Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

một mình một ngựa / nguyên sa - 13


                        một mình một ngựa /
                      phê bình" phê bình ấn tượng "   13
                                              nguyên sa 

     Thân gởi..., 

     Tuần trước chúng ta đã vào thăm ngôi vườn rung cảm, nhìn ngắm những lớp ánh 
sáng lóng lánh chủ quan của " phái ấn tượng ".  Chúng ta gật gù tán thưởng cái lối yêu mến tác phẩm, cái lối thưởng ngoạn nghệ thuật, cái quan điểm phê bình văn học nghệ thuật của các tay " ấn tượng ".

     Ta nói cái lối nhìn ngắm tác phẩm như thế cũng được.   Khi thưởng ngoạn tác phẩm gây cho ta những xúc động nào,  ném vào ta những khoái trá nào, in vào ta những ấn tượng nào, ta sẽ nói lên trong bài phê bình những xúc động , những khoái trá, những ấn tượng đó.

     Một cách chủ quan.   Với những rung động của cuộc phiêu lưu còn vương vấn; của những khoái cảm chưa dứt.   Trước chúng ta, nhiều người cầm bút đã nói lên sự bằng lòng với cái lối yêu mến tác phẩm của " phái ấn tượng ".    Chateubriand chẳng hạn, các anh còn  lạ gì, đã gật đầu tán thưởng đấy.  Sự phê bình phải phản ảnh được sự say mê hào hứng của nhà phê bình .   Và sự hào hứng đó chỉ có thể được, nếu nhà phê bình .  Và sự hào hứng đó chỉ có được, nếu nhà phê bình biết thả hồn bay nhảy trong sự va chạm , sực xúc động của ấn tượng đầu tiên.

     Nhưng, một buổi sáng đẹp trời, có những người lạ mặt, nhiều  loại lắm; ta sẽ nhìn kỹ họ sau, bây giờ hãy biết rằng; những người đó là những người đứng đắn lắm, tử tế lắm, yêu mến văn chương, bước vào khu vườn ấn tượng êm ái, ngửi kỹ những hương thơm, ngắm ngía thận trọng những cánh hoa, nhấp từng [ hụm ]  trà, đọc từng trang sách, rồi cất tiếng.   Không được.  Phê bình ấn tượng, không được.

     Họ nói : này các nhà phê bình ấn tượng, các anh nhầm to rồi.  Tiêu chuẩn phê bình văn nghệ của các anh chứa đầy rẫy những mâu thuẫn.  Yêu mến tác phẩm qua sự va chạm và nhìn ngắm chủ quan, rồi viết lên những xúc động, những ấn tượng chủ quan đó, là sai lầm ghê  lắm.  Con thuyền phiêu lưu của các anh khoái trá lắm, nhưng nhất định, sẽ chìm sâu trong đại dương mâu thuẫn.  Nếu không, tất nhiên các anh sẽ phải phản bội chính mình.    Sẽ nói một đằng làm một nẻo.

     Chẳng cần là những nhà tâm lý học chuyên nghiệp, các anh và chúng tôi, chúng ta đều biết rằng: những sự kiện tâm lý xảy ra trong ý thức của một chủ thể là sinh hoạt luôn luôn trôi chảy, luôn luôn đổi thay.

     Như một dòng nước , đó là  hình ảnh của James của Bergson.   Người đàn bà đẹp đang đi trên đại lô kia , trong phút giây ngắn , làm ta khoái trá ghê gớm lắm, làm ta quay đầu lại chiêm ngưỡng, làm ta thầm nói vài lời thán phục, say mê.

     Nhưng, vài phút sau, có thể cảm tưởng đã đổi thay.   Ta thấy đôi mắt là thiên thần kia , như hàm chứa quá nhiều dục vọng, đôi môi mới nhìn là trái ngọt kia chỉ là sự khô héo hóa trang.   Sự chán nản, than ôi, chỉ trong giây phút ngắn đã vội đến thay thế sự khoái trá.

     Đó là chưa kể đến trạng thái tâm hồn người thưởng ngoạn.   Tâm hồn đó thường trực biến đổi, tùy theo ngày mưa, ngày nắng, sáng sớm hay đêm khuya, ngày vui hay ngày buồn.

     Cảm tưởng, sự xúc động gây ra,  do sự tiếp xúc với thế giới ngoại giới đổi thay nhiều lắm, tùy theo trạng thái tâm hồn đó.   Nhìn người đẹp đi qua vào ngày đầu tháng, mới nhìn người đẹp vào buổi sáng [khi ] đã sắp lên đường nhập ngũ  ,  không giống với ngày nghỉ phép cuối tuần hay buổi chiều giải ngũ, giã từ vũ khí.   Cảm tưởng của anh về tác phẩm là cảm tưởng nào, cảm tưởng buổi sáng hay buổi chiều, sự xúc động lúc bắt đầu đọc sách sảng khoái, hay khi đọc xong mệt mỏi.

    Trạng thái tâm hồn làm cho ấn tượng biến đổi như thủy triều lên và xuống.   Chán nản trong cái cuộc sống vội vàng, ồ ạt của thành phố văn minh, của cái cuộc dời cờ gian bạc lận chết chóc và phân hóa này, ta mới thấy được cái khoái cảm  ghê gớm, khi ngâm to những câu thơ của Đinh Hùng :

                                   Thèm ăn một chút hoa man dại
                                   Và ngủ như loài muông thú kia

     Với trạng thái tâm hồn đau xót đến cùng cực, vì bị ngăn cách; bị cô đơn, ta mới  uống từng giọt đắng cay của thơ họ Vũ   :

                                   Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                                   Đời vắng em rồi say với ai .
                                          VŨ HOÀNG CHƯƠNG  

     Nhưng trái lại, nếu cuộc đời hiện tại của ta còn mang đôi cánh của loài thiêu thân bay thẳng vào ngọn lửa tiền bạc, danh vọng; thì sự khao khát thiên nhiên của Đinh Hùng, sự nhớ tha thiết của Vũ Hoàng Chương, dưới mắt ta chỉ còn là những tình cảm khó hiểu, kỳ cục.

     Đấy cảm tưởng, đấy ấn tượng, đấy xúc động, nó đổi thay như thế đấy.  Cùng một cuốn sách,  đọc với những trạng thái tâm hồn khác nhau, sự sung sức lúc đầu bắt đầu sự mệt mỏi lúc chấm dứt, sự yên tĩnh buổi sáng; đứa con khóc, người vợ giục tiền buổi chiều, sẽ mang lại nhiều ấn tượng nào đó cho người đọc.   Và 1 chọn lựa như thế có còn là cảm tưởng tự nhiên, sực xúc động chân thành; ấn tượng thuần túy nữa hay không ?  Hay, nó đã phản ảnh sự phán đoán, sự phân tách, sự suy luận.   Tức là đã bị xâm phạm, bị làm vẩn đục, bởi những nhãn quan khoa học.

     Hơn nữa,  khi đọc tác phẩm, khi thưởng ngoạn, khi say sưa, anh có một cảm tưởng, một xúc động, một lô ấn tượng.  Bây giờ viết lại thành một bài văn, dù muốn , dù không; anh cũng phải sắp xếp chúng lại cho có thứ tự, cho có mạch lạc, luận lý.

    Sắp xếp lại cho có mạch lạc, tổ chức một lô cảm tưởng hỗn độn lại cho bài văn có thứ tự, lớp lang; tức là đã xa lắm rồi , cái ấn tượng thuần túy.   Ấn tượng đã bị cắt xén, đổi thay vị trí  , tu sửa cho có mạch lạc, vo tròn hay bóp méo cho khỏi mâu thuẫn lẫn nhau.   Xa lắm rồi cái ấn tượng thuần túy xuất hiện tự nhiên, khi nhà phê bình tiếp xúc với tác phẩm.   Các anh, những nhà phê bình ấn tượng, các  anh không thể tuyệt đối trung thành với những đường lối, tiêu chuẩn phê bình đã vạch ra.  Sự thiếu chung thủy, đó là định mệnh, nghĩa là, dù cố gắng đến đâu, các anh cũng không thoát khỏi.

     Còn cái gọi [ là ] cảm tưởng chủ quan, các anh có chắc là cảm tưởng chủ quan thực sự không ?  cái ấn tượng mà anh này có, sự xúc động đang đến với anh kia, [ ] chắc là của anh không  ?

    Tôi xin phép nghi ngờ.   Tôi chỉ nói sơ sơ vài cái  này: cái tương quan tấm lý và xã hội.   Cái ảnh hưởng của tập thể không phải chỉ có mấy cái rễ cái, còn có cả trăm, cả nghìn cái rễ con chạy ngang, chạy dọc trong những vùng đất tâm hồn .  Ăn bánh cuốn ban đêm, sau khi xem xong 1 cuốn phim hay, sau những giờ trôi qua mau cùa chuyến  đi dạo tình cảm; nước mắm pha khéo lại được chế thêm mấy giọt cà cuống thơm lừng thì tuyệt. Nước mắm cà cuống của món ăn đó, cũng như mắm tôm của món ăn này, mắm ruốc của món kia gây ra những khoái trá, tưởng là tự nhiên; nhưng thật ra,  ảnh hưởng giáo dục của xã hội nhiều lắm.   Con cháu chú  Sam *, thần dân của nữ  hoàng Elizabeth **, chắc không thể cảm thấy thích thú ngay lần đầu thử thách những gia vị ấy.
-----
*     ám chỉ công dân Huê Kỳ
**    ám chi  công dân Anh quốc  
       (TP) 
-----
     Cũng vậy,  cảm tưởng khoái trá, khi anh thưởng ngoạn tác phẩm có phải là cảm tưởng tự nhiên, có phải là xúc động  của [ chính ]  anh, có phải là ấn tượng thuần túy không .   Anh này khoái lắm, khi đọc những câu thơ cân đối, phải chăng dòng thơ Đường đã bằng đường  lối giáo dục chảy ngầm trong cơ thể.   Anh xúc động ghê gớm, vì những phi lý về cuộc sống  [ được ] phơi bầy  trong tiểu thuyết này, phải chăng nhãn  quan văn nghệ của anh đã mang nặng dấu vết những nhà tư tưởng  tây phương chủ trương triết thuyết đó.   Cảm tưởng của anh, ấn tượng của anh đã được đóng khung, đã được nhào luyện sẵn bởi những khuôn khổ, những luật lệ văn chương liên hệ đến cái đẹp, cái xấu, cái hay, cái dở.   Như thế, nó còn là ấn tượng hay không.

     Phê bình ấn tượng, sau khi đưa ra được cái lối nhìn ngắm tác phẩm  mới lạ, cái tiêu chuẩn phê bình văn nghệ độc đáo lắm, bị những người đến sau, những nhà phê bình khác, vặn hỏi đến nơi đến chốn.  Những người đến sau muốn nói rằng không, cái thước để đo giá trị của tác phẩm phái ấn tượng không dùng được nữa.   Chúng tôi có 1 hệ thống đo lường khác,  1 lối nhìn ngắm, yêu mến tác phẩm tốt hơn, đúng hơn.   Cho nên phải từ bỏ phê bình ấn tượng.

   Trước khi bước vào thăm viếng những trường phái phê bình văn nghệ, chúng ta, trong thư này, hãy cùng trở lại với ấn tưởng để [ rồi ] chia tay.  Phê bình là sáng tạo.  Chúng ta đã biết như thế.   Người đàn bà ấn tượng đã sáng tạo ra cái nhan sắc của nó.  Nó đã cái thời lộng lẫy của nó.

    Vấn đề  với các nhà phê bình bây giờ không phải  là khoác lên thân thể mình cái nhan sắc của kẻ khác.  Mỗi người tìm thấy cái lối nhìn ngắm tác phẩm riêng của mình.   Nhưng ta không thể không ghi nhận là cho đến mãi mãi, ở trong bất cứ khu vườn thưởng ngoạn văn nghệ nào, những người đi tìm kiếm cái đẹp để yêu mến, vẫn chẳng thể quên được kho tàng quý giá  để lại bởi ấn tượng.   Các anh không thể quên  khoái cảm, xúc động,  ấn tượng hừng hực bắt gặp được trong sự giao tiếp với tác phẩm.

     Thân ái,

    nguyên sa
     ( 1932- 1998 Hoa kỳ ) 

-------
[ ...] chữ của BT. 

( Một mình một ngựa / Nguyên Sa - Nhân văn xuất bản, Saigon 1970 - tr.  72 - 77 )


khoảnh khắc & thiên thu / thanh thương hoàng - 4


                                              khoảnh khắc & thiên thu  4
                                      đoản truyện : thanh thương hoàng 

                                             10.-  NGÀI TỔNG THỐNG

       Đó là  một buổi lễ quan trọng tại phủ tổng thống.   Sinh nhật của  ngài.   Sau tiệc là dạ vũ.  Đủ mặt bá quan văn võ ba quan và phu nhân tham dự.   Trong lúc tổng thống đang ôm trong tay một  bà mệnh  phụ xinh đẹp, bước theo khúc luân vũ, thì sĩ quan tùy viên tổng thống thập thò ngoài cửa  phòng, theo dõi từng bước đi .  Khi bản nhạc  dứt, tổng thống cầm tay bà mệnh phụ, rời sân nhảy cùng những cặp khác.    Ông tùy viên bước nhanh lại phía tổng thống, rồi ngập ngừng : 
      - Thưa tổng thống ...
      Tổng thống lừ mắt, gắt khẽ :
      - Tôi đã bảo...
      - ... nhưng tổng thống việc này...
     Tổng thống dứt khoát ra lệnh :
      -... việc gì cũng để  sáng mai giải quyết ...
     - ... thưa tổng thống, ông tướng vùng xin lệnh, Cộng  sản tấn công tới ...
     
     Một bản nhạc nổi lên. Tổng thống thản nhiên dìu một bà mệnh phụ trẻ đẹp, vợ ông bộ trưởng ra sàn nhảy.   Ông sĩ quan tùy viên lủi thủi rời phòng.

     Ông về phòng mình, cầm ống giấy nói lên : 
     - A- lô, thưa trung tướng ...
    Tiếng quát tháo, văng tục từ đầu giấy bên kia vang lên .  Ông sĩ quan tùy viên cuống lên, miệng liên tục nói :
     -... đạ, dạ,  thưa vâng .

    Với nét mặt đưa đám, ông sĩ quan tùy viên đợi ông tướng vùng trút hết cơn thịnh nộ lên đầu mình, mới đặt ống nghe, thở dài.
     Ngài tổng thống vốn là người lúc nào cũng muốn quốc dân và thế giới biết : ngài là một tổng thống vĩ đại, một người yêu nước, thương dân hết mình, và cương quyết chống cộng sản tới cùng để bảo vệ miền Nam .  Ngài hùng hồn  tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cảm kể cả mạng sống  [  phụng sự ] đất nước .  Vì thế, ngài giữ độc quyền yêu nước và phục vụ nhân dân.   Ai muốn hy sinh, chia sẻ gánh nặng này với ngài [ thì] ngài trả công bằng cách  " cho đi nghỉ mát " ở Côn Đảo.

     Hôm sau,  mãi 9 giờ sáng, ngài tổng thống mới thức dậy.   Ngài trực tiếp điện cho ông tướng vùng, hỏi về trận đánh đêm qua.  Ông tướng  vùng là người trực tính, nóng tính tức  bực, vì không được mời dự cuộc vui đêm qua, nên mấy lần ông suýt văng tục với tổng thống.

     Theo sự " rắp- po "   tướng vùng,   địch quân   đêm qua mở nhiều trận đánh và đã tràn ngập tỉnh lỵ X..., gây thiệt hại nặng nề cho quân  ta , và, sáng nay địch quân đã rút lui.

    Hôm sau,  tổng thống đáp trực thăng tới  vùng chiến thuật gắn huy chương Quân công hạng nhất cho tướng vùng.   Tiếp, một đại tiệc mừng thắng trận.  Trong lúc tổng thống cùng tướng lãnh, quan khách nâng ly chúc tụng, thì phía bên ngoài bộ tư lệnh, các sĩ quan cấp dưới bận bịu túi bụi giải quyết việc chôn cất  quân ta tử trận  được chuyển từ mặt trận về.

     Tháng 4- 1975, địch quân  ào ạt tấn công miền Nam.  Biết đả đến thế cùng, tổng thống quyết định" hy sinh"  từ chức tổng thống để " dồn hết tài trí ra chiến trường trực tiếp cầm súng chiến đấu với CS ". Ngài tuyên bố với quốc dân như vậy .  Trước đó mươi ngày, ngài đã cho " di tản " vợ con cùng vàng bạc châu báu chất đầy hàng cục rương ra nước ngoài.

     Sau  khi tuyên bố từ chức,  vào lúc nửa đêm,  ngài tổng thống lặng lẽ  " chuồn êm "  bằng máy bay Mỹ sang nước bạn .

                                         11.- LÃNH TỤ NHÂN TỪ

      Nguyễn Văn X.. công thần phạm trọng tội, bị bắt bỏ ngục, chớ ngày xét xử.  Vợ y sợ hãi cuống cuồng, tìm đủ cách gặp lãnh tụ xin tha thứ, ân giảm cho chồng.  Lãnh tụ phán :

     " Chồng chị đang tội chết !"
     " Xin lãnh tụ thương tình nghĩ  tới công lao hãn mã của chồng tôi .
      " Được, chị về đi, ta sẽ xét ".

    Vì là công thần nên Bao Công thời nay không dám " xét xử vô tư "  theo đúng luật định tội, phải xin ý kiến lãnh tụ.  Lãnh tụ phán :" chí công vô tư " . Tòa bèn xử tên công thần kia tội tử hình.

     Bản án được thi hành.   Tên tử tù vừa gục xuống, thì có lệnh ân xá của lãnh tụ truyền đến, chậm chỉ đâu đó khoảng 1 phút.

     Người đời ai cũng khen lãnh tụ nhân từ độ lượng.

                                     12.- TẦNG 9  ĐỊA NGỤC

    Tầng 9 địa ngục  là tầng chót, tất cả kẻ sống trên trần gian đã phạm những tội ác ghê gớm nhất đối với nhân loại.  Những kẻ ở đây bị nhốt tới thiên thu, không bao giờ được đầu thai, dù là làm kiếp ... trâu, chó   Do đó, những tội phạm ở tầng địa ngục này đều thuộc loại tầm cỡ quốc tế từ trước công nguyên đến thời nay.

     Khi nhà  cách mạng vĩ đại họ  Mao chết xuống âm phủ,  không cần chất vấn tra khảo như những trọng phạm khác, quỷ sứ được lệnh Diêm vương dẫn ngay ông ta xuống thẳng tầng địa ngục chót.   Họ Mao lần lượt đi chào ra mắt các vị tổ sư, các hệ phái độc tài từ cổ chí kim, từ đông sang tây.  Tới chỗ  Tần Thủy Hoàng , ông này đang bận rộn luyện thuốc trường sinh.  Họ Mao chắp tay, cúi đầu, thưa :
    "  Hậu sinh xin ra mắt tiền bới "
     Tần Thủy Hoàng vuốt chòm râu dài bạc phơ:
     " ...ta có lời cảm ơn người.  Trong lúc cả loài người xúm lại nguyền rủa ta thì ngươi lại làm thơ hết lời ca tụng ta ."
     Họ Mao thưa lại :
     "... làm chính trị mà không giết người thì sớm muộn cũng bị người giết.  Chỉ có những bậc anh hùng cái thế mới làm nổi việc này."
     Tần Thủy Hoàng khen :
     " ...hảo a ! Người  hãy kể những thành tích của ngươi trên dương thế cho ta nghe xem nào ? "
     " ...dạ, thưa tiền bối, từ cổ chí kim trong thiên hạ, chỉ có 2 đại vĩ nhân, hai đại anh hùng - đó là tiền bối và kẻ hậu sinh đây ". 
     Tần Thủy Hoàng trợn mắt :
    " ...ngươi có tài gì mà dám sánh ngang hàng với ta ?"
     " ...thứ nhất, tiền bối là người đầu tiên thống nhất đất nước Trung  Hoa , lên ngôi hoàng đế.    Có kẻ hậu sinh đây cũng làm cách mạng, giải phóng đất nước Trung Hoa  và trở thành chủ tịch Nước Cộng Hòa  Nhân Dân  đầu tiên .  Thứ hai, ngài có quốc sách
 " đốt sách chôn học trò "  mới chỉ hàng  ngàn vạn sinh linh ; còn kẻ hậu sinh  đây có cuộc " cách mạng văn hóa " giết hàng loạt triệu sinh linh ".
     Tần Thủy Hoàng xoa đầu mao, gật gù, khen :
     " ..đúng là " hậu sinh khả úy ", hãy coi  cái thành tích giết người của ngươi hơn hẳn ta một bậc.  Nhưng...  này, về tài điều động bắt nhân dân tập trung một lúc hàng trăm vạn người, chắc ngươi đã thua ta ? "
     "... thưa không, về khoản này, kẻ hậu sinh đây hơn hẳn tiền bối đến hàng trăm bậc, bởi, hậu sinh đã biến  đại lục thành một trại tập trung khổng lồ ".
     Tần Thủy Hoàng có vẻ hơi ngượng :
     " ...ta có Vạn lý trường thành  để lại cho hậu thế, đến thế kỷ XX vẫn là "đệ nhất kỳ quan" của loài người.   Chưa có 1 công trình nào vĩ đại hơn, mặc dầu ta nhận loài người ở hậu thế có tiến bộ vượt bậc.  Vậy ngươi có  gì nào ?"
    Họ Mao  không dấu nổi sự hãnh diện:
    "... hậu sinh có " sách đỏ  ".
    " ... " sách đỏ " là cái quái gì ?"
    " đó là cuốn  " sách thần ", tất cả công dân Trung  Hoa làm  bất cứ việc gì, dù khó khăn nguy hiểm tới đâu, cứ giở  " sách đỏ " ra đọc làm làm được hết !  Dù có nhảy vào lửa cũng không thể chết được !"
     Tần Thủy Hoàng kêu lên  :
   " Tối hảo a ! Tối hảo a ! Như vậy  có nghĩa là cuốn sách " ước gì được nấy " ? 
    " ...thưa phải "
    "... thế sao ngươi không làm cho người  " trường sinh bất tử "  hoặc chết sẽ lên thiên đáng như các ngài Thích Ca, Giê- Su, mà lại xuống đây ?"
    " ... đó là điều ngoai khả năng của con người.  Con người chỉ trị được con người, chớ không thắng nổi Thượng đế ?" 
    "... vô thần như ngươi mà cũng tin có  Trời ?"
    "... vi tin có Trời, nên kẻ hậu sinh lúc sống mới mạnh miệng la hét, chứng minh, biện giải, phát động chiến dịch lật đổ Trời, để đám ngu dân chỉ tin  một kẻ duy nhất này là Trời  mà thôi ".
    "...  khi ngươi còn sống vẫn tự hào " muôn năm trường trị " , tức là khi chết rồi, vẫn còn cai trị thiên  hạ.   sao khi xác ngươi còn quàn trên thế gian mà  bọn đệ tử ruột của ngươi đã xúm lại bắt vợ ngươi và đám tay chân thân tín tống vào ngục, sau đó xử trảm ?"
    "... loài người bây giờ bất lương, tráo trở, gian manh gấp trăm ngàn lần thời đại tiền bối.  Ít ra lũ bầy tôi ngày xưa cũng còn giữ cái đạo " trung quân ái quốc " , chớ thới đại này trước mặt mình thì nó quỳ lạy, tâng bốc; nhưng, vừa quay mặt đi,  thì nó đâm sau lưng  .  Ngay đến như vợ kẻ hậu sinh cũng còn muốn đoạt ngôi  phu quân, nói gì đến đám loạn thần, mặt người dạ thú."

     Tần Thủy Hoàng thở dài , than :
     "... ôi, đúng là cái lũ" hậu sinh khả ố "! Thế còn cuốn" sách đỏ " kia, ngươi có mang theo xuống đây không ?  Ta muốn biết ngươi viết những gì mà trở thành cuốn
'' sách thần " ?
    "... thưa, có mang theo, nhưng  bị bọn quỷ sứ gác cổng ngục lột mất rồi ạ !"

                                                                       ( còn tiếp ) 

          thanh thương hoàng 



  






  

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

khoảnh khoắc và thiên thu / thanh thương hoàng - 3



                                          khoảnh khắc & thiên thu    3
                                      tập truyện : thanh thương hoàng

                           
                                            7.- TRÚNG SỐ  [ ĐẶC BIỆT ] * 

     Ông Nguyễn ngảy nào cũng mua một tấm vé số, nhưng không bao giờ dò kết quả.  Mọi người ngạc nhiên thắc mắc hỏi, ông chỉ cười.   Bạn bè và lối xóm ai cũng biết ông nghèo, sống độc thân, không họ hàng.   Mỗi chiều thứ bảy, ông mời mất người bạn tới nhà nhậu lai rai một xị đế với vài ba con cá khô chỉ vàng nướng.   Trong lúc rượu vào, lời ra, ông thường cùng bạn bè bàn tán sôi nổi về việc sau khi trúng [  số  đặc biệt ].   Trước hết, mọi người đồng ý là thoát khỏi ngay cảnh nghèo.  Tiếp tới là sự hưởng lạc và trăm thứ ước mơ khác.   Lần nào ông Nguyễn  cũng hăng hái say sưa nói nhiều nhất.

     Hôm đó, cũng chiều thứ bảy, trong lúc ông Nguyễn cùng bè bạn ngồi nhậu như thường lệ  thì bà già bán  vé số đi qua.   Một người gọi  lại hỏi [ xem ] có bản dò số không ?   Thế là mấy người xúm lại giữ chặt tay  chân ông Nguyễn, rút ví lấy tờ vé số đem ra dò, mặc cho ông Nguyễn  giận dữ la lối.   Chợt, tất cả trợn trừng mắt, há hốc miệng " tấm vé số trúng đặc biệt   ".  Ông Nguyễn biến sắc, giật lại tấm vé số và rên lên thảm thiết: " các bạn giết tôi rồi ! "

     Sáng hôm sau , chủ nhật , thấy người bạn đến nhà bắt ông Nguyễn khao chầu ăn sáng rồi kéo nhau đi đổi tiền trúng số.   Hơn 8 giờ, cửa  nhà ông Nguyễn vẫn đóng im lìm.   Mấy người bạn đập cửa ầm ầm.  Bên trong vẫn lặng lẽ.  Sinh nghi, họ phá cửa , xông vào nhà.   Ông Nguyễn nằm trên giường,  người cứng đờ.   Ông đã chết.   Trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường có để tấm vé số trúng [  đặc biệt ]   và một tờ giấy viết mấy chữ nguệch ngoạc   của ông Nguyễn.  Ông dặn bè bạn đem đổi tấm vé số lấy tiền tặng các cô nhi viện .

     Lục ngăn kéo, mấy người bạn thấy còn một xấp vé số cũ , có lẽ cũng chưa dò. 
-------
*  - tựa bài  tác giả :" trúng số độc đắc ".
   -  sau 1975,  vé số đặc biệt  được đổi  thành "  vé trúng đặc biệt ".
     BIÊN TẬP CHÚ THÍCH.  


                              8.- MỪNG [ VÉ TRÚNG ĐẶC BIỆT ] *

     Ông A mua cặp 10, nhưng bỏ quên đâu mất; rất may, ông còn nhớ rành rẽ 5 con số ** .  
Hôm sau coi báo, ông giật  thót mình, 5 con số của ông trúng y boong [vé trúng đặc biệt ]. Ông đặt tay lên ngực, trống ngực đập thình thình.  Ông cố trấn tĩnh coi [ nhớ ] lại lần nữa, rồi lần nữa .  Không  sai vào đâu , ông tá hỏa lên .  Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là tìm xem 10 tấm vé số để [ ] đâu ?  Ông lục bàn giấy, xét cặn kẽ từng ngăn kéo.   Không thấy !  Ông mở tủ lớn , kiểm soát từng tí.  Vô ích ! Soi gầm giường, lục lọi khắp nhà, bếp, sọt rác ... không thấy bóng dáng vé số đâu ?   Bây giờ không thể im lặng được nữa.   Ông 
[ la toáng ] lên và bắt vợ con tham gia vào việc truy tầm 10 tấm vé số [ kia ].  Suốt một buổi sáng , cả nhà náo động; nhưng 10 tấm vé số vẫn bặt tăm.  Ông A nổi nóng cáu, gắt ầm  ĩ.  Vợ con ông sợ hãi  xanh mặt.   tất cả đều suýt soa, đau  xót.  Ngày hôm đó mọi người không thiết tới cả ăn uống.  Họ rầu rĩ, mỗi người ngồi một góc, chẳng ai nói với ai, mặt buồn thiu như nhà có  đám tang.  Nhất là ông A , đau khổ đến phát điên, phát khùng.   Khi biết chắc không còn một chút hy vọng gì tìm ra vé số, ông  dằn vặt mình đến độ muốn đập đầu vào tường để [ tự ] trừng trị  cái  " tội" vứt  bỏ  [hàng trăm] triệu bạc .

     Ông vào phòng ngủ đóng kín cửa lại, nằm vắt tay lên trán.  Ông giận mình, giận lây sang cả vợ con, tới bữa không thèm ra ăn, mặc cho bà vợ năn nỉ hết lời.   Qua 2 ngày tự trừng trị mình, chắc là tại đói quá,  ông mới chịu ra ngoài sinh hoạt bình thường trở lại.   Bây giờ thì không còn giấu giếm gì nữa.  Ông ra  quán cà- phê đầu ngõ, lớn tiếng than thở với mọi người.  Nghe ông tả oán, chủ quán cá-phê vỗ đùi đánh" đét" một cái : "  Sai rồi".
" Ông nói sai cái gì ?" , ông A hỏi lại.  Chủ quán lấy số báo ngày hôm trước:" ông coi đây, họ cải chính rồi ! ".  Ông A chăm chú đọc .  Mặt ông từ tái xanh cứ đỏ dần lên.  Tờ báo đăng thông báo của công ty xổ số , cải chính  [ vé số trúng đặc biệt ] là số khác chứ không phải số của ông.  Ông A ngồi  ngẩn người ra lúc lâu, phá lên cười .  Ông cảm thấy như vừa trút xong một gánh nặng ghê gớm.  Ông thở phào nhẹ nhõm: " Thật may cho ta, nếu không, ta và 2 vợ con đau khổ  biết đến bao giờ ?" Ông vui vẻ đãi mọi người một chầu cà-phê về việc hụt  trúng [  vé số đặc biệt ].

-----
*  - tựa bài tác giả "  Mừng trúng số độc đắc ... hụt  ".
    -  vé  trúng đặc biệt  là 5 con số cho vé giá bán 5000 đồng / tờ.
    - vé  bán  10.000 đồng / tờ , vé trúng đặc biệt là 6 con số . 
    - [...]   chữ của Biên tập. 
           BIÊN TẬP CHÚ THÍCH .  

                                            9.- KHEN CHÊ 

     Xe hơi  đụng xe Honda bỏ chạy.  Người đi Honda nằm bất tỉnh trên đường.   Thiên hạ xúm lại ngó và bàn tán sôi nổi về lỗi của xe hơi hay xe Honda.  Không ai nghĩ tới việc đưa nạn nhân đi cấp cứu.  Chợt có 2 thanh niên dạt mọi người dạt mọi người ra, nói :

     " Xin các ông  các bà dẹp lối cho chúng tôi đưa  ảnh đi cấp cứu ".

    Dứt lời một gã nâng nạn nhân, một gã dựng Honda của nạn nhân  nổ máy.  Rồi họ đặt nạn nhân lên xe, [ một] gã cầm lái, [ một ] gã ngồi  sau ôm nạn nhân.  Xe phóng đi.  Ai cũng khen 2 thanh niên tốt bụng.  Tới 1 quãng vắng, họ vứt nạn nhân xuống bên đường, phóng Honda mất hút.   Một người đi xe đạp tới, thấy nạn nhân, vội gọi xích lô chở đi bệnh viện.  Sợ nạn nhân té, người  này cũng  lên ngồi trên cích lô và  để xe đạp phía trước.   

    Tới bệnh viện , người đi xe đạp bồng nạn nhân vào phòng cấp cứu.  Khi rở ra tìm mãi không thấy anh xích-lô và chiếc xe đạp của mình đâu, [ la toáng] lên.  

    Thiên hạ xúm lại hiểu chuyện, chê :

     ".. rõ đồ ngu ! ".

------
* [ ...] chữ của Biên tập. 

                                                ( còn  tiếp )

           thanh thương hoàng   
   

      

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 / thếphong - 15



                                nhà văn hậu chiến 1950 - 1956     15
                                              thếphong

                                             Chương 6 
                                          BỘ MÔN KỊCH

                                          HOÀNG NHƯ MAI 

     Tiểu sử.-

      Sinh năm 1918 * trong một gia đình quan  lại.  Theo học Trường Luật Hànội.  Bắt đầu văn nghiệp, ông bị ma lực thi ca kịch nghệ hấp dẫn.  Thời gian 1941- 45, cộng tác với nhóm Hàn Thuyên, bút danh Như Mai. Từ 1945, kháng chiến bùng nổ, tham gia ban kịch ku6u động nhà nghề Sỹ Tiến, trinh diễn vở kịch  đầy tính yêu nước, và cô nữ diễn viên tài sắc tuyệt với cùng lưu diễn suốt từ Trung ra Bắc  .  Hiện nay ông sống ờ miền Bắc 
( Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ) , Hoàng Như Mai được  yêu chuộng, đó  là vở kịch lấy bối cảnh 1789, khi  quân Mãn Thanh kéo quân sang xâm lăng Việtnam.  Vở kịch  được kết thúc bằng hồi trống thắng địch vang dậy từ Hà Hồi ( Tiếng trống Hà Hồi ) .

       Vở kịch này được công diễn tại Hànội   vào ngày 31 tháng 12 năm 1950 vá tháng 1 năm 1951, do Vũ Khắc Khoan dàn dựng.   Năm 1951, nhà xuất bản Vĩnh Thịnh in thành sách, Nguyễn  Tường Phượng viết tựa -   vào đề của  Vũ Khắc Khoan và  bài phê bình của Thượng Sỹ.
------
* tiểu sử Hoàng Như Mai  được viết theo tài liệu M.M. Durand  và Nguyễn -Trần Huân trong  Introduction à la littérature  vietnamienne ( Phụ lục ).  Nxb G.P Maisonneuve et Larose, xuất bản ở Paris 1969.
 ( Collection  UNESCO). 

     Phân tích.-

    Năm 1789  ( Kỷ sửu ) , năm mở màn cho tinh thần anh dũng quân  Việt chống xâm lăng, qua tài điều khiển thao lược của vua  Quang Trung - Nguyễn Huệ .  Quân dân Việtnam đánh tan   20 vạn quân Thanh ở Đống Đa ( Thái Hà Ấp ).  Nguyễn Huệ  kéo quân qua Tam Điệp tiến về Hà Hồi, tràn vào Thăng Long thành, Tôn Sĩ Nghị   bỏ chạy, bạt vía.   

     Một khóa sinh mưu đồ cứu nước, Đồ Trần  rủ Khóa Vũ , mời các  vị khoa bảng, như
  Bảng, quan giáo Thụ, vong thần nhà Lê  tán trợ.   Trong số đó ,  cụ Tú cương quyết lại không dám hành động, cụ Bảng đồ nho chịu nhục nhã không dám hành động, chỉ khua mội, múa mép xằng, còn quan giáo  Thụ nhát như cáy. Riềng thầy đồ Nghệ nhất định không lui đi.  Khóa Vũ báo tin Nguyễn Huệ đang tụ tập binh mã ở vùng Nghệ An để tiến ra Bắc đánh quân Thanh.   Khóa Vũ rủ anh đồ Nghệ xuôi Nghệ An thăm dò.  Khóa Vũ bèn thu xếp chuyện nhà cửa xong xuôi, còn thầy đồ Nghệ vướng mắc thê nhi, sau cũng quyết tâm như Yên Ly thời Chiến quốc  giết vợ con để lên đường gia nhập đại nghĩa.   Vừa khi đó, vua Quang Trung ào ào đem quân  hướng về Thăng Long thành.   Tiếng trống thúc quân nổ ròn rã,    thầy đồ Nghệ, Khóa Vũ  nhập đoàn quân cùng tàn sát quân xâm lăng  Mãn Thanh .

     Vở kịch gồm 3 màn.  Nhân vật  trong Tiếng trống Hà Hồi  gồm: thầy Đồ, Khóa Vũ, hai khoá sinh yêu nước, tim gan sôi sục tim gan nhìn thấy quân xâm lược Mãn Thanh giày xéo quê hương , nên, có ý định tham gia đoàn quân cứu nước.   Vợ Đồ Trần, người đàn bà hiền thục chỉ biết thờ chồng, nuôi con. Bà Hai, người hàng xóm cùng chí hướng với thầy Đồ chán ghét bọn xâm lăng Mãn Thanh.  Ông Bát, chú ruột thầy Đồ là tên phản quốc, tay sai của bọn Mãn Thanh.  Cụ Tú, cụ Bảng mang danh  vong thần nhà Lê, song cúi đầu chịu nhục nhã với nho phong hơn là phải dấn thân hành đông.  Quan giáo Thụ mang danh dạy học trò đạo lý, gia phong, tinh thần yêu nước; nhưng hèn nhát không dám bộc bạch lòng yêu nước của chính mình  sang hành động.  Lính  Mãn Thanh, bọn côn đồ tay sai Tôn Sĩ Nghị  ra tay cướp của,  giết người, hãm hiếp, giết oan lương dân.  

      Bấy nhiêu nhân vật  đại diện cho vở kịch 3 màn rất sinh động, kích thích lòng yêu nước của kịch -tác- gia Hoàng Như Mai .

     Vở kịch có nhiều tác động kịch ngay từ 2 màn đầu,  không nhiều  động tác kịch biến ( coup de théâtre). Màn chót, Đồ Trần cầm gươm hạ thủ vợ con để nhẹ gánh gia đình  , trước khi gia nhập đoàn quân - thì động tác kịch biến bỗng nổi bật , tạo sự  hồi hộp cao độ cho khán giả.   Tác động kịch phụ khác như tiếng thúc quân ấm ầm vang thành, như làm tan núi lở sông của  binh mã  Quang Trung tiến vào Thăng Long thành, tạo được sự nôn nao, háo hức của khán giả  và không cần  dàn quân, bố trận  khó thực hiện trên sân khấu.   Dùng biểu tượng xây dựng cho mỗi nhân vật có 1 cá tính riêng- điển hình  hèn nhát là cụ Tú, cụ Bảng, quan giáo Thụ .. rõ ra vai hèn nhát -   hoặc  lưu manh, bất cố vô liêm sỉ làm tay sai cho giặc  chi vì tiền, như Bát :

      "... Ông  Bát : - Ừ phải , thề bao nhiêu tiền đây ( sờ túi, chặc ) ...  để rồi tiện luc nào bảo trẻ nó cầm sang trả.   Ai lại thế, chị cũng còn phải bỏ vốn ra chứ ?  Chứ làm thế thì còn ra thế nào nữa ? "

      Bản tính đàn bà ít muốn gây gổ, nép mình một bề, mỗi khi phải nghe bàn tới đại cuộc.  Qua vài nét điển hình đã hình dung được  mẫu người phụ nữ ở thế kỷ trước :

      "... Mợ Đồ :- Nhưng mà thôi, người ta làm gi thì làm, việc mình mình làm, quý hồ  cứ biết làm ăn lương thiện là hơn ..."

    Thái đô cương quyết đạp đổ bất công, không an phận của thầy Đồ, Hoàng Như Mai tả lại  :

    "... Đồ Trần: - Đã chắc làm ăn lương thiện mà chúng nó để yên à ?   Đấy, hàng ngày xảy ra bao nhiêu việc, thanh thiên bạch nhật mà dám đột nhập vào nhà lương dân cướp của giết người.   U nó không trông thấy  hay sao ?   Đấy, hôm qua  phường Đồng Xuân lại vừa xảy ra vụ sát phu hiếp phụ do lũ chó đói gây ra ..." 

     Biến động kịch tính trong vở kịch, đoạn hay nhất trong Tiếng trống Hà Hồi :

    "... Vợ: ( hỏi [ vọng *  ]  ra ) - Thầy nó chưa đi ngủ à ?
          Trần : -  Hai u con cứ đi ngủ đi.
          ( xa xa có tiếng đại bác nổ ).
          Vợ :- Quái nhỉ  ! Sao nhà nào đốt pháo cối ấy nhỉ?  Mồng ba rồi còn pháo .  ( Tiếng đứa trẻ khóc, mợ Đồ [ đi ] ra ) . Tiếng rú  rời rạc nhỏ dần, hai mẹ con cùng ngủ. 
        Trong khi ấy  Đồ Trần ngồi yên lặng nhìn trừng trừng, trong [ lòng ] ám ảnh một định kiến .  Bên ngoài tiếng cú, tiếng chó gióng một .  Trống canh điểm sang ba .  Trần giật mình chồm dậy cả quyết bước về phía thanh kiếm, cầm lên ngần ngại một lát, rồi quả quyết tuốt  kiếm , bước vội về phía cửa phòng, vừa tới cửa , mợ Đồ giật mình trong giấc ngủ ú ới nói mê, rồi tiếng guốc lẹp kẹp.   Mợ Đồ cầm chiếc đèn con từ trong nhà thấy chồng đi ra ngạc nhiên .

     Mợ Đồ: ( hỏi ) - Thầy nó đêm khuya rồi mà chưa đi nghỉ à ?  làm gì mà câm gươm trần thế, nhà có trộm à ?
     Trần:  ( giọng bàng hoàng ) - Canh năm tôi xuôi Nghệ An .
    Mợ Đồ:- Cả nhà  có mình thầy nó là đàn ông.  Thầy nó đi rồi, mẹ con tôi biết nương tựa vào ai ?  Thầy nó có nghĩ đến mẹ con tôi  một chút . ( khóc )
     Trần: ( giọng ghê rợn ) - Có, tôi  đã nghĩ đến u con nó rồi.   Tôi đã có cách ( vừa lúc ấy có tiếng đạp cổng và tiếng gọi ) .
      - Bác ơi .
     Trần : Hoảng hốt đứng dậy.
     Mợ Đồ: - Tiếng ai như tiếng bác Khóa Vũ, đêm khuya rồi còn đến có việc gì ?
     tiếng Vũ : - Bác Đồ ơi, bác Đồ ơi ! ...
    Trần: - Bác Khóa đến , việc lớn không thể bõ lỡ được, tôi đã nhất quyết rồi
 ( cầm gươm sầm sầm chạy vào ).
     Mợ Đồ : ( nắm lại )- Thầy nó làm gì thế ? tôi sợ  quá !
    ( Tiếng Vũ  gọi gấp bên ngoài như quát : " Bác Đồ ơi  , mau lên, mau lê !  " ( đẩy cử vào , bên ngoài  có tiếng súng reo, tiếng chó [ sủa ]... Mợ Đồ  hoảng hốt chạy ra cổng, vừa lúc ấy có tiếng đổ sầm.  Khóa Vũ chạy vội vào, tay cầm bó đuốc sáng rực ).
     Vũ : - Bác Đồ ơi, bác Đồ... Quân Tây Sơn đã ra Bắc phá vỡ  Kinh Kỳ rồi.  Dân chúng nổi lên giết giặc.  Ta đi mau lên bắt cho kỳ được Tôn Sĩ Nghị ( hai người chạy vụt ra ngoài, tiếng người hò reo.  Tiếng súng ầm ầm.  Tiếng quát inh ỏi.  Bắt lấy lũ giặc, bắt lấy chúng nó ... ". 

     MÀN HẠ 

     Kết luận.-

     Kịch Tiếng trống Hà Hồi /Hoàng Như Mai  bố cục chặt chẽ, kịch đầy kịch tính,  lòng quả cảm yêu nước, tạo sức mạnh trong lòng khán giả.  Vở kịch nằm trong ẩn dụ, lên án đoàn quân viễn chinh Pháp tái  xâm lăng  , như Tôn Sĩ Nghị đem quân xâm lăng Việtnam vào thế kỷ trước.  Không cần đưa kết luận bằng công thức, tả hành động diễn tiến trong kịch, người xem, người đọc kịch Hoàng Như Mai biết được ý tác giả muốn gửi gấm điều gì, kích thích lòng yêu nước , khi đất nước bi xâm lăng .
-----
* [ ...]  chữ của Biên tập. 

                          
                                            Chương bẩy

           TỔNG LUẬN VỀ BÌNH DIỆN VĂN NGHỆ MIỀN BẮC  ( QUỐC GIA VIỆTNAM ) : 1950- 1954


      Từ 1946 đến 1956, bình diện văn nghệ kháng chiến, văn nghệ Quốc gia phát triển 2 hướng ngược chiều  nhau- cùng có tác phẩm ghi lại hình tượng mới củ thời chiến.   Sự hiện diện bộ máy quân sự quân đội viễn chinh Pháp không mấy khắt khe đối với văn chương , họ chỉ lo mặt quân sự là hàng đầu .  Chính phủ Quốc gia là  một chính phủ độc lập , nhưng ở trong lồng son Liên hiệp Pháp.  Mỗi miền tạo được một số tác phẩm có bản sắc riêng biệt độc đáo.

    về văn :  Nguyễn Minh Lang, Hoàng Công Khanh, Thanh Hữu, Triều Đẩu, Văn An, Huy Sơn,  Nguyễn Thiệu Giang , Hiệp Nhân v. v....

    về thơ: Nguyễn Quốc  Trinh, Song Nhất Nữ, Nguyễn Hoàng Quân, Trần Nhân Cư, Huyền Giang, Băng Sơn, Vân Long, Song Hồ, Hoàng Phụng Tỵ,   v.v...

    Về các nhà thơ tiền-kháng- chiến  như Hoàng Công Khanh, Huyền Quang, Hoài Việt  , Nguyễn Tố  v.v...

     về bộ môn kịch : Tiếng trống Hà Hồi,  tác phẩm nổi trội điển hình  cho bộ môn kịch đã được công diễn vào cuối 1950 đến 1951.  Khán giả Hànội đón nhận nồng nhiệt đối với vở kịch kích động  lòng yêu nước, được kịch-tác-gia Vũ Khắc Khoan dàn đựng rất thành công.

    về biên khảo, dịch thuật, sử học : Mặc Đỗ, Lê Đình Chân, Lê Văn Hòe, Phạm Việt tuyền Phạm văn Sơn, Giản Chi ...

     về phóng sự châm biến hoạt kê  : Triều Đẩu, Đoàn Thu, Hiền Nhân, Hoàng Lan ( Nguyễn Xuân Huy ) v.v ...  

     Phần sau, chúng tôi bàn đến các nhà thơ miền Trung ( Quốc gia Việtnam) , điển hình : Huyền  Chi ( nữ ), Hồ Đình Phương, Hoài Minh, Thanh Thuyền, Tạ Ký, Xuân  Huyền , Thanh Thanh v. v...

                                                     ( còn tiếp )

       thế phong  
   
     




    

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

khoảnh khắc & thiên thu / thanh thương hoàng - 2



                                               khoảnh khắc & thiên thu
                                                     thanh thương hoàng

                                                3.-  TIÊN TỤC

      Chử Đổng Tử đang trần truồng lội bắt cá bên bờ biển, bỗng có toán quân rầm rập kéo tới.   Chử sợ quá vội chạy lên bờ, nấp sau một bụi rậm, nằm xuống, lấy cát phủ kín khắp mình, chỉ để lộ mắt mũi.   Bất ngờ, toán quân đi tới gần chỗ Chử nằm thì ngừng lại.   Một cô gái kiều diễm từ trong kiệu bước ra: đó là Tiên Dung công chúa.  Nàng truyền đám thị nữ quây màn trướng để tắm ngay chỗ Chử nằm.   Chử sợ quá nằm im như chết.   Tiên Dung vô tình không biết, cởi hết xiêm y, rồi dội nước do các thị nữ khiêng tới.   Nước chảy xuống làm cát đắp trên mình.   Chử trôi đi dể lộ một thân thể trần truồng to lớn, vạm vỡ, Tiên Dung  dợ hãi thốt tiếng kêu.   Nhưng nàng vội đưa tay bịt miệng.   Từ nhỏ tới giờ sống trong cung cấm, nàng chưa từng nhìn thấy thân thể đàn ông trần truồng.  Thât kỳ lạ !  Thật hấp dẫn !   Còn Chử lồm cồm ngồi dậy, lấy tay che chở chỗ cần che, rồi  dập  đầu lạy xin công chúa tha tội xúc phạm.   Công chúa nghĩ , đây là mối duyên tiền 
định , nên mới dẫn dắt nàng tới tắm đúng chỗ Chử nằm.   Hơn nữa cả thân thể trinh trắng ngàn vàng của nàng đã lộ cho kẻ khác nhìn thấy.   Chỉ có vợ chồng mới có thể phô bầy thân thể trần truồng trước mặt nhau.   Như vậy, coi [ như ] nàng đã " thất tiết " với Chử, bắt buộc nàng phải lấy Chử làm chồng.   Nang về xin phép vua cha.  Nhà vua cũng đành nghe theo lời con, sau hơn một tháng trời suy ngẫm.

     Hai người sống với nhau được một năm,  bắt đầu có những bất hòa.   Qua năm thứ hai trở thành bất bình.   Qua năm thứ ba, mối duyên tình của công chúa Tiên Dung với anh chàng Chử Đổng Tử trở thành bất mãn, khó tránh đổ vỡ.   Nhà vua không muốn cuộc tình duyên của con gái tan vỡ, sợ thần dân chê cười, nên ngài lập đàn cầu thần Kim Quy ban lời dạy bảo.

     Qua 3 ngày  lễ bái, thần Kim Quy hiện ra, phán :

     " Tiên tục lam sao hòa hợp, nhưng phải chịu đựng, vì kỷ cương, danh dự hoàng gia."

      Từ đó, công chúa Tiên Dung ngậm bồ hòn  làm ngọt, suốt đời nuốt nước mắt  minh sống bên người chồng nàng không thương yêu và không thể hòa hợp.   Nỗi đau này nàng biết tỏ cùng ai ?

                                             4.- THIỆN ÁC 
                                                      tặng Doãn Quốc Sỹ 

    Chàng  thi sĩ chết xuống cõi âm, quỷ sứ nhốt ngay vào địa ngục.   Bị " cú sốc " nặng , chàng làm đơn khiếu nại gửi Thượng Đế, nhờ Diêm Vương chuyển.

     Trong đơn, chàng kể lể suốt cuộc đời sống trên cõi thế, chàng chỉ làm thơ ca  tụng con người, ca ngợi tình yêu , ca ngợi cỏ hoa ,  [ cây ] lá, chim muông.   Chưa hề nhúng tay vào tội ác, dù nhỏ nhặt.   Tại sao khi chết không được lên thiên đàng, lại bị tống giam  {vào ] địa ngục.   Đang hí hoáy viết đơn, có một ông già đi qua.   Thân ông già nhỏ thó, quấn một tấm lụa vàng, chống cây gậy trúc xanh biếc.    Đầu ông già trọc lóc, nhẵn thín, tỏa hào quang sáng rực.   Chàng thi sĩ đặt bút xuống,  chắp tay cung kính chào ông già.  Rồi hỏi :

     " Thưa lão trượng, người là ai ?
     "  Người trên trần vẫn gọi ta là Phật  Thích Ca ".
     " Mô Phật ! Chắc Người tham quan cõi địa ngục ?"
     Phật cười buồn, lắc đầu :
     " Không phải "
     " Người xuống để cứu vớt chúng sinh thác oan ?"
     " Cũng không phải ". 
      " Thế Người .."
      " Ta bị đày xuống đây "
      " Trời , Người nói sao ?   Đức Phật từ bi độ lượng cứu vớt chúng sinh mấy ngàn năm , nay bị đày xuống địa ngục ?"
     " Phải, vì trên cõi trời giờ đây, tất  cả mọi người đều làm  điều ác , và điều ác thành chân lý.   Còn những người làm điều thiện bị quy là xấu, do đó ta bị [ đày ] xuống đầy !"
    Chàng thi sĩ sững sờ :
    " Thưa thế còn Đức Chúa Giê- Xu ?"
    Đức Phật chỉ tay về phía mặt trời đang lặn :
    " Ngươi hãy nhìn kia ! "
     Theo tay Đức Phật chỉ, chàng thi sĩ nhìn thấy  một người râu tóc bạc phơ để ngực trần đang treo mình trên cây Thánh giá, nơi ngực trái máu đỏ vẫn rỉ chảy.

     " Trải qua  2 ngàn năm rồi, Ngài lại bị đóng đinh trên cây Thánh giá lần nữa ?"
    
     Chàng thi sĩ  nghe Đức Phật nói xong, vội xé bỏ đơn khiếu nại đang viết và ném cây bút đi.   Chàng quỳ xuống hôn tay  Đức Phật.   Nước mắt chàng chảy ròng ròng ướt đẫm bàn tay Đức Phật, rồi chảy thành suối, thành sông, thành biển.

                                        5.- VÔ ĐỀ 
                                               tặng Dạ Lan

     Đã hết thế kỷ 20 , con người vẫn tiếp tục bắn  giết nhau, văn hoá, đạo đức suy đồi đến cùng cực, tội lỗi chất chồng; hầu như hết phương cứu chữa.  Chàng thư sinh quá nửa đời người đi tìm con đường cứu rỗi vẫn ôm nỗi hận bế tắc.   Nay nghe thiên hạ đồn trên đỉnh non cao giữa chốn rừng già có một bậc Chân Nhân tài cao đức trọng, thông kim bác cổ, biết hết việc trên trời dưới đất, chàng muốn thọ giáo.

     Lặn lội mấy tháng trời vất vả chàng mới tới nơi.   Thấy  Chân Nhân ngồi kiết già trước cửa động, đôi mắt ngắm nghiền, thư sinh quỳ xuống im lặng chờ.   Lâu lắm Chân Nhân mới cất tiếng hỏi, trong khi đôi mắt vẫn không mở;
     " Thời này là thời gì ?"
     " Thưa, thời này là thời mạt pháp "
     " Mạt pháp thì sao ?"
     " Mạt kiếp thì sao ?"
   Thư sinh tắc, không trả lời được.   Chân Nhân nói :
    " Ta cho ngươi về suy nghĩ một năm".

    Thư sinh lạy Chân Nhân [ rồi ]  ra về.   Đúng 1 năm sau, chàng lên gặp Chân Nhân.  Chân nhân vẫn ngồi trước cửa động, đôi mắt vẫn nhắm nghiền. Thư sinh vẫn quỳ , đợi.  Lúc lâu, Chân Nhân lên tiếng ;
    " Người đã tìm ra giải đáp ?"
    Thư sinh không trả lời, bất thần đứng dậy đạp Chân Nhân 1 cái, làm Chân Nhân ngã lăn quay ra.   Chân Nhân cười ha hả :

     " Giỏ! Giỏi ! ta nhận ngươi làm đệ tử." 

                                     6.- SẠCH , BẨN ?

     Tôi có  một ông bạn đã lớn tuổi  đi [ học tập ] cải tạo về.   Không nghề nghiệp,  nhà cửa, sức khỏe, ông phải đến sống nhờ người con rể làm thợ điện một khách sạn  vùng biển.    Ban giám đốc khách sạn cho người con rể cất cái lều lá bên ngoài khách sạn để có chỗ che mưa, che nắng.

    Sống bám người con rể mãi đâu có được ?   Vì  đồng lương ít ỏi của nó chỉ tạm đủ nuôi vợ và đứa con nhỏ mới sinh.   Bây giờ thêm ông bố vợ thật nặng gánh.  Nó đã cố gắng gồng minh xoay sở, nhưng chắc chẳng kéo dài bao lâu .

     Khách sạn  có nhiều gái điếm thuê phong ở ( chỉ ở thôi, còn  " hành nghề " ở khách sạn
 khác ).  Bọn " mặt rô " , xích- lô kiêm " ma cô " hàng ngày  lui tới tụ tập chỗ mấy cô điếm ở để " khai thác "  sống nhờ vào những " mảnh đất nhỏ xíu " ấy.   Mọi hoạt động " làm ăn "  chỉ diễn [ ra ] vào buổi tối, nên ban ngày họ rất nhàn rỗi.   Để giết thời giờ, kẻ chơi bài bạc, người đọc tiểu thuyết.  Thấy vậy, ông bạn tôi nẩy ra một kế mưu sinh, đồng thời cũng là giúp bọn đĩ điếm, ma cô  [ có cách] giải trí lành mạnh.   Ông vay tiền bè bạn sắm  một bàn bi-da và một dàn máy ka-ra-ô-kê.   Qủa nhiên ông bạn tôi  kiếm đủ tiền sống qua ngày.   Các cô gái điếm ngủ dậy không biết làm gì, buồn tình thuê ka-ra-ô-kê hát những bản nhạc tình đẫm nước mắt.   Còn mấy anh  "mặt rô " , xích- lô đạp kiêm ma-cô thì thọc bi-da ăn thua đủ. 

     Tôi ra chơi nhà ông bạn.   Ông khoe " cơ sở " làm ăn của mình.  Thấy một cô gái còn nhỏ, nhỏ lắm, chỉ mới 13, 14 tuổi, mặc quần áo mỏng dính, nước hoa rẻ tiền xực nức, ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế mấy hát ka-ra-ô-kê, tôi hỏi:
     " Con cái nhà ai bằng tí tuổi đầu đã xức nước hoa, hát nhạc tình nhảm nhí?"
     Ông bạn nhấp nháy mắt, đáp khẽ :
    "... gái đấy.  ở đây cứ ngoài 20 tuổi,  các cô bị  " quy tội " già rồi, không còn  được bọn ma-cô sớm đón chiều đưa nữa.   Tội lắm ông ạ.   Một cô gái đi khách suốt đêm được trả 60 đô * , nhưng [  cô  ]  chỉ bỏ túi mình có 10 đô
-----
* đô -la Mỹ .
------
     Tôi ngạc nhiên:
     " Sao lại vậy ?"
     " Này nhé, sau khi đi khách xong, trước khi rời khỏi phòng, cô phải  " tặng "  bồi phòng 10 đô.   Xuống nhà, trước khi qua cửa khách sạn , chi cho bảo vệ 10 đô . Ra khỏi cổng, mấy thằng xích- lô kiêm ma-cô " đứng bãi "  đợi sẵn chở xe về " bắt " 10 đô.   Sau rốt, là tên chồng hờ kiêm vệ sĩ  10 đô.    Có phải qua 1 đêm bán xương thịt 60 đô, cô nàng chỉ được hưởng 10 đô.   Còn bầy kên-kên bay lượn quanh thân xác cô gái điếm hưởng 50 đô.   Cán cân " thương mại " quá chênh lệch.  Kẻ " có hàng " hưởng quá ít, bọn trung gian hưởng quá nhiều.

     " Các cô gái bị nhiều tầng bóc lột như thế cũng  đành chịu sao ?"
    " Không chịu thì đi thưa cảnh sát à ?"
    Ngừng lại 1 chút, ông bạn nói tiếp :
     " Còn tôi, tôi lại khai thác bọn nó để sống.  Đồng tiền của bọn đĩ điếm, ma-cô là đồng tiền bẩn, đúng vậy không ?   Thế vẫn đồng tiền ấy, tôi kiêm được ở bọn nó là đồng tiền sạch hay bẩn ?"
   
      Mãi tới bây giờ, tôi vẫn không biết trả lời ông bạn ra sao ?"

----- 
[...] chữ của Biên tập. 

                                                   ( còn tiếp ) 

   thanh thương hoàng  

     

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

một mình một ngựa - nguyên sa - 11



          một mình một ngựa /
              tách rời tác phẩm khỏi lịch sử  là  thảm họa  11* 
                                            bài  viết :  nguyên sa 

-------
* tựa nhỏ  của tác giả:  nấm xương vô định 



     Thân gởi ..., 
    Lịch sử văn chương là một phụ trợ cần yếu cho việc phê bình văn nghệ .  Tác phẩm là thuyền.  Lịch sử là dòng sông.  Phải nhìn ngắm con thuyền trên đồng luân lưu bất tận đó.   Tách rời tác phẩm ra khỏi lịch sử, mang nó lên cánh đồng cỏ đặt no lên tấm thảm hoa, bày biện nó trong bảo tàng viện thì hỏng cả.   Nhìn ngắm sai hết.  Đó là sự trừu tượng khô héo.

     Cái quan niệm này của môn phái phê bình tham bác lần trước đã nói, bấy giờ nói thêm tí nữa.

     Mà nói, là phải nói  đến việc thiết lập sự kiện, việc tổng hợp sự kiện văn hương, việc cắt nghĩa những tương quan .   Tương quan giữa những sự kiện văn chương, giữa văn chương và những thứ không phải là nó.

     Vấn đề nó như thế này.   Chúng ta còn nhớ cả cái lề lối làm việc của sử gia.   Đối tượng khảo cứu của nhà sử học là những việc đã trôi qua rồi, không còn ở trước mặt, đã thuộc về dĩ vãng :  Trần Hưng Đạo.  Cuộc cách mạng 1789 : dĩ vãng .  Đệ nhất và đệ nhị thế chiến  : dĩ vãng.   Đối tượng của sử học, những sự kiện thuộc về dĩ vãng xa hay gần đó, không còn tồn tại ở trước mặt sử gia, như vật rơi trước mặt nhà vật lý` học, tế bào trước mặt nhà sinh lý học, hành tinh trước mặt thiên văn học.   Các nhà khoa học thực nghiệm kia có thể quan sát trực tiếp đối tượng mà họ muốn khảo cứu.   Sử gia, khổ lắm, vì không thê áp dụng các phương pháp khảo cứu của các  đàn anh khoa học thực nghiệm được.   Người say mê với sử học phải đi tìm   kiếm đủ thứ.   Lăng tẩm và đền đài.  Những nấm bia và những đồng tiền cổ.   Chiếc quan tài chạm trổ và những vũ khí hoen rỉ. 
Những văn kiện ngoại giao, quân sự, hành chính và nhiều thứ khác.   Phải gặp người này, phải hỏi chân chứng kia.   Di tích và nhân chứng là con đường đầy cạm bẫy đưa sử gia tới những sự kiện lịch sử.  Khi đã có được một " lô " sự kiện rồi, sử gia phải đi sắp xếp chúng lại theo một thứ tự nào đó.   Có thể là thời gian.   Có thể là kinh tế , ngoại giao, chính
trị hay quân  sự .  Như kể lại triều Lý rồi mơi đề cập đời  Trần.  Nói đến Lê Lợi rồi mới bàn tới những người kế vị.   Câu chuyện lịch sử đã được tổng hợp lại cho có mạch lạc đã, lại còn phải được cắt nghĩa.   Tương quan giữa quý tộc và thứ dân.   Tương quan giữa tình trạng nông nghiệp và cuộc đới cách mạng 1789.  Bao nhiêu việc.  Bao nhiêu vất vả.

     Người làm lịch sử văn chương cũng phải làm tất cả những công việc đó.   Phải tìm lại đầy đủ những sự kiện văn chương.   Tác phẩm lớn và những người khiêm tốn hơn.   Tấm bảng thời gian đó phải đủ cả như thế, để cho thấy người này được bao bọc bởi những người kia, người sau và người trước  chia cắt bởi cái khoảng cách bao xa.   Những sự kiện, những tác phẩm, tác phẩm thiết lập đầy đủ rồi, phải tổng hợp lại thành một toàn thể.   Tức là phân chia thời kỳ, thời đại.   Tức là khuynh hướng này,  khuynh hướng khác.  Tức là vạch ra rằng việc này và việc kia liên hệ với nhau ra sao, tác phẩm này liên hệ với tác phẩm kia ra sao, tác giả đi trước có cái liên hệ với tác gỉa đến sau như thế nào,   tức là tìm kiếm cả cái liên hệ giữa lịch sử văn chương và lịch sử nói chung ra sao . Tác phẩm được tìm hiểu, được nhìn ngắm, được mang ra phán đoán như vậy, lồng trong dòng sinh động của lịch sử được đánh giá đúng mức - bởi vì được đặt nằm trong dòng liên tục sống động .

     Các nhà  phê bình thuộc phái tham bác còn nói thêm rằng : không nên hiểu lịch sử văn chương theo một nghĩa hẹp, nghĩa cổ điển.   Phải hình thành cái lịch sử các tác phẩm, tác giả, nhất định [ như thế] rồi.  Đó là cái lịch sử văn chương chính thống cần lắm cho việc nhận thức đúng mức giá trị của mỗi tác phẩm  [ được ] lồng  vào trong khung lớn của toàn thể.   nhưng ngoài cái lịch sử văn chương đúng  nghĩa đó, còn có nhiều loại lịch sử văn chương phụ thuộc khác.  Như lịch sử văn hóa.  như lịch sử thưởng ngoạn.  Nghĩa là lịch sử của đám đông quần chúng thưởng ngoạn vô danh.

      Lịch sử văn chương chính thống và phụ thuộc, đó là những công việc khó.  Phải có nhiều người làm chung mới xong.   Những công trình kiến thức đó đòi hỏi sự có mặt của kiến trúc sư, cũng như của thợ sắt, của thợ hồ, cũng như  thợ mộc.   Phải có người đặt móng và người đổ đá.  Phải có người tô vách và người dựng cửa.   Và hơn nữa, cũng như thời gian biến đổi không ngừng, sự đổi thay liên tục là định mệnh của lịch sử văn chương.   Một sự kiện mới vừa khám phá ra là phải nhìn ngắm toàn thể, một giai đoạn văn chương mới đi qua, buộc phải xét lại từ đầu.   Cũng như xây nhà không phải mỗi năm  cứ việc chồng lên ngôi nhà cũ một tầng lầu.   Phải đi lên từ móng.

     Khó lắm.   Vất vả lắm.  Mà cứ phải làm lại hoài.   Nhưng cái lịch sử văn chương to lơn và phức tạp, vất vả và công phu đó cần lắm.

     Tối thứ tư vừa qua, sau buổi họp mặt, bánh, nước của anh Nguyễn Khắc Hoạch * , trường Văn khoa; tôi đi về cùng anh Trần Trọng San, người dịch những tập
" thơ Đường "tài hoa và kiên nhẫn.  Chúng tôi nói chuyện với nhau về " Kiều".  Bạn tôi nói  càng ngày càng đi sâu vào vào thơ cổ, càng tìm thấy nhiều ý nghĩa khác lạ và thú vị trong " Kiều ".  Chẳng hạn, như " lơ thơ tơ liễu mấy cành Dương-quan ".  Mở cuốn sách đọc những dòng chú thích, ta chỉ thấy nói Dương-quan là một vị trí địa dư ở bên Tàu.  Và dư âm của câu thơ trong trí tuệ ta, người đọc của thế kỷ này sẽ chỉ còn là " ở cái vùng Dương-quan có mấy bờ liễu, mọc lơ thơ ".   Nhưng, nếu ta phiêu lưu vào thế giới của 
 " thơ Đường ", nghe thấy 2 chữ  " Dương- quan ", [ thì ]  sự cảm xúc lập tức đến ngay.   Thấy buồn ngay.  thấy ngay sự cô đơn cào xé.  Bởi vì " Dương-quan "  là " tây xuất Dương-quan ở phía Tây đó biết lấy ai làm tri kỷ.  Đấy, khi cái đám  mây " tây xuất Dương-quan vô cồ nhân "  bay phảng phất trong tâm hồn, ta sẽ nhìn thấy " lơ thơ bờ liễu mấy cành Dương-quan " của Nguyễn Du khác đi nhiều.   Ta sẽ nhìn thấy, không phải chỉ có thảo mộc chỉ có vị trí địa dư; mà còn có cả cuộc khởi hành cô đơn, cuộc sống tương  lai không tâm sự.  Cũng vậy, " Sông Tần một giải xanh xanh "  chỉ còn là một câu thơ tả cảnh, nếu ta không biết đến những câu thơ ân ca đời Nam  Bắc triều " Dao vọng Tần xuyên can trường đoạn tuyệt ".  Có cái sự đứt ruột ở trong sông tần đó.   Không nhìn thấy sự tan nát của ruột gan, mà chỉ nhìn thấy màu xanh của nước là hỏng.  Là phụ nhau to.  Nhà phê bình văn học không làm đến nơi đến chốn cái công việc tìm hiểu tác phẩm, còn phán đoán cái nỗi gì.   Mà càng tim, càng thấy mình sai.  Trong nhiều ngày, tháng, ta có thể lầm tưởng " Nấm xương vô định đã cao bằng đầu "  - là cái câu thơ gởi về cái sự chết  tróc nhiều quá của chiến tranh, xương chẳng biết là của ai, xương vô định.   Đến khi cuộc phiêu lưu đưa họ Trần lạc vào thế giới của Trần Đào, gọi là "  Lũng tây hành" thì sự sửng sốt thật ghê gớm. " Khả lân vô định hà viên cốt  / Do thị xuân khuê mộng 
lý nhân ".  Có người chết, có chiến tranh.   Nhưng không phải chỉ có thế  , ở bên bờ sông tên  là Vô định đống xương đã chất cao.   Vẫn còn là người ở trong mộng của người nơi khuê phòng, trong mùa xuân vẫn đinh ninh: chồng của mình, người tình của mình vẫn còn hiên ngang tung hoành nới chiến trận kia, vẫn đinh ninh rằng chiến tranh rồi cũng hết, rồi nó sẽ về.   Trong khi đó, xương cốt của nó đã nằm trong đống cao trên bờ sông vô định.
------
* Nguyễn  Khắc Hoạch,  từng là  Khoa trưởng trường Đại học văn khoa Saigon ,  làm thơ ký bút danh Trần Hồng Châu , đăng thơ trên tạp chí chính ông làm chủ nhiệm, tạp chí Thế Kỷ 20 (    Sở Nghiên chính trị xã hội tài trợ  ( tên gọi khác: Mật vụ thời  Ngô Đình Diệm ). Sang Huê Kỳ sau 1975,  Trần Hồng  Châu xuất bản được 1 thi phẩm, trước khi qua đời. (TP) .
-----  
     Buổi tối hôm đó, khi chia tay Trần Trọng San, tôi nghĩ rằng môn phái phê bình tham bác là một môn phái lớn.  Nó có những nền tảng khỏe ghê.  Phải tìm hiểu tác phẩm đến nơi đến chốn.  Phải tim hiểu kỹ lưỡng và khách quan cuộc đời tác giả.   Phải xông pha đến tận những nơi xa xôi ấy, những nguồn lẩn khuất nhất của tác phẩm.  Phải đặt một phần vào trong khung lớn của toàn thể, phải đặt tác phẩm và tác giả vào trong khuôn khổ  của lịch sử văn chương, để nhận thức cho sống động và đúng mức.   Phức tạp lắm.  Vất vả lắm.  Nhưng, phải làm thế.  Phải tìm lại nguồn của mỗi câu, mỗi chữ của tác phẩm, như " Truyện Kiều " chẳng hạn.   Tú Xương, những Tản Đà, Nguyễn Khuyến hay Cao Bá Quát.   Phải đặt những tác phẩm và những tác giả đó vào toàn thể lịch sử văn chương .   Nếu muốn tìm thấy nỗi cô đơn thảm thiết của thành Dương-quan ở phía Tây , nếu muốn nhìn thấy bóng dáng của những cảm xúc, gọi là đứa ruột gan trên mặt sông Tần, và, nếu muốn bắt gặp sự đối nghịch bi thảm của những giấc mộng trong khuê phòng màu xuân và đống xương trắng trên bờ sông Vô định .

     Thân ái, 
     nguyên sa 
     ( 1932- 1998  Hoa Kỳ ) 
------
* [ ...} chữ của Biên tập. 

                                                       ( kỳ sau : phê bình ấn tượng  )

( Một mình một ngựa / Nguyên Sa / Nhân văn xuất bản, Saigon 1970 - tr. 60 - 65 )