Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

thơ móc họng của nguyễn khôi ' phê bình thái giám '

             
                                   thơ  móc họng của nguyễn khôi  :
                                                                  phê bình thái giám 
                                                                         TẶNG GIÁO SƯ TRẦN ĐÌNH SỬ


                                                 Xưa , là lối   phê bình thái gíam
                                               - mổ xẻ thơ văn tìm những khối u 
                                                 lề Trái kia dẫn đến lao tù 

                                                 Ngục văn tự nghìn năm kinh khủng
                                                 bởi công tâm giết hại cả công thần
                                                 - thiên tài là nói lọt lỗ tai thủ trưởng!

                                                 Tha hồ chụp mũ
                                                                 đối thoại cóc cần 
                                                 mấy  ngài  thái giám đã về hưu
                                                 pha thuốc sâu gà sống thiến sót *
                                                 xưa quá rồi chớ diễn nữa 
                                                Thank you  ! 

                                              ------
                                              * câu nói dân gian về   PTs & Gs Ts  rởm. 

                                                 HÀNỘI 28- 7- 2013
                                             nguyễn khôi 

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

thi nhân- thi ca & cảm nhận : thế phong / lê ngọc trác 12

 
                       thế phong: mênh mông một hồn thơ phóng đạt  
                                                       bài viết : lê ngọc trác

    Không  biết phải gọi Thế Phong với danh vị nào ? Nhà  thơ, nhà văn, nhà biên luận, nhà báo , dịch giả ... Ở vị trí , công việc nào, Thế Phong cũng thành công  và khẳng định vị trí của mình, sau khi tác phẩm của ông đến với người đọc.

     Thế Phong tên thật là Đỗ mạnh Tường, sinh năm 1932  tại Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.  Thế Phong sinh sống bằng nhiều nghề: làm nông, phóng viên, dạy học, đi lính... Dấu giày của [ ông ] đã đi qua nhiều miền trên đất nước.  Hiện nay ông thường trí tài  Sài Gòn.  Cuộc đời của Thế Phong gắn bó , sống hết mình với văn học. ( ông còn ký  các bút danh: Tương Huyền, Đường bá Bổn, Đinh bạch Dân ) .

      Xuất hiện lấn đầu tiên   trên văn đàn với truyện ngắn Đời học sinh  [ đăng trên ]  nhật báo Tia sáng vào 1952.   Đến hôm nay ( 2009) , Thế Phong đã xuất bản  trên 50 tác phẩm, bao gồm các thể loại : thơ, truyện, khảo luận, dịch thuật.

       Tác phẩm Thế Phong còn được các dịch giả *  tên tuổi chuyển ngữ sang tiếng anh ,  tiếng pháp xuất bản ở nước ngoài đến hơn 11 đầu sách, gồm : tự truyện, thơ, phê bình văn học... Chúng ta nhận thấy gia tài văn chương Thế Phong thật đồ sộ.  Và, cảm phục sự chuyên cần trong sàng tạo nghệ thuật của ông, chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số 50, tác phẩm Thế Phong hẳn sẽ còn thêm nữa.
------
* Đàm xuân Cận chuyển ngữ tiếng anh -  Cao Giao   và  Lê [ văn] Hảo sang pháp ngữ. (BT).

   Nửa đường đi xuống ( tự truyện ), Nhà văn tác phẩm cuộc đời  (tự truyện ), Lược sử văn nghệ Viêtnam
( khảo luận, 4 tập) , Tổng luận 60 năm văn nghệ Viêtnam ( khảo luận), [ Friedrich ]  Nietzsche & chủ nghĩa đi lên con người ... là những tác phẩm của Thế Phong đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc.

     Riêng lĩnh vực thơ, Thế Phong đã xuất bản: Nếu anh có em là vợ ( 1959), Sai biệt ( 1960),  Cho thuê bản thân ( 1962), Trước mắt nhìn thi sĩ ( 1963), Đàn bà & Tổ quốc ( 1964), Thơ làm lớn dậy con người ( 1965), Viêtnam vùng trời lửa đạn ( 1966), NamViêtnam, đứa trẻ thơ của vú em Huê Kỳ  ( 1968 )...

     Qua toàn bộ thi phẩm Thế Phong, chúng ta cảm nhận tâm hồn ông thật phóng đạt.   Rung động thật sự tự đáy lòng, thể hiện với một bút pháp mới lạ :  mở và thoáng .  Có lẽ,  bài thơ Thế Phong viết về nơi ông chào đời, lớn lên, về mối tình đầu và cả những đắng cay, hệ lụy là cả một bức tranh sinh động, thu hút người đọc ngay từ những dòng thơ đầu tiên:

    ...   Tôi lớn dậy mang đầy mù sương Việt Bắc
          quê hương tôi cây đứng thẳng nhiều hơn rừng chông
          người tình đầu tiên bỏ tôi vào điểm giờ cách mạng 1945
          núi rừng ơi ! 
                         nhớ mãi cũng bằng không
         những cái mấp mô
                         gồ ghề 
                                 hình ảnh cuộc đời
                                                không mềm như thạch trắng 
         mà người tôi yêu thích được nuông chiều                    
                        đu đẩy nhu tình yêu đu võng
        người bỏ tôi rồi 
                       nên côi cút 
                                thiếu thốn hoài ở tuổi ba mươi hai
        tâm hồn tôi phức tạp
                       nhiều đa mang 
                                  nên nhiều buồn thảm
        trăm nghìn bài thơ yêu 
                     chẳng nói lên một  ảnh hình 
                                một góc cạnh tình yêu 
        tâm hồn tôi đa sầu
                    vì lần đầu tiên 
                              theo người yêu ra nghĩa trang biết khóc
         mồ mả kẻ nào đây
                   mà thương vay 
                               tôi cắm một bông hoa
         với mẹ cha bỏ cuộc đời
                    giã từ hôm qua
                            xa xôi quá 
                                 một tiếng khóc, một bông hoa không có
           Nhà tôi
                   nằm trên  đỉnh ngọn núi cao vời vợi 
                           chiều chiều mặt trời làm bạn thuở ấu thơ
            áo chàm xanh Nghĩa Lộ 
                     dân bản thổ Sơn La
                            con gái áo'  kỏm'  bỏ ra
                                      bức tranh khỏa thân 
                                                 trong suốt dòng nước suối
             tâm hồn lớn dậy trong tình yêu
                         bắt đầu  nờ sớm nhiều hơn từ độ ấy ...

                          TRÍCH TRONG TẬP THƠ LÀM LỚN DẬY CON NGƯỜI , 1965

    Thế Phong còn là  một người phản kháng, ông chống lại những hiện tượng xu phụ.  Đối với lĩnh vực sáng tạo trong chương, theo Thế Phong :

      ' Bổn phận của người sau  là phải tổng hợp cái dữ kiện hôm  qua cùng cái hôm nay, tạo cho ngày mai và sự diễn tiến  nhân sinh cứ luân chuyển mãi như vậy ...' 

      Chính vì có tư tưởng như thế, nên Thế Phong đã nặng lời phê bình cái kiểu bái đầu, tung hô thần tượng một cách a-dua ,  thái quá .   Bài thơ Cho thuê bản thân của Thế Phong là một dẫn chứng về tinh thần phản kháng :

                            Thắt nút cà-vạt cổ cồn không thấy ghét bám phía sau 
                            lên giọng thầy giảng văn chương khỏi mang tiếng học trò 
                            mang sự lúng túng đền bù thuốc lá châm liên miên
                            chưa nghiện thuốc nặng  sao phà hơi  qua lỗ mũi 
                            bảo đảm vợ con trưa chiều áo cơm lên giọng
                            gõ mặt bàn tiếng văn chương Nguyễn Du 
                            ba trăm năm chưa hết - còn ai khóc Tố Như ?
                            có chăng phường bất tài ám ảnh mượn danh tràn
                            thi nhân ngày xưa hẳn mặc toàn áo gấm ?
                            túi đầy tiền rủng rỉnh tay nào với tha nhân ?
                            tôi không  còn hứng,  cảm thông Kim vân Kiều
                            tôi nhổ bọt vào mặt tôi chót khen  thi hào 
                            lời khen tặng mười năm ròng không đổi mới 
                            ba ngàn câu thơ chưa làm tôi xúc động 
                            họa chăng đôi ba câu tả thật đời lãng mạn
                            dăm ba điều kinh nghiệm  của lần trao ái tình
                            một vài cảnh đẹp nước chảy qua cầu tiết Thanh minh
                            mua gương Từ Hải vì ai má lơ láo triều đình ? 
                                ...
                            Tôi khinh tôi ra mặt cứ khen tràn cổ nhân
                            tôi phỉ nhổ mặt tôi thực sự phê bình Kiều danh tiếng
                            văn học sử này tôi sổ toẹt thi hào vỏ
                            đại diện một góc cạnh cỏn con nhìn đời nho nhỏ 
                            cả tên làm thơ quan lại nịnh bợ danh tướng công*
                            mong danh tiếng mình mãi gắn bó cùng non sông 
                           ca tụng cái đẹp vẻ hay nhà trường, đổi đồng tiền.

                           Tôi hy vọng học trò không bằng lòng lời khen giảng
                           áo  cồn thôi vòng cổ, tôi đấm bóng tôi, gương soi
                           cho thuê Nguyễn Du thật cần thiết không đòi bồi thường !
                             ----
                              * ám chỉ tác giả 2  câu thơ :
                                     '  Giang sơn một gánh giữa đồng / Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng ?
                                ( TP  CHÚ THÍCH SAU, 2013 )  

                                   TRÍCH TRONG TẬP THƠ CHO THUÊ BẢN THÂN , 1962. 

    Bài thơ Vương miện cuộc  đời , Thế Phong viết cách đây gần 50 năm, hôm nay đọc lại vẫn còn nguyên tính thời sự.  Chúng ta thấy đau nhói trong lòng.  Xã hội ngày xưa  - xã hội hôm nay vẫn còn nhiều cảnh đời đau khổ, bất công.   Trong thơ Thế Phong, không chỉ có phẫn nộ . mà chúng ta còn bắt gặp ở Thế Phong một tâm hồn nhân hậu, đầy tự trọng :

                            Những đêm sao  mọc bừng - đêm thứ bẩy
                            anh vào phố tìm mua  áo bông màu
                            không sao có màu áo anh tìm
                            tím hoàng hôn tắt vội 
                                      đường chiều em về heo hút gió
                           đời chán quá anh tìm ăn trong quán
                          đời bơ vơ - ghế trống quá - hàng hai 
                          đời lứa đôi thiên hạ chen đua
                          xương còn lại chất đầy trong bàn tiệc
                          kiếp ăn mày nạng chống  gầy lũ lượt
                          tay loang lổ ghẻ Tàu, miệng  run đôi môi 
                          xin lại miếng ăn thừa chất đầy trong túi hẹp
                          nốc rượu vang thừa - cằn cốc đá nước tan
                          - đời còn nhiều hứa hẹn
                                          gặm xương thừa, gầm cầu, lề phố vắng 

                        Những đêm sao mọc  bừng - đêm thứ bảy
                        anh thôi vào phố để không nhìn ăn mày
                        không  sao có màu sáng anh tìm mua
                        vương miện đầy sương hoa 
                                           đợi chờ đến bao giờ 
                        phủ lên đầu mọi người một sớm
                        đời chán quá ! 
                                           Anh không đua Em vào phố
                        chúng mình bơ vơ - ghế trống quá - hàng hai 

                         ăn mày nô lệ miếng ăn thừa 
                         chúng mình cúi gằm ăn mà sao không ngẩng mặt ?
                                      TRÍCH MUÔN HOA *   TRONG TẬP VƯƠNG MIỆN  MAI A , 1961 ) 
                        ---- 
                          *  bài thơ  đăng lần  đầu tiên vào   1957 trong tuyển tập Muôn Hoa -
                                        sau  đưa vào thi tập Vương miện Mai A  ( Saigon , 1961 ).  
                                  ( THẾ PHONG CHÚ THÍCH. 2013 )

      Trong thi ca ,  Thế Phong tạo ra một con đường của riêng mình, không giống một ai.  Từ 1959, nhà văn Thiên Giang * , một cây bút tên tuổi của miền Nam đã có những nhận định, đánh giá cao về Thế Phong;

    ' ... sư hiện diện của Thế Phong trong bình diện văn nghệ là kích động, thúc đẩy, tạo sự chuyển  động cho cả guồng máy văn  nghệ ...' 
----
* trong nhóm  Chân trời mới ở miền Nam 1945- 1950 :  Tam Ích, Thiên Giang,  Thê Húc.  Riêng Thiên Giang còn  viết chung một bộ sử  với Nguyễn Hiến Lê ( BT)   

      và khi  đọc thơ Thế Phong , học giả Hoàng xuân Việt đã cảm nhận :    '... thơ Thế Phong mãnh liệt cảm xúc, đê mê trong nghệ thuật  ...'  []

                                                                                          ( kỳ sau: THANH THẢO

     lê ngọc trác 


     tài liệu tham khảo & trích dẫn: 

- thơ Thế Phong
- Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời / Thế Phong ( Đại Ngã tái bản, Saigon 1970)
- Những nhà thơ hôm nay / Nguyễn đình  Tuyến ( Saigon, 1967 )
- Chiêu niệm 4 nhà  văn Sài Gòn  / Thế Phong ( Nxb Đồng Nai, 1999 )

( trích THI NHÂN- THI CA & CẢM NHẬN / LÊ NGỌC TRÁC - Nxb Văn học, Hànội,  2013 -  tr. 84-  91 )

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

phạ hay pha tiếng thái gọi trời trong bài thơ pha đin / quang dũng

  
                     pha hay phạ  tiếng thái  gọi trời 
                    trong bài thơ pha đin / quang dũng  
                                   đường bá bổn  
                                                              
 
      Khi đăng bài Pha Đin, thơ Quang Dũng trong tập Mây đầu ô , Trần lê Văn viết lời giới thiệu  - tôi
(  Đường bá Bổn  )  có một chú thích dưới bài thơ ấy:

    -  PHẠ (  có dấu nặng )  tiếng thái  là TRỜI ,  đin  là đất.  Phần đông văn thi sĩ gốc người Kinh đều gọi TRỜI PHA (  không  dấu nặng ). Ngay cả chàng viết tựa  tập Mây đầu ô,  thơ  Quang Dũng - là Trần lê Văn -   phu nhân là người thái -  liệu có đồng tình PHA hay PH mới đúng là TRỜI.

 - một thi sĩ khác rất giỏi tiếng thái, từng dịch  tiếng thái sang việt, đó là  Nguyễn Khôi ( 1938-     ) sinh ở Yên  Bái, sống nhiều năm ở Mường La ( Sơn La ) , tôi cũng chưa thấy chàng xác nhận PHA hay PH TRỜI. *

  - riêng tôi sống ở đất Thái  ( Mường Lò/ Nghĩa Lộ /  Yên Bái )  từ nhỏ tới năm 18 tuổi mới về Hànội học thì chưa lần nào nghe người  thái gọi TRỜI là  PHA  cả.

-----
*  nhân được mail phản hồi,  thi sĩ Nguyễn  Khôi cho biết  : PHẠ tiếng thái đúng là TRỜI,  nhưng đôi khi
' tiếng thái  trong ăn  nói  đời thường cũng biến âm cho nó nhẹ -  ví dụ : như xã ở chân đèo   gọi là chiềng pha, khi kêu Trời thì  Phà ơi ! - ' ... quả thật ,  tay này  thâm sâu ngữ nghĩa tiếng thái -  tôi cho  POST  lời dẫn về  đèo Pha Đin để chúng ta đồng lãm. 

      ĐƯỜNG BÁ BỔN 
   SAIGON, JULY, 25, 2013. 
 



                                                   đèo pha đin 
                                                     bài: nguyễn khôi 

  Lời dẫn.-

    Đèo Pha Đin là  1 trong tứ đại đèo  nổi tiếng ở Tây Bắc , bênh cạnh đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ, và Mã Pí Lèng, hoặc xáp vào nhóm 6 con đèo gây ấn tượng nhất Việtnam, gồm: Khau Phạ, Hồng  Thu Mái,
 ( QL 4 thuộc Pa So, Phong Thổ ) Ô Quý Hồ, Hải Vân và đèo Hòn Giao  (  Khành Hòa ).

    Pha Đin nguyên gốc tiếng thái: Phạ Trời, đin  là đất., nhưng,  tiếng thái trong ăn nói đời thường cũng biến âm cho nó nhẹ, nghe êm tai, ngọt ngào, dễ chịu - xã ở chân đèo gọi là chiềng pha , khi kêu Trời thì  Phà ơi !   Đi từ thành phố Sơn La lên Điện Biên trên QL 6 ( Thuận  Châu- Tuần Giao)  ở cây số 360 - 392, đèo dài 32  ki-lô-mét, điểm cao nhất 1648, nơi cột truyền hình nặng 70 tấn, chịu sức gió 200 km / giờ, độ dốc 10% - 19 %.

   Ở chiến dịch Điện  Biên ( đông xuân 1952- 53)  ở đoạn đường đèo Pha Đin, ta có 8000 TNXP quyết tử cho Tổ quốc  quyết sinh, suốt 48 ngày đêm, máy bay giặc Pháp dội bom hòng chặn đường tiến quân ta.  Từ 2006 -  2007, qua QL6,  đã có đường tránh thấp hơn  đường  qua đỉnh đèo, từ 200 - 400 mét, xe cộ  qua lại dễ dàng hơn.

   Đèo  Pha Đin có thể coi là thắng cảnh của Sơn La - Tây Bắc, nắng gió, sương mù mây ngợp huyền ảo luôn mát lạnh, thanh sạch như một cõi thần tiên khi ta lên tới đỉnh.

    Nguyễn Khôi ở Sơn La 21 năm, đã nhiều lần qua đèo Pha Đin, nối gót  các  nhà thơ Tố Hữu,  Quang Dũng , Vương Trọng [ từng  có thơ   về đèo  PHA  ĐIN  - bây giờ tời tôi, qua  ] một bài tứ tuyệt :

                                                      ĐÈO PHA ĐIN 
                                     Nơi Trời  ghé xuống hôn mặt Đất
                                     Nối vòng lên ôm ấp mây trời 
                                     Cứ như thế ta bay vào bát ngát
                                     Giữa đất trời hạnh phúc sóng đôi
                                                                      NGUYỄN KHÔI

----
 *  đã in trong ' Nghìn câu thơ tài  hoa / Nguyễn vũ Tiềm  sưu soạn - Nxb Văn học, 2007) . 
 
 nguyễn khôi 
   HÀNỘI 20 - 7 -  2013 

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

nhớ nơi kỳ ngộ / lãng nhân - 8



            nhớ nơi kỳ ngộ *: nguyễn triệu luật , vũ trọng phụng 
            vũ ngọc phan ,  dương tấn tươi,  đàm quang thiện 
                                                          bài viết :  lãng nhân

-----
*  tạm lược bỏ  :  báo Nhật tân  17 dòng.    (BT)  

                                     1.-NGUYỄN TRIỆU LUẬT

    Là dòng dõi  tiến sĩ Nguyễn Tư Giản làm quan từ Thiệu Trị  đến Đồng Khánh, nên nhà có nhiều tài liệu lịch sử, nhất là về hồi chúa Trịnh Sâm   giúp anh miêu tả tỉ mỉ trong những cuốn Bà  chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, rất hấp dẫn, có cuốn trích đăng trong [ báo] Nhật  Tân .

   Tính người chất phác, chịu khó cần cù học hỏi, nhưng xử thế có phần ngây thơ, nên đương học ở Cao đẳng Su phạm, anh bị đuổi ngang, vì nghe như có dính líu với Quốc dân đảng.   Có những nhận xét tinh vi, những châm biếm sâu sắc .

    Trong truyện Kiều, sau hồi Từ Hải, Kim Trọng hỏi thăm tin nàng ở viên lại gìà  và ở Thúc Sinh ,  anh
 [ Nguyễn trọng ] Luật có bài Mồm cụ Lại với mép làng chơi, so sánh lời khai  của họ Đô tỉ mỉ rành mạch đúng như khẩu cung, còn họ Thúc không khỏi  có vẻ tự đắc vênh mặt mỉm cười :

                                           Gặp nàng khi ở châu Thai
                                          Lạ gì' quốc sắc thiên tài' phải duyên ! 

   Ra cái điều cũng thiên tài như ta vậy !

   Tài châm biếm của anh còn đặc sắc trong khi nhại thơ Hoàng cao Khải có bài Thành Cổ Loa :

                                    Thành ốc mây mờ cỏ lẫn rêu 
                                    Biển tê trăng lặn, nước dâng triều 
                                    Hòa, thân, trót đã lầm đôi chữ
                                    Ân, oán, xui nên đủ mọi điều
                                    Quy trảo dẫu rằng cơ Tạo đổi 
                                    Nga mao như có nợ tình đeo 
                                    Hưng vong, biết chửa người thiên cổ 
                                    Thành tín bao nhiêu, dối bấy nhiêu !

                                                         HOÀNG CAO KHẢI

   Anh nhai lại :

                                   Thái ấp, mây mờ cỏ lẫn rêu 
                                   Pháp Nam, trung tín cả hai triều 
                                   Hòa, thân, trót đã lầm đôi chữ
                                  Ân oán, xui nên đủ mọi điều 
                                   Nước Việt dẫu rằng cơ Tạo đổi
                                   Làng Bông như có nợ tình đeo 
                                   Hưng, vong, biết chửa anh Tường Thuyết ? 
                                   Hục hặc bao nhiêu, chết bấy nhiêu !

                                                       NGUYỄN TRIỆU LUẬT

    Sau khi [ báo ] Nhật Tân  sập tiệm vì hết tiền , lại gặp lúc rối ren Tàu ,Nhật; anh ra giúp một tờ báo thân Nhật ở Hải phòng, rồi có lẽ vì ngây thơ chính trị mà anh bị hại, không rõ trong trường hợp nào ..
.

                                                    2.- VŨ TRỌNG PHỤNG

  Thân phụ mất sớm , anh sống với bà mẹ  ở gác trong, rất đơn sơ của căn nhà số 56 phố hàng Bạc, Hànội.  Gác ngoài có Đào trần Nghiệp *  tức Ký Con  làm công nhân  nhà Godard, trong khi [ Vũ trọng] Phụng  giúp việc nhà sách Taupin, cùng  trong cảnh nghèo.  Rồi Phụng bỏ Taupin, vì thích nghề báo chí hơn. Anh chịu khó đi theo các đàn anh như Tạ đình Bính, Phùng bảo Thạch , Nguyễn  triệu Luật, để thu thập kinh nghiệm  hầu bù đắp cho cái vốn học hạn hẹp vì thiếu phương tiện.   Những kinh nghiệm này được nhiều đặc tài khai thác: nhận xét tinh tế và nhanh chóng , gom vào trí nhớ như vào máy ảnh, khiến anh gặp cá nhân nào ở giai cấp nào, chỉ thoáng qua là nhớ từng lời ăn tiếng nói, từng đường đi, nước bước, từng ý nghĩ, từng ý muốn, anh ghi lại không sai một mảy may .
---- 
*   đúng,  phải là  ĐOÀN  trần Nghiệp .  (BT) 

    Anh  chỉ về làng vài hôm  là có ngay  Nghị Hách, ra ngồi quanh  máy nước là vạch chuyện Cơm thầy cơm cô, đến hóng chuyện mấy tay cờ bạc  là nêu ra Cạm bẫy người, với mấy me tây hưu trí là biết mánh khóe Kỹ nghệ lấy Tây, chỉ gặp  gỡ mấy tay anh chị trong xóm là có ngay Xuân tóc đỏ chào đời.

   Bấy nhiêu  tác phẩm đã làm độc giả tưởng anh là người trác táng, lăn lộn trong đời sống đồi trụy, len lỏi, nay Bạch Mai, mai  Đáp Cầu... kỳ thực không mấy khi anh xa   [ phố ]  hàng Bạc .

     Nhà nghèo, sức yếu, viết lách nhiều, không khỏi tổn thương đến nguyên khí, anh lìa trần năm 1940, hưởng thọ 27 tuổi.

                                                  3.- VŨ NGỌC PHAN 

     Người nhỏ nhắn , ăn nói điềm đạm, đi đứng nhẹ nhàng, ít khi thấy anh to tiếng  hay vùng vằng, dù bất đồng ý kiến với ai.  Anh giúp tạp chí Pháp Nam của ông Babut , giữ mấy trang  tiếng việt dành cho thi ca và tiểu thuyết dịch như Anna Karénine.  Thỉnh thoảng có bài cho [ báo] Nhật tân, thường là phê bình văn học.  Chúng tôi hay gọi đúa là ngự sử văn đàn.  Anh sống gần như ẩn dật ở ấp Thái Hà, bên người bạn đường là nữ sĩ Hằng Phương.   Sau 1954, tôi được đọc Chuyện cổ nước Nam không thấy có giọng điệu thiên tả.


                                              4.-DƯƠNG TẤN TƯƠI 

    Sinh viên miền Nam , học năm thứ 4 trường  Thuốc, đôi khi có bài về những sự đòi hỏi kỳ quặc trong thú tìm tòi và nâng niu sách quý.  Anh lại ưa nói chuyện ma quỷ.  Khi chúng tôi chạy vô Nam thì anh đã là một bác sĩ nổi tiếng về bệnh tâm trí. Tính ít nói, khi mạn đàm về những nhân vật tiếng tăm hay tai tiếng Nam và Bắc, anh có những tia mắt tinh nghịch chiếu ra, anh em hưởng ứng vô cùng thích thú.


                                              5 .- ĐÁM QUANG THIỆN 

    Đến  gặp tôi lần đầu ở [ báo] Nhật tân, lúc ở năm thứ 2 trường Thuốc.  Trắng trẻo, tóc lại hơi hung hung như lai tây,  cũng niềm nở, mỗi tháng đôi kỳ giúp bài về những thường thức trong y khoa.

    Sau khi anh chuyên về bệnh tâm tri , học giáo sư  Blondel.   Vị này có đặc điểm  là giảng bài ở lớp không tường tận bằng ở một tiệm phố hàng Buồm cho mấy sinh viên mà ông chú ý nhất, trong số đó có họ Đàm.  Theo học mấy năm liền như thế , trò cũng ghiền  * theo thày.  Đến năm thứ 4, Thiện bỏ ngang để dấn mình vào cuộc đấu tranh chính trị .  Anh cùng Phan huy Đán hoạt động ở khu Ngũ Xá Hồ Tây, chiều chiều diễn thuyết đả kích Việt Minh, khi hùng hồn, khi dí dỏm, được bà con dự thính đông đảo ...  Xong ở Ngũ Xá lại về năm tiệm [ hút  ] ; vậy  mà không bị công an VM bắt, vì được đông đảo anh em bảo vệ, trong đó có nhiều tự vệ thành  ...
------
*   nghiện thuốc phiện ( BT

    Trong thời gian 1939 - 1940, Thiện nảy ý kiến trắc nghiệm . vốn học của mình bằng cách sáng tác một vở kịch về tâm trí nhan đề Cánh đồng ma, rồi theo thời thượng bấy giờ, họp anh em diễn  tập đóng thành bản điện ảnh, trong đó anh vừa đạo diễn, vừa thủ vai chính.   Quay phim xong phải đem rửa tại Hong Kong, bên ta lúc ấy chưa làm được.   Ở nơi non cao biển rộng này, anh kết duyên với cô đào chính, chung vui tuần trăng mật vô cùng hào hứng.

    Khi trở về nước, vợ chồng sống phiêu lưu 3, 4 năm trời- khi anh viết báo, khi dạy học.  Anh có 1 trí nhớ phi thường.  Đọc [  chính  ] tà  cho học trò chẳng hạn , anh chẳng có sách vở gì trong tay, chỉ ứng khẩu đọc  1 bài dài, dấu phẩy, dấu chấm xướng lên rành mạch, khiến học sinh tâm phục trong kinh ngạc.

    Anh em có bận thử tài anh bên khay đèn : lập 1 bản kê khai các vật dụng quanh mình chừng 4 chục thứ lỉnh kỉnh :  tiêm, móc, xe, lọ, kéo, dao, báo, sách ... mỗi thứ mang 1 con số, tuần tự từ 1 đến 40, đưa bản đó cho Thiện, anh xem chầm chậm một lượt,  nhắm mắt một phút, khi mở ra tha hồ cho các bạn hỏi :
- Số 8  là gì ?
- Lọ dầu Nhị thiên [ đường ]
- Số 27 ?
- Cái chổi lông gà  ...
  Bốn mươi số, chẳng sai vật nào !

    Gia đình thấy Thiện nay đây mai đó  , tai tiếng đã nhiều, nên khuyên trở lại trường Thuốc, dùi mài ít lâu cho xong cái bằng bác sĩ, gây dựng lại cuộc đời lỡ dở.  Anh nghe lời tìm đến giáo sư Blondel.  Ông này trao  cho đủ sách vở để về ôn tập, và hẹn 15 ngày sau sẽ gặp lại để khảo hạch.   Đúng hẹn, trò hợp với thày để trả 3, 4 hôm liền, thày đi từ ngạc nhiên này đến khen ngợi khác, cuối cùng thày phấn khởi reo lên :
    - Gần 5 năm sách vở, anh chẳng quên 1 khoản nào.  thật là kỳ dị !  Tôi sẽ trình với giao sư Huard, cho anh trúng tuyển...
    Tuy vậy,  anh không đỗ hẳn, vì khi phải trình luận án, anh lại bỏ đi ... giang hồ !

    Khoảng 1952, anh cùng TCHYA vào Huế giúp  thủ hiến Phan văn Giáo, vốn quen thân với Đỗ VănTchyA *.  TCHYAThiện đóng vai sĩ quan tâm lý chiến, văn phòng đặt thường ở trên đò sông Hương!
---
* theo lối viết bản chính (BT)  .

    Sau đó, được tướng Nguyễn ngọc Lễ, trước là đại tá Vệ binh đoàn mà anh quen khi ở Huế, mời làm cố vấn cho ban Cảnh sát công an mà ông [ ta ] làm giám đốc.

   Bấy giờ   là lúc Pháp đã hết ảnh hưởng ở bên ta, nhiều người việt cũng như pháp có tiển của kẹt lại, đều tìm cách chuyển ngân sang Pháp, mà chuyển chính thức thì được ít một, bao giờ cho hết ?   Nên phong trào chuyển lậu nẩy sinh, nhiều trung gian kiếm ăn bằng manh mối chạy chọt.   Một nhân viên tổng nha dính líu, bị kết án cùng mấy nhân viên đồng lõa.   Vì mưu mô xếp đặt bên khay đèn, nên Thiện bị lây, mặc dầu anh đã nhiều lần khuyên không nên mạo hiểm.

   Nằm 2 năm trong [ khám] Chí Hòa, anh thừa thì  giờ nghiên cứu  truyện Kiều, viết nện cuốn Ý niệm bạc mệnh trong Đoạn trường tân thanh rất có giá trị.

    Nhân nhiều bạn đồng  cảnh ham bói toán để nuôi hy vọng giải thoát, anh bày ra cách bói toán mới : 3254 câu Kiều chia  thành  651 đoạn 5 câu 1, ghi số thứ tự vào 651 thẻ giấy bìa.  Người coi bói thầm thì khấn , 2 ngón tay kính cẩn xoa xoa  vào đầu nắm thẻ rồi rút phắt 1 cây ra trình thày.  Thày nhỏ nhẹ đoán, đều nghĩ cách đoán ra điềm hay để [ làm ]  yên lòng thân chủ .

    Sau  này, anh cười,  nói với tôi :
    - Mình tìm cách đùa chơi cho khuây khỏa, chứ bói toán gì.  Ấy thế mà có khí linh ra phết.  Một anh phạm tội cố sát, ngồi chờ sau ra tòa nghe tuyên án, thì ngày hôm trước thở dài thườn thượt, lo lắng sẽ bị cấm cố cả chục năm không chừng, đứng ngồi không yên, lập cập rút 1 thẻ.  Thày đọc :
               
                                            Cố  nhan đã dễ mấy khi bàn hoàn 
                                            Rồi đây bèo hợp mây tan
                                            Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu
                                            Sư rằng: Cũng chẳng bao lâu 
                                            Trong năm năm lại gặp nhau đó mà !

    Hôm sau , quả nhiên ông tòa phát cho cái án 5 năm ! Người ta  bảo , có câu :  có thiêng, có kiêng có lành, hoài nghi là 1 thuyết sai bét !

    Vốn tính xuề xòa, lại lười biếng.  Nhất là ghét những kẻ nịnh chủ, nịnh giàu; nên không ở lâu trong cơ sở hay hội đoàn nào.

    Năm 1979, tôi còn gặp anh mấy lần, tóc đã bạc phơ; nhưng vẫn  khỏe mạnh, vui cười, phong độ không đổi.

   Ở hải ngoại, được tin anh tạ thế vào thượng tuần tháng 3 năm 1981.  Thế là xong 1 đời tài hoa, một nhân phẩm đáng mến, một kiếp vận đau thương ..,. [] 

                                                                                                            ( còn tiếp )

      lãng nhân 


  ( trích  NHỚ NƠI KỲ NGỘ  /  LÃNG NHÂN-
     Ziên Hồng ( Zieleks) xuất bản, Texas USA , 1997 -  tr. 75 -  81 )
 

   

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

tháng hai buồn đọc lại lỗ tấn / hoàng vũ đông sơn 3


                               tháng hai buồn đọc lại lỗ tấn
                                                               hoàng  vũ đông sơn 

    Một mầm văn nghệ non đến yết kiến một củ gừng già , nhờ dạy dỗ và đặt tên cho tác phẩm anh ta vừa mới viết xong,  củ gừng già lật qua lật lại, bề dày của cuốn truyện, rồi quắc mắt nhìn mầm non, hỏi :
   " Thế truyện của cậu có kèn không ?"
    " Dạ không !"
    " Có trống không ?"
    " Bẩm cũng không !"
    " Vậy thì đặt tên là ' Không kèn không trống ". 

    Đó là một chuyện  cười trong làng báo chí văn nghệ tôi đã đọc từ lâu lắm rồi và còn nhớ mang mang như vậy.

    Hình như tôi có chân phước., nện vẫn được các bậc đàn anh, đàn chị  thương mến dãy bảo tận lực ,  khuyến khích tận tình mãi mà mãi vẫn chưa khá được.   Đó là lỗi tại tôi không có văn tài, không khổ công trau chuốt.   Thơ thì sắp chữ, văn thì  gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.   Đôi khi , tôi băn khoăn tử hỏi mình có rơi  vào trong mỗi chuyện vui văn nghệ mà có vị tiên sinh văn hóa nào đó đã nghĩ và viết ra  ? Chuyện thế này :

     Một người mù có tài ngửi văn.  Một tay viết văn làm thơ vừa muốn thử tài, vừa muốn được đánh bóng, bèn đưa đến người mù một lô sách :
    " Ông ngửi xem ! Đây là cuốn gì ?"
    Người mù đáp:
    " Tam quốc chí " 
    "  Sao ông biết ?"
    " Ngửi thấy mùi máu lửa"
    Anh kia lại đưa ra cuốn nữa :
    " Đây là cuốn gì ?"
    " Tây sương ký '
    " Sao ông biết ?"
    " Ngửi thấy mùi phấn sáp ".
    Thêm một cuốn nữa :
    " Thế đây là cuốn gì ?"
    Người mù gật gù:
    " Văn của ông đây mà"
   " Sao ông biết ?"
   Người mù đáp tỉnh bơ :
    " Ngửi thầy mùi thum thủm ".

    Việc bỡn chữ nghĩa  để thành danh ở chốn  giang hồ  văn chương thật khó và  khó thật !   Khó nhiều triệu lần so với cái ông giáo chủ Đinh xuân Thu của phái Tinh tú trong truyện kiếm hiệp của ông Tàu Kim Dung đã được giáo chúng suy tôn là Tinh tú lão tiên ; mỗi khi  diện kiến người, giáo chúng đều tung hô :
 " Giáo chủ văn thành võ đức , thọ  tỷ nam sơn, tràng trị vũ lâm, nhất thống giang hồ ".

   Lối  bưng bê-nâng-đội như thế là hết  ý, là tuyệt vời trên cả tuyệt vời rồi !

    Tháng hai buồn đọc lại  Tuyển tập Lỗ Tấn ( bản dịch  Giàn Chi, nhà xuất bản tổng hợp Hậu Giang ), Lỗ Tấn  là sao bắc đẩu của nền văn học nghệ thuật  Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa , ngay từ trước thời  Vạn lý trường chinh.  Thế giá của ông  cũng ngang tầm với ông Maxim Gorki của nước Liên bang Xô Viết.

    Đọc lại Lỗ Tấn  khi buồn thật thấm thía cho thân phận người dân đen nước Tàu của ông vào cái thời kỳ phe nhóm cùng sự phế lập tong cung đình nhà Mãn Thanh gây ra loạn lạc.   Rồi cách mạng Tân hợi, cuộc cách mạng nửa vời của ông đại tổng thống lơ mơ như ông Trời ở tít trên mây  cùng các tiểu tổng thống từng địa phương lớn nhỏ đều có đặc quyền chặt cổ hay bỏ tù người dân mà chẳng  cần chứng cứ rõ ràng.   Thuần phong mỹ tục thì người cầm quyền  không muốn xiển dương, vì sợ mất quyền lợi, sợ đụng chạm đến  đồng liêu, đồng sự.   Đồi phong bại tục cứ mặc sức tự do phát triển.  Người dân đen ở các xóm vắng, thôn  càng man rợ, chính quyền địa phương càng dã man thì càng dễ cai trị.

    Tuyển tập Lỗ Tấn , Giàn Chi dịch có  9 truyện ngắn :
    1) Nhật ký người điên .
    2) Khổng Ất kỷ
    3) Ánh Mai.
    4) Anh em ruột thịt
    5) Trên gác rượu
    6 ) Quê nhà 
    7) Con người cô độc
    8) Lễ chúc phúc
     9) AQ chính truyện .

    Tôi thích AQ chính truyện nhất, vì nó  hao hao hao giống Chí Phèo của Nam Cao Việtnam.   Nhân vật Chí Phèo là anh em song sinh với AQ  ( đọc A-Cu) , hay AQ là cái bóng   Chí Phèo.  Tôi không dủ kiến văn  cảm thụ văn hay mà phân biệt được giữa TàuTa có sự  giao thoa đến độ tuyệt vời nào hay không.   Truyện AQ có AQ là dĩ nhiên rồi, có  Ngô ( tiểu cô sương) có cụ Triệu  ( quan Tú Triệu ) , có cụ Tiền, quan cử Tiền ( Tây giả cầy ) .  Truyện Chí Phèo  có Chí Phèo, có Thị Nở, có Bá Kiến, Lý Kiến ...

    Đọc cả 2 truyện  AQChí Phèo, chả phải là tự ái dân tộc, nhưng tôi thấy truyện của ta nhân bản hơn chuyện tàu.  Chứng cớ là Chí Phèo  được làm đàn ông dù là trong cơn say.   Thị Nở được trở thành đàn bà qua cái vụ đền ơn đáp nghĩa, bát chào hành giải cảm./   Chí Phèo trong cơn điên  tiết đã đâm chết Bá Kiến, tức là sự nổi dậy do hờn căm chất chứa có quá trình, có bài bản, có nhân quả.   Còn AQ đến lúc bị phập ở pháp trường , thì vẫn chỉ là lão ngoan đồng thứ thiệt.  Vú Ngô chưa được nếm mùi đời vì thiếu tinh thần tương thân tương ái của Thị Nở.   Mụ Ngô chê AQ, chê thật háy chê làm dáng ?   Mụ cũng không bị anh Tây trắng,Tây đen, hay anh lính commando, partisan  nào hãm hiếp như ở Việtnam một độ,

    Tội nghiệp AQ, bi kịch yêu thương sao mà khủng khiếp quá.    Bị đánh đập tàn nhẫn bằng cây gỗ  đòn tre, bị sỉ nhục đủ thứ - AQ chịu được hết, quên tuốt hết, qua vài tớp rượu, rồi đi vào giấc ngủ an lành không mộng mị.   Nhưng cái chất nhờn nhờn, sau khi éo vào ám tiểu ni cô cứ tồn đọng mãi trong đầu đã hành hạ AQ đến  uống rượu mất ngon, ngủ không yên giấc, lại luôn luôn tưởng nhớ, luôn luôn mộng mị đến cái nhờn nhờn ở cái đầu vừa cạo, ở cái má tiểu ni cô  : Hòa thượng đụng được, tớ đụng không được  à ?  ...  Rồi lại mụ Ngô , tiểu cô nương cố tình ngả ngớn, lúc co chân, khi duỗi cẳng hớ hênh trên ghế dài buồng vắng nhà cụ Triệu.   Mụ Ngô kể toàn những chuyện có liên quan mật thiết , liên hệ thiết thân đến vấn để bức xúc của AQ.   Nào là :  " Hai hôm nay, cụ bà không ăn cơm vì cụ ông muốn cưới bà bé".  Nào là : " Mợ Hai  nhà này ở cữ vào tháng 8 ."  Lời nói và cử chỉ  của Vú Ngôi như mời gọi, như khuyến khích AQ phải có một hành động của Xuân Tóc Đỏ với bà Phó Đoan vô vàn tích cực.   Lại thêm tiểu ni cô bữa trước cũng chanh chua xỉ vả : "  Cái thằng  AQ chềt mất giống ấy ! "  đã  được quần chúng trong quan rượu biểu
 dương :" Bất hiếu hữu tam  vô hậu vi đại "  nên AQ phải  đáp trả đối phương.  Đáp trả bằng hành động tự nguyện mà quỳ xuống,. thành khẩn quỳ sụp xuống, lết tới cái ghế dài có thân hình ngồn ngộn của một nữ nhân đang ngả ngớn, lúc co chân khi duỗi cẳng.   AQ bị quấy rối tình dục ?

    Nếu AQ là người Việtnam cái thời 1945- 1954 mà hung hăng đi lính Lê dương, commando, partisan thì hẳn rằng đã biết rằng : chớ kể già 7, 8 mươi , mà đến cả con nít, 9, 10 tuổi cũng bị hết anh Tây trắng, Tây đen , ngay cả lính Ta cũng hãm hiếp, trong các lần đi càn quét của họ.  Huống gì Vú Ngô đang ở tuổi phây phây, AQ cũng không học được lối hành tàng khuất phục.   Thị  Nở  của Chí Phèo  cứ xông lên làm tới, không thèm lên tiếng van lơn : " Tôi ngủ với mình, tôi ngủ với mình "  thì đâu đến nỗi phải là cái quân làm loạn, là đồ ma cà cúi !

                                                                        ***

    Viết AQ chính truyện, ông Lỗ Tấn cứ băn khoăn  không biết nên để danh xưng chính truyện hay
ngoại truyện ?  Vì băn khoăn  nên ông LỗTấn đã mang tất cả hành trạng của gia và đại gia, kể cả ông Khổng Khâu ra so sánh.   Cuối cùng  ông  thấy AQ, nhân vật điển hình cho một thời đại thật xứng đáng phải có một chính truyện nên thành AQ chính truyện.

    Tôi giống ông Lỗ Tấn ở băn khoản  băn khoăn, khi muốn iết vài chuyện về Người về Ngợm có liên quan đến chữ nghĩa, đến văn học nghệ thuật.   Băn khoăn vì không biết nên đặt tên  chuyện mình kể, bài mình viết là nội hay ngoại văn học.   Nội, ngoại đây  là trong, ngoài.   Nội, ngoại văn học chứ không phải
 văn học nội hóa hay văn học ngoại hóa, như  danh từ thời thượng gọi là Nhà xuất bản Ngoại văn,
 Nhá sách ngoại văn ...

    Mà so  sánh thì luôn luôn khập khiễng.   Tôi chẳng là cái thá gì mà  dám cả gan so sánh một cách bắc bậc  chèo kéo cao vời  với  ông Lỗ Tấn, thì hoặc là, Trời sắp  sập, hoặc, cả nước sẽ vì tội mà mang tai chuốc họa; nhẹ hều cũng là   bài học thứ hai.   Ông Lỗ Tấn  có vị thế là bắc đẩu  kim tinh , là cù lao  ỏ sông, ở biển, là núi lớn giữa đồng bằng bên Tàu.  Còn tôi, tôi là thứ  cóc cắn, là rơm là rác  của tổ quốc tôi : dạo Vietnam hơn 5000 năm lịch sử, hơn 4000 năm văn hiến.

    Cũng may ông Lỗ Tấn đã tịch từ khuya.   Ông là người  nước lớn, lại là đại văn hào, nếu còn tại thế, chắc cũng chẳng giận hờn gì cái ngữ tôi.

    Ông Lỗ Tấn mất, nhưng lại còn mãi mãi.   Tôi còn đây, nhưng cũng như mất.   Chỉ được sống nhăn để sang Tháng Hai Canh thìn , với những băn khoăn không biết nên đặt tên vấn đề :  Cái mình viết  là nội văn học hay ngoại văn học ?

    Suy đi,  phải đặt tên  bài viết Chuyện ẫm ương nội văn học là đúng nhất.   Vì, nội dung là những chuyện liên quan mật thiết đến văn học và những người khai sinh ra nó, tức các tác giả.   Nghĩ lại, thật không ổn.  Vì, đã có Hồi ký ngoài văn chương của ộng Thế Phong rồi.   Mà, tựa  dề, chỉ khác nhau tí chút ở 2 chữ ngoàichương với nội ( trong) và  học; phải là thứ có trình độ, tầm cỡ mới phân  định nổi .  Thử tưởng tượng 2 cuốn sách ( cứ cho là có  cuốn thứ 2 đi ) đặt song đôi ở đâu đó :

                                                        Hồi ký ngoài văn chương 
                                                        Những chuyện ... nội văn học 

     Làm sao  để che miệng thế  gian ?  Và, nếu thế, thì sẽ suốt đời mang tai tiếng là  ăn theo, ăn bám - thậm chí là mạo hóa như hàng giả , hàng dởm hay hàng nhái chính hiệu con nai nằm của người ta .   Xin thôi !  Sáng tác được tuồng tích, viết văn làm thơ được đã là khó !  Nhưng biết tự đặt tên cho sản phẩm ra lò sao cho ăn khách   mới là tài giỏi.   Nội dung đôi khi chỉ là phụ.  Bao lò quảng cáo tiếp thị mới là chính.  Ai
 đi trước và có sáng kiến hợp thời tranh nhạc tuyển là có mâm cao cỗ đầy.  Phương ngôn chả
bảo :  trâu chậm uống nước đục đấy sao ?

    Vả lại,  kẻ ăn theo ăn bám hẳn nhiều  không tin ở tài mình, hoặc giả, là loại có chân tài, rất tự tin, nên muốn vượt mặt tất cả đàn anh, tiền bới, cổ nhân.  Thí dụ cụ thể, như Đoạn trường tân thanh / Nguyễn Du  chẳng hạn , chưa đến tam bách niên hậu Đoạn trường vô thanh đã vượt độ dài mấy câu.  Rồi sau 1975, lại có  Đoạn trường nhất thanh; không biết Nhất thanh đã vượt Vô thanh mấy chục hay mấy trăm câu ? ( vì không có kiên nhẫn đến từng dòng ) .

     Ai cũng bái phục sự dài hơi và nhất là sóng sau hơn sóng trước.   Đúng là con hơn cha là nhà có phúc .   Thử lần lượt xếp hàng ngang :

                                                           Đoạn trường tân thanh
                                                           Đoạn trường vô thanh
                                                           Đoạn trường nhất thanh

    Con người ta có ai tự nhìn thấy gáy mình đâu ?  Họa chăng, là nhìn thấy thức tế ảo qua gương phản chiếu, mỗi lần  ngồi trên ghế hớt tóc, cạo râu; hoặc uốn tóc se lông mày, lông mặt .   Riêng tôi,   từ 5 năm nay, chỉ tự sờ gáy mình mà không được nhìn thấy qua 2 tấm gương đối xứng, vì sợ lây nhiễm Si- đa qua  dao kéo và nhất là, đỡ tốn gần chục ngàn cho người ta sờ gáy.   Mà  5000 đồng đã là 1 ký gạo ngon củ vợ tôi  rồi.

    Sự nhất cử lưỡng tiện của tôi về cái râu, cái tóc : là ù lì thiếu văn minh tiến bộ, al2 vô ơn đới với đức
 Tây Hồ-Phan chu Trinh đã mất công xiển dương âu hóa từ hồi đầu thế kỷ XX, lại thêm nữa, có Tự lực văn đoàn  hưởng ứng quảng bá  bằng cả  10 điều tâm niệm hoàn toàn theo mới / dứt khoát theo mới không chút do dự.

    Tôi giữ thói nhà quê , theo đức Sào Nam- Phan bội Châu ở khoản búi tó.   Vả lại, sau đức Phan Sào Nam còn có cả cụ Nguyễn văn Tố đấy.  Chỉ có người kính phục, chả ai dám coi thường cụ, khi cụ chữa văn viết, sửa văn nói cho nhiều  học giả, gíáo sư  tây trắng ở trường Viễn đông Bác cổ Hànội.

    Tôi không   húi đầu, nhưng tự cạo râu và để ria, vì biết rằng mình chẳng có tội lỗi gì với trời đất.   Chỉ không hớt tóc với 2 lý do trên.   Miễn rằng vợ tôi đã không chê, mà thị cỏn gội đầu giùm, búi  hộ tóc hàng ngày ; con tôi không mắc cỡ với bạn bè nó, khi tôi ra đường là yên chí lớn.   Tôi có  nhố nhăng, nhăng nhố không ?  Chả biết! Vì tôi có tự nhìn thấy gáy mình đâu ?  mà búi tóc lại có phần đầu gọi là gáy.

    Tôi không có can đảm ngựa xương như AQ  để chọc ghẹo  Vương Xồm, để được gãi cho mềm xương, bởi tôi đã có lời cảnh báo  của Thạch  Ngữ * , bạn tôi , qua 1 bức thư.   Ông bào: " Văn nghệ  văn nghệ là nơi gió tanh mưa máu, chớ bon chen vào.   Thị trường du hí ấy là nơi chốn của riêng một loại người có thế giá ".  Tôi không mấy  nhất trí với Thạch Ngữ, nhưng lại rất thấm câu nói của người Lý Đại Nguyên  trong 1 bữa  cơm tiện đũa  tiện bát tại nhà ông :

        " Hễ còn sống, còn phải ăn phải mặc...,  còn bị ganh ghét, bị đánh đập, xỉ vả.   Bao giờ hai 50, bè bạn  sơ sơ, anh em qua quýt cũng sẽ nói lời thân thương tiếc nhớ, thậm chí khuếch đại cả những ' kỳ tích'  vốn không có và cũng chẳng bao giờ có, để viết bài ' tưởng nhớ ' đưa đăng báo ,  ' bắt tí bạc lẻ xài chơi ' , vừa được tiếng vừa  được miếng.  Thật là lưỡng lợi ... ! "
------
* bút danh khác thi sĩ  Thanh Chương  ( BT

                                                                                           ***

    Thế là hết  Tháng Hai.  Thế là chỉ còn 10 tháng phù du nữa  lại sang năm Con  Rắn.   Rồng chỉ  có và còn trong huyền thoại.   Còn rắn là cụ thể , là hiện thực.  Rắn có  thứ kích độc, có thứ hiền lành.   Nhưng cứ nói đến rắn thì ai cũng khiếp, trừ các thầy rắn, trừ lúc rắn đã được băm vằm ra chiên xào nấu nướng rồi.   Tác giả Hương rừng Cà Mau là ông Sơn Nam  có nói đền cây Huê xà trị rắn  của các bậc sư tổ bồ đề ngành rắn xứ Nam kỳ lục tỉnh  ở thời mới khai phá , dân từ xứ Quảng vào khai cơ kiến nghiệp.   Những mong có cây Huê xà thật, chứ chẳng phải ông Sơn Nam hư cấu phịa ra chơi có chuyện để viết truyện.

     Tháng Giêng là tháng  ăn chơi.  Tháng Hai '  cờ bịch '  vốn dĩ không nên, vì :

                                       Khôn nghề  cớ bạc là khôn dại
                                       Dại chốn văn chương là dại khôn !

    Tôi  dại hay khôn ?   Chắc là  không khôn nổi.  Cái ngữ tôi mà  dám xếch mé hòi mòi đến văn chương thì còn ra cái thống chế gì ?   Tuy có một chút tự hào  là đồng bào, là cùng họ Hồng Bàng của Chí Phèo, nhưng tôi vẫn thấy quê quê làm sao !   Vì, Chí Phèo là người đức độ bầy hầy giống như ngài đạo chích, có can đảm   chẳng thua gì các đại vương Lương sơn bạc.  Khi thắng thế, Chí Phèo  hùng hùng, hổ hổ, phá nhà cướp đất cho Trái chủ.  Khổ chủ có kêu van, Chí Phèo cũng điếc đặc không nghe.  Lúc thua cơ, Chí Phèo biết dùng mưu làm khổ nhục kế, như đập đầu vào đá, lấy mảnh sành sắc cạnh cào vào mặt cho máy chảy đỏ lòm để nằm vạ.   Chí Phèo mà sanh ra đời gặp được giờ tốt cũng vương tướng  như Tề vương Hàn Tín chứ chẳng chơi.   Còn AQ , chỉ hăng tiết vịt một lúc,  nóng máu gà một hơi rồi nguội, rồi xìu.  Nhiều lần  AQ van đối thủ, nhiều lần tự xỉ vả mình là giun dế để được tha mạng.   Thậm chí, AQ viện cả Thánh, cả  Hiền  để ca cẩm cầm xin : "  Quân tử động khẩu bất động thủ".   Ông Lỗ Tấn bảo đó là dân tộc tính,thắng lợi tinh thần của người Tàu.  Ai không  tin cứ đọc lại AQ chính truyện.  Lại không tin  vao sự so sánh TaTàu của tôi, thì bỏ công  bỏ sức đọc lại Chí Phèo, ông  Nam Cao không có  đặt để là Chính truyện ngoại truyện. ... thì rõ.  Cái tuyệt vời của Chí Phèo  là thích thì chơi xả láng, du u đầu sứt trán vẫn cứ chơi.   Chí Phèo chẳng hề tham gia cách mạng để vào cả chùa mà cách, không hề  đanh sư, đụng vãi, véo má tiểu ni cô.  Thế mà Chí Phèo cũng bị các giáo sư, học giả phê là lưu manh hóa, khi các vị ấy soạn sách giáo khoa giảng dạy ở các bậc học.

    Đức Liệp Hộ Hồng Sơn dạy chẳng sai  :

                                                       Cho hay  muôn sự tại Trời 
                                                       Trời kia  đã bắt làm người có nhân
                                                       Bắt phong trần phải phong trần
                                                       Cho thanh cao  mới được phần thanh cao 

    Truyện dù là các tiểu gia, trung gia hay đại gia văn sĩ viết cũng đều  là phịa.  Chữ nghĩa văn vẻ gọi là
hư cấu các tình tiết cho hợp cảnh hợp người.   Ai cũng thấy có một tí mình ở trong truyện , nhưng lại chẳng phải ta.  Ông Lỗ Tấn  thánh thật !

     Tháng  Hai cứ tưởng buồn.  Hóa ra đọc Lỗ Tấn thấy vui đáo để ! [] 
  
                  THÁNG HAI CANH THÌN

                                                                                                                     ( còn tiếp )  


           hoàng vũ đông sơn
                                                                        

( trích THÁNG HAI BUỒN ĐỌC LẠI LỖ TẤN /  HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN -
   Văn Uyển xuất bản, San Jose / USA ,  2002  -  tr.  33 -  42  ) 

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

nhà văn hậu chiến 1950 -1956 : thanh tâm tuyền / thế phong 24



                                  nhà văn hậu chiến 1950 - 1956  :
                                              thanh tâm tuyền 
                                                         thế phong

                                                           Tiết 5
                                                   THANH TÂM TUYỀN
                                                             

      Tiểu sử.-

    Thanh tâm Tuyền  tên thật Dzư văn Tâm .  Sinh năm 1936 ở Vinh, sống hầu hết đời hoa niên ở miền bắc.  Viết cho tuần báo Nói thật ( Hànội 1953),     Lửa Việt,   Người Việt,   Phương Nam, Sáng tạo
 ( Saigon - 1956 ) ...

    Tác phẩm và khuynh hướng.-

    Đã xuất bản Tôi không còn cô độc ( Người Việt, Saigon 1956 ).  Ông còn viết truyện dài đăng trên báo
 Lửa Việt và truyện dài Hiện tại đăng dở dang  và truyện ngắn như Người bệnh giữa mùa xuân, Đại lộ v.v...  Khi xuất bản tập thơ tự do không vần, không điệu, gần như văn xuôi, như những bài Tình cờ, Phục sinh.. gây một sự ngỡ ngàng cho người đọc thơ.   Thơ tự do Thanh tâm Tuyền không là thơ tự do Nguyễn đình Thi, gần hơn, Nguyễn quốc Trinh , hoặc gần hơn  nữa,  so  với các tác giả trong nhóm Sáng tạo, như Quách Thoại, Nguyên Sa, hoặc nhà thơ độc lập Phan lạc Tuyên.   Thơ Thanh tâm Tuyền  giống hệt lối thơ  tượng trưng  nhóm Lettrisme, Dadaisme ( Pháp), lời thơ bí hiểm, khô không khốc  như ngói, khó truyền cảm, kém nhạc điệu xa so với thơ  bí hiểm Nguyễn xuân Sanh nhóm Xuân thu nhã tập tiền chiến.

      Nội dung thơ  mang sự khắc khoải, lo âu bi thiết, nặng phần tư tưởng cóp nhặt từ triết thuyết Kierkegaard,  Francis Piciabia  , Aragon v.v... - ngoài những bài  bí hiểm, có một đôi bài truyền cảm, đặc sắc, có âm điệu riêng, nội dung cô đọng.   Cũng là điều lạ, nhà thơ tự do phi lý không lý do ấy rất thích điệu  slow , nhạc  Đoàn Chuẩn , một nhạc sĩ có dòng nhạc quý phái, trẻ trung, âm điệu quyết rũ tuổi thanh xuân.  
      Có lẽ, Thanh tâm Tuyền muốn  tạo một  lối thơ tự do mới , nhưng bước đi quá trớn,  chín háp, trở thành lập dị,  đi tới lố bích hóa thi ca.  Cũng chưa đến nỗi như Nguyễn xuân Sanh làm thơ bí hiểm đến độ cố tạo ra từng ý , từng chữ vô nghĩa đòi hỏi phải có kẻ bình giảng để độc giả hiểu được hơn là tác giả hiểu?

    Chúng tôi nhớ lại vào thế  kỷ XIX, sau  văn tượng trưng, khi môn phái symboliste xuất hiện- thì nay lại có Thanh tâm Tuyền    đầu đàn  bắt chước Dadaisme  đại diện cho những tác giả viết thơ , như :   Người sông Thương, Trần thanh Hiệp .

     Cùng đọc Phục sinh thơ làm dáng suy tư  - của Thanh tâm  Tuyền:

                                     ...Tôi buồn  khóc như buồn ngủ 
                                        Dù tôi đứng trên bờ sông
                                        Nước đen sâu thao thức 
                                        Tôi hét tên tôi cho  nguôi giận
                                        Thanh Tâm Tuyền
                                        Đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
                                        Em bé quàng khăn đỏ ơi 
                                        Này một con chó sói
                                        Thứ chó sói lang thang
                                        Thứ chó sói lang thang ...
                                                              THANH TÂM TUYỀN 

    Gọi tênkhông là mốt mới, xưa, trong Gửi hương cho gió ( 1940), Xuân Diệu   tự xướng  tên , hoặc tay đàn-em-thơ  Huy Cận  học đòi đàn anh, cũng bi bô xướng  tên nhiều bận trong  Lửa thiêng., Song, ít ra cách xướng tên  phải như thế nào, không thể là một tên điên, quần áo lếch thếch, ống cao  ống thấp , gần như cởi chuồng, miệng nhai nhồm,  hét tên mình, thì quả thực cách xướng tên vô ý thức kia  chẳng  có ý nghĩa gì ?!  Vậy thì cách  tự xướng danh  của Thanh tâm Tuyền khó có  thể lam đọc giả không nghĩ tới hình ảnh mộ kẻ mộng du,   tự  vỗ ngực xưng danh  tình cờ, như thơ   2 kẻ yêu nhau rất tình cờ trong Tình cờ / Thanh tâm Tuyền : 

                                     ...  Hai người yêu nhau rất tình cờ
                                          Của lòng tin  phù trợ 
                                          Hãy yêu nhau rất tình cờ 
                                          Như mặt trăng may mắn thoát ra khỏi vòm mây... 
                                          Chiếc đầu máy mệt nhọc dừng lại một ga nhỏ...'
                                                       THANH TÂM TUYỀN 

    Thật tình cờ, buộc người đọc quay trở lại với nền văn chương vảo đầu thế kỷ XX, ở Pháp xuất hiện nhóm Dadaisme làm  ồn ào  một dạo- chẳng khác gì,  vào 1956, TTTuyền  khua chiêng  , gióng mõ với những bài  thơ Nhịp ba chẳng hạn.    Dadaisme từng hùng hồn , nghênh ngang,  dõng dạc :.." các anh    hiểu thế nào được, phải không, ấy là nói về việc chúng tôi làm . Phải vậy không ?  Vậy thì, các anh ơi, nào chúng tôi có hiểu chúng tôi bằng các anh hiểu đâu ?"*  
-----
*  Vous ne comprenez pas, n' est ce pas, que nous faisons.  Eh bien chers amis, nous le comprenons moins encore.."
 ( manifestation du Mouvement Dada ).  Nhóm Dada  gồm: Marcel Duchamp, Frncis  Picabia, Dessaignes, Breton , Vaché, Aragon, Soupault, Elurad  v.v...
( TP)  

     Lời tuyên ngôn nghe thì khôi hài, nhưng thật chân tình , biết tự châm biếm ,  anh hề biết làm trò hề cho đọc giả coi, chính mình không chịu nổi  sự tiếp  nhận  chính mình.   Thanh tâm  Tuyền  không chỉ  ' mượn oai hùm rung nhát khỉ '  từ Francis  Picabia , mà còn  theo cách học đòi từ nhân vật Nathaniel  trong tiểu thuyết Les nourritures terrestres / André Gide.

     Nếu một Nathaniel kêu gào :  bạn hỡi , hãy vứt sách ta đi, vứt ra ngoài đi  - thì TTTuyền  cũng học đòi bắt chước cụng về, ngây ngô, hệt một mụ nhà quê xấu xí, đen đúa ở vùng đất Hồ Nam ( Trung hoa)  thấy Tây Thi nhăn mặt đau bụng, thì được vua chiều chuộng, còn mụ này nhăn mặt ,bị chồng vác gậy khện mấy gậy.   Bởi lẽ, TTTuyền  tưởng rẳng lối viết của Gide phao cứu sinh,  đặt ngay  lên trang đầu thi phẩm  thơ  tự do đầu tiên như tuyên ngôn  trong Tôi không còn cô độc :

    "... Ở đây tôi  là một vị hoàng đế đầy đủ quyền uy.  Bởi vì người vào  trong đất đai của tôi, ngươi hoàn toàn tự do để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục, nếu người muốn nhập lãnh thổ hoàn toàn tự do và có thể ném cuốn sách ta ra cửa sổ ...  (  THANH TÂM TUYỀN )

    Trần thanh Hiệp được như một Đinh gia Trinh  bình thơ  Nguyễn xuân Sanh xưa kia -  TT Hiệp  tập tọng  làm thơ, viết bình luận bênh hộ cho bạn thơ TTT.  Nhưng chính bản thân Trần thanh  Hiệp  mang tiếng làm  thơ, nhưng là  ăn cắp thơ Louis Aragon:

                 cửa sổ
                              cửa sổ
                                          cửa sổ  
                           ...............................
                                 TRẦN THANH HIỆP
 nào  có gì khác hơn :

                        persienne
                                    persienne
                                         persienne ....
                                 ............................
                           LOUIS ARAGON

   Lối thơ  tượng trưng, phi lý không lý do của Atagon, Eluard là thơ hay, không phải lối  thơ ăn cắp  của Trần thanh Hiệp - hoặcTTTuyeền  sao chép tư tưởng ,rồi   tự cho khám phá mới ;  " người  phải thần phục nếu ngươi muốn nhập lãnh thổ   " v.v... và v.v...

    Còn  nhiều câu thơ rất vô nghĩa trong thơ Thanh tâm Tuyền :

                                             ...Ngực anh thủng lỗ đan tròn 
                                              Lưỡi lê thấu phổ 
                                               im còn nhảy đập 
                                              Nhịp ba  nhịp ba
                                              Có người cầm súng bắn vào đầu
                                              Đạn nổ nhịp ba
                                              Không chết 
                                             Anh ngồi nhỏm dậy 
                                             Khỏe mạnh lạ thường ...'
                                                                  THANH TÂM TUYỀN 

    Hệt  văn kỳ tình trinh  thám  kỳ tình, võ hiệp   Người Nhạn Trắng ,  Phi Long , Phú Đức... phi ngựa, bắn súng  , chấp viên đạn  đồng bắn vào da thịt -  con người kia không chết, còn  khỏe mạnh lạ  thường, mro62i  phi lên không trung ...  Cho đó  tượng trưng  sức mạnh tin tưởng  của con người vô biên , thật là thứ so sánh ngây thơ, trẻ nít đang tập làm người lớn thích suy tư, tìm hình tượng mới .

        Truyện ngắn  Đại lộ , TTTuyền ít lập dị,  ít  khó hiểu như thơ.   Tuy nhiên, Tôi không còn cô độc có một số ít bài vượt khuôn sáo : Mắt biếc, Dạ khúc, Anh em Cộng hòa,  hoặc 1 bài thơ trả lời Quách Thoại
 Còn sáng tạo, ta hãy còn sáng tạo :

                                     " Thoại ơi , Thoại ơi: không biết khóc
                                       Nhìn dòng nước mắt ướp mặn môi,
                                       Không chết trần truồng không thể được
                                       Cuộc sống phải thừa như sáng mai ..." 

    Đúng  là cảm xúc  thực, không thương vay khóc mướn, không dùng cái chính mình không biết để bịp lòe người khác..

     Tôi nhớ, có  một lần, tuần báo Văn nghệ tiền phong (  chủ nhiệm: Hồ Anh ) gọi  là thơ hũ nút , nhai lại lối  gọi tên  cho đỡ nhớ của  TTTuyền;

                                         Vịt luộc, vịt luộc, vịt luộc

    Và phần nhiều những bài thơ khác  thiếu rung cảm, suy tư vay mượn,  hệt cậu học trò thích khác người ,  tập làm thơ bằng cách   dịch thơ triết lý.   Song, phải thừa nhận: TTTuyền là một  người làm thơ dư  khả năng làm thơ mới, lục bát không   tuyệt  hay , nhưng không tầm thường.


    Trích thơ. thanh tâm tuyền . 

                                      1.- HÃY  CHO ANH KHÓC BẰNG MẮT EM
                                         NHỮNG CUỘC TÌNH DUYÊN BUDAPEST
                                                      

                                     Hãy cho anh khóc bằng mắt em 
                                     Những cuộc tình duyên Budapest
                                     Anh một trái tim em  một trái tim 
                                    Chúng kéo đầy đường chiến xa  đại bác 
                                    Hãy cho anh giận bằng ngực em
                                    Như chúng bắn lửa vào thép 
                                    Nỗi sờn họng súng
                                    Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
                                    Hãy cho anh la bằng cổ em
                                    Trời mai bay rực rỡ 
                                    Chúng nó say giết người như gạch ngói
                                    Như lòng chúng ta thèm khát tương lai 
                                    Hãy cho anh run bằng má em
                                    Khi chúng đóng mọi đường biên giới 
                                    Lùa những ngón tay vào nhau 
                                    Thân thể anh chờ đợi 
                                    Hãy cho anh ngủ bằng trán em
                                    Đau dấu đạn 
                                    Đêm không bao không bao giờ  đêm
                                    Chúng tấn công hoài những buổi sáng 
                                    Hãy cho anh chết bằng da em
                                   Trong giây xích chiến xa tội nghiệp
                                   Anh sẽ sống bằng hơi thở em
                                   Hỡi những người kế tiếp
                                   Hãy cho anh khóc bằng mắt em
                                  Những cuộc tình duyên Budapest .

                                                   THÁNG 12-  1956
                                                  TRÍCH SANG TẠO 

                                                         2.- DẠ KHÚC

                                   Anh sợ những cột đèn đổ xuống 
                                   Rồi giây điện cuốn lấy chúng ta
                                  Bóp chết mọi hy vọng 
                                  Nên anh dìu anh xa

                                  Đi di chúng ta đến công viên
                                  Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
                                 Ôi môi em như mất đắng 
                                 Như móng sắc thương đau 
                                 Đi đi anh đưa em vào quán rượu
                                 Có một chút Paris 
                                 Để anh được làm thi sỉ
                                 Hay nửa đêm Hànội
                                 Anh là thằng điên khùng
                                 Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới

                                 Chiếc kèn hát mãi than van
                                 Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
                                 Sao tuổi trẻ quá buồn 
                                 Như con mắt giận dữ 
                                 Sao tuổi trẻ quá buồn 
                                 Như bàn ghế không bằng 
                                 Thôi em hãy đứng dậy
                                Người bán hàng đã ngủ sau quầy
                                Anh đưa em đi trốn 
                                Những dày vò ngày mai.  [] 
   
                                                TRÍCH SÁNG TAO

                        thơ  thanh tâm tuyền
                                                                                         (  còn  tiếp )