Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

viết về một họa sĩ ở mỹ: võ đình [1933- 2009] / bài viết: trương vũ ( blog truongvu)

tựa chính' tiếng sóng/ trương vũ'
(blog truongvu)


                              viết v mt ha sĩm:võ đình
                                                              bài viết:  trương vũ



                                                                                          họa sĩ võ đình [1933 - usa 2009]
                                                                                                         (ảnh kèm bài)



  vợ cố họa sĩ võ đình [1933- usa 2009] : trần thị lai hồng  ( áo vàng)
    (ảnh kèm bài)


Chiều thứ sáu 19/5, Hoàng ngọc Hòa đón tôi [Trương Vũ]  với chị Hoàng Bắc, từ phi trường West Palm Beach (Florida) về nhà anh Võ Đình. Một căn nhà nhỏ xinh xắn, xung quanh là vườn cây um tùm khá rộng.   Khi theo chị Lai Hồng [phu nhân  Võ Đình], thấy anh nằm yên,thở mạnh, mắt nhắm ... Chúng tôi nói vài lời với anh, coi như anh vẫn nghe, vẫn biết. Và, im lặng.

   (...) - tạm lược gần 4 trang A4. (Bt)

Khi viết về Võ Đình, có một yếu tố nổi bật không thể không nói đến -- đó là yếu tố Việtnam trong con người anh -- biểu lộ rõ nét trong tác phẩm; [hoặc,] trong đời sống hàng ngày. Anh viết tiếng Anh rất giỏi, dĩ nhiên; vì lớn lên; và, sống gần như cả đời ở Mỹ. Và; tiếng Pháp cũng giỏi, vì học ở Pháp. Nhưng tiếng Việt; khi anh viết hay nói, nếu không biết; [thì] không ai dám nghĩ rằng; kề từ năm 17 tuổi cho đến ngày cuối; anh chỉ sống ở Việtnam có vài tháng. Không phải chỉ hay thôi, nó đạt đến phần vi tế nhất của ngôn ngữ; những nhà văn tài hoa tiếng Việt cũng phải khâm phục. ( ?! -Bt)

 (...) - tạm lược 24 dòng trang A4. (Bt)

Cách đây 36 năm, tức 2 năm cuộc chiến tranh chấm dứt [1973]; anh trở về thăm quê hương lần đầu. [Qua] một bài viết sau đó, anh cho biết: anh gặp một vũng nước mà có cảm giác như chính đó là vũng nước; mà, khi còn bé anh thường đến, rồi đùa nghịch ở đó.  Khi đi lại trên những con đường ở Huế; mà,  đã từng đi laii vào ngày thơ ấu, anh có cảm giác rất mạnh, rất thật; như chính anh đã đụng vào những hồn ma đang đi, chạy xung quanh, hồn ma vô tôi đang dìu dắt nhau chạy tán loạn, vào những ngày kinh thành thất thủ, gần 100 năm trước.

Thời gian ở Mỹ,  anh sống trong một căn nhà nhà cũ [] vùng  rừng núi Maryland,  tên gọi là Stonevale. (Thạch lũng). Xung quanh nhà có một hàng rào dài; làm bằng những miếng đá dẹp chồng chất lên nhau; do những người nô lệ làm nên, từ hơn 200 năm trước.  (...)

Võ Đình thích sống gần thiên nhiên; ngoài mê say vẽ, viết, đọc sách; anh thích làm lụng + nhìn ngắm cỏ cây; sống điều độ + ăn uống thanh đạm.  Anh rất khỏe mạnh, hơn nhiều người cùng tuổi.  Cách đây khoảng hơn 2 năm, anh bỗng yếu hẳn đi. Đi không vững, rất dễ té, và mắt thường bị chói ánh sáng.   Anh đi bác sĩ thường xuyên; khi vào Trung tâm phục hồi; ban đầu ngắn hạn; rồi ở dài hạn, nhưng bác sĩ không tìm ra đúng bệnh.  Chỉ mới đây, giửa tháng 2; bác sĩ chuyên khoa não cho biết: anh bị chứng PSP, ( Progressive Supranclear Palsy) một loại suy thoái não, chưa có thuốc chữa. Anh phải vào hẳn trong khu dài hạn.  Ngày càng yếu đi.

Có nhiều người đàn bà đã đi qua đời anh; nhưng tôi nghĩ: cuộc nhân duyên sau cùng với chị Lai Hồng-- chính thức khởi đầu từ 16 năm trước --   là mối nhân duyên đem lại sự bình an nhất. Trong cược nhân duyên này, anh tìm được sự chia xẻ về nguồn cội, về chữ nghĩa, về nghệ thuật, về tương kính.  Và; rất khó để không nhận thấy , là anh đã nhận được một chăm sóc tận tình, một sự thông cảm, kiên nhẫn gần như vượt quá khả năng con người.  Nỗi lo sợ lớn nhất của người thân, bạn bè; cả nhân viên Trung tâm ManorCare; là chị có thể quỵ xuống trước.

      (...) - tạm lược khoảng 1 trang A4. (Bt)


                                                               bà Trần thị Lai Hồng  may cờ 'Đại Việt' 
                                                                                                cho hội nghị Diên Hồng
                                                           (courtesy photo of Trần thị Lai Hồng's Personal Page)


Hôm thứ  bảy đó (30 tháng 5, 2009), anh đã yếu lắm. Khi nói chuyện, năm tay anh; không thấy anh bóp nhẹ như hôm qua. Tuy nhiên, chị Lại Hồng cho biết : 'sáng thứ bảy đó, bỗng nhiên anh mở mắt lớn, nhìn chị; thều thào được mấy tiếng "Hồng ơi! Hồng ơi! Hồng ơi!"-- rồi nở nụ cười thật hiền, tay nắm chặt, đưa lên đưa xuống; chị linh cảm ...'   (...)

Chiều hôm sau, chúa nhật 31 tháng 5, 2009, chung tôi trở lại. Vài phút sau đó, anh chị Nguyễn Trà + Thanh Trúc cũng đến,trong những chiếc áo lam truyền thống.  Tôi cầm tay anh Đình, không thấy chút phản ứng. Sau đó, khi đang ngồi nói chuyện trong phòng khách; có người ra, cho biết 'cô y tá báo động'.

Chúng tôi: Đinh Cường [họa sĩ]+ Hoàng Bắc+ anh Chương, Hòa, cháu Quang Minh và tôi bước vào phòng. Chị Lai Hồng, anh chị Trà, Phượng Nam + Linh Giang [2 con anh Võ Đình]; và, cô y tá Mỹ đã có mặt ở đó.

  Chúng tôi đứng quanh giường anh.
 Cháu Linh Giang ngồi dưới đất, ngồi im, mắt nhắm; trong tư thế tọa thiền.  

Hơi thở anh [Đình] yếu dần. Anh chị Trà chuyển sang tụng  kinh A-di-đà ... tiếng tụng nhỏ, đều đều; như âm vang từ một cõi xa xôi nào vọng lại.

Hơi thở anh yếu dần. Yếu dần. Rồi ngưng hẳn. Ngọn đèn trên bàn cô y tá, cạnh chị Lai Hồng vụt chớp, rồi tắt. Đúng 6 giờ 20 chiều. Chúng tôi vội bước đến gần anh.  Cháu Phượng Nam đến ôm mặt anh, "Papa, this is Phượng Nam!".  Cháu Linh Giang ngồi yên trong tư thế tọa thiền. Chị Lai Hồng đứng yên cuối giường, im lặng. Dù dặn trước: không được tỏ xúc động, Hoàng Bắc vẫn khóc. 

Chúng tôi lần lượt nói lời vĩnh biệt.

Khoảng 10 giờ tối, tất cả ra về.

chỉ còn lại chị Lai Hồng với các cháu ... và anh.  ...

 trương vũ
  MARYLAND, THÁNG  NĂM 2009

 source: http://blackhorseva.blogspot.com/2015/10/166-truong-vu-tieng-song.html
                trích lại từ blog phamcaohoang (usa)



                                                                           tranh trương vũ, tác giả bài báo viết về họa sĩ võ đình
                                                                                                    (blog phamcaohoang)




một vài tấm sketches  của võ đình
in trong ' we promise one another'
do don luce + ....  sưu soạn, dịch thuật, in ấn
(washington d.c. 1974)







(tư liệu sưu tập: Tp)

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

thơ thời thám báo trần hoài thư / blog phamcaohoang

tưa chính ' thơ trần hoài thư ...'
blog phamcaohoang


                               thơ thi thám báo
               trn hoài thư

             
                                                       lời dẫn:
                                               tác giả Trần hoài Thư, một văn  thi sĩ nổi tiếng  miền Nam
                                               [VNCH] trước  30/4/ 1975.
                                               3 năm  mất tự do, nhưng tác giả rất ít nói về cảnh tù đày cải tạo.
                                               ngày 23/5/ 2016, tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sang công du
                                               Việtnam, tới Hà nội, rồi Sài gòn-- Trần hoài Thư làm bài thơ, có câu:

                                               " ... Tôi hỏi: Are you Vietnam Vet ? [hỏi một cựu chiến binh Mỹ]/ .../ Hôm 
                                                nay Ôbama thăm nước chúng tao.../  không, ông ta đâu có thăm / ông đi để 
                                                nói giùm cuộc chiến đấu của chúng ta ". ( May 24, 2016).

                                               vậy thì đúng dịp rồi,mời đọc 3 bài thơ hay một 'thời thám báo' Trần hoài Thư.

                                                 ĐINH BẠCH DÂN
                                                 May 29, 2016.


                                           
                                 "  ... hôm nay Ôbama thăm nước chúng tao.../ không,
                                                  không, ông ta đâu có thăm
                                                  ông đi để nói giùm cuộc chiến đấu của chúng ta ..."

                                                    (vui ơi là vui! /thơ trần hoài thư --  May 24/ 2016)




                               nhảy trực thăng ở Phước lý


                                Thì ta ra trận, ta ra trận
                                trăm lần, thì cũng chuyện rong chơi
                                vẫn chuyện bốc quân vào buổi sớm
                                vẫn chuyến trở về không buồn vui


                                Ráng giữ ống chân cho khỏi gãy
                                ráng ôm khẩu súng như tình nhân
                                cầu cho cặp kính dày không vỡ
                                nhớ cột dây thun cho chắc ăn


                                Thằng Mỹ lái tàu, chơi mất dạy
                                hai càng chưa hạ đã bay cao
                                ta nhìn xuống thấp, run không nhảy
                                mày đạp ông, ông phải té nhào *


                                 Ta té lăn cù, rơi xuống vực
                                 kính ta đã ướt, ta mù đui
                                 mù đui, ta đứng, vai như gánh
                                 một cỗ quan buồn quá hắt hiu


                                 Lính cũ chỉ đường ta đánh trận
                                 quân bò, ta lại chạy khơi khơi
                                 phen này còn sống về thăm phố
                                 ghé lại em nuôi. Thưởng cuộc đời.

                                 ---
                                  * phía ngoài 2 bên hông trực thăng, mỗi bên 3 người
                                            lính-- trung đội trưởng ngồi phía trong, ở giữa trực thăng.
                                            Khi tàu sà xuống, lính 2 bên nhảy ra ... nhưng đến phiên
                                            trung đội trưởng nhảy; thỉ tàu đã bốc lên cao ... 
                                            (chú thích của Trần hoài Thư)
                                                  



                                        
                                                     đêm đột kích ở Nho lâm




                                                     Đồng nước mênh mông, quân ngoi ngóp
                                     đêm đặc lòng như thủy mộ quan
                                     òa lên trái sáng run hơi thở
                                     nghiến chặt hàm răng về Nho lâm


                                      Ai dẫn đường đi sao khựng lại
                                      trởi đen không thấy một vì sao
                                      4 bề thăm thẳm lau cùng sậy
                                      những rặng tre mờ in bóng cao
                                      

                                               Hàng quân rạp xuống trên đồng lụt
                                           che đi hình tượng những hồn âm
                                           hỏa châu hối hả đồng minh bắn
                                           tiếng nổ cầm canh buồn mênh mông.



                                            đồi xưa



                                            Trở về đây. Tôi trở về đây
                                            đồi xưa tôi gọi đồi không hay
                                            ai đi, bỏ lại hoàng hôn lạnh
                                            đỏ ối đồi xưa ôm lấy mây


                                             Tôi qua Phù cũ, qua cầu sắt
                                             miếng vỉ cầu rên nghiến bánh lăn
                                             những chuyến xe đi về mặt trận
                                             ngủ ngồi đợi một chuyến ra quân


                                              Tôi qua đèo xám, mây mờ núi
                                               thương về đâu, một lũ sáo rừng
                                               hôm qua đồi ngập hàng trăm xác
                                               đạn pháo đào sâu bãi chiến trường


                                               Có ai như thể thằng bạn cũ
                                               ngồi khom trên bờ đá thổi khèn
                                               hôm qua có những hồn ma kẻ
                                               lạc tìm về buôn, bản cao nguyên


                                                Có ai dưới lớp mồ hoang dã
                                                nằm xuỗi chân mắt mở trợn trừng
                                                chiều nay sao mọc về phương Bắc
                                                sao ruột lòng vắt đỏ phương Nam


                                                 Cỏ tranh lớp lớp che đường dốc
                                                 phòng tuyến buồn hiu nhuộm nắng chiều
                                                 trận đánh cũng đi vào quên lãng
                                                 sao còn rờn rợn những hồn xiêu ...

                                                       trần hoài thư
                                                                                  (New Jersey)
                                                                                     
                                                                                    ---
                                                                                     -  chỉ một chữ hoa,ở đầu mỗi đoạn thơ. (Bt)


                                                                                  http://phamcaohoang.blospot.com/2016/05/2343-tho-tran-hoai-thu-van-học-mien-nam.html



                                                    

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

"đường lên núi rừng sao hãi hùng!" ấy là lúc tôi nhớ tới nhạc sĩ lê bình / bài viết: đinh bạch dân

"đường lên núi rừng sao hãi hùng!"  ấy là ...
bài mới viết đinh bạch dân

                                   
                                        "đưng lên núi rng sao hãi hùng!"
                                          y là lúc tôi nhti nhc sĩ lê bình
                                                                     đinh bạch dân


                                                        nhạc sĩ lê bình   [i.e. lê văn bình 1927- 1999 (?)]
                                                                         (ảnh: nguyễn linh-- chụp ở  một quán cà phê ở saigon,
                                                                          khoảng chừng năm 1998)



                                                                                 nhạc sĩ lê bình thời trẻ
                                                                        (courtesy photo of cothommagazine)



24.5- 2016: -       Sáng dây mở computer, hiện lên hàng chữ  ...'no Internet connection' -- restart 3 ,4 lần, đều hiên lên dòng chữ ấy. Bực mình thật rồi, hôm nay, ngài tổng thống Hợp chủng quốc tới Saigon; muốn xem hình ảnh, tin tức; mà, computer lại bất khả dụng .

 Gọi 19001878, nghe giọng nói, 'quý vị phải trả 1000 đồng/ cuộc -- ở tp. HCM bấm phím số 1' -- gọi tới lần thứ 3, chẳng thấy thợ tới sửa. Cách đây mấy ngày, computer cũng gặp 'sự cố' tương tự, tôi gọi lần 2 vào lúc 15 giờ'; thìsau 30 phút, thợ đã tới.  Sửa xong, anh nói," chú là nhà văn phải không " -- "  làm sao biết?" - tôi trả lời.

lần này,  ngồi ở nhà không dám đi đâu; chỉ để chờ thợ, vẫn không thấy tới . Nhìn đồng hồ 3 giờ chiều,  bốc máy gọi lần nữa, " trong ngày  thợ sẽ tới, chú cảm phiền đợi nhé "-- bực mình, tôi hỏi,
" trong ngày, quí vị tính đên mấy giờ chiều?" -- 6 giờ, chú ạ"-  lời cô điện thoại viên SCTV.

7 giờ kém 15, bữa nay vợ tôi nhắc, " ... ông ở nhà coi phim " Hãy nắm lấy tay anh"  đi, tôi đi xe ôm tới hội thánh Thị nghè vậy."  Gật đầu, xem tiếp kênh VTV9 đang phát hình ảnh tổng thống Obama;  để đợi đến 19 giờ xem phim Hàn quốc; hồi gay cấn, nhân vật nữ đóng vai phản diện vào tù, lại ra tù ; lần này bị công tố viên xích tay, đưa ra xe Police;  các phóng viên ào tới tranh nhau chụp ảnh, dân chúng ném trứng thối tới tấp ... -- thì,  có ai bấm chuông, hỏi ai? đó là ' thợ Internet tới sửa máy...'

vẫn chàng thợ máy vui tính mấy lần trước,  lần này phía sau xe gắn máy, cột cái thang inox to đùng xếp lại ,

" bữa nay kẹt xe quá trời, đi đường nào cũng bị cấm; mà, ông Obama được rất đông dân Saigon chờ tiếp đón từ sáng tinh mơ, để mong được thấy tận mặt ông tổng thống Hoa Kỳ;hình như ông này chỉ còn ngồi trên ghế khoảng 7 tháng nữa -- chú thông cảm sự chậm trễ, nghe..."

như lần trước, thao tác vài phút; máy lại chạy tốt, rồi tất tả ra về; còn kéo cửa sắt giùm tôi, anh nói,

  " tôi mới sửa máy ở nhà số 31, 33 gì đó; hẻm này chỉ có 2 nhà dùng 'computer'--  họ cho biết nhà kia là nhà văn' ." --" cảm ơn anh, chờ trọn 1 ngày sốt ruột quá, tính ngày mai sẽ tới Cty, xin hủy hợp đồng với SCTV thôi. "-- cười cười, tôi nói vậy.


                                                                         ***

Suốt một ngày , không thể sử dụng computer lẫn Ipad, tôi lục lọi đống sách, mang ra xem vài tác phẩm của nhạc sĩ Lê Bình: bản thảo là  2 tập thơ+  bản phôtô ca khúc Đường lên sơn cước + thư viết tay ; đâu đó từ năm 1998.

 vậy là, nhạc sĩ đã qua đời gần 20 năm; mỗi lần đi qua đường Nguyễn văn Giai , P. Dakao; nhà cũ cũa 'ổng',  tiệm sửa xe máy thuê ở phòng ngoài, vẫn đông khách sửa. Ngậm ngùi vẩn vơ nghĩ, con cái 'ổng', chắc chẳng có cậu, cô nào, thèm để ý đến 2 tập bản thảo thơ (tập 1: 'Chiếc thuyền mành', tập 2:' Hoa cuối mùa') -- như lời người cha ' thay lời phi lộ --viết cho các con',

" Để kỷ niệm 70 năm, ngày sanh 19-7-1927, Ba đã soạn chép, để hoàn tất 2 tập thơ 'Chiếc thuyền mành' và' Hoa cuối mùa'. Đây là sản phẩm văn chương trên đường sự nghiệp của Ba, các con hãy giữ kỹ để làm vật gia bảo.  Đả gọi là gia bảo; thì, nó chỉ quí báu trong gia đình ta, chớ không có giá trị gì đối với xã hội . Các con muốn phổ biến 2 tập thơ 'nầy' (sic) ra ngoài đời là điều rất khó; vì thời kỳ thích hợp với nó đã qua rồi! Miền Nam đổi đời,2 thế hệ khác nhau đã làm thay đổi quan niệm sống. Văn chương chữ nghĩa cũng phải thay đổi theo trào lưu hiện thời. Lớp trẻ ngày nay được đào tạo theo chương trình giáo dục của miền Bắc; ngôn ngữ miền Nam ngày một mất đi, vì bị gạt ra ngoài.  Do đó, những gì thuộc thế hệ cũ đã lui về quá khứ, đang chỉ còn là bóng mờ trong lớp bụi thời gian; và sẽ bị xó tan trên đường hao dĩ vãng .[]
 Thay lời phi lộ' -- thư đề ngày 19 tháng 7 năm 1997, ký tên Lê Bình. )



  
                                                                                        bản thảo ' chiếc thuyền mành / lê bình
                                                                                                tập 1: sáng tác từ 1938 đến 1974)



                                                                                                 hoa cuối mùa (tập 2) ký tặng: 
                                                                               "  ... thi sĩ thế phong để kỷ niệm tình bạn già" ( nhạc sĩ Lê Bình)


                                                                                        bía 1' đường lên sơn cước/ lê bình ( họa sĩ duy liêm vẽ)



                                                                                 (ấn phẩm 1955 tinh hoa miền nam- huế (việtnam)
     
                                                     trái qua:
                                                                  TPhong + Ngọc (bạn của Nguyễn Linh)
                                                                + Nguyễn Linh  (anh ruột Hoàng Khởi Phong) 
                                                                      (ảnh chụp  ở Saigon, tháng 4/1993)

Nhớ lại , anh Nguyễn Linh [1933-     ] cựu giáo chức thời cũ ; một lần hỏi tôi, " anh quen biện lý thi nhân Huy Trâm hiện ở Mỹ, vậy anh có biết tác giả ca khúc 'Đường lên sơn cước'  là bạn thân Huy Trâm không? "-- " 'Đường lên  sơn cước" mở đầu lời ca 'đường lên núi rừng sao hãi hùng'... tôi rất ưa nghe  ca khúc này từ xưa; như nghe Sơn nữ ca/ Trần  Hoàn; vậy tác giả còn sống ở Saigon, sao? "-- tôi trả lời
.
rồi anh Nguyễn Linh dắt tôi tới thăm nhạc sĩ Lê Bình.


                                                                      ***

 Nhạc sĩ Lê Bình chuyển tôi bài báo 'Lê Bình & Đường lên sơn cước'/ Huy Trâm , tôi cho đăng trọn  dưới đây. * (NGÀY MAI Magazine,  tam cá nguyệt -- số 147--tr. 34/ chủ bút Trần Vũ,  phát hành ở Midway/ USA). 


                                 lê bình & đường lên sơn cước
                                                            huy trâm

"...Một nhạc phẩm xuất sắc; hoặc, hơn thế nữa, đáng gọi là tuyệt tác, nếu đem ra phân tích, phải mang nhiều nét độc đáo.  Nhưng tựu chung, những nét độc đáo ấy vẫn quay về 2 điểm, bằng hồn nhạc + kỹ thuật sáng tác  Sự rung động nhạc sĩ từ nội tâm, hay ngoại cảnh; đã tạo ra giai điệu nghe êm ái, lạ tai, làm người nghe thấy hay. Còn kỹ thuật sáng tác, chính là  cách viết; tìm cấu trúc cho giai điệu, để dòng nhạc đáp ứng đươc với hồn nhạc đã được ấp ủ; cho dù nó ra sao, mênh mông, bát ngát, luyến tiếc, ngậm ngùi, 100 bài, 100 vẻ. 
 Người yêu nhạc bao giờ cũng thu âm trước, rồi sau mới phân tích.  Ví dụ bài 'Étude số 2' của F. Chopin; mà ta quen gọi là bài 'Tristesse' (Sầu); khắp nơi trên thế giới, không ai dám bảo là không tuyệt vời.  Nó mô tả nỗi buồn cứ từ dâng từ chỗ ngậm ngùi lên đến chỗ ray rứt như xé lòng; là lúc nỗi buồn đã lên tới cao độ.
Nếu đem phân tích ra, ta thấy ở 2 câu nhạc đầu, Chopin đã viết những nốt nhạc bán cung ( ) (sic) đặt sát nó ngay nhau. Dòng nhạc, do đó vẽ ra cái buồn thấm vào tâm hồn nhạc sĩ, rồi nhỏ nhẹ loangxa.
Trong sáng tác nhạc, người ta đề cao những nét tượng thanh (nghe nhạc mường tượng ra cảnh), tượng hình (gợi ra hình ảnh trong nốt nhạc); chẳng hạn như bài 'Giọt mưa thu'/ Đặng thế Phong, nghe có cảm giác như từng đợt mưa ngâu, đang thánh thót rơi ngoài trời; bài 'Chiều về trên sông'/ Phạm Duy gợi ra được hình ảnh dòng Cửu long mênh mông đang cuộn trôi trong ánh chiều tà, có đoạn nghe rõ ràng thấy tiếng sóng nước rạt rào. Riêng nhạc 'tượng hình'; khó viết hơn, bởi qua nét nhạc, phải vẽ ra được hình ảnh. Người thẩm âm, với cảm quan bén nhậy, hình dung ra dễ dàng điều  nhạc sĩ muốn diễn tả.   Đây là trường hợp 'Hòn vọng phủ ' của Lê Thương, còn được gọi là
' người chinh phu về'.  Chúng ta hãy ôn lại' Đường chiều mịt mù gió bay bóng ngựa phi'-- và, thấy hiện ra bóng ngựa đáng bay trong gió rộn ràng. Một bài nữa, cũng tiêu biểu  cho nhạc' tượng hình' ;là bài 'Lục quân Việt nam', với cách ngắt, nhịp thật hùng hồn (mi mi -- rê rê rê --fa fa fa --lá lá lá -- sol sol sol --
 sí sí sí ) làm như đàon chiến xa đang hùng dũng tiến lên.
Trong kho tàng nhạc mới Việtnam, có một bài nổi tiếng về 'tượng hình' + 'giai điệu' khá đặc biệt, ra đời cách đây 40 năm ở miền Nam -- mà nhiều người trong chúng ta đều biết, đó là nhạc phẩm 'Đường lên sơn cước' / Lê Bình.  Ông đã sáng tác bài này vào 1055; khi đáp xe từ Sàigòn lên Banmêthuột; đường đi cứ lên cao dần; hiện ra những khoảng rừng; những bóng núi sừng sững; lòng người nhạc sĩ đang ngổn ngang trăm mối, gặp cảnh kỳ vĩ thiên nhiên; ông vội ghi lại những âm thanh dấy lên từ tiềm thức.  Nét nổi bật của nhạc phẩm là: một mặt phác họa được con đường thiên lý, gập ghềnh, với đồi núi âm u -- một mặt đưa ra được cảnh buồn hiu hắt vào cảnh hùng vĩ.  Cái khó nằm ở chỗ đó; điều an2y nâng giá trị bài 'Đường lên sơn cước'.
Hiện nay đã sang tuổi thất tuần, nhạc sĩ Lê Bình đang sống trong khu phố Đakao, Sàigòn.  
Chiều chiều, trong lúc phố xá sầm uất đang rộn lên, nào là tiếng xe cộ, tiếng hàng quán huyên náo; ông ngồi trên gác nhỏ [ thực tế,  tôi nhìn thấy nhạc sĩ  nằm ở một giường nhỏ, sau phòng cho thuê sửa xe gắn máy -- Bt], ngó ra những mái nhò trùng điệp, cùng áng mây chiều; ông đọc sách, trầm ngâm; lâu lâu lại dạo đàn; để nhớ bạn bè. Các bạn đồng lứa đã ra đi gần hết:  Lâm Tuyền , Y Vân, Hoàng Bửu, Trúc Phương ...
Ngoài' Đường lên sơn cước', ông còn một tác phẩm khá nổi tiếng, đó là bài 'An phú đông' (1948). Các ca khúc khác của nhạc sĩ Lê Bình: 'Xóm buôn hương' (1949), 'Mưa cuối mùa' (1960),'Thuyền về bên xưa' (1959), 'Mưa cuối mùa' (1960), 'Thuyền về bến xưa' (1959), 'Saigon vào hạ (1957),'Ai về Bến cát', 'Sầu gieo cung oán', Tâm sự người về', 'Tiếng hát chiều thu', 'Kiếp chim non' . v.v. .., (tổng số 40 bài, đủ thể loai). []

  HUY TRÂM


---


*  tên thật Nguyễn hồng Nhuận TAM, sính 1936.[ viết tên TAM chữ hoa, hình như, anh không thích tên TAM cha mẹ đặt , rồi tự nhận tên khai sinh là Nguyễn hồng Nhuận TÂM) .Từng học trung học Quốc học Huế, đại học Luật Saigon, cùng lớp ở Huế + Saigon,  với thẩm phán Đào minh Lượng (1936- san diego 2015).  Huy Trâm là thứ nam thẩm phán Nguyễn mạnh Nhụ, cháu nội  ông Bảng Mộng.  Tác giả nhiều văn, thi phẩm [gần 30 tựa,chính xác 28 tựa in ở trong nước + ngoài nước ], được giải thưởng văn chương toàn quốc .( thời tổng thống Ngô đình Diệm) . Khi làm biện lý ở toà án Saigon, ông đưa nhạc sĩ Y Vân vào tòa án,  làm ' tài xế riêng' ( thoát tuổi quân dịch); cũng từng tham gia   xử vụ án vụ' đạo văn' , nhà biên khảo Thanh Lãng kiện một số tay ' lái buôn văn nghệ' của nhà phát hành Sống mới, 'đua đòi' viết sách phê bình văn học.


  gặp nhau trên bình diện văn học miền Nam; hóa ra, Huy Trâm là tay học sinh lớp đệ lục (bây giờ:  lớp 7) trường Trung học chuyên khoa Phan đình Phùng, tọa lạc 40-42  Nguyễn thái Học, Hànội (hiệu trường: Bùi quang Tời) -- thì; khoảng năm 1950, tôi là học sinh lưu trú Ký túc xá Phan đình Phùng -- và sau, biết anh
[ Nguyễn hồng Nhuận TAM] là thứ nam của thẩm phán Nguyễn mạnh Nhụ, giám đốc sở Báo chí bộ Thông tin + tuyên truyền dưới thời tổng trưởng Phạm xuân Thái (nội các thủ tướng Ngô đình Diệm) -- mà  khi ấy, tôi là tùy viên báo chí.

hình như cựu biện lý Nguyễn hồng Nhuận TAM( Huy Trâm) + cựu thẩm phán Đào minh Lượng, đều đi học tập cải tạo, sau ngày 30/4/ 75; sau đó kẻ vượt biên (Lượng) kẻ được đi định cư ở Huê Kỳ.  (Tam) (Bt)




Thật cảm động , sau  lần tôi rủ  nhạc sĩ Lê Bình đi uống cà phê bụi, ở hẻm 47 Duy Tân (nay, Phạm ngọc Thạch, quận 3), anh tặng tôi 2 tập bản thảo +  bản sao ca khúc 'Đường lên sơn cước' + thư viết tay.
Tôi chép lại lá thư tay của anh :

                             DaKao, ngày 20-10-98

                          Kính gởi nhà văn kiêm thi sĩ Thế Phong,

Chúng ta cùng yêu thơ và đã làm thơ, nhưng thơ anh tân tiến theo trào lưu mới, còn thơ tôi cổ-lỗ-sĩ không hợp thời đại bây giờ. Nhưng hôm nay tôi lâm trọng bệnh 'ung thư thục quản', có thể đi đến tử vong nhanh chóng; muốn gặp nhau một lần cuối để kính cẩn trao tặng anh tâp thơ ' Hoa cuối mùa' làm kỷ niệm.  Dù tập thơ 'nầy' (sic) không hạp 'khẩu vị' anh; anh cũng nên nhận nó để nghiên cứu cái hay của thứ tự do và cái dở của 'thơ lỗi thời'.

Rất tiếc là tập thơ này tôi muốn nhờ Huy Trâm đề tựa; nhưng không gởi được đến tận tay Huy Trâm --mà hiện tại đng nằm trong tay giáo sư Linh . ( tôi nhờ anh ấy trao lại cho Huy Trâm). Huy Trâm hẹn , qua sang năm 1999, sẽ về thăm quê hương VN, toi e rằng chúng tôi không hy vọng gặp nhau.

Rất mong anh có dịp rảnh, ghé qua nhà [tôi]; để xem 'hồ sơ bệnh lý của tôi' ; và nhận tập thơ. Có mộtđiều đáng tiếc là : tôi không còn thời gian để hoàn thành tuyển tập thơ ' Chiếc thuyền mành' (tập 1) --  và trên 40 bài nhạc tôi đã sáng tác từ 1940 đến 1975.
Kính chào anh và chúc anh cùng quí quyến được hạnh phúc. 

   LÊ BÌNH 
   ( ký tên)

TB.- Từ ngày xin anh địa chỉ và số điện thoại của gs Linh, tôi chưa liên lạc một lần nào -- và tin tức này, tin tức 'Lê Bình bị ung thư thực quản,  không ăn cơm được, chỉ húp cháo và uống sữa để kéo dài cuộc sống'; tôi chưa cho gs Linh và bạn bè trong nươc hay.  Tôi có gửi qua Mỹ cho anh Huy Trâm, để báo tin không vui 'nầy'; nhưng không chắc gì đến tay anh ấy được, vì anh ấy cứ thay đổi địa chỉ. ( thơ (sic) bị trả lại) -- Lần 'nầy' tôi viết theo đại chỉ của anh (Thế Phong) cho, cách đây hơn nửa năm:

                                                                    Huy Trâm
                                                 1403 # Apt. 3. California Street
                                                  Huttington Beach,CA 92648, U.S.A.

Có đúng không?

(Anh có đọc bài báo Huy Trâm viết về 'Đường lên sơn cước' chưa?  Xin gửi kèm thư 'nầy'.



                                                                                    mặt sau lá thư viết tay của nhạc sĩ lê bình, 
                                                                                             đề ngày 20/10/ 1998, gửi thế phong



                                                                                     huy trâm [i.e. nguyễn hồng nhuận tam 1936-    ] 
                                                                       (courtesy photo of TRE Weekly Magazine)



                                                                                'Đường lên sơn cước+ Lê Bình' /HuyTrâm viết,
                                                                       đăng trên tạp chí 3 cá nguyệt  Ngày Mai Magazine ờ Midway. 


Ít lâu sau, một buổi trưa, tay cựu giáo chức Linh đến nhà tôi,  báo tin và rủ đến phúng nhạc sĩ Lê Bình ở 12 , đường Nguyễn văn Giai, Dakao . Nhìn căn nhà tôi đang ở, dạng cấp 4, anh hỏi dọn về đây từ bao giờ, tất nhiên là sau 30 tháng 4, 1975, phải không?  Vì anh biết , gia đình tôi ở  khu gia binh Không quân -- vả lại,anh có một cậu em ruột, trung úy quân cảnh Nguyễn vinh Hiển từng vào thăm tôi nhiều lần. [Nguyễn vinh Hiển  có bút danh Hoàng Khởi Phong, tác giả tập thơ ' Mặt trời lên/ tập thơ đầu tay do TP đề tựa, bạt Hồ Nam].  Căn nhà lụp xụp này, vợ chồng tôi mua với giá 200 đồng tiền Mặt trận giải phóng miền Nam--ấy là, lần đổi tiền đầu tiên: 500 tiền VNCH ăn 1 đồng tiền Giải phóng. Mỗi gia đình chỉ được phép có tiền mặt 200 đồng tiền mới, nếu dư; buộc phải gửi ngân hàng. Chủ căn nhà 25/ 39A Trần khắc Chân , khi ấy có 2 căn, một căn  khác ở đầu ngõ đường Trần khắc Chân là chủ ở;  còn căn thứ 2 ở 25/ 39A bỏ trống.   Ủy ban Quân quản ra lệnh, ' 1 tuần sau thông báo, căn nhà này không có người ở,  sẽ đưa bộ đội đến đóng'. Thế là, chủ căn nhà cũ phải bán cho chúng tôi , với giá 200 đồng tiền mới.  Anh  Nguyễn Linh có vẻ nhận ra ngay sự ' không sẵn tiền để phúng điếu của tôi',  nói ngay," ông đi với tôi, tiền phúng điếu có đủ cho 2 người ".  

Đó là lần chót, tôi  tới nhà nhạc sĩ Lê Bình, 12 đường Nguyễn văn Giai, Dakao.   Giờ này, tôi mở tập thơ bản thào CHIẾC THUYỀN  MÀNH (tập 1) , trúng bài nào,  gõ bài ấy :


                                                              Tự trào

                                      Lê Bình, bút hiệu bấy lâu nay

                         Thiên hạ nghe danh đã chán tài!
                         Đờn khảy lăng nhăng 3, 4 bản
                         Thơ ngâm lải nhải 1, 2 bài
                         Mười ly rượu đế chưa hề ngã
                         Một nụ cười duyên cũng đủ say!
                         Mắc nợ người đời không trả được
                         Trời thương, trời sẽ hứa cho vay!
 !
                             Lê Bình

                     (TUYỂN TẬP 1
                     CHIẾC THUYỀN MÀNH tr. 47)



thủ bút + chữ ký nhạc sĩ Lê Bình
                      
                                                                              tấm 'cạc vi-sít' của nhạc sĩ Lê Bình


                đinh bạch dân
              saigon 25 tháng 5 năm 2016-
               ngày ông tổng thống hợp chủng quốc, rời tp. hcm.





                                                         13 giờ  ngày 25 - 5 -2016,
                                                                          " ...người dân tp. hcm đứng bên ven đường , tiễn ô. Ôbama...."
                                                                                                         (ảnh; báo TTO)