Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

ga cẩm giàng với thạch lam - tạp bút của băng sơn

báo văn hoá chủ nhật  số 2  / Hànội /  24-3-1996


                                ga cẩm giàng với thạch lam
                                bài viết : băng sơn 

-MỘT BÀI VIẾT TUYỆT HAY CỦA  CỐ VĂN SĨ BĂNG SƠN  VỀ TÔNG TÍCH NHÀ  VĂN  THẠCH LAM ! (tp)


                 Giai đoạn văn học trước 1945, Thạch Lam nổi lên với 1 tính cách đặc biệt ,  với phong cách riêng của mình.   Ông viết không nhiều, nhưng cái trong sáng, đôn hậu, chan chưa tình người của ông lại tỏa sáng một cách lặng lẽ và đầy xủc động cho người đọc nhiều thế hệ.

                 Thời điểm nhắc trong bài này là những năm 1940- 1946.   Ga Cẩm Giàng lúc ấy là một ga khá lớn, có đời sống sầm uất.   Có huyện lỵ, bến sông, chợ to,  phố xá, có đường đi đến các vung lân cận,  nên có cả bến xe ngựa rồi bến ô tô... lúc chạy xăng, lúc chạy than - mà nếu chạy than,  thì đằng trước gắn cái biển chũ tức la Ga-đô-gien.   Có thề từ Cẩm Giàng  đi sang huyện Lang Tài, Gia Bình, Thuận Thành của Kinh Bắc.  Xuống Sặt, Thanh Miện, có đến Phù Ủng của tỉnh Động men theo con đê lớn vào làngThạch Lối có ngôi đình cổ nổi tiếng, xuống cống Văn Thái, đi một chút nữa vào tỉnh hải Dương cũng được.

                Vì là một ga lớn ,  nên Cẩm Gìang lúc đó có mấy chủ Hoa  Kiều cân gạo ta, chuyển từng toa lúa gạo đi Hànội, Hải Phòng.   Hàng ngày, gạo, rau, cá, gà, thịt lợn; mà là lợn nguyên con, đóng dấu bằng sắt nung đỏ, nên da lợn cháy khét, cũng được chuyển đi bằng tàu hỏa.
                Trong  phố có huyện đường, có nhà bưu điện, có ty rượu và cả ty thuốc phiện.   Có một nhà nổ thịt lợn, nhưng tối tối kinh doanh cả hát cô đầu, nay gọi là ca trù, còn thời ấy gọi là Hát Nhà  Tơ.
                Bến sông tấp nập , thuyền mành xứ  Thanh, xứ Nghệ đổ lên đây cầy cá khô, nước mắm, cùng nhiều sản vật khác- như chiếu cói, sợi đay, gỗ quí.   Có xưởng mộc to, hàng tạp hóa nhiều, hàng cơm, hàng phở cũng sẵn.
                 Ngoài   một cây cầu sắt cho xe lửa chạy qua,  còn có 1 khúc sông chỉ có con phà dây phẳng để đi sang xứ Bắc, ai qua cũng phải trả 1 chinh, tức 1/2 xu.

                 Thạch Lam sinh ra  ở chính cái ga  Cẩm Giàng này, là con trai bà Thông Nhu.   Khi ấy, ông Thông Nhu  đã mất, Nhất Linh, Hoàng Đạo và cả Thạch Lam đã lên Hànội  lập nghiệp.   Mỗi lần anh em ông về đây thăm mẹ, thường đi bằng ô-tô-ray, là loại sang,  nhanh hơn tàu hỏa nhiều.   Bà Thông Nhu là một bà già, nhưng rất đẹp lão, cao lớn, đảm đang, có nhiều uy thế trong cả một vùng này.

                 Để đến được  khu biệt thự của bà Thông Nhu, nơi sinh ra Thạch Lam, khách xuống ga, đi qua 1 dãy phố toàn nhà tranh, duy nhất 1 căn nhà ngói cùa một Hoa kiều, gọi là  cô Bắcchú Sĩu.  Dãy nhà tranh này  kéo  dài khoảng vài trăm mét, nằm kế vào nhau theo 1 đường hơi cong cong.   Toàn những người nghèo khổ sống bám vào đường xe lửa, buôn bán nhì nhằng, tấm mía, thúng xôi, hoặc làm phu bắt tê * ,  nay gọi là phu khuân vác.  Vài  người kéo xe tay.  Mấy gia đình có chỗ đất lợi thế, mở hàng cơm, hàng phở, như Bà Lý Chắt, ông Lý Lan, bà Cai Cầu, có khấm khá hơn.  Riêng 1 người đàn bà giỏi khác là
-------
* bắt tê, mượn tiếng pháp portermang. Tôi nghĩ đúng hơn , phải là póc-tê (TP )
-------------
Cả Lạc  được thầu độc quyền  bán giò chả, bánh dày, bánh giò trên tàu, là giàu có.   Còn hầu như toàn bộ những gia đình sống trong khu vực này đều nheo nhóc, thiếu thốn, rách rưới ... Và nạn đói 1945 đã giết chết nhiều gia đình, trong đó như gia đình bà Đó, ông Lý Thái, anh Xuôi, bà Học v. v. ...

             Bà Thông Nhu có 1 khu biệt thự riêng, cách nhà ga và cả cái xóm nghèo kia khoảng 2 trăm mét, nằm xuôi theo ven đường tàu.  Cạnh ngôi biệt thự là ngôi trường Kiêm Bị cùa cả huyện, cũng chỉ có 3 gian, nhưng to rộng,.  cửa chớp sửa kính sàng choang, thu nhận học sinh  lớp Ba, một lớp Nhì, gồm cà lớp Nhì nănm thứ 1 và lớp Nhì năm thứ 2.   Lớp cao nhất lá Lớp Nhất  *, ngày nay là lớp cuối cấp  Một vậy.   Còn lớp Năm và lớp Tư  , tức là lớp Đồng Ấu * và Dự Bị thi học ở  Văn Chỉ,  trong  phố, ngay xế của huyện đường.   Thầy giáo  dạy lớp nhất được gọi là ông Đốc , ông hiệu trưởng. Ông Đốc lúc bấy giờ  là
-----
*           theo chổ tôi biếT  (ba tôi:  Đỗ văn Đức)   là   Instituteur principal auxiliaire  hors classe, tốt nghiệp Trường Bưởi khoá 1  , tham gia VNQDĐ sao đó, bị đổi lên  Thượng du, ở  châu  Văn Bàn ( tỉnh  Lào Cai xưa),  rồi  Trường Xã Thượng  Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bay, Hạnh Sơn ( Nghĩa Lộ),  Nghĩa Lộ, Đại Lịch v. v. ... 
             Thí dụ, trường Đại Lịch, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Báy,   thì   École primaire élémentaire có 3 lớp : Cour Enfantin,( Đống Ấu), Cour Préparatoire  ( Dự Bị), Élémentaire (  lớp 3)  là hết.   Chỉ có trường Động Lâm ( huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ)  nơi ba tôi làm hiệu trưởng,   một trường  đủ tiêu chuẩn  gọi là École primaire complémentaire  mới có CÁC LỚP MOYEN 1 VÀ MOYEN 2, LỚP CUỐI LÀ  COUR SUPÉRIEURE ( lớp Nhất).  Ở trường hợp tôi, khi học hết lớp ở trường Đại Lịch, thi  tốt nghiệo đỗ đầu, sau được chuyển ra tỉnh Yên Báy học lớp 1er année Ecole de Garcon de  Yên Bay. (TP)
-------
ông giaó Thiện không thuê nhà mà ra ở ngay trường cho mát.   Còn ông giáo Trí thì thuê ngay 1 gian của bà Thông Nhu ở trong khu biệt thự.   Ông chỉ có 1 con trai ở cùng, và sau này ông đã làm nên gì đó, nên  bị bà Sáu, tức con dâu bà Thông Nhu, vợ nhà văn Thạch Lam, mắng cho 1  trận.
          Đây là ngôi trường cho cả huyện, nhưng học trò chủ yếu là con em mấy nhà khá giả ở phố huyện và ga Cẩm Giàng, hàng ngày đi học, đều phải đi qua khu biệt thự này mới tới trường được.

          Bài viết này không đề cập  các tác phẩm  đã nổi tiếng của Thạch Lam , mà chỉ nói đến khu vực Cẩm Giàng, nơi Thạch Lam đã sống1 thời thơ ấu, và sau khi ông mất, vợ con ông cũng sống ở đây cho đến ngày Toàn quốc kháng chiến 1946.    Có thể, có cơ sở để nói rằng, nguyên mẫu những gia đình bám vào nhà ga, vào chợ, luôn phải đi làm thuê, vác mướn, hoặc vay mượn lần hồi., nhiều người trong đó chết không có áo quan, và sau còn bị chết đói nữa.

              Khu biệt thự  của gai đình Thạch Lam rộng, có lũy tre bao bọc.  Nhìn ra đường sắt  là 1 chiếc cổng sắt đồ sộ có hoa giấy tím * , tức hoa móc diều, thời đó còn rất hiếm , mọc bò lên nóc cổng, sau này.
 ------------------------------------
* bougainvillé (TP)
------------------------------------
thêm loại hoa hồng leo, hoa nhỏ màu hồng,  nở từng chùm, đẹp và sang, chắc chắn được mang từ Hànội về trồng .
             Đi qua  một khu vực vườn hoa bát ngát quanh năm có đủ loại hoa tươi, được chăm sóc cẩn thận, là 1 căn nhà  1 tầng nhưng xây to trên nền cao, có hầm ngầm chứa nước cho mát.   Ngôi nhà ấy ít ai được vào, mà chỉ được ngắm từ xa, thấy rèm treo, thấy đôn sứ hình con voi trên bậc tam cấp khá cao.

             Phía ngoài  là một căn nhà lợp lá, 5 gian, được làm theo kiểu" nhà ánh sáng"  có hành lang bao quanh, có thềm hoa,  có vách ngăn,  mà theo lời cô Dung, con gái Thạch Lam kề  lại cho người viết bài này nghe- khi  cả 2 còn là những học sinh bé teo, rằng các bác mỡi lần ở Hànội về, thường ở ngôi nhà tranh này, chứ không thích lên nhà ngói.   Nhà ngói chỉ có bà Nội ở.

              Thạch Lam mất ở Hànội năm 1942, trong ngôi nhà thuê ở làng Yên Phụ, nay vẫn còn nằm phía sau đình  Yên Phụ, cách đình khoảng 1 trăm mét.   Sau khi Thạch Lam mất, bà vợ ông thường gọi là Bà Sáu vả 3 người con ông đều về sống trong khu vực biệt thự này.   Lúc ấy cô Dung mới khoảng trên 10 tuổi, Đằng nhỏ gọn và Giang là  con út còn bé lắm, là một em bé mập mạp, dễ thương ( sau  là bác sĩ Nguyễn Tường
Giang).
             Bà Thông Nhu quản lý khu biệtt hự  và cả những ruộng nương ở quanh Cẩm Giàng, cùng nhiều người giúp việc, kể cả người  trông nom vườn, thuê ở Hànội về làm.   Cho đến khoảng 1948, mới thấy Bà Sáu hay cầm 1 chùm chìa khóa, vì lúc ấy cụ Thông Nhu đã già, đã xuống tóc, mặc áo dài nâu, đi tu tại gia.   Cụ không đi tu ở một ngôi chùa nào, mà vẫn ở ngay trong khu biệt thự.  Mỗi lần cụ vào phố, ai gặp cũng kính chào, vì đó là một người có uy thế , vừa gìau, vừa sang, con cái lạii thành đạt tại Hànội. Không ai biết rõ các ông Tường Tam, Tường Long, Tường Lân, tức Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, làm văn làm báo ra sao,  chỉ biết đó là những ông mặc quần áo tây thật sang trọng, xuống ga là về nhà ngay, đến cả các ông ký ga, xếp ga, ký rượu gặp họ cũng phải kính cẩn ngả mũ ra chào họ.

              Cũng xin nói thêm, cạnh chiếc cổng sắt sơn xanh, hai cánh đồ sộ là một bụi tre đăng ngà óng vàng, có những dọc xanh, là 1 thứ  tre đặc biệt mà khắp vùng, chỉ có 1 khu biệt thự này có.   Lũ học trò trường Kiêm Bị, nhiều lúc vạch rào, chui vào đấy ăn trộm chùm gai bố kép cạnh ao, hoặc bẻ cành tre chơi trận giả, ngắm trộm những luống hoa rực rỡ trong vườn, nhưng thấy bóng ai trong nhà là phải chạy biến đi luôn, vì cụ bà Thông Nhu nổi tiếng là người nghiêm khắc, ông thợ làm vườn cũng vậy, nên tuy cô Dung, con gái Thạch Lam, là 1 đứa trong bọn chúng tôi cũng không dám ngắt hoa cho các bạn bao giờ.

               Cho đến tháng 12 / 1946, tiêu thổ kháng chiến, toàn bộ khu vực thị trấn Cẩm Giàng bị phá hủy,  Khu biệt thự của gia đình Thạch Lam, cạnh đó là trang trại của bà Cả Khẩn và trường Kiêm Bị cũng bị phá bỏ hoàn toàn.
               Cho đến những năm sau, chỗ này chỉ còn là 1 bãi hoang, và sau hoà bình lập lại, một nhà kho chứa lương thực được dựng lên trên khu vực này.

                Ngày nay khách đi tàu trên đường Hànội- Hải Phòng đến ga  Cẩm Giàng, vẫn nhìn thấy khu nhà kho  ấy, nhưng ít  ai biết rằng, đây là chỗ ra đời của một nhà  văn Việtnam đầy nhân hậu, rất tinh tế, có chỗ đứng riêng trên văn đàn Việtnam : Thạch Lam. Ông sinh ra trong ngôi nhà này vào năm 1910 và mất ở Hànội năm 1942, lúc mời ngoài 30 tuổi.

                 Ga Cẩm Giàng nhiều năm có 1 cây két nước rất cao, từng bị bom Mỹ phá hỏng nhiều lần, và mới bị phá bỏ cách đây mấy năm.    Cho đến  ngày hôm nay, Cẩm Giàng chỉ cỏn là nhà ga nhỏ bé, một ga xép tàu tốc hành không đỗ lại nữa, nó có gì hiu hắt buồn lắng,  lấp cả dĩ vãng một thời trong cảnh vắng lặng.

                Một nhà văn đã khuất.  Một di tích cũng không còn lại được chút gì.   Thực đáng tiếc ! Cẩm Giàng chỉ còn lại trong tâm tưởng những ai yêu mến nhà văn một thời !
    []

 BĂNG SƠN

 nguồn:      nhà  văn Băng Son gửi cho tôi, bút tích   ghi:
                 " Báo VĂN HOÁ CHỦ NHẬT  SỐ 2   - 24/ 3/96 " ( chữ viết tay  đã  run )



           
             

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

nhà văn kiêm minh - bài viết: trần áng sơn

những trang khép mở / trần áng sơn-
nxb trẻ, tp. hcm, 2002 - tập 1.

                 kiêm minh: chủng tường vi công tử
                                               bài viết : trần áng sơn


... bị đánh bật ra khỏi Bào tàng bảo tồn, rồi kiếm một công việc ,viết đơn thuê tại Bưu điện Saigon cũng không xong.  Ít lâu nghe tin nhà văn Kiêm Minh không còn nữa ...  
    

                 Năm 1952, tôi theo anh chị vào Huế để tiếp tục chuyện học hành.   Gia đình anh chị tôi ở trong Thành  Nội, cách cửa Đông Ba mấy chục bước.   Đó là một ngôi nhà  đối với tôi rất đẹp, chung quanh có hàng rào tơ hồng, cao ngang ngực, mé trái cây sầu đông xanh mướt, tàng lá xòa tròn phủ xuống mái tranh lợp rất dày, xén bằng; tuy đơn sơ, nhưng ngắm hoài không chán - nhất là vào mùa hoa sầu đông nở tim tím . ..   Giường tôi nằm sát cửa sổ, sáng mùa đông thức giấc còn luyến tiếc hơi ấm trong chăn, nằm nán trên giường, hé mắt nhìn qua cửa sổ, thấy cổng thành cao sừng sững; ..., rêu phong đủ đậm nhật, làm tôi tưởng như hồn cổ xưa luyến tiếc lâu đài, thành quách (...)  Chính những xúc cảm này đã làm cho tâm hồn  1 thằng bé sớm biết rung động về những nguyên cớ rất ư là vu vơ.

               Vì nhà tôi  ở gần cửa Đông Ba, nên những người cùng đường muốn  đi ra cửa thành, đều đi ngang nhà tôi; trong số ấy có 2 cô gái rất xinh.   Cô lớn người thanh thanh, cao, tóc luôn kẹp sau lưng, có lẽ lớn hơn tôi vài tuổi.     Cô nhỏ vóc dáng hơi đậm, nước da trắng hồng, luôn thả tóc thề, mái tóc mới đẹp làm sao !   Cả hai thường mặc áo dài màu thiên thanh.   Mỗi lần đi ngang qua nhà tôi, cô nhỏ thường mím môi, mắt nhìn thẳng; cô lớn thì ngược lại, luôn cười nói, chọc ghẹo làm cho cô nhỏ luống cuống trượt cả guốc. (...) Tiếng đàn của tôi chắc là kinh khủng lắm, nên cô lớn cất tiếng cười, nói với cô nhỏ:
                " Mi coi kìa, hắn dễ thương quá !"
                Cô nhỏ hình như thẹn , hóa giận, vùng vằng rảo bước.   Cô lớn quay lại, khen 1 câu, làm tôi muốn quăng cấy đàn cho đỡ bẽ bàng.
                 " Đàn dở òm !"
                  Vậy mà tôi không giận cô ấy; nhưng  tôi quyết làm cho cô ấy hiểu, rồi đây, tôi cũng sẽ là một một cái gì, chứ  chẳng dở òm, như  cô nỡ nhẫn tâm bình phẩm!.
                   Tôi hỏi thăm   1 bạn học cùng lớp, bạn tôi cho biết cô tên là Vi Khuê, cô nhỏ tên Thủy (...)

                    Sau lần khen tài đàn của tôi, tôi không thấy Thủy đi chung với Vi Khuê  nữa, thỉnh thoảng Vi Khuê đi ngang qua nhà tôi, nhưng trên chiếc xe đạp  Duy-ra rất đẹp , cô đạp khá nhanh, lại không hề liếc mắt nhìn về ngôi nhà có hàng rào tơ hồng; nơi tôi, đứng chờ với tâm hồn như tờ giấy rung lên, vì cơn gió lạ, chợt lùa tới.   Một đôi lần, tôi bắt gặp ánh mắt Vi Khuê, nhưng đó là ánh mắt thờ ơ, xa lạ; không phải của người đã buông lời khen quái ác buổi  nàoKhi ấy, tôi chỉ là 1 cậu em kháu khỉnh trước  thiếu nữ đương xuân như Vi Khuê.    Và cũng từ đó, tôi   đọc sách báo, và bắt gặp cái tên Kiêm Minh có bài trên tạp chí Đời Mới Rồi bà chị tôi tiết lộ,  tác giả Kiêm Minh  ở gần nhà mình, thì ra chị tôi cũng là độc giả nhà văn đất Thần Kinh.   Chị tôi  tiết lộ thêm một tin bất ngờ;
              " Vi Khuê, người từng làm tôi rơi vào cơn sốt vỡ da, chính là em gái nhà văn Kiêm Minh".

              Nhưng tôi hơi thất vọng, vì so em gái, thì Kiêm Minh chẳng dễ nhìn chút nào.  Anh có nước da ngăm ngăm đen, mắt trắng dã, hơi lộ, môi thâm, để tóc dài , người dỏng cao, dáng hơi còng còng.   Nhìn toàn thể con người, Kiêm Minh  đúng lá típ văn nghệ sĩ của những năm 50, nghĩa là phải hơi phong lưu, phong trần, hơi yên sĩ phi lý thuần một chút ...
              Thời gian  này, tôi tập trung làm những câu thơ đầu tiên, và, dĩ nhiên toàn là thứ thơ hướng về Vi Khuê - chỉ tiếc rằng - cũng như tiếng đàn, thơ tôi không có tới người thứ 2 đọc-  chẳng giữ được đến bây giờ. ..
               Yêu người, yêu cả đường đi, tôi trót thương thầm bà chị Vi Khuê , nên yêu  cả nàng để lại gót hương... 
               Phải nói, ngôi nhà  2 anh em Vi Khuê thuộc loại đẹp nhất, nhì cố đô, đẹp nhất đường Nhà Thương, với lối kiến trúc đặc biệt Huế- mái nhà lợp rơm dày, phải đến  5 tấc, xén bằng phẳng tăm tắp , cột nhà như những cột đình dậy lên màu gụ, ngoài vườn, cảnh cây cới rất u nhã.   Ở trong ngôi nhà, như thếm, làm sao Vi Khuê không đẹp như sao trời, còn người anh của nàng viết văn  sao không hay cho được ?!

                Thế, nhưng, tôi như con chim nhỏ, cấy tiếng hót đầu tiên, lại là tiếng kêu  thương.   Tôi không tìm   cách bày tỏ, nên chẳng ai biết, và cứ như thế, khoảng cách cứ xa dần.  Sao Khuê lặn mất trên bầu trời đầy sao, tạp chí Đời Mới đình bản  vì thời cuộc, 2 anh em Kiêm Minh chỉ còn lại trong ký ức, mặc dù sau này, tôi có đọc tập truyện Mẹ Á Châu của anh.   Tôi từ giã  ngôi nhà 54 đường Nhà Thương, Thành Nội Huế, để vào Saigon đoàn tụ  với mẹ tôi.   Vi Khuê đã trở lại một khúc sonnet còn nguyên  bồi hồi, mỗi khi chợt nhớ lại.

               Hơn 20 năm sau, tôi gặp lại Kiêm Minh ở Hội văn nghệ giải phóng, anh tuy có gìa hơn ; nhưng phong thái vẫn như xưa.   Duy có một điều, không thể cưỡng lại được, đó là sức khỏe rất kém, thời gian, cố tật tàn phá thấn xác anh; vai rụt lại, mắt lõm sâu như 2  hốc tối.  Tôi hỏi anh về ngôi nhà Thành  Nội Huế, ngạc nhiên, nhìn tôi, thuật lại .. . đến nay đấu vết ấy  không thể quên !   Anh cả cười, tiếng cưới thật hiền, nói;
             " Vi Khuê hiện giờ đã có chồng, con, hiện đang ở Saigon, có muốn tới thăm không ?"
              Lắc đầu, tôi tự nhủ, để làm gì ?  Tôi không muốn hủy hoại hình ảnh Vi Khuê trong ký ức của tôi !  Số phận run rủi, lịch sử sang trang khác,  tôi và anh Kiêm Minh, như 1 số anh em trong giới văn nghệ, báo chí, được giới thiệu về làm việc tại Phòng bảo tồn bảo tàng.  .. Sức khỏe kém, nên anh Kiêm Minh không thể đi công tác, sưu tầm, nên anh được bố  trí làm việc tại chỗ.  

             Thời gian này, tôi mới thât sự gần gũi anh.   Thật buồn, nhận ra, anh không còn khả năng sáng tác nữa, con người nhà văn  đã mất hút theo tháng, năm - hiện chỉ còn một Kiêm Minh bệnh hoạn đang chống cự trong tuyệt vọng !  Qua bạn bè, tôi được biết, anh Kiêm Minh được thừa hưởng gia tài lớn, và tất cả đã biến thành mây, khói. (...)

                Một bạn nói với tôi:
                " Kiêm Minh là một loại Giả Đảo Việtnam".
                rồi người ấy đọc cho nghe 4 câu thơ Giả Đảo, nghiệm ra,  quả có trùng hợp khá ly kỳ:
                                      
                                                  Phá khước tam gia tác nhất trì
                                                  Bất tài đào lý chủng tường vi
                                                  Tường vi hoa lạc thu phong khởi
                                                  Kinh kích mãn đinh quân thủy tri  

                Kiêm Minh được thừa hưởng gia tài: 3 ngôi nhà lớn- nhưng anh không làm được như Giả Đảo, đào 1 cái giếng, nên cũng chẳng thể nào trồng được đào lý, tường vi - do đó, chẳng có hoa tường vi nở rụng trong gió thu,  mà có rất nhiều hoa phù dung nở suốt đời anh.."(...)

             ( .. bị đánh bật ra  khỏi Bảo tàng bảo tồn , kiếm  việc viết đơn mướn tại Bưu điện Saigon cũng bị giành giật, bị đẩy bật ra  .  Ít lâu sau, nghe  anh Kiêm Minh không còn nữa.. .."
              []

TRẦN ÁNG  SƠN

( Nxb Trẻ, tp. HCM, tập 1- tr. 7- 14 )

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi ... tạ tỵ 12


                            NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI    12

                                                         hồi ký văn học : tạ tỵ


           Tôi ở trong thành phần  được chọn quân khu.   Sau khi tham khảo ý kiến vài anh em  cùng trung đội, họ nói: Ở trong Nam mặt trận nhẹ hơn.   Tôi quyết định chọn Quân khu 1 do đại tá Lê văn Tỵ làm quân khu trưởng.  Lúc ấy có 3 quân khu, quân khu 1 ở miền nam, quân khu 2 ở miền trung và quân khu 3 ở  miền bắc.
 
             Tôi biết, khi chọn quân khu , tôi sẽ phải xa gia đình, xa bạn bè thân thiết, với biết bao kỷ niệm, như đã viết ở trên, những điều chính yếu, tôi phải lo cho bản thân mình đã.    Về sau, tôi thấy rõ có bàn tay định mệnh an bài !   Nếu tôi không chọn miền  Nam lúc ấy, thì đến ngày 20 - 7- 1954, sau khi Pháp và Việt Cộng ký kết chia đôi Việtnam, từ vĩ tuyến 17, thì tôi cũng phải vào Nam như những quân nhân và đồng bào di cư khác; hoặc giả, vì lý do nào đó, tôi đào ngũ ở lại Hànội, chắc tôi cũng bị Vi-Xi  đưa đi cải tạo từ lâu, chứ không phải chờ đến sau ngày 30-4-1975.

             Mỗi khoá sinh ra trường được nghỉ phép 15 ngày.   Những ai  ở miền Nam, có thể khăn gói ra về ngay ngày hôm sau; còn những ai ở ngoại bắc, miền trung, phải ở lại Trường ít hôm chờ làm thủ tục, lấy vé máy bay dân sự.   Tôi nhớ rõ hôm lễ mãn khóa, ngoài các sĩ quan Pháp, từ cấp đại tá trở xuống, còn có nhiều sĩ quan Việtnam,  từ Bộ Tổng tham mưu phái đến tham dự, tuyển chọn một số sĩ quan mới ra trường, vào các ngành mà Bộ Tổng tham mưu đang thiếu; nhất là Phòng 5 phụ trách tác động tinh thần.    Tôi nhìn thấy một  vị thiếu tá mặc quân phụ trắng,  vóc người tầm thước, vai mang 4 gạch vàng trên màu huyết dụ, màu của Quân y.   Một anh bạn ngồi kế bên, hỏi nhỏ, có biết ai đấy không ?   Trả lời không. Cho biết, nếu tôi quen được ông ta  thì đỡ lắm !  ông đó tên Đàm Quang Thiện,* thiếu tá quân y, đang làm  việc ở Tổng tham mưu, phòng 5, tại đường Trần Hưng Đạo.   Tôi nghe biết vậy, chứ quả tình, không quan tâm, dù  có quen sơ một người đang làm việc tại Phòng 5.  Người này mang cấp bậc thiếu úy, làm dưới quyền thiếu tá Trần Tử Oai.  Sở dĩ quen thiếu úy này, khi  còn đang học ở quân trường, tôi được 1 anh bạn đồng khóa đưa đến nhà bà con ở phố Lê Lợi, nơi thiếu úy đó thường lại chơi cuối tuần,  nên quen nhau.    Sau lời giới thiỆu của chủ nhân, anh hứa sẽ giúp tôi   về phục vụ ở Phòng 5, ở đó , đang cần sĩ quan có khả năng chuyên môn như tôi,  Nghe, biết vậy thôi, tôi không mấy tin !   Riêng  nghĩ, đã mang thân lính, chấp nhận may rủi , kể cả  sống , chết đến bất cứ lúc nào !   Trước mắt tôi khi ấy, mong có 1 giấy máy bay càng sớm càng tốt, để trở ra Hànội gặp lại gia đình.

 -----------
* từng  đạo diễn phim Việt đầu tiên vào thập niên 30- " Cánh đồng ma "  -  quay ở Hồng Kông, có Nguyễn Tuân đóng 1 vai phụ. Sau 1975,  được 1 Mạnh thưường quân tặng  tiền hút thuốc phiện , Đàm Quang Thiện rủ Lê Tràng Kiều đi hút" lậu", khi trở về nhà , Đàm Quang Thiện bị trúng gió, qua đời. Xem thêm  "Cuộc đời làm văn, viết báo TAM LANG -TÔI KÉO XE  / THẾ PH0NG ( Nxb Văn hoá  thông tin )  (TP).
---------------

            Sau 1 tuần lễ đợi chờ, chúng tôi cũng lần lượt lên may bay trở ra Hànội.   Đặt chân tới phi trường Gia Lâm, có xe GMC đưa chúng tôi đến Bộ Tư lệnh quân khu 3 ( trại lính Khố xanh cũ ) ở trước cửa  Rạp chiếu bóng  Majestic  phố Huế * .  Chúng tôi vào trình giấy phép, đóng dấu ngày đến xong, từ đó, ai muốn về nhà, tìm lấy phương tiện riêng thích hợp .
------- 
 *   tác giả Tạ Tỵ nhầm, đó là phố Đồng Khánh, sau Hiệp định Genève , chính quyền Hànội   đổi lại tên cũ xưa,  Hàng  Bài . Khi ấy  Đệ Tam quân khu do thiếu tướng Nguyễn Văn Vận  làm chi huy trưởng. (TP). 
-------
             Vể đến nhà, vợ con không nhận ra, vì tôi mặc quân phục, vai mang cấp hiệu vàng chóe, đầu đội bê-rê, tóc hớt cao, da mặt đen xạm, chứ không còn phong độ như thưở chưa đi lính.   Nhưng chỉ 1 thoáng sau, cả nhà xúm xít vây quanh tôi, như 1 chiếc lưới đan bằng tình nghĩa thương nhớ vô vàn !
              15 ngày phép sao đi nhanh vậy !   Tôi đã tận hưởng tất cả những gì có thể hưởng được, để khi xa Hànội chưa biết bao lâu, cũng không hối tiếc.   Sau vài ngày quấn qúit cùng gia đình, ăn uống thỏa thích, tôi, một mình đạp xe đi rong chơi khắp phố phường Hànội.

               Hànội, nơi tôi được sinh ra  từ lòng mẹ, đã tập nói, tập đi, như xương với máu; tôi không bao giờ có thể ngờ được, có 1 ngày tôi sẽ phải xa nó !   Tất cả những con đường, vỉa hè, đại lộ, hoặc lộ nhỏ đi nữa , như ngõ Phất Lộc ,  Sầm Công v. v... đều mang dấu chân tôi với kỷ niệm tuổi học trò thơ dại.   Hànội đã đùm bọc tôi như chiếc ổ bằng tơ che chở chim con nhỏ bé.   Rồi lớn lên trong tuổi thanh niên, tôi giao du, hư hỏng ra sao  - Hànội biết và vẫn bao dung tôi !   5 cửa ô Hànội như 1 bàn tay xòe ra thân ái, vỗ về, ru tôi vào con mơ mộng điên cuồng tuồi trẻ.   Cửa ô nào, tôi củng để lại những kỷ niệm vui, buồn.   Cửa Ô Quan  Chưởng, với gạch ngói cổ xưa, loang lổ màu thời gian, đã bao nhiêu đêm tôi qua lại dưới cái kiến trúc nặng nề đó để men theo lối hẹp, nơi ó ngọn đèn dầu đỏ loét treo trước căn nhà cũ kỹ, tường quét vôi trắng; nơi đó, chính đã nhiều lần, tôi tìm thú vui thân xác đàn cùng Nguyễn Giang, Thượng Sỹ và nhiều anh  em khác.
 
                Cửa Ô xe Cầu Giấy, với hàng cây phượng vĩ bên đường cao ngất, mỗi độ hè về, hoa nở rực rỡ; nơi tôi cùng người yêu đắt tay nhau đi thăm đền Voi Phục.   Chúng tôi đã ngồi dưới những tàng cây cổ thụ, ngửi hương cỏ dại,  để nghe tiếng lòng thù thi lứa đôi.   Nơi Cửa Ô này, trước khi, thi sĩ Tản Đà đã từng đi, đi, về về, thăm núi Tản, sông Đà .   Tôi cũng không quên ngôi mộ của tên đại úy Francis Garnier, đã bị quân Cờ Đen giết chết, trong trận giao tranh vào cuối thế kỷ XIX.   Ngôi mộ đen ngòm với những vòng xích to quây quanh, như xiết chặt số phận hắn vĩnh viễn ở trong  vùng tủi nhục.   Tôi làm sao quên được Ô Cầu Rền, cửa ô phía Nam Hànội, nơi ngày nhỏ, tôi thường theo Mẹ đi chợ tết.  Ôi cái cửa Ô nhớ nhớ làm sao, sau những cơn mưa phùn lê thê kéo dài cả tuần lễ trong mùa đông,lại mù khi  trời nắng.

               Chính đêm 19-12- 1946, tôi đã ra khỏi Hànội bẳng cửa ô này.   Con đường sắt dành cho xe điện còn chạy tuốt xuống Chợ Mơ, ngôi chợ chính, mỗi phiên áp tết đông nghẹt người mua, bán.   Tôi cũng không bao giờ quên xóm Vạn Thái, với dung nhan các cô ca nhi, mỗi khi chiều xuống, lại trao chuốt phấn, son môi mời mọc !   Chính nơi này, tôi đã nghe giọng hát Lệ Thu, một ca nhi tài sắc vẹn toàn.   Cho đến hôm nay, giọng hát đó vẫn văng vẳng bên tai như nhắc nhở ân tình.   Tội đã cùng Hoàng Chương,  Đinh Hùng, Lê Văn Thanh,  Bich Câu, tiêu phí tuổi thanh xuân ở Cửa Ô này, vì có 1 thời gian Đinh Hùng trú ngụ tai đây, trong ngôi nhà cổ, nằm sâu sau lối đi khúc khùyu của xóm ngoại ô nghèo  nàm, toàn nhà lụp xụp một xóm ngoại ô nghèo nàn, tói tăm. bẩn thỉu.   Nơi Đinh Hùng ở, phải đi qua chiếc sân rộng tối om.   Những hình cây, bóng lá nhấp nhô, đi đưa như hình bóng  ma quỉ.  Tôi đến đó ngồi nghe Đinh Hùng đọc thơ, những vần thơ thần tượng:

                                     Buổi chiều đến sầu lên Kim Tự Tháp
                                     Bóng ta đi hoài cảm góc trời mây !
                                     ... Lời nói im, ta nằm chờ siêu thoát
                                    Mơ hoàng thành dựng lại bản thanh âm
                                    Mười ngón tay  run
                                    Mở cửa để cầm
                                    Ôi kiến trúc một chiêm bao thần bí
                                     Ta lạc hồn giữa  lâu đài kỳ dị
                                     Suốt muôn đời không  hiểu dãy hành lang 
                                                        ( M Ê HỒN CA )

                Tiếng đọc thơ của Đinh Hùng cũng lạ lắm !   Nó không rè rè gay gắt như giọng Vũ Hoàng Chương, mà nghe như hát, nhưng tiếng hát không trong trẻo, nào bị khói hương nha phiến làm cho mờ đục như buổi sơm mai có sương mùa hè !

                Còn cửa ô Đông Mác, tuy không có gì đặc biệt , hai bên tòan là nhà, chổ thì buôn bán, chỗ không.   Cửa Ô này chia làm nhiều nhánh, có thể đi và đến nhiều nơi lân cận.   Nhưng từ Hànội muốn ra Cửa Ô này, phải đi qua phường Dạ Lạc, phố Khâm  Thiên - nơi đây, tôi và bằng hữu đã ghi nhiều kỷ niệm trước thời kháng chiến.   Mỗi Cửa Ô đếu có tên riêng,  tùy theo ý thich và nhu cầu của từng lứa tuổi mà gặp Cửa Ô.   Ô Chợ Dừa còn dẫn đến Ngã Tư Sở, nơi đây,  cũng có phường  Dạ Lạc bình dân hơn xóm  Vạn Thái, Khâm Thiên.  Đi nữa là tới Hà Đông.. Từ lòng Hànội, ngay nhà ga xe điện chính ở Bở Hồ, đấu phố Lò Sũ, một người có thể đi tàu điện vào thẳng Hà Đông, mất khoảng trến tiếng đồng hồ cho quãng đường dài 11 cây số, vì tàu phải dừng lại nhiều nơi.   Tôi cũng nhìn thấy nhà thơ Nguyễn Bính một lần trên con tàu điện từ Hà Đông ra Hànội, khoàng 10 năm trước.

               Nhưng Hànội đối với tôi đâu phải chỉ có 5 cửa Ô mà còn nhiều thứ nữa làm tôi lưu luyến, bịn rịn; nhưng không muốn xa rời !   Tôi phải tiêu thời giờ làm sao cho 15 ngày phép thật khít khao với dự tính, vì sau thời gian đó, tôi sẽ lên máy bay vào miền nam trình diện, nhận Sự vụ lệnh đí đơn vị nào đó, xa hay gẩn, chưa biết.  Nhưng có điều chắc chắn, sự trở ra Hànội là không thể nữa rồi !   Tôi cố quanh quẩn hoài trong suy nghĩ, làm sao với khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tôi có thể thu hết hình ảnh Hànội mến yêu vào tâm khảm, để khi xa nó, không còn gì để tiếc nuối ân hận !    Hình như lính tinh đã báo trước,  đây là những ngày cuối cùng của đởi tôi được tự do, bay nhảy trong lòng Hànội- một khi xa nó là xa luôn - xa vĩnh viễn không còn mong gặp lại !

             Tôi cưỡi xe đạp tung tăng đây đó, nơi nào đối với tôi cũng thân thiết quá chừng !    Hànội, một thành phố nhỏ , cổ kính, nếp sống phong kiến hình như vẩn ẩn nấp dưới từng nếp sinh hoạt gia đình, mặc dù thực dân Pháp đã có mặt gần 1 thế kỷ , cai trị, khai thác, bóc lột một dân tộc bị thống trị.   Yêu Hànội, tôi yêu từ lối đi nhỏ hẹp, gập ghềnh sỏi đá, tới đại lộ trải nhựa phẳng phiu.   Tôi yêu những viên gạch lát vỉa hè cho tới hàng cây  me, màu lá biêng biếc như mơ mỗi độ xuân về.   Tôi yêu tiếng ve sầu kêu ra rả suốt mùa hè trong vòm lá xanh xẫm của hàng cây sấu riêng bên ven hồ Hòan Kiếm.   Tôi yêu hàng liễu xõa tóc xuống mặt hồ long lang ngọc thạch, như có ai đem thả những chiếc thuyền vàng bé tí teo trôi lang thang theo chiều gió thổi.   Tôi yêu, yêu nhiều lắm, nào phố Huế  với những hàng cửa hàng quen thuộc, nào phố Trường Thi sang trọng, nơi này mỗi chiều thứ 7 rộn rịp son phấn, lụa là.   Tôi có thề đứng ở ngả tư  Trường Thi nhìn ra phía sông Hồng, thấy Nhà hát lớn,  nơi đó, tôi thường được nghe nhạc sĩ Nguyễn văn Giệp hòa tấu vĩ cầm cùng nhẠc sĩ dương cầm Nguyễn Văn Hiếu.

          Nơi đó, tôi đã xem cả đêm kịch và nhất là nơi đó đã được dùng làm Phong Triển lãm Mùa Thu trước ngày Kháng chiến  toàn quốc vài tháng.   Tôi có thề dạo quanh hồ Hoàn kiếm, để nghe tiếng thời gian lạo xạo dưới gót giầy.   Tôi có thể ngồi trên chiếc ghế đá, nhìn hoàng hôn thoi thóp trên  nóc Tháp Rùa và nhịp cầu Thê Húc đỏ chói, cong mình trên làn nước đưa ra đền Ngọc Sơn, mỗt di tích lịch sự.   Tôi có thể ngồi 1 mình cô đơn ở Trấn Ba Đình, nhìn đàn cá lượn tung tăng dưới làn nước trong suốt, tưởng có thể soi gương !   Biết bao giờ tôi mới có thể quên được các con phố quá quen thuộc, quá mến yêu từ thời thơ ấu đến hôm nay.   Nào hàng Đào, hàng Ngang , hàng Đường đến chợ Đồng Xuân.   Chợ Đồng Xuân có nhiều món quà ăn ngon miệng, như bún chả, nem, bún thang, cuốn v. v. ... Hỡi ai, là người Hànội, may ra mới hiểu lỏng tôi lúc này ! Khi đi kháng chiến, dù sao cũng mong có ngày chiến thắng trở lại Hànội, còn sự ra đi của tôi trong khỏang thời gain sắp tới không giống như vậy.

              Vào Nam, tức là tôi đã quyết  dân thân vào miền đất mới.   Ở đó, tôi hòan tòan không biết, không có một mảy may kỷ niệm.   Hơn nữa, tôi đã mặc bộ quân phục, vi mang 1 vạch vàng, có nghĩa là tôi phải trực tiếp đương đầu cuộc chiến, sống, chết chưa biết ra sao, chưa biết đơn vị tác chiến nào, tôi sẽ có mặt để nhận chỉ huy một  trung đội ?   Tôi sẽ phải đi hành quân, tức là chạm mặt tử thần , cái đó muốn tránh không được, trừ phi cái mạng lớn.  Do vậy, lòng mến yêu Hànội của tôi càng tăng, khi nhìn về tương lai mù mịt lối về !   Khắp  3 miền đất nước, chỉ riêng Hànội có những tên đường đặc biệt, mỗi tên đường chỉ sự đặc biệt của nó.   Nào hàng Gai, hàng Bông, hàng Hòm, hàng Thiếc, hàng Bạc, v. v. .. Nó rất gần gũi, quen thuộc với con người Hànội.

                Tôi đi thăm lai tất cả những nơi đã cùng tôi tạo nên kỷ niệm nen kỷ niệm, sau đó tôi đến thăm bè bạn để từ biệt họ.   Tôi gặp lại tất cả anh em trong nhóm quán cơm Tàu, nhất là quán Siêu Nhiên ở  ngõ Hàng Giầy và cà phê TÙNG sau đền Bà Kiệu.  Sư gặp gỡ chỉ làm lòng mình chùng xuống mà thôi.   Họa sĩ  Bùi Xuân Phái  ngơ ngác nhìn tôi, hỏi :
            - Thế cậu đi vào Nam  thât à ?   Tại sao không xin ở lại Hànội ?  Cái số cậu không may, nếu giấy tờ đến sớm một chút, cậu đã làm ở Kho Dược liệu rồi.
              Còn họa sĩ Hoàng Lập Ngôn bùi ngùi, chúc tôi vào Nam gặp may.  Nếu phải ra trận, phải bắn nhau với  Việt Minh, tôi mong  đạn sẽ tránh cậu ! 
              Hoàng Lập Ngôn  thường hay tếu như vậy , bằng hữu đều chúc lời tốt lành cả.
              15 ngày phép qua nhanh như cơn gió.   Tôi lại sửa soạn hành trang lên máy bay vào Saigon, để lại sau lưng tiếng khóc Mẹ già và vợ con.   Chuyến vào Nam, tôi đi Air Vietnam.   Chiếc xe ca lịch sự đưa tôi  đi từ văn phòng hãng qua sân bay Gia Lâm.   Sau 6 tiếng bay, tôi có mặt tại phi cảng Tân Sơn Nhất, phi cảng này lúc ấy ( 1953) còn nhỏ, cũ kỹ, trông giống 1 nhà kho hơn.  Tuy vậy, nó còn bề thế hơn phi cảng Gia Lâm.

              Chiếc xe ca đưa tôi về trung tâm Saigon sau hơn 1 tiếng chờ đợi.    Tôi đến ở tạm tại nhà anh chị Độ, đường Lê Lợi.   Tôi không thích ở nơi đây vì mất tự do, .  Cứ vào khoảng 9 giờ tối, cửa nhà đóng, then cài; muốn đi đâu cũng ngại, về lại mất công gọi cửa làm phiền người khác.   Tình cờ hay  định mệnh an bài, ngay buổi hôm đó,  tay thiếu úy đến chơi thăm anh chị Độ, ăn cơm tối tại đây.   Trong bữa ăn,  tay thiếu úy  cho biết, trưởng phòng 5 bây giờ lại đại úy Phạm Xuân Giai, sĩ quan mới đi du học Mỹ về.   Anh ta giới thiệu tôi với đại úy Giai rồi , nhưng  tôi vẫn  phải trình diện tại Quân khu trước, xem được bổ nhiệm tới đơn vị nào.  Khi nhận sự vụ lệnh, tôi sẽ trở về nơi làm việc tại Phòng 5 Tổng Tham mưu.   Nghe , biết vậy, không mấy tin tưởng lời hứa tay thiếu úy, vì đâu phải bạn thân ?  Nghỉ ngơi tại nhà anh chị Độ  trong 1 ngày, hôm sau tới trình diện Bộ Tư lệnh Quân khu 1, phòng Nhân viên.   Vậy là tôi được bổ nhiệm vầ tiểu đoàn 13 Cần Thơ  -  và phải chờ xe Tiểu đoàn đón,  vậy nên thường xuyên tới Bộ Tư lệnh để biết ngày, giờ xe đón.    Lại được thêm vài ngày rong chơi ở Saigon.

                 Thành phố lúc ấy chỉ nhộn nhịp vào buổi chiều sau giờ tan sở và các ngày thứ 7, chủ nhật- còn ngày thường thưa thớt người qua lại, kể cả phố buôn bán.   Con đường Galliéni ( nay Trần Hưng Đạo)  nối liền Saigon - Chợlớn  còn nhiều khu đất trống, cỏ dại mọc đầy.   Nói cho đúng, Saigon không vui bằng Chợ lớn, do vậy cứ mỗi ngày, sau khi ở Bộ Tư lệnh ra, tôi thường la ca ở Chợ lớn nhiều hơn Saigon.   Đi  chán thì ghé vào quán ăn mì, hủ tiếu, uống" cà phê đĩa" ( lối uống này  của giới bình dân, và cà phê  nóng muốn uống nhanh, thay vì chờ nguội, đổ ra đĩa uống cho nhanh ).

                    Một tối,   tay thiếu úy kia lại  đua tôi lại nhà đại úy Phạm Xuân Giai ở trong hẻm đường Võ tánh. Đại úy Giai có  cô vợ người Lào, chống Cộng rất hăng, từ ngày Việt Minh cướp chính quyền. Ông ta  đi lưu vong, sống tại Bangkok, Vientiane 1 thời gian khá  lâu, nói được tiếng thái,. tiếng lào.   Tiếng pháp ông ta giỏi thì đã đành , tiếng mỹ nói trôi chảy, theo như lời giới thiệu của tay thiếu úy.   Phòng 5 Tổng tham mưu đang cần sĩ quan chuyên môn như tôi, nên đại úy Giai bảo tay cứ đưa tôi lại nhà ông xe, mặt cho biết.

                 Chúng tôi tới nơi, đại úy Giai ra tận cửa mời vào.   Người vợ Lào  quấn sa-rông, bưng nước để trên bàn khách.  Ông Giai,. gốc miền trung, tướng nhà binh, đi đứng chững chạc.   Bộ quân phục thẳng nếp, bó sát thân, chứ không rộng thùng thình như tôi.   Ông ta mặc theo kiểu Mỹ, đẹp trai, ăn nói lịch thiệp. Sau chuyện xã giao,  cho biết, sẽ xin với tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng cho tôi được thuyên chuyển về Phòng 5 - nhưng chắc phải chờ vài tháng mới có kết quả.  Sau đó, ổng ra bàn, ngồi viết mấy chữ cho  thiếu tá Nguyễn Khánh  (  đại tướng Khánh " râu " sau này ) . thư viết tiếng pháp, lại trao cho tôi, nói, khi gặp Tiểu đoàn trưởng 13 thì đưa thư này cho thiếu tá Khánh.  Trước khi dán thư, ông đưa tôi đọc trước.  Đại khái, . đại úy Giai xin thiếu tá Nguyễn Khánh giúp đỡ  tôi. trong khi chờ đợi giấy tờ chính thức  chuyển về  Bộ Tổng tham mưu.  Thư viết rất thân mật, lời văn lễ độ.  Cầm thư, tôi cảm ơn đại úy Giai nhiệt tình của ổng đối với tôi, người chưa từng quen biết,  biết chỉ qua lời giới thiệu .   Ra về, tôi vất thư vào tập hồ sơ cá nhân, cẩn thận nhét vào sac-marin nhà binh.
             Tôi loanh quanh được đúng 1 tuần, xe của tiểu đoàn lên đón 2 sĩ quan về  đơn vị.   Lúc này, tôi mới biết có thêm 1 sĩ quan cùng thuyên chuyển về Tiểu đoàn 13.

              Anh tên Riệu, chúng tôi hoàn toàn  không quen nhau, dù học chung khóa; nhưng hoàn cảnh làm chúng tôi xích gần mau chóng.   Chiếc xe Dodge 4x4 gồm 1 tài xế, một anh mang cấp bậc thượng sĩ và 2 chúng tôi, cùng  1 số quân trang mới lĩnh.   Trên xe còn có 2 khẩu Carbine bán tự động.   Thượng sĩ đứng nghiêm  chào, mời chúng tôi lên xe.  Anh muốn nhường chổ ngồi bên tài xế cho 1 trong 2 chúng tôi- nhưng tôi bảo, anh cứ ngồi ở chỗ đó, chúng tôi ngồi sau nói chuyện cho vui.   Ngần ngừ, anh mới chịu bước lên xe, còn 2 đứa chúng tôi bám vào tấm chắn hậu leo lên xe.    Và hai chiếc" marin" như 2 con bò mộng nằm lu lù dưới chân.

              Đây, lần đầu tiên , tôi nhìn thấy cảnh miền nam trên quốc lột 4. Đường nhựa phẳng phiu, vươn dài giữa 2 bên ruộng lú; thỉnh thoảng có 1 xóm nhà quây chặt sau 2 hàng dừa lả ngọn, xen kẽ nhiều thưa cây khác- đặc biệt nơi nào cũng có cây cối xanh tươi.   Trời ở miền Nam nắng chang chang, xe chạy, gió thổi ào ào, nên không cảm thấy nóngt bức.  

             Chợt nhớ về Hànội, chắc chắn  bây giở đã vào mùa lạnh, nào mền bông, áo ấm cất  đi, bây giờ đem ra dùng đây.   Ở miền Nam, chắc chẳng bao giờ cần đến thứ đó, ngòi tấm mền mỏng đắp mỗi đêm lúc về sáng àm thôi.   Anh Riệu, người miền bắc, nhưng tôi không hỏi anh ở miền nào, mà anh cũng không đề cập. Chúng tôi, tuy ngoài mặt nói chuyện vui vẻ, trong lòng, chắc mỗi đứa nghĩ một khác về cái tiểu đoàn sắp phải trình diện, và trung đội nào sẽ có mặt !

              Trước khi  tôi đi, anh chi Độ có cho biết Cần Thơ, một vùng trù phú nhất ở miền nam, nó còn tên nữa ; TÂY ĐÔ, thủ đô miền Tây.   Con gái Cần Thơ lại đep nữa, do vậy, anh chị Độ cứ nhắc hoài, chớ dính vào mà khổ cho vợ cho con !   Xuống miệt đó, tha hồ ăn trái cây, thứ gì cũng có, lại rẻ mạt.   Tôi chỉ nghe, chứ không có ý kiến gì; nhưng từ lúc xe qua ngã 3 Trung Lương, tôi mới biết miền Nam trù phú thật !  Ruộng trải dài đến tận chân trời, lúa cây cao , mập; chứ không thấp, gầy, lè tè như ở miền bắc.

               Chiếc  xe cứ phóng như nuốt chửng đường thằng tắp. tài xế không chịu nhường , gặp xe là anh bóp còi inh ỏi để vượt.   Mọi chiếc xem nếu không phải là xe quân đội,  ép vào lề ngay nhường đường cho xe quân sự.   Thượng sĩ quay đầu lại, nói:
               " Xe chạy nhanh, cho qua kịp bắc, nếu chậm,  khó lòng lắm; vì có những đoạn đường nguy hiểm, tụi VC hay bắn sẻ.   Rồi mai đây, hai vị thiếu úy sẽ hiểu thôi ! "

               Chúng tôi nghe, chỉ cười xòa , tuy chưa biết chỗ nào nguy hiểm, chỗ nào không ?   Xe chạy tới gần trưa, thì gặp bắc Mỹ Thuận , một chi nhánh sông Cửu Long.  xe nhà binh được ưu tiên qua phà, không phải thứ tự trước, sau, như xe đò, xe dân sự.  bắc Mỹ Thuận khá rộng, nước không chảy xiết như sông Hồng miền bắc trong mùa lũ.  Chiếc phà máy khá lớn, có thể chứa cả chục chiếc xe hơi, hai bên hông còn có hành lang cao, mọi người có thể theo cầu thang đi lên đó, nhìn cảnh sông nước ít phùt, chờ phà cặp bến.   Cảnh huyên náo, mời mọc mua bán trái cây, bánh, nước, gây cho tôi một ấn tượng ngồ ngộ!  Tiếng nói các cô gái chào hàng ở miền nam cũng chanh chua lắm ! Chưa quen tai , nên nhiều câu tôi không hiểu, mà chỉ nhìn qua dáng điệu và thử ăn quà bánh người bán, tôi đoán phỏng chừng.  Nhưng càng ở lâu, tôi càng thích nghe tiếng nói cô gái miền nam hơn giọng các thiếu nữ bắc.   Họ có tiếng " dạ" rất dễ thương, dù ưng ý hay không vẫn " dạ". Người nghe phải biết phân biệt cái âm thanh tiếng đó để mà tự hiểu !  

              15 phút sau, phà  cặp bến.   Thượng sĩ hỏi  chúng tôi, có muốn dừng lại ăn trưa không ?   Nhìn  Riệu, tôi ngầm hỏi ý, Riệu hiểu ngay, lấy tiền đưa cho thượng sĩ nhờ mua 2  ổ bánh mì thịt, 4 chai nước ngọt.   Thượng sĩ bảo tài xế đậu lại trước một quán hàng, vào mùa ổ bánh mì thịt quay và 2 chai thôi, anh đua cho Riệu, nói:
              " Hai thiếu úy ăn đỡ, tụi em có đồ khô rồi, lát nữa về câu lạc bộ tiểu đoàn ăn vừa ngon, vừa rẻ !"
               Nói xong,. anh thối lại tiền cho Riệu.  Chiếc xe loại lên đường, nhưng tài xế từ từ để chúng tôi gặm bánh mì, uống nước xong, mới nhấn ga.   Chừng 1/2 tiếng đồng hồ, lại gặp một bến phà khác.  đây mới chính là  bắc Cần Thơ , qua bắc này   là tới nơi rồi.  Chiếc phà máy  nơi đây cũng y hệt chiếc ở bắc Mỹ Thuận , xe nhà binh lại được ưu tiên, nhưng chiếc phà vừa tách bến qua sông, nên chúng trôi phải chờ chiếc khác qua sông.  Nhờ mỗi bến có 2 phà, nên việc qua sông, tuy mất thời giờ, nhưng không phải chờ lâu.   Dòng sông Bassac chảy chầm chậm, dòng nước trôi lừ đừ, dáng mệt mỏi!

             Đây là cái bắc cuối cùng miền Hậu Giang.   Chiếc xe qua phà đi xuyên lòng đô thị Cần Thơ.   Lần đầu, tôi nhìn thấy Thủ đô miền tây.  Đường phố tuy nhỏ, nhưng khá sạch, nhà cửa đều xây cất theo lối cổ.    Cũng có 1 số nhà kiến trúc lối mới, nhưng ít.   Chỉ có vài phố buôn bán, không của tiệm nài lớn.   Những cô gái Cần Thơ mặc áo bà-ba bông, quần đen ống rộng , đi qua lại trên đường, họ đều che mặt, hoặc quấn khăn rằng thi lòa xòa, nhìn không rõ mặt.   Sáu thời gian ngắn, tôi  nhận thấy ở đâu cũng vậy, có cô đẹp, có cô trời bắt xấu, chứ nếu khẳng định con gái Cần Thơ đẹp nhất miền nam, coi có vẻ chủ quan quá !

              Chiếc Dodge  đỗ xịch ngay trước cửa một căn nhà , trông nhứ chiếc biệt thự.   Ngoài cổng có vọng gác.   Một chú lính đen thui cầm ngang cây tiểu liên như sẵn sàng nhả đạn.

               Trong khi thượng sỉ nói chuyện với lính gác, tôi nhìn lên tấm huy hiệu treo ngay trên góc cổng: đầu con trâu với 2 chiếc sừng cong nhọn hoắt, tượng trưng cho Tiểu đoàn 13.  Do vậy, sau này, tôi mới biết đến dân chúng địa phương kêu chúng tôi" lính đầu trâu".   Thượng sĩ  mời chúng tôi xuống xe, đi vào căn nhà kế bên, Đây là Câu  lạc bộ Sĩ quan.  Chúng tôi theo thượng sĩ leo lên cầu thang, còn 2 hiếc" sac marin" đã có 2 binh sĩ vác lên vai giùm.  Thượng sĩ đưa chúng tôi vào 1 phòng ngủ, phòng khá rộng, đặt 1 dãy ghế bố nhà binh, trải drap trắng phẳng phiu. Tôi và Riệu lấy 2 chiếc sát nhau để nói chuyện cho tiện.  Thượng sĩ lễ phép, nói:
              " Thưa 2 thiếu úy, trong khi chờ đợi sự phân phối Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn 2 -   2 thiếu úy nghỉ tạm nơi đây.   Việc ăn uống đã có câu lạc bộ lo.   Ngày 2 bữa, trưa ăn cơm tây, tối cơm ta.   Còn tiền, 2 thiếu úy trả thẳng cho quản lý câu lạc bộ.  Các sĩ quan độc thân thuộc Bộ Chỉ huy hoặc ở đại đội thường vụ thường ăn cơm tây tại đây.   Bây giờ, 2 thiếu úy có thể tắm rửa, ngày mai sẽ trình diện Bộ Chỉ huy.  Em đã báo cáo sự có mặt 2 thiếu úy tại đây rồi."
                    Nói xong, anh  đứng nghiêm, chào.   Chúng tôi chào lại, từ đó, không 1 lần gặp lại thượng sĩ, cả  tài xế.  
                    Chúng tôi thay quần áo, đi tắm cho sạch bụi đường.   Tắm gội xong, thấy người khỏe hẳn.   Tôi và Riệu đi loanh quanh trong khu câu lạc bộ để tìm hiểu.    Phòng ăn rất khang trang, có nhiều bàn nhỏ, mỗi bàn 4 ghế nệm sang trọng, có quầy rượu.    Một phòng kế bên dùng để giải trí, có bàn bi-da ( billard), có chỗ ném tên và vài trò chơi lặt vặt khác.   Nói chung, tất cả đều sạch sẽ, ngăn nắp.   Tôi ra quầy rượu, toan gọi 1 ly rượu mạnh, uống cho vui cuộc đời lính chiến; nhưng anh bán rượu từ chối, nói rằng, chỉ được bán rượu sau giờ làm việc.   Tôi và Riệu ghi tên ăn cơm.  Tôi nhớ mãi, mỗi người phải trả 15 đồng cho 2 bữa cơm.  Trưa, cơm tây, có rượu vang, chiều cơm ta  3 món.   Như vậy quá rẻ, so với số lương hàng tháng của chúng tôi.   []

( còn tiếp , lần 13 ).

TẠ TỴ
( 1921- 2004, tp.HCM )

( Nxb Thằng Mõ, San José, USA - tr. 155-  166)

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

dead bodies ... poem by a vietnamese student

we promise one another, poems from an asian war
don luce and...  selected, introduced ...

                                                                        d e a d    b o d i e s
                                                                                       By  A Student

                 (The following poem appeared in Lập trường ( Stand point) in 1964.  This newpaper was closed because of ananti-war nature of this poem).



                                                 Dead bodies are allover the land,
                                                 The faces unidentifiable 
                                                 Without any clothes,
                                                 Lying on the same land
                                                Of powerty and hardship.

                                                                       An old mother with her stick,
                                                                       Tearful eyes, questioned
                                                                       The Nationalist,
                                                                       The Communist,
                                                                       Who live in the same village,
                                                                       Who belong to the same mother,
                                                                       Who have the same black hair and red blood,
                                                                       The same flat nose and yellow skin.

 
                                                 In her burnt garden,
                                                 The children dug for burnt potatoes like hungry dogs.
                                                The mother' s eyes cannot see the future,
                                                The vultures came over the dead bodies,
                                                Animals and men are the same.

                                                        []


fromWE PROMISE ONE ANOTHER /  POEMS FROM AN ASIAN WAR-
        don luce,  john. c.schafer & jacquelyn chagnon     selected, introducted...
        ( The Indochina Mobile Education Project  ,  Washington. DC,  1971 - )

những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi / tạ tỵ / 14



                       NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI ... 11
                                                   hồi ký văn học : tạ tỵ


                                                          chương BỐN 
                        NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ NAM VIỆTNAM

 - nguyễn bính ,  nguyễn tuânlê văn trương, lê tràng kiều,  phạm duy,  lê cao phan, báng bá lân,  duy lam ...
 -  lê tràng kiều suốt đời làm báo, chắng  công trình nào  ra gi, chỉ còn vợ, anh em thương yêu, nhớ đến  thôi...
- thời tạ tỵ làm  E.O.R  ( sinh viên sĩ quan )  tạ tỵ chưa biết nhờ" đại sứ  ca-bô-lốt  cùng  hành quân"  . mà  gọi  ' túi cao su' là' túi phong lưu' ...

              Sau 6 tháng tập bắn, chạy, nhẩy, đi đứng, chào kính; tôi đã đổ nhiều mồ hôi trên các bãi tập và mất nhiều thì giờ học về lý thuyết  căn bản để trở thành 1 sĩ quan biết chỉ huy trung đội binh nghiệp- không phài cái nghề tôi thích thú; do đó, mỗi ngày ở trong quân trường là 1 nhục nhằn luôn luôn làm tôi khó chịu.   Hơn nữa, trong những ngày đầu sống ở miền Nam, tôi chưa quen với phong thổ, khí hậu; nên thường ngã bệnh.   Cái nắng đổ lửa suốt ngày và những cơn mưa bất chợt , gây cho tôi ấn tượng không mấy hào hứng !    May ra, chỉ có vào buổi chiều, khi trời đã tắt nắng, từng cơn gió nhẹ như mơn trớn, vỗ về - làm con người thấy dễ chịu đội chút. 
 
                  Quân trường Thủ Đức  được xây dựng trên 1 ngọn đồi thấp, không có cây to, vì nó mới được thành lập, nhằm mục đích đào tạo cấp tốc thanh niên việt có khả năng học vấn trở thành các sĩ quan bổ xung cho những tiểu đoàn Việtnam đang thiếu cấp chỉ huy.    Chỉ huy trưởng hồi đó là thiếu tá Bouillet, các huấn luyện viên , tới 80% là  Pháp; còn lại, các sĩ quan, thiếu úy việt mới học khoảng đâu 2 khóa trước- có khả năng- nên được tuyển chọn ở trường trông coi trung đội khóa sinh.dạy chào kính,  xử dụng vũ khí v. v...  Bài học  toàn dùng pháp ngữ, tôi nhớ, đại đội trưởng chúng tôi, hồi đó là trung úy Grousseau, mặt hồng hồng như  đã uống rượu.   Huấn luyện viên này rất đẹp trai, tuy là quân nhân, nhưng ăn nói rất lịch sự.   Tôi nhận thấy, các huấn kuyện viên việt tỏ ra hách dịch hơn pháp.  Có thể, họ lấy le, phần khác, muốn được yên thân, không phải đuổi ra mặt trận.

                 Khóa III Thủ Đức  gồm khoảng 700 khóa sinh, chúng tôi bị nhốt trong trường đến khi thi xong giai đoạn 1 khoảng đâu 2 tháng.   Sau khi được gắn Alpha, thì được cấp phép 24 tiếng đi phép.  Nhưng  ca761p phép cuối tuần, không phải cả 700 cùng đi 1 lượt. mà chỉ được đi 1/2- như vậy, mỗi sinh viện sĩ quan cứ 2 tuần được đi phép 1 lần. Trước khi đi phep, có màn khám tủ, khám súng, giầy dép.   Ai mà được coi là bê bối, bị cúp phép liền, do vậy mỗi trưa thứ 7 hồi hộp lắm.  nào là quần áo trong tủ phải thật ngăn nắp, lòng súng sạch bong, giày brodequin da bò màu đỏ cạch, sần sùi, phải bóng lộn, soi gương được.  Đơi sống trong quân trường khốn nạn như vậy đó, sau khi thoát được,  làm chỉ huy, "uýnh" nhau vời Vi-xi, lọi sình cà tuần lễ  - quần áo, giầy dép  hôi hám, bám đầy bùn, đất- bây giờ về trại thì đã có ' tà lọt'  rửa sạch, giạt giũ tươm tất rồi !

                 Đời sống quân trường, đời sống chiến đấu ngoài măt trận khác nhau xa,  một trời, một vực.   Ngay cả bài học quân trường khó áp dụng cho chiến trường, bời, chiến trường thiên biến, vạn hóa, tùy theo tài năng, kinh nghiệm,  mỗi chỉ huy biết cách đánh để thắng hay bại !   Tôi nói vậy, không có nghĩa, bài vở học ỏ quân trường  đều vô ích đâu ?  trái lại, hữu ích đấy, vì đó , bài học vỡ lòng, mở đường cho sự nghiệp  quân sự, cứu cánh đời quân nhân.   Quân trường dạy mỗi người phải biết chiến thắng gian khổ, biết sử dụng các loại vũ khí, biết tất cả những  thứ gì liên quan đến chiến trường; còn vấn đề áp dụng ra sao, cái đó, tùy thuộc cá nhân, hoàn cảnh.

                 Tuần lễ đầu tiên, tôi được cấp phép 24 tiếng về Saigon.  Hàng đoàn xe GMC chở chúng tôi từ quân trường tới đường Paul Blanchy ( nay, Hai bà Trưng ) , phía sau Nhà hát lớn đỗ lại.  Từ đó, ai muốn đi đâu, tùy ý.   Chiều hôm sau, 3 giờ, phải có mặt, cũng tại nơi này để lên xe trở về trường.   Tôi mặc bộ đồ kaki vàng , đội mũ bê-rê đen, phía sau có 2 tua vàng , đỏ, cầu vai mang Alpha, sinh viên sĩ quan.   Người dân Saigon biết có Trường Sĩ quan Thủ Đức, và các sinh viên   sĩ quan có bằng tú tài, hoặc tương đương, nên họ coi trọng lắm.  Không như những năm về sau, cấp số sĩ quan gia tăng mau lẹ, con gái lấy chồng nhà binh, có nghĩa cầm chắc ở góa sớm.   Song song với Trường Thủ Đức, còn có Trường Võ bị Đà lạt, nơi đây huấn luyện cấp sĩ quan  hiện dịch, tức là những thanh niên tình nguyện, coi binh nghiêp là nghề.   Nhưng thực ra,  sau khi ra trường,  do"oánh" trận, thì ai cũng như ai; ít khi phân biệt lính hiện dịch hay trừ bị.

                Sau khi xuống xe,  màu áo kaki tản mác  vào các lòng phố.   Có những bà vợ ra tận bãi xe đón chồng; đó là sinh viên người miền Nam, còn miến bắc, rất hiếm! Họ đi dạo trên con đường Catinat, Lê Lợi và Khu chợ Bến Thành.  Một số lên xe tắc-xi đi dạo nơi nào chả biết.   Riêng tôi, mỗi lần đi phép, thường vào Chợ lớn dạo chơi, ăn mì, hủ tiếu hoặc đến  một tiệm Tàu bình dân nào đó, ăn thứ gì khoai khẩu; để bù vào ngày , tháng chịu đựng bữa cơm nhà thầu cung cấp, rất khó nuốt !   Đi chơi chán, tôi thuê phỏng ngủ.   Mỗi lần ngủ trọ như vậy, thế nào cũng bị ma -cô gõ cửa quấy rất, mới mọc chuyện giải quyết sinh lý.   Tuổi thanh niên, ai chẳng ham, nhưng sợ bệnh hoa liễu, nên chỉ, những  kẻ liều  mạng mới dám ưng chịu.   Thường ra, họ dùng" túi phong lưu " *.  Sở dĩ, chúng tôi
-------
* bao cao su. (BT) .
------- 
có tiền, vì  được truy lãnh mấy tháng lương liền.  Ở giai đoạn 1, chúng tôi lãnh lương binh II, qua giai đoạn II lãnh lương trung sĩ  trên 700 đồng / tháng - nên ai nấy, đều  có tiền,  tiêu thoải mái. 
  
             Đây không phải là lần đầu tôi biết Saigon-Chợlớn . Năm 1942, tôi đã  sống ở Saigon một thời gian.   Năm đó, thực dân Pháp  mở Hôi chợ Đông Đương tại Vườn Bờ-rô ở đường Chasseloup Laubat.  Tôi được Trường Mỹ thuật đề cử  làm đại diện sinh viên miền bắc Việtnam vào tham dự, vì trường có 1 gian triển lãm họa phẩm và sản phẩm tiểu công nghiệp tại Khu  hội chợ  Saigon năm 942 chẳng khá Saigon 1953 là bao !

             Các cô  gái miền Nam vẫn ăn vận  áo bà ba sặc sỡ, quần Mỹ A ông rộng như vậy, đi nhẩn nha mua bán.   Thỉnh thoảng mới gặp một cô son phấn tùm lum, áo dài bén gót, tay cầm dù, đi dạo pghố.   Họ thuộc loại con nhà giày,ít khi ngó ai.
              Thành phố Saigon vẫn có đương xe điện 2 chiều.  các ga con lơn, con gà, con thỏ vần còn.   Khách muôn đi, phải lấy vé trước, khi lên tàu; chứ không phải như ờ Hànội, cứ leo đại lên, sẽ có người xé vé.   Tôi chẳng hiểu sao- 24 tiếng đồng hồ phép- bao giờ cũng đi rất nhanh !   Cũng 24 giờ ấy, ở quân trường sao dài lê thê, cơ hồ tưởng như hòi gian ngưng lại !

              Một chiều thứ 7, không phải phiên đi phép, tôi ngồi nơi bực thềm ngăm dải mấy trắng nõn như bông đang trôi hờ hững trên nền trời xanh biếc - thì, bỗng 1 anh di thẳng tới chổ tôi. Người xương xương, da đen xạm, vì  nắng gió quân trường.   Anh ta có đôi mắt hơi sâu, nét mặt tỏ lộ chút kiêu  căng.   Không quen biết, bởi không cùng trung đội, đại đội, anh ta đứng trước tôi , cười thân thiện, hỏi
              - Anh có phải là  Tạ Tỵ không ?
              - Chính tôi.
              nghe trả lời vậy, anh ta ngồi xuống sát bên, tự giới thiệu:
              -.. .tôi là Duy Lam.
             À ra thế ! , tọi nghe tiếng, không phải vì tác phẩm anh ta đã có tác động sâu xa vào tâm cảm tôi, - mà chính cây bút trẻ -  mới được kết nạp vào Tự lực văn đoàn, nhất linh chủ súy.   Tự lực văn đoàn gồm nhều cây bút nổi danh, chỉ kết nạp vào nhóm , cây bút nào từng hợp tác với báo PHONG HÓA, NGÀY NAY chẳng hạn- như Khái Hưng, Thế Lữ,, Xuân Diệu, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Đỗ Đức Thu v. v. .. Họ là 1 nhóm khép kín, văn phiệt, khó ai lọt vào được !

             Nay, một người trẻ ngồi cạnh tôi , sự nghiệp chưa là bao mà được kết nạp; chắc anh  ta phải có biệt tài.   Lúc đó, tôi nghĩ vậy, sau được biết; Duy  Lam là cháu ( ngoại) Nhất Linh , thi không ngạc nhiên nữa.  tên thật Duy Lam là Nguyễn Kim Tuấn, anh ta học bộ binh ( Infanterie), còn tôi học về vũ khí nặng ( armes lourdes), chuyên sử dụng súng cối  81 ly.  Do vậy, tuy cùng quân trường, ít khi gặp, trừ khi muốn gặp vào tuần không đi phép.
  
              Duy Lam nói năng nhẹ nhàng, dễ thương như văn anh ta vậy.   Mới gặp lần đầu, trong khung cảnh ở quân trường khô khan, mà chúng tôi hinh như quen hết sinh hoạt xung quanh, trước mắt chúng tôi, lúc ấy, chỉ có văn chương, nghệ thuật.   Duy Lam cho biết, có đi xem Phòng triển lãm Tiền Tiến của tôi (  Hànội)  , rất thích lối vẽ mới ấy, do vậy, khi nghe anh em nói: khóa này có tôi, nên cố dò hỏi tìm gặp. (.. ). Chúng toi nói chuyện tới giờ cơm, Duy Lam mới đứng dậy.    Kể từ đó, chúng tôi là bạn cho tới hôm nay, tôi vẫn quí mến Duy Lam vô cùng- nhất là những ngày cùng ở tù với anh ở Hà-Nam-Ninh- tôi càng hiểu rõ Duy Lam, một con người cứng  cỏi,  có lập trường dứt khoát.

              quân trường  , còn 1 người đồng khóa, đó là nhạc sĩ Lê Cao Phan ( 1923-   ) .  Có dáng ngưiời tầm thước, khuôn mặt nhìn hơi quê quê một chút, nghề chính là dạy học.   Khi nghe anh tự giới thiệu là nhạc sĩ, thì tôi biết vậy, cũng chưa bao giờ nghe ai nhắc nhở tên anh trong giới văn nghệ.   Tính tình hiền, dễ thương.   Có lẽ, cũng chính vì tính tình vậy; dù đeo đuổi ngành nghệ thuật nào đi nữa,  chẳng co cách gì làm hơn người khác được !   Người có tài, thường ra, trên nét mặt, dáng đi, cách đứng ngồi; nhất là cặp mắt, họ thường biểu lộ một cái gì  khiến làm người khác phải chú ý.   Nhưng đứng về phia bè bạn thì Lê Cao Phan là bạn tốt. Vì không chung đơn vị, nên gặp gỡ có giới hạn thôi, sau này tốt nghiệp, Lê Cao Phan có 1 thời gian làm chánh văn phòng  đại tướng Lê văn Tỵ.

             Tôi và Lê cao Phan còn gặp nhau nhiều, sau khi rời khỏi quân trường.   Anh có phổ nhạc bài thơ Đàn tím của tôi , nhưng không thành công !   Vấn đề thơ phổ nhạc, rất khó, vì người làm thơ không bao giờ có y định làm bài thơ đó để sẽ được phổ nhạc, mà làm thơ theo thể tự do, nên càng khó để phổ.   Bài Đàn tím, thơ tự do  ,  câu dài, ngán, trúc trắc, dễ gì đưa nó thành ca khúc hay ?  vấn đề phổ nhạc chot hơ,  tôi chỉ thấy Phạm Duy biết làm, nhưng cũng tùy bài do Phạm Duy chọn lựa; chứ không phải bất cứ bài nào cũng phổ hay được !   Như vậy, phải dùng lời thật khéo, để nói sao cho khỏi mất cái tình ?  Như vậy,  không thành thực; nhưng không biết sao hơn ?   Do vậy, cho tới hôm nay, cũng ít ai biết đến nhạc sĩ Lê Cao Phan * - anh làm được khá nhiều ca khúc - một số ca khúc làm cho thiếu nhi.

-----
* sau 1975, gặp Lê Cao Phan( 1923 -    )  thường xuyên, tôi hỏi anh có đọc hồi ký Tạ Tỵ không? Chỉ gật  đâu nhẹ thôi,  tỏ ý không mấy hà lòng  viết về anh. Lê Cao Phan nổi tiếng  duy nhất  , ca khúc Phật giáo Việtnam,  rồi anh còn dịch tác phẩm Nguyễn Trải ra tiếng anh, bỏ  tiền in ấn, lại dịch cả 1 truyện dài  SORROW of LOVE /  Bảo Ninh, nhưng  vẩn chỉ là bản thảo, vì đã có bản in ấn hành  trước đó.  Gốc Quảng Trị,  nên có lần đã dịch lời ca khúc sang anh ngữ của nhạc sĩ Trần Hoàn ( cùng gốc  Quảng Trị )  v. v...  ( một cách lấy lòng  nhạc sĩ  đang giữ chức Bộ trưởng văn hóa thông tin Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghiã Việtnam.   Lối dịch văn chương của anh, theo tôi, đó là traduction littérale , ( mot à mot, qui suit une lettre à une lettre ), lối dịch " thấp" nhất trong  lối dịch văn chương.  Phê  bình ca khúc nhạc, nói riêng, sư nghiệp văn chương  LCPhan , Tạ  Tỵ viết rất sắc   : 
         "... có lẽ chính vì tính tình anh( LCPhan)  như vậy, nên dù anh có teo đuổi ngành nghệ thuật nào đi nữa, cũng chẳng có cách nào làm hơn người được . Những người có tài, thường ra trên nét mặt, dang đi, cách đứng ngồi, nhất là cặp mắt, họ thường biểu lộ" một cái gì"  khiến người khác chú ý ngay . Tôi nói vậy, không phải vi biết tương số, nhưng qua kinh nghiệm giao du với bạn bè, tôi thấy ngjười có tài năng đều xuất phát ra tự bên trong, một cái gì đó, làm cho người đối thoại phải chú ý. Nhưng đứng về phía bè bạn, Lê cao Phan người bạn tốt, tâm hồn luônm luôn hướng về phía bè bạn ..." .
           Sau này khi ra khỏi quân trường, LCPhan có một thời gian lám chánh văn phòng cho đại tướng Lê  VănTỵ ..." ( tr 150 /  Hồi ký văn học Tạ Tỵ).   Rất mê  nét" yểu điểu lượn lờ"'  đắm đuồi trong" thần  số ta"của  1  thứ nữ  Á Nam-  Trần  Tuấn Khải, đã l6n đèo, vượt suối  Đà lạt 5, 7 lần mà vẫn trrượt ngã ,  sau 1975 , khiến " phu nhân chính thống" buồn ,qua đời, vì  chán sống  tột độ !  (TP)
---------
             quân trường ,  sau khi học hết giai đoạn , sang giai đoạn 2 - các khoá sinh phải trực nhật, đứng gác ngoài đồn canh ngay cổng trường.   Hôm đó đúng ngày chủ nhật, tôi phải đứng gác ngoài đồn canh.   Vấn đề trực gác của chúng tôi, nhằm mục đích làm quen với lề luật, kỷ luật quân đội[ chứ thực ra bảo vệ anh ninh cho Trường đã có một đại đội Commando chịu trách nhiệm vòng ngoài.   Cái bốt gác  chỉ nhằm mục đích  kiểm soát, xem có khóa sinh nào nhảy dù không, ngoài ra chẳng còn chuyện gì khác.
             Vấn đề muốn nhảy dù , thật ra không khó, nếu biết cách, cần nhất là phải làm sao lên được chuyến xe của  nhà trường, để  về đúng hẹn.   Trong Khóa III chúng tôi,   có mộ ông vua nhảy dù- anh ta không thèm nhảy dù vào thứ 7 hay chủ nhật-  mà hầu như chiều nào , sau khi hết giờ học, anh ta nhẩy dù liền.   Mãi 1 thời gian dào, nhà trường mới khám phá ra đường dây  nhảy dủ của anh ta, qua lính Commnado, vì anh ta ghiền thuốc phiện  nên  hàng phải phải đi Saigon để hút hít.

             Chủ nhật ở quân trường vui lắm, vì qua giai đoạn II, thân nhân các khoá sinh được đến thăm, nếu ai không được đi phép.   Tôi đang kiềm soát giấy thăm,  bỗng thấy anh Lê tràng Kiều và mấy ký giả miền Nam đến.  Tôi nhận diện được Lê Tràng Kiều , nhưng anh không thể nhận ra tôi, dù cho khi xưa, đã vài lần gặp gỡ tại  Hànội.   Tôi nhận ra anh cách dễ dàng, nhơ cái trán cao .   Đê chứng tỏ thông minh, cái trán của anh vôn thấp, anh dùng dao cạo cạo nó lên cho cao, nhu người không cận thị đeo kính  trắng cận thị ra dáng vẻ trí thức
.
             Có 2 kẻ làm văn nghệ , trán cao,  là Lê tràng KiềuBàng Bá Lân .   Lê tràng Kiều xuất trình giấy tờ, hỏi thăm tên tôi, để gặp.   Nói cho đúng, anh Lê Tràng Kiều không thể nhận ra tôi cũng phải thôi,  vì mấy tháng luyện tập khổ nhọc quân trường, ăn uống không hợp khẩu vị, da mặt đen xạm, gây guộc,  chứ không trắng trẻo, mỡ màng như  xưa - nhất là tôi mặc bộ đồ lính trận treillis, đầu đội mũ vải đi rừng, làm hình dạng thay đổi hẳn !
              Lê Tràng Kiều dáng người dong dỏng, khuôn mặt trái soan, lúc nào cũng có nụ cười xã giao để gây   cảm tình với kẻ đối thoại.   Anh làm báo chuyên nghiệp, khi ở Hànội, từng giử chức chủ bút HÀNỘI TUẦN BÁO do Nhà Hồng Khê  chủ trương.    Hồng Khê là   một tiệm chuyên bán các thứ thuốc trị bệnh hoa liễu ở phố Huế *  trước cửa chợ Hôm , gần khu tôi ở.   Chủ nhà Hồng Khê  là
-------
* năm 1950 , tiệm  Hổng Khê ở 75 hàng Bồ, nhà  3, 4 tầng lẩu.   Năm 1995 ở  tầng dưới nhà ( rez de chaussée)  chữ IMPRIMERIE LÊ CƯỜNG cũ xì, mốc meo  còn nguyên chữ . (TP) .
----------------- 
Cường, có thành lập được một nhà in, do vậy, mới mua bằng cách ra báo, nhờ Lê Tràng Kiều  làm chủ bút.   Tờ báo HÀNỘI thực sự  cũng không phải tờ  tuần báo có gia trị  cao vào thời đó.   Nó còn thua cả tờ TIỂU THUYẾT THỨ BẢY của nhà  Tân Dân .  Để được sự chú ý của độc giả , tò HÀNỘI  gây ra nhiều cuộc bút chiến, nhưng chẳng vì thế,  mà giá trị của tờ báo tăng lên.  Nhà thơ  Nguyễn Bính co đăng tải nhiều bài thơ trong tuấn báo HÀNỘI, vá viết thiên ký sự về mối tình vói NÀNG OANH .  Mở đầu, thiên ký sự, dó là mấy câu thơ buồn:

                                                   Tâm hồn tôi là bình rượu nhỏ
                                                   Rót lần lần, rót mãu xuốn nàng Oanh
                                                   Không xua tay, nhưng  nàng vẫn vô tình
                                                   Hắt ly rượu hồn tôi qua cửa sổ ...

               Vì sự giao du  kẻ nọ người kia, nên tôi quen Lê Tràng Kiều, mỗi kỳ báo ra, anh đều tặng tôi một số.   Lúc đó, thú thực tôi không thích nội dung  tờ HÀNỘI, nó không thỏa mãn được yêu cầu những nguồi ưa suy luận, hoặc có kiến thức khá.   Nó chỉ làm vừa lòng  những cô gái choai choai, giới bình dân ưa chuyện dễ dãi.   Có lẽ, cũng vì lý do này, tờ Hànội không sống lâu . nó chết chẳng ai hay, chẳng để lại một dư âm nào!  Tôi nghe anh em kể, số của anh Lê tràng Kiều là trâu trắng, đến đâu mất mùa đến đó.   Câu nói này đúng chẳng nhẽ làm cho tờ báo nào, dù hàng ngày, hàng tuần  chẳng lâu la gì là ngỏm củ tỏi  !   Tòa soạn nào có mặt anh, thì y như rằng, chỉ ít lâu sau xập tiệm.  Lê Tràng Kiều, người khôn ngoan, biết ăn chơi đủ món, ai củng quen, cũng bết.   Khi cần, anh có thể nằm hút cùng với Lê Văn Trương cả đêm, hoặc xuống xóm ca nhi vui  chơi với Nguyễn Tuân, đêm này qua đêm lhác.   Giao du rộng, anh có thể mới nhiều cây bút cộng tác với báo mà anh điều khiển, nhưng sự góp mặt của anh em không thường xuyên.  Do vậy, tờ báo khi hay, khi khá, khi klhông.    Có lẽ, ở miền bắc  còn đất đứng, vô Nam làm báo, biết đâu đắt mối; cái vận mới tới thì sao ?  
               Hôm nay, anh tới quân  trường Thủ Đức.một phần gặp bạn cũ,  phần khác tìm tôi để giới thiệi với các bạn mới của anh ở Saigon chăng?
                -Tôi đây, anh Kiều ! sao anh biết tôi ở đây mà đến?
                Lê Tràng Kiều mở mắt  to, nhìn tôi, ngỡ ngàng:
                - Ủa, sao gầy , đen thế !   Nhìn không ra, tôi vừa nhận được thư anh em từ Hànội báo tin anh bị động viên vào Khóa III Thủ Đức; do vậy, tôi muốn biết, và nhân tiện đi cùng mấy bạn ký giả, đại diện anh em miền Nam thăm anh luôn thể.
                Đồn canh  bao giờ cũng có 2 người, tôi nhờ bạn trông giùm, tiếp khách.   Cái đồn  nằm chơ vơ gần mé lộ, không bóng cây, chúng tôi đành tạm núp vào vào đồn, phía bóng mát, ngồi bệt, nóic huyện.   Nội dung chuyện, không ngòai việc nhắc vài kỷ niệm lặt vặt khi sống ở Hànội-. Anh Lê Tràng Kiều cho biết, sẽ ở hẳn trong Nam, để làm báo; dù sao ở đây dễ sống hơn.  mấy ký giả miền Nam chăm chú nhìn tôi, mời hút thuốc; chư không nói, điều này dễ hiễu, mới gặp lần đầu thi có gì đề nói- nhưng có lẽ - anh Kiều đã giới thiệu tôi từ trước, nên họ chú ý.   Biết tôi đang làm nhiệm vị,  chuyện  đâu đó chừng mươi lăm phút, anh Kiều lên xe về Saigon, còn  nói với theo:
                - ...nếu đi phép, cứ đến  ìm tại.... nhiều thú chơi lắm !
                 Tôi  cảm ơn, bắt tay các bạn mới, chúng trôi từ giã nhau.   Cho tới nay, ngồi viết dòng này, tôi không nhớ được tên, mặt mũi mấy ký giả miền Nam thăm tôi hôm đó.  ngay cả mấy chục  năm sau, tôi sống ở miền Nam, không lần gặp lại họ, họ chẳng kiếm tôi làm gì, hai bên như bạn chưa hề biết nhau.   Nói đúng, mấy ký giả đó, thế nào họ biết tôi qua họat dộng văn học ở miền Nam liên tục mấy chục năm, - có  lẽ ngại - tôi ít thời giờ gặp gỡ, giao du với họ.

                  Anh  Lê Tràng Kiều  chỉ tới thăm tôi có 1 lần duy nhất- từ đó- tuy sống chung1  không gian, nhưng không hiểu lý do nào, anh không còn tìm tôi nữa- tuy rằng bạn anh -một số cũng  là bạn tôi.   Nhưng, tôi được biết, cái số anh vẫn vậy, dính vào đâu chết đó,  và đời sống của anh đứng vững được, thì nhở   vợ, một người đảm đang, thương, yêu chồng nhất mực. Lê Tràng Kiều qua đới sau vài năm CS chiếm Saigon.    Cà 1 cuộc đời hy sinh cho báo chí, rốt cuộc,  Lê Tràng Kiều chẳng lại để lại 1 công trình nào đáng kể, ngoài lòng thưong, nhớ của bạn bè!  *
-----
Khoảng 1974, gia đình LTKiều ở trên đường  Trương Minh Giảng / Phú Nhuạn. Anh có 1 đứa con là lính KQ làm ở Tân Sơn Nhất, bị thuyên chuyển lên Biên Hòa. Tôi không quen anh, nhưng quen lão nhà- báo- Giang Kim,  anh LTKiều nhờ tôi  tìm  cách xin cho con anh được ờ lại Tân Sơn Nhứt.  Tôi nòi thắng điều này với tư  lệnh KQ,  tướngTrần Văn Minh biết là con một nhà văn tiền chiến  tử thập niên 30, tướng  chấp thuận cho  con anh ở lại. ( TP )  . 
(TP. 
--------- 
                 Thời gian trôi qua, qua những ngày cực nhọc ở quân trường,  chúng tôi vượt đực tất cả,.   Sau 6 tháng giam mình trong kỷ luật, chịu đưng nắng cháy da, từngcơn mưa bất chợt, tôi đã quen dần khí hậu miền Nam, biết yêu những chiều tắt nắng, nhìn mặt trời lặng lẽ rớt xuống chân đổi - trong khi dợt gió mát mơn trên da thịt như xia dịu, xóa nhòa ray rứt trong lòng.   Khi tôi biết yêu màu ngói đỏ chói mái trường, biết yêu ngọn đồi thâm thấp, biết yêu lối mòn trên bãi tập, yêu tiếng nói các cô miền Nam; chính lúc đó thì khóa học đã mãn.

                Sau lễ mãn khóa, có 1 số đuộc tuyển chọn ở lại Trường  làm huấn luyện viên, một số được chọn  quân khu nào mình thích, một số chuyển ngành sang Không quân, Nhảy dù; còn một số đông do Bộ tổng tham mưu điều  động phân phối.

                Hồi đó, các  tiểu đoàn Việtnam hình thành, đây  là cấp đơn vị lớn nhất.  Phải chờ mấy năm sau, khi Pháp rút hết, luc ấy Quân đội Việtnam Cộng hòa mới cải tổ dần dần, có các trung,  lử sư đoànvà vác quân chủng Không quân, Hải quân v. v. vv...
 []

(  tiếp kỳ 12 )  

   TẠ  TỴ
(1931- 2004 t., hcm)

 ( Nxb  Thằng Mõ,  San José 190 - tr. 135 - 145)