Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

nguyễn thị thu huệ" văn chương là người tình tri kỷ của tôi " / bài viết: phan thị thanh nhàn (báo tiền phong/ hà nội)

nguyễn thị thu huệ" văn chương là ... "
báo tiến phong (hà nội, 28/6/2015)

                          nguyn th thu hu,
                        " văn chương là ngưi tình tri k ca tôi"
                                                  phan thị thanh nhàn


                                                 nữ văn sĩ nguyễn thị thu huệ  [1966- ]
                                                                                         (ảnh : kèm theo bài)

      "- ... Nguyễn thị Thu Huệ lúc nào cũng bận rộn. 20 tuổi đã lấy chồng ; hai hai [2002] sinh con đầu lòng ; rồi, 6 năm sau thêm cậu con trai nữa.  Bố mất sớm; mẹ
 [ nhà văn nữ Nguyễn thị Ngọc Tú] lại không được khỏe; một mình loay hoay; mà, làm việc hết mình để nuôi con, chăm  thương lo cho mẹ chu đáo vô cùng -- lại say mê sáng
 tác. "                                                  

      " - ... Khi người ta 20, 30 tuổi; có thể làm đủ mọi điều mình muốn -- khi 40, 50; dù có sẵn sàng hành động đi nữa ; nhưng lại bị mệt chẳng hạn.  Vậy là đành phải dừng; dù không muốn.  Trước kia; khi viết truyện, tôi viết nhân vật rất khôn.  Nếu là được như các nhân vật; thì rất tốt -- nhưng; cá nhân mình có làm được thế đâu..."  
        NGUYỄN THỊ THU HUỆ , giám đốc kênh truyền hình VTC9,  trả lời phỏng vấn  ELLE.VN   


     Tôi [Phan thị Thanh Nhàn] thân với nhà văn Nguyễn thị Ngọc Tú từ những năm 70- 80 thế kỷ trước.  Dĩ nhiên; tôi chứng kiến tình yêu và nỗi lo lắng của Ngọc Tú với đứa con gái cá tính; và xinh đẹp: Nguyễn thị Thu Huệ.

    Vậy mà gần thế kỷ đã trôi qua; hôm vừa rồi gặp tôi; Thu Huệ rơm rớm,
   " Bây giờ cháu mới biết mẹ xót cháu, lo lắng cho cháu thế nào.  Chứ dạo ấy; thấy mẹ đe nẹt. xét nét, săm soi; cháu cũng bực lắm cô ạ.  Giờ biết yêu quý xót thương thì bố mẹ đã không còn." 
    
     Thu Huệ nói vậy; nhưng tôi biết: Huệ đã rất chăm thương lo cho mẹ chu đáo vô cùng. Bận công việc; nên con gái đã thuê cho mẹ 2 người giúp việc.  Một người lo đấm bóp chân tay, tắm gội; đưa mẹ đi dạo mỗi ngày -- và, thình thoảng [Huệ] cùng mẹ đi thăm bạn bè; một người lo đi chợ nấu cơm, lau nhà, giặt giũ. 

     Có lần, Thu Huệ còn kể với tôi,
     " Mẹ cháu dạo này lẫn lắm rồi; cứ chiều chiều, trong túi có bao nhiêu tiền là bỏ ra, gọi con trẻ hàng xóm với các cô giúp việc đến; phân phát hết thì thôi." 

   Tôi đùa, " Mấy giở hả Huệ; để cô đến xin mẹ chút lộc nha." -- Thu Huệ cười, " Bây giờ, cháu biết thế; nên nhét vào túi bà toàn tiền giấy 200 đồng với 500 đồng thôi nhé. "


                                           nhà văn nữ Nguyễn thị Ngọc Tú  [1942- hanoi 2003]
                                                                  - từng là tổng biên tập tạp chi Tác phẩm mới
                                                        - từng đoạt giải thưởng Nhà Nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
                                                                                              (ảnh: Internet)

     Nguyễn thị Thu Huệ lúc nào cũng bận rộn.  20 tuổi đã lấy chồng; hai hai [2002] sinh con đầu lòng; rồi 6 năm sau thêm cậu con trai.  Bố mất sớm, mẹ lại không được khỏe; một mình loay hoay, vừa làm việc hết mình để nuôi con, chăm mẹ; lại vừa say mê sáng tác. 

    Truyện  ngắn của Nguyễn thị Thu Huệ ban đầu -- theo tôi --  là có cái gì đó sắc sảo mà lạnh lùng,  Đầy ắp những tình tiết sống động mà ...  hơi ghê ghê...

     Ví dụ: trong ngõ, bên này thì mùi nhang cúng người vừa nằm xuống; bên kia  là mùi khói thơm một nhà đang quạt chả.  Đại loại vậy.  Lấy chồng. sinh con đang là sinh viên; mệt mài phấn đấu; Huệ đã phải vừa là người phụ nữ của gia đình, vừa là người đàn ông biết lo toan gánh vác mọi việc.  

   Bây giờ,Nguyễn thị Thu Huệ đã là nhà văn nữ xinh đẹp; và, nổi tiếng với 'Của để dành'; được mọi người dùng để gọi các con .
   ( sau khi xem phim này của N.t.Thu Huệ ; rồi tới phim 'Nước mắt đàn ông' giành huy chương Vàng  của hội Điện ảnh.)

    Các tác phẩm Nuyễn thị Thu Huệ viết gần đây, như 'Rượu cúc, 'Người ta cũng hay quên', 'Rồi cũng tới nơi thôi' ... đã có cái gì khác sự lạnh lùng ngày xưa.  Nó ấm áp hơn, trong trẻo hơn, có tình hơn. Và, bản thân N.t.Thu Huệ cũng đã thật sự trưởng thành.  Trước đây, N.t.Thu Huệ từng tuyến bố; đối với chị, 
   " văn chương và tình yêu văn chương là niềm đam mê thiêng liêng."

     Sau nữa; chị thấy mình đang hạnh phúc với tình yêu mang hương vị thơm ngát; yên bình, như mặt đất sau cơn mưa, thóang đấy; mà, tươi tắn.  Nhưng gần đây nhất,  Nuyễn thị Thu Huệ đã tuyên bố, như một người thật sự từng trải, điềm tĩnh, 
 " văn chương là người tình tri kỷ của tôi."


                                                          ***

    Từng chơi thân với mẹ của Thu Huệ, khi nàng còn bé -- nay tôi đã nhiều tuổi, và ? (sic) trải qua báo sóng gió của cuộc đời -- tôi thật mừng, biết Thu Huệ cũng đã từng trải qua mọi điều, đã chín chắn; biết sống tự tin, vui vẻ trong mọi hoàn cảnh.

   Mừng nhất là chị vẫn viết đều; được bạn đọc đón nhận, và yêu quý.  So với những sáng tác ban đầu; bây giờ tác phẩm của chị đã mang cái nhì sâu sắc, xuyên thấu; đầy sự thông cảm, sẻ chia với  những nỗi bất hạnh  của thân phận con người, nhất là phụ nữ. Tác phẩm 'Thành phố đi vắng' gần đây là tấm lòng sẻ chia, đồng cảm cùng số phận con người của đời sống hiện nay.

    'Thành phố dĩ vãng',tập truyện ngắn gồm 16 truyện; mà, Nguyễn thị Thu Huệ mới viết đây -- người đọc bị hấp dẫn bởi phong cách lạ, với những chi tiết sống động, có phần ma mị; hơi nhiều cái chết bất ngờ, bi thảm. có phần kinh dị ... 

    Trong X-MEN có mủi trường đua, Thu Huệ viết về một cô gái điếm; có số đo 3 vòng 'chuẩn không cần chỉnh' (100-62- 105) như sau,
      " ...  nàng thường đặt biệt hiệu cho khách: A-lanh-Đờ lông, Na-pô- lê-ông, Bờ- rét-Pít. ... Tình một đêm, một giờ; khách không cần phải nhớ nàng; nhưng nàng nhớ khách -- vì những cái tên riêng.  Lần này khách của nàng ? (sic) có tên X-Men "  ( và, Thu Huệ viết về đàn ông đi tìm của lạ) "  Gái vùng biển nhiều; các anh dân cán bộ; làm ăn' lâu lâu đi đổi gió [nhưng] mong đừng gặp gái quen; nó làm lười mình thêm.  Đi chơi gái, nó có cái hồi hộp, háo hức rất riêng -- không như mát-xa, loanh quanh toàn món quen.  Riêng món này, phải lạ mới bõ cái hao tâm khổ tứ: nói dối, tạo dựng hiện trường, tốn tiền bạc ... Hồi đầu [thì] khách quen nhớ nàng, tìm nàng bằng được, nhưng nàng từ chối.  Suýt ăn tát mấy lần. [Lần đầu danh] tiếng nàng không ăn khách, [nhưng] lần hai lại vang khắp vùng biển. Nàng 'đắt sô' , cứ như là quảng cáo ? (sic) hữu hiệu lắm. Ông nào đi đổi gió cũng cố gặp nàng một lần cho biết.  Cuối cùng, nàng về sống cùng X-MEN, một chàng đẹp trai vào loại 'đầu gấu' [hay] khoe; hoặc, nói [là] để dọa nàng --  chàng ta từng giết mấy người ! "

     Tôi [Phan thị Thanh Nhàn]  nói: Nguyễn thị Thu Huệ hấp dẫn người đọc một cách ma mị -- trước hết, vì sâu thẳm trong tâm hồn, chị đã nhìn thấu những con người xung quanh.  Họ tẻ nhạt; và rất khác nhau-- nhưng [họ] lại là cha mẹ, con cái trong một gia đình (Sống gửi thác về) -- là cô Mai với những giấc mơ, làm cô đau đầu không dứt; nhưng sau khi ra nước ngoài chữa bệnh -- cô lại thấy giấc mơ là phần đời không thể thiếu.  Giấc mơ cho cô gặp lại tuổi thơ,gặp lại bà ngoại ngồi bên cửa sổ chải tóc, hình như sắp đi chùa, dặn cô trông nhà.  Gặp lại người bạn trai thuở còn đi học, đã 'lai' cô leo dốc lên Tam đảo.  Mùa đông trời tối, cô buồn ngủ. Anh[ta] lấy cái khăn buộc lưng cô vào lưng anh, gò người đạp xe leo dốc.  Và cô mơ thấy cha báo gần nhà có cô bé 13 tuổi đến ở.  Tỉnh dậy, cô ra thăm mộ ông; thấy bên cạnh mộ, một cô bé 13 tuổi vừa chôn ... Trong giấc mơ, Mai còn thấy chồng, mối tình đầu của cô, anh đã mất 10 năm; vì bị ung thư gan đã giấu cô -- muốn cô ghét, căm thù anh -- cố tình rượu chè bê tha, hôn gái đứng đường cho cô nhìn thấy mà khinh. ( Một đời sống khác.) ...

   
                                                            ***

     Tôi [Phan thị Thanh Nhàn] chỉ nêu mấy nét vể truyện ngắn gần đây của Nguyễn thị Thu Huệ; hy vọng bạn đọc cũng sẽ cầm tập truyện ngắn lên, cũng khó buông ra -- vì bị nhà văn dẫn dắt, bằng những nhân vật rất đời thường, những chi tiết tươi rói, sinh động -- và những câu chuyện đầy sức hấp dẫn, ma mị.

    (...) - tạm lược 15 dòng- Bt)
    
    Tôi hy vọng nhiều vào lớp nhà văn trẻ hơn mình -- trong đó nổi bật là Nguyễn thị Thu Huệ -- một người trẻ tuổi, đã nếm trải mọi sung sướng và buồn đau cuộc đời; mà, vẫn khiêm tốn, vẫn yêu cuộc sống này, vẫn hết lòng với gia đình; và, say mê sáng tác. ...

    phan thị thanh nhàn

                                                    (báo Tiền phong, 28/6/2015)



         vài dòng tiểu sử phan thị thanh nhàn

      - sinh 1943 tại quận Tây hồ, Hà nội
      - 1999, đoạt giải Nhì cuộc thi Thơ báo Văn nghệ (trung ương)
      -  hội viên hội Nhà văn Việt nam
      - ủy viên ban chấp hành hội Nhà văn VN: 2001- 2005
      - chồng, thi sĩ Thi Nhị (qua đời 1979), hiện nay bà sống
         cùng con gái duy nhất ở Hà nội.
      -  giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2008.

                                   
                                                  nữ thi sĩ phan thị thanh nhàn   [1943 -   ]
                                                                                              (ảnh: Internet)

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét