<vanchuongviet.org> May 29, 2014
đi suốt bãi dâu vũng tàu
gặp một thời dấu yêu
thơ phan văn thạnh
nằm nghe sóng vỗ bãi Dâu
nhớ chiều hôm ấy biển dâu mất rồi
1-
Bãi Dâu
con đường cũ buổi trưa khát nắng
hai đứa tôi lội bộ rã rời
chuyến xe lam đưa nhau về Thắng Nhì
phố Nguyễn anh Ninh đìu hiu
hình như hôm đó mình chia tay
chiếc xe Minh Trung đón ở ngã tư Giếng nước
đưa anh trở lại Sài gòn biền biệt
bỏ lại bãi Dâu một vòng tay
con đường như sợi tóc vắt vai Tương kí [núi Lớn]
trùng dương ngoài kia biêng biếc
ầm ào sóng sau xô sóng trước
vách núi đầy những hình vẽ kỷ niệm
nguệch ngọac tên một đôi tình nhân nào đó
dường như lệ ứa ra từ đá
lời yêu căng phồng
trận gió si mê thổi phần phật tử thời trai trẻ
cơn mộng mị nào rỗng ruột
chuyện tình buồn có thật
"chỉ cái chết mới chia lìa đôi lứa"
Roméo - Juliet thề thốt như vậy
tháng 10
mưa bay lất phất
pháo đài cũ nhuộm nỗi buồn hoang phế
mũi Nghinh phong[Eo Quắn] làm chứng nhân cho nụ hôn
đánh rớt đầu ghềnh
lũ còng tròn xoe mắt
hải âu sải cánh ngoài khơi
cơn áp thấp ở lại
hạnh phúc chốc lát
nỗi nhớ thì dài ngút mắt
2-
Bãi Trước, bải Sau, bến Đá, bến Đình
ngờ ngợ nhìn tôi thăm hỏi
có phải bạn -- người lính đã hát lời phiêu bạt qua đây
đã tan vỡ như bọt sóng bạc đầu
cánh buồm xa đến như lòng
lời [ca khúc] Trịnh mệnh mang
"ngày sau sỏi đá cũng còn nhớ nhau "
3-
Trong vườn Thích Ca phất đài [Lâm Tỳ Ni] hồi ấy
chúng mình hụt chân chới với
ngọn sóng lại bờ
biển đến gọi thất thanh hải đăng loang loáng truy tìm
giãn-ra-đá-rướn cong người dò sóng
em và tôi mất dấu
cho đến khi trở lại
tóc phai màu sương khói
Vũng tàu buồn nhiều như cát
ngày cũ bể dâu mất rồi !
VŨNG TÀU 1966 -- SAIGON 2014
thơ phan văn thạnh
web < vanchuongviet.org>
- tựa chính" đi suốt bãi Dâu gặp một thời dấu yêu".
vài hàng tiểu sử:
tên thật : Phan văn Thạnh
sinh tại : 02.01. 1949 ( cuối Mậu tý ) tại Saigon
bút danh : Phan Đồi Thông, Thiều Quang - Phan văn Thạnh
theo học : Trung học Pétrus Ký ( 1960 -1968 ) -
Trường Sư phạm Saigon ( khóa 7) -
hoàn thành cử nhân văn khoa năm 1972
( Đại học Văn khoa SG)
nghề : dạy học, từng phó hiệu trưởng
trường Phổ thông Gia định
hưu hạ , sinh sống tại Thủ đức, tp. HCM. NEWVIETART.COM
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014
lưu dân thi thoại : thi sĩ võ ý / diên nghị + song nhị ( usa )
lưu dân thi thoại- diên nghị+ song nhị
cội nguồn xuất bản, usa 2003
thi sĩ võ ý
diên nghị + song nhị
Dù chưa có tập thơ đầu tay, Võ Ý đã có khá nhiều thơ hạy trên các trang [báo, hoặc, tập san văn chương] tại Hoa Kỳ, Đức quốc, Úc. Đã có một lần tham hia tuyển tập Một thời lưu lạc, do nhóm thi văn Cội nguồn xuất bản vào năm 1997 tại California . Võ Ý xuất thân trường Võ bị quốc gia ở Đà lạt, khóa 17, sau chuyển sang phục vụ ở quân chủng Không lực VNCH tới ngày 30-4- 1975.
Qua 13 năm [ đi học tập cải tạo] trên đất Bắc, trong tận cùng khốn đốn, thì nguồn thi ca càng thâm nhập tâm tư người tù, và thơ, đã hoá thành điểm tựa giữ tù nhân đứng vững giữa vùng vẫy, nghiệp ngã ,của kiếp cá chậu, chim lồng. Từ đó, người thơ bỗng sáng dậy niềm tin, cất cao tiếng nói :
Từ Việt nam, trại giam bi thảm
Tôi cất cao tiếng hát
Với tất cả niềm tin
Với tất cả tấm lòng.
Tin yêu phấn đấu , để rồi sau 13 năm đoạn trường - năm 1992 - Võ Ý đặt chân lên miền đất tự do, đời sống bình yên, hồn thơ ray rứt niềm kia, nỗi nọ. Quê hương tang tóc, đồng bào bi lụy, tiếng thơ văng vẳng đó đây lời than não nuột:
Từ đấy đất nước mình chịu tang
Từ đấy phố thị, làng quê xơ xác điêu tàn
Từ đấy đồng bào ruột thịt mình
Đọa đày như trâu như chó
Từ đấy cục đất, lá rừng cũng biết thở than .
Nghĩ về đồng đội, bạn bè, nỗi nhớ trào dâng, âm vang thành tiếng gọi những người lưu vong nhập cuộc, phản kháng, đấu tranh, hun đúc, khí thiêng nguồn cội, cũng ghi nhận truyền thống anh hùng của bao linh hồn, mà, nơi yên nghỉ của họ, đã bị cày xới bởi tính cách trả thù man rợ, mất hết [nhấn tính] :
Hỡi những người Việt nam lưu vong
Tội lắm người ơi, cây thương cội nhớ
Nhớ thương anh từng góc phố con đường
Hương bưởi, hương ngâu, câu hò, điệu hát
Nhớ thương anh từng nghĩa trang cày nát
Từng nấm mộ rừng sâu
Anh còn đợi chờ còn suy nghĩ gì đâu ?
Ngoài những đoạn thơ chân tình của người thơ mặc áo lính trung thành với Tổ quốc, Danh dự & Trách nhiệm, Võ Ý đã tỏ bày quan niệm: Thơ không phân ranh giới bên này, bên kia, miễn là Thơ thể hiện được chân lý của nghệ thuật, của Chân Thiện Mỹ. Qua đó, tác giả bày tỏ một cảm thông với nhà thơ Quang Dũng miền Bắc. Quang Dũng, một tài hoa, sinh bất phùng thời, một diện văn nghệ sĩ đói nghèo triền miên ở miền bắc, trước 1975, chó tới ngày ông qua đời. * Tư tưởng, tài năng thể hiện trong thơ Quang Dũng là những cây gai nhọn đâm vào nhãn quan [chính trị], khiến [mấy tay chóp bu chỉ huy] quản lý văn nghệ phải ganh tị, dùng thủ đoạn khống chế, loại trừ. Một đoạn thơ của Võ Ý viết cho Quang Dũng , thể hiện tính phóng khoáng [về] tư duy của bình diện văn nghệ miền Nam. Có kính trọng, có xót xa, thương người thơ [Quang Dũng] đã khuất, dù là không chung một màu cờ :
-----
* theo Lý hồng Xuân/ Nhận diện chân dung nhà văn
( trang 86 - nxb Văn nghệ, California 2000.)
Ông, tôi, âm dương cách biệt
Bình sinh không cùng chung màu cờ
Thơ đâu cần trích ngang lý lịch
Tôi kính dâng ông nén hương thơ
GỬI NÀNG PHỐ HỘI / THƠ VÕ Ý
Võ Ý đã sử dụng các thể thơ để miêu tả xứng hợp tiếng nói thật lòng của tác giả. Võ Ý đang miệt mài, đam mê, bước đi trên đường thơ, và, hình như ông đã chạm mặt nàng thơ ở giữa khung trời sáng trong, đầy hứa hẹn.
trích nguyên tác thơ võ ý.
BƯỚC CHÂN VIỆT NAM LƯU VON
Miếng thịt xứ người đắng miệng
nuốt sao trôi
Vỉa hè xứ người trơn quá
làm sao bước vội (2)
Hẳn có lúc anh nghĩ về ao nhà
dù đục dù trong
Từ đấy (3) đất nước mình chịu tang
Từ đấy phố thị làng quê xơ xác điêu tàn
Từ đấy đồng bào ruột thịt mình
đọa đày như trâu như chó
Từ đấy cục đất lá rừng cũng biết thở than
Anh đã đi trước ngày mất nước
sau đó nhà tan
anh vượt biên bằng thuyền
Dù trước dù sau
anh từ chối bạo quyền
Từ chối bạo quyền bằng cách từ bỏ
quê hương
Quê hương thống khổ như kẻ ăn mày
Bạo quyền biết bao giờ ? (... tam lược 2 chữ)
Từ Việt nam trại giam bi thảm
tôi cất cao tiếng hát
với tất cả niềm tin
với tất cả tấm lòng
Tấm lòng của hàng triệu đồng bào ruột
thịt mình
đang chờ đang nghĩ đang mang
Hỡi những người Việt nam lưu vong
Tội lắm người ơi cây thương cội nhớ
Nhớ thương anh từng góc phố con đường
Hương bưởi hương ngâu câu hò điệu hát
Nhớ thương anh từng nghĩa trang cày nát
Từng nấm mộ rừng sâu
Anh còn đợi chờ còn suy nghĩ gì đâu ?
Trời xứ người có tuyết
nhưng trời nào chẳng có mây trôi
Ngọn mây Tần đó có biến ảo lòng anh
đau xót
Phố xá người cao ngất
Tìm đâu bóng mát thân dừa
Xe cộ xứ người hối hả thoi đưa
Mà bước chân Việt nam thôi thúc
Tiếng nhạc ngựa lấn chen tiếng trống(4)
Tiếng trống Lam sơn
Tiếng nhạc ngựa Tây sơn
Nhớ cố hương xao xuyến tấc lòng mau dồn chân
Cố bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu 5)
Tôi không là nhà tiên tri danh tiếng
Cũng không là tay hùng biện đại tài
Tấm lòng tôi chơn chất ngô khoai
Như con trâu
trên đồng cạn dưới đồng sâu sớm tối
Tôi nghĩ rằng máu xương đồng đội đã đổ ra
đâu cam chịu chính sự này:
Vô sản toàn dân và diệt trừ giai cấp
Trong khi đó
vẫn có kẻ ăn trên ngồi trốc
Cháu con mình đi nghĩa vụ bỏ xác lân bang
Chúa ngẩn ngơ
Phật cũng bàng hoàng
Nhà thờ nhà chùa biến thành kho lương
hợp tác (...- tạm lược 4 chữ)
Cả nhà ngục thất
Ngục thất trơ xương
Trại giam trâu ngựa
Các anh đi mang theo ngọn lửa
Các anh đi mang theo ngọn lửa
Ngọn lửa Quê hương âm ỉ trong lòng
hàng triệu dân mình
đang chờ đang nghĩ đang mong
Ngọn lửa Diên Hồng
bừng lên ngày quang phục
Những bước chân Việt nam lưu vong
hun đúc
Phút giây rộn ràng trên đất Mỹ quê Cha
Ôi lòng tôi như bừng nở muôn hoa
Ôi Việt nam ! Việt nam yêu dấu của Ta !
võ ý
TRạI XUÂN LỘC, 1984
----
* tin đồn quân Phục quốc về.
2 Dante, thi sĩ cỗ nước Ý
3 nhại lại bài ' Từ ấy' của nhà thơ CS Tố Hữu.
4 Chinh phụ ngâm
5 Hồn vọng phu.
(Sđd: tr. 169- 174)
cội nguồn xuất bản, usa 2003
thi sĩ võ ý
diên nghị + song nhị
Dù chưa có tập thơ đầu tay, Võ Ý đã có khá nhiều thơ hạy trên các trang [báo, hoặc, tập san văn chương] tại Hoa Kỳ, Đức quốc, Úc. Đã có một lần tham hia tuyển tập Một thời lưu lạc, do nhóm thi văn Cội nguồn xuất bản vào năm 1997 tại California . Võ Ý xuất thân trường Võ bị quốc gia ở Đà lạt, khóa 17, sau chuyển sang phục vụ ở quân chủng Không lực VNCH tới ngày 30-4- 1975.
Qua 13 năm [ đi học tập cải tạo] trên đất Bắc, trong tận cùng khốn đốn, thì nguồn thi ca càng thâm nhập tâm tư người tù, và thơ, đã hoá thành điểm tựa giữ tù nhân đứng vững giữa vùng vẫy, nghiệp ngã ,của kiếp cá chậu, chim lồng. Từ đó, người thơ bỗng sáng dậy niềm tin, cất cao tiếng nói :
Từ Việt nam, trại giam bi thảm
Tôi cất cao tiếng hát
Với tất cả niềm tin
Với tất cả tấm lòng.
Tin yêu phấn đấu , để rồi sau 13 năm đoạn trường - năm 1992 - Võ Ý đặt chân lên miền đất tự do, đời sống bình yên, hồn thơ ray rứt niềm kia, nỗi nọ. Quê hương tang tóc, đồng bào bi lụy, tiếng thơ văng vẳng đó đây lời than não nuột:
Từ đấy đất nước mình chịu tang
Từ đấy phố thị, làng quê xơ xác điêu tàn
Từ đấy đồng bào ruột thịt mình
Đọa đày như trâu như chó
Từ đấy cục đất, lá rừng cũng biết thở than .
Nghĩ về đồng đội, bạn bè, nỗi nhớ trào dâng, âm vang thành tiếng gọi những người lưu vong nhập cuộc, phản kháng, đấu tranh, hun đúc, khí thiêng nguồn cội, cũng ghi nhận truyền thống anh hùng của bao linh hồn, mà, nơi yên nghỉ của họ, đã bị cày xới bởi tính cách trả thù man rợ, mất hết [nhấn tính] :
Hỡi những người Việt nam lưu vong
Tội lắm người ơi, cây thương cội nhớ
Nhớ thương anh từng góc phố con đường
Hương bưởi, hương ngâu, câu hò, điệu hát
Nhớ thương anh từng nghĩa trang cày nát
Từng nấm mộ rừng sâu
Anh còn đợi chờ còn suy nghĩ gì đâu ?
Ngoài những đoạn thơ chân tình của người thơ mặc áo lính trung thành với Tổ quốc, Danh dự & Trách nhiệm, Võ Ý đã tỏ bày quan niệm: Thơ không phân ranh giới bên này, bên kia, miễn là Thơ thể hiện được chân lý của nghệ thuật, của Chân Thiện Mỹ. Qua đó, tác giả bày tỏ một cảm thông với nhà thơ Quang Dũng miền Bắc. Quang Dũng, một tài hoa, sinh bất phùng thời, một diện văn nghệ sĩ đói nghèo triền miên ở miền bắc, trước 1975, chó tới ngày ông qua đời. * Tư tưởng, tài năng thể hiện trong thơ Quang Dũng là những cây gai nhọn đâm vào nhãn quan [chính trị], khiến [mấy tay chóp bu chỉ huy] quản lý văn nghệ phải ganh tị, dùng thủ đoạn khống chế, loại trừ. Một đoạn thơ của Võ Ý viết cho Quang Dũng , thể hiện tính phóng khoáng [về] tư duy của bình diện văn nghệ miền Nam. Có kính trọng, có xót xa, thương người thơ [Quang Dũng] đã khuất, dù là không chung một màu cờ :
-----
* theo Lý hồng Xuân/ Nhận diện chân dung nhà văn
( trang 86 - nxb Văn nghệ, California 2000.)
Ông, tôi, âm dương cách biệt
Bình sinh không cùng chung màu cờ
Thơ đâu cần trích ngang lý lịch
Tôi kính dâng ông nén hương thơ
GỬI NÀNG PHỐ HỘI / THƠ VÕ Ý
Võ Ý đã sử dụng các thể thơ để miêu tả xứng hợp tiếng nói thật lòng của tác giả. Võ Ý đang miệt mài, đam mê, bước đi trên đường thơ, và, hình như ông đã chạm mặt nàng thơ ở giữa khung trời sáng trong, đầy hứa hẹn.
trích nguyên tác thơ võ ý.
BƯỚC CHÂN VIỆT NAM LƯU VON
Miếng thịt xứ người đắng miệng
nuốt sao trôi
Vỉa hè xứ người trơn quá
làm sao bước vội (2)
Hẳn có lúc anh nghĩ về ao nhà
dù đục dù trong
Từ đấy (3) đất nước mình chịu tang
Từ đấy phố thị làng quê xơ xác điêu tàn
Từ đấy đồng bào ruột thịt mình
đọa đày như trâu như chó
Từ đấy cục đất lá rừng cũng biết thở than
Anh đã đi trước ngày mất nước
sau đó nhà tan
anh vượt biên bằng thuyền
Dù trước dù sau
anh từ chối bạo quyền
Từ chối bạo quyền bằng cách từ bỏ
quê hương
Quê hương thống khổ như kẻ ăn mày
Bạo quyền biết bao giờ ? (... tam lược 2 chữ)
Từ Việt nam trại giam bi thảm
tôi cất cao tiếng hát
với tất cả niềm tin
với tất cả tấm lòng
Tấm lòng của hàng triệu đồng bào ruột
thịt mình
đang chờ đang nghĩ đang mang
Hỡi những người Việt nam lưu vong
Tội lắm người ơi cây thương cội nhớ
Nhớ thương anh từng góc phố con đường
Hương bưởi hương ngâu câu hò điệu hát
Nhớ thương anh từng nghĩa trang cày nát
Từng nấm mộ rừng sâu
Anh còn đợi chờ còn suy nghĩ gì đâu ?
Trời xứ người có tuyết
nhưng trời nào chẳng có mây trôi
Ngọn mây Tần đó có biến ảo lòng anh
đau xót
Phố xá người cao ngất
Tìm đâu bóng mát thân dừa
Xe cộ xứ người hối hả thoi đưa
Mà bước chân Việt nam thôi thúc
Tiếng nhạc ngựa lấn chen tiếng trống(4)
Tiếng trống Lam sơn
Tiếng nhạc ngựa Tây sơn
Nhớ cố hương xao xuyến tấc lòng mau dồn chân
Cố bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu 5)
Tôi không là nhà tiên tri danh tiếng
Cũng không là tay hùng biện đại tài
Tấm lòng tôi chơn chất ngô khoai
Như con trâu
trên đồng cạn dưới đồng sâu sớm tối
Tôi nghĩ rằng máu xương đồng đội đã đổ ra
đâu cam chịu chính sự này:
Vô sản toàn dân và diệt trừ giai cấp
Trong khi đó
vẫn có kẻ ăn trên ngồi trốc
Cháu con mình đi nghĩa vụ bỏ xác lân bang
Chúa ngẩn ngơ
Phật cũng bàng hoàng
Nhà thờ nhà chùa biến thành kho lương
hợp tác (...- tạm lược 4 chữ)
Cả nhà ngục thất
Ngục thất trơ xương
Trại giam trâu ngựa
Các anh đi mang theo ngọn lửa
Các anh đi mang theo ngọn lửa
Ngọn lửa Quê hương âm ỉ trong lòng
hàng triệu dân mình
đang chờ đang nghĩ đang mong
Ngọn lửa Diên Hồng
bừng lên ngày quang phục
Những bước chân Việt nam lưu vong
hun đúc
Phút giây rộn ràng trên đất Mỹ quê Cha
Ôi lòng tôi như bừng nở muôn hoa
Ôi Việt nam ! Việt nam yêu dấu của Ta !
võ ý
TRạI XUÂN LỘC, 1984
----
* tin đồn quân Phục quốc về.
2 Dante, thi sĩ cỗ nước Ý
3 nhại lại bài ' Từ ấy' của nhà thơ CS Tố Hữu.
4 Chinh phụ ngâm
5 Hồn vọng phu.
(Sđd: tr. 169- 174)
Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014
bài thơ nguyễn khôi viếng văn sĩ - nhạc sĩ thanh bình(nguyễn ngọc minh: 1932- 5/ 2014)
viếng
nhạc sĩ
thanh bình
nguyễn khôi
TẶNG VĂN SĨ TP.
Trai Bắc ninh THANH BÌNH lừng tên tuổi"
" qua những nẻo đường..."- "chiều về trên sông "
"Một kỷ niệm" - " Tiễn người đi " - Tình lỡ " *
" Mai chị về em gửi gì không?' " ...**
Nhạc sĩ tài danh, cuộc đời khốn khó
Ám vào VĂN SĨ "gió dập mưa vùi " ***
Tươi đẹp một thời "Mình còn trẻ lắm ! " ***
Trời đày kiếp sống ngoại 80.
Chàng Đinh bạch Dân cùng thời thương xót
Diva Ánh Tuyết còn biết thương ... ơi
Chao ôi, ông Trời như không có mắt
Bắt những NGƯỜI HIỀN chết chẳng thảnh thơi.
GÓC THÀNH NAM HÀ NỘI , 25 - 5- 2014
nguyễn khôi
văn sĩ Hà nội, gốc Bắc ninh
-----------------------------------
* tựa các ca khúc của nhạc sĩ Thanh Bình. ** nhạc sĩ Thanh Bình phổ nhạc . ( thơ Quang Dũng.) *** tựa 2 tiểu thuyết của Thanh Bình . ( Nguyễn ngọc Minh sinh 1931, tuổi Thân, quê Bắc ninh, sống ở Sài-gòn, và , qua đời ngày 25-5-2014 tại quận Gò vấp, tp. HCM - trong cảnh nghèo khó, bơ vơ.)
(NK chú thích )
Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014
đợi ngáy chiến thắng/ truyện đường rừng của thế phong saigon 1954
Lời dẩn
Đạt chân tới Saigon ngày 3 tháng 5 năm 1954 , tôi đã có trong tay bản thảo truyện vừa đầu tay " Tình sơn nữ " viết xong ở Hà nội, và, trong vài tháng tiếp theo, tôi đã viết xong 2 truyện đường rừng " Đợi ngày chiến thắng "+ " Cô gái Nghĩa Lộ ". Một nhà xuất bản ở 74 Trần hưng Đạo, Saigon 5 ,đã in ngay Tình sơn nữ, rồi ,1 nhà xuất bản khác đặt bàn nhỏ làm văn phòng liên lạc, in ngay Đợi ngày chiến thắng và Cô gái Nghĩa Lộ . Trên gác trọ nhỏ trện đường Pasquier ( sau đổi tên Minh Mạng, nay Ngô gia Tự, quận 10), suốt đêm thức trắng ngắm tác phẩm đầu tay được in ra, thử chữ ký nhiều lần, ký tặng bạn bè thân - và , chưa bao giờ tôi có cảm giác sung sướng ngây ngất như vậy!
Cách đầy trên dưới mươi năm, chàng văn sĩ Hoàng lại Giang, trưởng chi nhánh nxb
Văn học tại tp HCM , điện thoại hỏi tôi còn tiểu thuyết Tình sơn nữ không - nếu có - thì đưa anh tái bản. Lắc đầu, vì sau ngày 30-4-1975, toàn bộ bản thảo, sách đã in đã bị xé rách, vứt đầy trên khắp căn nhà ở dãy 3989/ 5 cư xá Phi long, Không quân Tân sơn nhất+ đồ đạc bị lục lọi, lấy đi, phá nát , tiểu thuyết Người thương binh liên khu (in rô nê ô) bị xé làm 2, vứt đầy ở phòng khách, ở trang đấu, nét chữ nguệch ngoạc khá thô tục rủa xả tác giả. Tôi nhờ sáng hôm ấy, thiếu tá KQ Nguyễn văn Phát chở tôi trên Vespa vào thu dọn đồ đạc, sau khi được ban ban Quân quản cho phép . Cuốn Người thương binh liên khu, sau này, mua lại ược ở tiệm sách cũ Kỳ Thư, còn Tình sơn nữ, Đợi ngày chiến thắng vẫn bặt tăm, tìm đâu cũng không truy ra tăm tích. Cô gái Nghĩa lộ thì được tái bản vào 2003, , chi nhánh nxb Thanh niên tại tp HCM cấp phép.
Chỉ mới đây, năm 2012, một độc giả đem một số tác phẩm tới xin tôi chữ ký, trong đó có tiểu thuyết đường rừng Đợi ngày chiến thắng( mất bìa trước + sau, ruột đủ trang).
tôi xin copy ngay một bản, nay tiện dịp, đưa lên mạng , như một hình thức tái bản.
Tác giả gửi lời cảm ơn một bạn đọc giả ở tp. HCM ( tuổi , ngoài 30 ) - thực tình xin lỗi - bởi tôi quên phéng phương danh anh ta rồi.
THẾ PHONG
Saigon, May 18, 2014
----------- -----THẾ PHONG ----------------
đợi ngày chiến thắng
tiểu thuyết đường rừng
-- --------------- tp.HCM 2014 -------------
chương 1
Khác với mọi hôm, buổi đi rừng về, hôm nay tâm hồn Thành thấy xao xuyến, và buồn vô hạn. Không phải là nỗi buồn thường xuyên nhớ nhà, ma là nỗi buồn căm giận của chàng thanh niên có mái tóc bụi, tuổi ngoài 20. Nỗi căm hờn, vì quê hương chàng bị tàn phá vào 1945, không thể nào trong chốc lát mà dập tắt ngay được.
Chàng vác bó củi lớn về đến nhà, không mệt nhọc gì, nhưng không hiểu sao chân tay rã rời, tâm hồn nặng trĩu. Chàng chạy lên thang nhanh nhẹn, ra ngày" lần nước " rửa tay chân. Spay, nàng thiếu nữ , con bà chủ nhà trông thấy chàng về, vồn vã hỏi, " Anh ơi ! anh đã về nhà rồi đấy à . Mẹ vừa hỏi anh đấy, em bảo anh đi rừng chưa về. Có lẽ, mẹ muốn nhờ anh đi công việc ở đâu đó, anh vào nhà gặp mẹ đi ". Chàng gật đầu, lặng lẽ trở vào nhà, chân nện trên sàn cây bương nhùn nhẩy, khiến bà Chẽn đang làm việc cũng phải ngoảnh ra, hỏi, " Con hút thuốc đi, rồi mẹ nhờ con việc này. Buổi nay con đi rừng có mệt không ? Con Spay trách, sao con không cho nó đi với ." Bà Chẽn biết đứa con nuôi hôm nay buồn bã, bà chẳng hiểu nguyên nhân nhìn nét mặt buồn so của nó. Chắc là có chuyện quan trọng đây, bởi chưa bao giờ hắn thổ lộ, hay vui vui ngồi cạnh kể tâm sự. Mỗi lúc thấy hắn buồn, bà chỉ biết khuyên, hoặc tìm câu chuyện gì đó kể cho khuây khỏa.
Giữa lúc ấy, Spay vào, mắt phụng phịu, bà biết ngay con gái buồn lòng vì hắn không cho đi rừng đốn củi, bà định ngắt, nhưng Spay vẫn nói trước, " Em bảo đợi em đi rừng với, thì anh không nghe, đi một mình thấy buồn chưa ? Lần sau còn đi một mình, không cho em đi, em sẽ giận cho àm xem ". Dứt lời, Spay lườm yêu hắn một cái thật dài. Cái lườm ngúyt ấy không phải là đàn bà nên không thể ghét được - mà phải vinh hạnh được cô gái 17 tuổi, má lúm đồng tiền , thơm như mùi láu chín. Đáng lý ra, Thành nhận được cái nguýt lườm đáng yêu ấy, thì phải quên nỗi buồn, yêu đời trở lại, nhưng không vậy, vì chàng ta cho là thường tình quá. cái lườm nguýt yêu ấy ở ngày khác, là món thuốc bổi bổ cho chàng ,s au buổi làm lụng mệt nhọc, cuốc, cày, bừa vất vả, nhổ mạ suốt buổi gần như kiệt sức, hoặc đi đốn củi nặng nhọc như bữa nay. Nhưng bây giờ không còn cái mãnh lực ấy nữa, hẳn bầu tâm sự ray rứt kia vẫn ám ảnh hoài. cái tâm sự ấy, Spay cũng nhận thấy qua cử chỉ, hành động được biểu lộ trên nét mặt màu nắng cháy. Nàng lại gọi chuyện, " ...này anh, hôm nay em thấy anh khác mọi hôm nhiều quá. Mệt quá hay có chuyện gì, nói cho em nghe, có được không ? "
Thành không thể nào quên được, dầu mãnh lực hấp dẫn, quyến rũ của nàng thiếu nữ kia, chỉ có thể làm cho chàng tạm nguôi trong chốc lát. Chàng mến nàng như em gái, và chỉ coi sự quyến luyến kia như thái độ cô em gái đối với người anh mà thôi, " ... không, anh có buồn gì đâu, cho anh nghỉ mệt đã nào. Hôm nay đi rừng về, thấy buồn và khó phân tách tâm trạng ấy lắm. Chính anh chẳng thể hiểu nổi anh, nữa là ..." Thực ra, chàng giấu, không muốn cho người thiếu nữa ấy biết để buồn lây với mình. Nói xong, cha2ngt hở dài, mắt lờ đờ, hút thuốc lào, thả khói, mắt nhắm nhưng v64n không quên ý tưởng ám ảnh tử ban chiếu đến giờ. Hình như cái tư tưởng đến ám ảnh, khi nhìn thấy đám mây mầu nâu trên bầu trời, gọi lại sự tưởng nhớ cũng vào một sáng nào , đám mây mầu nâu kia ập vào mắt chàng, khởi sự cho một ngày quê hương tan nát. Vẫn đang mơ tưởng với hình ảnh quá vãng, thì bà Chẽn đi ra hiên, rồi lồng ống bương vào chiếc đòn gánhg đi ra suối kéo nước về, bà dặn Spay và Thành, " À, này 2 đứa không đi xem đồng lúa ở cuối xóm đã chín hay chứ ? Có lẽ, phải gặt ngay đi 2 đứa`ạ, hình như nhiều chim chóc đến phá phách rồi. Lúa năm nay được mùa đấy chứ 2 đứa nhỉ, chẳng bù năm ngoái , lúa chẳng những mất mùa, còn phải đóng thuế thóc, dân chúng không đủ thóc ăn chết đói đấy. ". Bà định kể thêm về nỗi thù hận, khiu chồng bà bị quan đồn Phú Yên bắt nhốt, đánh đập sao đó đến chết, chỉ vỉ quan đồn cho chông bà ngang bướng, không chịu nộp đủ thuế thóc,dân làng bắt chước hùa theo. Bà bèn nói lảng sang chuyện khác, " con không tin Trời có mắt ư? nếu không, ai có thể sống được, có năm mất mùa, năm được mùa chứ ! "
Nghe mẹ nói, Spay bảo Thành, " Lát nữa mẹ gánh nước về, em và anh đi xem đồng lúa chín chưa nhé ? " Bà quay bảo con gái, " ... nhưng để cho hắn nghỉ mệt đã chứ'. Nói xong, bà bước ra ngoài hiên, theo con đường ngoằn ngoèo đi ra suối, còn thành đứng ở cửa sổ ngo ra ngoài trời, lòng tự nhủ, "... Mẹ và con Spay săn sóc mình qúa đáng ! bất cứ một buổi nào đi rừng về, họ ân cần hỏi han, phải nói thực lòng,bà đã an ủi làm mình cũng quên được phần nào gia đình ở quê xưa ly tán ".
Thành là con nuôi bà Chẽn, không hẳn là trẻ mổ côi từ thuở còn trứng nước, hoặc bố mẹ đẻ bán và bà Chẽn chẳng xin thành về làm con nuôi. Mẹ nuôi nhận hắn làm con nuôi, ấy là, cách đây một năm, năm Ất dậu đầy đau thương cho dân tộc Việt. Quê Thành ở tỉnh Thái bình, làng Thụy anh. Thành nhớ rõ mồn một, con nhà khá giả, căn nhà gỗ ở cuối thôn xóm Thụy anh. Ban mai hưởng nắng trời mát mẻ của vầng đông, buổi chiều nắng cháy của vầng tây.
Làng hắn sống về nghề chài lưới nhiều hơn là cày cấy. Cho nên, hàng năm cá khô sản xuất rất nhiều. Cơm trắng ngần ăn với cá ngon, đó là những năm về trước năm 1945. Từ 1945 trờ về đây, những cánh đồng lúa xanh xanh như mái tóc cô thôn nữ đả không còn, mà, nhường lại cho cánh đồng hoang vu, có mọc tựa rừng. Nhớ lại, qua những đêm về năm lúa được mùa chất đầy trong kho thóc, cảnh giê lúa theo gió trong sân gạch của cô thôn nữ chỉ còn là kỷ niệm. Nhớ cả những bữa cơm ăn với cà, nhất là trứng cá cháy, quả cà pháo dòn tan, canh nước rau muống luộc, càng gợi cho hắn nhớ quê khôn xiết. Nghĩ lan man, hắn không thể không nhớ Vượng, có thiếu nữ dễ mến, thùy mị, nay đi đâu, về đâu, liệu cô nàng còn sống sót ? Vương trạc tuổi hắn, dáng thon nhỏ, đôi mắt đen lánh trên khuôn mặt trái soan, trên đầu chút khăn mỏ quạ, đầu đội thúng thóc diê thóc theo chiều gió , mỉm cười nhìn hắn đi qua sân.
Nàng là con gái ông chánh tổng Hoạt, hàng xóm nhà hắn. Hai nhà gần nhau, nay mai lại al2 thông gia , nên thường đổi công , bữa nay Vượng sang giúp một ngày, ngày mai . Thành sang trả công . Tuy con nhà giàu, Vượng chịu khó làm ăn, nết na, quen nhau từ khi 2 nhà bằng lòng trả công, Vượng giê lúa và Thành gánh thóc đổ kho nhà nàng. Cho đến giờ, Thành vẫn không quên hình ảnh nàng, cô gái có đôi ám hồng, da trắng như trứng gà luộc. Dôi khi, ông chánh Hoạt nhìn thấy hắn gánh thóc đổ vào kho, ông ta bảo hắn, " Con chịu khó làm ăn, nay mai ta sẽ đền công cho. Làng này,trử mày ra, tao
chưa thấy thằng trai nào học hay, cày giỏi như này đấy, con ạ !". Nhẩm trong trí, Thành tin ông Chánh đền công cho mình, đó là gả cái Vượng cho hắn, nhà hắn sẽ thêm dâu ngoan, em gái hắn có chị dâu đảm đang quán xuyến việc nhà. Cha mẹ hắn dạo này đau ốm luôn, có dâu cả giúp đỡ, cha mẹ hắn đỡ bận rộn hơn.
Làng này ai cũng biết, ông chánh Hoạt sẽ gả Vượng cho anh giáo làng học hay cày giỏi tính nết thuần hậu, hay lảm hay làm, tiếc công tiếc việc. Trong một buổi giê lúa, một cô gái làng hay trêu anh giáo làng, " Chị ấy giê lúa thật bắt mắt, thế nào năm nay làng ta cũng được mùa nữa mà xem , anh Thành nhỉ " -- " - Thế mọi năm, cô ấy không giê lúa sao ?-- " ...nhưng năm nay khác, đây là lần giê lúa cho nhà, sang năm chị ấy sẽ giê lúa cho nhà khác rồi ..." nói xong , nhìn sang mấy cô bạn, cười dòn dã. Một cô khác hỏi hắn, " năm nay, anh có sang làng bên, và có để ý mùa lúa của họ ra sao ?" Thành chưa kịp trả lời, một cô khác tiếp, " hình như ở đâu cũng được mùa, nhưng chắc chắn không đâu tốt bằng làng ta . Nước sẵn, mùa đều đặn, lúa trổ bông , trời êm gió lặng- anh xem đấy, sao lúa chẳng được mùa cho được ! Ruộng "nhà em " cày tới 2 lần, cày vỡ . cày ải, bừa kỹ, mạ tốt giống, mưa thuận gió hòa, được mùa là Trời cho đấy ." Cô bé nói xong, nhìn sang Thành, cười thật duyên. Đó là Vương, nụ cười tươi, răng đen nhánh hạt na duyên dáng hết chê ! Thành cảm thấy hãnh diện , càng hơn, hai tiếng " nhà em" nghe sao mát lòng đến vậy. Bởi cái anh thợ cày sâu cuốc bẫm cho ruộng " nhà em " là Thành anh giáo cười thẩm, khi biết cách tách hai tiếng "nhà em" , như Vượng đang ám chỉ Thành. ( "nhà em " thay cho một cách gọi " người chồng " .)
Đêm ấy ,Thành lắng nghe giọng Vượng ngân nga tiếng hát trong trẻo, câu hát đầy tình tứ :" Trâu ta ăn cỏ đồng ta / Trai làng cưới vợ làng ta vẫn bền ". Thành nghe xong, ngắt lời, bảo Vượng, ".. .này cô Vượng, hôm vừa rồi, tôi sang nhà cô tôi, các cô gái bên ấy hỏi thăm các cô gái làng ta, và chỉ khen một cô đẹp người tốt tính, hay lảm hay làm, tôi đố cô biết người ấy l ai ?" . Nghe được anh chồng tương lai khàn nàng cách gián tiếp rất tế nhị, nàng thật vui, cảm thông và như thấy lòng được cởi mở.
Vượng quay vào bếp, bưng nồi cơm nếp , bà mẹ Thành ấu yếm bảo con dâu tương lai,
" Con nấu xôi khéo quá , mẹ tưởng như xôi đồ chõ, hóa ra con nấu xôi. Con đem lọ muối vừng ra dây luôn thể nhé. " Nàng "dạ" thật khẽ, vửa lúc đó, Thành bước vào, Vượng bảo, " Anh nhắc các chị ấy nghỉ tay thôi "--" Ừ, tôi vào lấy trứng cá cháy ra thế, bữa qu đi lưới trúng mẻ cá đẻ trứng, và, tôi đã đem biếu nhà Vượng rồi ".
Vượng gật đầu, nghĩ tới người chồng tương lai chăm chỉ, buổi chiều dạy học, buổi sáng ra đ8ồng áng, hoa75cđánh lưới . Thành từng được gửi ra Hà nội học, saukhit rượt Thành chung, thôi học về quê. Ở làng này, đa số quý sức học, tính tình cởi mở, cụ tiên chỉ có ý định mời làm hộ lại, chàng từ chối với lý do còn ít tuổi quá, chưa trưởng thành.
Bữa cơm đêm ấy đánh dấu cho buổi giê lúa trả công cho nhà Thành kết thúc, mọi người ra về. Ở sân giê thóc, chỉ còn Thành và Vượng thu xếp công việc lặt vặt rồi về sau cùng. Hai người còn lại tha hồ bù khú với nhau câu chuyện tình cảm ẩn chìm. Cảm thấy quá khuya, Vượng giã từ, " Em về nhé, khuya rồi !" --" Ở đây một tí đã, nhiều lần anh chưa có dịp tâm sự, ở lại một chút đã nào. " -nàng vẫn dường như e thẹn, im lặng, cách trả lời gián tiếp bằng lòng. Vượng bộc lộ rất kín đáo.
Trăng 16 ngả về hướng tây, Thành ngồi cạnh Vượng ở bên gốc chuối tâm sự. Ánh trăng chiếu vào mặt họ, Vượng bó gối ngồi cạnh, mặt cúi nhìn xuống đất, sau đó nói với Thành, " Em sợ ngồi đây có ai trông thấy thì khốn ! Anh ơi em mong chúng ta sớm về bên nhau, cưới rồi chẳng sợ ai có lời ra, tiếng vào. Còn bây giờ vẫn phải giữ kẽ , kẻo ..."
Bảo nàng chưa đủ cảm xúc của tình yêu thì hơi oan - nếu vậy, Thành khó mà thuyết phục được người yêu ra gốc chuối tâm tình. Nàng có nhiều cảm xúc, nhưng, cảm xúc kìa ẩn chìm, vì lề, thói quê nhà buộc phải vậy. Nàng rất muốn chuyện trò với người yêu xả ga thỏa tình trai gái, mà, bề ngoài phải làm ra vẻ giữ gìn, "... thôi em về, khuya lắm
rồi ! " Thành cau mặt nói với Vượng, " sao em cứ nằng nặc đòi về là thế nào, chúng ta có làm gì trái luân thường đạo lý đâu. Sao lúc anh rủ ra đây, thì em gật đầu cái rụp, b6y giờ chuyện chưa đâu vào đâu, lại đòi về rồi ." Nhìn khuôn mặt người yêu như giận dỗi thật, Vượng im lặng không đòi về nữa. Nàng đúng dậy, đưa tay lên bẻ tàu lá chuối khô, đặt xuống đất, bảo Thành, " .. ngồi xích vào đây, kẻo ai trông thấy thì khốn. Anh hãy nghĩ xem, làng có kẻ ghét chúng mình , nhìn thấy bịa đặt lung tung ." Dưới ánh trăng, giờ đây đôi trẻ thề sông, hên biển, " Em này, sang năm thế nào chúng ta cũng được ra ở riêng thôi. Anh thèm mua miếng đất của gia đình Tịnh bán, để dựng ngôi nhà mới, gần nhà nội . Chúng mình vừa tiện săn sóc nội, chúng ta lại có nhà riêng, anh có chỗ làm việc khoáng đãng". Nàng chỉ " vâng" , vì chưa tĩnh trì để phản bác hay thuận tình, ngồi bên nhau nem nép như ăn vụng vậy. Nàng chợt nghĩ, giả dụ Thành quá yêu, dám làm liều một cái, thì biết làm sao đây, làng nước sẽ phỉ nhổ giáo huấn gia đình. Nàng liếc nhìn chàng, bớt lo khi nhìn đôi mắt hiền từ kia đâu có dám làm liều mất mặt được, nàng hơi yên tâm. Bỗng, nghe tiếng vỗ cánh phập phập, gà gáy đầu giờ, nàng vội đứng dậy rồi bước đi trong bóng tối , không kịp nói lời từ giã, chỉ lấy tay xua xua thôi. Thành về tới nhà , tự nhủ, " Con bé ấy nhát gớm ! Cứ làm như mình sửa soạn al2m thịt không bằng !".
Những kỷ niệm xa xưa mỗi khi nghĩ đến, hắn lại cảm thấy buồn thê thiết. Không thể quên vụ đói năm Dậu, ông chánh Hoạt mà phải đem con gái gả cho con trai một nhà giàu để nương cậy khỏi nạn đói kém . Gia đình Thành lưu lạc, mỗi người một ngả, nghĩ tới là thở dài , chẳng còn muốn làm gì. Cuộn phim đời vừa hết, thì bà Chẽn gánh nước đã về tới, ' Sao bữa nay mẹ thấy Thành buồn vậy, cứ thở dài thườn thượt thôi. "--không thể giấu mãi được, cần phải thú thật để lòng nhẹ nhõm -- " Con vừa nghĩ tới gia đình ly tán, mỗi người một ngả, chẳng biết sống chết thề nào " ? bà Chẽm an ủi, " Ai mà chẳng nhớ gia đình, hở con ? Nay mai , mẹ sẽ lập gia đình chjo, vào đây mẹ kể cho nghe một cxhuye65n hay lắm. Nhà ah2ng xóm muốn bán cho mẹ một sào ruộng, mẹ tính mua để al2m nhà . Con biết làm nah2 mới cho đứa nào không, con thử đoàn xem , rồi trả lời mẹ nhé".
Thành thấy Spay đang ngồi trước khung cửi, đứng dậy đi về phía mẹ và Thành. Bà bảo chúng ngồi xuống, bà bảo Thành chuẩn bị đi Phú Yên lấy nợ, và nơi ấy, chồng bà chết một cách thảm hại . Spay muốn xin mẹ cùng đi với Thành, nhưng chưa tìm được cơ hội bày tỏ.
Cơn mưa lớn ập đổ xuống rào rào, gió bão thổi vù vù,bầu trời như tối sầm lại. Bà Chẽn quays ang phía con gài, sai , " thoi dọn cơm ăn, mày buôn am2n cho nó ngủ so71mn, mai nó đi phú Yên đấy". \\Spay gật đầu, vẫn không thể mở lời xin phép mẹ cho đi cùng thành.
( kỳ sau : chương 2)
thế phong
( Sđd: trang 7 - 19 )
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014
chuyện tình - love story / erich segal / bản việt văn: phan lệ thanh - kỳ chót.
chuyện tình- love sotry - kỳ chót - erich segal
phna lệ thanh dịch / nxb ngày mới, saigon 1973.
chuyện tình- love story- erich segal
bản việt văn : phan lệ thanh
20
Tôi lái xe từ phố Đông 63 Mahattan tới Boston, Masachusetts chưa tới 3 tiếng 20 phút. Không thể đi nhanh hơn được nữa. Tôi nói thật, tôi đã chạy thử trên con đường này đủ mọi cách và dám chắc không xe nào, dù là xe Mỹ hay ngoại quốc, kể cả người lái tài ba, như Graham Hill đi nữa, Chắc không có thể xe nào nhanh hơn Tôi chạy xe với tốc độ 105 cây số/ giờ, ngay cả khi vượt qua biên giới tiểu bang. Xưa nay, tôi vẫn để một máy cạo râu chạy pin trong xe, trước khi vào văn phòng to, rộng tại khu phố tiểu bang, tôi cẩn thận, cạo râu và thay áo sơ- mi mới. Mặc dù mới 8 giờ sáng, đã có vài nhân vật quan trọng đang ngồi đợi tiếp kiến Olivier Barrett III. Cô thư ký đã quen mặt tôi, báo cho ông bằng máy điện thoại riêng, trong khi mắt không rời khỏi tôi. Ba tôi không nói " Cho nó vào ", và, ông tự ra mở cửa , đi ra ngoài. Ông lên tiếng trước, " Olivier! ". Lúc đó, tôi đang bị ám ảnh, bởi tất cả cái gì là bề ngoài, nhận thấy da ông hơi xanh, tóc bạc đi nhiều, dáng người gầy hơn, ấy là, sau 3 năm cha con không gặp mặt nhau.
" Vào đi con ". Tôi không đoán được ông nghĩ gì. Tôi bước thẳng vào văn phòng. Chúng tôi nhìn nhau một giây, rời ngó quanh đồ vật quanh phòng. Tôi ngắm các vật dụng trên bàn giấy, chiếc bao kéo, bằng da, dao rọc giấy có tay cầm bẳng da, và ảnh mẹ tôi chụp từ mấy năm trước. Một bức ảnh tôi ( hồi tôi mới ra trường Exeter.)
" Hồi này con ra sao ?" --" Thưa ba, con vẫn thường " -- " Jennifer mạnh không ?" . Thay vì nói dối, tôi lảng tránh -- mặc dù chính Jennifer mà tôi phải tới đây-- bằng cách nói thẳng lý do tôi tới đây, " Thưa ba, con muốn mượn ba 5000 đô la. Con có ly do chính đáng ." Ông nhìn tôi. Và, hình như ông gật đầu, rồi hỏi, " Sao ? " --" Dạ " --" Con có thể cho ba biết lý do được không ?"
"-- Thưa ba, con không thể nói ra được. Xin ba làm ơn cho con vay tiền . " Tôi có cảm tưởng, nếu Olivier Barrett III có thể gây cảm tưởng nơi người khác -- rằng ông định đưa tiền cho tôi.
Tôi cũng có cảm tưởng rằng ông không muốn làm khó dễ . Nhưng, quả ông có muốn ... hỏi chuyện.
"-- Bộ Jenny và Marsh không trả lương cho con sao ? "--" Thưa ba có " . Tôi định cho ông biết lương tôi bao nhiêu, cốt để ông biết , cả lớp không ai kiếm nhiều tiền bằng tôi, nhưng, bỗng nghĩ ra, nếu ông đã biết chỗ tôi làm, chắc ông phải biết lương tôi bao nhiêu rồi , --" Cô ấy còn dạy học không ?" À, thế là ông đã biết hết mọi chuyện." --Xin ba đừng gọi vợ con là " cô ấy". ông lịch sự nhắc lại cậu hỏi, " Jenny còn dạy học không ?" --" Xin ba đừng lôi vợ con vào chuyện này. Đây là chuyện riêng của con, một chuyện riêng quan trọng " --" Hay là làm cô nàng nào mang bầu rồi hả ?" . Ông không tỏ vẻ gì chê trách ,"-- Vâng, thưa ba vâng, đúng vậy. Vây ba cho con mượn tiền đi ". Tôi không hề nghĩ, ông sẽ trả lời câu tôi nói, và, chắc ông chẳng muốn biết rõ làm gì. Rồi vặn hỏi toi, để, như tôi đã nói, có cớ nói chuyện .
Ông mở ngăn kéo lấy ra một tập chi phiếu trong chiếc bao bọc bằng da thuộc, đồng bộ với tay cầm của con dao rọc giấy , và ,chiếc bao đựng kéo. Ông từ từ mở tập. Không phải ông có muốn ý hành hạ tôi, thật ra tôi không hề nghĩ vậy, nhưng, để ông có thêm thì giờ, và kiếm chuyện gì đó để nói, chuyện vớ vẩn vô hại ấy.
Ông ký tấm chi phiếu, xe ra khỏi tập, rồi , đưa về phía tôi. Tôi ngơ ngác chừng nửa giây đồng hồ, trước khi nhận ra rằng, đáng lẽ tôi phải đưa tay cầm lấy chi phiếu, Có thể hơi ngượng ( ông nghĩ thế) rút tay lại , đặt tờ chi phiếu xuống mép bàn. Ông lại ngẩng lên nhìn tôi, rồi gật gật đầu. Hình như ông muốn nói, " Đấy, con cầm đi'. Nhưng không nói gì , chỉ gật đầu.
Lẽ ra, tôi cũng không vội gì giã từ ông. Nhưng tôi không nghĩ ra được chuyện nào rất vô hại để nói tiếp. Mà chúng tôi không thể cứ ngồi yên, trong khi cả 2 đều muốn nói, lại khôn g biết nói gì, kể cả không nhìn thằng vào mặt nhau nữa.
Tôi với tay cầm lấy tờ chi phiếu. Đúng, tôi đọc con số trên đó: 5000 đô-la và chữ ký Olivier
Barrett III. Nét chữ đã khô mực Tôi cẩn thận gấp tờ chi phiếu lại rồi cho vào túi xong, đứng dậy, có đôi chút ngượng nghịu bước ra khỏi cửa. Đáng lẽ ra, tôi phải nói vài câu, để, ông hiểu rằng tôi biết, vì tôi mà nhiều nhân vật ở Boston ( có thể cả Washington không chừng ) đang phải mòn gót giầy ở ngoài kia - và - biết rằng chúng ta có thể kiếm ra chuyện để nói với nhau - con biết ba sẽ để con ngồi chơi trong văn phòng tới trưa, tất nhiên là ba sẽ bỏ rơi mấy người bạn khác cùng ăn trưa để ... v.v...
Tôi mở hé cửa, rồi đứng lại, lấy hết can đảm nhìn thẳng vào mặt ông, nói, " Cảm ơn ba ".
21
Tôi có nhiệm vụ phải báo cho Phil Cavilleri biết. Còn ai nữa ? Ông không qụy ngã như tôi tưởng, chỉ lặng lẽ đóng cửa căn nhà ở Cranston và lên ở với chúng tôi. Mỗi người chúng ta có một lối riêng để đương đầu với ưu phiền. Lối của Phil là quét dọn nhà cửa. Ông rửa, cọ nhà và lau chùi bóng loáng. Tôi không biết ông nghĩ gì trong đâu, nhưng, xin Chúa thêm sức cho, để ông tiếp tục làm việc.
Hay, ông đang mơ tưởng rằng có một ngày nào đó, Jenny sẽ trở về? Đung thế, phải không ? Tôi nghiệp ộng già vợ của tôi ! Chính vì thế, ông mới dọn dẹp. Dĩ nhiên, ông không chịu thú nhận điều này, nhưng, tôi biết ông đang nghĩ trong đầu như vậy. Bởi lẽ, chính trong đầu đang nghĩ đúng như vậy.
***
Sau hôm Jenny vào nhà thương, rồi gọi điện thoại cho Jonas, và cho ông biết lý do tôi phải xin nghỉ việc. Tôi phải giả bộ có việc bận, để đặt máy xuống, vì, tôi thấy ông ta có vẻ khổ sở, muốn nói lời an ủi mà không sao diễn tả được. Từ hôm đó trở đi, cả ngày, tôi chỉ có việc vào thăm Jenny và làm việc vặt ở nhà. Việc lặt vặt là việc chẳng có tên, chẳng có việc gì ra việc gì. Ăn cho no bụng, mặc dầu không đói, ngắm Phil lau nhà ( lại lau nhà) và trằn trọc không ngủ được, dù đã uống thuốc bác sĩ cho.) Có lần, tôi nghe tiếng Phil lẩm bẩm một mình, " Chắc không chịu nổi nữa !" . Ông ở buồng bên cạnh, đang rửa bát ( bằng tay) sau bữa cơm tối. Tôi không trả lời ông, nhưng thầm nghĩ, tôi chịu được đấy. Bất cứ ai đang điều khiển trò-xiếc này ở trên kia, hay là đấng Tối cao, thưa Ngài ? Ngài cứ tiếp tục. Tôi có thể chịu đựng suốt đời được. Vì Jenny bo giờ cũng vẫn là Jenny.
Tối hôm đó, nàng đuổi tôi ra khỏi phòng. Nàng muốn chuyện riêng với bố, lấy tư cách một người nói với một người. Nàng nói, nhìn khuôn mặt nhợt nhạt chẳng kém gì nền gối mầu trắng ,
" Buổi họp này dành riêng cho những công dân Mỹ gốc Ý. Cút đi, còn chờ gì nữa Barrett ?"
--" Thôi được ! ". Nàng còn nói với theo, khi tôi đã ra khỏi cửa, " Nhưng, này, đừng đi xa quá nghe không , cậu bé ?".
Tôi ra ngoài, ngồi ở phòng khách. Một lát sau, Phil hiện ra. Ông nói nhỏ, giọng khàn khàn như thể trong người ông là một khoảng trống sâu thẳm, " Nó bảo cho phép mày cắp đít vào. Tao ra ngoài mua bao thuốc lá đây .".
***
" Đóng cái cửa chó chết ấy lại !" . Nàng ra lệnh, khi thấy tôi bước vào. Tuân lời , tôi yên lăng khép cửa, trở lại bên giường bệnh, tôi nhìn rõ nàng hơn. Nàng luôn giấu cánh tay phải chằng chịt ống thuốc dưới chân. Tôi thích được ngồi gần sát bên, ngắm khuôn mặt nàng ; 2 con mắt vẫn sáng long lanh trên khuôn mặt nhợt nhạt. Tôi ngồi sát gần nàng hơn, " Không đau đớn gì cà, Ollie ạ thật đấy. Như thể là mình đang rời từ đỉnh núi xuống, nhưng rất từ từ, anh hiểu không ? " Có một cái gì lay chuyển nhè nhẹ trong gan, ruột tôi. Một sinh vật vô hình dạng sắp sửa từ bên trong thoát ra lối cửa miệng, khiến tôi muốn khóc. Nhưng tôi sẽ không khóc đâu. Tôi chưa khóc bao giờ cả. Tôi là một tên khốn nạn cứng rắn lắm , bạn thấy không ? Nhất định là tôi không khóc. Nhưng, nếu không khóc, tôi không sao mở miệng nổi. Tôi sẽ phải gật đầu nói "có" vậy. Và, tôi gật đầu. Nàng nói, " Xạo tổ, cha nội !" . Tôi gầm gừ, chư nếu không, thì phải nói rồi, " Hừ !"
--" Anh thì biết chó gì chuyện rơi từ từ trên núi xuống, phải không cậu bé ? Cả đời anh, anh đã ngã bao giờ đâu ?" . Tôi vừa lấy lại được giọng, " Có chứ, đó là khi anh gặp em ". Nàng nói, nụ cười trên môi, " -- Ừ, Ôi rơi ngả nào mà tuyệt diệu. Ai nói thế nhỉ ? " --" Anh không biết, có le đại lịch sĩ Shakspeare đấy, em ". Nàng than, "-- Ừ, nhưng là nhân vật nào ? Em không nhớ ở trong vở kịch nào nửa chứ lị. Em học ở Radcliffe, đáng lẽ em phải nhớ chứ. Ngày xưa, em thuộc lòng cả danh sách nhạc Mozart của Kochel . "--" Ghê thật !" . Nàng nhăn mặt, hỏi lại,
--" Bản hợp tấu dương cầm cung' đô thứ' của Mozart, số mấy, nhỉ ". "-- Để anh về, kiếm lại". Tôi biết là kiếm ở đâu rồi. Ở ahà, trên giá nhạc, bên cạnh chiếc dương cầm. Tôi sẽ tra lại và sáng sớm mai, sẽ cho nàng biết. " Em vẫn biết mà !". Em biết. Em biết,". Tôi lấy giọng nói ,như diễn viên nam Humphrey Bogart, " Này, muốn nói chuyện âm nhạc, sao ? " Nhưng, tôi hối hận, vì ngắt lời nàng, " Không " " -- Em vừa bàn chuyện với Phil. Anh có nghe không đấy, Ollie ?" . Tôi quay mặt đi, " Có. Anh đang nghe đây, Jenny". "-- Em bảo ông ấy muốn làm đám tang ở nhà thờ Công giáo cũng được, và, chắc anh sẽ bằng lòng. Được không ?", "-- Được " --" Được , thì tốt thôi".
Sau đó, tôi thấy nhẹ nhàng hẳn người, vì dù nói chuyện gì bây giờ, thì cũng phải vui hơn chuyện đó. Nhưng, hóa ra tôi nhầm. Giọng Jenny giận dữ, mặc dù rất khẽ, " Này Olivier ! Anh đứng có bệnh hoạn như thế nữa ", "-- Anh bệnh hoạn cái gì ?" "-- Cái vẻ mặt tội lỗi của anh nom bệnh hoạn lắm đấy, Olivier ạ".
Tôi có thay đổi vẻ mặt ngay, nhưng các bắp thịt nơi mặt tôi đều thành hàng cả rồi, " Đâu có phải lỗi tại ai, cậu bé. Làm ơn bỏ cái lối tự trách mình như vậy đi." Tôi muốn tiếp tục nhìn, ngắm nàng, vì không bao giờ tôi muốn mất nàng cả, nhưng khi ấy, tôi đành phải nhìn xuống đất. Tôi cảm thấy xấu hổ, vì ngay giờ phút này, Jenny vẫn đọc thấu tâm hồn tôi như bao giờ., " Em chỉ xin anh có một điều độc nhất đó thôi, Ollie. Ngoài ra, em biết anh sẽ không sao đâu ".
Cái gì đó trong ruột gan tôi lại bắt đầu lay động ,và, tôi không dám mở miệng, dù chỉ đế nói " được rồi". Tôi chỉ biết nhìn Jenny câm nín. Bỗng nhiên, nàng nói, " Tiên sư Paris ""-- Hả" --" Tiên sư Paris, tiên sư âm nhạc, và tất cả cái khỉ gió gì mà anh cho là anh đã lấy mất của em. Em không thèm, anh hiểu không, đồ chó chết ! Anh không tin vậy sao ? ". Tôi thành thật trả lời, " Không ". "--Nếu không in thì cuốn gói ra khỏi đây, mau. Tôi không thèm thấy mặt anh , trước giờ chết
nữa ". Nàng nói thật, Tôi biết ngay là khi nào thì Jenny nói thật. Vì, thế, tội đành nói dối để được ngồi lại, " Anh tin em " --" Vậy, được hơn. Bây giờ thì anh làm cho em việc này nhé !".
Từ trong người tôi có cái gì đó nhất định bắt tôi phải khóc bằng được. Nhưng, tôi vẫn cứ chống cự lại. Tôi sẽ không thể khóc. Tôi sẽ chỉ gật đầu ưng thuận, để, tỏ ra cho Jennifer biết rằng: tôi sẽ làm cho nàng, bất cứ việc gì nàng muốn., " Anh ôm em thật chặt, được không ?" --. Tôi đặt tay tôi lên cánh tay nàng. Trời ơi ! nàng gầy quá -- và xiết chặt lại, " Không phải thế, Olivier! Ôm em vào lòng cơ . Và, nằm xuống cạnh em đi, anh !".
Tôi hết sức thận trọng -- bao nhiêu ống thuốc lủng củng -- leo lên giường, nằm vào trong chăn cạnh nàng , và, ôm nàng vào lòng. " Cảm on anh, Ollie!"
Nàng ngưng thở, sau câu nói đó .
23
Phil Cavilleri đứng trong phòng sưởi nắng, hút không biết bao nhiêu thuốc lá, trước khi tôi bước vào. Tôi nhỏ nhẹ gọi: " Phil" . Ông nhìn lên, và, rồi tôi biết ông đã hiểu., " Hả " Chắc ông đang cần dựa vai vào người nào, để, thấy được an ủi đôi chút. Tôi lại gần, đặt tay trên vai ông. Tôi sợ ông khóc. Tôi biết chắc tôi sẽ không khóc nổi. Tôi không còn khóc nổi nữa. Tôi đã vượt quá mức đó rồi.
Ông đặt tay ông trên tay tôi, nói lẩm nhẩm, " Ước gì, ước gì, tao không ...--". Ộng ngưng lại, và, tôi đợi ông nói tiếp. --" Nhưng, vội gì ? " Ước gì là tao không hứa với Jenny là sẽ có can đảm để nâng đỡ mày ". Và, để tỏ ra là quyết giữ lời hứa, ông nhẹ nhàng vỗ vỗ tay tôi. Nhưng tôi cần thấy được một mình. Để thở. Có lẽ tôi sẽ phải đi dạo một lát .
***
Dưới nhà, phòng tiếp khách của bệnh viện yên lặng như tờ. Tiếng động độc nhất là tiếng đế giầy tôi nện trên sàn, " Olivier" . Tôi ngưng bước. Bố tôi. Chỉ còn chúng tôi trong phòng, ngoài người đàn bà ngồi ở phòng tiếp khách. Phải nói, chúng tôi là một trong vài người độc nhất còn thức vào giờ này tại New York.
Tôi không dám nhìn ông. Tôi tiến về phía cửa ra vào tự động. Nhưng ngay tức thì, ông đã theo ra, đứng cạnh tôi, " Olivier, đang lẽ con phải cho ba biết ". Trời lạnh buốt, nhưng, tôi lại thích, vì, lúc đó đang ở trong trạng thái u mê, và, muốn thấy một cảm giác gì. Bố tôi tiếp tục nói, rong khi tôi đứng yên lặng, hứng lán gió buốt phà lên mặt, "--Vừa biết tin, ba vội lên xe tới ngay".
Tôi muốn mất áo khoác trong nhà thương, bởi lạnh làm tôi thấy nhức buốt. Thích quá! Thích quá! Bố tôi khẩn khoản, " Olivier, ba muốn giúp con". Tôi trả lời ông, " Jenny chết rồi !" . Ông thì thầm, sững sờ, " Ba rất tiếc! ".
Không hiểu sao , bỗng nhiên tôi lặp lại câu , mà , một người con gái rất đẹp vừa qua đời đã có lần dạy tôi, " Yêu có ý nghĩa , không bao giờ phải nói " rất tiếc ". Và, tôi đã làm một việc mà tôi chưa bao giờ làm, trước mặt ông, trong vòng tay ông - mà không nói gi.
Rồi, tôi òa khóc.
HẾT
erich segal
PHAN LỆ THANH dịch
\\( Sđd : trang 187- 294 )
-----------
VÀI HÀNG VỀ ERICH SEGAL:
Tác giả tốt nghiệp tại đại học Harvard,là nhà phê bình văn chương cổ điển, giáo sư văn chương đại học Yale. CHUYỆN TÌNH được xuất bản lần đầu tiên ở Hoa Kỳ, vào tháng 8 năm 1970, tức khắc Erich Segal được giới trẻ mến mộ, bởi, tác giả đã thể hiện được khát vọng sâu kín , thuần khiết nhất của những tâm hồn người trẻ . CHUYỆN TÌNH là quyển tiểu thuyết phá kỷ lục về số sách bán ra khắp toàn cầu . Riêng ờ Hoa Kỳ, chỉ trong vòng 8 tháng đầu, con số bán ra vượt quá 50.000.000 bản, được dịch ra nhiều ngôn ngữ, số sách dịch ấn hành cũng vượt qua 100.000.000 bản . Và, CHUYỆN TÌNH cũng được chuyển thể sang phim ảnh, cuốn phim chiếu được hoan nghênh trên khắp thế giới. PHAN LỆ THANH.
:
phna lệ thanh dịch / nxb ngày mới, saigon 1973.
chuyện tình- love story- erich segal
bản việt văn : phan lệ thanh
20
Tôi lái xe từ phố Đông 63 Mahattan tới Boston, Masachusetts chưa tới 3 tiếng 20 phút. Không thể đi nhanh hơn được nữa. Tôi nói thật, tôi đã chạy thử trên con đường này đủ mọi cách và dám chắc không xe nào, dù là xe Mỹ hay ngoại quốc, kể cả người lái tài ba, như Graham Hill đi nữa, Chắc không có thể xe nào nhanh hơn Tôi chạy xe với tốc độ 105 cây số/ giờ, ngay cả khi vượt qua biên giới tiểu bang. Xưa nay, tôi vẫn để một máy cạo râu chạy pin trong xe, trước khi vào văn phòng to, rộng tại khu phố tiểu bang, tôi cẩn thận, cạo râu và thay áo sơ- mi mới. Mặc dù mới 8 giờ sáng, đã có vài nhân vật quan trọng đang ngồi đợi tiếp kiến Olivier Barrett III. Cô thư ký đã quen mặt tôi, báo cho ông bằng máy điện thoại riêng, trong khi mắt không rời khỏi tôi. Ba tôi không nói " Cho nó vào ", và, ông tự ra mở cửa , đi ra ngoài. Ông lên tiếng trước, " Olivier! ". Lúc đó, tôi đang bị ám ảnh, bởi tất cả cái gì là bề ngoài, nhận thấy da ông hơi xanh, tóc bạc đi nhiều, dáng người gầy hơn, ấy là, sau 3 năm cha con không gặp mặt nhau.
" Vào đi con ". Tôi không đoán được ông nghĩ gì. Tôi bước thẳng vào văn phòng. Chúng tôi nhìn nhau một giây, rời ngó quanh đồ vật quanh phòng. Tôi ngắm các vật dụng trên bàn giấy, chiếc bao kéo, bằng da, dao rọc giấy có tay cầm bẳng da, và ảnh mẹ tôi chụp từ mấy năm trước. Một bức ảnh tôi ( hồi tôi mới ra trường Exeter.)
" Hồi này con ra sao ?" --" Thưa ba, con vẫn thường " -- " Jennifer mạnh không ?" . Thay vì nói dối, tôi lảng tránh -- mặc dù chính Jennifer mà tôi phải tới đây-- bằng cách nói thẳng lý do tôi tới đây, " Thưa ba, con muốn mượn ba 5000 đô la. Con có ly do chính đáng ." Ông nhìn tôi. Và, hình như ông gật đầu, rồi hỏi, " Sao ? " --" Dạ " --" Con có thể cho ba biết lý do được không ?"
"-- Thưa ba, con không thể nói ra được. Xin ba làm ơn cho con vay tiền . " Tôi có cảm tưởng, nếu Olivier Barrett III có thể gây cảm tưởng nơi người khác -- rằng ông định đưa tiền cho tôi.
Tôi cũng có cảm tưởng rằng ông không muốn làm khó dễ . Nhưng, quả ông có muốn ... hỏi chuyện.
"-- Bộ Jenny và Marsh không trả lương cho con sao ? "--" Thưa ba có " . Tôi định cho ông biết lương tôi bao nhiêu, cốt để ông biết , cả lớp không ai kiếm nhiều tiền bằng tôi, nhưng, bỗng nghĩ ra, nếu ông đã biết chỗ tôi làm, chắc ông phải biết lương tôi bao nhiêu rồi , --" Cô ấy còn dạy học không ?" À, thế là ông đã biết hết mọi chuyện." --Xin ba đừng gọi vợ con là " cô ấy". ông lịch sự nhắc lại cậu hỏi, " Jenny còn dạy học không ?" --" Xin ba đừng lôi vợ con vào chuyện này. Đây là chuyện riêng của con, một chuyện riêng quan trọng " --" Hay là làm cô nàng nào mang bầu rồi hả ?" . Ông không tỏ vẻ gì chê trách ,"-- Vâng, thưa ba vâng, đúng vậy. Vây ba cho con mượn tiền đi ". Tôi không hề nghĩ, ông sẽ trả lời câu tôi nói, và, chắc ông chẳng muốn biết rõ làm gì. Rồi vặn hỏi toi, để, như tôi đã nói, có cớ nói chuyện .
Ông mở ngăn kéo lấy ra một tập chi phiếu trong chiếc bao bọc bằng da thuộc, đồng bộ với tay cầm của con dao rọc giấy , và ,chiếc bao đựng kéo. Ông từ từ mở tập. Không phải ông có muốn ý hành hạ tôi, thật ra tôi không hề nghĩ vậy, nhưng, để ông có thêm thì giờ, và kiếm chuyện gì đó để nói, chuyện vớ vẩn vô hại ấy.
Ông ký tấm chi phiếu, xe ra khỏi tập, rồi , đưa về phía tôi. Tôi ngơ ngác chừng nửa giây đồng hồ, trước khi nhận ra rằng, đáng lẽ tôi phải đưa tay cầm lấy chi phiếu, Có thể hơi ngượng ( ông nghĩ thế) rút tay lại , đặt tờ chi phiếu xuống mép bàn. Ông lại ngẩng lên nhìn tôi, rồi gật gật đầu. Hình như ông muốn nói, " Đấy, con cầm đi'. Nhưng không nói gì , chỉ gật đầu.
Lẽ ra, tôi cũng không vội gì giã từ ông. Nhưng tôi không nghĩ ra được chuyện nào rất vô hại để nói tiếp. Mà chúng tôi không thể cứ ngồi yên, trong khi cả 2 đều muốn nói, lại khôn g biết nói gì, kể cả không nhìn thằng vào mặt nhau nữa.
Tôi với tay cầm lấy tờ chi phiếu. Đúng, tôi đọc con số trên đó: 5000 đô-la và chữ ký Olivier
Barrett III. Nét chữ đã khô mực Tôi cẩn thận gấp tờ chi phiếu lại rồi cho vào túi xong, đứng dậy, có đôi chút ngượng nghịu bước ra khỏi cửa. Đáng lẽ ra, tôi phải nói vài câu, để, ông hiểu rằng tôi biết, vì tôi mà nhiều nhân vật ở Boston ( có thể cả Washington không chừng ) đang phải mòn gót giầy ở ngoài kia - và - biết rằng chúng ta có thể kiếm ra chuyện để nói với nhau - con biết ba sẽ để con ngồi chơi trong văn phòng tới trưa, tất nhiên là ba sẽ bỏ rơi mấy người bạn khác cùng ăn trưa để ... v.v...
Tôi mở hé cửa, rồi đứng lại, lấy hết can đảm nhìn thẳng vào mặt ông, nói, " Cảm ơn ba ".
21
Tôi có nhiệm vụ phải báo cho Phil Cavilleri biết. Còn ai nữa ? Ông không qụy ngã như tôi tưởng, chỉ lặng lẽ đóng cửa căn nhà ở Cranston và lên ở với chúng tôi. Mỗi người chúng ta có một lối riêng để đương đầu với ưu phiền. Lối của Phil là quét dọn nhà cửa. Ông rửa, cọ nhà và lau chùi bóng loáng. Tôi không biết ông nghĩ gì trong đâu, nhưng, xin Chúa thêm sức cho, để ông tiếp tục làm việc.
Hay, ông đang mơ tưởng rằng có một ngày nào đó, Jenny sẽ trở về? Đung thế, phải không ? Tôi nghiệp ộng già vợ của tôi ! Chính vì thế, ông mới dọn dẹp. Dĩ nhiên, ông không chịu thú nhận điều này, nhưng, tôi biết ông đang nghĩ trong đầu như vậy. Bởi lẽ, chính trong đầu đang nghĩ đúng như vậy.
***
Sau hôm Jenny vào nhà thương, rồi gọi điện thoại cho Jonas, và cho ông biết lý do tôi phải xin nghỉ việc. Tôi phải giả bộ có việc bận, để đặt máy xuống, vì, tôi thấy ông ta có vẻ khổ sở, muốn nói lời an ủi mà không sao diễn tả được. Từ hôm đó trở đi, cả ngày, tôi chỉ có việc vào thăm Jenny và làm việc vặt ở nhà. Việc lặt vặt là việc chẳng có tên, chẳng có việc gì ra việc gì. Ăn cho no bụng, mặc dầu không đói, ngắm Phil lau nhà ( lại lau nhà) và trằn trọc không ngủ được, dù đã uống thuốc bác sĩ cho.) Có lần, tôi nghe tiếng Phil lẩm bẩm một mình, " Chắc không chịu nổi nữa !" . Ông ở buồng bên cạnh, đang rửa bát ( bằng tay) sau bữa cơm tối. Tôi không trả lời ông, nhưng thầm nghĩ, tôi chịu được đấy. Bất cứ ai đang điều khiển trò-xiếc này ở trên kia, hay là đấng Tối cao, thưa Ngài ? Ngài cứ tiếp tục. Tôi có thể chịu đựng suốt đời được. Vì Jenny bo giờ cũng vẫn là Jenny.
Tối hôm đó, nàng đuổi tôi ra khỏi phòng. Nàng muốn chuyện riêng với bố, lấy tư cách một người nói với một người. Nàng nói, nhìn khuôn mặt nhợt nhạt chẳng kém gì nền gối mầu trắng ,
" Buổi họp này dành riêng cho những công dân Mỹ gốc Ý. Cút đi, còn chờ gì nữa Barrett ?"
--" Thôi được ! ". Nàng còn nói với theo, khi tôi đã ra khỏi cửa, " Nhưng, này, đừng đi xa quá nghe không , cậu bé ?".
Tôi ra ngoài, ngồi ở phòng khách. Một lát sau, Phil hiện ra. Ông nói nhỏ, giọng khàn khàn như thể trong người ông là một khoảng trống sâu thẳm, " Nó bảo cho phép mày cắp đít vào. Tao ra ngoài mua bao thuốc lá đây .".
***
" Đóng cái cửa chó chết ấy lại !" . Nàng ra lệnh, khi thấy tôi bước vào. Tuân lời , tôi yên lăng khép cửa, trở lại bên giường bệnh, tôi nhìn rõ nàng hơn. Nàng luôn giấu cánh tay phải chằng chịt ống thuốc dưới chân. Tôi thích được ngồi gần sát bên, ngắm khuôn mặt nàng ; 2 con mắt vẫn sáng long lanh trên khuôn mặt nhợt nhạt. Tôi ngồi sát gần nàng hơn, " Không đau đớn gì cà, Ollie ạ thật đấy. Như thể là mình đang rời từ đỉnh núi xuống, nhưng rất từ từ, anh hiểu không ? " Có một cái gì lay chuyển nhè nhẹ trong gan, ruột tôi. Một sinh vật vô hình dạng sắp sửa từ bên trong thoát ra lối cửa miệng, khiến tôi muốn khóc. Nhưng tôi sẽ không khóc đâu. Tôi chưa khóc bao giờ cả. Tôi là một tên khốn nạn cứng rắn lắm , bạn thấy không ? Nhất định là tôi không khóc. Nhưng, nếu không khóc, tôi không sao mở miệng nổi. Tôi sẽ phải gật đầu nói "có" vậy. Và, tôi gật đầu. Nàng nói, " Xạo tổ, cha nội !" . Tôi gầm gừ, chư nếu không, thì phải nói rồi, " Hừ !"
--" Anh thì biết chó gì chuyện rơi từ từ trên núi xuống, phải không cậu bé ? Cả đời anh, anh đã ngã bao giờ đâu ?" . Tôi vừa lấy lại được giọng, " Có chứ, đó là khi anh gặp em ". Nàng nói, nụ cười trên môi, " -- Ừ, Ôi rơi ngả nào mà tuyệt diệu. Ai nói thế nhỉ ? " --" Anh không biết, có le đại lịch sĩ Shakspeare đấy, em ". Nàng than, "-- Ừ, nhưng là nhân vật nào ? Em không nhớ ở trong vở kịch nào nửa chứ lị. Em học ở Radcliffe, đáng lẽ em phải nhớ chứ. Ngày xưa, em thuộc lòng cả danh sách nhạc Mozart của Kochel . "--" Ghê thật !" . Nàng nhăn mặt, hỏi lại,
--" Bản hợp tấu dương cầm cung' đô thứ' của Mozart, số mấy, nhỉ ". "-- Để anh về, kiếm lại". Tôi biết là kiếm ở đâu rồi. Ở ahà, trên giá nhạc, bên cạnh chiếc dương cầm. Tôi sẽ tra lại và sáng sớm mai, sẽ cho nàng biết. " Em vẫn biết mà !". Em biết. Em biết,". Tôi lấy giọng nói ,như diễn viên nam Humphrey Bogart, " Này, muốn nói chuyện âm nhạc, sao ? " Nhưng, tôi hối hận, vì ngắt lời nàng, " Không " " -- Em vừa bàn chuyện với Phil. Anh có nghe không đấy, Ollie ?" . Tôi quay mặt đi, " Có. Anh đang nghe đây, Jenny". "-- Em bảo ông ấy muốn làm đám tang ở nhà thờ Công giáo cũng được, và, chắc anh sẽ bằng lòng. Được không ?", "-- Được " --" Được , thì tốt thôi".
Sau đó, tôi thấy nhẹ nhàng hẳn người, vì dù nói chuyện gì bây giờ, thì cũng phải vui hơn chuyện đó. Nhưng, hóa ra tôi nhầm. Giọng Jenny giận dữ, mặc dù rất khẽ, " Này Olivier ! Anh đứng có bệnh hoạn như thế nữa ", "-- Anh bệnh hoạn cái gì ?" "-- Cái vẻ mặt tội lỗi của anh nom bệnh hoạn lắm đấy, Olivier ạ".
Tôi có thay đổi vẻ mặt ngay, nhưng các bắp thịt nơi mặt tôi đều thành hàng cả rồi, " Đâu có phải lỗi tại ai, cậu bé. Làm ơn bỏ cái lối tự trách mình như vậy đi." Tôi muốn tiếp tục nhìn, ngắm nàng, vì không bao giờ tôi muốn mất nàng cả, nhưng khi ấy, tôi đành phải nhìn xuống đất. Tôi cảm thấy xấu hổ, vì ngay giờ phút này, Jenny vẫn đọc thấu tâm hồn tôi như bao giờ., " Em chỉ xin anh có một điều độc nhất đó thôi, Ollie. Ngoài ra, em biết anh sẽ không sao đâu ".
Cái gì đó trong ruột gan tôi lại bắt đầu lay động ,và, tôi không dám mở miệng, dù chỉ đế nói " được rồi". Tôi chỉ biết nhìn Jenny câm nín. Bỗng nhiên, nàng nói, " Tiên sư Paris ""-- Hả" --" Tiên sư Paris, tiên sư âm nhạc, và tất cả cái khỉ gió gì mà anh cho là anh đã lấy mất của em. Em không thèm, anh hiểu không, đồ chó chết ! Anh không tin vậy sao ? ". Tôi thành thật trả lời, " Không ". "--Nếu không in thì cuốn gói ra khỏi đây, mau. Tôi không thèm thấy mặt anh , trước giờ chết
nữa ". Nàng nói thật, Tôi biết ngay là khi nào thì Jenny nói thật. Vì, thế, tội đành nói dối để được ngồi lại, " Anh tin em " --" Vậy, được hơn. Bây giờ thì anh làm cho em việc này nhé !".
Từ trong người tôi có cái gì đó nhất định bắt tôi phải khóc bằng được. Nhưng, tôi vẫn cứ chống cự lại. Tôi sẽ không thể khóc. Tôi sẽ chỉ gật đầu ưng thuận, để, tỏ ra cho Jennifer biết rằng: tôi sẽ làm cho nàng, bất cứ việc gì nàng muốn., " Anh ôm em thật chặt, được không ?" --. Tôi đặt tay tôi lên cánh tay nàng. Trời ơi ! nàng gầy quá -- và xiết chặt lại, " Không phải thế, Olivier! Ôm em vào lòng cơ . Và, nằm xuống cạnh em đi, anh !".
Tôi hết sức thận trọng -- bao nhiêu ống thuốc lủng củng -- leo lên giường, nằm vào trong chăn cạnh nàng , và, ôm nàng vào lòng. " Cảm on anh, Ollie!"
Nàng ngưng thở, sau câu nói đó .
23
Phil Cavilleri đứng trong phòng sưởi nắng, hút không biết bao nhiêu thuốc lá, trước khi tôi bước vào. Tôi nhỏ nhẹ gọi: " Phil" . Ông nhìn lên, và, rồi tôi biết ông đã hiểu., " Hả " Chắc ông đang cần dựa vai vào người nào, để, thấy được an ủi đôi chút. Tôi lại gần, đặt tay trên vai ông. Tôi sợ ông khóc. Tôi biết chắc tôi sẽ không khóc nổi. Tôi không còn khóc nổi nữa. Tôi đã vượt quá mức đó rồi.
Ông đặt tay ông trên tay tôi, nói lẩm nhẩm, " Ước gì, ước gì, tao không ...--". Ộng ngưng lại, và, tôi đợi ông nói tiếp. --" Nhưng, vội gì ? " Ước gì là tao không hứa với Jenny là sẽ có can đảm để nâng đỡ mày ". Và, để tỏ ra là quyết giữ lời hứa, ông nhẹ nhàng vỗ vỗ tay tôi. Nhưng tôi cần thấy được một mình. Để thở. Có lẽ tôi sẽ phải đi dạo một lát .
***
Dưới nhà, phòng tiếp khách của bệnh viện yên lặng như tờ. Tiếng động độc nhất là tiếng đế giầy tôi nện trên sàn, " Olivier" . Tôi ngưng bước. Bố tôi. Chỉ còn chúng tôi trong phòng, ngoài người đàn bà ngồi ở phòng tiếp khách. Phải nói, chúng tôi là một trong vài người độc nhất còn thức vào giờ này tại New York.
Tôi không dám nhìn ông. Tôi tiến về phía cửa ra vào tự động. Nhưng ngay tức thì, ông đã theo ra, đứng cạnh tôi, " Olivier, đang lẽ con phải cho ba biết ". Trời lạnh buốt, nhưng, tôi lại thích, vì, lúc đó đang ở trong trạng thái u mê, và, muốn thấy một cảm giác gì. Bố tôi tiếp tục nói, rong khi tôi đứng yên lặng, hứng lán gió buốt phà lên mặt, "--Vừa biết tin, ba vội lên xe tới ngay".
Tôi muốn mất áo khoác trong nhà thương, bởi lạnh làm tôi thấy nhức buốt. Thích quá! Thích quá! Bố tôi khẩn khoản, " Olivier, ba muốn giúp con". Tôi trả lời ông, " Jenny chết rồi !" . Ông thì thầm, sững sờ, " Ba rất tiếc! ".
Không hiểu sao , bỗng nhiên tôi lặp lại câu , mà , một người con gái rất đẹp vừa qua đời đã có lần dạy tôi, " Yêu có ý nghĩa , không bao giờ phải nói " rất tiếc ". Và, tôi đã làm một việc mà tôi chưa bao giờ làm, trước mặt ông, trong vòng tay ông - mà không nói gi.
Rồi, tôi òa khóc.
HẾT
erich segal
PHAN LỆ THANH dịch
\\( Sđd : trang 187- 294 )
-----------
VÀI HÀNG VỀ ERICH SEGAL:
Tác giả tốt nghiệp tại đại học Harvard,là nhà phê bình văn chương cổ điển, giáo sư văn chương đại học Yale. CHUYỆN TÌNH được xuất bản lần đầu tiên ở Hoa Kỳ, vào tháng 8 năm 1970, tức khắc Erich Segal được giới trẻ mến mộ, bởi, tác giả đã thể hiện được khát vọng sâu kín , thuần khiết nhất của những tâm hồn người trẻ . CHUYỆN TÌNH là quyển tiểu thuyết phá kỷ lục về số sách bán ra khắp toàn cầu . Riêng ờ Hoa Kỳ, chỉ trong vòng 8 tháng đầu, con số bán ra vượt quá 50.000.000 bản, được dịch ra nhiều ngôn ngữ, số sách dịch ấn hành cũng vượt qua 100.000.000 bản . Và, CHUYỆN TÌNH cũng được chuyển thể sang phim ảnh, cuốn phim chiếu được hoan nghênh trên khắp thế giới. PHAN LỆ THANH.
:
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
the gift in wartime- thơ trần mộng tú được đưa vào sách giáo khoa trung học hoa kỳ.
American Literature Textbook-
nxb McGraw Hill, usa.
the gift in wartime
quà tặng trong chiến tranh
thơ trần mộng tú ( usa)
Lời dẫn:
Trong một cuốn sách giáo khoa dạy môn văn " Glencoe Literature " do nxb Mc Graww Hill phát hành ở Mỹ, qui vị sẽ bắt gặp bài thơ " The Gift in Wartime "của nữ thi sĩ Trần mộng Tú, in song song cùng một bài diễn văn của Abraham Lincoln, tổng thống Hoa Kỳ , đọc ngay trên bãi chiến trường Gettysburg về cuộc nội chiến .
Bài thơ " Quà tặng trong chiến tranh" ( The Gift in Wartime ) được tác gỉa làm từ 1969 ở miền Nam, khi người yêu, một chiến sĩ trong quân lực Việt nam cộng hòa tử trận. Rồi di tản sang Hoa Kỳ, tác giả cho đăng tải trên các báo tiếng việt ở hải ngoại.
Tác phẩm đã in : Câu truyện lá phong ( truyện ngắn, (Người Việt xb 1990) - Để em làm gió ( thơ, USA 1992) - Cỏ rơm & những truyện ngắn ( Văn nghệ xuất bản, CA 1999) .
theo CAO LA
( báo Người Việt) .
-------
* có lời cảm ơn thi sĩ Thanh Chương , tác giả Tình buồn nhớ mãi", hiện ở
Moorpark, CA Fwd. (BT)
QUÀ TẶNG TRONG CHIẾN TRANH
thơ trần mộng tú
Em tặng anh hoa hồng
Chôn trong lòng huyệt mộ
Em tặng anh áo cưới
Phủ trên nấm mộ xanh
Anh tặng em bội tinh
Kèm với ngôi sao bạc
Chiếc hoa mai mầu vàng
Chưa đeo còn sáng bóng
Em tặng anh tuổi ngọc
Của những ngày yêu nhau
Đã chết ngay từ lúc
Em nhận được tin sầu
Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương
Mắt em ngày tháng hạ
Em tặng anh đông giá
Giữa tuổi xuân cuộc đời
Anh tặng môi không cười
Anh tặng tay không nắm
Anh tăng mắt không nhìn
Một hình hài bất động
Anh muôn vàn tạ lỗi
Xin hẹn em kiếp sau
Mảnh đạn này em giữ
Làm di vật tìm nhau .
THÁNG 7/ 1969
thơ trần mộng tú
nxb McGraw Hill, usa.
the gift in wartime
quà tặng trong chiến tranh
thơ trần mộng tú ( usa)
Lời dẫn:
Trong một cuốn sách giáo khoa dạy môn văn " Glencoe Literature " do nxb Mc Graww Hill phát hành ở Mỹ, qui vị sẽ bắt gặp bài thơ " The Gift in Wartime "của nữ thi sĩ Trần mộng Tú, in song song cùng một bài diễn văn của Abraham Lincoln, tổng thống Hoa Kỳ , đọc ngay trên bãi chiến trường Gettysburg về cuộc nội chiến .
Bài thơ " Quà tặng trong chiến tranh" ( The Gift in Wartime ) được tác gỉa làm từ 1969 ở miền Nam, khi người yêu, một chiến sĩ trong quân lực Việt nam cộng hòa tử trận. Rồi di tản sang Hoa Kỳ, tác giả cho đăng tải trên các báo tiếng việt ở hải ngoại.
Tác phẩm đã in : Câu truyện lá phong ( truyện ngắn, (Người Việt xb 1990) - Để em làm gió ( thơ, USA 1992) - Cỏ rơm & những truyện ngắn ( Văn nghệ xuất bản, CA 1999) .
theo CAO LA
( báo Người Việt) .
-------
* có lời cảm ơn thi sĩ Thanh Chương , tác giả Tình buồn nhớ mãi", hiện ở
Moorpark, CA Fwd. (BT)
QUÀ TẶNG TRONG CHIẾN TRANH
thơ trần mộng tú
Em tặng anh hoa hồng
Chôn trong lòng huyệt mộ
Em tặng anh áo cưới
Phủ trên nấm mộ xanh
Anh tặng em bội tinh
Kèm với ngôi sao bạc
Chiếc hoa mai mầu vàng
Chưa đeo còn sáng bóng
Em tặng anh tuổi ngọc
Của những ngày yêu nhau
Đã chết ngay từ lúc
Em nhận được tin sầu
Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương
Mắt em ngày tháng hạ
Em tặng anh đông giá
Giữa tuổi xuân cuộc đời
Anh tặng môi không cười
Anh tặng tay không nắm
Anh tăng mắt không nhìn
Một hình hài bất động
Anh muôn vàn tạ lỗi
Xin hẹn em kiếp sau
Mảnh đạn này em giữ
Làm di vật tìm nhau .
THÁNG 7/ 1969
thơ trần mộng tú
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)