Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013
võ phiến: " tôi dốt nát và ngu như heo .." - bài : nữ văn sĩ túy hồng
võ phiến : " tôi dốt nát & ngu như heo "
bài: nữ văn sĩ túy hồng
Lời dẫn:
from p.n to recipients
- bạn tôi từ Mỹ quốc gửi cho đọc : " Túy Hồng + Võ Phiến & một tí Thanh Nam "
( Túy Hồng, vợ cố văn sĩ Thanh Nam ) . Xem ra vẽ chân tướng người tình văn chương ban đầu tiềm ẩn , nàng lột vỏ , bóc trái chuối , sửa soạn đưa lên miệng, lại ngập ngừng , vì :
- " ... anh ( Võ Phiến ) xin thú thật với em ( Túy Hồng ) một tội lỗi, vì một ngày kia
em sẽ hỏi. Xin em tha thứ cho anh, anh đã lập gia đình từ lâu và vợ chồng anh
có 4 đứa con ...".
- thì, người nữ ngẩn ngơ :
" ... những người nữ thường sa vào tay những kẻ đã có vợ và nhiều con... (...) Nhiều đêm dài mất ngủ cùng với hoa quỳnh ngày tàn đêm nở tôi trút giận vào những câu văn ác ôn . Tình yêu là 1 giọt máu mang số 35... "
- Túy Hồng nữ văn sĩ hàng đầu, trong số Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ , Lệ Hằng.. của văn chương miền Nam trước 1975. dùng bản thân làm nhân vật( protagoniste ) trong văn chương tự-sự. ( theo chủ quan tôi )
- nàng có sắc đẹp " đàn ông không mấy đẹp trai " mà " văn chương thì hay tuyệt vời , sắc nét qua "Tôi nhìn tôi trên vách . * "
- có " Tôi nhìn tôi trên vách * " mẹ văn chương" đẻ ra " Đêm xuân trăng sáng ** .
- vậy thì, cùng đọc một đoạn văn : " ăn vụng vẫn ngon, kể cả chuyện ái ân " nữ văn sĩ viết :
-" ... sao anh không cùng em đi hết một đêm dài ?... em đang hứng đây, em đang đầy và căng và yêu anh từ chỗ anh đang đi bên em đến bất cứ chỗ nào anh nằm xuống ôm em (...)
Đó là [ Võ Phiến * ] ,một người vô thần vô thánh không can nổi, không đi lễ chùa cầu an, không Phật, không Chúa , không Hồi giáo Mahomet( ...).
Có phải đức tin của anh là tình dục ...? " " []
ĐƯỜNG BÁ BỔN
SAIGON, JAN., 31, 2013.
------
* tiểu thuyết tự-sự-kể , Nxb Đồng Nai, Saigon 1970 )
** tiểu thuyết Võ Phiến.
Hai tiết trôi qua, giờ ra chơi, tôi vào phòng giáo sư ngồi nghỉ, các nam đồng nghiệp làm như không nhìn thấy tôi, vẫn nói chuyện với nhau.
Hôm nay sắc trời đổi khác, nhưng tác phong của mấy ông thầy giáo trẻ cũng vẫn như mọi ngày ... [nhìn tôi bằng * ] nửa con mắt, [không hề ngỏ một lời * ] tán tỉnh tôi - mà lòng tôi rất sẵn .
-----
* [ ...] chữ của Biên tập.
-------
Trường trung học Hàm Nghi tọa lạc sau cửa thượng Tứ, một ngôi trường khiêm tốn , không nổi tiếng như trường Quốc Học và trường Đồng Khánh . Học trò con trai xứ Huế, sau cuộc cách mạng quân đội lất đổ chế độ gia-đình- trị họ Ngô, đã đứng vùng lên biểu tình bạo động tố giáo sư .
Ai ai cũng biết rằng thế nào Bắc quân cũng tấn công và đánh chiếm xứ Huế bất cứ giờ phút nào, cha mẹ và các em tôi di cư vào Saigon . Tôi là công chức mới được bổ dụng, bị kẹt lại ở phố cổ, vùng địa đầu.
Tôi xin thuyên chuyển về dạy trường Gia Hội . Trường này nằm sâu đầm sen, trước tư dinh ông Hoàng Mười, sáng chiều có con đò nhỏ ngơ ngẩn trầm tư giữa hai bè bèo tím biếc và vạt rau muống tươi xanh non dai như lòng con gái nhẹ mềm.
Những đêm rằm, tôi chèo thuyền từ xóm Đập Đá khô cứng ngó xuống thôn Vĩ Dạ xanh non hàng cau lả mình trong gió đa tình, trong ánh trăng Hàn Mạc Tử ( sic - Hàn Mặc Tử đúng hơn ), lòng thấy nhớ những cuốn sách dày , những tập thơ mỏng, những tên tuổi người viết lách. Những ngày thứ bẩy, tôi phóng xe lên đồi Vọng Cảnh, hướng về điện
Hòn Chén , thả tầm mắt ngắm núi Ngự Bình trọc đầu, nhìn xa xa về cửa Thuận An , rồi đăm chiêu ngắm Thành Nội êm đềm tĩnh lặng.
Cất giấu hình bóng sông Hương núi Ngự trong tâm, ấp ôm khung trời xứ Huế đa tình đa tật trong lòng và không mấy nặng tình với luân lý Khổng Mạnh, tôi nẩy sinh tham vọng viết văn. Nhiều đêm tôi thức trắng viết truyện ngắn đầu tay gửi đăng báo Saigon. Một tuần lễ trôi qua , tòa soạn báo Văn Hữu * phúc đáp. Trong bao thư trả lời có 1 nghìn đồng nhuận bút và những dòng chứ hồi âm của nhà văn Võ Phiến :
" Sao tôi khờ dại và ngu như bò . Sao tôi thật thà chất phác như trâu. Suốt thời làm việc ở Sở thông tin Huế, tôi dốt nát và u mê như heo ! Tôi không dám tìm gặp cô 1 lần , và không đủ can đảm làm quen với cô hồi đó ! Xứ Huế đang yêu ai và có ai bao giờ cùng ngủ đò .
Chào cô ! "
-----
* nguyệt san Văn hữu, cơ quan Văn hoá Vụ / Bộ Thông tin , chủ nhiệm Nguyễn Duy Miễn , chủ bút Hoàng Trọng Miên + Nguyễn Mạnh Côn, biên tập viên có Sĩ Trung, Thượng Sỹ, Võ Phiến v.v... Khi Võ Phiến là kiểm duyệt viên tại Sở Phối hợp Nghệ thuật / Bộ Thông tin ( kiềm duyệt sách ) viết cho tạp chí Bách Khoa, Văn Hữu. Chủ biên Lê Ngộ Châu đặt " hộp thư đen " để Võ Phiến, Phạm Duy . .. trao đổi " tình vụn' không để vợ cái con cột biết . ( trừ Nguyễn Hiến Lê , Bùi Hữu Sủng, Nguiễn Ngu Í , Vũ Hạnh, Xuân Hiến ) -
Võ Phiến được giao phụ trách truyện ngắn báo Văn Hữu, sẵn dịp nối lại " nhịp cầu lỡ " năm xưa, với người tình văn chương, đầu tiên , bằng 1000 đồng nhuận bút và bộ truyện kích dâm " Hồng Lâu Mộng ". (TP)
-------
Hai ngày sau, Võ Phiến thân ái tặng sách :" Tôi gửi cô cuốn" Hồng Lâu Mộng ".
Tôi phóng xe đạp ra bến sông ngồi suốt buổi chiều, chớp leo lét trên đồi, sấm vang lên từ đằng xa, mây nằm chồng lên nhau như mây đang làm tình. Cơn giông và lan gió cuốn lại , đàn quạ bay lượn [ trên bầu * ] trời, kêu man dại rồi lại bay lui. Tôi tự hỏi, nếu ai có một chút buồn, một chút chán đời trong buổi chiều rực rỡ này, kẻ đó chắc không phải là tôi.
Sau đó, tôi dắt xe đạp đi vào làng Quáng, dừng lại bên một cái hói, con lạch này, là một nhánh của sông Hương .
Nguyệt Biều làng Quáng bao xa
Cách nhau cái hói trổ ra hai làng
Trước khi rẽ vào Bến ngự, tôi ghé chợ mua một mớ khoai lang dương ngọc, một chú ít hàn-the để làm một gói mứt Huế gửi tặng Võ Phiến .
Những lát mứt khoai lang nặng nghiệp văn nghệ, những trang tiểu thuyết
Hồng Lâu Mộng năng tình văn hữu , thư từ giao thiệp đều mỗi ngày, nhưng Saigon và Huế giới nghiêm chúng tôi. Tôi không xê dịch khỏi Huế và Võ Phiến cố định ở Saigon. Rồi một buổi sáng nắng huế hung hăng bốc nong, ông cai trường giúi vào tay tôi một bức thư, Võ Phiến với nét chữ nghiêng nghiêng, đã viết :
"... anh xin thú thật với em một tội lỗi, vì một ngày kia em sẽ hỏi. Xin em tha thứ cho anh, anh đã lập gia đình từ lâu và vợ chồng anh đã có 4 con ... "
Đó là cái nghiệp của ít nhiều nhà văn thơ nữ miền Hương- Ngự, những kẻ tháo gỡ vòng dây trói Khổng Mạnh Huế, để vào Nam hòa nhập với tự do Saigon. Những người viết nữ thường hay sa vào tay những kẻ đã có vợ và nhiều con. Nếu tôi là một ông thầy tướng số mù ( và thấy bói thì phải mù chứ, 2 mắt mở thao láo thì nói ai nghe ), tôi sẽ tiện đoán vận mệnh các nhà văn nữ :
"... văn chương thì rạng rỡ, nhưng tình duyên trắc trở. Những nhà văn nữa thích sống ở Saigon hơn ở Phan Thiết, Vĩnh Long, Phan Rang . Saigon thông cảm tâm sự cua ghọ hơn Huế, và những nơi khác. Saigon có đủ đàn ông để họ lãng mạn và làm bạn... "
***
Cha tôi và ông em rể tìm cách vân động cho tôi được thuyên chuyển về Saigon. Hồi đó, 1 công chức xứ Huế xin đổi vô Saigon làm việc không phải dễ, nhưng công chức Saigon xin đổi ra xứ Huế, vùng địa đầu gai lửa thì ... muốn là được.
Tư dinh ông Hoàng Mười rộng rãi trang nghiêm, bộ Quốc gia giáo dục thu mua và trùng tu thành trường học Gia Hội , tôi làm đơn xin được ở trong khuôn viên nhà trường. Cấp trên cấp cho 1 phòng cạnh nhà ông Cai [ trường * ] . Bà Cai dành cho tôi 2 thùng nước giếng mỗi ngay.
Mẹ tôi ra Huế 1 lần và yên tâm khi thấy chỗ ở của tôi an toàn.
***
Tôi tham vọng viết truyện dài, nhưng không có thực tài, khả năng chỉ đủ để sáng tác truyện ngắn. Trong 1 truyện vừa không ngắn không dài, tôi miêu tả hình ảnh một tên đàn ông đểu giả, giả dối, một kẻ ngoại tình vói tôi , phụ tình vời vợ. Nhiều đêm dài mất ngủ, cùng với hoa quỳnh ngày tàn đêm nở, tôi trút giận vào những câu văn ác ôn. Tình yêu là một giọt máu mang sô 35 .
Võ Phiến khuyên :
"... Em hãy liên lạc với tòa báo, nói với ông chủ bút gửi trả lại cái truyện ngắn đó... không đăng bài [ đó nữa *] Em mà để cái truyện ngắn đó đăng lên báo ... thì em lỗ , anh chẳng mất mát gì ...? Em hãy thay đổi bút pháp, thay đổi giọng văn , đừng trút giận hờn vào bài viết. Đừng đùa với dư luận, đừng khai sự thật với độc giả. Phải giấu kín, phải niêm phong bí mật lại. Dư luận độc địa lắm, Chúng ta không lấy được nhau, thì chúng ta sẽ làm sui gia với nhau . Con anh sẽ lấy con em . Con anh đã lớn sầm sầm cái đầu..."
còn tôi thì chới với chưa chồng, làm sao đẻ con kịp để mà sui gia ?
Năm đó, học sinh Huế bãi khóa biểu tình, tuyệt thực dấn thân, đấu tố thầy giáo, trương học đóng cửa suốt niên khóa. Các tướng lãnh miền Nam âm mưu lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm, trong lúc bắc quân CS tấn công dồn dập, dân chúng hoang mang, mất niềm tin. Giang sơn miền Nam sắp tiêu tan, những tướng lãnh nắm vận mệnh quốc gia cứ phóng tay phát động những cuộc cách mạng. Cách mạng xía vô đời sống hàng ngày của người dân, Cách mạng kéo theo chỉnh lý, đảo chính- miền Nam nhất định sẽ chết
yểu , ông tướng này đá ông tướng kia lăn xuống, để mình trèo lên ghế cao.
***
(...)
Tôi sẽ đi Dalat chấm thi và tạm trú tại cư xá [ trường* ] Bùi Thị Xuân . Võ Phiến từ Saigon lên trước vài tiếng đồng hồ ... Đêm tối, Võ Phiến đến cư xá Bùi thị Xuân tìm gặp tôi, nhìn tôi qua cửa kính một lát rồi gõ cửa .
(...)
Bàn tay nhà xoắn chặt vai tôi:
"... bây giờ anh đưa em về, ngày mai anh sẽ đến đón em sớm... "
Ánh trăng trên đàng vẫn sờ mó vuốt ve da thịt tôi, tôi nếm tình yêu trên chót lưỡi, nhắm mắt hình bóng mình trên đường đời sỏi đá. Sao một ai đó có thể vướng mắc chút sầu riêng trong 1 đêm trăng toàn bích như thế này . Tôi tự hỏi thêm một câu nữa :
"... sao anh không cùng em đi hết một đêm dài .." (...) Em đang hứng, em đang đầy và em đang căng , em có thể hứng và đầy và căng và yêu anh từ chỗ anh đang đi bên em đến bất cứ chỗ nào anh nằm xuống ôm em .."
***
(...)
Võ Phiến xích lai gần :
"... anh không ham muốn em từ phút đầu, cũng không ham muốn em sau cái phút anh nhìn em qua cửa kính cư xá Bùi Thị Xuân , mà anh chỉ yêu em , bởi những câu văn đầu tay em viết trong truyện ngắn gửi đăng báo. Chúng ta hãy đầu cơ khả năng, thì giờ và lòng thành vào văn chương ... Anh cho em tất cả tài sản tinh thần của anh . Con đường anh đi là con đường văn nghệ, chứng nhận sống và chết, trừu tượng và cụ thể ...
***
Tôi gật đầu :
" Dalat tuyệt vời , ... nhiều phân bón nên cây tốt tươi. Mỹ viện trợ cho miền nam gạo cơm, tiền bạc, và cả phân bón cây cối ..."
" Võ Phiến không cử động bàn tay nữa ... Võ Phiến là một văn tài lớn , ngòi bút của ông như quả banh lăn quá lằn vôi biên, ông viết đủ mọi thể loại, văn xuôi và văn vần, thơ, bút ký. Ông cộng tác với nhiều báo chí, nhưng tuyệt đối không viết tiểu thuyết ba xu đăng báo hàng ngày . Ông tự do nhiều, chống Cộng mạnh và sẽ chống Cộng đến khì lỗ mũi không còn thở được nữa . Và ông quê một cục, không hát được một câu, không thuộc lòng một bài ca nào hết. Đó là một người vô thần vô thánh không can nổi, không đi lễ chùa cầu an, không vô nhà thờ rửa tội sám hối, không Phật, không Chúa, không hồi giáo Mahomet. Có lẽ danh nhân thế giới mà Võ Phiến mến mộ là Sigmund Freud..."
Tôi hỏi :
" Có phải đức tin của anh là tình dục ?"
Khi chúng tôi đi qua quân trường Võ bi, bỗng có một người đàn bà đi ngược chiều, tay dắt một đứa con gái ăn mặc đầm, Võ Phiến mặt mày tái mét, sợ hãi, vụng về , luýnh quýnh lên :
"... vợ anh, em lên xe về đi ..."
***
Võ Phiến đi công tác Huế một lần - nhà văn Đỗ Tấn dẫn ông ta đến thăm tôi lần đó:
" ... em không bằng Nguyễn Thị Hoàng, em thua kém Nguyễn Thị Thụy Vũ. Họ kính nể người yêu, không óan trách người tình, không căm giận những người đàn ông mà họ đã thương. Còn em, em không tốt, em nói xấu anh dữ dội trong truyện ngắn
em viết ..." []
túy hồng
( 1938 - )
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
màn độc diễn của nhà văn sinh năm 1906 - thế phong -
màn kịch độc diễn của nhà văn sinh 1906
thếphong
Lời dẫn .
Tự nhiên bữa nay, tôi thấy nhớ anh Lê Văn Trương , càng hơn nữa, nhớ lại anh đã chết đi với một sự nghèo túng kinh khủng. Đọc lại vở đoan kịch viết , trên dưới 10 năm anh qua đời , tôi không thể quên có một đoạn đời thời gian cũ đã qua đi.
- nhân vật Lệ - đây là nghệ sĩ Lệ Liễu , dưới tên Mai Thị Điểu, soạn giả nhiều vở tuồng trên Đài phát thanh Saigon- trong đó có vở Theo chơn Nguyễn Thái Học - phỏng theo tiểu thuyết Cô gái Nghĩa Lộ / Thế Phong - do đòan Thanh Minh-Thanh Nga công diễn tại rạp Nguyễn Văn Hảo ở Saigon.
- nhân vật Hiền , ám chỉ nhà văn Lê Văn Trương , đến thăm nghệ sĩ Lệ Liễu tại tư thất, hình như , không còn một xu dính túi mà cơn nghiền thuốc đã lên cơn.
Tất nhiên anh không biết tôi, một tác giả trẻ tiểu thuyết TÌNH SƠN NỮ xuất bản cuối 1954 ở Saigon - , hiện đang thất nghiệp, vi bài báo lên án vụ Hoàng Trọng Miên đạo sách Nguyễn Đổng Chi ( tạp chí Văn hóa Á châu) hiện được đài thọ bữa trưa hàng năm trời tại nhà người chị nuôi.
Không có ý mỉa mai nhà văn tiền chiến đã chết , thực lòng nhớ người xưa một cách đau lòng, vở đoản kịch được viết tại Đình Phú Nhuận vào đôi ba buổi trưa vắng người .*
-----
* đăng trên nguyệt san Văn học, Saigon - báo ra ngày 10-3-1975 -
với tựa " Xuân về nhớ Lê Văn Trương ).
ĐƯỜNG BÁ BỔN
. SAIGON 28-1- 2013
Tại phòng khách bày biện sơ sài, tư thất nữ nghệ sĩ Lệ Liễu bữa trưa, có người bấm chuông. Nhìn ra, thấy vị khách ăn mặc sơ sài, một có vẻ luộm thuộm, trạc tuổi ngoài 50. Ngồi xuống ghế nói liến thoắng, tự nói về mình , chủ nhà im lặng nghe đầy lỗ tai
Một thanh niên , em nuôi chủ nhà, chứng kiến cuộc đàm thoại giữa khách và chủ một nữ nghệ sĩ soạn tuồng cải lương
Ngoài trời, lúc đầu mưa nhỏ, sau mưa lớn.
HIỀN :- Chị phải biết rằng, lần này Lê Văn Hiền sắp giầu to đến nơi rồi. Nhà xuất bàn
Mac Milan sửa soạn cho in bản dịch cuốn ANNA HỒI và BA KẺ LÀM LỊCH SỬ dày khoảng 3000 trang bản thảo viết trên giấy tập học trò, tác quyền có thể lên tới 100 ngàn đô la Mỹ.
( Nói xong, Hiền mở cặp, lấy kính cận đeo, mấy cuốn tiểu thuyết cũ cua anh đã xuất bản, như SÒNG BẠC MONACO, CUỘC ĐỜI NGƯỜI THẦU KHOÁN + một MỤC LỤC , liệt kê những tác phẩm chưa in , đã in và 1 lá thư viết tay khoảng 5, 6 trang khổ lớn ).
LỆ : ( nghe xong, giới thiệu Hiền , người có mặt tại nhà chị ) - Đây là anh Văn , trước đây hình như anh đã gặp 1 lần rồi. Anh Văn là nhà báo kiêm đàn ca vọng cổ , cùng làm trên Đài phát thanh với tôi. Còn đây là ( quay sang tôi ) em nuôi, còn đi học.
HIỀN : - Thưa chị, vở kịch VỢ ĐỀ THÁM tôi đưa để chi đưa lên đài , đã diễn chưa, và hiện nay ra sao rồi ạ ? Chị cho biết ý kiến.
LỆ :- Anh Hiền ơi, dạo này tôi bận quá, nên chưa đọc hết vở kịch , anh viết nhất định là hay rồi !
HIỀN : ( lúng túng nhưng kiêu hãnh ) - Chị có biết trưa nay mưa gió , tôi đến thăm chị quả là vất vả ! Quên mất, thưa bà chị, không hiểu tôi đã kể cho bà chị nghe chưa - mới đây- tôi viết thư gửi chính quyền , nội dung như vầy. Chẳng là, bản thảo tôi viết nhiều quá, chưa in được; vì thế tôi đề nghị chính quyền cấp cho tôi 1 triệu đồng để in sách , định đặt tên nhà xuất bản là ÉDITEUR LÊ VĂN HIỀN. Có 1 triệu đồng rồi, chưa dám lãnh về, vì chưa biết nhờ ai giữ hộ, chứ vào tay tôi chí một đêm là nhẵn. Họ tạm cấp trước để in 150 cuốn tiểu thuyết chọn lọc trong số 250 tác phẩm đã và chưa in.
LỆ : - Em chưa nghe anh nói chuyện này với em lần nào. ( Anh Văn và cậu học sinh nghe đều lộ sự kính phục ) . Đây là bản manifeste của tôi, ấy là nói về sự nghiệp văn chương và bàn về văn chương Việtnam phải đi theo đường hướng nào để tiến nhanh kịp với trào lưu văn chương thế giới . Tôi đọc một đoạn cho chị nghe nhé :
Kính thưa Ngài,
Tôi, LÊ VĂN HIỀN, nhà văn tiền chiến, bấy lâu nay từng làm nhiều nghề, kể cả nghề thấu khóan , song chưa bao giờ tôi sao lãng tối nền văn chương của nước nhà.
Để mở đầu cho một chương trình phổ biến văn chương, chúng tôi dự tính cho tái bản 150 cuốn tiểu thuyết chọn lọc + bản thảo tiểu thuyết chưa in , số vốn dự tính là 1 triệu đồng. Chúng tôi kính Mong Ngài , vì văn hóa ...
Thưa Ngài,
Ngài là một vị duy nhất từ xưa tới nay chú trọng đến văn hóa Việtnam. Vì văn hoá là kim chỉ nam chỉ đạo một quốc gia phải làm thế nào để tiến hoặc lùi ? Nước Chàm xưa kia cũng đã từng có nền văn minh đứng hàng đầu, chỉ sau Trung hoa và Ấn độ. Nhưng tại sao Chàm mất nước, chỉ vì thiếu một nền tảng văn hóa làm căn bản .
Thưa Ngài,
cho nên, tôi có thể nói rằng: lịch sử nước ta còn tồn tại là nhờ văn hoá. Và tôi, một trong những người đã mất bao công lao để xây dựng, tìm hiểu văn chương nước nhà và thế giới. Thì nhận thấy rằng, văn chương nước nhà quả phong phú. Có thể nói, một cách không mặc cảm tự ti là mình kém để không thể so sánh với ngoại quốc được ? Chẳng cần nói xa xôi, tôi đã và đang cố gắng góp vào nền văn chương Việtnam, với những tác phẩm tiểu thuyết bất tử, hòng chen vai thích cánh cùng năm châu, bốn bể.
Chắc Ngài cũng chẳng dễ quên, tôi,nhà văn đã từng gặp Ngài ở hải ngoại và tôi đoan chắc tương lai chính trị của Ngài gần kề tới vinh quang, tất nhiên chính trị và văn hóa: 2 sự kiện không thể tách rời được ! Đó là lần Ngài và tôi mạn đàm trong hiệu ăn DEUX MAGOTS , một tửu quán sang trọng của thủ đô nước Pháp, Paris . Hôm nay, tôi nhắc lại để Ngài nhớ, chứ tôi tin Ngài không thể quên về chuyện bàn luận tương lai văn hoá Việtnam được !
Từ ngày Kháng chiến bùng nổ , tôi chưa hề viết một cuốn truyện nào tuyên truyền cho bất cứ một chủ nghĩa nào. Ngày nay, tôi viết ANNA HỒI , đề cao Thiên chúa giáo qua tác phẩm, dụng tâm tạo lập một hình tượng cao cả của một tôn giáo biết cách chung sống với nhau như thề nào cho phả đạo i. Tôi cho đó là một cách chống đối mác xít vô thần. Cuốn truyện sẽ được nhà xuất bàn Mc Milan in, hứa trả 50. 000 usd - nhưng tiền công dịch mất hàng triệu tiền Việtnam.
Từ Fedor Dostoievsky đến nay, chưa ai làm được công việc ấy, đó là nhận định của các nhà phê bình văn học và các linh mục, thầy cả; nếu đem dự thi, có thể chiếm giải Nobel văn chương không chừng ? "
(...)
LÊ VĂN HIỀN
nhà văn tiền chiến
Một chủ soái nhóm Hàn Thuyên tiền chiến, nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh được một nhà văn trẻ chở đằng sau xe đạp lên mạn Phú Nhuận thăm ai đó, gặp tôi , hỏi :
" Anh có đi xem tuồng Theo chơn Nguyễn Thái Học do Đoàn Thanh Minh-Thanh Nga diễn ở rạp Nguyễn Văn Hảo không ? Rất đông khán giả mua vé đi xem . Nữ soạn giả Lệ Liễu phỏng theo tiểu thuyết của " cậu" này ( người đèo thầy Quỳnh) , anh có biết nữ nghệ sĩ ấy không ? "
" Có chứ !"
" vậy bữa nào anh dắt cô ấy đến tôi chơi nhé ! Một nữ soạn giả cải lương Nam Bộ hát hay, viết giỏi thật ! "
Tôi đáp:
" Bổn phận Quỳnh là phải tới thăm chị, chứ sao lại bắt chị tới thăm , dầucó là lãnh tụ Hàn Thuyên và nay chủ soái Đàm trường Viễn kiến - nơi rất nhiều nhà văn, thơ già, trẻ tời tham dự " salon littéraire ".
" Mà này, chị Lệ Liễu , từ ngày tôi bỏ đất Cao Miên ( Campuchia ) , thì chằng làm báo bổ gì, viết tiểu thuyết cũng không . Cả nước này đều không quên Lê văn Hiền này, hồi xưa là người giàu có vào hang nhất ở Battambang. Có vị nào ở đấy vào thời kỳ này đều biết tiếng tôi , người đầu tiện dám chở hàng tram con bò từ Xiêm Rệp trên xe lửa chở về ga Saigon đấy . Chị biết bỏ đất Miên, tôi đi đâu không ? j'étais en France , gặp chủ nhà xuất bản Gallimard ở Paris, tôi đưa bản thảo cho xem qua tiểu thuyết La vie d'un entrepeneur, khen, gật đầu khâm phục nhà văn Việtnam danh tiếng từ tiền chiến, sao đến nay tôi mới được biết ông ta ? Pourquoi ? sau đó, ông ta trao tôi một phong bì làm quen , mở ra có 2000 quan tiến Pháp. Sách tôi có giá từ 5000 quan trở lên ấy chứ ?
VĂN .- dạo này anh dự tính chướng trình gì lớn chăng ? Anh cứ im lìm mãi như vậy sao được ?
HIỀN.- ... lúc nãy tôi nói vời chị Lệ, ca sĩ cổ nhạc danh tiếng số 1 của Đài phát thanh Saigon - tôi mới được chính phủ cho vay trước 1 triệu đồng dể mở ÉDITEUR LÊ VĂN HIỀN . Mỗi tháng cho ra 1 cuốn sách inédit của tôi, hoặc 1 cuốn dịch ngoại ngữ , en langue étrangère, soit francaise ou anglais , một cuốn tái bản, réédition ấy mà ! Mỗi năm trọn bộ 12 cuốn phải trả 7500 đồng, payé d'avance et prix de collection , chứ prix courant mỗi cuốn 75 đồng. Độc giả mua dài hạn sẽ được biếu 1 năm báo CỜ ĐỘC LẬP nguyệt san. Nội dung, hình thức sẽ bằng hoặc hơn ARTS hoặc LES NOUVELLES LITTÉRAIRES, 15 đống một số. Chứ tờ VĂN HÓA NGÀY NAY tôi mới mua, đọc qua, thấy hỏng ! Thuở trẻ, tôi cùng học chung với chúng nó. Hồi 20 tuổi, tôi đã viết văn bằng tiếng Phú lãng sa, chứ đâu có tự giác viết tiếng mẹ đẻ . Khi ấy chúng gọi tôi LÊ VĂN HIỀN COLON . Quay trở lại với bao ngày xa xôi , mình như người của lịch sử. Nhưng đáng mépris thật, mà thằng văn sĩ nào bị lột mặt nạ mà chăng như vậy chứ !
LỆ.- ( bóc bao thuốc lá mới ) - Mời anh , xin lỗi, từ lúc nãy em quên .
HIỀN .- ( lắc đầu ) - Thưa chị cứ mặc " đệ ". Hiền này bây giờ chỉ hút thuốc lào thôi
( vê thuốc lào cho vào nõ, lấy miếng giấy cuộn lại, châm lửa , rít một hơi ).
Ba người : Lệ, Văn - Văn ngồi giường, bởi đang tập dượt màn tuồng sửa soạn trình diễn .Cậu học sinh theo dõi thái độ ăn nói bạo miệng, bốc trời của Hiền . Nhà văn tiền chiến buồn bã, mắt lim dim như đang suy nghĩ lung việc gì đó, mà vẫn gật gù nghe Văn đờn , người hát. Giọng Lệ cất lên từ câu vọng cổ :
"... Bạn ơi, có một lần tôi sung sướng chễm chệ trên chiếc xe hơi nhà bóng loáng, tôi say sưa ngủ trên vai người tình trai trẻ hào hoa. Cửa lòng tôi rộng mở để đón chờ một ngày mai tươi sáng, tôi xây đắp một cảnh gia đình hạnh phúc trong tâm tư. Nhưng tôi có ngờ đâu người yêu của tôi quí nhất đời lại chỉ là một kẻ manh tâm lơi dụng để tôi làm vật mua vui, trong những giờ khao khát thú vật dục đê hèn .."
HIỀN .- Ngày xưa tôi chỉ thích nghe chị Nam Phỉ, bây giờ còn chị Phùng Há, và giờ này là chị Lệ Liễu. Thế mà tôi đọc tin trên tờ báo " con heo nào đó " tung tin chị Lệ Liễu mở phòng trà trá hình, có cả em út chiều khách tới bến, thật bậy bạ ! Formidable , cochon ! Thật đáng khinh bọn báo giới thời này, chỉ biết tiền , dám làm mọi chuyện đặt điều, có phải vậy không anh Văn , vừa là nhà báo lại biết đờn ca cổ nhạc, chẳng lạ bọn làm báo ' xăng ta " này .
( chantage ).
Nữ nghệ sĩ Lệ vẫn tiếp tục ca theo tiếng đàn, chân Văn gõ nhịp , cậu học sinh dự thính lắng nghe . Bỗng Lê Văn Hiền tớ i hỗ cậu học sinh xin mảnh giấy trắng . Đơi khi hai vị nghỉ giải lao, Hiền nói vời nữ nghệ sĩ Lệ :
" Tôi rất thích vọng cổ Nam Bộ. Tôi có đứa con trai Lê Tất Vinh làm thơ giỏi ngâm thơ hay, bắn súng tài tình , nổi tiếng ở sư đoàn 312. Nó với tôi như hai thái cực, nên ở lại theo Kháng chiến, chê tôi lạc hậu, không bắt kịp thời đại mới. Nhưng mà thôi, để bữa khác, tôi kể cho quí vị nghe nhiều chuyện vui trong Kháng chiến , vì hai vị sắp phải lân Đài phát thanh thu âm , phải vậy không ? "
Hiền đưa cho chị Lệ mảnh giấy viết đôi hàng kể lể sao đó, nữ nghệ sĩ đọc xong, gấp tiền cho vào phong bì nhờ cậu học sinh chạy theo, trao cho Lê văn Hiền. rồi vội vã cùng Văn lên Đài thu âm.
HẾT .
thế phong
( Nguyệt san Văn học, Saigon , chủ nhiệm: Phan Kim Thịnh , báo ra ngày 10 - 3- 1975.
Bài tu chỉnh - tháng 1 / 2013 )
Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013
bức tranh vân cẩu: " quận mã mọc sừng " - hoàng hương trang -
Lời dẫn.-
Hoàng Hương Trang đôi khi cũng " nghe hơi nồi chõ nghe mõ sư ông ' - tôi phản ứng về bài viết của HHT đăng ở hải ngoại nói về tôi . ( xem bài " Vũ Hoàng Chương " thơ ta chẳng viết cho đời " đăng lại trên web " Văn chương +" / Phạm Xuân Nguyên" ).
- lần này, HHT gửi 1 bài văn vần ( thơ, vè, thơ chua, thơ đen, thơ " đàn ngang cung ", thơ " bức tranh vân cẩu .." đều đúng , tùy theo khẩu vị đọc giả ) kèm một tờ scan " THƠ XƯỚNG HỌA CUNG ĐÀN TRI KỶ TRI ÂM / TRẦN VĂN KHÊ + TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG
( Nxb Hội Nhà văn ) và 1 bài thơ " Ngủ đi anh" , thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, " tặng " hiền huynh Trần Văn Khê " :
( 1921 - )
NGỦ ĐI ANH
Ngủ đi anh mộng vẫn lành,
Ru anh tình vẫn thiên thanh ngát màu.
Thời gian dù có qua mau,
Không gian ngàn dặm, nhịp cầu vẫn trao,
Tiếng ru thấm vì ngọt ngào,
Giữa non sông, giữa trăng sao sáng ngời.
Chiều về bến vắng thuyền trôi,
Gió xuân thoảng nhẹ lưng trời nhạn sa.
Ngủ đi anh mộng ngọc ngà,
Êm đềm nhạc khúc đậm đà tình thơ
Nhạc về anh ngủ trong mơ ,
Thơ về anh ngủ bên bờ liễu xanh,
Ngủ đi anh, mộng vẫn lành,
Cành xuân hé nụ hoàng oanh đón chào.
Quạt nồng đẹp giấc chiêm bao ,
Bâng khuâng mùa cũ lao xao sóng lòng.
TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG
( 1937 - )
Nhớ đêm trăng gác thương 25-12- 1990
Thương mến gửi hiền huynh
Tôn Nữ Hỷ Khương muội muội
- chuyện văn chương bù khú , kèm chuyện " ái tình vụn tiềm ẩn "- và ở đây, là chuyện" hiền huynh với ngón đàn cổ nhạc " nắn vuốt thơ " muội muội thi nhân " - dưới mắt H.H.T , đích thị : " bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương " .
- tuy không ký tên " Chúc mừng" Quận Mã" mọc sừng" - ngụy trang dưới danh xưng ' CLB Thơ Dã Quỳ suu tầm - 2013' - ai đọc đều biết ai là tác giả ?.
- thơ ngang xát muối Hoàng Hương Trang - mùa xuân ướp thịt khỏi thiu thối - tác giả 75 xuân xanh - hăng tiết vịt bàn chuyện cháy nồng ân ái thanh xuân không tồi - xuất chiêu gãi ngứa từ hang sâu thẳm :
" Vợ ru người khác trọn tình gối chăn / " Quận Mã " có mắt như mờ / Để cho Lão Điếm vào rờ " Quận Nương " / Hồi xuân chắc ngứa lá đa ? / Có chồng chưa thỏa còn ham bồ già " ...
( thơ HHT ).
T.P.
Saigon, Jan., 24, 2013 .
chúc mừng " quận mã" mọc sừng !
Chúc mừng anh có vợ hiền
Đem tình ra đãi liên miên " bụi trần "
Chúc mừng anh có vợ ngoan
Một chồng chưa thòa còn ham bồ già
Chồng ngoan cứ việc ở nhà
Ông lo bếp núc, để bà đi chơi
Người ta Thơ Nhạc có đôi
Đàn ca quyến rũ dụ người làm thơ
Em Thơ, anh Nhạc lơ mơ
Tỏ tình dan díu như chưa có chồng
Mừng anh có vợ mơ mòng
Có con, có cháu, vẫn còn ngựa hoang
Mừng anh có vợ lang bang
Tối ngày theo gã tình tang líu xề
Mừng anh có vợ u mê
Bỏ mồi bắt bóng ê chề quá ngu
Mừng anh có mắt như mù
Vợ theo trai điếm, vẫn ngờ thủy chung
Trai già điếm đực dẻo mồm
Vợ anh ca tụng như rồng như vua
Anh như cái bóng lu lờ mờ
Anh như gã điếc, giả vờ thằng đui
Anh như tượng gỗ đứng ngồi
Anh như giường chiếu trải mời người ta
Có mồm mà chẳng nói ra
Làm chồng mà cứ như là khờ ngu
Thiên hạ đều biết quá dư
Mà anh vẫn cứ lừ đừ như không
Vợ sao làm xấu mặt chồng
Đem bao danh giá đổ sông hết rồi
Con giòng của giống ham chơi
" Tri âm tri kỷ " cho đời cười chê
Dựa hơi để được lấy le
Hay là sa bẫy tình, mê dê già
Hồi xuân chắc ngứa lá đa
Đem cho người gãi để mà mua danh
Tình giá thum thủm hôi tanh
Em Thơ, Anh Nhạc xập xình ngày đêm
Xướng hòa huynh muội liên miên
Mặc cho thiên hạ xỏ xiên chê cười
Mừng anh đem vợ tặng người
Còn anh cúi mặt lặng ngồi làm thinh
Than ôi, huynh muội đa tình
Mừng anh có vợ ngoại tình công khai
Chúc anh cố gắng im hơi
Để cho nàng được ăn chơi đã đời
Chúc anh yên phận khoai lùi
Yên thân làm cục đất vùi dưới ao
Làm chồng như thế được sao ?
Làm chồng mà chẳng khác nào nai tơ
Già rồi mà vẫn ngây thơ
Chúc mừng anh cứ ngây ngô mọc sừng
Đêm đêm anh ngủ một mình
Vợ ru người khác trọn tình gối chăn
Hãi hùng tình ái lăng nhăng
Mua danh ba vạn, bán phăng ba đồng
Nực cười " Quận chúa" trốn chồng
Để cho " Quận mã " mọc sừng đáng thương !
CLB THƠ DÃ QUỲ sưu tầm . 2013
( KHUYẾT DANH )
" Quận Mã" có mắt như mờ
Để cho Lão Điếm vào rờ " Quận nương"
*
- gửi tặng nhà văn Thế Phong để cười [ trong] 3 gày Xuân, và có thể lên mạng để mọi người cùng cười cho vui .
H.H.T 2013
( thư gửi từ Bưu điện Bình Thạnh ngày 22- 1- 2013 )
về " Nietzsche, triết nhân & thi nhân" - trần thanh hà -
Lời dẫn:
Trước đây ( tháng 11/ 2012) trên Blog Thế Phong đã trích đoạn đăng 1 bài trong sách
F. NIETZSCHE , TRIẾT NHÂN & THI NHÂN / TRẦN THANH HÀ ( Nxb Lao động , 2009 ) , tôi xác định có hai vị trùng tên trong giới văn học.
một, nữ văn sĩ Trần Thanh Hà ( 1971 - ), tác giả tập truyện Bên hồ lai láng
( 2000) hiện là biên tập viên Nxb Công an nhân dân ( chi nhánh) , sống và làm việc tại
tp. HCM.
hai, Trần Thanh Hà, sinh năm 1963 tại Hànội, quê quán: Thừa Thiên - Huế .
Nữ tiến sĩ văn học, ngành lý luận, hiện công tác tại Trường Lê Quí Đôn Nha Trang, tác giả cuốn tiểu luận trên . ( theo web. văn chương việt ).
Lần này, lại trích đoạn chương 4 viết về thi-triết- gia Friedrich Nietzsche - vẫn trích từ sách viết về F. Nietzsche / triết nhân & thi nhân / Trần Thanh Hà .. .
Có thể nói , sau 1975 , đây là cuốn biên luận duy nhất cũng là đầu tiên viết về Nietz - rất xứng đáng được tán thưởng !
THẾPHONG
Saigon, Jan., 23, 2013.
friedrich nietzsche :
" thùng thuốc nổ tư tưởng nhân loại"
bài : trần thanh hà ( 1963 - )
" Lịch sử loài người sẽ vì tôi chia làm 2 phần "
F.N.
Khi nói về Nietzsche [ Nietz ] , chi có thể so sánh với hình ảnh thùng thuốc nổ .
Bởi, thứ nhất , bao giờ cũng vậy , khói thuốc nổ phải tự đốt cháy mình mới tỏa ra được ánh lửa đạn muôn màu, Nietz là như thế !
Cả cuộc đời ông không còn giữ lại cho riêng mình mà tự thiêu hủy đê dâng tặng nhân loại những chùm ánh sáng phát ra từ trí tuệ siêu việt và trái tim nóng bỏng tình yêu .
-thứ hai, bản thân của thuốc nổ không chỉ phá hủy mình mà phá hủy cả những gì mà nó đi qua . Bóng đen ở mặt đất và ánh sáng vút lên trời cao. Điều Nietz cần và chúng ta cần là đừng nhìn vào hố thẳm mù tối do thùng thuốc nổ gây ra, mà hãy nhìn lên phía trên, vùng tương lai , để nhận ánh lửa mang tới sự sống.
- thứ ba, thuốc nổ là một thứ vũ khí. Vậy nên, nó có 2 mặt, tuy thuộc vào người sử dụng nó. Tương tự như vậy, học thuyết của Nietz có lúc bị công kích, lên án, bài bác; vì có người sử dụng lý thuyết, tư tưởng của ông dể làm cơ sở cho mưu đồ chính trị của mình . *
-----
* ,như lãnh tụ Phát xít Adolf Hitler chẳng hạn ( TP ).
------
***
Nietzsche đã từng so sánh ngôn ngữ như một con mụ lường gạt. Trên thực tế, có những văn phẩm đơn giản nhất còn được hiểu nhiều cách khác nhau. Huống gi một tư tưởng được viết theo cách ẩn dụ, tượng trưng của Nietz. Việc hiểu Nietz nhiều cách khác nhau, có lẽ cũng là điều thường tình ( chưa kể có nhiều trường hợp cố tình hiểu khác ý nghỉa văn bản, khi chi dựa vào những câu, chữ đơn lẻ, biệt lập ; mà không đặt trong tính hệ thống ). Ở trường hợp này, đầu thế kỉ XX, có tác giả viết nhiều bài báo , chuyên luận phủ nhận triết học Nietz, như : Emile Faguet, Seillére ? Louis Bertrand ( Pháp ) ...
Trường hợp thứ hai là dựa trên quyền lợi chính trị cá nhân để phê phán Nietz . Đó là thái độ chống đối kịch liệt, đả phá không khoan nhượng triết thuyết của Nietz tư các triết gia cùng thời . Đây là những bài viết miệt thị Nietz ở những tác phẩm đầu tay của ông . Thái độ của các triết gia này xuất phát từ 2 nguyên nhân :
- thứ nhất, Nietz là giáo sư ngôn ngữ học, chứ không phải triết gia, nên những vấn đề Nietz đặt ra đối với họ chẳng có giá trị;
- thứ hai , Nietz tấn công vào chính đền đài mà các triết gia đang tôn thờ như : Socrate, Kant, Descartes ... , cũng như vào xã hội mà họ đang tự hào , ngưỡng vọng - nên Nietz bị lên án, tẩy chay quả không phải là chuyện lạ.
Thái độ phản bác gay gắt này được khởi xướng từ Alfred Fouillé - t triết gia , nhà khoa học chính trị Pháp. Nhưng chi 1 thời gian ngắn, tác phẩm của Nietz bị chìm trong yên lặng, khi chiêu bài cuối cùng của phe đối lập dựa vào cuộc đới Nietz , để kết luận tác phẩm của ông, chỉ là : " những trang viết vô giá trị của một tên điên ".
Dù gì, thì các học giả Pháp đã có lời vọng đáp ( vì triết học Nietz được giới thiệu và phổ biến đầu tiên ở Pháp, chứ không phải ở Đức ). Riêng tại quê hương ông - nước Đức - lại rơi vào trường hợp thứ 3 , là lợi dụng triết học Nietz để làm chính trị . Người đầu tiên là em gái
Nietzsche- Elisabeth . Bà có chồng là người theo chủ nghĩa chống Do Thái, nên cuốn sách Ý chi húng tráng lúc đầu bà biên tập xuất bản, đã bị sửa đổi, bóp méo [ ở ] nhiều đoạn . Ý đồ và tư tưởng của Elisabeth càng có cơ hội phát triển , khi Hítle [ Hitler ] dựa vào triết thuyết của Nietz biện minh cho sự hình thành của chủ nghĩa phát xít. Chỉ cần dựa vào những ý tưởng chung chung là ca ngợi chiến tranh, quyền lực, lật đổ các thần tượng, xóa bỏ xã hội đương thời, nhờ sức mạnh Siêu nhân cải tạo thế giới, cùng những lần đến bảo tàng Nietz, với tất cả lòng thành kính, Hítle đã dùng Nietz để mê muội tinh thần Đức và tàn sát nhân loại. *
------
* vấn đề này , xin xem bài viết của William L. Shirer ( 1959) với nhan đề : The Rise and Fall of the Third Reich - trong mục Nietszche và Hitler . ( TTH )
------
Để khẳng định Nietz không phải là người tiên phong cổ vũ cho chủ nghĩa phát xít, ta có thể thấy qua tác phẩm của [ Nietz ] , ông đã nói rõ : " Bọn thống trị và chuyên quyền này đã đưa nước Đức vào con đường sai lầm " * .
-----
* Daybreak - theo Friedrich Nietzsche - Wikiquote.en. Wkquote. org ( TTH)
-----
Người ta thường cho rằng dân Do Thái khôn ranh, loc lõi, để coi thường khinh bi họ - Nietz luôn bênh vực người Do Thái và ông đã nêu :
" Ở mỗi quốc gia, mỗi cá nhân, người ta đều có thể tìm thấy các tính chất khó chịu, thậm chí nguy hại ; thật là độc ác, khi yêu cầu người Do Thái phải là một ngoại lệ " *
-----
* Human, All Too Human - theo Friedrich Nietzsche - USCRS compaqnet, Be / cn 127 103 / Wikiquote.en .Wkiquote. org.
------
Hoặc chính Nietz đã nhấn mạnh,. người Do Thái đã làm được điều ông đặt ra là lật đổ các giá trị : " Người Do Thái - một dân tộc được sinh ra cho chế độ nô lệ " theo như Tacitus và toàn bộ thế giới cổ đại phát biểu " dân tộc được lựa chọn " như chính họ nói và tin người Do Thái đã đạt được phép màu về đảo ngược các giá trị, mà nhờ đó , trong vòng đôi ba nghìn năm đến nay, cuộc sống trên trái đất tiếp thu một niềm say mê mới và nguy hiểm - các nhà tiên tri của họ đã trộn đều các khái niệm : giầu có, xấu xa, mãnh liệt, nhục dục vào làm một và chính họ là người đầu tiên đặt ra từ thế giới, như là một thuật ngữ chỉ sự ô uế. Ý nghĩa của dân tộc Do Thái nằm trong chính sự đảo ngược về gíá trị này : cuộc nổi loạn của nô lệ về đạo đức đã khởi sự cùng với dân Do Thái. * Mà chủ nghĩa phát xít là gì, nếu không phải là những kẻ chuyên quyền, độc tài và bài trừ người Do Thái ? Vấn đề hiểu lầm về Nietz trước Đại chiến thế giới lần 2 đến giờ đã được làm sáng tỏ. Thực ra cũng không cần bàn cãi nhiều, vì chỉ thấy được ảnh hưởng của Nietz với đời sống xã hội hiện đại cũng là một minh chứng cụ thể nhất.
-------
* Beyond Good and Exil , Theo Friedrich Nietzsche - USCRS compaqnet Be / en 127 103 / wikiquote.en. Wikiquote .org.
------
Triết học Nietz cũng là con đường độc đạo. Bởi người ta có thể tìm thấy ở quan niệm, tư tưởng của ông những điều hợp lí mà không tìm cách để hiện thức hóa những vấn đề mà ông đặt ra. Điều này xuất phát từ chính cuộc đời, hoàn cảnh của ông. Đó là Nietz viết thư như đối thoại với riêng mình, đối thoại với cả nhân loại - nhưng tất cả vấn đề ông đặt ra đều đứng trên tư cách cá nhân để lí giải, khẳng định hay phản bác.
Đọc Tôi là ai ? chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề này được thể hiện như sau :
- thứ nhất, Nietz là người tôn thờ sự thật, nên ông căm ghét những kẻ giả dối, lừa lọc; hoặc quá đề cao lí thuyết của mình. Đạo Ki-tô và các giá trị đạo đức luôn có tác dụng ich lợi nhất định trong việc bình ổn đời sống xã hội. Nhưng có những kẻ lợi dụng lòng tin để phủ nhận quyền tự do cá nhân và làm thui chột sức sống ở mỗi người. Bên cạnh đó, các giá trị luân lý và những chuẩn định được đặt ra là do một thế lực độc quyền hay được xây dựng trên một xã hội băng hoại - vậy thì những giá trị đó có còn giá trị nữa không ? Ta phải hiểu thái độ của Nietz, là khi ông lên tiếng công kích ai, là mong muốn làm ơn cho người đó. Tuy nhiên, sự phủ nhận hoàn toàn của Nietz mang thái độ cực đoan, nên ông không được hiểu đúng từ các nhân vật đương thời .
- thứ hai, quan niệm về Siêu nhân của Nietz bộc lộ mong muốn của ông về sự hoàn thiện con người :
" Con người đối với dã nhân cũng như Siêu nhân đối với con người, con người là một dòng suối nhơ bẩn mà giáo lí Cơ Đốc bảo là nên gột rửa cho hết những gì ô uế - nhưng kết quả sau cùng , hầu như sẽ không để lại gì. Song, phương sách tốt nhất để khắc phục điều này, chính là Siêu nhân - một biển cả mênh mông đến mức có thể tiếp nạp tất cả các dòng suối nhơ bẩn mà không mảy may bị hệ lụy hay tồn thương ." *
------
* Nietzsche's Superman - Personal. ecu.edu.
-------
Nói như tác giả Thế Phong, quan niệm Siêu nhân của Nietz, chính là biểu hiện của
chủ nghĩa đi lên con người. Nhưng cách phủ định xã hội đương thời vì mơ tưởng đến sự ra đời của những con người ưu tú khác của Nietz đã biến thành triết thuyết của ông mang tinh chất siêu hình.
- thứ ba, xuất phát từ quan niệm đạo đức của chính mình, Nietz đã đưa ra tư tưởng vượt lên trên Thiện, Ác. Song khi lật nhào hết những thần tượng, thì Nietz lại không dựa trên nguyên lí nào để phân biệt Thiện, Ác . Điều này cũng như cuộc đảo các giá trị của ông, vừa dựa trên nền tảng luân lí quá khứ lại vừa phủ nhận những giá trị đương thời . Mà không thể không thấy được rằng bảng giá trị đương thời lại dựa trên cơ sở luân lí truyền thống. ( dù có thay đổi nhất định ). Chính điều này khiến tư tưởng của ông nhiều khi mất phương hướng và mâu thuẫn.
- thứ tư , tất cả những tác phẩm của Nietz đều được viết ra từ trái tim yêu thương con người của ông. Song, đối với Nietz, có thể lòng yêu thương bộc lộ ở thái độ phê phán, công kích, lên án giúp cho con người tốt hơn. Nhưng, ông lại từ cách thức của mình để chỉ trích , phủ nhận tình yêu thương, lòng thương cảm, chủ nghĩa vị tha .. của Kitô giáo, Khổng Tử ...
- thứ năm, triết học Nietz còn mang tư tưởng tư sản và đẳng cấp xã hội. Tất nhiên, khi phân biệt những con người thượng đẳng và hạ đẳng, quan niệm của ông là khẳng định sức mạnh vượt trội của cá nhân con người. Ông luôn đề cao những con người biết làm chủ, sống mạnh mẽ và biết vượt qua mọi gian khổ ... Nhưng trong xã hội tư sản, sức mạnh ấy lại rơi vào tay giai cấp thống trị. Song như phần trên, chúng tôi đã đề cập đến [ sic / sau đề cập không cần chữ đến ] Nietz luôn phê phán , lên án chế độ độc tài, chuyên quyền. Vậy, thái độ này của Nietz có lẽ xuất phát từ chính cá nhân ông - một người luôn luôn tự hào về nguồn gốc gia tộc mình.
- thứ sáu , trong tác phẩm của kình, Nietz có thái độ miệt thị đàn bà và luôn có ý thức tự tôn. Song, nếu nhìn lại cuộc đời ông, thì vấn đề này có thể dễ hiểu. Một phần vì thiếu may mắn trong đường tình, nên ông thù ghét họ. Mà ông đã nói rằng chính vì yêu thương nên mới thù hận và trong học thuật, mọi người quên lãng ông, nên ông phải tự khẳng định mình. Những vấn đề hạn chế hay chưa được nhìn nhận hợp lí trong học thuyết của Nietz đều xuất phát từ nguyên nhân sau : Ông chống đối tất cả những gì mà điều đó không có liên hệ hữu thiết cho ông .
Xét cho cùng , triết thuyết của Nietz, chính là những kinh nghiệm, suy tư, linh cảm ... được bắt rễ từ chính đời sống cá nhân ông. Bên cạnh đó, triết học của ông được xây dựng bằng biểu tượng văn học hay cách thức diễn đạt văn chương, nên việc diễn giải đúng và hết ý tưởng của ông không phải đơn giản.
Mà thực ra, lúc đương thời Nietz rất muốn mọi người nghe ông nói, hiểu ông, phản bác lại ông. Bởi vậy, ông đã nói rằng : " Không nên nốc cạn , vì để tôn vinh bất luận người nào, một chén rượu tràn như thế ". * Vậy, chúng ta hãy chiết ra từng giọt đắng cay, để thưởng thức trọn vẹn hương vị thơm nồng, ngọt ngào trong triết tác của Nietz. Vả lại, chân lí không bao giờ ở cực này hay cực khác mà thường ở vào khoảng giữa ...
-----
* Nietzsche. F. Zarargustra, Sđd, tr. 616 .
----
***
(... )
Tuy nhiên, yêu mến, ngưỡng mộ, kính phục - không đồng nghĩa với việc theo đuổi những gì Nietz đã đề cập. Việc chắt lọc vẻ đẹp từ tư tưởng, tâm hồn mới là điều cốt yếu. Nietz đã chẳng khuyên , hãy từ bỏ người thấy của mình là gì. Điều này có nghĩa là, chúng ta sẽ nhận ra những mặt tha hóa của Thời Hiện đại để làm đời sống nhân sinh hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Đừng để thần tượng đè bẹp mình. Đó cũng là điều Knowles nhận xét :
" Tôi đồng ý rằng các triết lí của Nietz là rất lí thú. Tuy nhiên, tôi không tán thành điều ông phát biểu và tôi nghĩ rằng một số ý tưởng của Nietz sẽ không có giá trị áp dụng vào thực tiễn. Theo tôi, việc bản thân chúng ta tiến hóa lên với tư cách xã hội là một điều cần thiết
( ý tưởng về một Siêu nhân ) , nhưng nó có thể không theo cách của Nietz. Tôi rất tôn trọng ông, với tư cách là một triết gia và rất thích đọc tác phẩm của ông. Nietz là độc đáo, và tôi có thể học nhiều ở ông. Nhưng tôi tin rằng không có một triết lí nào riêng lẻ, lại phù hợp cho tất cả mọi người, và không có các triết lý của ai lại giống nhau. Và đó là tôi chưa nói đến các quan điểm khác nhau của chúng ta về tôn giáo ... " *
----
* Nietzsche' s Superman - Personal.ecu. edu.
----
Triết thuyết của Nietz đã, đang và sẽ còn nhiều cấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu. Song, tìm đến những triết tác của ông, điều chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả, là vẻ đẹp từ một tâm hồn giàu tình cảm, một sức sống kiên cường, một trí tuệ siêu việt ... Có thể, chỉ cần chiêm ngưỡng những sáng tác của ông, như khi ta lắng nghe một bản giao hưởng của Beethoven, hay ta ngắm nhìn những chùm pháo hoa rực rỡ giữa màn đêm tăm tối. Có thể, chi cần như thế là đủ ...
Bởi Nietz cũng so sánh mình như ngọn lửa và " rốt cuộc thì mỗi người chỉ sống điều mà họ cưu mang trong tự thân " :
Vâng tôi biết tôi từ đâu đến
Không thỏa thuê như ngọn lửa
Tôi đốt cháy và tự đốt cháy mình
Tất cả những gì tôi dụng đến đều thánh ánh sáng
Và tất cả những gì là ngọn lửa !
Con Kinh Kông tàn phá đô thị rồi trở lại rừng sâu. Bóng của nó trở nên vĩ đại khi ánh chiều tà dần xuống ... Bao giờ cũng vậy, sự sụp đổ là khởi đầu cho một cuộc xây dựng. Sau Hòang hôn của những thần tượng sẽ là một Rạng đông ...Hình như Zarathustra đã nói như thế ! ...
NHA TRANG, 23 THÁNG 12 NĂM 2007.
trần thanh hà
----
* [ ...] chữ cua Biên tập .
--------
( FRIEDRICH NIETZSCHE, TRIẾT NHÂN & THI NHÂN / TRẦN THANH HÀ -
Nxb Lao Động, Hànội, quý IV / 2009 - tr. 170 - 178)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)