những trang sách khép mở / trần áng sơn -
nxb trẻ, tp. hcm, 2002 - tập 2-
KHỒI TÌNH CON CỦA CHÀNG TRƯƠNG
TRƯƠNG ĐẠM THỦY
( Trương Minh Hiếu )
tác phẩm trước 1975:
- MIỀN ĐẤT HỒI SINH
- CHUYỆN 9 DÒNG SÔNG
tác phẩm sau 1975 :
- BÊN KIA BỜ CỎ XANH
- NHƯ LÁ VÀNG BAY
v. v. ...
Trên thế gian àny, có hằng hà sa số chàng Trương. Chàng Trương nào cũng có ít nhất một khối tình, từ con con cho đến muôn thưở, ngoại trừ cỡ ... Trương Tam Phong. Rất có thể chàng Trương ở đây có một chút ... Trương Thúy Sơn, nhiều hơn 1 chút... Trương Chi , một chút lè nhè của Trương Tửu, nhưng không bí tỉ quắc cần câu như.. Trương Phi.
Chàng Trương này có nụ cười rất dễ gần, nhưng, để hiểu hết những điều bí ẩn phía sau nụ cười ấy chẳng dễ chút nào. Gần 30 năm qua quen biết với Trương Đạm Thủy, có lúc tưởng đã thân nhau , cũng có lúc hình như vẫn vừa đủ để... lạ nhau . Cái duyên bạn hữu khi thắm, khi phai thủy chung, phải nhờ duyên chữ nghĩa vẫn tồn tại. Sự đời, như Lý Bạch, khi say xỉn:
Nhân sinh ngã tài tất hữu dụng
Thiên kim tán tận hoàn phục lai
Tính tình, toán toán, so kè bớt 1 thêm 2; biến thành gã bủn xỉn lúc nào không hay. Tâm hồn bốc hơi chất phóng khoáng, lấy gì nói chuyện khí phách trên đời. Giữ cho cây bút không hoen gỉ, đã là khó, làm cho ngòi bút sắc bén hơn, càng khó hơn ! Thôi về, vun xén mối tình con, viết những chuyện là là mặt cỏ, tưởng chuyện nhỏ mà không nhỏ, cái thế giới vân vi hóa ra lại là những tiểu vũ trụ. Ngoảnh nhìn quá khứ, giật mình thấy quá khứ đã dài hơn tương lai. Khối tình nhỏ đâu phải ai cũng có. Cỡ Trương Đạm Thủy, để có khối tình nhỏ gối đầu , phải mất già nửa cuộc đời trong trường văn, trận bút; thế cho nên, thỉnh thoảng chàng Trương cười ti hí cũng là phải đạo. Khách biên đình nào lỡ cười hùn, ráng mà tự điều chỉnh tần số, bám sát sau, Trương Đạm Thủy cũng có thể gọi là đắc thủ.
" Nhớ hồi năm", tôi và Thủy, 2 thằng xấc bấc xang bang, đi tìm đất dụng võ, chui vào cửa Phật, lại khai, thưa Đức Như Lai: chúng con vô đạo; thế là bị mấy cao thủ bảo Phật đá văng khỏi cửa. Ai dè trong tam giới, chúng tôi lại tự nhận mình thuộc ngu giới trật chìa. Bài học xương máu, vợ con phải mất nhiều năm trả giá. Bài học khôn đầu lòng chưa dứt, Trương Đạm Thủy và tôi lại phạm cái khờ: tay làm cho hàm cá mập xơi. Cũng may kịp biến cái khờ thành cái thời, hình như gió hiu hiu đang thổi mát cho ai, đó là còn giữ được cái tâm.
Chuyện năm ấy, có đoạn Trương Đạm Thủy, Mặc Tuyền và tôi, trôi giạt đến xứ Lê Minh Xuân : học trượt pa-tanh trong mùa mưa trên bờ kinh trong khi tay nắm chặt bát bột mì đã chế biến thành cục bột hấp. Đêm nằm gối đầu trong lán tranh, nghe chuột rúc trên đầum, tưiởng chừng như chú`ng sắp đùa dai, thò đuôi ngoáy lỗ mũi mấy gã Sài Gòn đi thực tế đào kinh, để viết sớ văn nghệ. Trong khi Mặc Tuyền lo thổi sáo an ủi các cô gái đào kinh. Trương Đạm Thủy theo phò anh nuôi đi chợ tôi chăm chăm ghi ghi, chép chép. Ngày về, sớ của tôi rất dài. Sau khi bản thảo nhận đủ thứ bút phê , từ dạy dỗ cho đến khen, chê - cuối cùng, bản thảo trả về cho người viết để ... làm kỷ vật. Trương Đạm Thủy lời được một lưỡi xẻng, vứt lăn lóc gỉ sét trên đống phèn. Mặc Tuyền trốn biệt tích về thành phố thổi và bán sáo .
Khác tôi, thân hình có vẻ bự sự, Trương Đạm Thủy người gọn băng, tướng tá vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa. Nhưng, chớ lầm, Thủy võ nghệ cùng mình, chẳng gì cũng cùng hợp với... Trương Tam Phong. Để tồn tại cùng tháng năm, Thủy đi dạy mấy ông già, bà lão muốn sống lâu tập võ mộng du ( xin lỗi , tôi thường đùa gọi' thái cực quyền ' là võ mộng du, vì những người múa lạoi võ siêu chậm náy giơ chân, đưa tay hệt như đá phi tới bến). Chẳng những giỏi võ, Trương Đạm Thủy còn giỏi cả vũ, anh có những bước nhảy bay bướm, có một thời vang bóng trong các vũ trường. Tuy giỏi cả võ lẫn vũ; nhưng anh không biến được mồ hôi thành tiền, vì thế, cây bút đôi lúc bị bỏ quên, vẫn là cứu tinh , nguồn an ủi, lạc thú tinh th6àn, không có gì có thể thay thế được ! Trái ngược với Thủy, tôi khiêu vũ như tiều phu, ni a, ni b về võ nghệ. Thủy viết tiểu thuyết, mô tả những cảnh động thủ của giới giang hồ , về chiêu thức, không chê vào đâu - nhưng hấp dẫn lại nhường cho những nhân vật hành động do tôi nặn ra. Diển hình, như nhân vật Cheng Fu và Trần Long trong loạt tiểu thuyết hanh động của tôi. Đôi lúc, ngồi nhâm nhi cà phê với nhau, cùng ôn lại thời kỳ khó khăn; có lúc tôi chạy xe đạp ôm, 'trợ lý' cho Dương Trữ La bơm bút bi. Trương Đạm Thủy' phụ tá' cho họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi , hong phơi bao bì xà bông bột, gặp khi gió to, trổ tài phi thân chạy đua với gió. Những ngày ấy tuy cực khổ, nhưng có cái tình ở lại, tình bạn cùng tình văn nghệ- nó không lớn - nhưng là 1 thứ phẩm giá có qua thử thách, mới thấm thía -càng thấm thía hơn lại càng ấm lòng! Nó khác xa với thời kỳ hưng thịnh nào đó, những thang giá trị bị sắp xếp lại đến khó tin.
Trương Đạm Thủy bước vào nghiệp văn, bằng giải thi truyện ngắn, do nhật báo Tiếng chuông tổ chức. Anh và Dương Trữ La thao túng giải thưởng. Văn của Trương Đạm Thủy bình dị, thấm đẫm cảm xúc, rất hợp với dòng báo nhựt trình- cùng với Hoài Điệp Tử, tạo thành 1 cặp bài trùng ở nhật báo Trắng đen cả trong công viễc lẫn chốn giang hồ.
Tuy vậy, tên tuổi Trương Đạm Thủy không cất lên được, nhật báo khám phá ra Thủy, nhưng cũng là nơi khoen tròn tài năng Thủy, ở dạng văn nghệ báo ngày- và cứ như thế, tương lai trở thành nhà báo lão làng khó tránh khỏi ?! Mặc dù, có lúc Thủy đến tòa soạn bằng xe du lịch.
Lịch sử có khả năng thay đổi tất cả, kể cả số phận con người !
Sau 1975,, số phận đã đổi ngôi, một con giáp lạ đời bao trùm lên 12 con giáp cũ. Bút nghiên cũng bị thử thách. Lúc này, vái tâm của ngòi bút rất quan trọng. Cuộc sàng lọc nghiệt ngã không co chỗ dành cho những kẻ thời cơ, cái tâm quyết định buông, hay tiếp tục cầm bút ?
Trương Đạm Thủy đã trụ được, bát cơm có vị mặn của nước mắt vợ, con; ngòi bút đã viết những điều cần viết. Trương Đạm Thủy đã từng bước vượt qua những khuôn sáo từng gò bó mình, thơ văn của Thủy người hơn; hơi thở cuộc sống sinh động, thật hơn. Không ồn ào, không cao ngạo, từng bước Thủy khẳng định ngòi bút của mình, dù thương hay ghét, đến một lúc, người ta phải thừa nhận Trương Đạm Thủy đã đạt được mục đích của mình. Mới đây, Thùy cho tôi đọc một truyện ngắn mà anh vừa viết Chốn quê nhà. Một cuộc trở về quá khứ, quá j khứ như chiếc cầu đã bị thời gian vùi lấp, nhưng quá khứ vẫn để lại dấu vết cho đứa con thời gian hội ngộ. Theo tôi, đây là 1 truyện ngắn hay của Trương Đạm Thủy. Ở tuổi 60, người ta cần phải viết như thế ! Quá khứ không bao giờ mất, nếu ta biết trân quí, gìn giữ quá khứ.
Quả thật, có đôi lúc, tôi đánh gía không hết vế Trương Đạm Thủy- kiên nhẫn từng bước về 1 phía trrước - tôi bị những giả tưởng vây quanh Thủy, do anh vô tình hay cố ý tạo ra trứơc đây, lừa gạt. Đó là một điểm yếu của tôi và thật nan giải, khi tự nhận ra, tôi không chỉ có điểm yếu, còn có cả yếu lòng, cả yếu tim. Viết lách mà hồn phách yếu như tôi, có ngày như Ôn Như Hầu viết:
Lờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
.. đã nhân ảnh àm còn đi đêm, thì , chuyện húc vào gốc cây là chuyện có thể ...
Hôm nay, Tây ăn tết, gặp Trương Đạm Thủy, đi ăn tết tây.
Trương Đạm Thủy tặng bài thơ mới viết hành mùa đông, những dòng cảm khái, tự sự, đọc rồi, như nhấp 1 ngụm rượu, khà 1 tiếng, sang sảng ngâm :
Dài trong đêm gió đông hú mãi
Lửa trong lò chay đỏ lòng ai
Tha phương lâu rồi quên đất khách
Chén rượu buồn tênh hoài chửa say
Đang đợi trà mi khuya nở trắng
Liêu xiêu cửa nhà mảnh trăng gầy
Người xa tôi ừ người xa tôi lắm
Bàn tay ừ xanh những ngón tay ...
thơ TRƯƠNG ĐẠM THỦY
[]
TRẦN ÁNG SƠN
( Nxb Trẻ, tp HCM 2002 - tập 2 - tr. 133- 140 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét