Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi / tạ tỵ / kỳ 5




                                   NHNG KHUÔN MT VĂN NGH
                                             ĐÃ ĐI QUA ĐI TÔI
                                                       hồi ký tạ tỵ 
 kỳ 5

- ...thượng sỹ vốn không đẹp trai  ...  dễ vẽ.. - lương xuân nhị, chi hội trưởng văn nghệ liên khu... nổi tiếng, quả thực  giá trị tranh lại tầm .... không xuất sắc  -   vẽ  thượng sỷ cởi  ch  ... ' sao các cậu ,  tạ tỵ, bùi xuân phái  vẽ ... đểu  thế !  ...  -  lương xuân nhị trao tiền công tác phí,  thượng sỹ rủ tới quán  cà ...  ngắm ... mấy cô    - quang dũng tới quán cà phê mai hắc đế .... sáng tác được 1 bài thơ  hay đáo để  ... -  lan sơn xấu trai, làm công an, đeo súng xệ ,bảnh chọe ,  cũng vào quán mai hắc đế hai cô để ...  - tạ tỵ  chê...dở  như hạch,  ai vỗ  ... bao súng... đe cho tạ tỵ  ...sơi kẹo đồng ... - họp đại hội văn nghệ liên khu 3 ... gặp xuân diệu -  nếu hắn ta khen ai đẹp trai -    tối  hắn ...   mò   ...thì ...  -  đinh hùng không mấy ưa vũ hoàng chương.. nhưng đó là chuyện riêng , cũng  như ... văn cao, phạm duy   - phạm cao củng   lấy được vợ đẹp ... nhờ cô nga   mê ....  trinh thám ...


Tôi và Phạm Duy lại gặp nhau ở Liên khu 3, Duy đã rời bỏ vùng rừng núi  để trở xuống đồng bằng.   Lúc này Duy đã nổi tiếng lắm, hầu như ai cũng hát và nghe nhạc Phạm Duy.   Trong thời gian kháng chiến có mấy  nhạc sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Phạm Duy, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Phúc , Tử PhácTô Vũ,
Nói cho đúng , chẳng phải Việtnam thiếu nhân tài về nhạc, có rất nhiều nhạc sĩ khác;nhưng những ca khúc của họ không được phổ biến rộng rãi - một phần,  không có môi trường; phần khác, sáng tác của họ không đi đúng tâm lý  quần chúng kháng chiến.   Lúc gặp  lai nhau, Phạm Duy cho biết, rời bỏ Khu I để thay đổi không khí, Duy thích đi  đây đó để tìm hứng sáng tác. Trong những ngày sống ở Liên khu 3, hầu như Duy không đi đâu, ngoài khu vực Chợ Đại, Cống Thần cùng vài vùng kế cận.   Ở chợ Đại , không phải Duy chỉ dan díu với một mình Thái Hằng, còn các cô gái khác đã cùng Duy đi vào khung trời tình ái; trong số đó, có cô đã yên phận chồng con.   Duy có số đào hoa nên đến đâu cũng có đàn bà đợi sẵn.  Tôi được nghe anh em kể lại, ở chiến khu I, trong thời kỳ sinh hoạt văn nghệ liên khu, một người bạn đã đố Phạm Duy , làm sao  tán được  cô gái bán quán trong khu vực sinh hoạt.   Nếu Duy lấy được chiếc dây chuyền đeo ở cổ cô ta để chứng minh, anh ta sẽ đãi Duy một bữa ăn, tùy ý Duy chọn lựa.   Duy nhận lời.  sáng hôm sau, Duy đưa sợi dây chuyền bằng vàng cho mọi người xem và nói :
-Nếu không tin, cứ ra vườn chuối ở góc khu nhà bếp, thấy cây nào đổ nghiêng, đúng chỗ đó !
Những cuộc tình đến và đi, Duy coi như trò đùa, vì mục đích chỉ dùng nói để giải tỏa vấn đề sinh lý !  Có lẽ do định mệnh đẩy đưa, chỉ riêng với Thái Hằng, Duy mới  tình đến việc hôn nhân .  Tính tình Duy rất hồn nhiên, thích nói tục; nhưng cung rất kiêu hãnh về tài năng thiên bẩm.
Tại chợ   Đại, tôi còn gặp nhà phê bình Thượng Sỹ ( tên thật Nguyễn Đức Long).  Anh có một gian nhà  với một chiếc giương tre cũng nhỏ.   Cửa nhà không bao giờ khóa, ai muốn  ra vào lúc nào tùy ý.  Quần áo khi nào bẩn mang ra ao giặt xong , đem vứt lên mái nhà, lúc nào khô lấy xuống.   Nếu có việc đi xa vài hôm, những chiếc quần áo đó cứ nằm nguyên trên mái, chờ tới lúc anh về.  
Bùi Xuân Phái lúc này cũng gần như sống  thường trực ở chợ Đại, do vậy, mỗi lần tới  đây, chúng tôi lại gặp nhau.   Tôi và Phái xách giấy bút đi vẽ, lúc mệt,  ghé vào nhà Thượng Sỹ nằm nghỉ.    Chúng tôi vẽ hình Thượng Sỹ dán khắp vách nứa.   Thượng Sỹ vốn không đẹp trai, nên dễ vẽ  lắm.  Nhiều lúc đùa nhả , tôi vẽ Thượng Sỹ mặc bộ đồ của ông Adam, chống gậy mò mẫm trong đêm khuya.   Nhưng tính tình anh rất dễ thương, nhìn thấy những nét vẽ, dù tử tế hay châm chọc; anh cũng chỉ cười và tự hào rằng, cả khu chợ Đại, không có gian nhà nào có được những nét vẽ của tôi và  Bùi Xuân Phái .   Trong thời gian kháng chiến, Thượng Sỹ không làm việc cho cơ quan nào, anh sống nhờ vào mấy đà nem  chuyện buôn lậu giúp đỡ .
Vào khoảng đầu mùa hạ nắm 1948, chúng tôi gặp họa sĩ Lương Xuân Nhị  tại chợ Đại.   Không biết do đâu , anh Nhị được bầu làm chủ tịch Chi hội văn nghệ Liên khu 3.   Chắc chắn anh này không phải đảng viên .  Anh mời chúng tôi gia nhập Chi hội và cho biết " Trên"  đang cần những sáng tác về văn cũng như hoạ đê cao những thànht ích kháng chiến chống Pháp .  Cả ba chúng tôi đều hăng hái nhận lời.   Thượng Sỹ yêu cầu, muốn đi tìm đề tải viết hay vẽ phải có tiền, lúc này anh em đều cạn túi.   Anh Nhị đồng ý, hẹn trong một tuần sẽ trở lại đưa tiền và Chứng minh thư  giới thiệu với  các cơ quan  hành  kháng địa phương.   Sau đó ,tôi  trở về quê nhà, còn Bùi Xuân Phái thường ở lang thang, gặp bạn chỗ nào ở chỗ ấy, còn vấn đề ăn uống cũng dễ, cứ vào cơ quan Bình dân học vụ ghi tên, đến bữa  có ăn .   Cái ban kịch Bình dân học vụ năm ngoái tôi đi theo một thời gian, bây giờ đa tan rã và tất cả nhân viên ban kịch đều làm việc cho cơ quan  chuyên chống nạn mù chữ, hiện đồn trrú tại một làng gần chợ Đại do Nguyễn Hữu Đang phụ trách.   Tôi gặp lại vợ chồng Văn Thanh.  Họ vẫn chưa có con.  Bây giờ chỉ có một mình Văn Thanh đi làm, còn vợ anh ở nhà lo việc nấu cơm.   Một lần ra chợ Đại, tôi  thường tới ăn cơm với gia đình anh.    Gian nhà vợ chồng anh ở, do một gia đình nông dân cho mượn, khá khang trang, sạch sẽ, có cửa sổ trông ra cánh đồng bát ngát, rất nên thơ,
Đúng một tuần sau, tôi lại đeo xa-cột đi chợ Đại đến tìm Thượng Sỹ. Khi gặp, Thượng Sỹ cho biết:
Lương Xuân Nhị có đến đây bữa qua, hẹn hôm nay sẽ quay lại,  tôi có nhắn Bùi Xuân Phái rồi,  lát nữa, thế nào Phái cũng đến.
Tôi tháo chiếc xả cột treo lên phên nứa, xong, nằm xuống giường.   Tiếng kêu cọt kẹt của nan tre như muốn gẫy.   Tôi hỏi  đùa Thượng Sỹ :
- Chiếc giường phản động cứ kêu ấm ầm. làm sao mần ăn ?
Anh ta cười híp mắt , trả lời nửa đùa , nửa thật:
-Mình còn kêu to nó nữa, cậu ơi !   Mà này,  sao các cậu vẽ tôi đểu  vậy ?   Tôi cởi chuồng trong nhà  chứ có cởi chuồng ở ngoài chợ đâu mà các cậu lại vẽ xuyên tạc ?  Nhưng các cậu vẽ tôi giống  quá !
 Chúng tôi đang nói giỡn , thì Phái đến.   Phái bỏ chiếc mũ vải ra, để lộ vầng trán cao, đôi mắt thật sáng, với bộ râu đỏ hoe, nhưng nụ cười lúc nào cũng ngơ ngác.   Phái hỏi:
-  Các cậu có chuyện gì vui thế ? Lương Xuân Nhị đưa tiền rồi à ?
Thượng Sỹ giương cặp mắt đỏ lòm, nhìn Phái, nói :
- Đang chờ đỏ mắt đây!
Phái nhỏ nhẹ:
- Mắt ông lúc nào chả đỏ, cứ gì chờ tiền !
Ý của Phái muốn nhắc đến bẫnh đau mắt hột mãn tính của Sỹ.
Để thâu bớt khoảng thời gian chờ đợi, tôi và Phái lại lôi giấy bút ra vẽ Thượng Sỹ.   Chúng tôi moi ra những nét thật đặc  biệt nhằm trêu  chọc Sỹ hơn là vẽ cho đẹp.   Chúng tôi thuộc đặc điểm của Sỹ đến độ không cần nhìn, vẫn vẽ được.   Có vài tấm trông tục quá , chính chúng tôi phải tự tay xé đi.   Chúng tôi nói chuyện tào lao và nhắc nhở đến kỷ niệm Hànội. . Chừng môt tiếng đồng hồ, sau, Lương Xuân Nhị đạp xe tới, vai đeo chiếc túi vải, sắc mặt chúng tôi tươi hẳn lên ; nhường chiếc giường cho Nhị ngồi.   Họa sĩ Lương Xuân Nhị , tuy nổi tiếng, nhưng quả thực, tranh của anh tầm thường, không xuất sắc.   Anh trắng trẻo, trông nho nhã, ăn nói dí dỏm.   Anh vốn thuộc con nhà giầu đất Bắc, nhất là gia đình bên vợ, do vậy, khi sống ở Hànội, anh có một đời sống khá sung túc.  Hơn nữa, tranh của anh tuy tầm thường, nhưng lại đánh trúng vào khiếu thẩm mỹ của thực dân  nên bán được.
Thượng Sỹ lên tiếng trước:
- Sao vấn đề công tác có gì thay đổi không anh ?
Lương Xuân Nhị nói từ từ :
- Không, tôi có mang theo tiền  công tác và 3 Chứng minh thư cho các anh đây , bây giờ tôi giao tiền cho anh nào ?   Mỗi anh được lĩnh 1000 đồng trước, sau đó, khi nào có sáng átc, các anh sẽ nhận thêm, tùy theo giá trị của tác phẩm.
Thượng Sỹ kêu ầm lên :
-Số tiến ít quá làm sao đi công tác dài hạn được ?  Với số tiền này, chúng tôi chỉ tiêu trong 1 tháng là hết !   sau đó, lại cón mất thời gian  dài làm việc tích cực  mới có tác phẩm, như anh đã biết !
Lương Xuân Nhị cười:
- Biết rồi, khổ lắm !   Tôi đã trình bày với Tổ chức , đúng như anh Thượng Sỹ vừa nói, nhưng họ bào cứ làm việc đi đã, sau đó sẽ tính.   Mọi người đi công tác tìm đề tài, tài liệu đều được hưởng mức thù lao công tác như nhau, do vậy, không có lý do nào để tôi có thể đòi hỏi hơn cho các anh được .
Nói xong, Nhị  mở túi  vải lấy tiền và 3 Giấy chứng minh thư đưa cho Thượng Sỹ.   Anh này cầm tiền và Chứng minh thư xong, hỏi:
- Sau khi đi và tiêu hết tiền, chúng tôi có phải làm báo cáo chi tiết cho anh không ?
Nhị nói:
- Khỏi cần báo cáo chi tiết về tiền, các anh chỉ báo cáo về công tác thôi.   Tôi sẽ liên lạc với các anh  sau về vấn đề này.
Chúng toi đều cười ha hả, vì thấy việc chi tiêu số tiền không mấy khó khăn về thủ tục.   Thượng Sỹ hỏi tôi và Phái:
- Bây giờ cậu nào làm thủ quỹ đây ?
Đi công tác chung, tiêu pha cũng chung; vậy cần 1 người giữ tiền cho tiện.   Phái đẩy ngay việc ấy cho tôi, vì không phải nhận tiến là đi ngay, cần có thời gian chuẩn bị.   Tôi  cho tiền và tấm Chứng minh thư vào xà-cột.
Sau khi  chuyện tiền bạc xong xuôi, chúng tôi mời Lương Xuân Nhị đi uống cà phê tại quán Mai Hắc Đế.  cái quán này chẳng những có cà phê ngon  mà chủ nhân là mấy chị em, tuy không xinh đẹp bao nhiêu; nhưng rất quý nghệ sĩ.   Nếu uống xong, có tiền trả cũng được, thiếu chả sao !   Nhà thơ Quang Dũng có lần đi công  tác qua chợ Đại, ghé quán Mai Hắc Đế  uống cà phê.   tại đây, anh đã có thi hứng làm được một bàit hơ hay.   Sau chầu cà phê, chúng tôi chia tay, mỗi người một hướng  và hẹn đến tuần sau , gặp nhau tại nhà Thượng Sỹ để lên đường công tác.   Tôi lại lầm lũi đi về phía quê nhà.  Búi Xuân Phái thất thểu đi lẩn vào đám đông, chả biết tối nay ngủ chỗ nào ?   Còn Thượng Sỹ người nhỏ thó, đi nhanh như con chồn lũi, chỉ một thoáng đã mất hút.   Lương Xuân Nhị cưỡi xe đạp táp ngang vào con đường  nhỏ dẫn đến làng Kẹo.
Thời gian  kháng chiến, thời gian sung sướng nhất, vì không có gì thôi thúc hoặc bắt buộc đúng ngày Trời, tháng Phật ! .    Quân Pháp sự thực chỉ chiếm được mấy thánh phố và vùng phụ cận; còn hậu phương thì bao la, muốn đi đâu cũng được, miễn có tiền và Giấy chứng minh thư hộ thân.   Trong suốt khoảng đời về sau, ngay cả bây giờ; không bao giờ tôi tìm thấy khoảng thời gian nào ưu ái đến vậy !   Nó in đậm trong tâm tyrí tôi, như một chứng tích không thể phai mờ .
Đúng hẹn , tôi đeo ba lô lên vai, xuống chợ Đại để gặp  Bùi Xuân Phái và Thượng Sỹ, để thảo luận về lộ trình: đi đâu trước, đâu sau; vùng nào có thể kiếm được tài liệu.   Ra mặt trận, chắc chắn không rồi, vì biết mặt trận nào mà đi, ai bảo vệ ?
Chuyến đi tham quan  của tôi về chiến dịch Đông Xuân ở quốc lộ 6  là chuyến đi đặc biệt, nay không có hoàn cảnh, hơn nữa; cả 3 chúng tôi đều không muốn bị gò bó vào cuộc sống  tập thể.   Sau hồi bàn tán xôn xao, cả 3 quyết định dùng thuyền đi lên phái Cống Thần, từ đó sẽ đi vào vùng Tề, với mục đích  tìm hiểu dân chúng trong vùng xôi đậu .
Vì biết  không đi xa, nên chúng tôi mang theo ít đồ, ba-lô nhẹ tênh.   Tiền, tôi để một ít ra ngoài chi tiêu, còn bao nhiêu tôi nhét tận đáy ba-lô cho chắc ăn.   Khỏang xế chiều , chúng tôi cùng xuống đò, chiếc đò chợ chở vào khoảng mươi người.   Người chủ đò không lấy tiền, sau khi chúng tôi xuất trình Chứng minh thư.   Chúng tôi lựa chuyến đò đêm để tránh máy bay.  Sự thật, từ chợ Đại đến Cống Thần, theo đường bộ không bao xa, nhưng chúng tôi muốn đi đò, vì  khi tới Cống Thần không biết có tìm ra nơi ngủ không; hơn nữa, vấn đề ngủ đò cũng là cái thú; vi có thể gặp may, được nằm kề một cô gái trẻ nào đó, nhưng thực tế, chúng tôi chỉ gặp những bà già quê mang hàng đi bán.   Khi đò cặp bến, mọi người lên hết, chỉ còn 3 đứa ngủ lại.   Chúng tôi không lên bờ, vì hàng quán đã tắt đèn nhiều.   Nhưng cũng không ngủ được, cứ tán dóc vậy.   Thượng Sỹ tự phong là đại sứ văn nghệ  !
Sáng hôm sau,  chúng tôi lên bờ, tiến vào giữa đô thị Cống Thần.   Nói cho đúng, cách thức sinh hoạt ở Cống Thần, chợ Đại, cũng giống nhau về mặt hình thức. Chỉ nội dung và lối làm ăn ở Cống Thần có vẻ bí mật, lại phát đạt nhiều hơn; vì đây là địa đầu nốit iếp giữa vùng tự do và vùng chiếm đóng.   Cống Thần có rất nhiều mặt hàng, mà chợ Đại không có.   Những hàng đó được mang từ Hànội đến, như vỏ xe đạp, máy chữ, đồng  hồ, bút máy v.v. ... Cống Thần còn có một tiệm ăn có tủ lạnh chạy bằng dầu hôi, làm ra nước  đá.   Ở hậu phương, thứ gì cũng có được, nhưng chỉ riêng nước đá thật quả tình hiếm !   Vì có nước đá, nên tiệm rất đông khách - phần nhiều dân buôn  lâu, hoặc cán bộ cấp cao đi công tác qua.  Vì tò mò, lại muốn thưởng thức vài cục nước đá đã lâu không được dùng, chúng tôi đều đồng ý vào tiệm, ăn bánh mì thịt nguội và uống nước chanh đá.   Ăn uống xong, lúc trả tiền,  chúng tôi mới té ngửa quá đắt'!  Chủ nhân quả tình là tay thợ chém có hạng !   Hơn 100 đồng cho một bữa ăn uống.   Nếu cứ cái đà  tiêu như thế này, chỉ trong vòng hơn 1 tuần lễ, sẽ hết tiền.   Ăn uống phè phỡn xong, Thượng Sỹ vỗ ngực, nói:
- Cần đếch gì,   tụi mình là đại sứ văn nghệ mà,  phải như vậy mới đúng cương vị của mình chứ !
Quanh quẩn ở Cống Thần nửa ngày, chẳng ai ghi nhận được gì. Đến trưa tìm quán cơm, ăn xong, lại lang thang nhìn thiên hạ dập dìu, nhìn vào những quán hàng nào có gái đẹp, cứ như vậy và đợi đến chiều là ăn nhậu.   Riêng ngày đầu đi công tác kiếm đề tài, đã tiêu hết gần 300 đồng, chả đứa nào ghi nhận được gì !   Buổi tối, chúng tôi đi xuôi khỏi đô thị Cống Thần đến một làng gần đó, trình Chứng minh thư, xin chỗ ngủ nhờ.   Đêm đó, trước khi ngủ,  tôi đề nghị : ngày mai 3 đứa sẽ đi ngược lên vùng Tề,  nếu có thể, đến chỗ  vòng đai trắng để nghiên cứu xem sao ?   Bùi Xuân Phái không nói gì, nhưng Thượng Sỹ kêu ầm lên :
- Không được, không được , thận trọng thiên kim!   Không thể liều như vậy , chẳng may gặp ngày tụi Pháp đi càn, thì chạy đâu ?
Tôi lại có ý kiến :
- Ngày mai tụi mình  cũng lại vào cái làng nào mà mới chỉ là vùng tề có một nửa thôi  ! (   tranh luận mãi cũng chán , vả lại ban ngày đi mệt rồi, nên ai nấy đều ngủ vùi ).
Hôm sau, chúng tôi  lại đi ngược lên, qua một cánh đồng khá  rộng dẫn tới một  làng Tề.   Càng đến gần,  phong cảnh càng tẻ ngắt, chứ không vui như các làng chưa tề .    Làng Tề, có nghĩa là đã theo Tây, nhưng chỉ theo  ban ngày thôi, ban đêm vẫn có du kích hoạt động.  Nếu ông Hội Tề nào   không ấm ớ theo  Tây  thật, làm hại kháng chiến, thì về chầu Diêm Vương ngay.   Vì thế, nên mới có câu' ấm ớ hội tề ' .    Nhưng những làng Tề  ở gần vùng Tây chiếm đóng, họ theo Tây hoàn toàn, sợ bị trả thù, nên tôi tối, họ vác chiếu   vào đồn Tây ngủ.
Chúng tôi đi qua chiếc cổng làng xây gạch, những vết đạn bắn lở lói, đó đây chưa được sửa chữa.   Lối đi trong làng lót gạch đỏ, chứng tỏ làng này trrước kia thuộc loại giàu có.   Vài căn nhà  bị cháy còn trơ lại cái nền đất.   Cảnh vật thật yên tĩnh.   Điểm đặc biệt, rất ít người đi lại trên đường làng, ngay cả trẻ con.   Nhưng người dân, hình như , họ sống thu hẹp dưới những mái lá, thản hoặc, nếu gặp, họ cũng lơ là như không mấy chú ý đến mình.   Tôi gặp một nông dân đi ngược chiều, vội hỏi:
- Chào anh, làm ơn cho hỏi thăm, từ đây đến  vòng đai trắng còn xa không ?
Anh nông dân nhìn tôi, như tìm hiểu, xong, nói nhỏ :
- Mấy đồng chí không nghe thấy tiếng súng sao ?  Tụi tây và lính gạch mặt  đang đi càn ở làng trên.
Nghe vậy,  không ai bảo ai, cả 3 chúng tôi đều cảm ơn anh nông dân, quay nhanh về đường cũ.   Nhưng, chúng tôi không tới Cống Thần nữa, đi tạt ngang cánh đồng rộng, tìm đường về phia Làng Cháy, từ đó sẽ đi Vân Đình.   Như vậy, cuộc đi này chỉ nhằm mục đích du hi nhiều hơn là đi tìm tài liệu xây dựng tác phẩm.
Đến khu vục làng Cháy , nơi đây cũng có 2 dãy quán chạy theo 2 bên lột đá, nhưng không sầm uất và vui như chợ Đại, hoặc  Cống Thần.   Chúng tôi ghé vào quán cơm, uống nước, nghỉ ngơi ít tiếng đồng hồ , xong, lại đeo ba-lô  tiến về phía Vân Đình.   Đến sẩm tối tới Vân Đình, các quán đã lên đèn với những ngọn đèn dầu le lói ánh sáng ảo mờ.   Nơi đây, tôi quá quen thuộc, nên hướng dẫn  Bùi Xuân Phái và Thượng Sỹ đi thăm các khu cho biết sự tình.   Vân Đình buổi tối tấp nập , người qua kẻ lại đông đảo, chẳng thua kém chợ Đại, Cống Thần là mấy !   Các tiệm ăn, tiệm phở nhan nhản , không thiếu những món hàng mang từ Hà Đông đến.  Trừ tôi và Bùi Xuân Phái còn ghi lại được vài nét bút chì,  Thượng Sỹ coi như chư có gì trong tay.   Đi một lát, thấy mỏi chân, đói bụng; Thượng Sỹ hô ăn cơm và nói, tối nay uống rượu cho vui.   Thế  là 3 đứa lại tà tà vào quán cơm, gọi đồ nhắm với rượu.   Phái và tôi ít uống, mỗi đứa chỉ một ly trung bình; còn Thượng Sỹ uống giỏi lắm, có lẽ chỉ thua Văn Cao thôi !   Vừa  ăn uống xong, vừa nói chuyện huyên thiên , lúc đứng dậy trả tiền, mất  gần 200 đồng.   Như vậy, mới có 2 ngày, chúng tôi đã tiêu trên, dưới 500 đồng. Thượng Sỹ ra khỏi quán ,  chân đi lảo đảo, miệng nói lảm nhảm, chẳng đâu vào đâu.   Trong lúc chưa tìm ra chỗ ngủ, may quá, gặp một anh bạn, anh ta đưa đến  nhà quen xin ngủ nhờ.
Cà đêm hôm  đó, chúng tôi mất ngủ, vì Thượng Sỹ quá say, nói sảng.   Hôm sau thức giấc, hình như men rượu chưa hả hết, Thượng Sỹ có vẻ mệt, đề nghị nghỉ ớ đây một hôm, mai đi tiếp.   Cuộc đi rốt cuộc không đi đến đâu, vì những nơi có đề tài và tài liệu để sáng tác , chúng tôi không đến được; do vậy, nó thành cuộc đi du hí.   Số tiền 3000 đồng, chỉ hơn  một tuần lễ đã hết .   Rồi chia tay, ai về chỗ nấy.   Việc làm báo cáo cho anh Lương Xuân Nhị do Thượng Sỹ, trưởng đoàn chịu trách nhiệm.   Mấy bản phác họa của tôi, cũng như của Bùi Xuân Phái chẳng có giá trị bao nhiêu;  nhưng ít nhất, còn có nó để chứng minh; chứ Thượng Sỹ không biết sẽ xoay sở, nói năng, báo cáo thế nào  đây ?
Rồi ngày tháng  qua đi, thỉnh thoảng tôi vẫn đi chợ Đại chơi, vì nơi này có nhiều bằng hữu.   Một đôi lần, tôi gặp Phạm Cao Củng, chuyên viết trinh thám, khá nổi tiếng khi trước.   Vợ anh tên Nga,  có một quán  bán tạp hóa ở chợ Đại, do đo anh thường có mặt.   Cô Nga trẻ và khá đẹp, chịu làm vợ Phạm Cao Củng, vì mê văn trinh thám, nhưng cô này có máu ghen khá cao - vì Phạm Cao  Củng cũng là tay lạc phách !   Mổi lần thấy tôi đi qua, bả gọi   tíu tít, cồ chèo kéo vào chơi, uống nước.   Nhưng 10 lần mời, tôi vào một lần, nói tầm phào vài câu rồi tìm cớ cáo từ.
 Tại quán cà phê Mai Hắc Đế, tôi có gặp nhà thơ Lan Sơn.   Anh thi sĩ này xấu trai, làm việc ở  Hải Phòng.   Không hiểu sao, lúc này anh gia nhập  ngành Công an, lưng đeo sung lục, ra dáng  cán bộ cấp cao.   Tôi trêu:
- Anh đã bỏ nghề thi sĩ rồi sao ?   Chắc làm thơ dở quá  ?  Tôi ngán cái nghề Công an lắm !
Anh nhìn tôi gườm gườm, rôi nói đùa: bạn xưa quen
- Này cậu, chửi ít chứ, chửi nhiều tôi tặng viên kẹo đồng bây giờ !
Nhưng khi nghe tôi đoc lại mấy đoạn thơ :

                                ...  Cho tới bây giờ gặp các em
                                     Gặp ngày xuân tới  bạn xưa quen
                                     Em Nhung. em Tuyết hay ngày tết 
                                     Rượu hả hơi rồi hết vị men !...

                                     Nhưng năm tháng qua, vẫn thế thôi
                                     Ước mơ tàn lữa với thân đời
                                     Tiết trinh bán hết cho sương gió
                                     Làm điếm hai mươi tám tuổi trời ...?

Lan Sơn  nổi tiếng vì  bài thơ này, tuy anh làm nhiều thơ.   Lan Sơn có vẻ cảm động, đọc tiếp những đoạn thơ tôi quên.   Trong suốt thời gian kháng chiến, tôi chỉ gặp Lan Sơn duy nhất đó thôi.
Trong số  bằng hữu  trong kháng chiến thường lui tới chợ Đại, tôi hay gặp nhạc sĩ Tử Phác, tác giả bài QUAY TƠ .  Tử Phác  kém tôi vài tuổi, trông rất mực phong lưu  công tử.   Tôi quen Tử Phác, Sao Mai, Mai LuânXuân Diệu trong kỳ Đại hội văn nghệ Liên khu 3 ,  họp 3 ngày tại làng Tuộc, thuộc phủ Tiên  Hưng, tỉnh  Thái Bình vào khoảng mùa thu năm 1948.   Ngôi làng rất to và trù phú, nó nằm ở cuối tỉnh Thái Bình, đầu tỉnh Hưng Yên , tỉnh nổi tiếng về nhãn lồng , nhãn tiến ( vua) ! Nhắc đến  kỳ đai hội này, làm sao tôi quên  được Đinh Hùng Bùi Xuân Phái .  Chúng tôi   đã cùng xuống đò ở chợ Đại, đã cùng đến bến Gián  Khuất  từ đó đi bộ qua nhiều làng mạc, qua bao nhiêu đồng lúa, bờ đê, để đón Vũ Hoàng Chương ở Đống Năm cùng đi.   Tôi và Bùi Xuân Phái không sao, chỉ Đinh Hùng quá kẹt !   Mỗi lần cơn ghiền đến, Đinh Hùng phải hoà xái thuốc phiện vào rượu uống, tuy vậy, cuộc hành trình vẫn vui.   Đinh Hùng, kẻ nói nhiều nhất, nào về thơ, nào về các giai thoại của các thi nhân thế giới.   Đinh Hùng và Bùi Xuân Phái chưa có gia đình, nên họ không có sự vướng mắc vợ con như tôi.   Họ sống như những con chim hoang, chỗ nào tốt thì đậu, nếu không thì  bay đi.  Đinh Hùng ăn ít lắm, chỉ uống rượu, có lẽ rượu làm nguôi ngoai được phần nào sự thôi thúc của thuốc phiện .  Đến Đống Năm, gặp Vũ  Hoàng Chương, tôi thấy Chương vẫn vậy.    Đầu Chương đội khăn, mặc áo gấm màu lam, tay cầm cuôn LIÊU TRAI  chữ Hán, chân đi giầy Gia Định ( giống như một loại dép da ).   Tôi cũng không hiểu vì sao , trong hoàn cảnh tản cư, Chương vẫn có dáng dấp phong lưu như ậy ?   Hỏi, Chương cho biết, sống bằng nghề dạy học, nên vẫn giữ được nếp nhà .   Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng , tuy là 2 anh em rể, cũng vẫn là bạn chí thiết như xưa.   Sau này, Đinh Hùng không mấy ưa Vũ Hoàng Chương, nhưng đó là chuyện riêng của họ, cũng như Văn Cao, Phạm Duy vậy.   Vì  đường đi khá xa, Chương lại  ít khi đi bộ, nên tỏ vẻ bức bội, thốt nhiên, đọc mấy câu thơ:

                                       ... Mới hôm  nào gác dì Năm
                                           Lời thơ ai đẹp, tiếng cầm ai hay
                                           Tang thương một cuộc ai bầy
                                           Giấc Thiên Thai  để trắng tay Lưu Thần
                                           Xa cố đô, vắng cố nhân
                                           Trái tim mềm trĩu hai lần nhớ thương !

  Giọng  đọc thơ  của Vũ Hoàng Chương vẫn lè nhè, đôi lúc gằn lên, như giận dỗi.   Nhưng  đi mãi cũng tới nơi.  Đến nơi, đã thấy đông người, nhưng phần lớn không quen nhau.   Số văn nghệ sĩ cũ tham  dự rất ít.  Tôi có gặp   Hoàng Công Khanh, Nguyễn văn Hiếu, Đỗ thế Phiệt, Lương Ngọc Châu, Minh Đức, chủ nhà xuất bản tại Hànội khi trước, cùng Phạm Duy.  Tuy Duy có mặt tại đại hội, nhưng chúng tôi ít gặp nhau, vì lúc này Duy đã nổi tiếng, được nhiều người ái mộ, Phạm Duy la cà đây đó chứ không ở một chỗ nhất định.   Có rất  đông những khuôn mặt trẻ, họ viết văn, hoặc làm báo từ sau ngày kháng chiến.   Đến nơi,  chúng tôi được Ban tiếp tân chia nhà cho ở.   Tôi và Bùi Xuân Phái ở chung, còn Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương ở chỗ khác.   Theo chương trình nghị sự, công tác họp thuyết trình, thảo luận trong vòng 2 ngày, 1 ngày đúc kết.  
Tôi ngồi hàng ghế giữa , trước mặt tôi,  Mai Luân,  nhà thơ trẻ  - Bên trái là Tử Phác, nhạc sĩ mới xuất hiện.   Đại hội qua tới ngày thứ ba, ngày đúc kết, tôi gặp Xuân Diệu trong giờ xả hơi ỏ ngoài sân.   Xuân Diệu khen tôi đẹp trai, tôi  sợ quá , vì nghe anh em nói, Xuân Diệu khen ai đẹp , tới hôm đó thế nào hắn cũng  tìm cách đòi ngủ chung.   Xuân Diệu đến đây để tham quan Đại hội, chứ không tham dự.   Tôi nhớ hoài mái tóc xoăn phủ lòa xòa trên vầng trán, nét cười tươi, duyên dáng,  khuôn mặt vuông vức, nhưng không thô .   Chiếc áo blouson  màu xám choàng ngoài  chiếc áo trấn thủ, làm dáng người Xuân Diệu có vẻ mập.   Xuân Diệu hỏi, tôi có sáng tác được nhiều tranh không, ở đâu, để có dịp sẽ tới thăm.   Tôi trả lời phất phơ, cho chỗ ở bố láo, vì sợ cái đam mê của Xuân Diệu , chứ tôi vẫn yêu thơ tiền chiến của Xuân Diệu.   Trời bữa ấy hanh hanh nắng, cái nắng tuy yếu, nhưng cũng đủ làm cho cảnh vật tươi màu, chứ không u uất như những ngày mưa gió.

( Còn tiếp )

TẠ TỴ

( nguồn:  NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐI QUA ĐỜI TÔI / TẠ TỴ - 
                    Nxb Thằng Mõ, 1990, Cali / USA   - tr. 70 -   88 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét