Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013
nhà văn tác phẩm cuộc đời / thế phong - 19
nhà văn tác phẩm cuộc đời
tự-sự-kể: thế phong
8
Giáng sinh 1962 tôi lên Dalat. Tập thơ Trước mắt nhìn thi sĩ phản ảnh tâm trạng gần nhất trong ngày tháng qua. Cảm ơn một vùng cao nguyên đẹp dưới mắt tôi lần đầu. Cuộc sống tranh rác ỡ Ngã tư Bẩy hiền, nơi chúng tôi ở, sự giành giật từng miếng rác còn thừa của Mỹ kiều đổ. Chúng đánh nhau, chúng chửi nhau, chúng bán sự trinh tiết để thu hoạch đồng tiền mua cơM, áo - thôi thì đủ hết thứ cần thiết con người cần nhu cấu sống. Riêng gia đình bác Phạm quang Huyến, từ khi di chuyển tới nơi này , ngoài sự kiếm sống còn phải đối phó với bao kẻ thù xung quanh. Từ anh binh nhất Không quân thầu rác Mỹ đến nhà hàng xóm muốn chiếm đất đai dựng nhà bán kiếm lời, trên mảnh đất chúng tôi mới tới . Nhớ lại, hôm nào, bác Huyến gọi tôi lên uống trà, ấy là khi còn ở xóm đạo di cư Tân Chí linh - cho biết - có 2 căn nhà ở trên Bẩy hiền này rất dễ chiếm , vừa được ở vừa có nguồn lợi sống.
Tôi không còn ở tuổi 20, nay đã có kinh nghiệm cuộc sống rời, những gì tưởng dễ ăn không hẳn ngậm vào miệng đã là ngon ! Và cũng không phải dễ giành giật như mình tưởng. tượng. Tôi viết những chi tiết kia trong một truyện ngắn - Khu rác ngoại thành - từ lúc mới dọn nhà tới mệt nhọc biết bao khó khăn- tôi nói đùa, chẳng khác gì những người Mỹ đầu tiên tới lập quốc ở miền Viễn Tây vậy. Những nỗi eo sèo, tranh giành, cướp giật, đĩ điếm; thôi thì trăm cảnh bẩn mắt diễn ra, mà không thể bịt mắt, che tai mà coi như không biết.
Anh lính tàu bay bao thầu rác của Mỹ, nói là rác thôi, nhưng toàn đồ tốt cà, nào bàn tủ, ghế còn mới, so với giá thị trường bên ngoài mua bán đáng giá nghìn đồng. Có khi, lính Mỹ thảy ra những miếng cạc-tông lớn, bán ra ngoài được 2, 3 trăm đồng / miếng. Cứ môi lần, tôi nhìn thấy vỏ rốc-kết chất ngoài trước nhà cao bao nhiêu, dân chúng càng chết nhiều bấy nhiêu ! Những nông dân, thanh niên, phụ nữ, trẻ con, mồi ngon của những trái rốc-kết. Mỗi lần anh lính Mỹ lái xe GMC đổ rác, được sự mời mọc giải lao bằng bia, coke + sự săn sóc chu đáo tận tình từ vợ anh lính tàu bay. Anh chồng đem vợ ra làm mồi câu lính Mỹ đổ rác trước sân nhà , tôi thấy anh ta chẳng thấy tha thiết gì tới vợ , khi cô nàng cười tình , còn anh lính Mỹ ôm vai, sờ nhẹ đôi nong lương , thi cô nàng lại khúc kha khúc khích. Ban đầu, tôi thắc mắc, sau biết, người đàn bà được gọi là vợ anh lính tàu bay kia , trước , xuất thân ở xóm điếm Lăng Cha Cả , thì chuyện đưa đàn bà làm mồi câu nhử, hẳn chẳng còn gì là ngạc nhiên !
Giai đoạn sau khi anh Huyến cùng anh lính tàu bay tranh chấp, anh lính tàu bay phải dọn nhà đi,chúng tôi thắng cuộc ở lại - thi câu chuyện vợ anh lính tàu bay được kể lại, thêm nhiều chi tiết ly kỳ như huyền thoại. Anh lính tàu bay hợp đồng với một trung sĩ Huê Kỳ:
"...mày để xe mô tô Harley cho tao vượt gió trên đường đi làm thì mày được quyền làm chồng nàng vi vút trên giường "
hình ảnh anh G.I và anh lính tàu bay việt dưới mắt tôi :
.... phía bên kia dãy nhà chúng tôi ở xa xa hơn
chuyện lạ đồn thổi , thực hơn tờ báo nhược tiểu quốc loan tin
xe mô-tô Harley 2 xi-lanh lao vút trên đường tới phi trường
chiếc mô tô đàn bà việtnam mông vằm, vú to, ngực nở
đàn bà xe một xy-lanh biết nói đang lao vút trên giường
hai thứ hàng được trao đổi huyền thoại chuyện thần tiên
anh lính tàu bay nhược tiểu thích sang trọng tự mang lon
thích trưng diện
cần mô tôi hơn đàn- bà- vợ.
hiệp ước ký kết : 2 bên đều quan tâm và cùng có lợi
giờ đi làm, trung sĩ Mỹ được sử dụng mô tô trên giường
ngược lại,
lính tàu bay Việt Nam
cưỡi xe Harley lao vút trên đường
lắc đầu lia lịa
bạn bè hỏi
mua bao nhiêu được làm chủ
xe Hạc-lây đẹp quá chừng chừng !
anh lính tàu bay kể
tích chuyện táo quân 2 ông chỉ có một bà tụng truyền
người con gái 18 văm -pia
ngực bồng, eo thon , mông nở
cười nắc nẻ ,
ho rũ rượi
hiểu ra rồi
thế nào là ái tình việt mỹ thực dụng !
nước uống, nước mưa, nước mắt, nước trà, nước sinh lý
đều là nước
lấy nước rửa nước
để nước nguyên hình là nước sạch
THƠ LÀM LỚN DẬY CON NGƯỜI / THẾ PHONG.
tập thơ này tôi làm vào thời gian trước đảo chính Ngô đình Diệm vào tháng 11 năm 1963. Những bài thơ gần như là phản ảnh gần gụi nhất với cảm nghĩ của tôi bấy giờ đối với bối cảnh xã hội. Nào là, lo bị bắt, những người bạn ở gần, hoặc , đa số đều bi chính quyền Diệm bắt nhốt .
Đại úy Đinh thạch Bích * , một người bạn đã cho tôi đánh máy nhờ cuốn sách Nhà văn hậu chiến 1950- 1956, kỳ tái bản, cung cấp giấy xáp , mời uống dintôníc - mà tôi chối từ - rồi biện bạch không biết uống rượu, thì ông bạn kia bảo :
" ... chắc mày nghĩ đến 150 $ có thể mua được 5 ram giấy duplicateur in sách rô-nê-ô chứ gì ? "
rồi Uyên Thao và Thắng cũng bị câu lưu tại Tổng nha Công an. lại nghe tin anh Nguyễn đức Quỳnh cũng bị bắt giữa đường , sau khi đi hớt tóc. Lại nữa, tôi ra ngã tư mua thuốc lá, gặp 1 anh bạn trẻ đang tập tọng làm văn nghệ, làm công an viên đi xe Mô-by-lét xám dẫn tôi đi uống cà phê. Chủ quán cà-phê Thăng Long : "... sao nhà văn cao bồi nhất Saigon chưa bị tóm à ?" Câu hỏi ông Cẩn hỏi cách chơi chơi -nghe xong - tôi bấm bụng, chắc lát nữa khi anh ta đưa tôi về, đành phải nói trước là hay nhất " nếu anh muốn bắt , thì cứ tự nhiên". Anh công an viên này lắc đầu trả lời, không phải vậy đâu , đừng lo !
Lo lăng chất chồng, hay là đi Đà Lạt chơi cũng là một cách lánh mặt.
---
* được giải Văn chương toàn quốc, qua vở Ái tình Bôn-xê -vích - và là thứ trưởng bộ Chiêu hồi, hiện nay ở Mỹ.
( TP chú thich sau )
***
Con cho Lili luôn luôn theo sau tôi . Nó là một kỷ niệm giữa tôi và nó, ấy là lần lên Dalat cuối 1962, lẩn đầu tiên tôi biết thế nào là đất của Hoàng triều cương thổ. Tôi nhớ rất rõ, khi từ Cà -phê Tùng trở về, trên đường Hàm Nghi, gần tới Nhà thờ Tin lành Dalat, gặp nó vẫy đuôi , như quen từ lâu. Tôi đưa bàn tay, nó liếm, tôi bèn vuốt ve lưng nó, tấm thảm tro màu xám . Nó theo tôi không dứt, đuổi thế nào, nó cũng vẫn đi theo. Cởi thắt lưng da, tôi xích cổ nó dắt về . Biết là chó cái, mộtsinh viên đi cùng can : chó cái thì nuôi làm gì ? Tôi không nghĩ thế. Tôi đưa nó về Saigon, thế là anh Huyến chủ trọ không chỉ nuôi mình tôi mà lại thêm con chó cái Lili :
"... Mỗi khi tôi ra rừng cao su gần nhà, nó theo tôi như con Lu lu trắng ( chó chủ nhà ). Chúng nó rất vui , vẫy đuôi lia lịa. Tôi trèo lên cây cao su, rễ cụt nằm ngả người để đọc những trang sách mới nói về cuộc sống, thế nào là xã hội thực thụ ở Nam Tư , tác giả Milovan Djlas - nó cũng nằm ở gốc cây như canh gác cho tôi. Đó là con Lili. Tôi ve vuốt vá thương hại nó, lần nào đó cách đây ít ngày nó bị ốm tưởng là chết. Là vì, tôi gặp nó thường ra đứng ngóng mỗi chiều ở ngã tư , như để đón ăn hoặc làng thang ngong đón đực thì phải. Tôi gọi nó về, cầm cái gậy lớn đánh nó đâu 4, 5 cái thật đau. Nó kêu ăng ẳng chạy ông tuốt, tưởng nó sẽ không trở về. May mà chiều tối nó trở về, lê chân sau thật thảm, hóa ra nó bị trụy thai- tưởng lần này - phải đào hố trong rừng cao su chôn nó. Tôi rất ân hận khi nhìn thân xác gầy nhọm đi, và dử mắt nhoèm 2 bên mi, nó yếu quá, vẫn theo tôi, và không thể trèo lên gốc cây cao su như mọi lần.
Tôi không đủ tiền, nên không biết có cách nào đưa nó đi chữa chạy, thôi thì đành phó thác mạng cho định mệnh an bài. Nó không chịu ăn cơm và tôi đành phải bóp bụng mua cho nó một hộp sữa đặc pha hàng bữa, lúc đầu nó chỉ liếm láp sơ sơ. Nhưng ít ngày sau nó hồi lực và bây giờ thì khá rồi. Tôi mừng mãi. Và từ đấy, nó không dám ra đứng ở ngã tư như xưa nữa. Tôi nhìn nó , tự nhủ : đới sống khốn nạn này không cho phép tôi đi làm để kiếm đủ miếng sống cho bản thân và nuôi thêm người bạn đường : một con chó cái ...*
------
* Khu rác ngoại thành / The rubbish tip outside the city / The Phong - translated by Đàm xuân Cận .
nxb Thanh niên Hànội tái bản, 2006.
Lili còn là nguồn cảm hứng cho tôi làm thơ, tôi tặng nó một bài :
... Một con chó lạ tiễn chân tôi rời núi rừng Đà Lạt
theo chân tôi về thành phố man dại bỏ lại phía sau
một con chó cái âu yếm liếm bàn chân tôi phiêu lưu
dường như nó quyến luyến thương tôi quá nhiều đơn độc
nằm dưới chân tôi cả phút giờ quạnh quẽ tâm hồn
tôi làm thơ mô tả cuộc sống thế kỷ này bon chen
những giáo mác tua tủa xâm độc nhằm phía tôi lao bắn
tôi đặt tên cho nó như tên nàng ca sĩ đợt sóng mới Lili
tôi vuốt thảm lông xám tro như tóc người yêu bỏ cuộc
tôi leo đường dài đổ dốc có bạn huyền đề bốn chân
tôi người chủ trãi có kẻ săn sóc trại vườn
khí giới có tâm hồn định đọt kẻ thù của chủ
tôi bị bội phản nên vô cùng quí chó
tôi nhiều tình thương nhân bản nên quí các em bé
tôi đầy khôn ngoan nên không mưu trưởng giả
tôi có nhiều nhiệt tình nên quí mến tuổi thanh niên
tổ quốc chúng ta hôm nay phủ ngập rừng chông
lòng yêu nước các anh cần sự canh chừng loài chó
các anh ngửng mặt lên cao và đừng ngã đó ...
TRƯỚC MẮT NHÌN THI SĨ / THẾ PHONG
Đôi khi tôi kể chuyện về Lili cho anh em nghe, có người, lại cho tôi là khinh thị con người. nhưng làm sao được, khi mà loài vật rất trung thành và hãy nhìn Lili thì biết. Không giận tôi đã đánh nó, không hẳn là nó dễ quên; vì mỗi lần tôi bắt gặp nó lởn vởn ở gần ngã tư, tôi hét lớn gọi nó, lập tức nó chạy đi ẩn náu, lát sau mới thấy nó về. Hoặc, nó thấy tôi gọi với dáng điệu ít gay gắt, nó cụp đuôi chạy về, nem nép nằm một chỗ, mắt đen láy ngước nhìn lên, khi thấy tôi tới gần. Nó rất luyến mến chủ, nghĩa là không bội ơn, man trá, lại biết sợ lẽ phải. Ý định làm sáng tỏ sự thực loài chó thông minh, trung thành; tôi viết rất say sưa, lại hợp tình, hợp cảnh, cảm thông nhân bản loài chó trong truyện Con chó liêm sỉ * . Không sao được, khi mà, loài người, có kẻ như thế này:
----
* trong tập truyện Khu rác ngoại thành / The rubbish outside the city / The Phong - translated by Đàm Xuân Cận - nxb Thanh niên Hànội tái bản, 2006.
... bạn bè tôi trưởng giả áo quần tây phương chau chuốt
mùi thơm vẻ đẹp, lời ngon ngọt, giọng vô cùng bặt thiệp
đã chào bán rẻ tổ quốc chúng ta không bằng hiệp ước
những dòng chữ viết con kiến nào, mẫu tự nào truyền đạt đến tay
là bán đứng khổ đau chúng ta ngọt hơn đường hóa học
những kẻ ấy, chúng nó bán tổ quốc và cờ chúng ta cùng một lúc
rồi cao chạy xa bay, chúng ta chậm chân tiến sau tàu bay
chúng nó đi rồi, ở trên bầu trời, làm sao theo kịp
lý luận dễ hiểu,
ngoại nhân không cần mang máy chụp hình
nhưng mẫu tự bắt đấu chuyển vần sang vần trắc ...
THƠ LÀM LỚN DẬY CON NGƯỜI / THẾ PHONG
Không sao được, nhiều nhà văn thơ trên thế giới, từ đông sang tây, tự cổ chí kim , chỉ viết về loài người mà có bao giờ hết bất công trong xã hội đâu ? Nên, tôi đã chấp nhận nhân sinh quan con người tiến bộ và nhất là người làm văn nghệ phải nhận định được chiều hướng nào để theo, đỡ làm khổ bản thân - bởi - một khi thấy bất công, xấu xa càng nhiều, mà công việc làm như muối bỏ biển, ném cát vào sa mạc :
" Eugene Evtouchenko * đưa ra ý kiến- với ông - thì chẳng có gì gọi là quốc gia và cộng sản. Chỉ có người tốt và xấu, ông ta đứng về phía công dân tốt tranh đấu cho xã hội hoàn vũ để số người tốt tăng mãi lên. Song, chúng tôi quan niệm. Rằng, 30 vạn năm nữa, thì người xấu vẫn chưa thể hết, nói thế, không có nghĩa là chúng ta đành bó tay. Nhưng chúng ta phải biết thế mà vẫn tranh đấu. Những người xấu sẽ ít hơn độ xấu ở thế hệ sau và sẽ được người tốt kháng đối, tiêu diệt tiếp theo cái xấu ấy ..."
----
* lời vào dề cho sách EUGENE EVTOUCHENKO : NHÀ THƠ & CUỘC ĐỜI. Bản việt ngữ : Đường bá Bổn, Đại Nam văn hiến xuất bản , Saigon 1964 .
lần tái bản thứ 1 do nhà xuất bản Đồng Nai cấp phép năm 2004 - bản dịch được thay tựa : EVTOUCHENKO : HỒI KÝ VĂN CHƯƠNG VIẾT SỚM ( in chung MAIAKOVSKI & MỐI TÌNH CÂM / ELSA TRIOLET / Thế Phong dịch .
( chú thích sau)
Không sao được , khi loài chó còn biết nghĩa nhân, không phản bội, lọc lừa - mà nhà văn thơ còn thưa thớt viết về chúng nó. Và nhất là, khi tôi có chúng ở bên, chúng cấp cho tôi tư liệu sống cần thiết cho sáng tác. Chúng nó rất đáng được bảng vàng, bia đá, bởi, chúng giúp cho con người xây dựng xã hội này tốt đẹp. Một chú chó trong thế chiến thứ 2 có nghĩa với chủ, như một chuyện nào làm tôi cảm động mãi mãi vẫn chưa nguôi. Một chủ, nuôi con chó ở bên , 2 buổi chủ đi làm, nó theo chủ đến bền xe buýt. Tan sở, chủ ra bến xe buýt về nhà, đã thấy nó vẫy đuôi đợi. Rồi chiến tranh. Chủ nó chết vì bom đạn nơi sở làm. Nó vẫn đợi, hai buồi đón chủ ở chỗ ngày xưa vẫn đợi chủ đi và về. Và ngày này sang ngày khác, tháng qua năn, nó vẫn đợi ỡ chỗ bến xe buýt, nhưng không có lần nào gặp chủ. Mắt nó nhoèm đi, đầy nhừ , vì già, vì ăn uống thất thường, vẫn chờ đợi chủ và chết đợi chờ trên bến xe buýt quen thuộc. .
Không sao được, khi loài người còn cảnh này : đàn bà vội xé khăn tang khi chồng qua đời trong chiến tranh , thù ghét loài chó trung thành. Nhà chúng tôi trông ra đường lộ lớn, nối liền Ngả 4 Bẩy hiền tới sân bay Tân sơn nhất, Nhà thương Cộng hòa, trục nối liền sang miền Đông, về miền Tây. Và rất nhiều đám tang thanh niên phủ quốc kỳ trong cuộc nội chiến, tôi viết:
...Phía hông nhà chúng tôi , gian nhà bầy giướng trận
không còn lối đi vào, ngòng ngoèo như đường hầm
những cô vợ lính đến thuê, không làm gì, ngoài ngủ
chồng họ từ lâu ngoài mặt trận vẫn chưa về
tờ nhật báo loan hàng ngàn thanh niên bỏ thây,
phơi thịt ngoài trận địa ...
Tiếng khóc xé tan như mảnh lụa đầy âm thanh hỗn loạn
bệnh lý dâm loạn từ đây phát thanh bằng miệng
một ngàn binh sĩ Việtnam hy sinh từng ngày
trong khi địch tử trận 4 lần hơn ...
mảnh giấy báo nội hóa chóng úa vàng dán đầu giường trừ ma quỉ...
. Đường lộ nhà tôi, ngoài kia, buổi sáng
có kèn đám má gióng trống
sáng sáng, chiều chiều, chiếc xe nhà đòn
không tang quyến theo sau
ai qua đời, buổi sinh thời,
đời sống ra sao chết buồn lặng lẽ
thanh niên,
phải rồi, các bạn chết đi
, cờ tổ quốc phủ quan tài
thiếu phụ
môi hồng đã vội xé khăn tang
cưới tình nhân mới
đứa con cùng mẹ, khác cha,
thảm kịch gia đình nào đây,
trong tương lai
và rất ghét loài chó trung thành,
của loại đàn bà đa tình...
THƠ LÀM LỚN DẬY CON NGƯỜI / THẾ PHONG
Cứ gì phải là bây giờ mới có cảnh này, xưa kia, Trang Tử đã từng thử đàn -bà -vợ trong cảnh quạt mồ, mong cỏ chóng mọc, mọc rồi đi lấy chồng mới . Và bài thơ của hình ảnh đời sống của nồi da nấu thịt đã 3 tuổi lửa, tính từ năm 1965- khi quân đội Mỹ đưa quân vào Đằ Nẵng cùng với khối vũ khí đạn dược nhiều như núi, tàu bay , xe tăng, trực thăng, dạn pháo - chiến cuộc này càng ngày càng tàn khốc , số phận thanh niên chết đi càng nhiều gấp bội phần.
Ngày 7 tháng 7 năm 1963, nhà văn Nhất Linh tự tử, nghe tin, tôi buồn lặng người. Nhưng, tôi rất mừng cho đàn anh văn nghệ đã biết chết rất đúng lúc. Sau này, con trai đàn anh, bạn Nguyễn tường Thiết
( 1940 - ) tới nhà, hỏi tôi ý kiến: có nên ra báo vào thời kỳ chính phủ Diệm đang bót nghẹt họng dân chúng không ? Tôi khuyên bạn chưa nên... Và tôi làm 1 bài thơ đúng vào ngày thứ 49. - đưa tang chủ soái Tự lực văn đoàn - hình như - một số không đi đưa tang, tránh l đôi mát cú vọ công an chìm dòm ngó. Lần gặp luật sư Nguyễn tường Bá ( 1932 - ) ở nhà hàng Thanh Thế , hỏi , tôi có đi đưa tang ông Nguyễn tường Tam? ( 1907- 1963) Trả lời : - không bận, không đi, tôi sợ công an - song, có thể tới vào ngày cầu siêu 49 ngày - lời hứa là hứa cuội - vì thế - bài thơ này ra đời vào ngày ấy ở quán La Pagode :
. .. Rồi , một chiều thong dong, ăn vận áo quần chỉnh tề
ngồi gác chân, hách dịch, gọi bồi mang tách cà phê buổi sáng
tôi chống đối tôi, con người trưởng giả biết sử dụng đồng tiền
tờ báo hàng ngày đâu rồi, lơ đãng nhìn, tâm hồn tôi phiêu du
sóng nhạc tự do vượt biển tới đây của người phương tây
người Á châu ý thức gì, chung quanh mình, chông gai chịt chằng
có một âm thanh hắt vào óc tôi lạnh buốt kim
nhà- văn -Nhất- Linh-uống-độc-dược-chết-đêm-bẩy-bẩy
tờ nhật báo cho lên hàng tít đầu những hàng dài tiểu sử *
một đôi câu phù thủy chữ náu ẩn làm tôi chau mày
lý do nào minh chứng cho văn chương Á châu tượng trưng
tôi bỏ tách cà-phê buổi sáng uống dở chừng vào buổi chiều
bâng khuâng nhớ nhà văn không còn ngoài đời mãi mãi
bài thơ
trong tập THƠ LÀM LỚN DẪY CON NGƯỜI
mang những số 7 và 7 dương lịch, năm một chín sáu ba
7 rồ 7 ngày thứ 49 tính theo âm lịch,
Nhất Linh đi đời nhà ma
kẻ nằm trong mộ
lại cầm vận mệnh những người còn sống.
7 & 7 - & RỒI 7 .
THƠ LÀM LỚN DẬY CON NGƯỜI / THẾ PHONG
-----
* điểm qua các tờ nhật báo, tuần báo, tạp chí mà tôi đọc bài chiêu niệm Nhầt Linh, mạnh bạo nhất chỉ có nhật báo Đồng Nai ( chủ nhiệm: Huỳnh thành Vị ) đã cho cái chết nhà văn Nhất Linh để chống độc tài .
( ông Ngô đình Diệm lên nắm chính quyền là ngày 7 tháng 7/ 1954 - từ ngày đó - 7 tháng 7 coi như kỷ niệm lớn của nước Việtnam cộng hòa. ( gồm thời đệ I và đệ nhị Cộng hòa ).
***
Thi sĩ Đông Hồ ( 1906- 1966) làm thơ chiêu niệm Nhất Linh đăng trên tạp chí Bách khoa, Vũ hoàng Chương nữa, bào nào tôi quên không nhớ. Với Vũ hoàng Chương. tôi chẳng mấy tin sự chân tình, vì thời kỳ mới đây, tập Hoa đăng , sản phẩm thỏa hiệp văn chương đầu hàng , ca tụng gián tiếp chính phủ Ngô đình Diệm , được Giải văn chương Toàn quốc. Thi sĩ Vũ hoàng Chương được cử đi ngoại quốc họp hành hội nghị văn chương này nọ và được tưởng thưởng một số tiền lớn . ( kẻ không ưa lên tiếng, mưu luận cố vấn tổng thống Diệm sao không nghĩ ra chước mua lại tờ vé số trúng độc đắc 1 triệu đồng đem tặng VHC , rồi ra lệnh cho báo chí loan tin đồng loạt, có phải là tuyệt vời, hơn là trao giải thưởng văn chương, làm lộ mặt hề của nền văn chương bồi bếp ? ). Thật mà nói, không có một nhà văn nào không ăn nhơ ở bẩn với chính phủ mà được đi công du ngoại quốc hoài hoài đâu ?
Vì thế, PENVIETNAM là cái gì, hẳn bạn đọc đã tự hiểu, và trong năm 1962, tôi đã viết về cái gọi là Văn bút VN : "... Trung tâm Văn bút Việtnam , tên của hồi sau ngày Phạm việt Tuyền và linh mục Thanh Lãng ( 1924- 1990 ) điều động , cho cái tên hay như thế ! Một người Việtnam ở hải ngoại nhìn vào sinh hoạt văn nghệ VN chẳng hạn, phải có tâm đạo mới nghĩ rằng : chẳng lẽ những nhà văn tăm tiếng nhất của VN lại không có trong đó hoặc là có trong đó đầy đủ nhất...* "
-----
* HIỆN TÌNH VĂN NGHỆ MIỀN NAM: 1957- 1961 / THẾ PHONG - Đại Nam văn hiến xuất bản, Saigon 1962. Nhà văn tăm tiếng mà tôi dùng ở đây : champion de la plume thì không vào hội; còn nhà văn tầm tầm hạng nhì, ba, tạm gọi écrivain renommé đầu hàng chính quyền làm văn thám, văn công bám víu lợi quyền.
Khi tác giả Vũ hoàng Chương làm một bài thơ ca tụng cái chết thượng tọa Thích quảng Đức
( in rô-nê-ô phát không) , lại do chùa Xá lợi đảm nhiệm ấn hành, phân phối. Tôi chẳng mấy thiết tha, vì tin rằng tác giả có thực lòng. Vì, tôi đã nghĩ thế này về nhóm Phạm việt Tuyền , trong đó có Vũ hoàng Chương. Khi chính quyền Diệm còn vững, họ là tay sai ( trực tiếp hoặc gián tiếp ) trung thành và có cái lồi chê bai chính quyền, như : Chẳng hạn, tổng thống Ngô đình Diệm đáng chê trách thật, nhưng trong giai đoạn này không ai có thể thay thế một vị tài đức có thừa, tiếng tăm vượt biên giới quốc gia v.v... - lối chê này nguy hại gấp triệu lần khen. Cho tới khi nhìn thấy chính phủ Diệm sửa soạn đổ, bà Trần lệ Xuân vợ cố vấn tổng thống ra ngoại quốc giải độc dư luận toàn cầu - thì báo do chính phủ Diệm trợ cấp trở đầu chống đối, chửi bới, bây giờ lại hô hào toàn thể báo giới Saigon gia nhập ngày đình công tập thể để phản đối nhà nước .( như kiểu Ngày Ký giả đi ăn mày đã tổ chức ở Saigon ), để xóa tôi, lập công. Một sảo thuật chính trị nữa, theo voi hít bã mía nhưng biết lúc nào cần thì nhả bã . Những ai làm chính trị như nghề buôn không vốn làm giàu, nên theo sách lược của nhóm kia. Nhưng, ông chủ nhật báo Tự do Phạm việt Tuyền còn khá hơn hàng trăm kẽ lưu manh chính trị khác, bời, ông là thi sĩ Thanh Tuyền, tác giả tập thơ Phá lao lung. Một nhà thơ , dầu là tồi tàn cách mấy, kém giá trị tới đâu, tôi vẫn dành một sự quí mến - tùy theo ít hay nhiều - bởi, lương tâm họ vẫn chính trực, muốn góp làm chân ,thiện, mỹ thêm sáng tỏ - có thể, vì tài hèn trí mọn, hoặc bị một thế lực nào đó lấn át, mua chuộc nên họ đành chịu thua cuộc mà thôi.
Ngày 25 tháng 8 năm 1963, được tin một nữ sinh tự thiêu trước chợ Bến Thành, biểu tình chống chính phủ làm tôi xúc động mãnh liệt. Sau, biết phương danh: Quách thị Trang, tôi làm bài Tôi đã nhìn thấy gì? sau 2 tuần lễ cảm phục trước cái chết một nữ sinh thánh thiện hy sinh vì lý tường.
... bộ quần áo trắng ơi hơn cả xác nàng
đổ trên đường nhựa
em chết thật rồi ư? 18 năm trinh khiết
bỏ lại tình yêu
chữ Việtnam ai viết lên nền trời đen tối
hôm nay em tô chữ vàng dân tộc, dân quyền
bỏ lại các anh, những thằng trai 30 hèn nhát ...
còn nữa, những nữ sinh trường Nữ Lê văn Duyệt cắt vạt áo dài phía sau làm biểu ngữ, bãi khóa , căng trước cổng trường chống chế độ độc tài:
Tôi đã nhìn thấy gì , đôi mắt cận thị không thể nhìn xa
Tôi đã nhìn thấy gì, đêm qua, chúng nó tảo thanh giết người
Tôi đã nhìn thấy gì, đồng bào tôi khăn tang, đi chân đất, khóc òa
tôi đã nhìn thấy gì: người chị, người mẹ,
người em đợi con bỗng nhiên mất tích ..
tôi đã nhìn thấy gì,
đứa trẻ sơ sinh chết đi đêm qua
từ chối làm người
biểu ngữ trường học chắp lại bằng nhiều vạt áo dài thiếu nữ
chống đối chính quyền Ngô đình Diệm độc tài
tôi hô hào
không cho tương lai nghe
nữ quyền hôm nay phải là mẫu hệ ...
THƠ LÀM LỚN DẬY CON NGƯỜI / THẾ PHONG
( cỏn tiếp)
thế phong
( Sđd - trang 251 - 268.)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét