Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

nguyễn sáng [1923- 1988]: cây đại thụ sơn mài việt nam / bài: wikipedia



                        HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG:
                "CÂY ĐẠI THỤ SƠN MÀI VIỆT NAM "
                                                           bài viết:  WIKIPEDIA

                                                          một chân dung cuối đời họa sĩ nguyễn sáng
                                                                         (ảnh : Internet)

                                                                            self portrait


                                                                 Portrait 1 sur Nguyễn Sáng, vu par Bùi xuân Phái (1983)
                                                       (chụp lại trên Internet)


- 1923  sinh ra đời ở làng Điều hòa, tỉnh Mỹ tho ( Nam bộ - nay, tỉnh Tiền giang.)
- 1938 thi đậu vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương
Hà nội.
- 12- 1946 lên chiến khu Việt bắc,  phục vụ Kháng chiến, dùng nét vẽ về thể loại chiến tranh :  Kết nạp Đảng ở Điện biên phủ -- Bộ đội nghỉ trưa trên đồi ... 
- ông còn vẽ phụ nữ, hoa (Thiếu nữ bên hoa sen.)
- Nguyễn Sáng làm cuộc canh tân đáng kể về tranh sơn dầu + sơn mài- cùng với Nguyễn gia Trí, Nguyễn tư Nghiêm- được coi là cây đại thụ của sơn mài Việt nam-và, còn vẽ nhiều tranh tuyên truyền, cổ động, thiết kế tem; mẫu giấy bạc nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa


                                     (chụp lại trên Internet)

- 1988 qua đời ở tp. HCM, thọ 65 tuổi. 
- tên tuổi họa sĩ Nguyễn Sáng được ghi trong từ điển Larousse Pháp quốc.
-  truy tặng Giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật đợt đầu 1996.                         


                                                                                   họa sĩ nguyễn sáng (1923- 1988)
                                                                                        (chụp lại trên Internet)


tranh nguyễn sáng





tranh nguyễn sáng
( chụp lại trên Internet)

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

điểm sách : ' theo dấu nhà thơ '/ võ chân cửu / bài viết: chu ngạn thư

<blog tuhoaitan>

                                                 theo dấu nt
                                                    tập thơ  võ chân cửu
                                                   bài viết: chu ngạn thư



                                                    (chụp lại trên Internet)

Cuối tháng 3 - 2015, Cty Sách Phương Nam vừa phát hành tập tản văn thứ 2 của nhà thơ Võ chân Cửu ' Theo dấu nhà thơ '.  Sách dày 270 trang, in đẹp, bìa của 2 họa sĩ Lê thanh Thư (bìa 1)  + Lương trường Thọ (bìa 4.)



Không chủ trương đi sâu vào khắc họa chân dung văn học - nhưng ở đây, tính cách của nhà thơ được nhắc đến, ít nhiều cũng cho thấy nét đặc trưng của dòng thơ chảy của giai đoạn trên.   Đậm nét là những nỗ lực vượt lên những trói buộc của thời thế, thoát khỏi ảnh hưởng người đi trước, để tự làm mới chính mình.

 Đâu đó có thể nghe ra sự ngậm ngùi; bởi ' được mùa quá ngắn'  của lứa cầm bút, được định danh vao giai đoạn 1968- 1975, trong đó có tác giả tập sách.   

Vẫn với lối viết ẩn dụ, nhiều chỗ mang tính tự sự - Võ chân Cửu cố gắng lý giải 'thơ chết từ đâu'  và hoài niệm xuân xa' ở những bài thơ [cùng] những nhà thơ được nhắc đến, sau cột mốc 1975.  Người đọc thấy rõ được sự mãnh liệt của tác giả về sức sống mãnh liệt thơ ca trong ngôi nhà chung.  


Sau Bùi Giáng, Cung trầm Tưởng, Nguyên Sa, Hoàng trúc Ly, Du tử Lê, Nguyễn đức Sơn 
[Sao trên Rừng], Phạm công Thiện, Trần tuấn Kiệt ... phần trích dẫn các bài thơ sau 1975,  của các tác giả từng xuất hiện trước đó -  như Nguyễn lương Vỵ, Hồ ngạc Ngữ, Phù Hư, Nguyễn miên Thảo ... - kể cả những cây bút đang tiếp tục làm thơ ở nước ngoài, như Trần vấn Lệ, Nguyễn thanh Châu, Hoàng xuân Sơn, Nguyễn thị Khánh Minh ... cho thấy ý kiến về bản lĩnh tạo nên bản sắc của mỗi người làm thơ.

 Tác giả cũng có những ghi nhận độc đáo xung quanh các nhà thơ nữ, từ Nhã Ca, Lý thụy Ý,  đến lớp đồng thời, như Ngô thị Hạnh, Vũ thanh Hoa... Thơ ca cần để 'vinh danh nữ tính'... ? 

Một số tác giả vốn nổi danh trong bộ môn nghệ thuật khác, được đưa vào đây -  như Đinh Cường (hội họa), Mang viên Long, Trương đạm Thủy (văn xuôi) ... góp phần minh định sự bất diệt của cõi thơ đích thực.


Tác giả có đi vào lý giải về cách hành văn, vì sự độc đáo, giàu có của ngôn ngữ việt ... Điều này làm giải tỏa những băn khoăn trong tinh thời sự hiện nay.  Nhà thơ vẫn làm chức năng và nghĩa vụ của mình, khi khơi gợi ra được cái hay, viết đẹp của ngôn ngữ. Chính vì thế, tac giã có phần cực đoan, khi đề cập các dòng thơ tự cho là 'tân hình thức'; hay 'hậu hiện đại' gần đây. Vấn đề này, hy vọng sẽ còn được các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình bàn luận tiếp.


Ở đây, Võ chân Cửu rõ là [đã] theo dấu thơ ca, vói mắt [nhìn của] một người nặng nghiệp văn chương.  Chính vì vậy, khi nhận được tập bản thảo, được tác giả ghi [là] thể loại 'tản văn'; tôi rất hân hoan.


Sách viết về các tác giả miền Nam trước và sau 1975 [ở] cột mốc 1975; hiện 'hơi bị' ít. 


Viết về thơ mà lôi cuốn được nguồi đọc - thì các nhà thơ có ưu thế - vì bút lực dồi dào như Võ chân Cửu đang [được] chứng minh .[]


    CHU NGẠN THƯ
  ( Hợp Tuyển Thơ văn)

   <trích lại từ "Blog tuhoaitan" >



22 TẢN MẠN/ VÕ CHÂN CỬU
(chụp lại trên Internet)

trái qua- ngồi: Võ chân Cửu + Du tử Lê
           đứng :   Đặng phú Phong + Nguyễn lương Vy   
  ( chụp lại trên Internet)  

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

phan như ngọc : dịch giã diễn ý THI CA THÁNH KINH : GIÓP -- THI THIÊN -- CHÂM NGÔN -- TRUYỀN ĐẠO ( nxb tôn giáo hà nội, 2000 )


    PHAN NHƯ NGỌC
    DỊCH GIẢ DIỄN Ý THI CA THÁNH KINH 
   ( GIÓP -- THI THIÊN  -- CHÂM NGÔN -- TRUYỀN  ĐẠO) 
                                          đinh bạch dân giới thiệu




                                      thi ca thánh kinh / phan như ngọc
                                            (nxb tôn giáo- hà nội,  2006)

(...) Thấy vợ tôi [ Nguyễn thị Khê] đọc Kinh thánh trên xe -- ông Đặng khoe : có một cuốn Thánh kinh bằng tiếng Hán , đã đọc qua mà chẳng hiểu gì.  Nắm được cơ hội, vợ tôi phát truyền đơn, giới thiệu bài làm chứng về Chúa, phát truyền đạo đơn, giới thiệu bài làm chứng về Chúa, của một  người trước kia, luôn luôn được dạy rằng: tầng vĩ trụ này là tự nhiên mà có, không có ông Trời nào hết, chối bỏ sự hiện hữu của đức Chúa Trời là duy tâm, mê tìn, dị đoan.

 Rồi tình cờ ông ta [Phan như Ngọc] được một mục sư truyền đạo người Hòa lan  tặng cuốn Kinh thánh bằng anh ngữ :

"... Tối hôm dó, tôi [Phan như Ngọc] tôi bắt đầu đọc thử các sách mới xin được, để xem sao ? Ngay từ dòng đầu Kinh thánh, tôi đã thấy vô lý. " Ban đầu đức Chúa Trời dựng nên trơi đất ".  Lương tri tôi bật lò xo.  Đó là phản ứng của một ngươi đã sống gần 50 năm, nhưng chưa biết nhận Chúa.  Nhưng từ cái'hích đầu tiên từ Thiên chúa' -- mà ngày trước tôi từng phân tích cho sinh viên - : (*)
 ' đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

 Tự nhiên tôi nghĩ  : Newton, người phát minh ra định luật hấp dẫn vũ trụ, được coi là phát minh vĩ đại nhất  của lịch sử văn minh nhân loại, lại có thể kém như thế ư ?

 Và tôi tự trả lời : " Không thể được, chắc là mình dốt, không hiểu ông ta, có lẽ đức Chúa Trời có thật."  Rồi tôi đọc tiếp câu chuyện Chúa sáng tạo vũ trụ trong 6 ngày.  ất cả  như một truyện thần thoại dành cho trẻ con.
--- 
* Phan như Ngọc ( Phạm thiên Phúc) , nhà nghiên cứu hạt nhân , tốt nghiệp ở Hungary .  Hiện nay, ông ở Đức ?  chuyên dịch  Thánh kinh ( diễn ý)-  có lần đã tới tp. HCM -   giảng luận đề tài " Hạnh phúc tuyệt vời" ở  Chi hội Tin lành Thị nghè/ quận Bình thạnh, tp. HCM -  thời kỳ cố  mục sư Bùi trung Thành làm quản nhiệm .  (BT)

Khi đọc đến Tân ước , tôi lại thấy nhiều điều không thể chấp nhận được.  Có thể tin chăng một bà mẹ đồng trinh sinh con, một người mù được sáng mắt, người cùi được sạch, người què được lành, người chết có mùi đã được sống lại, chỉ nhờ những lời phán?  Ai có thể đi bộ trên mặt nước, ra lệnh bắt bão tố vô tri phải dừng. (...)

Đến Albert Einstein, nhà vật lý được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ, đã phát biểu: " Khoa học không có tôn giáo là mù lòa, tôn giáo àm thiếu khoa học là què
 quặt." 

 Lúc bấy giờ, tôi chưa hiểu được nhiều, nhưng Chúa biết tôi là người từng được học, nên đã dùng tiếng nói của những nhà khoa học thật lớn để mở mắt cho tôi.  Sau khi ông phát mình ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, nhiều người đã hỏi ông làm cách nào ông lại có thể phát minh ra định luật vĩ đại như vậy, Newton vừa cười vừa trả lời: 

" Đó là nhờ tôi đã đứng trên vai những người khổng lồ."

 Chúa đang nhắc nhở tôi :" hãy đứng lên vai những người khổng lồ này thì con sẽ nhận ra chân lý của Ta." 

Quả nhiên, tôi đã bị Ngài bắt phục dễ dàng. Cái tư tưởng vô thần, được tích lũy công phu và sử dụng trong bao nhiêu năm nay bị đánh bật khỏi đầu tôi.  Xưa nay,  tôi vẫn nghĩ đơn giản: Không có đức Chúa Trời vì không ai chứng minh được sự hiện hữu của Ngài.  Nhưng bây giờ tôi lại bắt đầu đặt câu hỏi mới :
"Ai đã chứng minh được đức chúa Trời không hiện hữu ?" 

Tất cả chỉ dựa vào cảm giác của con người, mà cảm giác không phải là một cách chứng minh khoa học.  Người đang đứng ở trái đất thì nói rằng mặt trăng quay quanh trái đất; nhưng quan sát viên đứng ở mặt trắng, sẽ bảo trái đất quay quanh mặt trăng.

Ai đúng?

Hơn nữa, có nhiều cái hiện hữu, mà ta không thể nhận biết bằng cảm giác. Không có và không thể có máy móc nào đo được trí khôn.  Vì vẫy, quan niệm:
 " Có Chúa hay không có Chúa " là đức tin nằm ngoài phạm vi của khoa học, của cảm giác. 

Nói theo ngôn ngữ khoa học, đây là những tiền đề.  (axioms).

Thật ra tiền đề Có Chúa dễ tin hơn nhiều.

Nhà bác học Newton đã làm một mô hình hệ thống mặt trời rất đẹp, để ngay trên bàn làm việc.

Một hôm, có một người bạn vô thần đến thăm.  Ông bạn khen mô hình đẹp quá, và, hỏi :

"Ai đã làm nên vậy?"

Newton cười, hóm hỉnh, trả lời:

" Tự nhiên mà có đấy thôi."

Ông bạn không tin.

Newton trả lời :

" Thế tại sao cậu lại tin cái vũ trụ vĩ đại chuyển động nhịp nhàng này tự nhiên mà có, không cần Đấng sáng tạo..."   (...}

  - tiến sĩ PHAN NHƯ NGỌC / HẠNH PHÚC TUYỆT VỜI  -  tác giả THI CA THÁNH KÍNH .
   (thơ diễn ý - - Nxb Tôn giáo , Hà nội 2006)

      ( trích LẠI từ bút ký 5000 Km xuyên Việt/ Thế Phong
       ( nxb Thanh niên  cấp phép   2007 - sách chưa phát hành.)




                                                         "... thấy vợ tôi [ nguyễn thị khê] đọc Kinh thánh ... 
                                                       ông Đặng khoe ..."có một cuốn kinh thánh bằng tiếng Han..."


                                                      nguyễn thị khê  khi là thủ thư
                                                   Phòng đọc sách Hội thánh Báp- tít Trung tín Dalat (1965)
                                                                                          ( ảnh :  báo MISSI

                                                                 3000 kM XUYÊN vIỆT/  THẾ PHONg
                                                        ( nxb thanh niên đã  cấp phép 2007 - chưa phát hành)
                                   
-----

Giới thiệu tác giã diễn ý THI CA THÁNH KINH/ Phan như Ngọc-  người viết giới thiệu sách,  nhận định:

" ... Thơ diễn ý của ông là một công trình tốt đẹp của một con cái Chúa, đã đặc biệt được ơn  thiên phú để thực hiện.  Trước nay, [các] mục sư Phan đình Liệu, Nguyễn hậu Nhương, Lê hoàng {hu - có thơ diễn ý các sách Thi thiên, Truyền đạo, Nhã Ca. Hiện nay, ông Phan như Ngọc, được Chúa ban cho ân tứ này dể làm một công tác chuyên biệt (...) để chúng ta  thích thú đọc, ngâm nga, thưởng thức THI CA THÁNH KINH] .

  [Nói] như Nguyễn Sinh, chủ bút nguyệt san Chân trời mới, [thì] , " ... tâm hồn người Việt có một chỗ dành cho thơ, [để] họ nghe thơ, đọc thơ, là đáp ứng một nhu cầu tinh thần." 
                                                    ( LINH CƯƠNG/ Lời giới thiệu- trang 7)


Và, người tự giới thiệu đã dịch diễn ý THI CA THÁNH KINH - Phan như Ngọc tự bạch

, " ... Chúa Giê- xu dạy rằng " Ngoài Ta ra, các ngươi chẳng làm chi được". Tôi như thấy có một bàn tay yêu thương đang âu yếm xoa đầu tôi. Rồi tự trong tâm linh sâu thẳm, tôi được nghe tiếng Ngài khen ngợi ... Tôi khóc như một đứa trẻ thơ, không sao kìm lại được. Chúa ân cần dạy bảo, " Công khó của con chẳng vô ích đâu, nhưng, hãy tiếp tục xem lại, sửa chữa thêm, đừng nóng vội..." 

Khi tôi thực hiện cuốn sách này, chúng tôi chủ yếu dựa vào các bản dịch truyền thống (BTT, 1925) của Hội Thánh Tin lành Việt nam - và, có tham khảo 3 bản dịch khác : New International Version (NIV) ( Thompson Chain Reference Edition, 1989) -- Revised Standard Version (RSV) (1980) -- Thánh kinh (bản diễn ý - IBS xuất bản 1994, Nguồn sống phát hành.)    (...) 

Chung tôi xin cảm ơn tất cả quý vị đã từng đóng góp những ý kiến quý báu để sữa chữa bản thảo... Sai sót chắc chắn vẫn còn nhiều, chúng tôi mong sẽ nhẫn được những ý kiến phê bình, và,  sửa chữa cụ thể của quý vị.  Xin chân thành  cảm ơn, thư từ gửi về :

   PHAN NHƯ NGỌC   ngocpn@gmx.net
                                                          ( trang 4, 5  )


     ----------


  trích dẫn  THI THIÊN  ( diễn ý ) của Phan như Ngọc:



     THI THIÊN 
      quyển thứ tư
  'Chua là vĩnh cửu, đời người là tạm bợ'
  (lời cầu nguyện của Môi se)


90     1      Lạy Thiên Chúa, bao đời nay muôn thuở
               Chúa là nhà, nơi ở của chúng con.

          2      Từ khi đất này và cả thế gian,
                Cùng sóng biển, núi non chưa được dựng,
                Chúa vẫn là đức Chúa Trời hằng sống,
                Từ trước vô cùng, bền vững muôn năm.

        3      Ngài khiến loài người thành bụi đất như không,
                Rồi Ngài phán: " Hỡi muôn dân, trở lại !"

        4      Vỉ với Chúa, cả ngàn năm cũng vẫy,
                Chẳng khác gì một ngày ngắn, canh đêm.

       5- 6   Chúa cho đời người cuộn chảy triền miên,
               Như một giấc mơ huyễn, tan nhanh chóng,
               Như cây cỏ,sáng nở hoa tươi thắm,
               Chiều tang thương, bị cắt bỏ, héo tàn.

       7      Cơn giận Ngài làm mòn mỏi chúng con,
               Thịnh nộ Chúa gây muôn ngàn bối rối.

       8        Ánh sáng Chúa soi tận cùng tội lỗi,
               Gian ác chúng con hiện nổi trước Cha.

      9       Cơn giận Ngài làm năm tháng nhanh qua,
               Như hơi thở, đời chúng con tan biến.

      10     Tuổi chúng con được bẩy mươi là hiếm,
              Mạnh khoẻ hơn may được đến tám mươi,
              Song chỉ tự hào với buồn khổ đầy vơi,
              Qua nhanh lắm, cuộc đời bay đi mất.

       11    Cơn giận Chúa, ai đo sao quyền lực?
              Lòng kính sợ Ngài do được thịnh nộ Cha ?
                    
          12    Xin dạy chúng con đếm ngày tháng Chúa cho
               Để có được lòng khôn ngoan thông sáng.

        13    Trở lại với chúng con, ôi Cha thiên thượng !
               Ngài bắt chúng con chờ đến bao giờ?
               Xin Ngài đổi lòng, thương lũ con thơ
               Những tôi tớ từng giờ cầu nguyện.

         14     Từ sáng sớm, xin ban nhân từ đến
                Để trọn đời vui sướng ngợi ca Cha.

          15   Bao nhiêu ngày trôi nổi giữa phong ba,
                 Xin cho được bấy nhiêu ngày hạnh phúc, 
                 Bao năm tháng gặp tai ương cơ cực,
                 Cho bấy nhiêu năm thỏa sức hân hoan.

           16   Nguyện công việc Cha, tôi được tỏ tường,
                  Con chau họ, vinh quang Ngài rạng chiếu.

           17   Nguyện ơn phước Chúa nhơn từ kỳ diệu,
                 Ban cho chúng con vô kể, khôn lường,
                 Thành quả  chúng con bền vững luôn luôn
                 Vâng, xin Chúa cho muôn năm còn đó, 

                                    ( trang 90   THI CA THÁNH KINH/ Phan như Ngọc ( diễn ý.)


                              THI THIÊN trong KINH THÁNH (Cựu ước & Tân ước)
                                ( The Holy Bible in Vietnamese/ Published by the United Bible Societes,  c. 1995)


                                                               QUYỂN THỨ TƯ

                                                 Đức Chúa Trời hằng có đời đời :
                                                còn đời loài người tạm-thi và chóng qua)

                90     1      Lạy Chúa, từ đời này qua đời kia
                          Chúa là nơi- ở của chúng tôi.
                    2     Trước khi núi non chưa sinh ra,
                           Đất và thế gian chưa dựng nên,
                           Từ trước vô cùng cho đến đời đời
                           Chúa lá đức Chúa Trời.
                    3      Chúa khiến loài người trở vào bụi- tro,
                           Và, phán rằng:  Hỡi con cái loài người,
                           hãy trở lại.
                    4      Vì một ngàn năm trước mắt Chúa
                           Khác nào ngày hôm qua đã qua rồi,
                           Giống như mỗi canh của đêm.
                    5      Chúa làm chúng nó trôi đi như nước chảy cuồn-cuộn;
                           chúng nó khác nào một giấc ngủ,
                           Ban mai họ tợ như câ cỏ xanh- tươi:
                    6      Sáng ngày cỏ nở bông và tốt tươi;
                           Buổi chiều người ta cắt nó và nó héo.
                    7      Thật, chúng tôi bị hao mòn vì cơn giận của Chúa,
                           Bị bối - rối bởi sự thạnh-nộ Chúa.
                    8       Chúa đã đặt gian- ác chúng tôi ở trước mặt Chúa,
                            Để những tội lỗi kín đáo chúng tôi 
                            trong ánh sáng mặt Chúa.
                    9       Bởi cơn giận của Chúa,
                            các ngày chúng tôi đều qua đi;
                            Năm chúng tôi mất như hơi thở.
                    10     Tuổi tác chúng tôi đến được bảy mươi,
                            Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám- mươi, 
                            Song sự kiêu- căng của nó 
                            bất quá là lao-khổ và buồn-thảm,
                            Vì đời sống chóng qua, rồi chúng tôi bay mất đi.
                    11      Ai biết sức  sự giận của Chúa
                            Tùy theo sự kính sợ xứng- đáng cho Chúa,
                             ai biết sức sự nông-nả của Chúa?
                    12      Cầu xin Chúa chúng tôi
                             biết đếm các ngày chúng tôi, 
                             Hầu cho chúng tôi được lòng khôn-.ngoan.
                    13       Đức Giê-hô-va ơi xin hãy trở lại 
                             -- Cho đến chừng nào ?
                             Xin đổi lòng về các tôi-tớ Chúa,
                    14       Ôi !  xin Chúa cho chúng tôi buổi sáng
                             được thỏa-dạ về sự nhân-từ Chúa,
                             Thì trọn đời chúng tôi sẽ hát mừng vui-vẻ.
                    15       Xin Chúa làm cho chúng tôi
                             được vui-mừng tùy theo 
                             các ngày Chúa làm cho chúng tôi bị hoạn-nạn,
                             Và tùy theo những năm 
                             mà chúng tôi thấy sự tai-họa.
                     16      Nguyện công-việc Chúa lộ ra cho các tôi-tớ Chúa,
                              Và sự vinh-hiển Chúa sáng trên con cái họ !
                     17       Nguyện ơn Chúa, là đức Chúa Trời chúng tôi; 
                              giáng trên chúng tôi;
                              Cầu Chúa làm cho vững 
                              công-việc của tay chúng tôi;
                              Phải, xin lập cho vững công việc của tay chúng tôi .(*)
  ------- 
                   
   (*)  Thi Thiên 90 đã được nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm ( 1930-    ) -  phổ nhạc, khi ông  đi học tập cải tạo  ở miền Bắc.   Ban hát Trung lão Hội thánh Báp-tít ân điển  đã mất 17 phút để hát ca khúc này, dưới sự hướng dẫn  ca trưởng  Dinh thế Vinh.  Một buổi tối , thập niên 90 -  Vũ đức Nghiêm tham dự, nghe hát ca khúc chính ông phổ nhạc [ trước ngày đi Mỹ  theo diện H.O. ]- tác giả  bảo tôi, 
"  ông  sang Chi hội Tin lành Thị nghè  để nghe-  sẽ cảm thấy tuyệt vời hơn nhiều !."  
    ( chú thích:  Đinh bạch Dân.) 
                              

---------

- NGÀY 11/3/2015, TRƯỞNG TRANG ĐI MỔ CƯỜM MẮT (lần 2).
  MONG ĐƯỢC TÁI NGỘ BẠN ĐỌC, MỘT NGÀY GẦN ĐÂY. ĐA TẠ.

 THÉ PHONG
 10  March, 2015

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

kim lân :" học vấn qua lớp Supérieur ( lớp 5) mà văn chương được xếp loại Supérieur ?"



                     KIM LÂN : 
          HỌC VẤN QUA LỚP SUPÉRIEUR (LỚP 5)
                MÀ VĂN CHƯƠNG ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI SUPÉRIEUR ? "
                                              bài :  L.H / VN.EXPRESS


 kim lân (i.e  nguyễn văn tài 1920- 2007) 
( ảnh: Internet)


Kim Lân, tên thật Nguyễn vănTtài.  Sinh ngày 1.8.1920 tại làng Phù lưu,  Tiên sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nhà văn chỉ học hết tiểu học, rồi sau đó, phải đi làm thợ. Năm 1944, tham gia hội Văn hoá cứu quốc - và, bắt đầu viết văn.  Công tác [với]  những tờ báo [phong trào], như :  Chi lăng, Xông pha, Dân quân Việt bắc . 

Kim Lân gắn bó với tập truyện ngắn, thành công nhất ở thể loại văn học này.   Đề tài quen thuộc, là, những con người lao động, sống cuộc đời lam lũ, lầm than; nhưng giàu lòng yêu thương , gắn bó với quê hương, đất nước.   

Kim Lân viết rất ít, [nhưng] rất chọn lọc. Trong cuộc đời nhà văn chỉ xuất bản 2 tập truyện ngắn: Nên vợ nên chồng (Hànội, 1955) -- Con chó xấu xí (Hànội,1962). Nhưng với  truyện ngắn được xếp vào loại kinh điển, như Làng -- Vợ nhặt ... 

Sinh ra ở đồng quê Bắc ninh, nhà văn cũng có những trang viết hấp dẫn về làng quê, hoặc, những trò phong lưu đồng ruộng.  Trong những trang viết như Đuổi tà -- Con mã mái -- Thổi ống sùy đồng - các trò dân gian , như chọi gà, thả chim, đánh vật, hiện lên như thú chơi thanh nhã, lanh mạnh. 

Năm 2001, nhà văn được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật...

Kim Lân [có] một tình bạn cảm động giữa ông và Nam Cao.  Mối tâm giao giữa 2 nhà văn , gần như đồng trang lứa này -- đã đưa Kim Lân đến với vai diễn Lão Hạc, trong phim Làng Vũ đại ngày ấy.  Sự xuất hiện độc đáo sau vai diễn ấy, độc giả có thêm [sước danh] '  ông Lão Hạc' --  mỗi khi nhắc đến Kim Lân.

Tháng 4.2006, trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn Kim lân tâm sư -- ông còn ấp ủ viết một truyện ngắn, ý tưởng xương cốt của [chuyện] đã thành hình, thành nét:

"  Truyện ngắn này, đại khái là nói vể một người đàn ông câm. Anh câm này nuôi một con chó. Tất cả những người sống quanh anh ta chẳng hiểu anh ta nói gì, nghĩ gì -- kể cả mẹ của anh ta.  Chỉ có con chó là hiểu được anh. Cả 2 đều không nói được cái tiếng mà những người quanh họ vẫn nói." -- ông cho biết vậy.

Từ đó đến nay đã hơn 1 năm; nhà văn luôn phải san sẻ quãng thời gian ngắn ngủi cho c8n bệnh hen suyễn.  Nhà văn Đào Thắng , chánh văn phòng hội Nhà văn Việt nam,  cho biết: " Cụ đã rất già yếu, nhiều lần, tưởng đã bị bệnh tật quật ngã, cụ chống chọi được. Nhưng lần này, có lẽ đã là quá sức." 

Ngoài cống hiến của bản thân đối với văn học Việtnam, Kim Lân còn đóng góp cho nền văn học nước nhà -- khi sinh thành ra những họa sĩ tài năng Nguyễn thị Hiền, Thành Chương, Mạnh Đức. []

   L.H.
   (VN EXPRESS
   Tin nhanh Việtnam)

---

- tựa bài của người Biên tập. 
- Cours Sup1rieur, lớp cuối cùng  Chương trình bậc Tiểu học Bản xứ ( local)
 do chính phủ bảo hộ Pháp đặt ra . (BT) 



                                                                   chân dung nhà văn kim lân
                                                                            (ảnh: Internet)


nhà văn kim lân:
   qua phác họa nữ họa sĩ 
    nguyễn thị hiền



Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

1 trong bộ tứ danh họa bậc thầy việt nam: nhì VÂN - ( nhất TRÍ -- nhì VÂN -- tam LÂN -- tứ CẨN ) WIKIPEDIA tiếng việt.


            một trong BỘ TỨ DANH HỌA BẬC THẦY Việtnam:
        nhất TRÍ -- nhì VÂN -- tam LÂN -- tứ CẨN. 
                                   bài viết: WIKIPEDIA tiếng việt



                                         tô ngọc vân [1906- 1954]
                                                 (ảnh: Internet)



                                                          tô ngọc vân  (bên trái)  &  bùi xuân phái

                                                              (ảnh: Internet)


tranh tô ngọc vân
                                                               (ảnh: Internet)


                                                                  tranh sơn dầu/ tô ngọc vân
                                                                          (chụp trên  Internet)


                                                      một booklet  nói về họa sĩ tô ngọc vân


lê lam ký họa chân dung tô ngọc vân 
+ các chữ ký học trò của Lê Lam. 
    (chụp trên Internet)

TÔ NGỌC VÂN (1906 - 1954) là một họa sĩ Việt nam nổi tiếng- tác giả Thiếu nữ bên hoa huệ.  Ông còn ký những bút danh : Tô Tử, Ái Mỹ.

sinh ngày 15- 12- 2006 tại làng Xuân cầu, huyện Văn giang, tỉnh Hưng yên. (Bắc bộ.)
  
- 1931 : thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương.
-19 : 1936 :  tốt nghiệp.

sau khi ra trường,  Tô ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải cao ở Pháp.  Ông đi vẽ ở nhiều nơi: Phnom Penh , Bangkok, Huế ... - hợp tác với các báo Phong hóa + Ngày nay / [Tự lực văn đoàn của nhà văn] Nhất Linh-Nguyễn tường Tam. 

-1935- 1939 : dạy vẽ tại trường Trung học Phnom Penh (Cambodia); sau,  dạy vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương.  Thời gian này, ông vừa dạy vừa sang tác.  

Sau Cách mạng Tháng 8,  tham gia Kháng chiến chống Pháp - ông phụ trách trường Mỹ thuật Việt bắc [ở ATK (An toàn khu).]

Tô ngọc Vân được đánh giá là một người có công đầu, trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt nam.  
Ông còn được xem là 1 trong 4 danh họa lớn [bậc nhất] hội hoạ Việtnam  - nằm trong bộ TỨ : nhất TRÍ -- nhì VÂN -- tam LÂN -- tứ CẨN. (...)

-  17- 6- 1954, ông qua đời ở Đa Khê, vùng phần sát chiến trường Điện biên phủ.

-1996 : Giải thưởng HCM về văn chương nghệ thuật -  đợt 1/ 1996 .                      -WIKIPEDIA tiếng việt-



                      thiếu nữ bên hoa huệ / tranh tô ngọc vân


                                                trong  tem bưu chính việt nam


tranh tô ngọc vân 
(chụp trên Internet)

 một bức ký họa của tô ngọc vân