Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

hoa trắng thôi cài trên áo tím/ một bài thơ hay của kiên giang- hà huy hà [1927-31.10.2014]



                              hoa trắng thôi cài trên áo tím
                                     thơ kiên giang- hà huy hà
          
                                              thi sĩ Kiên Giang-Hà huy Hà  (bên phải)
                                                          (ảnh chụp trên  mạng Google.search/ Images) 
    
                                                     thi sĩ Kiên Giang-Hà huy Hà
                                                                          (ảnh chụp trên mạng Google.search/ Images)                                                                   I

                                         Lâu quá không về thăm xóm đạo 
                                         Từ ngày binh lửa xóa không gian
                                         Khói bom che lấp chân trời tím 
                                         Cho cả người thương nóc giáo đường

                                         Mười năm trước, em còn đi học 
                                         Áo tím điểm tô đời nữ sinh 
                                         Hoa trắng cài duyên trên áo tím
                                         Em là cô gái tuổi trăng tròn

                                         Trường anh ngó mặt giáo đường
                                         Gác chuông thương nhớ lầu chuông
                                         U buồn thay! chuông nhạc dạo 
                                         Rộn rã thay! chuông nhà trường

                                                              II

                                         Lần kia anh phiền nghe tiếng chuông
                                         Làm thơ cầu mộng dệt tình thương 
                                         Để nghe khe khẽ lời cầu nguyện 
                                         Thơ thẩn chờ em trước thánh đường.

                                         Mỗi lần tan lễ,  chuông ngưng đổ 
                                         Hai bóng cùng đi một lối về 
                                         E lệ, em cầu kinh nho nhỏ 
                                         Thẹn thùng, anh đứng lại không đi

                                                              III

                                         Sau mười năm lẻ anh thôi học
                                         Nức nở chuông trường buổi biệt ly
                                         Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo 
                                         Tiễn nàng áo tím bước vu quy

                                         Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ 
                                         Chiếc áo tang liệm khối tuyệt tình 
                                         Hoa trắng thôi cài trên áo tím
                                         Thôi còn đâu nữa tuổi băng trinh

                                         Em lên xe cưới, về quê chồng 
                                         Dù cách đò ngang, cách mấy sông 
                                         Anh vẫn yêu em, người áo tím 
                                         Nén tình thơ ủ kín trong lòng

                                         Từ lúc giặc ruồng về xóm đạo 
                                         Anh làm chiến sĩ giữ quê hương 
                                         Giữ tà áo trắng người yêu cũ 
                                         Giữ cả lầu chuông nóc giáo đường 

                                         Mặc dù em chẳng còn xem lễ 
                                         Ở giáo đường u tịch chốn xưa 
                                         Anh vẫn giữ lầu chuông gác thánh  
                                         Nghe chuông truy niệm mối tình thơ 

                                         Màu gạch nhà thờ vẫn đõ thẫm 
                                         Như tình nồng thắm thuở ban đầu 
                                         Nhưng rồi sau chuyến vu quy ấy 
                                         Áo tím tình thơ đã nhạt màu

                                                             V

                                          Ba năm sau chiếc xe hoa cũ 
                                          Chở áo tím về trong áo quan
                                          Chuông dạo ngân vang lời vĩnh biệt
                                          Khi anh ngồi kết vòng hoa tang

                                          Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh 
                                          Từng câu trên áo tím ngây thơ
                                          Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng 
                                          Anh kết tình chung gửi xuống mồ

                                                                             VI

                                          Lâu qúa không về thăm xóm đạo  
                                          Không còn đứng nép ở lầu chuông 
                                          Những khi chuông đổ anh liên tưởng 
                                          Người cũ cầu kinh giữa thánh đường

                                          Lạy Chúa con là người ngoại đạo 
                                          Nhưng tin có Chúa ở trên cao  
                                          Trong lòng con giữ màu hoa trắng 
                                          Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi ! 

                            kiên giang- hà huy hà
                                                               BẾN TRE, 24.11.1958

                                         < trích lại từ 'Blog Một thời Sài Gòn>

                          -----
                                TẠM NGHỈ MỘT  THỜI GIAN, TRƯỞNG TRANG ĐI MỔ CƯỜM MẮT.
                             MONG TÁI NGỘ BẠN ĐỌC NGÀY GẦN ĐÂY.  ĐA TẠ.

                             THẾ PHONG
                             SAIGON, 3rd NOVEMBER, 2014.






Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

thi sĩ kiên giang-hà huy hà [1927-2014] qua đời ở saigon / tin nhanh vn express

<Tin nhanh VN Express>

                         thi sĩ kiên giang- hà huy hà 
                        qua đời ơ tp.hcm
                                              Tin nhanh VN Express


                                                      thi sĩ Kiên Giang- Hà huy Hà
                                                                (ảnh chụp trên mạng Google.search/ Images)

6 giờ sáng 31.10, tác giả 'Hoa trắng thôi cài trên áo tím'  mất tại tp. HCM-  sau thời gian nằm viện, đột quỵ. Lảo thi sĩ thọ 87 tuổi. [ khai sinh ghi 1929, năm sinh thực 1927.)

Chị Thúy, con gái thứ 3 của nhà thơ- sọan giả Kiên Giang- Hà huy Hà, nghẹn ngào cho biết... : chị và ông còn trao đổi với nhau được vài câu. Lão thi sĩ sinh 1927, nhập  bệnh viện Nguyễn tri Phương (quận 5. tp.HCM) từ 28.10, sau cơn đột quỵ.  Từ khi nhập viện, do tuổi cao , sức yếu, khả năng cầm cự càng lúc có chiều hướng xấu đi. [Do đó], chiều 30.10, gia đình+ bác sĩ  điều trị thống nhất ; 18 giờ ngày 31.10, rút ống thở oxy, để bệnh nhân ra đi một cách nhẹ nhàng hơn. 

"Khi chưa rút ống thở, luc 6 giờ 30 sáng nay; bố tôi qua đời"- chị Thúy nghẹn ngào kể. Và, chị còn kể tiếp : trước ngày 28.10- thời gian ông bị đột qụỵ, lão thi sĩ Kiên Giang hoàn toàn khỏe khoắn.   Khi đọc tin một sản phụ ở An giang bị xe tải cán, lọt thai nhi ra ngoài- [hiện thai nhi vẫn đang được điều trị ở bệnh viện Nhi đồng 1, tp. HCM] - lão thi sĩ quyết định lấy số tiền hưu, ( gần 3 triệu Vnđ) mang tặng gia đình nạn nhân.  Chị Thúy thấy tấm lòng của [người cha],  góp thêm 2 triệu cho tròn 5 triệu.  Bởi, cha+ con người bị tai nạn được chuyển lên Sài gòn điều trị, lão thi sĩ quyết định khăn gói lên thành phố, để tận tay trao tiền.  

Ban đầu gia đình ngăn cản,vì di chuyển đường xa; nhưng ông vẫn quyết định lên Sài gòn [bằng được.] Thế là, lão thi sĩ một mình bắt xe lên thành phố- và, ghé qua nhà một người quen ở quận 8. Ở đây, ông còn dành thời gian viết một bài báo nói về tai nạn giao thông rất thương tâm, đã làm chết một thai phụ trên đường đi sanh.  Bài viết xong, dự tính gửi báo đăng; rồi vào bệnh viện trao tiền.  

[Bỗng dưng] ông kêu mệt, tay chân tím ngắt,được đưa ngay vào bệnh viện Điều dưỡng quận 8-  sau đó được chuyển tới bệnh viện Nguyễn tri Phương. Các bác sĩ điều trị chuẩn đoán xuất huyết não .

Con gái nhà thơ Kiên Giang cùng ban chấp hành Hội Sân khấu tp. HCM lên kế hoạch hậu sự -  [thi hài] sẽ được quàn tại Nhà Tang lễ thành phố Hồ chí Minh. [25 Lê quí Đôn, quận 3.] 

Lễ viếng bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 1. 11, lễ truy điệu lúc 7 giờ sáng ngày 3.11. Đoàn xe tang sẽ di quan đến trụ sở ban ái hữu Hội Nghệ sĩ, ở đường Cô Bắc, quận 1- và an táng tại nghĩa trang Bình hưng, xã Chánh phú hòa, huyện Bến cát, tỉnh Bình dương .

Thi sĩ Kiên Giang- Hà huy Hà, tên thật Trương khương Ninh, sinh 1927 tại làng Đông thái, huyện An biên-Rạch giá, tỉnh Kiên Giang.[ giấy tờ ghi  năm sinh 1929].  Hơn một năm qua, vì tuổi tác già, ông về lại An giang sống cùng người con gái. 

  Lão thi sĩ được xem là bậc thầy của 2 soạn giả nổi tiếng Hà Triều+ Hoa Phượng.  Và là tác giả 3 tập thơ: 'Hoa trắng thôi cài trên áo tìm' (Saigon 1962)-- 'Lúa sạ miền Nam (Sài gòn 1970) -- 'Quê hương thơ ấu' . 

 Kiên Giang còn là  soạn giả nhiều vở tuồng cải lương: 'Người đẹp bán tơ' ( Sài gòn 1956) -- 'Con đò Thủ thiêm (1957) --' Người vợ không bao giờ cưới' (1958- viết chung với Phúc Nguyên) -- 'Ngưu Lang chúc nữ' -- 'Áo cưới trước cổng chùa' --' Trương Chi Mỵ nương' --v.v...

Bài thơ 'Áo trắng thôi cài trên áo tím' được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. []

                      <NGUỒN: TIN NHANH VN EXPRESS - TRÍCH LẠI < VIET-STUDIES.ORG>

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

hối ky` nguyễn đăng mạnh: nhà văn thanh tịnh / hànội 2008

hồi ký nguyễn đăng mạnh-
phổ biến hẹp - hà nội 2008.


                                                                chương XVII
                                    'nhà văn' thanh tịnh
                                             nguyễn đăng mạnh

                                                        Nguyễn  đăng Mạnh
                                                             (ảnh chụp trên mạng Google.search/ Images)

- Thanh Tịnh ở ngoài Bắc, không lấy vợ, vẫn chung thủy với bà ở trong Nam. Sau 1975, ông trở về - vợ ông đã lấy chồng khác, con ông thì đi lính ngụy [Việt nam Cộng hòa], cũng không tha thiết gì với ông cả.  Ông lại quay trở về Hà nội, sống độc thân ...

-  Polévoi muốn vào xem hậu cung bà Triệu, Thanh Tịnh nói ..., [để] Thanh Tịnh  tự vào trước xem thế nào đã... Thấy đám dân công nằm ngủ, cởi trần , phơi quần lót ngay trong hậu cung.  Quả là tởm quá! không thể dẫn Polévoi vào thăm được, bèn nói với nhà văn Nga: "  nứoc tôi " kính như Thần tại"- nghĩa là kính Thần như lúc còn sống, bà Triệu là con gái chưa chồng, nếu bà là Polévoi , thì mới vào được ...

- " Bây giờ nhà tổi không còn, nhà ở cũng không- 'nhà tôi'  cũng không, [bởi 'nhà tôi']  đã thành 'nhà người ta' rồi !" 

- Có một cấu đối, không biết  do Thanh Tịnh đặt ra, hay của  ai khác, chưa ai đối lại được:" NHÀ VĂN, NHÀ BÁO, NHÀ GIÁO, NHÀ THƠ,   CẢ 4 NHÀ  ĐỀU KHÔNG NHÀ Ở "  - và, Thanh Tịnh đúng là  làm [đủ cả] 4 nhà ấy .

- " Có một anh muốn tự tử , dùng nhiều cách mà không chết được, vì mua phải toàn đồ rởm: dao rờm, thuốc độc rởm, giấy thừng thắt cổ rởm.  Có một người mách [nước]-  có một cách chết ngay, chết chắc chắn... là đọc báo ...  trong 3 ngày liền tù tì ..." 

- Có một  thắc mắc, đến chất vấn Võ văn Kiệt:"  Sao [cô đào] Thanh Nga  trước 1975 đóng vai chống cộng, mà, nay  lại cho đóng vai Hai bà Trưng?" Võ văn kiệt trả lời:  " hay là  mời bà ...   đóng vậy."

- "Ngày xưa  đàn bà vừa đẻ con, vừa phải cho con bú, vất vả quá, mà, thằng chồng chẳng  hải làm gì , chỉ đi chơi.  Các bà lên kiến nghị Ngọc hoàng đòi cho xử công bằng. Ngọc hoàng bèn lấy vú đàn bà lắp cho đàn ông.  Chồng phải cho con bú.  Nhưng thằng đàn ông ham đi chơi lang tháng. Cón đói không được bú, khóc ghê quá.  Các bà không chịu được, lại kêu với Ngọc hoàng, Ngọc hoàng bèn lấy lại vú ở thắng đàn ông, lắp lại  cho đàn bà.  Từ đó, thằng đàn ông cứ trông thấy vú đàn bà là nhìn chăm chăm và đòi chốp lấy. Vì, vú của nó, nó đòi  lại ." 
                 THANH TỊNH  

-' độc tấu của Thanh Tịnh bị Đoàn phú Tứ chê là ' bồi bút, cu-li bút' , hạ thấp ...              



Tôi quen Thanh Tịnh từ hồi làm Tổng tập văn học Việt nam (tập 30A+ 30B.)  Tôi mượn một số truyện ngắn của ông trong  tạp Quê mẹ.  Ông cứ cảm ơn tôi mãi về chuyện này.*  Thực ra, đó là chất lượng trong các phẩm của ông.  Tôi rất thích tập truyện Quê mẹ.  Ông viết rất hay về những người đàn bà nhà quê hiền lành, chất ph1c, ở một miền sông nước miền Trung. Văn của ông thường ẩn giấu một nụ cười hóm hỉnh, kín đáo, và rất nhân hậu.
-----
*  năm 1982, Thanh Tịnh tặng tôi tập thơ của ông,[ với] lời đề tặng: " kính tặng anh Nguyễn đăng Mạnh quý mến, với lòng biết on chân thành." [ký tên Thanh Tịnh.]

Ông sống độc thân ở một căn phòng trên tầng 2, cua khu nhà trụ sở tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4 Lý nam Đế.  Trong phòng, ông bày la liệt các thứ đồ cổ: bát, đĩa, ấm chén, lọ, ngựa sành, tượng phỗng, lư, đình, lọ, đôn, chậu- không kể tranh ảnh ... Có cả mấy viên gạch cũ mới đem ở Liễu đôi về.  Ông còn chỉ cho tôi xem xác ướp một con kỳ đà rất lớn, treo ngàng trên chiếc gương ở phòng toa-lét... Không biết ông kiếm đâu ra được những của ấy.  Ông giảng cho tôi nghe: con kỳ đà đã có khả năng dùng răng giữ thuyền rất chắc, như một cái neo sắt vậy.  Ông chỉ vào những bát đĩa, ấm chén, bình hoa ...- giảng [cho nghe] đĩa này, đĩa này ở thởi Lý, bát này thời Trần, bình này thời lê ...  Tôi chẳng hiểu gì về đồ cổ.

 [Còn] Tô Hoài, thì cho là ông bịa , tán ra  thế thôi- chứ nhiều bát đĩa kia là ông khuân từ Bát tràng về ...

Thanh Tịnh vốn là một hướng dẫn viên du lịch thời Pháp.  Ông có bằng guide du lịch cao cấp, đào tạo ở Angkor, Campuchia.  Sau cách mạng tháng 8, ông đưa một đoàn du lịch từ Huế ra Hànội, và dự hội nghị văn hóa toàn quốc, rồi bị nghẽn, không trở về được - vì, đúng lúc , cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.  Vậy là, ra đi tay không, vợ con bỏ al5i ở Huế.

Ông có lệ, hễ có khách đến chơi, cần trò chuyện riêng= ông lại đốt một nén hương.  Ngửi thấy mùi hương, biết có khách; người ta không quấy rầy ông nữa.  Nghe ông no1ic huyện, tôi cũng biết được một tí về kiến thức chuyên môn ngành du lịch.

Thời Pháp, có 2 cấp đào tạo hướng dẫn viên du lịch.(guide touriste.) Một là: cấp xứ Đông dương, gồm 5 xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ,Nam Kỳ, Cao Miên, Ai Lao.  Cấp này phải có bằng thành chung. (diplôme.) Hai là, cấp toàn Dông dương, phải có bằng tú tài.  Thi tuyển  ở Angkor, Thanh Tịnh thuộc cấp thứ 2. 

Quan sát một phong cảnh, phải xác định point touristique.  Thí dụ: đứng ở quầy bán hoa, trông sang Bách hóa tổng hợp, mà nhìn hồ Hoàn kiếm, là point touristique tốt nhất- bao quát được toàn cảnh, cả các di tích.

Lại có saison touristique. Thí dụ : lăng Minh Mệnh, thì xem vào mùa thu, mai vàng nở đẹp.  Lăng Tự Đức thì xem vào mùa hè, sen nở trong hồ. Lại còn temps touristique, cảnh này ban đêm, cảnh kia xem ban đêm, cảnh kia xem vào buổi chiều.

Thanh Tịnh cũng thích nói chuyện lịch sử, chuyện cổ sử.  Và, tôi để ý, thấy ông thích lời nói hay, những cách diễn đạt thông minh, thù vị.  Ông nói :  Hoàng minh Giám hay Phan Anh có đưa sang Pháp mấy mũi tên đồng của ta có từ thế kỷ trước công nguyên. Lúc ấy người Âu châu vẫn còn là con vượn có đuôi. Tên không bắn bằng cung, ná; mà, bằng súng, bắn đi hàng loạt, như những viên đạn nhọn.  Không phải tên bịt đồng, mà, là đạn hình mũi tên có ngạnh.  Hiện nay, chưa hiểu bắn bằng cái gì,  súng gì.  lại có đạn đá nữa,  Boris Polévoi nói: " Một dân tộc đúc đạn đồng chống giặc là một dân tộc quyết chiến.  Nhưng khi họ ngồi đẽo những viên đạn đá, để đánh giặc thì thôi, kẻ thù chỉ có đi về." 

(...) - tạm lược 14 dòng- BT.)

Ông kể chuyện vợ chồng Charlie Chaplin thăm Huế. Họ nói về cái nón Huế. Người tây có parasol, parapluie, paravent.  Cái nón thì có đủ cả, che mưa, che nắng, che gió.  Nó lại là cái quạt, tạo ra gió nữa.  Bà vợ nói thêm :  nó còn che được sự thẹn thùng của cô gái Huế.  

Thanh Tịnh rất khoái, khi khai quật được đâc điểm của 3 thế hệ người, một cách ngắn gọn, và dùng toàn vần đ. ' trẻ đi đàn -- lớn đi đôi -- già đi độc '.  Sự khái quát này, chắc có liên hệ đến số phận của bản thân ông. Vì, có chuyên môn hướng dẫn du lịch-  mỗi khi có khách nước ngoài là nhà văn sang thăm, cần đi tham quan- ông lại được hội Nhà văn nhờ giúp.  Không phải chỉ vì ông biết cách giới thiệu những đền đài, thắng cảnh, một cách ngọn ngành, đâu ra đấy- mà - vì  ông cũng biết đối đáp với khách văn chương-và,  khôn khéo biết cách tháo gỡ trường hợp khó xử.  Về mặt này, Thanh Tịnh cũng láu lỉnh, tinh quái ra trò.

Một lần, ông đưa Boris Polévoi đi thăm đền Bà Triệu .(Thanh hóa.) Xem phía ngoài xong rồi, Polévoi muốn vào xem hậu cung có tượng bà Triệu.  Thanh Tịnh nói với khách, ông ta xin phép vào trước xem thế nào đã.   Thanh Tịnh nhìn thấy mấy tay dân công đang nằm ngủ, cởi trần, phơi quần lót (slip) ngay trong hậu cung. [Quả là] tởm quá, không thể để bà Polévoi vào thăm được.  Ông nòi với nhà văn Nga :" Người ta Việtnam chúng tôi có lệ " kính trọngThần như lúc còn sống, bà Triệu là con gái chưa chồng- nên, nếu là bà Poéevoi thì mới vào được. Ma 2 chỉ [ngày] 15, mồng 1 [âm lịch] mới mở cửa."

Về sau, Polévoi đi thăm đền Hai Bà Trưng- ông đem theo 3 bó hoa, tặng hai bà  2 bó, còn 1 bó thì nhờ 2 bà đi thăm và tặng bà Triệu.

Thanh Tịnh ở ngoài Bắc, không lấy vợ, vẫn chung thủy với bà ở trong miền nam.  Sau 1975, ông trở về, vợ ông đã lấy chồng khác, con ông thì đi  ngụy quân [VNCH], cũng không tha thiết gì tới ông cả.  Ông lại quay trở về Hà nội, sống độc thân ở 4 Lý nam Đế như cũ- và, có câu thơ  cám cảnh thân phận:

                                     Ra đi mấy chục năm trường
                                     Ăn cơm tập thể nằm giường cá nhân
                                             T THANH TỊNH

Cuộc đời buồn thế , mà ông hay nói chuyện vui, Khi về quê, người ta bảo ông về làng mà ở. Đáp:" Bây giờ nhà tổ không cỏn, nhà ở cũng không,'nhà tôi' cũng không, đã thành 'nhà người ta' mất rồi!"  Ông đọc cho tôi nghe một vế câu đối, không biết do ông đặt ra, hay là người ta thách ông.  Về câu đối, chưa có ai đối lại được:

            Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ, cả bốn nhà đều không nhà ở 

Thanh Tịnh đúng là [làm đủ cả] 4 nhà ấy, nên không có nhà cửa gì cả.  Ngồi với ông hôm ấy, ngày 19.9.2082, ở 4 Lý nam Đế, ông còn kể tôi nghe nhiều chuyện vui.  Tôi còn nhớ mấy chuyện, như sau :

-Trong tập' Những người thích đùa', có 1 truyện không được dịch. Có một anh muốn tự tử, dùng nhiều cách không chết được, vì mua phải toàn đồ rởm: dao rởm, thuốc độc rởm, giấy thừng thắt cổ rởm. Có một người mách [nước], có một cách chết ngay, chết chắc chắn; đọc báo'Nhân dân' liền 3 ngày.

-Có người thắc mắc, đến chất vấn Võ văn Kiệt:" Sao Thanh Nga trước 1975 đóng vai chống cộng mà nay lại cho đóng vai Hai bà Trưng?"  Võ văn kiệt trả lời:"  Hay là mời bà Nguyễn thị Tháp, Nguyễn thị Định đóng vậy." 

- ở khu phố ông, người ta bắt được một thằng chuyên ăn cắp xe đạp. Họ bắt nó biểu diễn mở các thứ khóa. Các loại khóa ngoại tốt nhất, nó đều mở được hết. Hỏi nó:
"  khoá nào mày thấy khó mở nhất, không mở được?"  Nó trả lời:" khoá Việtnam." 
 Vì xe khóa rồi vẫn đứng nhìn. Mà, chính chủ nó cũng không mở được, Phải 'dỗ' [vỗ]  mạnh xe mấy cái mới mở được." 

-Anh có biết thế nào là chủ nghĩa xã hội khoa học không?  Khoa học thì phải thí nghiệm.  Khoa học khác thì thí nghiệm trên loài vật. Còn chủ nghĩa  xã hội khoa học thì lại thí nghiệm trên loài người.

Một lần , ông đưa mấy nhà văn Tây đi du lịch. Họ nghĩ ra cái trò, thì kể chuyện tiếu lâm, xem chuyện nước nào hay hơn.  Thanh Tịnh kể chuyện này:

"Ngày xưa đàn bà vừa đẻ con, vừa phải cho con bú, vất vả quá, trong khi thằng chồng chẳng phải làm gì, chỉ đi chơi.  Các bà kiện lên Ngọc hoàng đòi cho xử công bằng. Ngọc hoàng bèn lấy vú đàn bà lắp cho đàn ông.  Chồng phải cho con bú. Nhưng,m thằng đàn ông ham đi chơi lang thang.  Con đói không được bú, khóc ghê quá.  Các bà không chịu được, lại kêu với Ngọc hoàng.  Ngọc hoàng bèn lấy lại vú ở thằng đàn ông lắp lại cho đàn bà. Từ đó, thằng đàn ông cứ trông thấy vú đàn bà là nó chăm chăm nhìn và đòi chộp lấy.  Vì vú của nó, nó đòi lại." 

 Mấy ông Tây phục quá, đành chịu thua.

Vì tính hay đùa vui, biết làm thơ, hồi kháng chiến Pháp, Thanh Tịnh thường trổ tài làm những bài vè rất vui, gọi là độc tấu-  vừa kể, vừa làm điệu bộ, tựa như một thứ kịch vui, chỉ có một vai độc diễn.   Trường Chinh, Tố Hữu khen lăm, tác dụng tuyen truyền chính trị rất tốt. Thời kháng chiến, bộ đội ngồi trên bãi cỏ, quanh đồng lửa trại mà xem độc tấu.  Thanh Tịnh thì thú lắm. Rất vui mà chẳng cần những màn trang phục gì cả.

Giờ chiến tranh đã đi qua, Thanh Tịnh sưu tập tác phẩm, in thành sách, tạp thơ.  Ông tặng tôi.  Đọc chán quá ! chứ đâu phải thơ, đâu phải nghệ thuật. Một thứ chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời, không phải nghệ thuật, thì làm sao có giá trị lâu dài! 

Trong cuốn Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt nam, Trường Chinh nói: tuyên truyền cao đến một mức nào đó thì tuyên truyền trở thành nghệ thuật.  Làm gì có chuyện ấy ! Tuyên truyền cao đến như độc tấu của Thanh Tịnh thì cũng vẫn chỉ là tuyên truyển.

Thanh Tịnh là môt trong những nạn nhân bi thảm nhất của lý luận văn nghệ Trường Chinh.

Hồi ấy, độc tấu Thanh Tịnh bị Đoàn phú Tứ chê là bồi bút , cu-li bút, hạ thấp  nghệ thuật, thành thằng hề.  Thanh Tịnh trả lời : nếu có thể làm cho lính trong kháng chiến được vui, thì, tôi sẵn sàng làm hề, loại hề bét nhất, 10 lần hề cũng được.

 Nói thế không sai, thậm chí còn thể hiện nhiệt tình yêu nước, nhiệt tình kháng chiến, rất cảm động của Thanh Tịnh.  Nhưng không nên chỉ lam . Phải làm nghệ thuật nữa chứ .

.  Cụ Hồ [chí Minh]làm thơ tuyên truyền, nhưng đồng thời cũng làm thơ nghệ thuật. Ông cụ phân biệt rất rõ tuyên truyền và nghệ thuật.  

Hồi ấy, Trường Chinh khen độc tấu Thanh Tịnh lả loại khinh binh, xung kích- và, ra sức cổ vũ. Đúng là lòng yêu nước của Thanh Tịnh, thì thật cảm động- nhưng ông không tỉnh táo.


                                                                  ***

Thanh Tịnh qua đời , dễ đã hơn 10 năm rồi.  Không biết cái kho đồ cổ của ông nay còn không? 

 Không biết người ta giữ cái phòng ông ở lam lưu niệm không ?


     nguyễn đăng mạnh
        LÁNG HẠ, 10.6.2007.

                                                       < Sđd- tr. 241- 244>

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

nhà văn hậu chiến 1950-1956/ thế phong - 41

nhà văn hậu chiến 1950- 1956- kỳ 41
đai nam văn hiến xb lần 1- saigon  1959

                                 nhà văn hậu chiến: 1950-1956
                                                         thế phong

     
 Thế Phong, tác giả Nhà văn hậu chiến 1940- 1856
 ( ảnh Lữ quốc Văn) 

                                                            Tiết 2

                                                       DUY SINH
                                                         [1935- 2015]


Tên thật Nguyễn -đức Phúc Khôi.  sinh ngày 4-12- 1935  tại Hà nội[ qua đời vào đầu tháng 1. 2015 tại California]   Trưởng nam nhà văn tiền chiến lão thành Nguyễn đức Quỳnh và bà Lê thị Phúc. (tự Phương.)   Duy Sinh bước vào nghề văn năm 19 tuổi- bài đầu tiên điểm sách là cuốn truyện Nhìn xuống/  Sao Mai, tiếp theo là tiểu thuyết 'Trời đã xế chiều' của nữ tác giả Thiếu mai-Vũ bá Hùng.   Ông viết cho tuần báo Đời mới (chủ nhiệm : Trần văn Ân)-- Văn nghệ tự do(chủ nhiệm: Mặc Thu-Lưu đức Sinh) v.v. 

[Hiện nayđịnh cư ở Hoa Kỳ]. 

Viết phệ bình, sáng tác, phóng sự.  Qua nhiều bài phê bình văn học bàn về Sao Mai, Thiếu Mai-Vũ bá Hùng-- Ngọc Giao -- Thi -Thi Tống Ngọc. (naylà Tống Ngọc)-- Mai Thảo, thì,  Duy Sinh được coi như người viết điểm sách trẻ tuổi nồi tiếng,  có lập trường, lập luận vững, lời văn đanh thép. 

Duy Sinh đả phá những cuốn tiểu thuyết ít giá trị văn học, như tiểu tuyết 'Đời cô Nhung/ Văn Thuật, một sản phẩm đọa lạc, khiêu dân , phát sinh từ hậu họa của chế độ thực dân, phong kiến, hạ thấp giá trị nhân phẩm:

 "... Tác giả mang ra tất cả hành động ô uế, khốn nạn nhất của xã hội, đưa ra những hình ảnh thật khiêu dâm, để không giáo dục, không tìm cho họ lối thoát.  Tác giả kéo đến 5, 6 lần [của một] ván tám cúc lục sở, do tác giả tổ chức.  Không hiểu tác giả giáo dục  thế nào, mà, cò thể thở[ ra] những lời thối [tha] đến như thế này: "  Người có học thức liếc mắt ngang thì ý nhị, tinh tế; kẻ vô học thức liếc ngang, thì tỏ ra là thằng ăn cắp chợ.  Cũng là giọng cười, cũng là cái nháy mắt; cũng là cái bấm chí của người học thức thì nó tạo lịch sự; mà, của kẻ vô học, thì sao nó vô duyên,t rở nên tục tằn, đểu cáng thế". Thật có khác gì phân của kẻ có học thì thơm - mà phân của kẻ vô học thì thối..."       [DUY SINH]

Trở lại bài điểm sách đầu tiên của Duy Sinh, lên án tiểu thuyết 'Nhìn xuống'/ Sao Mai, có đọan phê phán rất sắc sảo:

"...Sao Mai muốn vượt lên, vạch ra những thối nát  của trưởng giả, qua nhân vật Phú Uyên điển hình.  Sao Mai bị bế tác, nên nhân vật của ông không lối thoát.  Sao Mai chưa chưa gột rửa tiềm thức tiểu-tư-sản, nên [nhân vật] Mạnh yếm thế mà vẫn muốn vươn lên[giai cấp] tiểu-tư-sản , để hưởng thụ.  Sự ca ngợi của Sao Mai đối với [nhân vật] Năng, chỉ là một sự kiện ve vãn [giai cấp] lao động, chưa [hẳn là] hoà đồng thành khẩn- nên ở đây- Sao Mai không phải chỉ là ca tụng đúng mức ..."[DUY SINH)

Phê bình 'Bến nước Ngũ Bồ', kịch  Hoàng công Khanh, Duy Sinh phán quyết với lời lẽ gay gắt:

"... Hoàng công Khanh trong 'Bến nước Ngũ Bồ', không còn là tác giả 'Về Hồ' nữa rồi.  Hoàng công Khanh hồ Hán rồi.  Tôi không phủ nhận những vần thơ chải chuốt, lẳng lo8 mà tình tứ của nhà thi sĩ có tài.  Hoàng công Khanh quả là một thi sĩ có tâm hồn đạt đến một nghệ thuật cao về phần kịch trường- [nhưng] ông đưa ra giản dị quá, ít mâu thuẫn quá.  Ở đây, là một hoạt cảnh thì đúng hơn.  Từ đầu đến cuối, toàn những đoạn tình tứ giữa tráng sĩ và cô hàng, giữa Đặng Ích và Thị Trinh, để dẫn tới một cái kết quả rất lơ lửng: giết chết diễn viên.  Hai bố con lão Đồ chết, quán cháy vèo, cặp trai gái ra sông, không biết để làm việc gì ..." [DUY SINH]

 Duy Sinh-Nguyễn- đức Phúc Khôi- cây bút trẻ có nhiều thiện chí trong hiện tình của nền văn học hiện nay- tuy nhiên không gạt bỏ  phần cực đoan. Lấy thí dụ :  Duy Sinh (bút danh Duy Nhân) viết một loạt bài 'Chống văn nghệ độc tài', đăng trên tuần báo Việt chính (chủ nhiệm Trần hồng Nam/ Hồ hán Sơn)- dường như vượt vốn kiến thức + trải nghiệm sống của người viết . ( nói vậy, bởi, có sự hỗ trợ vốn kiến thức về văn học mác xít của người cha, Nguyễn đức Quỳnh).  Ấy là, sự so sánh tư liệu văn học sử mác-xít quốc tế+ trong nước, như một người có sự hiểu biết đến ngọn nguồn, từ mặt sau cục diện chính trị, văn học của Việt Nam CS, của Liên xô, của Trung Cộng ...+  tâm tư thầm kín của những nhà văn hoá thời tiền chiến họat động trong thòi kháng chiến,  tâm sự bạn bè trong lúc lòng cởi mở.  (điều này cần phải có vốn kinh nghiệm sống trải nghiệm + vốn ngoại ngữ anh, pháp- so với số tuổi, kiến thức, trình độ của Duy Nhân,, thì  không thể có được.) 

Vậy thì,  loạt bài 'Chống văn nghệ độc tài'/ Duy Nhân-  không phải của Duy Sinh-Nguyễn -đức Phúc Khôi- mà của cựu chủ soái nhóm Hàn Thuyên, nhà văn Nguyễn đức Quỳnh [ 1909- 1974]. 

Vế sáng tác, Duy Sinh có viết truyện ngắn như : 'Tiếng trống ngoại ô' (đăng trên nhật báo Giang sơn, Hà nội) --  'Đêm cần lao' (đăng trên báo Bạn dân)-  xét ra không có gì là ngôn ngữ một nhà văn có tương lai.  Duy Sinh  viết truyện dài đăng (dở dang) trên tuần báo Đời Mới (Trần văn Ân chủ nhiệm- Hà Việt Phương/Nguyễn đức Quynh -'siêu chủ bút'], phản ánh tâm tư + nêp sống thanh niên trong thời kháng chiến , sau về thành.  Kỹ năng viết tiểu thuyết hấp dẫn, tiếc rằng truyện dài đăng dở dang, nên, chưa thể có ý kiến xác thực  kết luận. 

Duy Sinh-Nguyễn-đức Phúc Khôi còn viết phóng sự, như: Đồ sơn -- Huế lụt -- Trái cây miền Nam ----Nhớ Thần kinh -- Ngõ hẻm Casino6-- Nhớ Thủ đô --Đà lạt muôn mầu ... - nhưng, chỉ  riêng 2 phóng sự 'Nhớ Thần kinh'+' Đà lạt muôn mầu'  đặc sắc hơn cả, có gái trị văn chương đích thực.  Còn những phóng sự khác mang tính chất quảng cáo : ' nhận viết phóng sự có  đặt hàng trước'-quảng cáo kín đáo cho các hiệu ăn , món ăn ngon  v.v.. với địa chỉ ghi đầy đủ . 

 Và, dầu sao đi nữa, nhà văn Duy Sinh-Nguyễn-đức Phúc Khôi vẫn là một nhà văn trẻ sáng giá viết phê bình văn học, nổi trội hơn hết của bình diện văn học miền Nam, ở thời đoạn  50, 60.

   thế phong


                                                  DUY SINH  NGUYỄN ĐỨC PHÚC KHÔI
                                                                  (ảnh chụp  trên nhật báo Người Việt xuất bản ở Hoa Kỳ )  


                                                                                   < kỳ sau:  Thu Giang-Nguyễn duy Cần



  

văn học miền nam : nhà văn dương nghiễm mậu / bài viết : nhị linh (blog nhị linh)

<Blog Nhị Linh-
'vanity dosen't mean fair'>

                               văn học miền nam:
                 nhà văn dương nghiễm mậu
                                          bài viết:  nhị linh


Một nhân vật rất 'đặc trưng' cho nhiều khía cạnh của văn học miền Nam:
- người[ miền [bắc] vào nam :
- nhà văn tài năng nhưng cũng lam báo rất tích cực
- sống qua thời Việt nam Cộng hòa (VNCH), vắt qua thời sau đó- khi sách in lại, thì, bị văn hữu cũ 'tố'. 
 [Hiện tác giả sống ở quân Phú nhuận, tp. HCM.]

Nhìn vào hành trang Dương nghiêm Mậu, trước hết, thấy ông phảng phất hình ảnh những nhà văn Việtnam trước 1945, những nhà văn đã kinh qua rất nhiều tòa soạn báo,- vừa là nhà văn, vừa là 'người của các tạp chí'.  

'Văn học hải ngoại nối dài' văn học miền Nam, thỉ, nhiều phần lại là văn học tiền chiến nối dài'; khắc biệt lớn là ở văn học hải ngoại không có cái quyết liệt chống tiền chiến nổi lên rất rõ- chắc hẳn vì,  sau này không còn cuộc tiếp sức của các thế hệ nữa.

Thế hệ  Dương nghiễm Mậu, sinh giữa năm 1930 [1936]- ngoài Dương nghiễm Mậu qua nhiều tờ báo-  nhiều người khác cũng rất gắn bó với báo chí văn nghệ- như Viên Linh [1938]-- hay Thanh Nam [1931] (nhiều tuổi hơn[DNM] một chút
-- hoặc Thế Nguyên [1942] (ít tuổi hơn [DNM] một chút).(...)

Tên thật Dương nghiễm Mậu là Phí ích Nghiễm. [Ông] là một nhà văn dồi dào tác phẩm, có một giọng văn rất riêng, triệt phá đi nhiều cái mượt mà, ướt át của văn chương trước đó, suy tư về giá trị con người cá nhân trong thời tao loạn.
(điển hình là truyện ngắn 'Người tình của Trương quỳnh Như' trong [tập truyện ngắn'Nhan sắc'.) 


  Dương nghiễm Mậu thực sự là một nhà văn quan trọng nổi bật của một giai đoạn lịch sử văn học Việtnam.

Năm 2007, khi 4 tác phẩm của ông [tái bản]- thì, ông bị [một số ít] văn hữu xưa 'đánh đập' không ra gì .[ám chỉ loạt bài viết của Vũ Hạnh.] 
[Vì thế], những tác phẩm [DNM]  xuất hiện trở lại này biến mất khỏi hiệu sách, sau một thời gian ngắn.

Văn chương Việtnam rất nhiều vấn đề, nhưng văn giới Việt nam mới là cực nhiều vấn đề. []

     nhị linh

                           <Google. search/ đàm xuân cận/  images/ qua cơn ác mộng>

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

văn học miền nam: thi sĩ quách thoại/ bài viết : nhị linh (blog nhị linh)

<Blog Nhị Linh >
 'vanity does'nt mean fair'


                                          văn học miền nam:
                        thi sĩ quách thoại
                                                 bài viết: nhị linh


Thi sĩ Quách Thoại tài hoa mệnh bạc, tác giả 'Như Băng trường tình'- nổi tiếng một thời, cũng đã kịp bước vào đoàn nhân vật bị lịch sử lãng quên:

                                   Em có biết cõi lòng đang xao xuyến
                                   Nhớ thương em đứng trước nhà chung
                                  Ta yêu em yêu mến cả vô cùng
                                  Thềm tôn giáo ta đặt hồn mơ ngủ
                                       NHƯ BĂNG TRƯỜNG TÌNH/ QUÁCH THOẠI

Về Quách Thoại, đã có một bài viết của Lý hoàng Phong [Đoàn Tường], ông anh trai của Quách Thoại.  Tôi cũng từng viết một chút về Quách Thoại=- tập thơ duy nhất'Giữa lòng cuộc đời'- và bài viết quan trọng của Thanh tâm Tuyền, người 'cùng hội cùng thuyền' với Quách Thoại- của những năm Sài gòn nhộn nhịp những tạp chí văn nghệ- và giấc mơ canh tân thơ Việtnam ấy.

Dưới đây là mấy tài liệu không thể bỏ qua, khi nói đến Quách Thoại.

Trước hết, bài viết của Mai Thảo, nhân ngày giỗ Quách Thoại, in trong tập bút ký
 'Căn nhà vùng nươc mặn'. [An Tiêm, Saigon, xuất bản].

Và, Quách Thoại cũng chiếm 1/2  quyển sách dưới đây: 'Hàn mặcTử + Quách Thoại: nhà thơ siêu thóat'.  Cuốn sách in năm 1960 *.  Nó được tập hợp 2 loạt bài về Hàn mặc Tử , đã đăng trên Văn hóa Á châu, dưới bút danh Đường bá Bổn- còn loạt bài về Quách Thoại đã đăng trên tờ Sinh lực. (...)  Quãng thời gian này, Thế Phong có vẻ rất thân với Nguyễn đức Quỳnh, nhân vật cũ của nhóm Hàn Thuyên-Trương Tửu.**

    nhị linh

   <BLOG NHỊ LINH - VANITY DOES'NT MEAN FAIR>
   <TRÍCH THEO<GOOGLE/SEARCH/IMAGES/ NHÀ VĂN THẾ PHONG>

-----
* Nhị Linh in bìa HÀN MẶC TỬ + QUÁCH THOẠI: NHÀ THƠ SIÊU THOÁT (Đại Nam văn hiến tái bản, Saigon 1965).  Bản in lần thứ nhất (rô-nê-ô) cũng do ĐNVH xuất bản, Saigon 1960. 
** Nhị Linh cũng cho in lại bài thơ chép tay của Quách thoại:  'Anh hãy hát bài ca Đông phương'/ tặng việt Phương.   Hà Việt Phương, một bút danh khác của Nguyễn đức Quỳnh. 
   (2 CHÚ THÍCH CỦA BT) .


---------

QUÁCH THOẠI sinh nắm 1929 tại Huế, qua đời ngày 7 tháng 11 năm 1967,  tại Nhà thương thí Hồng Bàng. (Chợ lớn).   Năm 1948 vào Saigon viết cho các báo Đoàn kết,  Làm dân -  Năm 1955-56, viết cho các báo Người Việt, Dân Chủ, Sáng tao, Việt chính v.v. Tập thơ duy nhất Giữa lòng cuộc đời , được xuất bản - sau khi tác giả qua đời- do anh ruột là Doàn Tường lo việc in ấn, xuất bản, phát hành.  

Năm 1960, Thế Phong cho xuất bản quyển Hàn mặc Tử + Quách Thoại: nhà thơ siêu thoát. (Đại Nam văn hiến xb 1960, in rô- nê-ô- tái bản in typô vào 1965.) Ở phần tiểu sử viết về Quách Thoại-  có một chi tiết: Quách Thoại chết vô thừa nhận, không thân nhân , chỉ có các soeurs chăm sóc. Người anh ruột, Đoàn Tường, khi ấy làm quản lý tạp chí 'Thế kỷ 20' (Nguyễn khắc Hoạch chủ nhiệm) , hình như có  viết một bài báo nhỏ, đăng  trên nhật báo 'Tự do' (Phạm việt Tuyền chủ nhiệm) dọa kiện Thế Phong:  ' tội  vu khồng  : em  ruột ông ta chết vô thừa nhận tại  'Nhà thương thí Hồng Bàng'.   (BT)

nhà văn nam cao qua đường số 4:" run sợ, vẫn xung phong đi hàng đầu/ bài viết: nguyễn đăng mạnh..

hồi ký nguyễn đăng mạnh-
phổ biến hẹp- hànội 2008

                        nhà văn nam cao, qua đường số 4:
                        ' run sợ, vẫn xung phong đi hàng đầu' 
                         nguyễn đăng mạnh


- Nam Cao có đủ tật xấu trên đời, nhưng, giàu lòng thương người, và, rất ngây ...  - Tô Hoài phán.

 - cô gái làng chơi nhường phòng- cả 2 vội leo lên, cởi quần áo - bỗng nhiên, cô gái nhảy phóc lên, len vào  : " hãy cho em nằm giữa nào"- thế rổi, Tô Hoài bị ả cắn vào ...
  
- Nam Cao được lệnh vượt trên đường số 4 :  "  run sợ, vẫn xung phong đi hàng đầu"-  đây là hành động rất ...

-... ý nghĩa tư tưởng truyện Nam Cao là thế đấy: dạy cho người ta biết xấu hổ, hay nói cách khác : muốn lay tình ở con người ý thức về nhân phẩm , nhấn ... 

- "... tao đéo phục Goócki"- Nam Cao phán-  khi nhìn thấy Như Phong rút súng lục, gí vào cổ một người ...

- Nam Cao có một TẬP NHẬT KÝ- Tô Hoài trao cho HMĐ giữ. Đã khai thác 1 phần trong NAM CAO: NHÀ VĂN HIỆN THỨC SÂU SẮC- rồi ôm khư khư như ' bảo vật gia đình'.  Hành động này có được coi là phi pháp?! 

------

Năm 1963, tôi có về làng Đại hoàng, quê Nam Cao, cùng với Nguyễn hoành Khung.  Lúc ấy, ông bà thân sinh Nam Cao hãy còn sống.  Tôi đã được uống rượu với cụ ông, được ăn cam làng Đại hoàng.  Tôi còn được gặp cô Hồng, con gái Nam Cao- và, một ông em của Nam Cao, một nông dân tên Đạt.

Tôi về làng Đại hoàng, để tìm hiểu nguyên mẫu nhân vật [trong] tác phẩm Nam Cao, vì, biết ông hay dùng nguyên mẫu.  Hồi ấy, tôi có hướng dẫn một sinh viên, Bạch văn Hợp, làm luận văn sau đại học (sau này là luận văn thác sĩ) - đề tại: "Từ nguyên mẫu nhân vật truyện Nam Cao."

Chí Phèo không phải là người cùng thời với Nam Cao.  Đó là một nhân vật truyền thuyết của làng [Đại hoàng].  Ngày xưa, có một anh Chí Phèo, làm nghề mổ lợn giỏ bắt phèo, nên người ta gọi là Chí Phèo.  Anh ta thường uống rượu say đi trên đường làng, chửi bới lung tung, trẻ con chạy theo hàng đàn.  Chí Phèo không đâm chém ai cả- còn Bá Kiến, thì có nguyên mẫu là Bá Bình, gần như Bá Kiến, bóc lột dân, dâm ô, cướp vợ bố, còn ngủ với cả con dâu-  [lại có những] 4 vợ.  Tôi có ghi lại mấy cậu vè về Bá Bình của dân làng Đại hoàng: (dân làng này hay làm vè, Nam Cao gọi là 'trần ngôn')

                                     Năm Sang nhất tổng Cao Đà
                                     Có thằng Bá Nghi tên là sọc nhăng
                                     Ông mà lại háo ra thằng
                                     Khôn ngoan nhất mực, nòi năng ai tày.
                                     Bốn đời lý trưởng trong tay
                                     Bao chiếm điền thổ xưa nay đã nhiều
                                     Thuế tháng, năm; nhà nghèo đã khổ
                                     Mày lại còn lạm bổ, lạm thu
                                     Mang về xây dựng cơ đồ
                                     Lắng tai, ta sẽ báo cho, ân cần.
                                                    (THEO LỜI KỂ TRẦN DOÃN CHẤN)

Nghe nói, bà vợ Bá Bính, bị ta [Việt Minh] thủ tiêu, vì, hay ra vào đồn gác, người ta cho là việt gian.  Còn vợ 4 của Bá Bính, thì, chúng tôi về làng Đại hoàng, vẫn còn sống.

Chí Phèo và Bá Bính chẳng liên quan gì đến nhau cả.  Bá Bính chẳng bị ai đâm chém, còn sống mãi [tới] sau cách mạng tháng 8- và, có chân trong Hội Liên Việt.

Như vậy, truyện Chí Phèo [được] hư cấu nhiều, nhất là nhân vật Chí Phèo.   Nam Cao đã bịa ra vụ án mạng Chí Phèo giết Bá Kiến, và, tự sát.  [Tác giả] đã tạo ra mồi tình độc đáo.   Những truyện Nam Cao đã trở thành sự thật, đối với thế hệ trẻ của làng Đại hoàng.  Tôi có đến xem bài viết về lịch sử làng Đại hoàng, được trình bày trên 1 tờ giấy lớn, ở trụ sở ủy ban xã- do 1 học sinh lớp 7 soạn.  Cậu ta ghi luôn nhân vật truyện của Nam Cao vào lịch sử: " Xưa có một địa chủ cường hào, tên là Bá Kiến...".

Trong truyện Chí Phèo, Nam Cao nói làng Vũ Đại, lắm bè phái, do kiểu đất' Quần ngư tranh thực'- điều này có thật. Người làng còn nhớ  5 cánh:

                                  1- cánh Bá Bính (tên thật: Trần duy Bính)
                                  2- cánh nhất Hợp
                                  3- cánh bát Ngọ (tên thật Trần thế Ngọ- còn có một người thật,                                          thuộc cánh này, tên Năm Ngọ)
                                  4-  cánh Lý Bật
                                  5- cánh Bát Tụ.

Còn Thị Nở, có người nói: có, có người nói: không. Cô Hồng, con gái Nam Cao dứt khoát" ông ấy bịa". 

Hôm ấy, tôi thử hỏi một ông người làng, gặp giữa đường, có biết Nam Cao là ai
 không ?  Ông ta nói: " Biết chứ, Nam Cao là một cán bộ trung ương".  Nghĩa là, [Nam Cao] là một ông quan cách mạng to.  Ông nông dân này nghĩ thế, chắc vì, thấy nhiều người về thăm- trong đó, có cả ông tây, bà đầm ,đi xe tu-bin[ô-tô].  Mới biết, người dân việt chỉ trọng quan lại, chứ nhà văn ' thì là cái quái gì'. Ngay ở nhà Nam Cao, tôi thấy có mấy bức ảnh Nam Cao chụp với gia đình, bị để mốc, hoen ố hết. 'Những di vật ấy có giá trị gì mà phải giữ' ?!

 Xem cảnh làng Đại hoàng, thì, thấy như cảnh làng Vũ đại trong truyện của Nam Cao. Đại hoàng nhất thôn, nhất xã (xã chỉ có 1 thôn).  Đất vườn nhiều hơn ruộng lúa.  Lúa của làng chỉ đủ nấu cháo hồ vải.  Đàn ông không biết đi cày, đàn bà không biết đi cấy. .  Dân làng làm vườn là chính, (gọi là 'bòn vườn') trồng cam, trồng chuối, trồng dâu :

                                     Cây trồng cau chuối rườm rà
                                     Cam cam, bưởi bưởi, na na * hồng hồng (...)
                                     Đất thơm là đất trồng trầu
                                     Bãi bồi là đất trồng dâu cứu bần ...
-----
*  namãng cầu xiêm, [phương ngữ Nam bộ- BT)

[Làng] Đại hoàng có nghề dệt vải.  Vào làng, nghe ran ran tiếng lách cách dệt cửi.  Truyện của Nam Cao cũng thường nói đến nghề dật, thợ dệt. (Dì Hảo, Một bữa no ...) 

                                      Người nhiều khôn khéo cũng nhiều
                                      Dệt thoi, thoi múa, thi diều, diều lên
                                              (CÂU VÈ LÀNG ĐẠI HOÀNG)

làng Đại hoàng cũng như làng Vũ đại, nằm bên bờ 1 con sông, gọi là sông Châu giang.
(Gió sông thổi lên vườn chuối nhà Chí Phèo- Thị Nở gọi là 'mát như quạt hầu'.)  

Tìm hiểu [về] Nam Cao nhất thiết phải gặp Tô Hoài.  Ông ta là một nhà văn hiếm hoi, gần gũi, lại am hiểu Nam Cao rất sâu. (Tô Hoài có một bà dì tên là Phượng- nguyên mẫu nhâ vật Oanh trong 'Sống mòn'/ Nam Cao -lấy chồng làng Đại hoàng.( ông giáo Bảo là nguyên mẫu của nhân vật Đích trong' Sống mòn'.)  Bà Phượng phụ trách trường tiểu học tư thục Công Thành ở Bưởi. Nam Cao dạy học ở đó.  Bà Phượng giới thiệu Nam Cao dạy tiếng pháp cho Tô Hoài.  Nam Cao ở nhà Tô Hoài, cùng ngủ chung 1 giường, cùng đắp chung 1 cái chăn. [Hồi đó] Tô Hoài chưa vợ, [còn] Nam Cao có vợ rồi, vợ lại ở quê.  Đêm đêm họ tâm sự với nhau đù chuyện.

Theo Tô Hoài, Nam Cao cũng có đủ tật xấu trên đời- nhưng giàu lòng thương người và cả tin.  Có 1 lần 2 người đi chơi gái, họ tỉm đến một nhà trọ.  Phòng hết, có một cô gái  điếm nhường cho họ phòng ngủ.  Nhưng, khi họ vào ngủ, thì, cô gái kia vào nằm chen ngay vào giữa- ả vẫn sờ soạng và cắn tai Tô Hoài. 

[Còn] Nam Cao có một điều đặc biệt: hay xấu hổ về những thói xấu của mình- về những [thói] thường phàm tục.

[Có thể] chỗ hơn [người] chính là điều này. Tô Hoài kể cho tôi nghe chuyện này- tôi cho là rất có ý nghĩa. [Ấy là], trước 1950, biên giới phía bắc nước ta bị Pháp chiếm giữ.  Con đường số 4 từ Cao bằng đi Lạng sơn, Tây kiểm soát. Rất nhiều đồn, bốt ở dọc đường, thường cho xe cơ giới có vũ khí đi lại để rà soát, kể cả có lính phục kích ở lối tắt qua đường.  Vì thế, cán bộ ta đi công tác qua đường số 4 rất nguy hiểm. Những đoàn cán bộ muốn qua con đường này phải tập trung ở một khu rừng gần đó (Thất Khê), chờ 1 trinh sát viên đi thăm dò, nếu không có phục kích, anh ta về báo,  thì đoàn mới được lệnh vượt nhanh đi qua đường. Tô Hoài kể, khi có lệnh xuất phát, tâm lý chung mọi người , là không ai muốn đi đầu.  Vì, đã chắc gì không có phục kích.  Trinh sát làm sao nắm chắc được tình hình 100%!  Nếu có phục kích, thì anh đi đầu hẳn là toi [mạng.]

Một lần Tô Hoài và Nam Cao phải đi công tác qua đường số 4, Nam Cao cũng nhát như ai. Khi có lệnh vượt đường, Tô Hoài để ý thấy Nam Cao mặt tái, người run- nhưng [nhà văn]  nhất quyết đi hàng đầu. Vừa run vừa đi đầu...

  Tôi kết luận : Nam Cao bề ngoài  lạnh lùng, ít nói, nhưng bên trong, thì sôi sục - luôn đấu tranh tư tưởng tử đệ tự vượt bản thân.  Xét ra, ý nghĩa, tư tưởng truyện của Nam Cao là thế : dạy cho người ta biết xấu hổ, hay nói cách khác- muốn lay tình ở con người ý thức về nhân phẩm, nhân tính. Không phải chỉ nhân vật trí thức, ngay thằng Chí Phèo cũng đấu tranh tư tưởng, để trụ lại làm người lương thiện.  Chí Phèo chết như một người khao khát trở lại làm người.

Nguyên Hồng và Kim Lân đều rất phục Nam Cao.   Lần đầu tiên, Kim lân gặp Nam Cao ở nhà Nguyễn huy Tưởng. Kim Lân nhận thấy Nam Cao rất khiêm tốn, tự [nhận] mình tầm thường, [nhưng] lắm mặc cảm.  Có vẻ lạnh nhạt.  Không thích vồ vập ai. 

Đến thời kháng chiến chống Pháp, thì có một thời gian họ ở với nhau, Nam Cao tỏ ra kính trọng mọi người, phục mọi người, chỉ thấy mình là xoàng.   Nhưng có1 lần,  uống rượu [ăn] thịt trâu chế- [bỗng] Kim Lân bốc lên , hát tuồng.  [Thấy vậy] Như Phong bèn rút súng lục, gí vào cổ một anh, còn Nam Cao thì lớn tiếng: " Tao đéo phục thằng Goócki". 

 Té ra, con người này cũng không hẳn chỉ có khiêm tốn đâu? Nam Cao chỉ phục Sêkhốp, còn Goócki ồn ào quá. 

Bản thân Nam Cao rất sạch sẽ, [có một điều lạ, là]  không quí bản thảo của mình.  Bản thảo Sống mòn, nhờ có Nguyên Hồng giữ mới còn- giữ trong suốt cuộc kháng chiến cho tới khi hào bình [được] lập lại, mới tráo lẠi cho Hội Văn nghệ.  Tên truyện vốn là Chết mòn, khi  in, Xuân Diệu đề nghị sửa là Sống mòn

Nam Cao nhát. Rất sợ máy bay.  Kim Lân cho biết thế. Một lần, có mấy ông chạy vội xuống hầm,. chui chui, nấp nấp, rất tội. Thế mà ông [Nam Cao] đã bị giặc bắt và đem ra bắn.

Hồi ấy, Nam Cao vào Thanh hóa dự một hội nghị về văn nghệ.  Hội nghị kết thúc, đáng lẽ [Nam Cao] trở lại Việt bắc, đi theo đường số 6.  Nhưng, [nhà văn] lại muốn đi vào vùng địch, để tạt về làng mình, nghe nói, đã thành làng du kích, Nam Cao có nguyện vọng viết về làng Vũ đại đứng lên đánh giặc.  Đã viết được mấy chục trang, tự thấy không ra gì, nên vất đi.  Nam Cao cho là : vì thiếu thực tế, nên nhân dịp này về làng để tìm thực tế.  Ông đi theo một đoàn cán bộ tuyên truyền thuế nông nghiệp, đóng vai một ý tá hay cán bộ Bình dân học vụ gì đó. Họ đi [bằng] 7 cái thuyền nan , vì lúc đó,  vùng chiêm trũng Ninh bình, Hà nam, nước trắng băng.  Nam cao cùng mấy cán bộ lãnh đạo ngồi trên chiếc thuyền đầu.  Vừa ghé đến làng Vũ đại, thì sa lưới bọn Commando.  Đoàn đã được thông báo: đêm ấy chúng đã rút đi rồi, háo ra, chỉ có một toán đóng ở lại.  Thật không may cho Nam Cao!

 Không biết, lúc [tác giả] viết Chí Phèo, Chết mòn (Sống mòn), Nam Cao đã tới, hay được nghe nói có một cái làng tên là Vũ đại hay chưa.  Làng này thuộc tỉnh Ninh bình, giáp với Hà nam, kề ngay đường số 1 (nay, thuộc xã Gia xuân, huyện Gia viễn).   Chẳng lẽ lại có một sự trùng hợp ngẫu nhiên một cách kì lạ-  thế sao giữ cái tên làng có thật- cũng không xa làng Đại hoàng bao nhiêu. ...  Một sự kì lạ nữa , Nam Cao  lại bị bắt ở đúng cái làng mang cái tên ấy- và, bị bắn chết ở đó.  Mà ,sao Nam Cao lại đi trên cái thuyền đầu/  Các thuyền sau đều chạy thoát cả, số mệnh xui nên thế [chăng?]- hay là- do cái tính cách:' vừa run vừa đi đầu'- như cái hồi vượt đường số 4 cùng Tô Hoài, năm nào?

Mà lẽ ra, Nam Cao có thể chưa bị thủ tiêu- nếu đêm ấy - không có chuyện 1 người trong đoàn bị bắt bỏ trốn, mà không thoát.  Bắt được mấy cán bộ Việt minh ở làng Vũ đại, bọn Commando đưa tất cả qua đường số 1 sang giam ở nhà thờ Mưỡu Giáp , cách làng chừng vai trăm mét.  Do cuộc trốn chạy thất bại kia- nên ,chúng đem tất cả ra xử bắn ngay tại cánh đồng Mữơu Giáp, trước nhà thờ.  Đó là vào một đêm tháng 11- 1951, Nam Cao mới 36 tuổi.

Như đã nói, Nam Cao viết truyện hay dùng nguyên mẫu.  Hầu như toàn bộ nhân vật trong Sống mòn, đều có nguyên mẫu cả. Và, hầu hết la người làng Đại hoàng- nhân vật Oanh- nguyên mẫu là Phượng, một bà dì của Tô Hoài.  Chồng của Oanh là Địch, nguyên mẫu Địch là giáo Bao, người làng Đại hoàng; San, nguyên mẫu là Trấn đức Phát- hồi Pháp thuộc, từng đăng lính sang tây. Sau 1945 xung phong theo đoàn quân Nam tiến.  Năm 1954, tập kết ra bắc, đóng lon trung tá, có thời gian phụ trách điện ảnh quân đội.  Mô (anh lao công đánh công trường) - nguyên mẫu là Trần văn Đa- sau cách mạng xung phong đi phát triển kinh tế miền núi ở Phú thọ.   Bá Kiến, nguyên mẫu là Trần duy Bình. Liên, vợ giáo Thu- nguyên mẫu là Trần thị Sen, vợ Nam Cao.  Còn giáo Thứ, nguyên mẫu là tác giả- Trần hữu Trí bút danh Nam Cao. 

Sách viết xong 1944, nhưng mãi tới 1956 mới xuất bản được.

Trong 1 bài viết về Nam Cao, Nguyễn đình Thi cho rằng:  do tác giả phê phán hiện thực như thế nào đấy- nên kiểm duyệt thời Pháp không cho xuất bản.  Thực ra, không phải vậy.  Có 2 lý do: 

1-  : vào khoảng 1940-1945, do chiến tranh, giấy khan hiếm. Cuốn tiểu tuyết Nam Cao lại khá dầy, mà tác giả chưa phải là 1 tác giả tên tuổi, ăn khách.  In ra, nhà xuất bản sợ bán không được. 

 2- : tác phẩm viết quá sát sự thực, toàn là những người quen biết trong làng tác giả.  Vì thế, sách in ra cũng ngại. [Tác giả] nói với Tô Hoài, đại ý:  phải đợi cho các nguyên mẫu kia'tịch' hết rồi, mới in được.

 Năm 1956, khi sách được xuất bản, hầy hết các nguyên mẫu, nếu còn sống cả - chỉ duy có nguyên mẫu của nhân vật giáo Thu, tức Nam Cao, thì không còn nữa.

Nam Cao có một tập nhật ký, Tô Hoài giao cho HMĐ [Hà minh Đức]- trong cuốn sách HMĐ viết về Nam Cao, in 1960, 1961 gì đó. (Nam Cao: nhà văn hiện thực xuất sắc), [HMĐ] có trích vài đoạn trong cuốn nhật ký kia. 

Cuốn nhật ký ấy, nay ở đâu? chắc vẫn trong tay HMĐ-  có của qúy, cứ giữ độc quyền, mà không biết dùng, thật phí!  Giống như có gươm báu mà không biết dùng.  Giữ làm gì?

        LÁNG HẠ, THÁNG 11- 2007
   nguyễn đăng mạnh

                                         (Sđd: tr. 225- 229-  tựa bài tác giả: Nam Cao)