Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
nhà văn hậu chiến 1950 1956 / thế phong - 27
nhà văn hậu chiến 1950 -1956
thế phong
Tiết 4.
TRIỀU LƯƠNG CHẾ
Tiểu sử
Tên khai sinh Trần mạnh Châu. Sinh 1926 tại Hà tĩnh, Trung phần. Học qua trường Lê Văn,
Nguyễn công Trứ ( Quốc học Vinh). Dạy tư ở các trường Lê văn Phương ( Đồng Hới), Chính Hóa ( tư thục Vinh) , Quốc học Trần quốc Toản ( Quảng yên, Bắc phần ). Bị động viên vào trường Sĩ quan bộ binh Thủ đức , ra trường là sĩ quan Quân lực VNCH ,công tác trong ngành tâm lý chiến, như đồng sự khác : Phan lạc Tuyên, Phạm văn Sơn , Phạm xuân Ninh ...
Phân tích tác phẩm chính.
Tác phẩm đã xuất bản: Lý tưởng ( truyện dài, 1956). Từ trước 1945, ông viết Lời di chúc, không có phương tiện xuất bản, truyện do Thế Lữ đề tựa. ( tác giả tự bạch )
Lý tưởng tả cuộc đời cách mệnh của 3 nhân vật chính: Tùng, Mai, Huệ, bối cảnh truyện xảy ra trước 1945. Cách đạo diễn tâm lý nhân vật, người đọc nhớ đến lối văn Nhất Linh: nhẹ nhàng, và cách mệnh tính nhân vật rất linh động. Trong tiểu thuyết Lý tưởng, mỗi nhân vật sống theo hong cách riêng, chẳng hạn Huệ, cô gái gia đình tư sản được giác ngộ, sống bên Tùng lại trở thành vợ hiền đáng yêu. Tùng là bạn vai anh của Mai, Tùng đến nhà bạn để nghỉ hè, nhưng, bạn đi vắng- ở nhà có Mai và lão bộc - đây , pha gặp gỡ đầu tiên :
' ... Cô xem hai cuốn truyện này chắc cũng bổ ích. Đây là 2 cuốn tiểu thuyết của Trần Lang vừa mơi cho xuất bản. trấn Lang la nhà văn xã hội đứng đắn mà văn chương đã gây 1 ảnh hưởng rất rộng vào đám quần chúng hiện thời.
Em nên đọc Cũng một kiếp người và Những kẻ thấp hèn của tác giả này: cốt truyện đã hay mà văn chương lại lưu loát. Những tiểu thuyết của Trần Lang phần nhiều đều có chủ trương cải tạo xã hội, người ta gọi đó là những tiểu thuyết có luận đề...'
Quan niệm cách mệnh toàn diện trong tiểu thuyết chủ quan định hướng, Triều lương Chế ra vẻ vững vàng. Cứu 1 cá nhân chưa hẳn cứu nổi 1 giai cấp - đoạn văn - tả Mai lý sự về cách giúp đỡ người nghèo khổ trong xã hội :
' ...Những ai ở thời đại này, đó chỉ là những hạt muối bỏ biển. Vì những người đói rách rất nhiều, cứu giúp làm sao cho xuể. Và công cuộc từ thiện có lúc chỉ là một món trang hoàng của bọn dư tiền - Tùng nhìn Mai rồi nghiêm trang giải thích-.' -Tôi không phủ nhận giá trị của công việc từ thiện, song, chúng ta nên hỏi; một hạng người chỉ chuyên dùng những mưu mô xả quyệt để đàn áp bóc lột, rối bố thí lấy danh dự, và một hạng người : vì chế độ bất công, sống trong đói rách khổ cực, rồi trộm cướp để sống - trong 2 hành động này đâu phải là phúc, là tội? ( ...) Bởi thế, tôi nghĩ : cần phải có một cuộc cách mệnh xã hội rộng rãi để san phẳng những sự chênh lệch nhiên hậu ...'
Thời gian Tùng lưu lại nhà bạn ( anh của Mai ) thì Huệ, người thân của Mai đến chơi nhà, gặp Tùng. Qua thái độ của Tùng, phân rõ được 2 mẫu người tiểu tư sản: một, giai cấp tư tưởng làm cách mạng, một, muốn là giai cấp thống trị :
Đoạn, nàng ( Huệ) quay sang Tùng ;
'Tại sao anh lại không đi xe kéo? '
Tùng chậm rãi đáp:
' Tôi chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ đi xe kéo cả. Vì mình ngồi chễm trệ trên xe để cho người khác còng lưng kéo, trông nó làm sao ấy !'
Huệ vơi dáng ngẫm nghĩ:
'Nếu ai cũng như anh cả, sẽ không bao giờ đi xe kéo cả. Em cho rằng mình đi xe kéo cũng là một cách giúp đỡ người ta trong kế sinh nhai . Và mình trả người ta thật nhiều tiền , việc gì còn
ngại ...'
Sự căm thù trong tiềm thứ dân nô lệ - như xưa kia Anh quốc cai trị - dân Ấn độ bị coi như nô lệ không được phép đi tàu, xe hạng 1 - hoặc ở Việtnam, quyền lợi chính đều do thức dân Pháp, phe thống trị nắm. Hình ảnh cô giáo trong tiểu thuyết Lý tưởng giải thích bằng sự việc, cho dễ hiểu:
' Cô giáo chậm rãi:
'Tại vì phần nhiều rạp chiếu bóng đều của người Pháp.
' Thế người Việtnam không có rạp chiếu bóng hở mẹ?
' Cũng có, nhưng rất ít'
'Tại sao người mình lại không xây [ rạp] cho thật nhiều?'
'Tại vì người mình không có quyền bằng người Pháp'.
( TRANG 192)
1945: cách mệnh bùng nổ, Tùng, cô giáo Như Hoa, Huệ góp công trong cuộc chống xâm lăng của toàn dân. Tùng trở về gặp Mai, Mai tưởng làTùng đã chết, từ sự hồi hộp gặp lại tới tới sự âu yếm:
' Mai vội vứt chiếc khăn tang lên bàn:
' Mừng đâu chưa thấy, chứ cô và em đã khóc hết nước mắt rồi đấy'
Đoạn, nàng nhìn Tùng, âu yếm:
' Em phạt anh từ rày phải ở nhà một tháng'
\ 'Tùng nhìn Mai, nghiêm nghị:
' Anh chỉ ở nhà được 1 tuần thôi em ạ. Anh bận nhiều việc lắm. Cuộc tranh đấu từ đây bước sang giai đoạn mới, nhưng sứ mệnh của anh chư hoàn thành.'
Nói xong, Tùng ôm lấy Mai:
' Chúng ta nên hy sinh hạnh phúc riêng cho lý tưởng chung. Hẳn em cũng đồng tình với
anh chứ !'
Mai âu yếm ngả đầu vào vai Tùng, rồi mỉm cười sung sướng ...'
Triều lương Chế quá lý tưởng hóa vấn đề trong vấn đề bố cục nhân vật làm cách mệnh như một nh hùng, nhưng tưởng chừng qua lời nói, hành động lại như anh hùng rơm. Người vắng mặt lâu ngày, người yêu tưởng chừng đã chết, nay gặp lại, dễ mấy ai sắt đá không trả lời yêu ngay tức khắc; trước sau gì thì cũng phải thể hiện . Vậy thì, cũng chẳng dễ gì Mai nghe chuyện lý tưởng xa với mà ngay lập tức âu yếm ngả vào vai người yêu. Tấm lý ở pha tả lần gặp gỡ chưa hẳn là sâu sắc.
Kết luận.
Triều lương Chế, nhà văn viết tiểu thuyết luận đề, nội dung tiến bộ như Lý tưởng như vừa phân tích ở trên. Nhưng, hình như hành động nhân vật chưa mấy tạo được sự xúc động và tự nhiên như ngoài đời - nhưng , chính tôi , khi viết những dòng này lại cho rằng : ' đó là tác phẩm đầu tay in ra đạt được địa vị vững vàng !'. []
( kỳ sau: Phạm Thái - Nguyễn ngọc Tân )
thếphong
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013
nhớ nơi kỳ ngộ : hiếu chân + nguyễn quý hùng / lãng nhân - 13
nhớ nơi kỳ ngộ / lãng nhân-
ziekeks co, xuất bản, hoa kỳ 2007.
nhà báo hiếu chân
Là bút hiệu của Nguyễn Hoạt , hồi 1955 nổi danh trong mục Nói hay đừng trên báo Tự do ở Sài gòn. Hồi đó, trong một cuộc hội hữu, tôi có mấy câu đùa :
Người ta hiếu lợi hiếu danh
Nào ai ai có như mình ' hiếu chân'!
Ý chừng chân lý khỏa thân
Cho nên mình mới tần mần ngó coi ?
LÃNG NHÂN
Hai chữ tần mần chỉ là rỡn nhau trong tiệc rượu mà thôi, chứ thức ra ngọn bút Hiếu Chân không tần mần chút nào, còn rất đanh thép là khác, vì nó phụng sự cho một nhân lực sâu sắc tinh minh nuôi bằng 2 vốn tây và nho học, và nho học hùng hậu hơn tây [ học].
Khi báo Tự do nghỉ, anh là bỉnh bút trong ban chỉ đạo báo Chính luận cho đến ngày C.S vào. Từ đó anh đóng cửa nằm nhà bằng thú dịch Liêu trai, chú thích rành rẽ.
Bản dịch Liêu trai đăng liên tiếp nhiều kỳ trên báo Lửa việt ở Canada. Trong số 66 ra ngày 15-6-1986 . tôi bỗng đọc thấy bài củ ông Lã Vi:
TIN TỪ HỎA NGỤC
Ông Hiếu Chân, nhà văn, nhà báo, nhà chính trị không còn nữa ...
' Đêm 13 rạng ngày 14-7- 1984, nhà ông Hiếu Chân bị khám, ông bị bắt.
Trước đó, gia đình đã nghe phong phanh sẽ bị khám và bắt, khuyên ông nên tạm trốn, ông không nghe:
' Họ đã định bắt, trốn đi đâu cũng bị mà thôi !'
Ông chuẩn bị sẵn quần áo đợi ngày bị bắt. Thế rồi họ giam ông ở khám Chí hòa gần 2 năm. Khi gia đình được tin ông đau, nhờ người xin cho về, nhưng không được. Đến khi được báo rằng ông qua đời, xin xác về làm ma, cũng không cho. lại xin cho mang đến chùa Vĩnh Nghiêm để tụng niệm trước khi an táng, cũng bị từ chối. Mang vải đến khám đường để xin liệm, họ trả lời:
' Lo cho tù nhân là bổn phận nhà nước. Nhà nước đã liệm xác rồi, gia đình khỏi lo.'
Gia đình đành cử 3 thân nhân ngồi xe Lam để theo xác ông tới lò thiêu Phú Lâm...
Ông Hiếu Chân bị bắt giam , chính ông và gia đình không biết là vì tội gì. Từ ngày chính quyền Xã hội vào Nam, ông không hề có một hành động chống đối nào .
***
Còn hỏi làm gì cho phí lời ! Xuống Hố Cả Nút, mà ...
nguyễn quý hùng
Giáo sư trường trung học Marie Curie, theo đạo Phật, rất bất mãn trước sự đàn áp tôn giáo, nên sau khi chính quyền [ Ngô đình Diệm] sụp đổ, anh viết cuốn Neuf ans de dictature * ( 9 năm độc tài) , muốn tôi góp một bài thơ tiếng ta, tôi tạm làm 8 câu :
Vùi nông nấm cỏ giữa đêm sâu
Mười thước sau chùa, đủ bể dâu
Ba cỗ quan tài, bốn lỗ huyệt
Năm thằng trời đánh, một con Mầu
Mới vừa hăm sáu còn nguyên thủ
Mà đến mùng hai đã vỡ đầu
Bảy tám năm trường ngô với đĩ *
Ngô * thì chín rục, đĩ chơi đâu ..
LÃNG NHÂN
--------
* ám chỉ bà Ngô đình Nhu ( Trần lệ Xuân)
** ám chỉ Ngô đình Nhu và có thể cả Ngô đình Diệm.
(BT)
Sau đó anh trao cho tôi tập Truyện đời , anh đã tiêu nhàn khi về hưu. Tôi đọc rất thích thú, vì thấy những nhận xét sâu sắc về sự giả dối, ngu độn và bạc bẽo thường gặp ở ngoài đời, nên tôi chép lại mấy câu của bạn, vì bạn không xuất bản - để ghi nhớ một người bạn đã sớm lìa đời ( năm 1976)
TRUYỆN ĐỜI
Tựa
Đời có lắm mẩu chuyện
Nghe ra những muốn cười
Cười để quên đau khổ
Bõ khi khóc chào đời
Mẹ chồng
Vũ Ngọc theo mợ Năm
Di cư vào trong Nam
Trên mười năm có lẻ
Bỗng nhiên ốm phải nằm
Vú đau hơn tháng trời
Nhưng mợ mới cho thôi
Thế là thương vú lắm
Lẽ ra đuổi lâu rồi
Tìm người thay không ra
Mợ Năm đành ở nhà
Suể sao được mọi việc
Dù chỉ là qua loa
Báo hại thế thì thôi
Đêm nay có người mời
Dự bữa tiệc long trọng
Bạn bè đầy khắp nơi
Toàn những người trẻ trung
Toàn các bà các ông
Toàn những bậc sang trọng
Lỡ thì có uổng không
Ngay chiếu nay mất rồi
Không lẽ ta lại thôi
Không lẽ bỏ bé Ngọc
Một mình không ai coi
Đang suy tính gần xa
Bỗng có tiếng trước nhà
Trên chiếc xe bước xuống
Lom khom bà cụ già
Trong nhà mợ thoáng trông
Nhận ngay ra mẹ chồng
Không quạu như lần trước
Mợ hớn hở trong lòng
Aa, Mẹ đã ra
Cháu nó đang mong bà !
Một vấn đề cực khó
Giải quyết chẳng lâu la ...
Thầy trò
Ba mươi năm về trước
Đỗ trường Sư phạm ra
Tôi đổi lên mạn ngược
Lòng tôi những xót xa
Trước là Anh, là cậu
Giờ ' ông đốc',' giáo sư'
Tề chỉnh trong quần áo
Thận trọng trong gọi thưa
Thức khuya và dậy sớm
Bài vở hằng chăm lo
Xứng đáng nhà mô phạm
Làm gương cho học trò
Bốn mươi năm thấm thoát
Giờ đây đã đến ngày
Nghề gõ đầu phải đứt
Về hưu đi đó đây
Tình cờ một buổi sáng
Sở kia thấy một ông
Đạo mạo cặp kính trắng
Bệ vệ ngồi trong phòng
Đó là ông Chủ sự
Học trò của tôi xưa
Dù lâu năm đi nữa
Tôi vẫn còn nhận ra
Tôi vui mừng hớn hở
Vội vã bước lại chào
Ông chủ sự bỡ ngỡ
Trừng mắt nhìn giây lâu
Rồi chững chạc ông nói
Trông' toa' hơi quen quen
Giận đời, tôi toan hỏi
Học' moa, hẳn ' toa' quên
Sự đời âu là thế
Về nhà, trước gương nhìn
Ngắm nghía nhận xét kỹ
Quả thật, hơi quen quen !...
nguyễn quý hùng
( Sđd : tr. 119 - 123 )
ziekeks co, xuất bản, hoa kỳ 2007.
nhà báo hiếu chân
Là bút hiệu của Nguyễn Hoạt , hồi 1955 nổi danh trong mục Nói hay đừng trên báo Tự do ở Sài gòn. Hồi đó, trong một cuộc hội hữu, tôi có mấy câu đùa :
Người ta hiếu lợi hiếu danh
Nào ai ai có như mình ' hiếu chân'!
Ý chừng chân lý khỏa thân
Cho nên mình mới tần mần ngó coi ?
LÃNG NHÂN
Hai chữ tần mần chỉ là rỡn nhau trong tiệc rượu mà thôi, chứ thức ra ngọn bút Hiếu Chân không tần mần chút nào, còn rất đanh thép là khác, vì nó phụng sự cho một nhân lực sâu sắc tinh minh nuôi bằng 2 vốn tây và nho học, và nho học hùng hậu hơn tây [ học].
Khi báo Tự do nghỉ, anh là bỉnh bút trong ban chỉ đạo báo Chính luận cho đến ngày C.S vào. Từ đó anh đóng cửa nằm nhà bằng thú dịch Liêu trai, chú thích rành rẽ.
Bản dịch Liêu trai đăng liên tiếp nhiều kỳ trên báo Lửa việt ở Canada. Trong số 66 ra ngày 15-6-1986 . tôi bỗng đọc thấy bài củ ông Lã Vi:
TIN TỪ HỎA NGỤC
Ông Hiếu Chân, nhà văn, nhà báo, nhà chính trị không còn nữa ...
' Đêm 13 rạng ngày 14-7- 1984, nhà ông Hiếu Chân bị khám, ông bị bắt.
Trước đó, gia đình đã nghe phong phanh sẽ bị khám và bắt, khuyên ông nên tạm trốn, ông không nghe:
' Họ đã định bắt, trốn đi đâu cũng bị mà thôi !'
Ông chuẩn bị sẵn quần áo đợi ngày bị bắt. Thế rồi họ giam ông ở khám Chí hòa gần 2 năm. Khi gia đình được tin ông đau, nhờ người xin cho về, nhưng không được. Đến khi được báo rằng ông qua đời, xin xác về làm ma, cũng không cho. lại xin cho mang đến chùa Vĩnh Nghiêm để tụng niệm trước khi an táng, cũng bị từ chối. Mang vải đến khám đường để xin liệm, họ trả lời:
' Lo cho tù nhân là bổn phận nhà nước. Nhà nước đã liệm xác rồi, gia đình khỏi lo.'
Gia đình đành cử 3 thân nhân ngồi xe Lam để theo xác ông tới lò thiêu Phú Lâm...
Ông Hiếu Chân bị bắt giam , chính ông và gia đình không biết là vì tội gì. Từ ngày chính quyền Xã hội vào Nam, ông không hề có một hành động chống đối nào .
***
Còn hỏi làm gì cho phí lời ! Xuống Hố Cả Nút, mà ...
nguyễn quý hùng
Giáo sư trường trung học Marie Curie, theo đạo Phật, rất bất mãn trước sự đàn áp tôn giáo, nên sau khi chính quyền [ Ngô đình Diệm] sụp đổ, anh viết cuốn Neuf ans de dictature * ( 9 năm độc tài) , muốn tôi góp một bài thơ tiếng ta, tôi tạm làm 8 câu :
Vùi nông nấm cỏ giữa đêm sâu
Mười thước sau chùa, đủ bể dâu
Ba cỗ quan tài, bốn lỗ huyệt
Năm thằng trời đánh, một con Mầu
Mới vừa hăm sáu còn nguyên thủ
Mà đến mùng hai đã vỡ đầu
Bảy tám năm trường ngô với đĩ *
Ngô * thì chín rục, đĩ chơi đâu ..
LÃNG NHÂN
--------
* ám chỉ bà Ngô đình Nhu ( Trần lệ Xuân)
** ám chỉ Ngô đình Nhu và có thể cả Ngô đình Diệm.
(BT)
Sau đó anh trao cho tôi tập Truyện đời , anh đã tiêu nhàn khi về hưu. Tôi đọc rất thích thú, vì thấy những nhận xét sâu sắc về sự giả dối, ngu độn và bạc bẽo thường gặp ở ngoài đời, nên tôi chép lại mấy câu của bạn, vì bạn không xuất bản - để ghi nhớ một người bạn đã sớm lìa đời ( năm 1976)
TRUYỆN ĐỜI
Tựa
Đời có lắm mẩu chuyện
Nghe ra những muốn cười
Cười để quên đau khổ
Bõ khi khóc chào đời
Mẹ chồng
Vũ Ngọc theo mợ Năm
Di cư vào trong Nam
Trên mười năm có lẻ
Bỗng nhiên ốm phải nằm
Vú đau hơn tháng trời
Nhưng mợ mới cho thôi
Thế là thương vú lắm
Lẽ ra đuổi lâu rồi
Tìm người thay không ra
Mợ Năm đành ở nhà
Suể sao được mọi việc
Dù chỉ là qua loa
Báo hại thế thì thôi
Đêm nay có người mời
Dự bữa tiệc long trọng
Bạn bè đầy khắp nơi
Toàn những người trẻ trung
Toàn các bà các ông
Toàn những bậc sang trọng
Lỡ thì có uổng không
Ngay chiếu nay mất rồi
Không lẽ ta lại thôi
Không lẽ bỏ bé Ngọc
Một mình không ai coi
Đang suy tính gần xa
Bỗng có tiếng trước nhà
Trên chiếc xe bước xuống
Lom khom bà cụ già
Trong nhà mợ thoáng trông
Nhận ngay ra mẹ chồng
Không quạu như lần trước
Mợ hớn hở trong lòng
Aa, Mẹ đã ra
Cháu nó đang mong bà !
Một vấn đề cực khó
Giải quyết chẳng lâu la ...
Thầy trò
Ba mươi năm về trước
Đỗ trường Sư phạm ra
Tôi đổi lên mạn ngược
Lòng tôi những xót xa
Trước là Anh, là cậu
Giờ ' ông đốc',' giáo sư'
Tề chỉnh trong quần áo
Thận trọng trong gọi thưa
Thức khuya và dậy sớm
Bài vở hằng chăm lo
Xứng đáng nhà mô phạm
Làm gương cho học trò
Bốn mươi năm thấm thoát
Giờ đây đã đến ngày
Nghề gõ đầu phải đứt
Về hưu đi đó đây
Tình cờ một buổi sáng
Sở kia thấy một ông
Đạo mạo cặp kính trắng
Bệ vệ ngồi trong phòng
Đó là ông Chủ sự
Học trò của tôi xưa
Dù lâu năm đi nữa
Tôi vẫn còn nhận ra
Tôi vui mừng hớn hở
Vội vã bước lại chào
Ông chủ sự bỡ ngỡ
Trừng mắt nhìn giây lâu
Rồi chững chạc ông nói
Trông' toa' hơi quen quen
Giận đời, tôi toan hỏi
Học' moa, hẳn ' toa' quên
Sự đời âu là thế
Về nhà, trước gương nhìn
Ngắm nghía nhận xét kỹ
Quả thật, hơi quen quen !...
nguyễn quý hùng
( Sđd : tr. 119 - 123 )
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013
lời neo trong đêm / thơ tạ minh châu - đường bá bổn giới thiệu
Lời neo trong đêm - thơ Tạ minh Châu
Nxb Văn học, Hànội 2001.
Lời dẫn.
đọc thơ Tạ minh Châu xuất bản 2001, sau - trước đó, đọc tập thơ dịch thơ Wislawa Symborska ( Nobel văn chương ) khi tác giả đang ở Warsawa . Tạ minh Châu sáng tác ít , 2 thi tập so với 5 tựa sách dịch thuật.
Lời neo trong đêm gồm 2 phần . Phần 1 : những bài thơ sáng tác ở quê hương . Phần 2 : thơ sáng tác ở Warsawa, nơi tác giả từng du học và những năm làm đại sứ.
sinh tại Việt Trì- Phú Thọ, nơi có nhiều cây cọ - trong thơ tác giả nhắc đôi lần cây cọ - đồi cọ giữ đất ít lở, lá già lợp nhà, thân cây làm cột , làm cầu bắc qua sông, suối nhỏ, lá non đan quạt, làm nón, quả hấp, luộc, ăn rất ngon.
thơ Tạ minh Châu nhiều hình ảnh đẹp, lời sắc, nhọn , hơi thơ lạnh lùng , rất chan hòa tình yêu gia đình, quê hương nhiều hơn đôi lứa.
thơ có bản sắc rất riêng.
chân dung ảnh ( bìa 4 ) + tiểu sử : ' sinh tại Việt Trì - Phú thọ - tốt nghiệp khoa văn đại học Tổng hợp Warsawa . Hiện là đại sứ Việtnam tại Ba Lan ' ( 2001) .
ĐƯỜNG BÁ BỔN
Saigon Sept, 24, 2013.
1. TRUNG DU
Quê tôi
Không biết tự thuở nào
Sau cơn đau khan nứt lòng của đất
Mọc lên những ngọn đồi trục lốc thời gian
Một triệu năm ngửa mặt nhìn trời
Chẳng biết mình hoang lối
Chẳng biết mình côi cút đồi ơi !
Có một thời xa xôi
Khi đôi trai gái lên đồi
Sỏi dần nhẵn và bàn chân cũng nhẵn
Khi đứa trẻ đầu tiên lẫm chẫm
Là lúc mặt đời nứt tung
Trở mình
Sấp lưng
Cõng một vòm lá xanh
Một hồng bếp lửa.
Nhà quê tôi
Tường rỗ hoa đá ong
Mái nghiêng màu lá cọ
Đi trên đồi em ơi đừng sợ
Mưa ướt đẫm là mưa trong ca dao.
Có loại cây nào
Thương như đồi cọ
Rễ cây vào sương gió
Che cho đồi những nón quai thao
Quạt cho đồi dạt dào ngọn gió
Có ai nhớ đồi bằng hoa sim nở
Có ai níu đồi như hoa cỏ may.
Giữa những ngọn đồi nơi đây
Mỏng manh dộc ruộng
Lầy, chua
Quanh năm không thể cày bừa
Muốn cấy phải dùng đến cuốc
Mỗi dé lúa bàn tay không lượm được
Một chiếc dằm nhức buốt làn da.
Quê tôi, nếu ghé về qua
Từ trên ngọn nhãn sau nhà
Sẽ thấy đền Hùng trong bảy tầm tay.
( TRANG 9- 10)
2.- VIẾT CHO NGÀY SINH NHẬT CỦA MÌNH
13 tháng 12
Có thể là ngày
ai cũng muốn qua nhanh
Là tháng
ai cũng muốn qua nhanh
Là mùa đông
ai cũng muốn qua nhanh...
Đó là tôi
Một dòng sông chảy đến cạn mình
Cây bàng trụi trơ cho sân trường sẫm đỏ
Một khoảng trống hoa tàn nghìn ngọn gió
Chiếc sáo diều lặng chào bóng đêm.
Đó là hoàng hôn của một ngày bỏ quên
Một dánh mạ cắm mình trong nước giá
Bụi tre ngà bám chân đồi óng ả
Nửa vầng trăng ôm ấp cả sân thềm
Đó là hương ủ nhụy vào tim
Là hoa lá ủ màu trong rễ.
Một tháng
một năm
một mùa
không thể
Song một ngày
dễ chìm trong lãng quên ..
. ( TRANG 11- 12)
3. NHỚ BÀ
Bữa nay cháu lại về nhà
Chia đêm thành những tiếng gà cầm canh
Vớt đêm từng giọt long lanh
Đội lên tàu chuối lá chanh quanh nhà
Cau vườn mới trổ buồng hoa
Chiếc mo rớt để phần bà, bà ơi
Nhớ bao đêm đến rã rời
Tay bà quạt hết mồ hôi sang mình
Trong mơ cháu vẫn đinh ninh
Suốt đêm gió thổi qua đình làng ta .
Tuổi thơ cháu đã đi qua
Những mo cơm độn của bà chắt chiu
Những hôm đứt bữa gạo chiều
Ngóng bà về chợ đìu hiu nỗi lòng
Một đời lo nợ, ăn đong
Tấm lưng sao chẳng sớm còng bà ơi .
Đã hơn ba chục năm rồi
Vắng bà cháu vẫn về nơi có bà
Ấm trong bếp lửa chái nhà
Mát trong vại nước thơm hoa dành dành.
Một lần đêm lại sang canh
Nhớ bà mắt thức đọng vành bà ơi !
(TRANG 15- 16 )
4. LỜI NEO TRONG ĐÊM
Ngủ đi em
Dẫu một ngày chưa lịm hẳn trong đêm
Nơi cuối phố có ai còn xách nước
Trăng hạ tuần tháng ba không ngủ được
Vơi như cong gạo quê nhà.
Ngủ đi em
Dẫu bác xích lô mệt nhoài qua trước cửa nhà ta
Áo vắt xễ vai, đêm nảy mình lọc xọc
Chiếc quạt trần hôm qua vừa sửa được
Lào phào gom gió trong đêm.
Ngủ đi em
Dẫu có phải tạm quên
Tiền học cho con ngày mai chưa đủ
Cái vòng vo của một lần qua chợ
Nỗi ưu tư vương phút tan tầm.
Ngủ đi em
Dẫu triệu sao đêm chẳng thể canh chừng
Những thiên thạch lãng du đầy vũ trụ
Đã qua lâu rồi phút hoa quỳnh nở
Nhớ Ba lan buổi nào có loài hoa ' một đêm'.
Ngủ đi em
Giấc ngủ bình yên
Dẫu cuộc sống có bao điều ước lệ
Hạnh phúc
khổ đau
chân trời
góc bể
Chỉ rất thật là em và làn hơi thở nhẹ
Cho thơ anh buông neo mỗi lúc đêm về ...*
( TRANG 23- 24 )
----
* những bài 1, 2, 3, 4 thuộc Phần I
5.- ĐA-NUÝP THU
Mưa thảng thốt gõ hoài trên kính cửa
Cần gi ta, mưa ơi?
Đêm thao thức những ai còn mất ngủ
Gió tha phương trằn trọc suốt chân trời.
Thu đã chớm qua vào sắc lá
Áo hàng cây vương cả buồn vui
Em lặng đứng như dòng sông yên ả
Cuốn trôi tôi - một mình mây trời...
Tôi - chiếc lá vàng rơi trên dòng sông
Đa-nuýp
Bồng bềnh theo nhịp sóng xô
Mỗi nốt nhạc một nẻo tình da diết
Loang trên sàn nhảy vô hình .
Rồi một ngày kia trên bờ biển cả
Em sững sờ khi lấp lóa Thu rơi
Một góc biển vàng tươi màu chiếc lá
Đã phiêu du từ ánh mắt không lời.
PREAHA-BUDAPEST-BUCAREST-XOPHIA
DỌC DÒNG ĐA-NUÝP.
(TRANG 70)
6.- ĐÊM DI-GAN
Lời kể: Có lần Thượng đế giang trần. Sau khi ban phát mọi thứ cho bàn dân thiên hạ, Người quay gót định về Trời. Thấy đám người Di-gan cứ bám theo, người dừng lại, hỏi:
- sao các người cứ lẽo đẽo theo ta ?
- dạ, bởi chúng con chưa nhận được một chút bổng lộc nào ạ.
- vậy là các người chưa biết đó thôi. ta đã ban cho các người: thiên nhiên và tiếng hát.
Đêm bập bùng theo ánh lửa
Trên búp tay người Di-gan
Đêm xoáy tròn theo điệu nhảy
Gót chân trải khắp trần gian.
Tiếng vó ngựa tan sâu thẳm
Thảo nguyên bụi, cỏ mờ xa
Cỗ xe trôi vào nốt lặng
Hoàng hôn một khúc du ca.
Nhẹ tênh một đời múa hát
Lật tay xem bói cho người
Đêm Di-gan đầy mãnh lực
Chập chờn một thoáng ... ma trơi !
GORZOW WIELOPOLSKI -
ĐÊM LIÊN HOAN TIẾNG HÁT NGƯỜI DI-GAN TOÀN CHÂU ÂU.
(TRANG 64- 65 )
7.- NGÀY CỦA TẤT CẢ CÁC VỊ THÁNH *
Những ngôi mộ xây như những căn nhà
Chạy dọc ngang hệt phố
Cũng biệt thự, lâu đài.. cũng liêu xiêu nghèo khó
Trầm mình qua khói sương.
Hôm nay ở nghĩa trang
Chật người sống
Rực tươi những chậu cúc vàng
Lung linh ngàn ngọn nến
Mỗi ngôi một thắp lên một vui, buồn, hoài niệm
Cả một thời xa xôi.
Một câu cám ơn chưa thoát thành lời
Một chút ăn năn, một điều oán hận
Những độc thoại lặng tan vào bất tận
Vạn linh hồn đa đoan ...
Ở nghĩa trang
Một năm chỉ có một ngày
Chật người sống
Những kẻ suốt đời lỡ chậm ! **
(NGHĨA TRANG POWAZKI VÁC-SA-VA / THU 2000)
--------
* ngày 1 tháng 11 hàng năm - ngày của tất cả các vị Thánh. Vào ngày này, mọi người dân Ba lan đi tảo mộ
( TÁC GIẢ CHÚ THÍCH)
** những bài 5, 6, 7 thuộc Phần 2.
thơ tạ minh châu
( trích LỜI NEO TRONG ĐÊM / thơ TẠ MINH CHÂU -
Nxb Văn học, Hànội 2001- in 3000 cuốn, khổ 13 x 19cm, sách dày 73 trang. In xong, nộp lưu chiếu tháng 9 / 2001. )
Nxb Văn học, Hànội 2001.
Lời dẫn.
đọc thơ Tạ minh Châu xuất bản 2001, sau - trước đó, đọc tập thơ dịch thơ Wislawa Symborska ( Nobel văn chương ) khi tác giả đang ở Warsawa . Tạ minh Châu sáng tác ít , 2 thi tập so với 5 tựa sách dịch thuật.
Lời neo trong đêm gồm 2 phần . Phần 1 : những bài thơ sáng tác ở quê hương . Phần 2 : thơ sáng tác ở Warsawa, nơi tác giả từng du học và những năm làm đại sứ.
sinh tại Việt Trì- Phú Thọ, nơi có nhiều cây cọ - trong thơ tác giả nhắc đôi lần cây cọ - đồi cọ giữ đất ít lở, lá già lợp nhà, thân cây làm cột , làm cầu bắc qua sông, suối nhỏ, lá non đan quạt, làm nón, quả hấp, luộc, ăn rất ngon.
thơ Tạ minh Châu nhiều hình ảnh đẹp, lời sắc, nhọn , hơi thơ lạnh lùng , rất chan hòa tình yêu gia đình, quê hương nhiều hơn đôi lứa.
thơ có bản sắc rất riêng.
chân dung ảnh ( bìa 4 ) + tiểu sử : ' sinh tại Việt Trì - Phú thọ - tốt nghiệp khoa văn đại học Tổng hợp Warsawa . Hiện là đại sứ Việtnam tại Ba Lan ' ( 2001) .
ĐƯỜNG BÁ BỔN
Saigon Sept, 24, 2013.
1. TRUNG DU
Quê tôi
Không biết tự thuở nào
Sau cơn đau khan nứt lòng của đất
Mọc lên những ngọn đồi trục lốc thời gian
Một triệu năm ngửa mặt nhìn trời
Chẳng biết mình hoang lối
Chẳng biết mình côi cút đồi ơi !
Có một thời xa xôi
Khi đôi trai gái lên đồi
Sỏi dần nhẵn và bàn chân cũng nhẵn
Khi đứa trẻ đầu tiên lẫm chẫm
Là lúc mặt đời nứt tung
Trở mình
Sấp lưng
Cõng một vòm lá xanh
Một hồng bếp lửa.
Nhà quê tôi
Tường rỗ hoa đá ong
Mái nghiêng màu lá cọ
Đi trên đồi em ơi đừng sợ
Mưa ướt đẫm là mưa trong ca dao.
Có loại cây nào
Thương như đồi cọ
Rễ cây vào sương gió
Che cho đồi những nón quai thao
Quạt cho đồi dạt dào ngọn gió
Có ai nhớ đồi bằng hoa sim nở
Có ai níu đồi như hoa cỏ may.
Giữa những ngọn đồi nơi đây
Mỏng manh dộc ruộng
Lầy, chua
Quanh năm không thể cày bừa
Muốn cấy phải dùng đến cuốc
Mỗi dé lúa bàn tay không lượm được
Một chiếc dằm nhức buốt làn da.
Quê tôi, nếu ghé về qua
Từ trên ngọn nhãn sau nhà
Sẽ thấy đền Hùng trong bảy tầm tay.
( TRANG 9- 10)
2.- VIẾT CHO NGÀY SINH NHẬT CỦA MÌNH
13 tháng 12
Có thể là ngày
ai cũng muốn qua nhanh
Là tháng
ai cũng muốn qua nhanh
Là mùa đông
ai cũng muốn qua nhanh...
Đó là tôi
Một dòng sông chảy đến cạn mình
Cây bàng trụi trơ cho sân trường sẫm đỏ
Một khoảng trống hoa tàn nghìn ngọn gió
Chiếc sáo diều lặng chào bóng đêm.
Đó là hoàng hôn của một ngày bỏ quên
Một dánh mạ cắm mình trong nước giá
Bụi tre ngà bám chân đồi óng ả
Nửa vầng trăng ôm ấp cả sân thềm
Đó là hương ủ nhụy vào tim
Là hoa lá ủ màu trong rễ.
Một tháng
một năm
một mùa
không thể
Song một ngày
dễ chìm trong lãng quên ..
. ( TRANG 11- 12)
3. NHỚ BÀ
Bữa nay cháu lại về nhà
Chia đêm thành những tiếng gà cầm canh
Vớt đêm từng giọt long lanh
Đội lên tàu chuối lá chanh quanh nhà
Cau vườn mới trổ buồng hoa
Chiếc mo rớt để phần bà, bà ơi
Nhớ bao đêm đến rã rời
Tay bà quạt hết mồ hôi sang mình
Trong mơ cháu vẫn đinh ninh
Suốt đêm gió thổi qua đình làng ta .
Tuổi thơ cháu đã đi qua
Những mo cơm độn của bà chắt chiu
Những hôm đứt bữa gạo chiều
Ngóng bà về chợ đìu hiu nỗi lòng
Một đời lo nợ, ăn đong
Tấm lưng sao chẳng sớm còng bà ơi .
Đã hơn ba chục năm rồi
Vắng bà cháu vẫn về nơi có bà
Ấm trong bếp lửa chái nhà
Mát trong vại nước thơm hoa dành dành.
Một lần đêm lại sang canh
Nhớ bà mắt thức đọng vành bà ơi !
(TRANG 15- 16 )
4. LỜI NEO TRONG ĐÊM
Ngủ đi em
Dẫu một ngày chưa lịm hẳn trong đêm
Nơi cuối phố có ai còn xách nước
Trăng hạ tuần tháng ba không ngủ được
Vơi như cong gạo quê nhà.
Ngủ đi em
Dẫu bác xích lô mệt nhoài qua trước cửa nhà ta
Áo vắt xễ vai, đêm nảy mình lọc xọc
Chiếc quạt trần hôm qua vừa sửa được
Lào phào gom gió trong đêm.
Ngủ đi em
Dẫu có phải tạm quên
Tiền học cho con ngày mai chưa đủ
Cái vòng vo của một lần qua chợ
Nỗi ưu tư vương phút tan tầm.
Ngủ đi em
Dẫu triệu sao đêm chẳng thể canh chừng
Những thiên thạch lãng du đầy vũ trụ
Đã qua lâu rồi phút hoa quỳnh nở
Nhớ Ba lan buổi nào có loài hoa ' một đêm'.
Ngủ đi em
Giấc ngủ bình yên
Dẫu cuộc sống có bao điều ước lệ
Hạnh phúc
khổ đau
chân trời
góc bể
Chỉ rất thật là em và làn hơi thở nhẹ
Cho thơ anh buông neo mỗi lúc đêm về ...*
( TRANG 23- 24 )
----
* những bài 1, 2, 3, 4 thuộc Phần I
5.- ĐA-NUÝP THU
Mưa thảng thốt gõ hoài trên kính cửa
Cần gi ta, mưa ơi?
Đêm thao thức những ai còn mất ngủ
Gió tha phương trằn trọc suốt chân trời.
Thu đã chớm qua vào sắc lá
Áo hàng cây vương cả buồn vui
Em lặng đứng như dòng sông yên ả
Cuốn trôi tôi - một mình mây trời...
Tôi - chiếc lá vàng rơi trên dòng sông
Đa-nuýp
Bồng bềnh theo nhịp sóng xô
Mỗi nốt nhạc một nẻo tình da diết
Loang trên sàn nhảy vô hình .
Rồi một ngày kia trên bờ biển cả
Em sững sờ khi lấp lóa Thu rơi
Một góc biển vàng tươi màu chiếc lá
Đã phiêu du từ ánh mắt không lời.
PREAHA-BUDAPEST-BUCAREST-XOPHIA
DỌC DÒNG ĐA-NUÝP.
(TRANG 70)
6.- ĐÊM DI-GAN
Lời kể: Có lần Thượng đế giang trần. Sau khi ban phát mọi thứ cho bàn dân thiên hạ, Người quay gót định về Trời. Thấy đám người Di-gan cứ bám theo, người dừng lại, hỏi:
- sao các người cứ lẽo đẽo theo ta ?
- dạ, bởi chúng con chưa nhận được một chút bổng lộc nào ạ.
- vậy là các người chưa biết đó thôi. ta đã ban cho các người: thiên nhiên và tiếng hát.
Đêm bập bùng theo ánh lửa
Trên búp tay người Di-gan
Đêm xoáy tròn theo điệu nhảy
Gót chân trải khắp trần gian.
Tiếng vó ngựa tan sâu thẳm
Thảo nguyên bụi, cỏ mờ xa
Cỗ xe trôi vào nốt lặng
Hoàng hôn một khúc du ca.
Nhẹ tênh một đời múa hát
Lật tay xem bói cho người
Đêm Di-gan đầy mãnh lực
Chập chờn một thoáng ... ma trơi !
GORZOW WIELOPOLSKI -
ĐÊM LIÊN HOAN TIẾNG HÁT NGƯỜI DI-GAN TOÀN CHÂU ÂU.
(TRANG 64- 65 )
7.- NGÀY CỦA TẤT CẢ CÁC VỊ THÁNH *
Những ngôi mộ xây như những căn nhà
Chạy dọc ngang hệt phố
Cũng biệt thự, lâu đài.. cũng liêu xiêu nghèo khó
Trầm mình qua khói sương.
Hôm nay ở nghĩa trang
Chật người sống
Rực tươi những chậu cúc vàng
Lung linh ngàn ngọn nến
Mỗi ngôi một thắp lên một vui, buồn, hoài niệm
Cả một thời xa xôi.
Một câu cám ơn chưa thoát thành lời
Một chút ăn năn, một điều oán hận
Những độc thoại lặng tan vào bất tận
Vạn linh hồn đa đoan ...
Ở nghĩa trang
Một năm chỉ có một ngày
Chật người sống
Những kẻ suốt đời lỡ chậm ! **
(NGHĨA TRANG POWAZKI VÁC-SA-VA / THU 2000)
--------
* ngày 1 tháng 11 hàng năm - ngày của tất cả các vị Thánh. Vào ngày này, mọi người dân Ba lan đi tảo mộ
( TÁC GIẢ CHÚ THÍCH)
** những bài 5, 6, 7 thuộc Phần 2.
thơ tạ minh châu
( trích LỜI NEO TRONG ĐÊM / thơ TẠ MINH CHÂU -
Nxb Văn học, Hànội 2001- in 3000 cuốn, khổ 13 x 19cm, sách dày 73 trang. In xong, nộp lưu chiếu tháng 9 / 2001. )
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013
đây việt bắc / thơ trần dần - đường bá bổn giới thiệu
Trần Dần / Thơ
nxb đà nẵng + nhã nam , 2008.
nxb đà nẵng + nhã nam , 2008.
Lời dẫn.
1955, Trần Dần tham gia bàn tròn phê bình tập thơ Việt bắc / Tố Hữu - chàng thi sĩ thông minh, tài hoa, bốc đồng - tin điều mình nói - tư chất thông minh phán đoán đúng suy nghĩ : tập thơ ấy có gì hay lắm đâu mà nhắng lên, âu chỉ là tí ti l' amour, tí ti la haine .
thế là , ông trùm văn nghệ Voronsky Việtnam tức hộc máu, trả đòn thù tên sấc láo dám phê phán thơ lãnh tụ như thế à ? Chưa một ai , dù đầu sỏ cứng đầu , dám phê lãnh tụ làm thơ dở bao giở !!!
theo phép tắc quân hàm quân đội Ba lan: thơ lính kém hay, so với hạ sĩ, thơ trung sĩ kém thượng sĩ, thơ thiếu úy kém trung úy, thiếu tá kém trung tá, thiếu tướng kém trung tướng , đại tướng kém thống tướng - đó là tác giả truyện Con voi - giễu thật tài tình !
sau này, Trần Dần dính vụ Nhân văn giai phẩm - bị gỡ quân hàm ,giam cầm , xích tay, tù đày. bẻ bút - lên voi : chưa nhìn thấy sự vinh hiển - nhưng xuống chó , quả là nhục nhã, ê chế, còn kém cả động vật 4 chân !
mấy chục năm sau , ơn Cao Sâu xét lại . đảng tịch phục hồi , thi không, xác nhận
văn thi sĩ , thì có .
1955, Trần Dần tham gia bàn tròn phê bình tập thơ Việt bắc / Tố Hữu - chàng thi sĩ thông minh, tài hoa, bốc đồng - tin điều mình nói - tư chất thông minh phán đoán đúng suy nghĩ : tập thơ ấy có gì hay lắm đâu mà nhắng lên, âu chỉ là tí ti l' amour, tí ti la haine .
thế là , ông trùm văn nghệ Voronsky Việtnam tức hộc máu, trả đòn thù tên sấc láo dám phê phán thơ lãnh tụ như thế à ? Chưa một ai , dù đầu sỏ cứng đầu , dám phê lãnh tụ làm thơ dở bao giở !!!
theo phép tắc quân hàm quân đội Ba lan: thơ lính kém hay, so với hạ sĩ, thơ trung sĩ kém thượng sĩ, thơ thiếu úy kém trung úy, thiếu tá kém trung tá, thiếu tướng kém trung tướng , đại tướng kém thống tướng - đó là tác giả truyện Con voi - giễu thật tài tình !
sau này, Trần Dần dính vụ Nhân văn giai phẩm - bị gỡ quân hàm ,giam cầm , xích tay, tù đày. bẻ bút - lên voi : chưa nhìn thấy sự vinh hiển - nhưng xuống chó , quả là nhục nhã, ê chế, còn kém cả động vật 4 chân !
mấy chục năm sau , ơn Cao Sâu xét lại . đảng tịch phục hồi , thi không, xác nhận
văn thi sĩ , thì có .
rồi tập thơ Bài thơ Việt bắc ra đời (tác phẩm mới, hànội 1991), Cổng tỉnh xuất bản tiếp theo ( hội nhà vănViệtnam, 1994) v .v...
ẵm ngay giải thưởng hội Nhà văn Việtnam ... ( hai , không ,không, bẩy )
nhận tiếp Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật - (cũng hai, không, không , bẩy )
nhận tiếp Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật - (cũng hai, không, không , bẩy )
mời đọc thơ- hay của Trần Dần / Bài thơ Việt bắc!
****
xin lỗi:
quá ái mộ
thơ
mồ côi
độc đạo
1
xuống
dòng,
2
lên
bậc,
3
đổ
đèo
4
leo
thang ...
5
nhoài
soải
nằm dài
chân duỗi !
Mai
A
skốt
ki
ơi!
có tôi
theo sau!
yesterday
Trần
Dần
thơ hay
dài 2500
kilômét
khôn chợ
dại nhà
Jờ Joạcx
xoạc
cẳng
thở
mạnh
ào ào đọc
thi
với
ca
là
con mẹ gì?
đếch hiểu!
ông
sang
Paris đây
vọng
hồn
thằng chả
Francis Picabia *!?
aujourd' hui
Thằng phải gió
ba búa
ăn
bùa
làm thơ
mẹ vợ
day mặt
phán :
thiên hô
bát xát.
múa bát
leo dây
đường...
bốn bả ....
thơ anh
sáng tai họ
điếc tai cầy...
O..a.. Oa ...
O..a.. Oa ...!!!
[]
------
* Francis Picabia ( 1879- 1953) họa sĩ , sau làm thơ - ban đầu theo phái ân tượng, sau qua lập thể, là 1 trụ cột trong nhóm thơ ấn tượng, rồi tượng trưng Pháp, có mặt khoảng đầu thế kỷ XX- chống bệnh hình thức. luân lý xã hội đương thời - thơ ông rất khó hiểu - đọc không dễ cảm, lĩnh hội , mù tịt - đọc giả lục vấn :' thơ tớ, tớ còn đếch hiểu, huống chi các cậu?'
( tuyên ngôn nhóm Dadaisme ).
-------- ĐƯỜNG BÁ BỔN
saigon- sept. 20, 2013.
****
* TB . 'mong rằng người giữ bản quyền không cho đây là vi phạm quyền lợi thương mại -
đa tạ! .
ĐBB.
*****
****
xin lỗi:
quá ái mộ
thơ
mồ côi
độc đạo
1
xuống
dòng,
2
lên
bậc,
3
đổ
đèo
4
leo
thang ...
5
nhoài
soải
nằm dài
chân duỗi !
Mai
A
skốt
ki
ơi!
có tôi
theo sau!
yesterday
Trần
Dần
thơ hay
dài 2500
kilômét
khôn chợ
dại nhà
Jờ Joạcx
xoạc
cẳng
thở
mạnh
ào ào đọc
thi
với
ca
là
con mẹ gì?
đếch hiểu!
ông
sang
Paris đây
vọng
hồn
thằng chả
Francis Picabia *!?
aujourd' hui
Thằng phải gió
ba búa
ăn
bùa
làm thơ
mẹ vợ
day mặt
phán :
thiên hô
bát xát.
múa bát
leo dây
đường...
bốn bả ....
thơ anh
sáng tai họ
điếc tai cầy...
O..a.. Oa ...
O..a.. Oa ...!!!
[]
------
* Francis Picabia ( 1879- 1953) họa sĩ , sau làm thơ - ban đầu theo phái ân tượng, sau qua lập thể, là 1 trụ cột trong nhóm thơ ấn tượng, rồi tượng trưng Pháp, có mặt khoảng đầu thế kỷ XX- chống bệnh hình thức. luân lý xã hội đương thời - thơ ông rất khó hiểu - đọc không dễ cảm, lĩnh hội , mù tịt - đọc giả lục vấn :' thơ tớ, tớ còn đếch hiểu, huống chi các cậu?'
( tuyên ngôn nhóm Dadaisme ).
-------- ĐƯỜNG BÁ BỔN
saigon- sept. 20, 2013.
****
* TB . 'mong rằng người giữ bản quyền không cho đây là vi phạm quyền lợi thương mại -
đa tạ! .
ĐBB.
*****
đây việt bắc
1 9 5 7
thơ trần dần
( trích )
I
Đây
Việt bắc !
Sông Lô
nước xanh
tròng trành mành nguyệt!
Bình Ca
sương xuống
lạc
con đò!
Đáy dạ thời gian
còn đọng
những tên
Như
Nà Phác,
Phủ Thông
Đèo Thùng
Khau Vác
Tôi nhớ
đồn Róm khi xưa
nơi ta
ngã xuống
Trời sao ấp ủ!...
Đây khe suối cạn
nơi
bạn ta nằm
Chắc hẳn khu A.T.K. *
beo gầm cỏ rậm
Bản xưa
chim chóc
phục hồi chưa?
Người khách đến!
Thuyền lên
bến lạ.
Mải vui
sương núi
trăng ghềnh
Tìm đâu
dấu vết ngày xưa?
Đâu
bom đạn tội tình
thuở ấy?
Rừng chẳng nói
lá rơi
vàng võ!
nước xanh
tròng trành mành nguyệt!
Bình Ca
sương xuống
lạc
con đò!
Đáy dạ thời gian
còn đọng
những tên
Như
Nà Phác,
Phủ Thông
Đèo Thùng
Khau Vác
Tôi nhớ
đồn Róm khi xưa
nơi ta
ngã xuống
Trời sao ấp ủ!...
Đây khe suối cạn
nơi
bạn ta nằm
Chắc hẳn khu A.T.K. *
beo gầm cỏ rậm
Bản xưa
chim chóc
phục hồi chưa?
Người khách đến!
Thuyền lên
bến lạ.
Mải vui
sương núi
trăng ghềnh
Tìm đâu
dấu vết ngày xưa?
Đâu
bom đạn tội tình
thuở ấy?
Rừng chẳng nói
lá rơi
vàng võ!
Thác
bạc phơ đầu
mài gọt
đá xanh!
Nhưng hãy tin
nhiều đêm
bên bếp lửa,
lũ trẻ đầu xanh
nghe
chuyện người xưa,
cũng
mê mải
như ta
nghe cổ tích !
bạc phơ đầu
mài gọt
đá xanh!
Nhưng hãy tin
nhiều đêm
bên bếp lửa,
lũ trẻ đầu xanh
nghe
chuyện người xưa,
cũng
mê mải
như ta
nghe cổ tích !
Ở đây
ta đã long đong
chín mùa xuân xạm lửa,
đạn
như ruồi
bâu kín
gót chân đi!
Ở đây
lên Bắc
lại
về Đông
vò võ
chân trời
khẩu súng.
Mỗi đêm
từ biệt
một quê hương !
Ở đây
ta dấy nghiệp
nhọc nhằn
Hai tay trắng
mưu cơ
tần tảo
mới làm nên
đất nước bây giờ.
Chính
chiếc nôi Việt bắc
bế bồng ta
qua
tất cả
tháng năm đầy lửa,
nuôi ta
nuôi cách mạng
lớn khôn.
Ta bầu bạn
củ khoai môn
nương sắn
Bạn
con chim mất ngủ
rừng già
Bạn
sông Đà
sông Mã
chở đầy sao
Bạn hang núi
lá vàng rơi
khắc khoải.
Ở đây
muối mặn ta kiêng
thương xót
đời con khát nước
Tương lai
ta thắt bụng
vì mày!
Ta đã nhịn
như
người lính nhịn
Nhịn mùa xuân
lại đến
nhin mùa đông
ta đã long đong
chín mùa xuân xạm lửa,
đạn
như ruồi
bâu kín
gót chân đi!
Ở đây
lên Bắc
lại
về Đông
vò võ
chân trời
khẩu súng.
Mỗi đêm
từ biệt
một quê hương !
Ở đây
ta dấy nghiệp
nhọc nhằn
Hai tay trắng
mưu cơ
tần tảo
mới làm nên
đất nước bây giờ.
Chính
chiếc nôi Việt bắc
bế bồng ta
qua
tất cả
tháng năm đầy lửa,
nuôi ta
nuôi cách mạng
lớn khôn.
Ta bầu bạn
củ khoai môn
nương sắn
Bạn
con chim mất ngủ
rừng già
Bạn
sông Đà
sông Mã
chở đầy sao
Bạn hang núi
lá vàng rơi
khắc khoải.
Ở đây
muối mặn ta kiêng
thương xót
đời con khát nước
Tương lai
ta thắt bụng
vì mày!
Ta đã nhịn
như
người lính nhịn
Nhịn mùa xuân
lại đến
nhin mùa đông
Nhịn điếu thuốc
nhịn từng vuông vải
Nhịn no
nhịn ấm
nhịn tình yêu !
Ở đây
mây sớm
quấn
sương chiều.
Đầu bản
hùm kêu
khàn giọng
Đạn bom
chầu chực
bốn bên nhà.
Ta sống
giữa
bản hùng ca nguy hiểm.
Ở đây
manh áo vải
chung nhau .
Giấc ngủ
cũng chung
chiếu đất
Hành quân
chung
khói bụi đường trường
Con muỗi độc
chung nhau
cơn sốt.
Chiến trường
chung
dầu dãi đạn bom.
Tới khi ngã
lại chung nhau
đất mẹ.
Hãy chia sẻ cho nhau
gió bấc!
Chia
mưa phùn
nước lũ
cơm thiu.
Để đến lúc
mắc trùng vây địch,
lại chia nhau
những thỏi đạn
cuối cùng .
Ở đây
ta mắc nợ
núi rừng,
một món nợ
khó bề trang trải .
Việt bắc
cho tay vay
địa thế!
Vay từ
bó củi
nắm tên.
Vay từ
những hang sâu
núi hiểm.
Cả
trám bùi
măng đắng
đã nuôi ta .
Ta mắc nợ
những rừng sim bát ngát.
Nợ
bản mường heo hút
chiều sương.
Nợ từ củ khoai môn
nợ
chim muông
nương rẫy.
Nợ
tre vầu
bưng bít
rửng sâu.
Nợ con suối
dù trong
dù đục,
Nợ
những người
đã ngã
không tên !
Ôi
thế kỷ muôn quên ngàn nhớ!
Nợ này
đâu dễ trả
mà quên !
Đi!
Tất cả
Dù quen tay vỗ nợ
cũng chớ bao giờ
vỗ nợ
nhân dân !
----
* An toàn khu. ( BT)
IV
Tôi mất quê hương
từ khi mới đẻ
Mặt
nước đỏ phù sa sông Hồng
Mất vịnh Hạ Long
Mất Huế
con sông Hương tình tự
Mất
cửa biển Hải phòng
Mất mũi Ca Mau !
Tôi mất
những mùa thu
không én liệng
Mất
mùa xuân
nhạt nhẽo cành đào.
Ngày đã mất
những mặt trời
không ấm nữa.
Đêm
lại còn
mất nốt
chiêm bao .
Tôi đói tự do
như
những bến tàu,
đói hàng hóa
đói thuyền khơi
đói biển.
Có đến
vạn ngày
dạ dày khổng lồ tôi
chưa được
bữa nào no!
Tôi đã đói
những những chân trời nắng sưởi,
Đói
những mái nhà
có
đôi chút
tinh thương.
Đói
những chuyến tàu
đi thám hiểm trời xa.
Tôi đòi -
mọi cái gì
tôi chửa biết ,
mọi khát khao
hy vọng
loài người
Có thể lắm!
Tôi xếp hàng
bên cạnh,
những ai
khốn khổ nhất
địa cầu ta
Cũng không sao!
Tôi
đã dự trữ tình yêu
như
con lạc đà
dự trữ nước,
bỏ qua
sa mạc tháng ngày,
đi tìm
những
quê hương
nhiều bóng mát.
Chính Việt bắc
là nơi
hò hẹn,
những người
đói khát -
như tôi!
Đi!
Đi!
Dù sức lực kiệt mòn
Tay hấp hối
vẫn giơ về
phía trước !
Đi!
như đạn
như tên
như đi vì hạnh phúc
Đi!
như đi
tìm vợ
tìm chồng!
Ta đã uống no nê
nước nghìn con suối bạc!
Chém ngã
vạn tre vầu
ăn vãn vạn rừng măng!
Ôi! những ngày
trước mặt bom rình
sau lưng đạn nút
Chân ta bước
chen nhau
vào lửa,
đòi
môi cái gì
thiếu thốn nhất
đời ta ,
như cơm áo
với
tình thương
như quê hương
và bè bạn.
X
Tết !
Ồ thế thêm một Tết!
Tôi
quăng nó
vu vơ
vào một xó lòng,
nơi đó
là kho đồng nát *
một đống Tết xa nhà
đã gỉ han lên ...
Chao ôi !
chuỗi ngày đêm
thắt
nút tất niên,
đau
như
một nút thừng
thắt cổ!
Vì đâu?
Con tàu cuộc sống
bỏ neo
lên bến nghỉ
hàng năm?
Có lẽ
cuộc đời
thấm mỏi!
Phải sửa sang
cái vỏ con tàu,
đây đó
ít nhiều
hoen gỉ?
Đêm nay -
cái tối
tối ba mươi
Các vì sao
đi họp
cuối năm
để phố rỗng trên trời
tắt điện.
Bên bếp lửa
rét
rình cơ hội
lẻn vảo trong
ăn trộm
hơi người.
Chúng tôi ngồi
Đống lửa ngồi bên,
Vò rượu mé
rót tràn sang
bát vại
Mâm cỗ
linh đình.
Chỉ thiếu
ít khói nhang?
Lại quên
khấn
người xưa
cùng bác mẹ?...
Người ta
đốt
tràng pháo cười
vô tận.
Nhưng rồi
tiếng cười
gục xuống
quanh mâm.
Rồi
kỉ-niệm-mưa-dầm
lên tiếng gọi.
Rượu đã đau môi
Men vào đắng phổi!
Tiệc tàn
xuân vẫn
chửa sang cho ...
Ngoài kia -
năm cũ sắp đi
từng cái lạnh
phá rừng
phá bản.
Tưởng như
quá khứ hết nhiệm kỳ
còn phá tán
trước giờ
suy sụp hẳn.
Tôi chạy trốn
cảnh
tan hoang bàn tiệc.
Ngồi uống
trà khan
bên cửa sổ mở toang.
Lá rơi
như
tiếng nấc thời gian,
nấc ở
biên-thùy-năm-cũ.
Cái rét
làm đông
miếng tiết bầu trời!
Còn tội gì
đau hơn
là
tội nhớ thương ?
Hay là ngủ
những người lính trận,
quật ngã tình riêng
như
quật ngã kẻ thù ?
Nhưng
chính đôi-môi những-viên-đạn-dạn-dày
đêm trừ tịch
càng kêu
càng đắng !
Hay là khóc
như người con gái
hãy còn khóc được
mỗi khi đau?
Nhưng ta không quen
châm chích
nhọt tim buồn
cho nó chảy
muôn dong lệ đó!
Nước mắt
có bao giờ
khuây khoả được người ta ?...
Hay là
rên rỉ giống heo may?
Nhưng
gió ấy
đã đôi phen nức nở
làm đau thêm
trái đất khổ đau này !
Hay là
dang tay
bóp cổ
mọi lời than
như
một kẻ
sát-nhân-tình-cảm?
Nhưng
bàn tay không chịu
rắn đanh !
Quả đấm
chối từ
không đấm ngực !
Người ta
chẳng thể lấy kim
kìm kẹp nát buồn thương ...
Hay là
đi giải trí ?
Đánh lừa tim
vài điệu múa dăm bản đàn nhộn nhịp?
Nhưng
chính ta
là người
đi giải trí
người ta .
Cây đàn đó
thường khi
thôi thúc nhạc,
bỗng dừng nay
treo cổ
cuối gian nhà !
Tôi vốn
chuyện nghề
cung cấp
mọi niềm vui
Mà chẳng thế
ba lơn
cùng
kỉ niệm...
Tôi ngồi
hóa đá
giữa giao thừa
một pho tượng
đục bằng đau khổ
Không !
Hãy đi đi
Dù đi buồn đứt ruột
Con tim
dù
hoen ố
nhớ thương !
Đi!
Dù biết
khổ đau còn là luật
của trái đất này
khi
nó chuyển mình đi !
Hãy thù ghét
mọi ao tù
nơi thân ta rữa mục,
mọi thói quen
nếp nghĩ - mù lòa!
Hãy sống như
những con tàu
phải lòng
muôn hải lý,
mỗi ngày
bỏ
sau lưng
những hải-cảng-mưa-buồn ! []
trần dần
( 23- 8 /1926 - 17-1 /1997 )
nhịn từng vuông vải
Nhịn no
nhịn ấm
nhịn tình yêu !
Ở đây
mây sớm
quấn
sương chiều.
Đầu bản
hùm kêu
khàn giọng
Đạn bom
chầu chực
bốn bên nhà.
Ta sống
giữa
bản hùng ca nguy hiểm.
Ở đây
manh áo vải
chung nhau .
Giấc ngủ
cũng chung
chiếu đất
Hành quân
chung
khói bụi đường trường
Con muỗi độc
chung nhau
cơn sốt.
Chiến trường
chung
dầu dãi đạn bom.
Tới khi ngã
lại chung nhau
đất mẹ.
Hãy chia sẻ cho nhau
gió bấc!
Chia
mưa phùn
nước lũ
cơm thiu.
Để đến lúc
mắc trùng vây địch,
lại chia nhau
những thỏi đạn
cuối cùng .
Ở đây
ta mắc nợ
núi rừng,
một món nợ
khó bề trang trải .
Việt bắc
cho tay vay
địa thế!
Vay từ
bó củi
nắm tên.
Vay từ
những hang sâu
núi hiểm.
Cả
trám bùi
măng đắng
đã nuôi ta .
Ta mắc nợ
những rừng sim bát ngát.
Nợ
bản mường heo hút
chiều sương.
Nợ từ củ khoai môn
nợ
chim muông
nương rẫy.
Nợ
tre vầu
bưng bít
rửng sâu.
Nợ con suối
dù trong
dù đục,
Nợ
những người
đã ngã
không tên !
Ôi
thế kỷ muôn quên ngàn nhớ!
Nợ này
đâu dễ trả
mà quên !
Đi!
Tất cả
Dù quen tay vỗ nợ
cũng chớ bao giờ
vỗ nợ
nhân dân !
----
* An toàn khu. ( BT)
IV
Tôi mất quê hương
từ khi mới đẻ
Mặt
nước đỏ phù sa sông Hồng
Mất vịnh Hạ Long
Mất Huế
con sông Hương tình tự
Mất
cửa biển Hải phòng
Mất mũi Ca Mau !
Tôi mất
những mùa thu
không én liệng
Mất
mùa xuân
nhạt nhẽo cành đào.
Ngày đã mất
những mặt trời
không ấm nữa.
Đêm
lại còn
mất nốt
chiêm bao .
Tôi đói tự do
như
những bến tàu,
đói hàng hóa
đói thuyền khơi
đói biển.
Có đến
vạn ngày
dạ dày khổng lồ tôi
chưa được
bữa nào no!
Tôi đã đói
những những chân trời nắng sưởi,
Đói
những mái nhà
có
đôi chút
tinh thương.
Đói
những chuyến tàu
đi thám hiểm trời xa.
Tôi đòi -
mọi cái gì
tôi chửa biết ,
mọi khát khao
hy vọng
loài người
Có thể lắm!
Tôi xếp hàng
bên cạnh,
những ai
khốn khổ nhất
địa cầu ta
Cũng không sao!
Tôi
đã dự trữ tình yêu
như
con lạc đà
dự trữ nước,
bỏ qua
sa mạc tháng ngày,
đi tìm
những
quê hương
nhiều bóng mát.
Chính Việt bắc
là nơi
hò hẹn,
những người
đói khát -
như tôi!
Đi!
Đi!
Dù sức lực kiệt mòn
Tay hấp hối
vẫn giơ về
phía trước !
Đi!
như đạn
như tên
như đi vì hạnh phúc
Đi!
như đi
tìm vợ
tìm chồng!
Ta đã uống no nê
nước nghìn con suối bạc!
Chém ngã
vạn tre vầu
ăn vãn vạn rừng măng!
Ôi! những ngày
trước mặt bom rình
sau lưng đạn nút
Chân ta bước
chen nhau
vào lửa,
đòi
môi cái gì
thiếu thốn nhất
đời ta ,
như cơm áo
với
tình thương
như quê hương
và bè bạn.
X
Tết !
Ồ thế thêm một Tết!
Tôi
quăng nó
vu vơ
vào một xó lòng,
nơi đó
là kho đồng nát *
một đống Tết xa nhà
đã gỉ han lên ...
Chao ôi !
chuỗi ngày đêm
thắt
nút tất niên,
đau
như
một nút thừng
thắt cổ!
Vì đâu?
Con tàu cuộc sống
bỏ neo
lên bến nghỉ
hàng năm?
Có lẽ
cuộc đời
thấm mỏi!
Phải sửa sang
cái vỏ con tàu,
đây đó
ít nhiều
hoen gỉ?
Đêm nay -
cái tối
tối ba mươi
Các vì sao
đi họp
cuối năm
để phố rỗng trên trời
tắt điện.
Bên bếp lửa
rét
rình cơ hội
lẻn vảo trong
ăn trộm
hơi người.
Chúng tôi ngồi
Đống lửa ngồi bên,
Vò rượu mé
rót tràn sang
bát vại
Mâm cỗ
linh đình.
Chỉ thiếu
ít khói nhang?
Lại quên
khấn
người xưa
cùng bác mẹ?...
Người ta
đốt
tràng pháo cười
vô tận.
Nhưng rồi
tiếng cười
gục xuống
quanh mâm.
Rồi
kỉ-niệm-mưa-dầm
lên tiếng gọi.
Rượu đã đau môi
Men vào đắng phổi!
Tiệc tàn
xuân vẫn
chửa sang cho ...
Ngoài kia -
năm cũ sắp đi
từng cái lạnh
phá rừng
phá bản.
Tưởng như
quá khứ hết nhiệm kỳ
còn phá tán
trước giờ
suy sụp hẳn.
Tôi chạy trốn
cảnh
tan hoang bàn tiệc.
Ngồi uống
trà khan
bên cửa sổ mở toang.
Lá rơi
như
tiếng nấc thời gian,
nấc ở
biên-thùy-năm-cũ.
Cái rét
làm đông
miếng tiết bầu trời!
Còn tội gì
đau hơn
là
tội nhớ thương ?
Hay là ngủ
những người lính trận,
quật ngã tình riêng
như
quật ngã kẻ thù ?
Nhưng
chính đôi-môi những-viên-đạn-dạn-dày
đêm trừ tịch
càng kêu
càng đắng !
Hay là khóc
như người con gái
hãy còn khóc được
mỗi khi đau?
Nhưng ta không quen
châm chích
nhọt tim buồn
cho nó chảy
muôn dong lệ đó!
Nước mắt
có bao giờ
khuây khoả được người ta ?...
Hay là
rên rỉ giống heo may?
Nhưng
gió ấy
đã đôi phen nức nở
làm đau thêm
trái đất khổ đau này !
Hay là
dang tay
bóp cổ
mọi lời than
như
một kẻ
sát-nhân-tình-cảm?
Nhưng
bàn tay không chịu
rắn đanh !
Quả đấm
chối từ
không đấm ngực !
Người ta
chẳng thể lấy kim
kìm kẹp nát buồn thương ...
Hay là
đi giải trí ?
Đánh lừa tim
vài điệu múa dăm bản đàn nhộn nhịp?
Nhưng
chính ta
là người
đi giải trí
người ta .
Cây đàn đó
thường khi
thôi thúc nhạc,
bỗng dừng nay
treo cổ
cuối gian nhà !
Tôi vốn
chuyện nghề
cung cấp
mọi niềm vui
Mà chẳng thế
ba lơn
cùng
kỉ niệm...
Tôi ngồi
hóa đá
giữa giao thừa
một pho tượng
đục bằng đau khổ
Không !
Hãy đi đi
Dù đi buồn đứt ruột
Con tim
dù
hoen ố
nhớ thương !
Đi!
Dù biết
khổ đau còn là luật
của trái đất này
khi
nó chuyển mình đi !
Hãy thù ghét
mọi ao tù
nơi thân ta rữa mục,
mọi thói quen
nếp nghĩ - mù lòa!
Hãy sống như
những con tàu
phải lòng
muôn hải lý,
mỗi ngày
bỏ
sau lưng
những hải-cảng-mưa-buồn ! []
trần dần
( 23- 8 /1926 - 17-1 /1997 )
( Sđd: tr. 61- 79 )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)