chất điên trong thơ nguiễn ngu í/ phan chính-
< www. vietvanmoi / newvietart.com >
"MÁ ƠI CON ĐÃ ĐIÊN RỒI" / thơ NGUIỄN NGU Í: MỘT KỲ THƯ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
bài viết: phan chính
NGUIỄN NGU Í
(ảnh trên Internet)
NGUiỄN- ngu- Í có tên thật Nguyễn hữu Ngư [1921- 1970], sinh tại làng Tam tân. huyện Hàm tân ( nay, xã Tân tiến, thị xã La- gi, Tỉnh Bình thuận). Là nhà văn nha báo, có nhiều giai thoại trên diễn đàn, văn học báo chí miền Nam, trước 1975. Thời đi học, ông được gia đình gởi vào Sài gòn , học trường Pétrus Ký (nay, Lê hồng Phong), đồng môn là Lưu hữu Phước, Huỳnh văn Tiểng- và là bạn thân của Trần văn Khê. [Vì vậy], ông Ngư càng có điều kiện tham gia phong trào thanh niên, học sinh tiến bộ, hoặc là phong trào truyền bá quốc ngữ. Những bất bình trước thời cuộc, con đường theo đuổi mà khát vọng không mấy suôn sẻ, gây dồn nén- nên chỉ còn biết này tỏ hành động ngu ngơ, như bất cần đời - [và được] thể hiện qua thi ca mang tính chất điên điên. Giáo sư Trần văn Khê viết về Nguiễn- ngu- Í,
"... có người nói anh khùng điên, nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý- vì lẽ - trong mọi cử chỉ của anh, tuy không giống ai,[ song] nó có cái ly do riêng của nó..."
Thời điểm khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Hàm tân, Nguyễn hữu Ngư tham gia trong Ủy ban nhân dân cách mạng, với chức vụ tổng thư ký- mà cha anh là Nguyễn hữu Hoàn, chủ tịch.
Sau, do tính bốc đồng [bỏ dở công tác], vào Sài gòn, ông Ngư lại tham gia phong trào yêu nước một cách hăng say. Theo nhận xét của ông Nguyễn hiến Lê,
"... anh Nguiễn -ngu -í [có] lý tưởng, nuôi nhiều mộng cao đẹp. mà gặp toàn những điều bất như ý; [rồi] cứ phải nén xuống, [ một khi] sức nén càng mạnh thì sức bùng càng dữ... Có lúc anh cười ghê rợn, rối ngâm thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn (thường là 4 câu) , anh làm thơ rất mau..." (trong tập QÊ HƯƠNG.) "
..." QÊ HƯƠNG'.../ NGUiỄN -NGU -I--
NGHÊ-BÁ-LÍ -- TÂN-FONG-HIỆB
3 bút danh của 1 Nguyễn hữu Ngư trên 1 tác phẩm.
(ảnh trên Internet)
Nói đến [Nguiễn- ngu- Í], người ta nhớ đến việc đề xuất cách viết chữ quốc ngữ[ kiểu mới]- và cách viết này đã được thể hiện trong tác phẩm của ông. Một số từ [được] cải cách theo ngữ âm :
NGHE = NGHE
PHÉP = FEB
TRẦN GIAN = TRẦN JAN
QUỐC = QẤC
Y = i * [nhất định không dùng Y]
-----
* chính vì điều này NGUYỄN HỮU NGƯ , đã thay chữ Y trong chữ NGUYỄN bằng chữ I. [NGUIỄN -NGU Í] .
Và, rất nhiều vị đã viết sai bút danh là NGUYỄN -NGU -Í ( trừ Nguyễn hiến Lê & Đỗ hồng Ngọc (cháu gọi Nguyễn hữu Ngư bằng cậu ruột). PHAN CHÍNH , tác giả bài báo này viết sai bút danh -.kể cả WIKIPEDIA cũng viết sai nốt.: (BT.)
riêng chữ Y thay bằng chữ I, nghe không ổn., chẳng lẽ viết THÂM THÚY = THÂM THÚI [ hoặc, THÁNH THÚY = THANH THÚI ; quả thật không ổn , vừa sai ngữ nghĩa, vừa làm hại danh dự nữ danh cá VNCH một thời-. BT]
Trên tấm danh thiếp hoạt động trong ngành báo chí., ông Ngư tự nhận [mình] là ký giả không chuyên nghiệp = CÍ JẢ KHÔNG CHUYÊN NGHIỆP (*). Dù không đước mấy ai đồng tình , nhưng vẩn[ ghi nhận] đó lá cách viết khá gàn bướng của nhà văn .
----
* BT cho băng chữ hoa.
Ngoài các tác phẩm biên khảo về lịch sử, [văn học], tiểu thuyết, và trong hoạt động báo chí, ông có nhiều bài thơ đầy cảm xúc , [vừa] ngang tàng lại pha chút điên điên. Ông Nguyễn hữu Ngư thường dược đưa vào Dưỡng trí viện Biên hòa [nay, Bệnh viện tâm thần] để trị bệnh, căn bệnh lúc điên, lúc tỉnh.
Năm 1970, ông Nguyễn hữu Ngư cùng 6 bệnh nhân khác được đưa vào Dưỡng trí viện Biên hòa , trong đó có cả [thi sĩ] Bùi Giáng. [Sau này] Dưỡng trí viện Biên hòa cho xuất bản THƠ ĐIÊN, ghi tiêu đề thơ tuyển của một số người đã & đang điên.
BÙI GIÁNG
ảnh trên Internet)
trái qua: Thế Phong -- Bùi Giáng -- Ý Nhi
(Ý Nhi, trưởng chi nhánh nxb Hội nhà văn Việtnam tại tp HCM
cho tái bản MƯA NGUỒN/ BÙI GIÁNG
lần đầu tiên sau 1975 - một thi tập xuất bản năm 1962 tại Saigon)
(ảnh chụp tại Chi nhánh NXB/HNV, 371/ 17 Hai bà Trưng, quận 3, tp.HCM)
Theo ông Tô dương Hiệp (con trai nhà văn Bình nguyên Lộc - Tô văn Tuấn), bác sĩ điều trị cho ông Nguyễn hữu Ngư, [thì] :
"... những người TÂM BỊNH, chứ không phải GIẢ BỊNH, để tìm sự độc đáo. Chúng tôi (TDHiệp) rất quí những bài thơ này, vì giúp cho chúng tôi hiểu được tâm trạng người bịnh...- họ là những tâm hồn cô độc, nạn nhân của những biến cố đau đớn dồn dập..."
***
Thơ Nguiễn- ngu -Í chân thật, mang nặng ưu tư:
Kiếp sau cứ làm người
Còn bao nhiêu việc trên đời, còn bao ...
[1947)
Má ơi con ám điên rồi
Má còn trông đứng, đợi ngồi mà chi!
[1950]
Nằm đây mà ngó lên trời
Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa
Nằm đây mà như mơ hồ
Những xanh tóc ấy bây giờ ở đâu ?
[1960]
Ta đi lang thang
Ta nói tàng tàng
Ta cười nghinh ngang
Ta chửi đàng hoàng
Ai hiểu không?
Ai nghe, ai thấy ?
(...)
thơ NGUIỄN -NGU Í
Ngày nay, trên ngọn đồi cát hoang sơ, ở cuối bờ biển Tam tân, có một khu mộ của [đại gia đình Nguyễn hữu Ngư. Gồm cha mẹ, em gái - và [cả] phần mộ cải táng của ông. Không thể nhìn lân đâu khác, vì chữ ghi trên bia mộ, đều đúng như cách viết của [Nguiễn -ngu Í] lúc sinh thời, đã viết trong tác phẩm văn chương của ông. []
PHAN CHÍNH
< ttrích www.newvietart.com >
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét