Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

tạ tỵ : những tác phẩm nhận định văn học sâu sắc / bài viết : nguyễn mạnh trinh (usa)


                          tt:
              nhng tác phm nhn đnh văn học sâu sc
                                         bài viết: nguyễn mạnh trinh


 'Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay/  Tạ Tỵ

                                            lá bối saigon xuất bản/ từ mẫn (võ thắng tiết) chủ biên/ bìa: đinh cường/
                                                                               in tại nhà in việt hương , 34, lê lợi, saigon 1
                                                           tác giả là trung tá VNCH, in tại nhà in, chủ là 'tay nằm vùng' -- 
                                                                     'thầy chùa' Từ Mẫn trả bản quyền 35 cây vàng;
                                                                   tác giả xây nhà lầu ở 18 A phan văn trị (saigon 5)-
                                                             cũng là nơi,  họa sĩ kiêm văn, thi sĩ , phê bình văn học, qua đời
                                                                                vào rạng sáng 24 tháng 4 năm 2004.
                                                        (đường bá bổn chú thích) 


                                                            tạ tỵ tự họa
                                                                                          (ảnh: kèm theo bài)

- ... 'những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi', tài liệu qua đó, người sau có thể hiểu biết được vóc dáng những văn nghệ sĩ tiêu biểu cho một thời -- với cái nhìn của một họa sĩ, cùng với tâm cảm một nhà thơ + kỹ thuật già dặn một tiểu thuyết gia  -- chân dung ấy đã được lột tả bằng ký họa -- và, tiểu luận cũng như hồi ký; những nghệ sĩ đã sống lại trong một không gian, thời gian từng đã đi qua; nhưng vẫn còn sống trong sinh hoạt văn học.       - NGUYỄN MẠNH TRINH -

- "... nhưng cũng chính nhờ vào cơ may của bao nhiêu biến động trên mảnh đất quê hương; đã khổ lại càng khổ, đã nghèo lại nghèo hơn; những người làm văn nghệ mới có đề tài để sáng tạo nên biết bao nhiêu công trình nghệ thuật -- dù muốn hay không -- nó cũng thuộc về gia tài của đất nước-- nhờ vào sự quen biết nhiều do hoàn cảnh; tôi mới có cơ may viết cuốn 'những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi'    - TẠ TỴ-

                                             
            tạ tỵ  [ i.e. tạ văn tỵ 1921- saigon 2004]
             (chụp ở saigon/ tháng 12/ 1955 - ảnh: Internet)




      (...) trích một đoạn cuối bài báo - Bt

     Tạ Tỵ cũng đã viết nhận định văn học, những tác phẩm có tính [cách] vừa biên khảo vừa tùy bút; để phác họa chân dung những văn nghệ sĩ; mà ông có quen biết + nhiều kỷ niệm.  Với một thời gian cầm bút; ông đã viết nhiều cuốn sách nhận định văn học chất chứa nhiều chi tiết xác thực -- và, phác họa được những thời kỳ văn chương đặc sắc. 

     Những tác phẩm viết trước 1975 tại miền Nam [VNCH; như 'Mười khuôn mặt văn nghệ', 'Phạm Duy còn đó nôi buồn', 'Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay' ...; hoặc,  tác phẩm sau này viết ở hải ngoại 'Những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi , tài liệu văn học; qua đó, những người đi sau hiểu biết được vóc dáng văn nghệ sĩ tiêu biểu cho một thời. Với cái nhìn của một họa sĩ, cùng với tâm cảm một nhà thơ + kỹ thuật già dăn một tiểu thuyết gia ; chân dung ấy đã được lột tả bằng ký họa -- và, tiều luận cũng như hồi ký;  những nghệ sĩ đã sống lại trong một không gian, thời gian từng đi qua; nhưng vẫn sống trong sinh hoạt văn học.

     Tại hải ngoại; ông đã viết một tác phẩm ; như một hồi ký về những người bạn văn nghệ của ông,

     Những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi đằng đẵng biết bao dữ kiện chủ quan, như khách quan; đã làm cho những con người làm văn nghệ , như bị bủa vây vào cơn huyễn mộng; ở đấy chỉ có hư ảo thắp sáng để soi đường cho từng bước đi lạc lõng.  Nói cho đúng; nền văn học nghệ thuật Việt nam rất đa dạng và đông đảo. Nhưng tôi chỉ viết và nói đến bạn bè đã cùng với tôi có ít nhiều kỷ niệm, đã chia sẻ với tôi phần nào nỗi vinh nhục của lịch sử; từ thời bị trị bởi bàn tay của thực dân Pháp, tới hôm nay lại tan hoang dưới sự áp lực (..) ( tạm lược 2 chữ) của CS Việt nam. Tôi viết về anh em; tôi vẽ chân dung họ bằng ngôn ngữ, đồng thời cũng  tự họa.  Nhưng cũng chính nhìn vào cơ may của bao nhiêu biến động trên mảnh đất  quê hương; đã khổ lại càng khổ thêm, đã nghèo lại nghèo hơn; nên những người bạn văn nghệ mới có đề tài để sáng tạo nên biết báo công trình nghệ thuật-- dù muốn hay không -- nó cũng thuộc về gia tài của đất nước.  Nhờ vào sự quen biết nhiều; do hoàn cảnh, tôi mới có cớ may viết cuốn sách này ..."

     Ông cũng có nhiều tập truyện ngắn được đánh giá là có cá tính riêng; phản ảnh đời sống.  Với tập truyện 'Yêu & Thù'; Lãng Nhân [có]một nhận định khá độc đáo,

     " Cuốn 'Yêu & Thù' này [gồm] 14 truyện ngắn; tả những mối tình yêu, có khi lãng mạn, có khi sỗ sàng; nhưng bao giờ cũng có sắc thái thiết tha, uất ức; vì nằm trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh khá dài, đã làm cho dang dở, hay [là] ngang trái. Cốt truyện thường phác thực; nên dễ rung cảm. Tác giã đã đem phương pháp của hội họa, áp dụng một cách thấu đáo vào văn chương; mỗi truyện là một bức tranh linh hoạt, nói lên cảnh não
 lòng ..."

     Văn chương của ông hỉnh như đã phác họa lại một đời sống văn chương; cũng như đời sống thường ngày.  Ở từng thời gian nổi bật lên những không gian; với những tên gọi không thôi, cũng gợi lại một trời ký ức [về] Hà nội, thành phố của tuổi ấu thơ + thời kỳ mới lớn; Sài gòn, nới trưởng thành + làm việc; với biết bao nhiêu vui buồn.

     Trại đảo Bu-đông Mã lai [Malaysia]; nơi đời sống rẽ đi những lối ngõ khác, bắt đầu cho nỗi buồn lưu vong, biệt xứ.

    Rồi San Diego, rồi quận Cam Westminster gặm nhấm nỗi buồn của con hổ về già; nghe gió xào xạc bên tai, tưởng tới bóng thẳm rừng già hùng vĩ.  Đời sống ấy có vui, có buồn; nhưng bất cứ hoàn cảnh nào; cũng là những ghi chép chân thực của một người luôn mơ mộng+ lãng mạn.

     Trong dòng văn chương nữa tả hiện thực, đời sống của những trại tù CS; ông viết
'Đáy địa ngục'.  Có người cho rằng những cuốn sách viết về ngục tù CS chỉ có tác dụng nhất thời về chính trị; không có nhiều ảnh đường đến đời sống văn học.

     Tôi nhớ; có lần viết về nhà văn Solzgenitsyn của 'Tầng đầu địa ngục'; và, đã thắc mắc rằng: những tiểu thuyết viết về ngục tù Gulag ấy, đã được thế giới hâm mộ.

     Riêng với Tạ Tỵ và 'Đáy địa ngục 'cùng với những 'Ánh sáng & bóng tối'/ Hoàng Liên;
'Đại học máu'/ Hà thúc Sinh,' Thép đen'/ Nguyễn chí Bình ...; tôi vẫn  tìm đọc những chia sẻ đúng về cái thực tế; để chống lại cái giá phải trả của chính thể độc tài. (...) - tạm lược vài câu - Bt) .  Điều ấy, có lẽ nhiều người đã viết, đã nói; đã thể [hiện] khác nhau.
     (...) tạm lược 1 câu- Bt)

     Văn sĩ-thi sĩ- họa sĩ Tạ Tỵ-- tất cả những vóc dáng ấy -- gói tròn trong con người nghệ sĩ Tạ Tỵ.  Trong nhất thời: một lúc, không thể nào nói hết được tất cả những đóng góp của ông cho văn hoá dân tộc và văn chương nhân loại. 
      (...) ( tạm lược khoảng 12 dòng- Bt).


     nguyễn mạnh trinh
     theo < http://vietluan,com.au/thong-tin-tuong-niem-van-thi-hoa-si-ta-ty>



  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét