Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

vài bài thơ một tác giả trẻ : hoàng ngọc (cụm hoa tình yêu 11. hội thơ tài tử việt nam hải ngoại xuất bản, usa , 2006)

thơ hoàng ngọc
cụm hoa tình yêu 11.

                                                   vài bài thơ mt tác gi tr:
                        hoàng ngc
                                                                                thơ  hoàng ngọc


                                                                                              Hoàng Ngọc sinh năm 1980
                                                                                              hiện sống ở Saigon
                                                             (tr.  152  CỤM HOA TÌNH YÊU 11 )

lời dẫn. 

     Hoàng Ngọc, con độc nhất gia đình thi sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn (1939-2014) + cô giáo Nguyễn thị Thanh Phương. Lớn lên ở cư xá Thanh Đa, nay 35 tuổi; vẫn ở  phương 27, quận Bình thạnh, Saigon.
     Giáo viên khoa tâm lý, từng huấn luyện viên nhu đạo; nay, thân xác gầy còm,  chỉ còn khoảng chừng ngoài 40 kg.  Hút thuốc là như điên, giống hệt bố nuôi, hoạ sĩ Vị Ý , từ sáng tới đêm ngậm píp phì phèo. Sau biến cố 30-4-1975,  Vị Ý còn ở lại trong nước vài năm, trước khi vượt biên sang Mỹ, chết ở Mỷ khoảng  cuối thập niên 80 -- không còn Half & Half-- Vị Ý đành nhồi lá đu đủ khô hút cho đỡ thèm cơn nghiện,  khói khét lẹt. 
    Tập thơ bản thảo đánh máy của  Hoàng Ngọc, khoảng 100 trang 21x 27cm -- có  vài bài  đã đăng trên CUM HOA TÌNH YÊU -- còn tập thơ; tôi trao tay Ý Nhi đọc, kèm lời giói thiệu," có thể được, bà  cho trích đăng báo, như bà từng giới thiệu, đăng thơ  con trai Nguyễn đức Sơn trên báo Phụ nữ tp. HCM. hồi nào ".(tới nay' hình như Ý Nhi vẫn giữ tập thơ bản thảo  Hoàng Ngọc, thì phải ?)

        ĐINH BẠCH DÂN
         SAIGON , NOV, 25, 2015.



                                                      1. Khi tôi về

                            Người em xưa mái tóc ngát hương 
                            Đếm xác hoa phơi đầy thềm cũ
                            Khi tôi về chắc gì còn gặp
                            Nghe chuông chiều lặng lẽ buông 

                            Khi tôi về con đường nho nhỏ
                            Hàng đừa nghiêng che rạp mái đầu
                            Biết có còn cầu tre lắc lẻo
                            Qua con kênh xanh mướt vườn dâu

                            Khi tôi về đong đưa trên võng
                            Còn được nghe điệu hát dân ca?
                            Giữa những trưa chiều thật bình lặng
                            Tâm hồn tôi nở vạn đóa hoa

                             Khi tôi về dòng sông ngầu đục
                             Chuyến đò nào có chở nổi không?
                             Trái tim tôi nặng nề kỷ niệm
                             Sang bên kia hay đắm giữa dòng!

                                          2. Trường xưa

                              Đường cũ anh về hoa nắng nghiêng
                              Vòm cây rộn rã tiếng chim chuyền
                              Nỗi nhớ đón đưa về năm tháng
                              Thuở tuổi thơ ngày xanh tóc tiên

                              Mái lá trường quê gió reo quanh
                              Nắng dột qua hiên ngủ ngon lành
                              Trên trang sách nhỏ bài tập đọc
                              Còn trong tâm trí 20 năm

                               Con đường đi học ngày hai buổi
                               Yêu lắm làm sao nói cho vừa!
                               Đôi chân non dẫm trên triền cỏ
                               Đuổi bướm hái hoa những sớm trưa

                                Hôm nay về nhớ biết bao nhiêu
                                Trường xưa hoang phế quá tiêu điều
                                Thời gian mênh mông cây cỏ dại
                                 Mà còn vang vọng những thương yêu

                                                 3. Lối cũ

                                  Đường trưa hoa nắng nghiêng nghiêng
                                  Trong vòng cây tiếng chim chuyền xôn xao
                                  Gió lúa qua lá xạc xào
                                  Tiếng ve đâu đó vút cao chào múa
                                  Tôi đi trên lối ngày xưa
                                   Để nghe tâm trí cũng vừa nhớ thương
                                   Ngày nào những buổi tan trường
                                   Cùng ai sánh bước trên đường buồn vui
                                   Thơi gian -- dòng nước troi xuôi
                                   Cố nhân biền biệt giữa đời nắng mưa
                                   Tôi về đếm nắng lưa thưa
                                   Dường như vẫn thoáng ai vừa quanh đây ...

                                               HOÀNG NGỌC

                                                              (tr.  15-2 155   CỤM HOA TÌNH YÊU 11 )
         
                          

                                                  'hoạ sĩ Vị Ý là bố nuôi Hoàng Ngọc --
                                                               ' từ sáng đến tối ngậm phíp phì phèo.. không còn Half & Half,
                                                                           đành nhồi lá đu đủ khô hút cho đỡ ...
                                                                                                (ảnh: Internet)
           
                             
                             
      

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

vẫy vùng sóng lộc an, thủy tinh làm tình dưới biển / thơ thế phong


                                      vy vùng sóng lc an,
                   thy tinh làm tình dưi biển
                    thơ  thế phong


                                                                                         THƠ CHỨNG ĐẠO GỬI CÁC BẠN TA:
                                                                                                                TRẦN THIỆN HIỆP, LÊ DUYÊN , LỮ QUỐC VĂN ...
                                                                                                                                                                            THẾPHONG


             Thứ bẩy dã ngoại
         ban truyền giảng chi hội tin lành Thị nghè
         bãi tắm tận xa kia
         đò ngang qua đầm
         thi nhân tuổi tám mốt
         vẫy vùng bãi tắm lạ kỳ
         biển  sóng bạc đầu
         black pennon cọc lung liêng
         cầm giây phao, mặc sóng cọ kỳ
         tôi và Nàng
         nhớ lại chuyện xưa
         thủy tinh làm tình dưới biển 
         [eo quắn vũng tàu, xa rồi 47 năm]

          nữ tín hữu tên ngời kể
          năm nay 46 xuân xanh
          đi làm chứng đạo
          chàng tráng niên tuổi ngoài 5 'bó'
          em mời anh dự truyền giảng tối nay
          đường thiên đàng rộng mở
          linh hồn anh được cứu
          Chúa phiếu sạch tội trắng phau
          chàng ta bèn sừng sộ
          không ăn cắp, dâm tà, giết ngườ,i cướp của
          sao cô dám bảo
          tôi có tội
          dầu gì tôi có danh dự riêng
          sao cô bạo miệng
          rủ tôi lên thiên đàng, 'kỳ dậy' ?
          vậy là,
          chàng ta nhớ
          câu mời chào khách sạn
          giờ đầu 50k, kế tiếp thêm 20k,
          wifi miễn phí 
          đôi tình nhân thỏa mây mưa
          tưởng như ông táo thăng thiên 
          23 tháng chạp năm ta

           tín hữu trên xe
           rũ ra cười ngặt nghẹo
           vóc dáng cô ngời vẫn mượt mà
           điện nước đầy đủ
           bật công tắc, đèn sáng,
           mở công tơ, nước chảy ào
           vậy mà, 
           chồng bỏ nhà theo gái bán cà phê

           rể việt
           quốc tịch 'cờ hoa sao sọc'
           quý mẹ vợ xinh
           mua penthouse lầu cao 
           xe hơi mẹ học lái
           sống thỏa hầu việc Chúa
           hàng tuần đi chứng đạo
           viện Ung bướu Gia định
           tín hữu mới tin nhận 
           tội được tha
           linh hồn được cứu
           sách sự sống Chúa ghi
           trên trời
           tân tín hữu ở xa
           ghi khống
           hội thánh nhà
           [chi hội thị nghè]

            sáng nay cô ngời bay alaska
            baby- seat
            con gái sinh trai đầu

            tôi trở dậy sáng nay
            ngày mới Chúa ban
            cà phê sánh đượm
            đọc thơ trần thiện hiệp
            'mong chi Trời sớm gọi ta về'
            thơ chàng thế mà hay 
            thay cô ngời chứng đạo
            gạ trần thiện hiệp
            lên thiên đàng
            liệu chàng  ta có khứng ?

             thế phong
                                   SAIGON, 21 OCT., 2013
                                                                           ĐI THEO BAN CHỨNG ĐẠO THỊ NGHÈ RA BIỂN LỘC AN
                                                                          ( BÀ RỊA- VŨNG TÀU)
                        
                                             (ảnh: Nguyễn tăng Sơn)             
            

            
              
         
           
           

             
            

   
         
          

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

tạ tỵ : những tác phẩm nhận định văn học sâu sắc / bài viết : nguyễn mạnh trinh (usa)


                          tt:
              nhng tác phm nhn đnh văn học sâu sc
                                         bài viết: nguyễn mạnh trinh


 'Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay/  Tạ Tỵ

                                            lá bối saigon xuất bản/ từ mẫn (võ thắng tiết) chủ biên/ bìa: đinh cường/
                                                                               in tại nhà in việt hương , 34, lê lợi, saigon 1
                                                           tác giả là trung tá VNCH, in tại nhà in, chủ là 'tay nằm vùng' -- 
                                                                     'thầy chùa' Từ Mẫn trả bản quyền 35 cây vàng;
                                                                   tác giả xây nhà lầu ở 18 A phan văn trị (saigon 5)-
                                                             cũng là nơi,  họa sĩ kiêm văn, thi sĩ , phê bình văn học, qua đời
                                                                                vào rạng sáng 24 tháng 4 năm 2004.
                                                        (đường bá bổn chú thích) 


                                                            tạ tỵ tự họa
                                                                                          (ảnh: kèm theo bài)

- ... 'những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi', tài liệu qua đó, người sau có thể hiểu biết được vóc dáng những văn nghệ sĩ tiêu biểu cho một thời -- với cái nhìn của một họa sĩ, cùng với tâm cảm một nhà thơ + kỹ thuật già dặn một tiểu thuyết gia  -- chân dung ấy đã được lột tả bằng ký họa -- và, tiểu luận cũng như hồi ký; những nghệ sĩ đã sống lại trong một không gian, thời gian từng đã đi qua; nhưng vẫn còn sống trong sinh hoạt văn học.       - NGUYỄN MẠNH TRINH -

- "... nhưng cũng chính nhờ vào cơ may của bao nhiêu biến động trên mảnh đất quê hương; đã khổ lại càng khổ, đã nghèo lại nghèo hơn; những người làm văn nghệ mới có đề tài để sáng tạo nên biết bao nhiêu công trình nghệ thuật -- dù muốn hay không -- nó cũng thuộc về gia tài của đất nước-- nhờ vào sự quen biết nhiều do hoàn cảnh; tôi mới có cơ may viết cuốn 'những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi'    - TẠ TỴ-

                                             
            tạ tỵ  [ i.e. tạ văn tỵ 1921- saigon 2004]
             (chụp ở saigon/ tháng 12/ 1955 - ảnh: Internet)




      (...) trích một đoạn cuối bài báo - Bt

     Tạ Tỵ cũng đã viết nhận định văn học, những tác phẩm có tính [cách] vừa biên khảo vừa tùy bút; để phác họa chân dung những văn nghệ sĩ; mà ông có quen biết + nhiều kỷ niệm.  Với một thời gian cầm bút; ông đã viết nhiều cuốn sách nhận định văn học chất chứa nhiều chi tiết xác thực -- và, phác họa được những thời kỳ văn chương đặc sắc. 

     Những tác phẩm viết trước 1975 tại miền Nam [VNCH; như 'Mười khuôn mặt văn nghệ', 'Phạm Duy còn đó nôi buồn', 'Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay' ...; hoặc,  tác phẩm sau này viết ở hải ngoại 'Những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi , tài liệu văn học; qua đó, những người đi sau hiểu biết được vóc dáng văn nghệ sĩ tiêu biểu cho một thời. Với cái nhìn của một họa sĩ, cùng với tâm cảm một nhà thơ + kỹ thuật già dăn một tiểu thuyết gia ; chân dung ấy đã được lột tả bằng ký họa -- và, tiều luận cũng như hồi ký;  những nghệ sĩ đã sống lại trong một không gian, thời gian từng đi qua; nhưng vẫn sống trong sinh hoạt văn học.

     Tại hải ngoại; ông đã viết một tác phẩm ; như một hồi ký về những người bạn văn nghệ của ông,

     Những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi đằng đẵng biết bao dữ kiện chủ quan, như khách quan; đã làm cho những con người làm văn nghệ , như bị bủa vây vào cơn huyễn mộng; ở đấy chỉ có hư ảo thắp sáng để soi đường cho từng bước đi lạc lõng.  Nói cho đúng; nền văn học nghệ thuật Việt nam rất đa dạng và đông đảo. Nhưng tôi chỉ viết và nói đến bạn bè đã cùng với tôi có ít nhiều kỷ niệm, đã chia sẻ với tôi phần nào nỗi vinh nhục của lịch sử; từ thời bị trị bởi bàn tay của thực dân Pháp, tới hôm nay lại tan hoang dưới sự áp lực (..) ( tạm lược 2 chữ) của CS Việt nam. Tôi viết về anh em; tôi vẽ chân dung họ bằng ngôn ngữ, đồng thời cũng  tự họa.  Nhưng cũng chính nhìn vào cơ may của bao nhiêu biến động trên mảnh đất  quê hương; đã khổ lại càng khổ thêm, đã nghèo lại nghèo hơn; nên những người bạn văn nghệ mới có đề tài để sáng tạo nên biết báo công trình nghệ thuật-- dù muốn hay không -- nó cũng thuộc về gia tài của đất nước.  Nhờ vào sự quen biết nhiều; do hoàn cảnh, tôi mới có cớ may viết cuốn sách này ..."

     Ông cũng có nhiều tập truyện ngắn được đánh giá là có cá tính riêng; phản ảnh đời sống.  Với tập truyện 'Yêu & Thù'; Lãng Nhân [có]một nhận định khá độc đáo,

     " Cuốn 'Yêu & Thù' này [gồm] 14 truyện ngắn; tả những mối tình yêu, có khi lãng mạn, có khi sỗ sàng; nhưng bao giờ cũng có sắc thái thiết tha, uất ức; vì nằm trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh khá dài, đã làm cho dang dở, hay [là] ngang trái. Cốt truyện thường phác thực; nên dễ rung cảm. Tác giã đã đem phương pháp của hội họa, áp dụng một cách thấu đáo vào văn chương; mỗi truyện là một bức tranh linh hoạt, nói lên cảnh não
 lòng ..."

     Văn chương của ông hỉnh như đã phác họa lại một đời sống văn chương; cũng như đời sống thường ngày.  Ở từng thời gian nổi bật lên những không gian; với những tên gọi không thôi, cũng gợi lại một trời ký ức [về] Hà nội, thành phố của tuổi ấu thơ + thời kỳ mới lớn; Sài gòn, nới trưởng thành + làm việc; với biết bao nhiêu vui buồn.

     Trại đảo Bu-đông Mã lai [Malaysia]; nơi đời sống rẽ đi những lối ngõ khác, bắt đầu cho nỗi buồn lưu vong, biệt xứ.

    Rồi San Diego, rồi quận Cam Westminster gặm nhấm nỗi buồn của con hổ về già; nghe gió xào xạc bên tai, tưởng tới bóng thẳm rừng già hùng vĩ.  Đời sống ấy có vui, có buồn; nhưng bất cứ hoàn cảnh nào; cũng là những ghi chép chân thực của một người luôn mơ mộng+ lãng mạn.

     Trong dòng văn chương nữa tả hiện thực, đời sống của những trại tù CS; ông viết
'Đáy địa ngục'.  Có người cho rằng những cuốn sách viết về ngục tù CS chỉ có tác dụng nhất thời về chính trị; không có nhiều ảnh đường đến đời sống văn học.

     Tôi nhớ; có lần viết về nhà văn Solzgenitsyn của 'Tầng đầu địa ngục'; và, đã thắc mắc rằng: những tiểu thuyết viết về ngục tù Gulag ấy, đã được thế giới hâm mộ.

     Riêng với Tạ Tỵ và 'Đáy địa ngục 'cùng với những 'Ánh sáng & bóng tối'/ Hoàng Liên;
'Đại học máu'/ Hà thúc Sinh,' Thép đen'/ Nguyễn chí Bình ...; tôi vẫn  tìm đọc những chia sẻ đúng về cái thực tế; để chống lại cái giá phải trả của chính thể độc tài. (...) - tạm lược vài câu - Bt) .  Điều ấy, có lẽ nhiều người đã viết, đã nói; đã thể [hiện] khác nhau.
     (...) tạm lược 1 câu- Bt)

     Văn sĩ-thi sĩ- họa sĩ Tạ Tỵ-- tất cả những vóc dáng ấy -- gói tròn trong con người nghệ sĩ Tạ Tỵ.  Trong nhất thời: một lúc, không thể nào nói hết được tất cả những đóng góp của ông cho văn hoá dân tộc và văn chương nhân loại. 
      (...) ( tạm lược khoảng 12 dòng- Bt).


     nguyễn mạnh trinh
     theo < http://vietluan,com.au/thong-tin-tuong-niem-van-thi-hoa-si-ta-ty>



  

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

vài hình ảnh về saigon 'cũ '+ một bài thơ về saigon 'mới' (' lời bình' phạm ngọc lân + 'thơ' phan văn thạnh)


                                       1. vài hình ảnh về  saigon
                                                             lời bình: phạm ngọc lân 


bến nhà Rồng + cầu Quay Khánh hội (xưa)

   (hình 1)    "... tuy [được] sinh ra ở Saigon; nhưng phải chờ đến 7 tuổi ; cậu bé LONG mới khám phá ra [ ' Hòn ngọc Viễn đông']--
   khi  theo  gia đình, từ Hà nội vào -- đặt chân lên bến Nhà Rồng vào mùa hè 1951.   Đấy [ ảnh 1]  là bến tàu thủy quan trọng của cảng          Saigon. ( bến Khánh hội, gần cảnh Saigon.)

         ( hính 2 )  "... cầu quay là một cây cầu bằng sắt, bắc qua cầu kênh Bến Nghé; ở khúc sát sông Saigon, có từ đầu thế kỷ XX.  Đây là một cây cầu độc đáo ở Việt nam, có khúc quay 90 độ trên một trục lớn -- mở ra cho tàu bè qua lại.  Cây cầu này được thay bằng cầu xi-măng từ thập niên 60; gọi là cầu Khánh hội.   Lúc [này] không quay nữa dân chúng vẫn quen gọi là CẦU QUAY. Đến năm 2006, một cây cầu mới trên đường Đông Tây được xây mới, thay cầu cũ CẦU QUAY là cầu cuối cùng trên kênh Bến Nghé; trước khi con kênh này đổ vào sông Saigon. Những con kênh khác trên con kênh này; ngày xưa được xây [cầu] cao lên, dễ cho tàu bè qua lại, như : cầu Mống
 ( chỉ dành  cho người đi bộ) , cầy ông Lãnh, cầu chữ Y, cầu Chà Và ...   v.v...   ( lời bình Phạm ngọc Lân).

       

 " đại lộ Charner [xưa]  rất nhiều cây bóng mát  (nay đường Nguyễn Huệ).  Mỗi dịpTết nguyên đán, có chợ hoa. (nay , 'đường hoa'] . Ngôi nhà đồ sộ cuối dãy [đại lộ Charner]  thời Pháp, gọi là 'Nhà xã Tây'  -- sau  trở thành Tòa Đô chánh [ VNCH],  sau nữa, bây giờ là
         trụ sở Ủy ban nhân dân tp. Hồ chí Minh.   
     ( lời bình/ Phạm ngọc Lân)
  

"... đường Caitinat [xưa] ; khúc trước Nhà HátTP, nhìn kỹ thấy khách sạn Continental-- có [bảng] quảng cáo thuốc lá 'Cotab', loại thuốc lá thơm thơm được chế tạo ở Saigon.    (lời bính/ Phạm ngọc Lân)



"... nhà thờ Đức Bà [ Vương cung thánh đường]  vào năm 1882 chưa có 2 tháp; năm 1951 có tháp rồi -- nhưng chưa có tượng 'Nữ vương Hòa bình'.  Tới năm 1971, có tượng 'Nữ vương Hòa bình' ,  ( lời bình + ảnh chân dung Phạm ngọc Lân.)


" ... [rạp Casino Dakao] nằm trên đường Albert 1er  (nay , Đinh tiên Hoàng); khu phố xinh xắn của  Saigon; là khu tách riêng; chi cách trung tâm Saigon [vài] cây số; trước là khu  tách riêng -- tuy chỉ cách trung tâm Saigon [vài] cây số. Xưa dành cho người  [giai cấp] trung lưu: những ngôi nhànho nhỏ + nhà trường riêng +  khu chợ riêng [chợ Dakao], rạp chiếu bóng riêng.( rạp chiếu bóng Dakao.)  
    (lời bình/  Phạm ngọc Lân.)


        (nguồn: Blog Phạm ngọc Lân (Marseille/ France)   -- trích lại  từ art2all.ne)





                                           2. một bài thơ về saigon mới
          sống ở saigon mà đau đáu nhớ saigon ...
                                                           thơ  phan văn thạnh


                                                                       phan văn thạnh   [1949-     ]
                                                cựu hiệu trưởng một trường trung học cơ sở -- đã  hưu hạ, ngụ tại quận thủ đức / tp. hcm)
                                                                                    (ảnh: courtesy of newvietart.com) ( france)

             Sống ở Saigon
        - mà đau đáu nhớ Saigon: 'rứa lạ' !
        bước xuống mấy bậc thềm hiệu sách 'Fahasa'
        bỗng như trợt chân đổ kềnh 
                      vào không gian Nguyễn Huệ rộng rinh
        hàng 'sứ' xanh mới trồng nhiều trụ gỗ xúm vào
                                                                      chống đỡ
        đợi mưa về bén rễ sinh sôi
        'sứ' quân tử ngan ngát hương nồng mời gọi
        đá lát tinh tươm như những viên đường trầm mình
                                             trong cốc 'café' đen sánh.
         
        đón bước chân người
        chưa đủ ấm
        nên từng chiều đi qua vẫn hoài ngóng cố nhân ơi !
        tôi lập út 2 bàn tay
        lấm tấm đốm đồi mồi
        bao giờ cho đến ngày xưa
        hỡi người muôn năm cũ
        một cơn hồng trần mộng thấy chiêm bao.

       Sống ở Saigon
       - mà đau đáu nhớ Saigon: 'rứa lạ' !
       bước xuống mấy bực thềm hiệu sách 'Fahasa'
       bỗng như thể trợt chân đổ kềnh
                        vào không gian Nguyễn Huệ rộng rinh
        thoáng ngày xưa thảng thốt
        mấy 'ki-ốt' đâu rồi ?
        thương xá TAX buồn thiu chờ kết liễu
        kem PÔLE NORD , café [LA] PAGODE, 
             passage EDEN, 'xi-nê' REX ...  'chez GIVRAL']
                                   mất tăm những hẹn hò
         dăm ba yêu thương
         đóng khung thời trai trẻ
         biết tìm đâu ?

         Sống ở Saigon
          - mà đau đáu nhớ Saigon:'rứa lạ' !
          mòn vẹt thơ, chữa nghĩa úa vàng
          nghe tim mình sưng tấy
          lứa 8x, 9x ... chúng nó nào hay biết ?
          chiếc bóng già liêu xiêu
          bên những tháp nhà cao vút
          dắt tay ngày xưa lạc giữa ban mai

           buồn vui -- ngơ ngẩn ..

               phan văn thạnh
               (SAIGON -- LANG THANG QUA PHỐ-- 20- 10- 2015)
                                    

           ---------
                *    - tựa bài thơ tac giả: 'dắt tay ngày xưa đi giữa ban mai'
                         -  những chữ PÔLE NORD +  [LA] PAGODE + EDEN, REX  -- chữ hoa của Bt --
                          ' chez GIVRAL ]-  chữ thêm vào của  B --  để nhớ chiếc khăn giấy in hàng chữ 'Un régal sans
                                égal, chez Givral' đặt trên bàn .]   ( chỉ có vào những năm đầu 1954- 57 .., sau đó không còn nữa.) 
                                        (Bt)
                    
         

                                        saigon hôm nay  ( nay  tp hcm)
                                                                                          (  ban ngày (ảnh trên) + đêm ( ảnh dưới) 
                                                                                                 (ảnh minh họa - Internet)
       
    
        


Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

võ phiến : cây đại thụ nền văn học tự do / bài viết: hồ nam (100 khuôn mặt văn nghệ sĩ/ hồ nam + vũ uyên giang )

võ phiến /  hô nam viết
100 khuôn mặt văn nghệ sĩ ...
đất sống xuất bản, usa 2996


                 võ phiến: 
        cây đi thụ nn văn hc t do
                                                              bài viết: hồ nam


                                                võ phiến [i.e. đoàn thế nhơn 1925 - california 2015)
                                                                                           (phác họa : vũ uyên giang)


    Vó Phiến, người cầm bút cùng thời với những Nguyễn văn Xuân, Võ Hồng --  có nghĩa [viết văn] từ thời tiền chiến ở miền Trung -- nhưng tầm vóc thì vạm vỡ, to lớn hơn Nguyễn văn Xuân, Võ Hồng --  nhiều, rất nhiều.

    Giữa thập niên 50; mỗi khi gặp tôi [Hồ Nam} nói chuyện văn chương ; Tạ chí Diệp (Nguyễn phan Châu) ( ... ) thường nói với tôi một 'bạn đồng chí' viết văn là Võ Phiến, tên khai sinh Đoàn thế Nhơn.  Theo Tạ chí Diệp; thì Võ Phiến ( bị CS tại Liên khu 5 bắt nhốt, kết án tù khổ sai chung thân) 'một thiên tài văn học, viết cái gì cũng hay, trừ làm thơ thì không hay lắm.'

    Năm 1957, tôi [Hồ Nam] tham gia nhóm sáng lập tờ Bách khoa; cùng với nhà thơ Nguyên Sa -- và gặp Võ Phiến tại đây -- lúc đó, Võ Phiến mới từ giã chức trưởng ty thông tin Bình định, vào Saigon, làm chuyên viên tại Văn hóa vụ / bộ Thông tin. 

    Con người ít nói này viết truyện ngắn, tùy bút; và hồi ức khá hay.  [Còn] văn thì [chịu] ảnh hưởng Nguyễn Tuân; nhưng chữ nghĩa không 'khụng khiệng' điệu đàng như Nguyễn Tuân. Cái hay của Võ Phiến là càng viết; nội lực càng thêm thâm hậu, chữ nghĩa càng thâm thúy, văn chương càng bay bổng.

    Cái hay của Võ Phiến là viết đều tay; văn chương có chủ đề chống Cộng rõ rệt, từ A tới Z.  Người đọc luôn bị Võ Phiến thu hút; đọc say mê, vì cái giọng văn có duyên ngầm của
[ tác giả]; nên bị dẫn dắt mà không hề biết

 .  Trước 30/4/ 1975, Võ Phiến đã là 1 trong những cây đại thụ của nền văn chương Việt Nam Cộng hòa.

    Sau 30/4/ 1975;  Võ Phiến nhớ làm đài 'Mẹ Việt nam', được Mỹ đua di tản qua Mỹ; và, thành một trong những nhà văn Việt nam di tản đầu tiên cầm bút tại Hoa Kỳ.

     Trên đất Mỹ; Võ Phiến tiếp tục cầm bút; đi tiếp con đường đã đi; không đổi mới, không hội nhập -- trở thành nhà văn 'lẩm cẩm' của quá khứ; lấy cái quá khứ 'tỉnh lẻ', dù tỉnh đó là Bình định, một thời là kinh đô Chiêm thành; thủ phủ Liên khu 5-- nhưng vẫn [bị] lác lõng. 

    Võ Phiến tuy viết văn hay, văn chương có duyên; pha tró vẫn gây [được] những trận cười nôn ruột; nhưng vẫn không giấu được cái cốt cách tỉnh lẻ, cái cốt cách cải lương, cái cốt cách của người lớn tuổi; nếu không muốn nói của một 'ông già'.

    Với một người cầm bút trên 80 tuổi mà cỏn viết được, còn hăng hái; cấm bút bởi sự nghiệp chống Cộng ... không mệt mỏi như Võ Phiến, thì du có 'lẩm cẩm', có 'tỉnh lẻ' một chút; chúng ta  cũng phải tuyên dương -- vì cây đại thụ nào mà không bị sâu, bị mọt đục rỗng ruột.

    Có người so sánh Võ Phiến với Doãn Quốc Sỹ [1923-  ] -- và hỏi tôi [Hồ Nam] ' 2 nhà văn này, ai 'lớn' hơn ai, ai có duyên hơn ai, ai chống Cộng giỏi hơn ai, ai tài hoa hơn ai?'

   Nói về văn tài; thì Võ Phiến nhỉnh hơn Doãn quốc Sỹ một chút-- nhưng nói về lịch duyệt; thì Doãn quốc Sỹ lại lịch duyệt, từng trải hơn; viết lách cuối đời Doãn quốc Sỹ ít 'lẩm cẩm' hơn Võ Phiến. 

    Cái hay, cái độc đáo văn chương của Võ Phiến là: viết tùy bút, truyện ngắn, truyện dài nào cũng viết theo thể tùy bút.  Có những truyện; nội dung gần như chẳng có gì để viết; thế mà Võ Phiến có thể viết 'dông dài' cả mấy trăm trang; mà, người đọc đọc vẫn không chán -- đủ thấy tài viết văn chương chữ nghĩa Võ Phiến duyên dáng, thu hút người đọc đến như thề nào.
  
    Võ Phiến là ngòi bút có duyên ngầm;  con người bề ngoài ít nói , trầm ngâm; nhưng bề trong như một ngọn núi lửa sắp phun trào, luôn luôn hừng hực lửa.

    Võ Phiến đã cống hiến cho văn học Việt nam : một mảng văn chương chống Cộng độc đáo có một không hai [ở] vị trí những tác phẩm văn chương Võ Phiến; trong lịch sử văn học Việt nam ( thế kỷ XX) -- một vị trí không lẫn với ai được, trước không ai so sánh bằng; sau cũng không có ai ngang tầm.

      (tr. 377- 378 100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SI)

               hồ nam


hồ nam [i.e lê nguyên ngư 1930-    ]
  (ảnh: courtesy of/ gio-o)