Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

tập tễnh làm thơ ... - bài nguyễn trọng văn



                                                      
          lời dẫn


                Trong  CẢM NGHĨ & PHÊ BÌNH, Nguyễn Trọng Văn có 2 bài nói về  tập tễnh làm thơ, đúng ra lá  suy nghĩ mới  cách viết tựa tập thơ-hoạ- trùng-phùng của điêu khắc gia-họa sĩ Phạm Văn Hạng
               Gặp tay này lần  đầu trong CAFÉ TÙNG DALAT, vào một sáng chủ nhật đẹp trời tháng 7 / 2007.  Chúng tôi, TRẦN THỊ BÔNG GIẤY, TRẦN SAN ÂU CƠ (  con gái BG), HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN  đang cà phê-cà pháo, thưởng thức giọt cà phê sánh đượm, như để muốn nhớ lại đâu đó  một quá vãng xa xôi. Thì từ bàn bên kia,  một trung niên, ăn mặc bụi kiểu dân Đà lạt, tóc dài búi tó, lừng lững sang bàn chúng tôi, nói thẳng với Bông Giấy, như một bạn quen cũ:
"  Tôi là Phạm Văn Hạng, điêu khắc gia,  mời tất cả quí vị đây về ăn trưa với tôi ( ngay hôm nay)  tại ngã ba Trần Hưng Đạo".   Đại khái, anh có một kiosque biệt thự riêng ở ngã ba trong rừng thông, treo đầy tranh , tượng ,  mời quí vị tới xem, bếp riêng tự nấu, để mời bẻ bạn văn nghệ tới chơi . 
           Cứ gọi  Chủ tịch Ủy ban thành phố này là Thị trưởng đi, ông ta đã  cấp cho  họa sĩ , điểu khắc gia,  bởi anh có tượng lớn dựng tại thành phố này, một kiosque biệt thự,  chủ cũ,  một tay thực dân Pháp xây kiosque biệt thự có một style riêng, trên sườn đồi thoai thoải , lá thông xào xạc trơn nhoài  trên mỗi bước đi.
               Trưa hôm ấy, chính tay họa sĩ nấu ăn, ragou^t bò, cá chiên, bí tết,  vang, bánh mì baguette,  cà phê nóng đượm,  sánh làm   dessert  - ảnh chụp liên tiếp, review tại chỗ cho xem. Có  1 tấm : Thằng Phải Gió  ngồi ngoài ngoài ( từ trái qua) họa sĩ Phạm Văn Hạng, Trần Thị Bông GiấyÂu CơHoàng Vũ Đông Sơn . 
               Họa sĩ  phát biểu :" ....tôi ở đây một mình, lâui lâu bạn bè văn nghệ lên chơi, có chỗ ăn, ngủ, đôi khi vợ chổng con tôi  cũng lên chơi, ở lại ít hôm,  rồi về..." 
             Tôi để ý, anh này có tới hai xe gắn máy, một chiếc Vespa màu vàng ,để cạnh bếp chùm trăn.    Trước khi ra về, họa sĩ bê một xấp sách mới in xong,  bìa hard-cover, khổ lớn,   in đẹp,  đầy ắp tranh,tượng, chỉ cần cặp cuốn  sách  được tặng  vào nách , đã  thấy  ngay sự khó chịu cồng kềnh, phiền toái!
             Tôi đùa:  " giả dụ đêm đên, anh ở một mình,  cứng cựa mấy , khó tránh  yêu quái đến viếng  .    Toàn cỡ yêu quái đẹp như tiên của  Bồ Tùng Linh tới thăm họa sĩ -  một thì " ắp", 2 thì" tí ti lúng túng",  3 trở lên  trở thành đại nạn đấy ông họa sĩ ạ ! "
              
            TRẦNTHỊ BÔNG GIẤY , theo tôi, đúng  , bạn nữ văn chương cởi mở, thẳng thắn, lịch thiệp, văn viết độc đáo, tư tưởng thâm thuý ,bộc trực, nói thẳng không sợ mất lòng, mất bề.  Đúng  là týp : "  ... c'est une très belle demi-garcon dont j'estime !" .

           Còn chàng NGUYỄN TRỌNG VĂN , lần đầu nhớ lại, gặp , khi về làm tại Bộ Quốc gia giáo dục VNCH , trong Ban nghiên cứu giáo dục gì đó, cùng bạn tôi, anh Đàm Xuân Cận, S sở làm khuôn viên nằm ở góc đường Hai bà Trưng + Lê Thánh Tôn, Saigon 1.   Khi ấy, chỉ biết thôi, chưa  quen, chẳng cần  chào làm gì - nhưng tôi nhớ ngay, tay nay từng cùng tốp sinh viên lật 1 xe díp Mỹ lùn vào 1964, chống tướng' râu dê Nguyễn Khánh chỉnh lý, chỉnh liếc, đảo chính, đáo chiếc" , miệng anh hô to ' YANKEE GO HOME RIGHT NOW!" 

              Nói dông dài  , bây giờ , mời bạn đồng lãm bài 2 tập tễnh làm thơ ( bài này tôi xin phép tạm lược hơi nhiều) .   Chuyện trái cẳng ngỗng,  ở điểm,  một người viết ,tựa hồ  gà mái tơ mắc đẽ trứng ,chưa hề làm thơ bao giờ, kể cả 1 câu,  lại được mời viết tựa tập thơ họa, nên anh ta loay hoay như mái tơ lần đầu  trong ổ trứng .
  
             Mong bạn đọc từ tốn thừa nhận lối viết tựa này - đọc đi - rồi hãy  bình, hãy  phê, kể cả chỉ lướt mà không thèm đọc !

          Chẳng hiểu sao, tôi lại muốn ghi, : " xin lỗi và cảm ơn  bạn đọc đã đọc ! "! []

Đ.B.B.
                                                    tập tễnh làm thơ  ... 2
                                                     bài viết : nguyễn trọng văn 
                
                 Là người  yêu triết học, nhưng chưa tùng làm thơ  - kể cả thơ xuôi - thơ lục bát, chứ đừng nói tới thơ mới, thơ siêu thực, thơ thiền, thơ không thơ ... - tôi  rất hãnh diện được nhà điêu khắc nổi tiếng nhờ viết vài  dòng góp ý  về tập thơ sắp xuất bản của anh.   Yêu cầu của Phạm Văn Hạng căn cứ trên nhiều tiền giả định sau đây ;
                thứ nhất , giữa triết , thơ và điêu khắc có một mối quan hệ nào đó.
                thứ hai   , giữa cách tiếp nhận thơ  và cuộc đời của tôi và của Phạm văn Hạng, có lẽ có những điểm  tâm đắc mà anh có thể thấy chia xẻ, trao đổi, nâng đỡ cho nhau.
                thứ ba    , tôi có thể giúp đỡ cho anh cùng nhau đánh giá cái sự ba mươi năm tập tễnh làm thơ của anh.
                thứ tư,  giữa tập tễnh làm thơ và tập tễnh làm người  v. v....
               (.....)

               iii) Có sự khắc biệt giữa nhà thơtác giảNguyễn Hưng Quốc cho rằng  nhà thơ là người al2m thơ, đề tên dưới bà ithơ,  còn tác giả là khái niệm tổng hợp, người được tạo ra trong tâm tư người đọc.  Nhà thơ Nguyễn Du là một con người cụ thể, có vợ con, có hoàn cảnh gia đình xã hội, tâm trạng riêng, còn tác giả Nguyễn Du là một con người ảo , diện mạo ông thay đổi tùy theo cách hiểu, cách đọc truyện Kiều.   " Với Truyện Kiều là tiếng khóc trước thảm cảnh trấm luân của người tài hoa, Nguyễn Du là người đa cảm;  coi truyện Kiều là tâm sự hoài Lê, Nguyễn Du là nhà chính trị theo quan điểm nho giáo, coi truyện Kiều là bản cáo trạng những bất công thối nát trong  xã hội, Nguyễn Du là người có quan điểm nhân dân  rõ ràng; coi truyện Kiều là cái đẹp héo úa, đang phôi pha , Nguyễn Du là người bệnh hoạn phản tiến hóa .. ( Thơ, tr. 97) .  Từ thực tế trên, có thể rút ra được 2 điều:
              a)  ý nghĩa  của tác phẩm có thể không đồng nhất với ý định của nhà thơ hoặc với cấu trúc của tác phẩm,
               b) người thưởng thức , nhà phê bình, đóng góp đáng kể vào việc đem lại ý nghĩa và giá trị đối với tác phẩm, nhà thơ nhà, văn.
                (....)  

-------------
* Lý luận  Truyện Kiều héo úa  dựa trên những tiền giả định :
                1) cũ thì héo úa ( mới thì giá trị) .
                2) ý định của Nguyễn Du được viết ra rõ ràng, đầy đủ,
                3) không hề bị  vô thức chi phối,
                4) người đọc không đem lại điều gì mới mẻ ho tác phẩm, tác già.
                5) liên nghĩa chỉ làm nghèo nàn tác phẩm đi,
                 6) tất cả được đóng gói trong văn bản , hiện trên trang giấy . v. v. .. Theo tôi, những tiền giả định  này đều vấn đề , chính chúng héo úa, phôi pha, phản ánh đầu óc phê bình  bệnh hoạn phản tiến hóa .   Còn Kiều và Nguyễn Du hiện vẫn mạnh khỏe, sống rất hạnh phúc vô thanh.
           ( Chú thích: N Trọng  Văn ).
------------------------- 

                .
                 Tôi tâm đắc  nhất chữ tập tễnh.   Tập tễnh  thoạt nghe có vẻ tếu , buồn cười, không ( mấy )nghiêm túc tuy nhiên, nếu sự suy nghĩ lại, chữ tập tễnh mang một ý nghĩa   thâm trầm hơn chúng ta tưởng.   tập tễnh, tập tành, tập tểnh, lò dò, chập chững, tập dượt, tập sự, thử-sai, điều chỉnh, điều tiết, luyện tập.. Có những nét nghĩa khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung, tất cả đều nói  lên một điều:
           - ban đầu có vụng về, lúng túng, nhưng cố gắng điều chỉnh dần dần, có thể hoàn tất công việc, đạt được mục tiêu một cách tốt đẹp hơn.
              - cuộc đời là một tập tễnh liên tục, chết là  tập tễnh không tập tễnh bất thành.  
               - chúng ta tập sống và tập chết có ý nghĩa.
               - có người tập tễnh và biết mình tập tễnh,
               - có người tập tễnh, nhưng không  biết mình tập tễnh,
               - làm thơ, làm người, làm-không-thơ, làm không-người, tập tễnh. *

------
* một số đoạn bị tạm lược bỏ,  mong  được thông cảm . (TP)

NGUYỄN TRỌNG VĂN
 15 tháng 4 năm 2003.

 nguồn: CẢM NGHĨ & PHÊ BÌNH / NGUYỄN TRỌNG VĂN ( bản tah3o)
              ( tr. 55, 56, 59 )
                                           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét