Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

ga cẩm giàng với thạch lam - tạp bút của băng sơn

báo văn hoá chủ nhật  số 2  / Hànội /  24-3-1996


                                ga cẩm giàng với thạch lam
                                bài viết : băng sơn 

-MỘT BÀI VIẾT TUYỆT HAY CỦA  CỐ VĂN SĨ BĂNG SƠN  VỀ TÔNG TÍCH NHÀ  VĂN  THẠCH LAM ! (tp)


                 Giai đoạn văn học trước 1945, Thạch Lam nổi lên với 1 tính cách đặc biệt ,  với phong cách riêng của mình.   Ông viết không nhiều, nhưng cái trong sáng, đôn hậu, chan chưa tình người của ông lại tỏa sáng một cách lặng lẽ và đầy xủc động cho người đọc nhiều thế hệ.

                 Thời điểm nhắc trong bài này là những năm 1940- 1946.   Ga Cẩm Giàng lúc ấy là một ga khá lớn, có đời sống sầm uất.   Có huyện lỵ, bến sông, chợ to,  phố xá, có đường đi đến các vung lân cận,  nên có cả bến xe ngựa rồi bến ô tô... lúc chạy xăng, lúc chạy than - mà nếu chạy than,  thì đằng trước gắn cái biển chũ tức la Ga-đô-gien.   Có thề từ Cẩm Giàng  đi sang huyện Lang Tài, Gia Bình, Thuận Thành của Kinh Bắc.  Xuống Sặt, Thanh Miện, có đến Phù Ủng của tỉnh Động men theo con đê lớn vào làngThạch Lối có ngôi đình cổ nổi tiếng, xuống cống Văn Thái, đi một chút nữa vào tỉnh hải Dương cũng được.

                Vì là một ga lớn ,  nên Cẩm Gìang lúc đó có mấy chủ Hoa  Kiều cân gạo ta, chuyển từng toa lúa gạo đi Hànội, Hải Phòng.   Hàng ngày, gạo, rau, cá, gà, thịt lợn; mà là lợn nguyên con, đóng dấu bằng sắt nung đỏ, nên da lợn cháy khét, cũng được chuyển đi bằng tàu hỏa.
                Trong  phố có huyện đường, có nhà bưu điện, có ty rượu và cả ty thuốc phiện.   Có một nhà nổ thịt lợn, nhưng tối tối kinh doanh cả hát cô đầu, nay gọi là ca trù, còn thời ấy gọi là Hát Nhà  Tơ.
                Bến sông tấp nập , thuyền mành xứ  Thanh, xứ Nghệ đổ lên đây cầy cá khô, nước mắm, cùng nhiều sản vật khác- như chiếu cói, sợi đay, gỗ quí.   Có xưởng mộc to, hàng tạp hóa nhiều, hàng cơm, hàng phở cũng sẵn.
                 Ngoài   một cây cầu sắt cho xe lửa chạy qua,  còn có 1 khúc sông chỉ có con phà dây phẳng để đi sang xứ Bắc, ai qua cũng phải trả 1 chinh, tức 1/2 xu.

                 Thạch Lam sinh ra  ở chính cái ga  Cẩm Giàng này, là con trai bà Thông Nhu.   Khi ấy, ông Thông Nhu  đã mất, Nhất Linh, Hoàng Đạo và cả Thạch Lam đã lên Hànội  lập nghiệp.   Mỗi lần anh em ông về đây thăm mẹ, thường đi bằng ô-tô-ray, là loại sang,  nhanh hơn tàu hỏa nhiều.   Bà Thông Nhu là một bà già, nhưng rất đẹp lão, cao lớn, đảm đang, có nhiều uy thế trong cả một vùng này.

                 Để đến được  khu biệt thự của bà Thông Nhu, nơi sinh ra Thạch Lam, khách xuống ga, đi qua 1 dãy phố toàn nhà tranh, duy nhất 1 căn nhà ngói cùa một Hoa kiều, gọi là  cô Bắcchú Sĩu.  Dãy nhà tranh này  kéo  dài khoảng vài trăm mét, nằm kế vào nhau theo 1 đường hơi cong cong.   Toàn những người nghèo khổ sống bám vào đường xe lửa, buôn bán nhì nhằng, tấm mía, thúng xôi, hoặc làm phu bắt tê * ,  nay gọi là phu khuân vác.  Vài  người kéo xe tay.  Mấy gia đình có chỗ đất lợi thế, mở hàng cơm, hàng phở, như Bà Lý Chắt, ông Lý Lan, bà Cai Cầu, có khấm khá hơn.  Riêng 1 người đàn bà giỏi khác là
-------
* bắt tê, mượn tiếng pháp portermang. Tôi nghĩ đúng hơn , phải là póc-tê (TP )
-------------
Cả Lạc  được thầu độc quyền  bán giò chả, bánh dày, bánh giò trên tàu, là giàu có.   Còn hầu như toàn bộ những gia đình sống trong khu vực này đều nheo nhóc, thiếu thốn, rách rưới ... Và nạn đói 1945 đã giết chết nhiều gia đình, trong đó như gia đình bà Đó, ông Lý Thái, anh Xuôi, bà Học v. v. ...

             Bà Thông Nhu có 1 khu biệt thự riêng, cách nhà ga và cả cái xóm nghèo kia khoảng 2 trăm mét, nằm xuôi theo ven đường tàu.  Cạnh ngôi biệt thự là ngôi trường Kiêm Bị cùa cả huyện, cũng chỉ có 3 gian, nhưng to rộng,.  cửa chớp sửa kính sàng choang, thu nhận học sinh  lớp Ba, một lớp Nhì, gồm cà lớp Nhì nănm thứ 1 và lớp Nhì năm thứ 2.   Lớp cao nhất lá Lớp Nhất  *, ngày nay là lớp cuối cấp  Một vậy.   Còn lớp Năm và lớp Tư  , tức là lớp Đồng Ấu * và Dự Bị thi học ở  Văn Chỉ,  trong  phố, ngay xế của huyện đường.   Thầy giáo  dạy lớp nhất được gọi là ông Đốc , ông hiệu trưởng. Ông Đốc lúc bấy giờ  là
-----
*           theo chổ tôi biếT  (ba tôi:  Đỗ văn Đức)   là   Instituteur principal auxiliaire  hors classe, tốt nghiệp Trường Bưởi khoá 1  , tham gia VNQDĐ sao đó, bị đổi lên  Thượng du, ở  châu  Văn Bàn ( tỉnh  Lào Cai xưa),  rồi  Trường Xã Thượng  Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bay, Hạnh Sơn ( Nghĩa Lộ),  Nghĩa Lộ, Đại Lịch v. v. ... 
             Thí dụ, trường Đại Lịch, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Báy,   thì   École primaire élémentaire có 3 lớp : Cour Enfantin,( Đống Ấu), Cour Préparatoire  ( Dự Bị), Élémentaire (  lớp 3)  là hết.   Chỉ có trường Động Lâm ( huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ)  nơi ba tôi làm hiệu trưởng,   một trường  đủ tiêu chuẩn  gọi là École primaire complémentaire  mới có CÁC LỚP MOYEN 1 VÀ MOYEN 2, LỚP CUỐI LÀ  COUR SUPÉRIEURE ( lớp Nhất).  Ở trường hợp tôi, khi học hết lớp ở trường Đại Lịch, thi  tốt nghiệo đỗ đầu, sau được chuyển ra tỉnh Yên Báy học lớp 1er année Ecole de Garcon de  Yên Bay. (TP)
-------
ông giaó Thiện không thuê nhà mà ra ở ngay trường cho mát.   Còn ông giáo Trí thì thuê ngay 1 gian của bà Thông Nhu ở trong khu biệt thự.   Ông chỉ có 1 con trai ở cùng, và sau này ông đã làm nên gì đó, nên  bị bà Sáu, tức con dâu bà Thông Nhu, vợ nhà văn Thạch Lam, mắng cho 1  trận.
          Đây là ngôi trường cho cả huyện, nhưng học trò chủ yếu là con em mấy nhà khá giả ở phố huyện và ga Cẩm Giàng, hàng ngày đi học, đều phải đi qua khu biệt thự này mới tới trường được.

          Bài viết này không đề cập  các tác phẩm  đã nổi tiếng của Thạch Lam , mà chỉ nói đến khu vực Cẩm Giàng, nơi Thạch Lam đã sống1 thời thơ ấu, và sau khi ông mất, vợ con ông cũng sống ở đây cho đến ngày Toàn quốc kháng chiến 1946.    Có thể, có cơ sở để nói rằng, nguyên mẫu những gia đình bám vào nhà ga, vào chợ, luôn phải đi làm thuê, vác mướn, hoặc vay mượn lần hồi., nhiều người trong đó chết không có áo quan, và sau còn bị chết đói nữa.

              Khu biệt thự  của gai đình Thạch Lam rộng, có lũy tre bao bọc.  Nhìn ra đường sắt  là 1 chiếc cổng sắt đồ sộ có hoa giấy tím * , tức hoa móc diều, thời đó còn rất hiếm , mọc bò lên nóc cổng, sau này.
 ------------------------------------
* bougainvillé (TP)
------------------------------------
thêm loại hoa hồng leo, hoa nhỏ màu hồng,  nở từng chùm, đẹp và sang, chắc chắn được mang từ Hànội về trồng .
             Đi qua  một khu vực vườn hoa bát ngát quanh năm có đủ loại hoa tươi, được chăm sóc cẩn thận, là 1 căn nhà  1 tầng nhưng xây to trên nền cao, có hầm ngầm chứa nước cho mát.   Ngôi nhà ấy ít ai được vào, mà chỉ được ngắm từ xa, thấy rèm treo, thấy đôn sứ hình con voi trên bậc tam cấp khá cao.

             Phía ngoài  là một căn nhà lợp lá, 5 gian, được làm theo kiểu" nhà ánh sáng"  có hành lang bao quanh, có thềm hoa,  có vách ngăn,  mà theo lời cô Dung, con gái Thạch Lam kề  lại cho người viết bài này nghe- khi  cả 2 còn là những học sinh bé teo, rằng các bác mỡi lần ở Hànội về, thường ở ngôi nhà tranh này, chứ không thích lên nhà ngói.   Nhà ngói chỉ có bà Nội ở.

              Thạch Lam mất ở Hànội năm 1942, trong ngôi nhà thuê ở làng Yên Phụ, nay vẫn còn nằm phía sau đình  Yên Phụ, cách đình khoảng 1 trăm mét.   Sau khi Thạch Lam mất, bà vợ ông thường gọi là Bà Sáu vả 3 người con ông đều về sống trong khu vực biệt thự này.   Lúc ấy cô Dung mới khoảng trên 10 tuổi, Đằng nhỏ gọn và Giang là  con út còn bé lắm, là một em bé mập mạp, dễ thương ( sau  là bác sĩ Nguyễn Tường
Giang).
             Bà Thông Nhu quản lý khu biệtt hự  và cả những ruộng nương ở quanh Cẩm Giàng, cùng nhiều người giúp việc, kể cả người  trông nom vườn, thuê ở Hànội về làm.   Cho đến khoảng 1948, mới thấy Bà Sáu hay cầm 1 chùm chìa khóa, vì lúc ấy cụ Thông Nhu đã già, đã xuống tóc, mặc áo dài nâu, đi tu tại gia.   Cụ không đi tu ở một ngôi chùa nào, mà vẫn ở ngay trong khu biệt thự.  Mỗi lần cụ vào phố, ai gặp cũng kính chào, vì đó là một người có uy thế , vừa gìau, vừa sang, con cái lạii thành đạt tại Hànội. Không ai biết rõ các ông Tường Tam, Tường Long, Tường Lân, tức Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, làm văn làm báo ra sao,  chỉ biết đó là những ông mặc quần áo tây thật sang trọng, xuống ga là về nhà ngay, đến cả các ông ký ga, xếp ga, ký rượu gặp họ cũng phải kính cẩn ngả mũ ra chào họ.

              Cũng xin nói thêm, cạnh chiếc cổng sắt sơn xanh, hai cánh đồ sộ là một bụi tre đăng ngà óng vàng, có những dọc xanh, là 1 thứ  tre đặc biệt mà khắp vùng, chỉ có 1 khu biệt thự này có.   Lũ học trò trường Kiêm Bị, nhiều lúc vạch rào, chui vào đấy ăn trộm chùm gai bố kép cạnh ao, hoặc bẻ cành tre chơi trận giả, ngắm trộm những luống hoa rực rỡ trong vườn, nhưng thấy bóng ai trong nhà là phải chạy biến đi luôn, vì cụ bà Thông Nhu nổi tiếng là người nghiêm khắc, ông thợ làm vườn cũng vậy, nên tuy cô Dung, con gái Thạch Lam, là 1 đứa trong bọn chúng tôi cũng không dám ngắt hoa cho các bạn bao giờ.

               Cho đến tháng 12 / 1946, tiêu thổ kháng chiến, toàn bộ khu vực thị trấn Cẩm Giàng bị phá hủy,  Khu biệt thự của gia đình Thạch Lam, cạnh đó là trang trại của bà Cả Khẩn và trường Kiêm Bị cũng bị phá bỏ hoàn toàn.
               Cho đến những năm sau, chỗ này chỉ còn là 1 bãi hoang, và sau hoà bình lập lại, một nhà kho chứa lương thực được dựng lên trên khu vực này.

                Ngày nay khách đi tàu trên đường Hànội- Hải Phòng đến ga  Cẩm Giàng, vẫn nhìn thấy khu nhà kho  ấy, nhưng ít  ai biết rằng, đây là chỗ ra đời của một nhà  văn Việtnam đầy nhân hậu, rất tinh tế, có chỗ đứng riêng trên văn đàn Việtnam : Thạch Lam. Ông sinh ra trong ngôi nhà này vào năm 1910 và mất ở Hànội năm 1942, lúc mời ngoài 30 tuổi.

                 Ga Cẩm Giàng nhiều năm có 1 cây két nước rất cao, từng bị bom Mỹ phá hỏng nhiều lần, và mới bị phá bỏ cách đây mấy năm.    Cho đến  ngày hôm nay, Cẩm Giàng chỉ cỏn là nhà ga nhỏ bé, một ga xép tàu tốc hành không đỗ lại nữa, nó có gì hiu hắt buồn lắng,  lấp cả dĩ vãng một thời trong cảnh vắng lặng.

                Một nhà văn đã khuất.  Một di tích cũng không còn lại được chút gì.   Thực đáng tiếc ! Cẩm Giàng chỉ còn lại trong tâm tưởng những ai yêu mến nhà văn một thời !
    []

 BĂNG SƠN

 nguồn:      nhà  văn Băng Son gửi cho tôi, bút tích   ghi:
                 " Báo VĂN HOÁ CHỦ NHẬT  SỐ 2   - 24/ 3/96 " ( chữ viết tay  đã  run )



           
             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét