNANDO .
1973 : tháng 12 , 3 năm liền, kể từ khi giáo sư Paul Engle đạt thư mời , bị Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việtnam từ chối cấp VISA .
1974 : tập 1 phê bình văn học NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930-1945 tái bản , Nhà xuất bản VÀNG SON do Phạm Quang Nhàn chủ trương .
tác phẩm đã xuất bản : từ 1954 tới 1974, khoảng 40 tác phẩm : tiểu thuyết, thơ, phê bình văn học, dịch thuật, biên luận , và trong số đó , có 8 tác phẩm đã chuyển dịch anh ngữ .
( Bản dịch anh ngữ Đàm Xuân Cận ).
... đó là những tác phẩm trước 1975. Từ 1975 - 1995 , Thế Phong cho tái bản tập Nếu anh có em là vợ do Văn học Hànội xuất bản. Năm 1996 , anh Thế Phong cùng nhạc sĩ Lê Hoàng Long , in Chuyện tình các nhạc sỹ tiền chiến của nhạc sỹ Lê Hoàng Long, qua nhà xuất bản Văn hóa. Cuối năm này, 1996, qua nhà xuất bản Văn hóa -thông tin , Thế Phong viết và in cuốn Cuộc đời viết văn, làm báo : Tam Lang- Tôi kéo xe .
Trong 1997 , Thế Phong được Bộ Văn hóa Pháp mời anh sáng Pháp dự đại hội văn hóa - Thế Phong có ra Hànội cùng nhà thơ Hoàng Thị Ý Nhi và nhà văn nữ, con gái nhà thơ Chế Lan Viên , là 3 người được mời - nhưng Thế Phong không phải đảng viên, nên Nhà nước cho tham quan cảnh đẹp Hànội, rồi trở lại Saigon , thay vì đi Pháp với 2 nữ sỹ Ý Nhi và ( Phan Thị ) Vàng Anh ". ( * đã cải chính, xem Lời dẫn ) .
Trước 1975, tôi có nghe danh thi sĩ kiêm nhà văn Thế Phong, vì anh là ngườii chủ trương in sách rô-nê-ô của Nxb Đại Nam Văn Hiến , đã có lần in tác phẩm Thông Điệp, thơ Phan Lạc Giang Đông, (Đông ) hứa giời thiệu Thế Phong ( với tôi), nhưng chưa có dịp. Bấy giờ văn nghệ miền Nam rất sợ Thế Phong, vì anh viết tất cả sự thật của các văn nghệ sỹ bê bối, như Lê Văn Siêu đạo văn người khác, những mối tình của nữ sỹ Nguyễn Thị Vinh, v.v. và v.v. ... Sau 1975, tôi gặp Thế Phong lần đầu tại nhà Phan Lạc Giang Đông. Anh đi Mô-by-lét xanh như Thanh Nam ngày nào , nghe Đông nói, anh đang làm cho hãng xe buýt của Nhà nước. Qua lần tiếp chuyện lần đầu, tôi thấy Thế Phong nói chuyện cởi mở, và am tường, hiểu biết nhiều ( về ) văn nghệ. Được biết, anh tuổi Nhâm Thân , cùng tuổi Văn Thế Bảo, Nguyên Sa, năm nay 1998 đã 67. Người ta thường nói, ' trăm nghe không bằng một thấy' , sau khi quen Thế Phong , dù sau 1975, tôi rất quí và mến anh. Tính tình rất cởi mở, một tâm hồn văn nghệ dễ mến, vui vẻ (với) bạn bè. Nhất là, anh có ý chí trượng phu, không để ý đến chuyện nhỏ nhặt, anh rất đúng hẹn , hứa gì với tôi đều giữ chữ tín. Chính Thế Phong chở tôi đến giới thiệu nhà gia phả học Dã Lan- Nguyễn Đức Dụ - hoặc chính tôi đưa anh đến giới thiệu với nhà văn Hoàng Xuân Việt ; hoặc nữa, tôi đưa anh tới thăm anh Nguyễn Tấn Long ( dầu trước 1955. họ đã gặp nhau) . Rồi anh đưa tôi dến giới thiệu nhà báo Giang Kim, nhà văn Lữ Quốc Văn, nhà thơ Nguyễn Hải Phương. Thế Phong rất thẳng tính và nóng tính, tôi nhớ có lần chúng tôi uống cà phê gần chỗ nhà Diệp Minh Tuyền- anh nói thẳng rất ghét DMT , dầu có tài về nhạc, viết báo luôn dựa vào lập trường chính trị để quật ngã đối phương . Tôi đáp, anh ghét DMT, nhưng hiện tại thì anh ta sắp chết rồi ! Thế Phong trố mắt, hỏi , hay Phổ Đức bấm số tử vi chăng ? Tôi đáp, không quen DMT, chưa một lần gặp mặt, chuyện trò, làm sao có lá số tử vi; tôi chỉ xem tướng, yểu ở đôi mắt, làm sao thọ tới tuổi 60 ? Không ngờ mấy lời tâm sự với Thế Phong, thì chỉ mấy tháng sau, DMT ngã lăn ra chết. Thế Phong đến, rủ tôi ra quán, nói: " ông xem tướng kể ra khá đúng đấy !".
Một kỷ niệm tôi đáng nhớ nhất với Thế Phong, khi anh tới rủ tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất tiễn Lý Đại Nguyên đi định cư ở Mỹ, tôi từ chối vì không quen L.Đ. N. Tôi dẫn anh tới quán Tiến Lợi ăn phở, và cho anh biết chiều nay tôi có hẹn với khách lấy số tử vi.
M ột kỷ niệm khác đáng nhớ , hôm nhạc sĩ Lê Thương qua đời, tác giả Hòn Vọng Phu ( 1, 2, 3) , anh tới rủ đi đưa tang nhạc sỹ Lê Thương. Tôi cũng đành phải từ chối, vì bữa ấy, lại đã hẹn với khách xem tử vi. Nếu bữa đó, tôi đi đưa đám nhạc sĩ Lê Thương, chắc không xảy ra chuyện cãi vã giữa Thế Phong và ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách Khai Trí. Ông Khai Trí quên rằng nay kẻ thất thế, không phải như trước 1975. Khi ông gặp Thế Phong tại đám tang nhạc sĩ Lê Thương, trước một số đông văn nghệ sỹ, phần đông là nữ sỹ , ông hách dịch hỏi Thế Phong:
- Tại sao in sác mà không tặng tôi ?
Thế Phong đả lại:
-.. .ông là cái thớ gì bắt tôi phải tặng sách ?
Nếu ông Khai Trí hỏi tôi câu đó, chắc không có gì xảy ra - chẳng maygặp Thế Phong, nên lãnh đủ .
Rồi tại phòng khách Hoàng Xuân Việt, hỏi chuyện xảy ra tại đám tang nhạc sỹ Lê Thương, Thế Phong xác nhận đúng, như người ta đã kể lại. Anh cho biết thêm, ghét lối trịch thượng, nên tặng bài học nhỏ, bây giờ nghĩ lại hơi quá đáng ! Thế Phong nói với tôi vậy. Tôi đáp:
- Ông Khai Trí tuổi Bính Dần, năm nay 1998 đã 73, lớn hơn Thế Phong. Nhưng dù sao, cũng nên cho bài học, để ông ta biết thân phận mình và thế nào là lễ độ . Nếu ngày nào, gặp lại ông Khai Trí- Thế Phong chỉ việc xin lỗi là xong, bây giờ thì ông đủ thấm đòn rồi .
Sau đó, vài tháng, ông Khai Trí mời, cần gặp tôi. tại nhà ông, tôi có kể chuyện Thế Phong, ông ta cũng có ý muốn gặp lại Thế Phong và nhờ tôi hòa giải mâu thuẫn giữa hai vị. Bởi lẽ, tôi là người ôn hòa, và ông Khai Trí thường nghe lời tôi khuyên , nên chắc chắn sẽ hòa giải được thôi . Ông Khai Trí còn nhờ tôi chuyện nữa, khi nào phát hành Thơ Tình VN và Thế giới , sẽ nhờ tôi làm MC giới thiêu chương trình . Từ chối ngay, bởi gần 25 năm , tôi đã ẩn mình, giấu mặt, xin để cho tôi yên thân . Ông ta lại nhờ tôi giới thiệu một ai khác ; tôi bèn giới thiệu ngâm sĩ Đoàn Yên Linh. Ông gật gật đầu , không mấy muốn chấp nhận.
Còn chuyện tôi nhận tìm cách hòa giải giữa anh Thế Phong và ông Khai Trí, đến nay chưa có dịp thực hiện - hơn nữa cách đây 1 tháng, Thế Phong phải vào bệnh viện Bình Dân mổ nội soi tuyến tiền liệt. Thôi , tạm gác lại - bây giờ đi thăm bệnh nhân là đúng lúc nhất. Tôi cùng Nguyễn Hải Phương, Khải Triều vào thăm anh , cùng 2 chai nước suối tinh khiết.
Sau khi mổ , hơn tuần sau, anh được về nhà , khỏe ru , tới thăm, nhân thể mượn 1 chân dung ảnh Tạ Tỵ cho bài tôi đang dự định viết.
Nhớ lại năm 1994, Thế Phong và Trần Nhật Thu ra mắt T.T.KH., Nàng là Ai ? ký Thế Nhật . Sách bán chạy gây nhiều xôn xao dư luận trên văn đàn , trong nước cũng như hải ngoại . Nhờ vậy, anh mua được chiếc Honda 78 làm chân đi. Tới nay, cuốn sách vẫn còn là một nghi vấn ?! Tôi sẽ viết một chương về T.T.KH thật sự là ai ? vì chuyện này rất dài dòng. Qua cuộc tiếp xúc với nữ sỹ Thư Linh, Tôn Nữ Hỷ Khương, hy vọng bài viết sẽ làm sáng tỏ ai là T.T.KH thật sự ?
Còn một kỷ niệm đáng nhớ khác, có một buổi chiều , tôi, Thế Phong và Lữ Quốc Văn tới quán cà phê Thiên Hà , 25 A Tú Xương, quận 3 uống cà phê - cà pháo . Anh Phong và Văn biết nữ sỹ Nguyễn Thị Hoàng , chưa hề gặp mặt, lần này tiện dịp gặp luôn . Nguyễn Thị Hoàng gầy guộc, chuyện trò vẻ bất mãn, giọng điệu kiêu căng, phách lối , tuyên bố vung vít văn nghệ, văn gừng , coi ta là cái rốn vũ trụ v.v... Lữ Quốc Văn sỏ ngọt , cô ta nói thô hay hơn viết tục ,vừa quê mùa, vừa kệch cỡm - so với Thụy Vũ thua xa, văn vừa hay, vừa lịch thiệp , nhã nhặn !
Thế Phong dốc hầu bao trả tiền:
- Thật phí 39 ngàn đồng !
Dù sao, gặp được anh Thế Phong sau 75, với tôi , ở những ngày cuối đời, tôi có người tâm sự. Anh cho biết, bạn bè anh quí tôi qua sự chân tình; còn tôi bầy tò cùng bạn bè mình, tôi quí Thế Phong ở chí trượng phu. Bạn bè rụng dần như lá cuối thu, chúng ta không thương nhau thi ai thương chúng ta đây ?
Kết thúc chương viết về Thế Phong, tôi trích bài thơ Phẫn Nộ mà tôi rất thích, và cũng đã in trong một bản thảo khác của tôi, tập Việt sử ca .
Cuộc sống bây giờ, quả là quá mong manh ! *
-----
* in 3 ảnh Thế Phong, trong đó một tấm chụp chung với Phổ Đức ( 1997)
[]
PHỔ ĐỨC
trích nguyên tác thơ thế phong .
phẫn nộ
Tôi đóng cửa phòng cho âm u nắng quái chiều thất bại
Khi em ra về rồi, tôi không dám quay mặt nhìn theo
Từ sang đến trưa và chiều lại tới rồi khuya
có gì lạ ở nhà thuê không thừa bấy nhiêu điều quen thuộc
tĩnh vật làm bạn thân chịu đớn đau khi chủ nhà nóng giận
tay cầm bút vung lên , nhanh, cao, xê dịch bấy nhiêu dòng
ba chiếc gối màu xanh, màu đỏ lấn tóc chen đầu
chiếc khăn bông mua về chưa bao giờ dùng rửa mặt
đêm nằm nhoai mình phủ lên mắt lên môi
cho ánh sáng ban mai này sẽ phải chột phải đui
cho đôi mắt người thơ khỏi lên màu giận dữ
đọc báo trang tư làm gì, những tin mừng khởi sự
càng nghiến tin buồn thớ`nhỏ, soi thất bại lòng mình
Mai A em ! sao không phỉ nhổ vào mặt anh
bất tài nên sai hẹn , tội lỗi chưa làm em buồn phiền ?
em đừng xõa tóc trước gương anh chải tóc
em đừng nhắc nhở gia đình, làm anh buồn tức
anh đưa em lên xe rồi, bóng tối phủ mình anh
như giật thốc , hành hạ mình, da đầu đến bựt trốc
cho đê mê cảm giác khổ đau đến ứa nước mắt
cho buồn rũ rượi tê điếng đến làn da
Mai ! sao còn thương còn giận còn yêu còn hờn ?
vì thế kỷ này tìm ai xả thân cho ai ngoài bản thân !
Mỗi lần muốn làm ngơ rút đôi mắt sáng
phản ứng tự động rằng mình, thắng hèn nhát
không dám đứng trước gương, nhìn khuôn mặt đáng yêu
ở đâu và chỗ nào, sự tự khinh mình cũng trỗi dậy
nên tôi lại dán ngươi tròn nhìn đời thẳng tắp
cả đống rác, cả ruồi muỗi từng đàn bay ra ngoại ô
và một lần trong đời nhiều lần nếm mùi thối mùi ôi !
giá trị bằng một lần bịt mũi, quay gót trước thềm bông trưởng giả
Còn lại mình tôi, em đi rồi, nên khóa trái cửa
đèn sáng lên từ lâu rồi mà đêm tối vẫn xuyên đầu
vẫn chiếc gối xanh này em đặt mớ tóc ban chiều
vẫn chỗ nằm này sao anh không thấy còn hơi ấm ?
[]
THẾPHONG.
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012
phi đạo - thơ lè phè kha lăng đa
tập thơ truyện không quân thời chiến-
nxb vàng son, saigon 1974 .
kha lăng đa
phi đạo
Lời dẫn:
Tên thật Hồ Danh Lịch. sinh 1946 tại Cần Thạnh ( Gia Định - Saigon ) . Xuất thân: hoa tiêu quan sát Không lực VNCH. từng bay tham dự các chiến trường Pleime, Đức Cơ, Đức Lập, Dakto, Bồng Sơn, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, A Lưới, Ashau, Khe Sanh, Mộc Hóa, U Minh, Cai Lậy, Hồng Ngự, Kiên Lương, Kompong Trạch, Kompong-Ron. v, v. ...
... Mỗi tác giả có tác phẩm trong Tuyển tập KQ, được mời lên nhận sách đặc biệt, đóng gáy da, mạ chữ vàng và phong thư nhuận bút ( 5000VNđ) . Đến tác giả, còn là Tư lệnh KQ, Hồ Phong giới thiệu một cách rất tế nhị : ' đây là tác giả Trần Văn Minh, xin mời lên nhận sách tặng!' Khách vỗ tay, điểm theo nụ cười, như là sao không giới thiệu cấp bậc, tôi ( Thế Phong) nói với Cung Trầm Tưởng :
"... giới thiệu mày , mà mời trung tá Cung Thúc Cần, tức thi sĩ hào huê Cung Trầm Tưởng lên nhận sách, nó chuế lắm ! Cứ như một tác giả Ba Lan, truyện ' Con voi' , thì văn đại tướng phải hay hơn văn trung tướng, thiếu tướng hơn đại tá, vv. và v.v ... "
Trong tuyển tập thơ truyện này, một tác giả, trung úy phi công Kha Lăng Đa, anh có tài làm thơ trào lộng, lại có không khí thơ Hồ Xuân Hương- tả, thì nghĩa đen đấy- nhưng nghĩa bóng độc hơn . Giới thiệu nữ sĩ Hoàng Hương Trang lên ngâm, vì cô nay rất bạo ăn, bạo nói về SEX, lên ngâm bài Phi đạo, thơ lè phè Kha Lăng Đa . Cô bước lên bục, cầm mi-crô, ngâm ngay tắp lự, không rụt rè, bạo dạn... ... nhưng tới câu thứ 4, khách phía dưới ồ lên cười đồng loạt, cô cũng thấy đáng lý, nên đọc trước rồi mới lên diễn ngâm; nhưng đến lúc này, chỉ còn một cách duy nhất: kiếu từ, vì giọng khan, không thể tiếp tục ... "
trich HỒI KÝ NGOÀI VĂN CHƯƠNG / THẾ PHONG / Nxb Đồng Văn + Văn Nghệ xuất bản , phát hành , USA 1996 - tr. 224) .
PHI ĐẠO
Những phi đạo cũng ly kỳ ghê lắm
Lính tàu bay mình biết nó đã nhiều.
Gẫm trong đời phi đạo rất đáng yêu
Không có nó thì lấy chi mà đáp,
Có nhiều cái rộng và dài phát ngáp,
Đáp một lần thì đã thấm vào đâu ?!
Nhiều cái thì ngắn đến phát rầu ,
Lại chật hẹp ! thật là khó đáp,
Có lắm cái cỏ hai bờ rậm rạp,
Có cái không cỏ mọc hoặc lai rai,
Theo luật thì kể tự buổi sơ khai,
Chính giữa nó có một đường kẻ sẵn.
Nhìn cho kỹ có cái trông rất phẳng,
Cũng có khi lõm ở giữa hoặc mô
Miền cao nguyên nó thường đỏ lại gồ
Ở thành thị nó đen vì có nhựa
Rất nhiều kiểu đáp xảy ra hàng bữa,
Đáp ban ngày lại đáp cả ban đêm
Nhiều anh chàng đáp bình tĩnh lại êm
Nhiều bạn đáp ôi thôi như trời giáng
Có cao thủ nghề bay đà dày dạn,
Đáp sao mà trông sướng đến muốn rên
Lúc tách' đao' để hai' cẳng' hai bên
Rồi ' chân' giữa mới từ từ hạ xuống
Có nhiều cậu học trò còn luống cuống
Mới' sô lô' thấy phi đạo đã run,
Tháo mồ hôi trống ngực đập lung tung
Mới vừa chạm đã bung ào một cái !!
Lắm bạn bỏ bay lâu thì cũng vậy,
Đáp bị bung khi mình chẳng muốn bung,
Mới đầu thì nghe tức tối quá chừng
Đáp vài cái lấy lại ngay phong độ
Những anh ' Mẽo' lái tàu to quá cỡ
Đáp cái nào cũng té lửa thấy ghê !!
Tạo tiếng kêu' kít kít' đến phát ê
Thân phi đạo rung rinh như muốn vỡ
Các bạn ơi ! đừng bực mình nhăn nhó,
Những khi sân có đèn đỏ ' xi nhan',
Phải chờ cho ' cờ-lia' chớ vội vàng,
Đừng đáp đại' ác xi đăng' đấy bạn!
Nếu quá kẹt thấy mình cần rất khẩn.
' Rì quét' vào đáp ' em-mặc-giăng-xi'
Và đừng ham sân lạ làm chi ,
Ở tù đấy ! tội đáp hoang đáp trộm .
[]
KHA LĂNG ĐA
nguồn : TẬP THƠ TRUYỆN KHÔNG QUÂN THỜI CHIẾN -
( Nxb Vàng Son, Sài Gòn 1974 - tr. 367 - 369 )
nxb vàng son, saigon 1974 .
kha lăng đa
phi đạo
Lời dẫn:
Tên thật Hồ Danh Lịch. sinh 1946 tại Cần Thạnh ( Gia Định - Saigon ) . Xuất thân: hoa tiêu quan sát Không lực VNCH. từng bay tham dự các chiến trường Pleime, Đức Cơ, Đức Lập, Dakto, Bồng Sơn, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, A Lưới, Ashau, Khe Sanh, Mộc Hóa, U Minh, Cai Lậy, Hồng Ngự, Kiên Lương, Kompong Trạch, Kompong-Ron. v, v. ...
... Mỗi tác giả có tác phẩm trong Tuyển tập KQ, được mời lên nhận sách đặc biệt, đóng gáy da, mạ chữ vàng và phong thư nhuận bút ( 5000VNđ) . Đến tác giả, còn là Tư lệnh KQ, Hồ Phong giới thiệu một cách rất tế nhị : ' đây là tác giả Trần Văn Minh, xin mời lên nhận sách tặng!' Khách vỗ tay, điểm theo nụ cười, như là sao không giới thiệu cấp bậc, tôi ( Thế Phong) nói với Cung Trầm Tưởng :
"... giới thiệu mày , mà mời trung tá Cung Thúc Cần, tức thi sĩ hào huê Cung Trầm Tưởng lên nhận sách, nó chuế lắm ! Cứ như một tác giả Ba Lan, truyện ' Con voi' , thì văn đại tướng phải hay hơn văn trung tướng, thiếu tướng hơn đại tá, vv. và v.v ... "
Trong tuyển tập thơ truyện này, một tác giả, trung úy phi công Kha Lăng Đa, anh có tài làm thơ trào lộng, lại có không khí thơ Hồ Xuân Hương- tả, thì nghĩa đen đấy- nhưng nghĩa bóng độc hơn . Giới thiệu nữ sĩ Hoàng Hương Trang lên ngâm, vì cô nay rất bạo ăn, bạo nói về SEX, lên ngâm bài Phi đạo, thơ lè phè Kha Lăng Đa . Cô bước lên bục, cầm mi-crô, ngâm ngay tắp lự, không rụt rè, bạo dạn... ... nhưng tới câu thứ 4, khách phía dưới ồ lên cười đồng loạt, cô cũng thấy đáng lý, nên đọc trước rồi mới lên diễn ngâm; nhưng đến lúc này, chỉ còn một cách duy nhất: kiếu từ, vì giọng khan, không thể tiếp tục ... "
trich HỒI KÝ NGOÀI VĂN CHƯƠNG / THẾ PHONG / Nxb Đồng Văn + Văn Nghệ xuất bản , phát hành , USA 1996 - tr. 224) .
PHI ĐẠO
Những phi đạo cũng ly kỳ ghê lắm
Lính tàu bay mình biết nó đã nhiều.
Gẫm trong đời phi đạo rất đáng yêu
Không có nó thì lấy chi mà đáp,
Có nhiều cái rộng và dài phát ngáp,
Đáp một lần thì đã thấm vào đâu ?!
Nhiều cái thì ngắn đến phát rầu ,
Lại chật hẹp ! thật là khó đáp,
Có lắm cái cỏ hai bờ rậm rạp,
Có cái không cỏ mọc hoặc lai rai,
Theo luật thì kể tự buổi sơ khai,
Chính giữa nó có một đường kẻ sẵn.
Nhìn cho kỹ có cái trông rất phẳng,
Cũng có khi lõm ở giữa hoặc mô
Miền cao nguyên nó thường đỏ lại gồ
Ở thành thị nó đen vì có nhựa
Rất nhiều kiểu đáp xảy ra hàng bữa,
Đáp ban ngày lại đáp cả ban đêm
Nhiều anh chàng đáp bình tĩnh lại êm
Nhiều bạn đáp ôi thôi như trời giáng
Có cao thủ nghề bay đà dày dạn,
Đáp sao mà trông sướng đến muốn rên
Lúc tách' đao' để hai' cẳng' hai bên
Rồi ' chân' giữa mới từ từ hạ xuống
Có nhiều cậu học trò còn luống cuống
Mới' sô lô' thấy phi đạo đã run,
Tháo mồ hôi trống ngực đập lung tung
Mới vừa chạm đã bung ào một cái !!
Lắm bạn bỏ bay lâu thì cũng vậy,
Đáp bị bung khi mình chẳng muốn bung,
Mới đầu thì nghe tức tối quá chừng
Đáp vài cái lấy lại ngay phong độ
Những anh ' Mẽo' lái tàu to quá cỡ
Đáp cái nào cũng té lửa thấy ghê !!
Tạo tiếng kêu' kít kít' đến phát ê
Thân phi đạo rung rinh như muốn vỡ
Các bạn ơi ! đừng bực mình nhăn nhó,
Những khi sân có đèn đỏ ' xi nhan',
Phải chờ cho ' cờ-lia' chớ vội vàng,
Đừng đáp đại' ác xi đăng' đấy bạn!
Nếu quá kẹt thấy mình cần rất khẩn.
' Rì quét' vào đáp ' em-mặc-giăng-xi'
Và đừng ham sân lạ làm chi ,
Ở tù đấy ! tội đáp hoang đáp trộm .
[]
KHA LĂNG ĐA
nguồn : TẬP THƠ TRUYỆN KHÔNG QUÂN THỜI CHIẾN -
( Nxb Vàng Son, Sài Gòn 1974 - tr. 367 - 369 )
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi / tạ tỵ / kỳ 5
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ
ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI
hồi ký tạ tỵ
kỳ 5
- ...thượng sỹ vốn không đẹp trai ... dễ vẽ.. - lương xuân nhị, chi hội trưởng văn nghệ liên khu... nổi tiếng, quả thực giá trị tranh lại tầm .... không xuất sắc - vẽ thượng sỷ cởi ch ... ' sao các cậu , tạ tỵ, bùi xuân phái vẽ ... đểu thế ! ... - lương xuân nhị trao tiền công tác phí, thượng sỹ rủ tới quán cà ... ngắm ... mấy cô - quang dũng tới quán cà phê mai hắc đế .... sáng tác được 1 bài thơ hay đáo để ... - lan sơn xấu trai, làm công an, đeo súng xệ ,bảnh chọe , cũng vào quán mai hắc đế hai cô để ... - tạ tỵ chê...dở như hạch, ai vỗ ... bao súng... đe cho tạ tỵ ...sơi kẹo đồng ... - họp đại hội văn nghệ liên khu 3 ... gặp xuân diệu - nếu hắn ta khen ai đẹp trai - tối hắn ... mò ...thì ... - đinh hùng không mấy ưa vũ hoàng chương.. nhưng đó là chuyện riêng , cũng như ... văn cao, phạm duy - phạm cao củng lấy được vợ đẹp ... nhờ cô nga mê .... trinh thám ...
Tôi và Phạm Duy lại gặp nhau ở Liên khu 3, Duy đã rời bỏ vùng rừng núi để trở xuống đồng bằng. Lúc này Duy đã nổi tiếng lắm, hầu như ai cũng hát và nghe nhạc Phạm Duy. Trong thời gian kháng chiến có mấy nhạc sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Phạm Duy, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Phúc , Tử Phác và Tô Vũ,
Nói cho đúng , chẳng phải Việtnam thiếu nhân tài về nhạc, có rất nhiều nhạc sĩ khác;nhưng những ca khúc của họ không được phổ biến rộng rãi - một phần, không có môi trường; phần khác, sáng tác của họ không đi đúng tâm lý quần chúng kháng chiến. Lúc gặp lai nhau, Phạm Duy cho biết, rời bỏ Khu I để thay đổi không khí, Duy thích đi đây đó để tìm hứng sáng tác. Trong những ngày sống ở Liên khu 3, hầu như Duy không đi đâu, ngoài khu vực Chợ Đại, Cống Thần cùng vài vùng kế cận. Ở chợ Đại , không phải Duy chỉ dan díu với một mình Thái Hằng, còn các cô gái khác đã cùng Duy đi vào khung trời tình ái; trong số đó, có cô đã yên phận chồng con. Duy có số đào hoa nên đến đâu cũng có đàn bà đợi sẵn. Tôi được nghe anh em kể lại, ở chiến khu I, trong thời kỳ sinh hoạt văn nghệ liên khu, một người bạn đã đố Phạm Duy , làm sao tán được cô gái bán quán trong khu vực sinh hoạt. Nếu Duy lấy được chiếc dây chuyền đeo ở cổ cô ta để chứng minh, anh ta sẽ đãi Duy một bữa ăn, tùy ý Duy chọn lựa. Duy nhận lời. sáng hôm sau, Duy đưa sợi dây chuyền bằng vàng cho mọi người xem và nói :
-Nếu không tin, cứ ra vườn chuối ở góc khu nhà bếp, thấy cây nào đổ nghiêng, đúng chỗ đó !
Những cuộc tình đến và đi, Duy coi như trò đùa, vì mục đích chỉ dùng nói để giải tỏa vấn đề sinh lý ! Có lẽ do định mệnh đẩy đưa, chỉ riêng với Thái Hằng, Duy mới tình đến việc hôn nhân . Tính tình Duy rất hồn nhiên, thích nói tục; nhưng cung rất kiêu hãnh về tài năng thiên bẩm.
Tại chợ Đại, tôi còn gặp nhà phê bình Thượng Sỹ ( tên thật Nguyễn Đức Long). Anh có một gian nhà với một chiếc giương tre cũng nhỏ. Cửa nhà không bao giờ khóa, ai muốn ra vào lúc nào tùy ý. Quần áo khi nào bẩn mang ra ao giặt xong , đem vứt lên mái nhà, lúc nào khô lấy xuống. Nếu có việc đi xa vài hôm, những chiếc quần áo đó cứ nằm nguyên trên mái, chờ tới lúc anh về.
Bùi Xuân Phái lúc này cũng gần như sống thường trực ở chợ Đại, do vậy, mỗi lần tới đây, chúng tôi lại gặp nhau. Tôi và Phái xách giấy bút đi vẽ, lúc mệt, ghé vào nhà Thượng Sỹ nằm nghỉ. Chúng tôi vẽ hình Thượng Sỹ dán khắp vách nứa. Thượng Sỹ vốn không đẹp trai, nên dễ vẽ lắm. Nhiều lúc đùa nhả , tôi vẽ Thượng Sỹ mặc bộ đồ của ông Adam, chống gậy mò mẫm trong đêm khuya. Nhưng tính tình anh rất dễ thương, nhìn thấy những nét vẽ, dù tử tế hay châm chọc; anh cũng chỉ cười và tự hào rằng, cả khu chợ Đại, không có gian nhà nào có được những nét vẽ của tôi và Bùi Xuân Phái . Trong thời gian kháng chiến, Thượng Sỹ không làm việc cho cơ quan nào, anh sống nhờ vào mấy đà nem chuyện buôn lậu giúp đỡ .
Vào khoảng đầu mùa hạ nắm 1948, chúng tôi gặp họa sĩ Lương Xuân Nhị tại chợ Đại. Không biết do đâu , anh Nhị được bầu làm chủ tịch Chi hội văn nghệ Liên khu 3. Chắc chắn anh này không phải đảng viên . Anh mời chúng tôi gia nhập Chi hội và cho biết " Trên" đang cần những sáng tác về văn cũng như hoạ đê cao những thànht ích kháng chiến chống Pháp . Cả ba chúng tôi đều hăng hái nhận lời. Thượng Sỹ yêu cầu, muốn đi tìm đề tải viết hay vẽ phải có tiền, lúc này anh em đều cạn túi. Anh Nhị đồng ý, hẹn trong một tuần sẽ trở lại đưa tiền và Chứng minh thư giới thiệu với các cơ quan hành kháng địa phương. Sau đó ,tôi trở về quê nhà, còn Bùi Xuân Phái thường ở lang thang, gặp bạn chỗ nào ở chỗ ấy, còn vấn đề ăn uống cũng dễ, cứ vào cơ quan Bình dân học vụ ghi tên, đến bữa có ăn . Cái ban kịch Bình dân học vụ năm ngoái tôi đi theo một thời gian, bây giờ đa tan rã và tất cả nhân viên ban kịch đều làm việc cho cơ quan chuyên chống nạn mù chữ, hiện đồn trrú tại một làng gần chợ Đại do Nguyễn Hữu Đang phụ trách. Tôi gặp lại vợ chồng Văn Thanh. Họ vẫn chưa có con. Bây giờ chỉ có một mình Văn Thanh đi làm, còn vợ anh ở nhà lo việc nấu cơm. Một lần ra chợ Đại, tôi thường tới ăn cơm với gia đình anh. Gian nhà vợ chồng anh ở, do một gia đình nông dân cho mượn, khá khang trang, sạch sẽ, có cửa sổ trông ra cánh đồng bát ngát, rất nên thơ,
Đúng một tuần sau, tôi lại đeo xa-cột đi chợ Đại đến tìm Thượng Sỹ. Khi gặp, Thượng Sỹ cho biết:
Lương Xuân Nhị có đến đây bữa qua, hẹn hôm nay sẽ quay lại, tôi có nhắn Bùi Xuân Phái rồi, lát nữa, thế nào Phái cũng đến.
Tôi tháo chiếc xả cột treo lên phên nứa, xong, nằm xuống giường. Tiếng kêu cọt kẹt của nan tre như muốn gẫy. Tôi hỏi đùa Thượng Sỹ :
- Chiếc giường phản động cứ kêu ấm ầm. làm sao mần ăn ?
Anh ta cười híp mắt , trả lời nửa đùa , nửa thật:
-Mình còn kêu to nó nữa, cậu ơi ! Mà này, sao các cậu vẽ tôi đểu vậy ? Tôi cởi chuồng trong nhà chứ có cởi chuồng ở ngoài chợ đâu mà các cậu lại vẽ xuyên tạc ? Nhưng các cậu vẽ tôi giống quá !
Chúng tôi đang nói giỡn , thì Phái đến. Phái bỏ chiếc mũ vải ra, để lộ vầng trán cao, đôi mắt thật sáng, với bộ râu đỏ hoe, nhưng nụ cười lúc nào cũng ngơ ngác. Phái hỏi:
- Các cậu có chuyện gì vui thế ? Lương Xuân Nhị đưa tiền rồi à ?
Thượng Sỹ giương cặp mắt đỏ lòm, nhìn Phái, nói :
- Đang chờ đỏ mắt đây!
Phái nhỏ nhẹ:
- Mắt ông lúc nào chả đỏ, cứ gì chờ tiền !
Ý của Phái muốn nhắc đến bẫnh đau mắt hột mãn tính của Sỹ.
Để thâu bớt khoảng thời gian chờ đợi, tôi và Phái lại lôi giấy bút ra vẽ Thượng Sỹ. Chúng tôi moi ra những nét thật đặc biệt nhằm trêu chọc Sỹ hơn là vẽ cho đẹp. Chúng tôi thuộc đặc điểm của Sỹ đến độ không cần nhìn, vẫn vẽ được. Có vài tấm trông tục quá , chính chúng tôi phải tự tay xé đi. Chúng tôi nói chuyện tào lao và nhắc nhở đến kỷ niệm Hànội. . Chừng môt tiếng đồng hồ, sau, Lương Xuân Nhị đạp xe tới, vai đeo chiếc túi vải, sắc mặt chúng tôi tươi hẳn lên ; nhường chiếc giường cho Nhị ngồi. Họa sĩ Lương Xuân Nhị , tuy nổi tiếng, nhưng quả thực, tranh của anh tầm thường, không xuất sắc. Anh trắng trẻo, trông nho nhã, ăn nói dí dỏm. Anh vốn thuộc con nhà giầu đất Bắc, nhất là gia đình bên vợ, do vậy, khi sống ở Hànội, anh có một đời sống khá sung túc. Hơn nữa, tranh của anh tuy tầm thường, nhưng lại đánh trúng vào khiếu thẩm mỹ của thực dân nên bán được.
Thượng Sỹ lên tiếng trước:
- Sao vấn đề công tác có gì thay đổi không anh ?
Lương Xuân Nhị nói từ từ :
- Không, tôi có mang theo tiền công tác và 3 Chứng minh thư cho các anh đây , bây giờ tôi giao tiền cho anh nào ? Mỗi anh được lĩnh 1000 đồng trước, sau đó, khi nào có sáng átc, các anh sẽ nhận thêm, tùy theo giá trị của tác phẩm.
Thượng Sỹ kêu ầm lên :
-Số tiến ít quá làm sao đi công tác dài hạn được ? Với số tiền này, chúng tôi chỉ tiêu trong 1 tháng là hết ! sau đó, lại cón mất thời gian dài làm việc tích cực mới có tác phẩm, như anh đã biết !
Lương Xuân Nhị cười:
- Biết rồi, khổ lắm ! Tôi đã trình bày với Tổ chức , đúng như anh Thượng Sỹ vừa nói, nhưng họ bào cứ làm việc đi đã, sau đó sẽ tính. Mọi người đi công tác tìm đề tài, tài liệu đều được hưởng mức thù lao công tác như nhau, do vậy, không có lý do nào để tôi có thể đòi hỏi hơn cho các anh được .
Nói xong, Nhị mở túi vải lấy tiền và 3 Giấy chứng minh thư đưa cho Thượng Sỹ. Anh này cầm tiền và Chứng minh thư xong, hỏi:
- Sau khi đi và tiêu hết tiền, chúng tôi có phải làm báo cáo chi tiết cho anh không ?
Nhị nói:
- Khỏi cần báo cáo chi tiết về tiền, các anh chỉ báo cáo về công tác thôi. Tôi sẽ liên lạc với các anh sau về vấn đề này.
Chúng toi đều cười ha hả, vì thấy việc chi tiêu số tiền không mấy khó khăn về thủ tục. Thượng Sỹ hỏi tôi và Phái:
- Bây giờ cậu nào làm thủ quỹ đây ?
Đi công tác chung, tiêu pha cũng chung; vậy cần 1 người giữ tiền cho tiện. Phái đẩy ngay việc ấy cho tôi, vì không phải nhận tiến là đi ngay, cần có thời gian chuẩn bị. Tôi cho tiền và tấm Chứng minh thư vào xà-cột.
Sau khi chuyện tiền bạc xong xuôi, chúng tôi mời Lương Xuân Nhị đi uống cà phê tại quán Mai Hắc Đế. cái quán này chẳng những có cà phê ngon mà chủ nhân là mấy chị em, tuy không xinh đẹp bao nhiêu; nhưng rất quý nghệ sĩ. Nếu uống xong, có tiền trả cũng được, thiếu chả sao ! Nhà thơ Quang Dũng có lần đi công tác qua chợ Đại, ghé quán Mai Hắc Đế uống cà phê. tại đây, anh đã có thi hứng làm được một bàit hơ hay. Sau chầu cà phê, chúng tôi chia tay, mỗi người một hướng và hẹn đến tuần sau , gặp nhau tại nhà Thượng Sỹ để lên đường công tác. Tôi lại lầm lũi đi về phía quê nhà. Búi Xuân Phái thất thểu đi lẩn vào đám đông, chả biết tối nay ngủ chỗ nào ? Còn Thượng Sỹ người nhỏ thó, đi nhanh như con chồn lũi, chỉ một thoáng đã mất hút. Lương Xuân Nhị cưỡi xe đạp táp ngang vào con đường nhỏ dẫn đến làng Kẹo.
Thời gian kháng chiến, thời gian sung sướng nhất, vì không có gì thôi thúc hoặc bắt buộc đúng ngày Trời, tháng Phật ! . Quân Pháp sự thực chỉ chiếm được mấy thánh phố và vùng phụ cận; còn hậu phương thì bao la, muốn đi đâu cũng được, miễn có tiền và Giấy chứng minh thư hộ thân. Trong suốt khoảng đời về sau, ngay cả bây giờ; không bao giờ tôi tìm thấy khoảng thời gian nào ưu ái đến vậy ! Nó in đậm trong tâm tyrí tôi, như một chứng tích không thể phai mờ .
Đúng hẹn , tôi đeo ba lô lên vai, xuống chợ Đại để gặp Bùi Xuân Phái và Thượng Sỹ, để thảo luận về lộ trình: đi đâu trước, đâu sau; vùng nào có thể kiếm được tài liệu. Ra mặt trận, chắc chắn không rồi, vì biết mặt trận nào mà đi, ai bảo vệ ?
Chuyến đi tham quan của tôi về chiến dịch Đông Xuân ở quốc lộ 6 là chuyến đi đặc biệt, nay không có hoàn cảnh, hơn nữa; cả 3 chúng tôi đều không muốn bị gò bó vào cuộc sống tập thể. Sau hồi bàn tán xôn xao, cả 3 quyết định dùng thuyền đi lên phái Cống Thần, từ đó sẽ đi vào vùng Tề, với mục đích tìm hiểu dân chúng trong vùng xôi đậu .
Vì biết không đi xa, nên chúng tôi mang theo ít đồ, ba-lô nhẹ tênh. Tiền, tôi để một ít ra ngoài chi tiêu, còn bao nhiêu tôi nhét tận đáy ba-lô cho chắc ăn. Khỏang xế chiều , chúng tôi cùng xuống đò, chiếc đò chợ chở vào khoảng mươi người. Người chủ đò không lấy tiền, sau khi chúng tôi xuất trình Chứng minh thư. Chúng tôi lựa chuyến đò đêm để tránh máy bay. Sự thật, từ chợ Đại đến Cống Thần, theo đường bộ không bao xa, nhưng chúng tôi muốn đi đò, vì khi tới Cống Thần không biết có tìm ra nơi ngủ không; hơn nữa, vấn đề ngủ đò cũng là cái thú; vi có thể gặp may, được nằm kề một cô gái trẻ nào đó, nhưng thực tế, chúng tôi chỉ gặp những bà già quê mang hàng đi bán. Khi đò cặp bến, mọi người lên hết, chỉ còn 3 đứa ngủ lại. Chúng tôi không lên bờ, vì hàng quán đã tắt đèn nhiều. Nhưng cũng không ngủ được, cứ tán dóc vậy. Thượng Sỹ tự phong là đại sứ văn nghệ !
Sáng hôm sau, chúng tôi lên bờ, tiến vào giữa đô thị Cống Thần. Nói cho đúng, cách thức sinh hoạt ở Cống Thần, chợ Đại, cũng giống nhau về mặt hình thức. Chỉ nội dung và lối làm ăn ở Cống Thần có vẻ bí mật, lại phát đạt nhiều hơn; vì đây là địa đầu nốit iếp giữa vùng tự do và vùng chiếm đóng. Cống Thần có rất nhiều mặt hàng, mà chợ Đại không có. Những hàng đó được mang từ Hànội đến, như vỏ xe đạp, máy chữ, đồng hồ, bút máy v.v. ... Cống Thần còn có một tiệm ăn có tủ lạnh chạy bằng dầu hôi, làm ra nước đá. Ở hậu phương, thứ gì cũng có được, nhưng chỉ riêng nước đá thật quả tình hiếm ! Vì có nước đá, nên tiệm rất đông khách - phần nhiều dân buôn lâu, hoặc cán bộ cấp cao đi công tác qua. Vì tò mò, lại muốn thưởng thức vài cục nước đá đã lâu không được dùng, chúng tôi đều đồng ý vào tiệm, ăn bánh mì thịt nguội và uống nước chanh đá. Ăn uống xong, lúc trả tiền, chúng tôi mới té ngửa quá đắt'! Chủ nhân quả tình là tay thợ chém có hạng ! Hơn 100 đồng cho một bữa ăn uống. Nếu cứ cái đà tiêu như thế này, chỉ trong vòng hơn 1 tuần lễ, sẽ hết tiền. Ăn uống phè phỡn xong, Thượng Sỹ vỗ ngực, nói:
- Cần đếch gì, tụi mình là đại sứ văn nghệ mà, phải như vậy mới đúng cương vị của mình chứ !
Quanh quẩn ở Cống Thần nửa ngày, chẳng ai ghi nhận được gì. Đến trưa tìm quán cơm, ăn xong, lại lang thang nhìn thiên hạ dập dìu, nhìn vào những quán hàng nào có gái đẹp, cứ như vậy và đợi đến chiều là ăn nhậu. Riêng ngày đầu đi công tác kiếm đề tài, đã tiêu hết gần 300 đồng, chả đứa nào ghi nhận được gì ! Buổi tối, chúng tôi đi xuôi khỏi đô thị Cống Thần đến một làng gần đó, trình Chứng minh thư, xin chỗ ngủ nhờ. Đêm đó, trước khi ngủ, tôi đề nghị : ngày mai 3 đứa sẽ đi ngược lên vùng Tề, nếu có thể, đến chỗ vòng đai trắng để nghiên cứu xem sao ? Bùi Xuân Phái không nói gì, nhưng Thượng Sỹ kêu ầm lên :
- Không được, không được , thận trọng thiên kim! Không thể liều như vậy , chẳng may gặp ngày tụi Pháp đi càn, thì chạy đâu ?
Tôi lại có ý kiến :
- Ngày mai tụi mình cũng lại vào cái làng nào mà mới chỉ là vùng tề có một nửa thôi ! ( tranh luận mãi cũng chán , vả lại ban ngày đi mệt rồi, nên ai nấy đều ngủ vùi ).
Hôm sau, chúng tôi lại đi ngược lên, qua một cánh đồng khá rộng dẫn tới một làng Tề. Càng đến gần, phong cảnh càng tẻ ngắt, chứ không vui như các làng chưa tề . Làng Tề, có nghĩa là đã theo Tây, nhưng chỉ theo ban ngày thôi, ban đêm vẫn có du kích hoạt động. Nếu ông Hội Tề nào không ấm ớ theo Tây thật, làm hại kháng chiến, thì về chầu Diêm Vương ngay. Vì thế, nên mới có câu' ấm ớ hội tề ' . Nhưng những làng Tề ở gần vùng Tây chiếm đóng, họ theo Tây hoàn toàn, sợ bị trả thù, nên tôi tối, họ vác chiếu vào đồn Tây ngủ.
Chúng tôi đi qua chiếc cổng làng xây gạch, những vết đạn bắn lở lói, đó đây chưa được sửa chữa. Lối đi trong làng lót gạch đỏ, chứng tỏ làng này trrước kia thuộc loại giàu có. Vài căn nhà bị cháy còn trơ lại cái nền đất. Cảnh vật thật yên tĩnh. Điểm đặc biệt, rất ít người đi lại trên đường làng, ngay cả trẻ con. Nhưng người dân, hình như , họ sống thu hẹp dưới những mái lá, thản hoặc, nếu gặp, họ cũng lơ là như không mấy chú ý đến mình. Tôi gặp một nông dân đi ngược chiều, vội hỏi:
- Chào anh, làm ơn cho hỏi thăm, từ đây đến vòng đai trắng còn xa không ?
Anh nông dân nhìn tôi, như tìm hiểu, xong, nói nhỏ :
- Mấy đồng chí không nghe thấy tiếng súng sao ? Tụi tây và lính gạch mặt đang đi càn ở làng trên.
Nghe vậy, không ai bảo ai, cả 3 chúng tôi đều cảm ơn anh nông dân, quay nhanh về đường cũ. Nhưng, chúng tôi không tới Cống Thần nữa, đi tạt ngang cánh đồng rộng, tìm đường về phia Làng Cháy, từ đó sẽ đi Vân Đình. Như vậy, cuộc đi này chỉ nhằm mục đích du hi nhiều hơn là đi tìm tài liệu xây dựng tác phẩm.
Đến khu vục làng Cháy , nơi đây cũng có 2 dãy quán chạy theo 2 bên lột đá, nhưng không sầm uất và vui như chợ Đại, hoặc Cống Thần. Chúng tôi ghé vào quán cơm, uống nước, nghỉ ngơi ít tiếng đồng hồ , xong, lại đeo ba-lô tiến về phía Vân Đình. Đến sẩm tối tới Vân Đình, các quán đã lên đèn với những ngọn đèn dầu le lói ánh sáng ảo mờ. Nơi đây, tôi quá quen thuộc, nên hướng dẫn Bùi Xuân Phái và Thượng Sỹ đi thăm các khu cho biết sự tình. Vân Đình buổi tối tấp nập , người qua kẻ lại đông đảo, chẳng thua kém chợ Đại, Cống Thần là mấy ! Các tiệm ăn, tiệm phở nhan nhản , không thiếu những món hàng mang từ Hà Đông đến. Trừ tôi và Bùi Xuân Phái còn ghi lại được vài nét bút chì, Thượng Sỹ coi như chư có gì trong tay. Đi một lát, thấy mỏi chân, đói bụng; Thượng Sỹ hô ăn cơm và nói, tối nay uống rượu cho vui. Thế là 3 đứa lại tà tà vào quán cơm, gọi đồ nhắm với rượu. Phái và tôi ít uống, mỗi đứa chỉ một ly trung bình; còn Thượng Sỹ uống giỏi lắm, có lẽ chỉ thua Văn Cao thôi ! Vừa ăn uống xong, vừa nói chuyện huyên thiên , lúc đứng dậy trả tiền, mất gần 200 đồng. Như vậy, mới có 2 ngày, chúng tôi đã tiêu trên, dưới 500 đồng. Thượng Sỹ ra khỏi quán , chân đi lảo đảo, miệng nói lảm nhảm, chẳng đâu vào đâu. Trong lúc chưa tìm ra chỗ ngủ, may quá, gặp một anh bạn, anh ta đưa đến nhà quen xin ngủ nhờ.
Cà đêm hôm đó, chúng tôi mất ngủ, vì Thượng Sỹ quá say, nói sảng. Hôm sau thức giấc, hình như men rượu chưa hả hết, Thượng Sỹ có vẻ mệt, đề nghị nghỉ ớ đây một hôm, mai đi tiếp. Cuộc đi rốt cuộc không đi đến đâu, vì những nơi có đề tài và tài liệu để sáng tác , chúng tôi không đến được; do vậy, nó thành cuộc đi du hí. Số tiền 3000 đồng, chỉ hơn một tuần lễ đã hết . Rồi chia tay, ai về chỗ nấy. Việc làm báo cáo cho anh Lương Xuân Nhị do Thượng Sỹ, trưởng đoàn chịu trách nhiệm. Mấy bản phác họa của tôi, cũng như của Bùi Xuân Phái chẳng có giá trị bao nhiêu; nhưng ít nhất, còn có nó để chứng minh; chứ Thượng Sỹ không biết sẽ xoay sở, nói năng, báo cáo thế nào đây ?
Rồi ngày tháng qua đi, thỉnh thoảng tôi vẫn đi chợ Đại chơi, vì nơi này có nhiều bằng hữu. Một đôi lần, tôi gặp Phạm Cao Củng, chuyên viết trinh thám, khá nổi tiếng khi trước. Vợ anh tên Nga, có một quán bán tạp hóa ở chợ Đại, do đo anh thường có mặt. Cô Nga trẻ và khá đẹp, chịu làm vợ Phạm Cao Củng, vì mê văn trinh thám, nhưng cô này có máu ghen khá cao - vì Phạm Cao Củng cũng là tay lạc phách ! Mổi lần thấy tôi đi qua, bả gọi tíu tít, cồ chèo kéo vào chơi, uống nước. Nhưng 10 lần mời, tôi vào một lần, nói tầm phào vài câu rồi tìm cớ cáo từ.
Tại quán cà phê Mai Hắc Đế, tôi có gặp nhà thơ Lan Sơn. Anh thi sĩ này xấu trai, làm việc ở Hải Phòng. Không hiểu sao, lúc này anh gia nhập ngành Công an, lưng đeo sung lục, ra dáng cán bộ cấp cao. Tôi trêu:
- Anh đã bỏ nghề thi sĩ rồi sao ? Chắc làm thơ dở quá ? Tôi ngán cái nghề Công an lắm !
Anh nhìn tôi gườm gườm, rôi nói đùa: bạn xưa quen
- Này cậu, chửi ít chứ, chửi nhiều tôi tặng viên kẹo đồng bây giờ !
Nhưng khi nghe tôi đoc lại mấy đoạn thơ :
... Cho tới bây giờ gặp các em
Gặp ngày xuân tới bạn xưa quen
Em Nhung. em Tuyết hay ngày tết
Rượu hả hơi rồi hết vị men !...
Nhưng năm tháng qua, vẫn thế thôi
Ước mơ tàn lữa với thân đời
Tiết trinh bán hết cho sương gió
Làm điếm hai mươi tám tuổi trời ...?
Lan Sơn nổi tiếng vì bài thơ này, tuy anh làm nhiều thơ. Lan Sơn có vẻ cảm động, đọc tiếp những đoạn thơ tôi quên. Trong suốt thời gian kháng chiến, tôi chỉ gặp Lan Sơn duy nhất đó thôi.
Trong số bằng hữu trong kháng chiến thường lui tới chợ Đại, tôi hay gặp nhạc sĩ Tử Phác, tác giả bài QUAY TƠ . Tử Phác kém tôi vài tuổi, trông rất mực phong lưu công tử. Tôi quen Tử Phác, Sao Mai, Mai Luân và Xuân Diệu trong kỳ Đại hội văn nghệ Liên khu 3 , họp 3 ngày tại làng Tuộc, thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình vào khoảng mùa thu năm 1948. Ngôi làng rất to và trù phú, nó nằm ở cuối tỉnh Thái Bình, đầu tỉnh Hưng Yên , tỉnh nổi tiếng về nhãn lồng , nhãn tiến ( vua) ! Nhắc đến kỳ đai hội này, làm sao tôi quên được Đinh Hùng và Bùi Xuân Phái . Chúng tôi đã cùng xuống đò ở chợ Đại, đã cùng đến bến Gián Khuất từ đó đi bộ qua nhiều làng mạc, qua bao nhiêu đồng lúa, bờ đê, để đón Vũ Hoàng Chương ở Đống Năm cùng đi. Tôi và Bùi Xuân Phái không sao, chỉ Đinh Hùng quá kẹt ! Mỗi lần cơn ghiền đến, Đinh Hùng phải hoà xái thuốc phiện vào rượu uống, tuy vậy, cuộc hành trình vẫn vui. Đinh Hùng, kẻ nói nhiều nhất, nào về thơ, nào về các giai thoại của các thi nhân thế giới. Đinh Hùng và Bùi Xuân Phái chưa có gia đình, nên họ không có sự vướng mắc vợ con như tôi. Họ sống như những con chim hoang, chỗ nào tốt thì đậu, nếu không thì bay đi. Đinh Hùng ăn ít lắm, chỉ uống rượu, có lẽ rượu làm nguôi ngoai được phần nào sự thôi thúc của thuốc phiện . Đến Đống Năm, gặp Vũ Hoàng Chương, tôi thấy Chương vẫn vậy. Đầu Chương đội khăn, mặc áo gấm màu lam, tay cầm cuôn LIÊU TRAI chữ Hán, chân đi giầy Gia Định ( giống như một loại dép da ). Tôi cũng không hiểu vì sao , trong hoàn cảnh tản cư, Chương vẫn có dáng dấp phong lưu như ậy ? Hỏi, Chương cho biết, sống bằng nghề dạy học, nên vẫn giữ được nếp nhà . Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng , tuy là 2 anh em rể, cũng vẫn là bạn chí thiết như xưa. Sau này, Đinh Hùng không mấy ưa Vũ Hoàng Chương, nhưng đó là chuyện riêng của họ, cũng như Văn Cao, Phạm Duy vậy. Vì đường đi khá xa, Chương lại ít khi đi bộ, nên tỏ vẻ bức bội, thốt nhiên, đọc mấy câu thơ:
... Mới hôm nào gác dì Năm
Lời thơ ai đẹp, tiếng cầm ai hay
Tang thương một cuộc ai bầy
Giấc Thiên Thai để trắng tay Lưu Thần
Xa cố đô, vắng cố nhân
Trái tim mềm trĩu hai lần nhớ thương !
Giọng đọc thơ của Vũ Hoàng Chương vẫn lè nhè, đôi lúc gằn lên, như giận dỗi. Nhưng đi mãi cũng tới nơi. Đến nơi, đã thấy đông người, nhưng phần lớn không quen nhau. Số văn nghệ sĩ cũ tham dự rất ít. Tôi có gặp Hoàng Công Khanh, Nguyễn văn Hiếu, Đỗ thế Phiệt, Lương Ngọc Châu, Minh Đức, chủ nhà xuất bản tại Hànội khi trước, cùng Phạm Duy. Tuy Duy có mặt tại đại hội, nhưng chúng tôi ít gặp nhau, vì lúc này Duy đã nổi tiếng, được nhiều người ái mộ, Phạm Duy la cà đây đó chứ không ở một chỗ nhất định. Có rất đông những khuôn mặt trẻ, họ viết văn, hoặc làm báo từ sau ngày kháng chiến. Đến nơi, chúng tôi được Ban tiếp tân chia nhà cho ở. Tôi và Bùi Xuân Phái ở chung, còn Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương ở chỗ khác. Theo chương trình nghị sự, công tác họp thuyết trình, thảo luận trong vòng 2 ngày, 1 ngày đúc kết.
Tôi ngồi hàng ghế giữa , trước mặt tôi, Mai Luân, nhà thơ trẻ - Bên trái là Tử Phác, nhạc sĩ mới xuất hiện. Đại hội qua tới ngày thứ ba, ngày đúc kết, tôi gặp Xuân Diệu trong giờ xả hơi ỏ ngoài sân. Xuân Diệu khen tôi đẹp trai, tôi sợ quá , vì nghe anh em nói, Xuân Diệu khen ai đẹp , tới hôm đó thế nào hắn cũng tìm cách đòi ngủ chung. Xuân Diệu đến đây để tham quan Đại hội, chứ không tham dự. Tôi nhớ hoài mái tóc xoăn phủ lòa xòa trên vầng trán, nét cười tươi, duyên dáng, khuôn mặt vuông vức, nhưng không thô . Chiếc áo blouson màu xám choàng ngoài chiếc áo trấn thủ, làm dáng người Xuân Diệu có vẻ mập. Xuân Diệu hỏi, tôi có sáng tác được nhiều tranh không, ở đâu, để có dịp sẽ tới thăm. Tôi trả lời phất phơ, cho chỗ ở bố láo, vì sợ cái đam mê của Xuân Diệu , chứ tôi vẫn yêu thơ tiền chiến của Xuân Diệu. Trời bữa ấy hanh hanh nắng, cái nắng tuy yếu, nhưng cũng đủ làm cho cảnh vật tươi màu, chứ không u uất như những ngày mưa gió.
( Còn tiếp )
TẠ TỴ
( nguồn: NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐI QUA ĐỜI TÔI / TẠ TỴ -
Nxb Thằng Mõ, 1990, Cali / USA - tr. 70 - 88 )
Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012
đôi bài thơ lẻ sagiang- trần tuấn kiệt
thơ sagiang- trần tuấn kiệt
1. ý nhi
tặng Ý Nhi
Ý Nhi về hót mái nhà
Nàng thơ điệp mộng muôn tòa bạch liên
Rủ nhau dự hội thần tiên
Hạc về muộn dặm trải miền Sagiang*
Thuyền xa dưới bóng trăng rằm
Trời thu xanh biếc Hạc thần vờn mây
----
* tác giả viết dính liền.
2. Hạc say
Hạc say lảo đảo cung trời
Thiên thu vĩnh thể vang lời tồn sinh
Từ ta giã biệt với tình
Em thơ chiếc bóng lộ trình đìu hiu
Xa xăm vóc Hạc lưng đèo
Ngàn mây thăm thẳm, bóng chiều lân la
thơ sagiang -TRẦN TUẤN KIỆT
nguồn: Trần Tuấn Kiệt ( 1939 - ) tên thật thi sĩ sa giang , lấy tên quê lục tỉnh đặt bút danh. Học qua Trường Quốc gia Âm Nhạc Sài Gòn , sau đó ra viết báo kiếm sống, ban đầu cộng tác với thi sĩ tiền chiến Nguyễn Vỹ, ( tạp chí Phổ Thông), lăn lóc theo văn sĩ trưởng thượng Lê văn Trương cùng lũ mèo ,ở hẻm 100 đường Trấn Hưng Đạo ( 1964 ) , làm nhiều nghề, dạy võ, viết sách võ, kiếm hiệp, bán thơ nuôi thân , viết phê bình văn học dầy cộm in thành sách, do Nguyễn Hùng Trương thầu in ấn . ( NHTrương, tên cúng cơm chủ Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn) Có môt dạo , hai vợ chồng sống lấy lất ờ Gia Định, còn giang tay bao bọc vợ nhì nhà thơ đa tình Du Tử Táo, một thời gian khá lâu - không phải chỉ một TTKiệt tốt- mà vợ anh còn rất có lòng với bạn văn của chồng. Sau 1975, đâu đó mươi năm , tình vợ chồng không mấy suôn sẻ, hục hặc triền miên , cơm ai nấy ăn, giường ai lưng nấy ngả - mặc dầu trai khôn, gái ngoan nên vợ thành chồng, cháu có dư .
Dầu sống chung trong thành phố , ít khi gặp , nhớ nhau, đành thông qua cô Hàm Anh, con gái nhà phê bình Thượng Sỹ ( 1906- 1997). Biết được bạn ta vẫn nhắp cà phê mỗi sáng, cơm cháo trưa tối, vung tay múa bút chữ vẫn nằm ì , ít khi ra đường; thôi thế đã là mừng !
Tháng 7 ngày 10 , Thằng Phải Gió tròn 80 , lục lọi tủ sách , quét bụi 10 năm lớp lớp chất chồng, đâu đó lòi ra một số bài, bạn văn gửi cho đọc. Chẳng hạn, một tập thơ chép tay, khổ 21x 33 của Vương Đức Lệ ( sang Hoa Kỳ năm 2000, ít năm sau đó đã ra đi ) , đôi bài thơ lục bát sa giang-ttkiệt - có 1 bài đề tặng Ý Nhi - là tặng Ý Nhi / Hoàng ... / - con gái 'thầy tuồng nổi danh Hoàng Châu Ký ' .
Lý do giải thích lòng vòng , bởi, NHI này không phải NHI kia - có thi, họa sĩ trùng danh - Ngô Thị Ý NHI , làm thơ, Đinh thị Ý NHI , họa sĩ - cô này rất quen thuộc với Ý NHI / Hoàng ..., bởi cô là dâu trưởng.
đường bá` bổn
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012
pays et point d' interrogation , pòeme par nguyễn quốc thái
le crépuscule de la violence -
les éditions trình bầy, saigon, south vietnam, 1970
nguyễn quốc thái
pays et point d' interrogation
Je suis triste et souvent je me pose la question :
A qui appartient ce pays à l' heure présente ?
Les jours òu les balles sifflent autour des villes
Et où de fre^les bambous s' enveloppent de chair et de sang .
Depuis dix ans , vingt ans que dure dans cette guerre
Nos goses ont presque perdu le pouvoir de sourire ,
Je suis souvent triste et souvent je me pose la question :
Combien de printemps aurait-it à compter mon pays ?
Le vacarme des blindés. morne comme des flots
Le grondement des avions, sinistre comme un orage
M' écoeurent , et souvent je me dis sans trop savoir pleurer :
Nous perdons l'un après l' autre nos frères .
Chaque midi, quand le soleil en repos dore Saigon ,
Je regarde l' avenir si vague, si loin,
Et la veille maman, les yeux inondés de larmes,
Qui songe à tous les combats possibles et à ses enfants .
L' hiver vomit quantité de nuages froids
Le soleil tombe comme la jeunesse
Souvent je regarde autour de moi et la frayeur me saisit :
Jusqu'à quand mon pays restera dans le malheur ?
Pauvre pays , pauvre Vietnam,
Je suis souvent triste et souvent je me demande :
Combien de fois as-tu pu te réjouir de l 'Indépendance
Et combien de fois acclamer la liberté ?
traduit par Nguyễn-ngọc-Lan
NGUYễN QUÔC THÁI
-------
source : LE CRÉPUSCULE DE VIOLENCE-
pòemes, nouvelles , témoignages d' une guerre -
traduit du viêtnamien par Nguyễn-ngọc Lan et Lê Hao ( Lê văn Hảo)
Éditions Trình Bầy, Saigon, South Vietnam, 1970
( p: 9- 10)
les éditions trình bầy, saigon, south vietnam, 1970
nguyễn quốc thái
pays et point d' interrogation
Je suis triste et souvent je me pose la question :
A qui appartient ce pays à l' heure présente ?
Les jours òu les balles sifflent autour des villes
Et où de fre^les bambous s' enveloppent de chair et de sang .
Depuis dix ans , vingt ans que dure dans cette guerre
Nos goses ont presque perdu le pouvoir de sourire ,
Je suis souvent triste et souvent je me pose la question :
Combien de printemps aurait-it à compter mon pays ?
Le vacarme des blindés. morne comme des flots
Le grondement des avions, sinistre comme un orage
M' écoeurent , et souvent je me dis sans trop savoir pleurer :
Nous perdons l'un après l' autre nos frères .
Chaque midi, quand le soleil en repos dore Saigon ,
Je regarde l' avenir si vague, si loin,
Et la veille maman, les yeux inondés de larmes,
Qui songe à tous les combats possibles et à ses enfants .
L' hiver vomit quantité de nuages froids
Le soleil tombe comme la jeunesse
Souvent je regarde autour de moi et la frayeur me saisit :
Jusqu'à quand mon pays restera dans le malheur ?
Pauvre pays , pauvre Vietnam,
Je suis souvent triste et souvent je me demande :
Combien de fois as-tu pu te réjouir de l 'Indépendance
Et combien de fois acclamer la liberté ?
traduit par Nguyễn-ngọc-Lan
NGUYễN QUÔC THÁI
-------
source : LE CRÉPUSCULE DE VIOLENCE-
pòemes, nouvelles , témoignages d' une guerre -
traduit du viêtnamien par Nguyễn-ngọc Lan et Lê Hao ( Lê văn Hảo)
Éditions Trình Bầy, Saigon, South Vietnam, 1970
( p: 9- 10)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)