Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

khoảnh khắc & thiên thu / thanh thương hoàng - 11


                                           khoảnh khắc & thiên thu
                                   tập đoản truyện : thanh thương hoàng

                                               26.- CHIẾN LỢI PHẨM 

     Sau khi cách mạng thành công, ông có công,  nên được làm lớn.   Ông được hưởng nhiều thành quả cách mạng.  Nhà lầu, xe hơi và các thứ tiện nghi sang trọng.   Nghĩa là, ông có đủ thứ , duy chỉ thiếu một thứ : vợ đẹp .(   bà vợ lấy từ thời đi làm cách mạng quá xấu )  Thấy vợ 1  sĩ quan chế độ cũ đi cải tạo đã đẹp, lại sang; ông đem lòng say đắm, hạ quyết tâm chiếm bằng được.   Bà vợ nổi ghen, nhưng lại lái vấn đề sang hướng khác : 
    " Ông quan hệ với vợ ngụy không sợ tai tiếng sao ?"
     Ông cười :
    " Tôi hỏi bà nhé, cái vi-la này có phải của ngụy không ? Còn cái ô-tô lộng lẫy này có phải của ngụy không ?  Đó  là chiến lợi phẩm , người chiến thắng có quyền thừa hưởng.   [ thì] chuyện vợ của ngụy cũng là một thứ chiến lợi phẩm như những thứ khác [ thôi ]! "
    " Ông hãy nhớ tới bao nhiêu xương máu  các đồng chí đã đổ ra để ta có ngày nay.   Ta không có quyền giầy đạp lên sự hy sinh vĩ đại đó.   Ta sẽ mắc tội với Đảng và Nhân dân ."
   Ông cười lớn :
     " Nếu họ may mắn còn sống thì họ cũng làm như tôi thôi.  Chiến thắng đâu phải ' chỉ để tưởng niệm tri ân những người đã chết ."

                                               27.- BÃO RỚT 

     Sau trận bão  thời đại tháng 4 . 1975, bị 14 năm lao động khổ sai, rồi được Cách mạng tha, về tới Saigon - ông Thái thấy cái gì cũng thay đổi hết.   Nhà cửa, xe cộ, con người, quần áo; thậm chí lời ăn tiếng nói đều khác hẳn xưa.   Ông Thái chẳng khác gì một anh  Hờ-Mông ( Mán )  trên rừng lạc về thành phố, [ cảm thấy ]  bơ vơ lạc lõng .  Lúc đi, ông mới ngoài 30 tuổi, giờ đã 50.

     Xuống xe đò, túi hết sạch tiền, ông Thái đành cuốc bộ về nhà, mất hơn một giờ.  Đúng con đường cũ rồi, mặc dầu  đã được đổi tên mới, ông tìm mãi vẫn không thấy nhà mình .   Ông đếm từng số nhà : 570 ..., 870..., 900... Nhà số 900, ông Thái còn nhớ như in trong đầu, căn nhà là nhà trệt, phía trước có cửa sắt kéo sơn xanh thẫm.   Còn giờ đây, vẫn số nhà đó, đã mọc lên nhà 3 tầng đẹp đẽ, sang trọng, có vẻ mới xây cất xong ít lâu .   Cổng ra vào đóng kín.   Ông Thái ngập ngừng mãi, không biết có nên đưa tay bấm chuông hay không . 

     Cách đây khoảng 2 năm, ông còn nhận được thư con gái đề tại địa chỉ này.   Chắc vợ con mình túng thiếu quá, phải bán nhà đi nơi khác  sống.   Nghĩ thế, ông Thái bước tới chỗ cô gái bán thuốc lá lẻ gần đó, hỏi.   Cô nàng đang say sưa đọc tiểu thuyết, tới hồi gay cấn, hấp dẫn - thấy khách hỏi, cô không thèm ngước nhìn lên :
     " Chú mua thuốc chi ?".
    " Cô vui lòng cho tôi hỏi một chút, cô có biết chủ căn nhà kia là ai không ?"
     Thấy không phải khách mua thuốc, cô bán thuốc lá ngửng đầu lên, gườm gườm nhìn người lạ, bực mình, gắt :
     " Hỏi thật lãng nhách ? Là  chủ nhà chủ  căn nhà ấy,  chứ còn  ai ?"
    " Phải, nhưng tôi ... tìm người quen ..."
   " Bộ chú quen hả ? cán bộ lớn lắm đó ! Cứ việc tới cổng rồi nhận chuông. Coi chừng chó tây bự ác ! ".
    " Thế chủ cũ ?"
   " Ai mà biết! sáng giờ chưa bán được gói  thuốc nào, ám hoài ?"
    Ông Thái im lặng, suy nghĩ một lúc, rồi quyết định đi tới nhà vài người quen hỏi thăm tin tức vợ con.   Nhưng chẳng ai biết ?"


    Để kiếm kế sinh nhai, ông Thái thuê  xích lô đạp chở khách, như đa số người cải tạo về  đều hành nghề này.   Ngày lang bang khắp thành phố, tới gác xe lên vỉa hè, ngủ.   Thỉnh thoảng  bị công an đi tuần, tóm cổ về trụ sở, nhốt 1, 2 ngày về tội vô gia cư, [ sau đó nộp phạt tha tào.]
 ]
    Ông Thái có 1 vợ + 2 con: một trai, một gái.   Lúc đi học tập  cải tạo, thằng lớn mới 5 tuổi; con nhỏ 3.  Giờ thằng lớn 19, con nhõ 17. không biết chúng trôi giạt nơi đâu, không tìm ra tung tích.  Có lẽ, mẹ con nó bán nhà, vượt biên không chừng, hoặc có thể bị đắm tàu [ làm mồi cho cá ] không chừng ?.  Rùng mình, ông không dám nghĩ tới nỗi bất hạnh này !

    Ông Thái được 1 đồng nghiệp nhường cho 1 mối chở đêm thường xuyên.  Cứ 8 giờ tối đến  nhà đón đi,  rồi 1 giờ sáng rước về.  Cô vũ nữ chưa  tới  20, xinh đẹp, mặt trát đầy phấn, môi tô son đỏ chót, mắt kẻ xanh biếc, nước hoa  thơm  nức.  Áo quần cô mặc thật sặc sỡ, thuộc loại đắt tiền, đúng thời trang; lần lần giữa ông Thái và cô trở nên thân mật.   Cô ta tên Liên,  trùng tên  con gái ông,  nghĩ tới con gái  đã 14 năm chưa gặp mặt.
    Một buổi tối chở Liên về, ông  Thái hỏi :
    " Cô Liên sống 1 mình sao ? "
    " Với 1  chị người làm ".
    " Xin lỗi, tôi hơi tò mò một chút, thế  còn cha mẹ, anh em ? "
    " Ba cháu trước là sĩ quan chế độ cũ, đi cải tạo, chết trong trại; cháu còn 1 người anh, mới đây bị bắt, vì tôi đánh cướp xe Dream."
    " Buồn nhỉ ? Ba cô  đi cải tạo ở đâu ?"
     " Xa lắm, đâu đó tận Kontum lận ."
    " Ồ, thế ba cô tên gì ? Tôi cũng từng  đi cải tạo ở trên đó."
    " Ba cháu tên Võ đức Thái ".
    " Sao, cha cô tên Võ đức Thái ư ?"
    " Dạ, chú biết ổng ?"

     Ông Thái lặng đi .  Đây là con gái ông.  Bao nhiêu ngày tháng tìm kiếm tận đâu đâu, thê mà nó ngay ở trước mắt, hàng đêm tiếp xúc , lại không biết đó chính là con gái mình.  Trời ơi ! thiếu chút nữa, ông ngừng xe, nhẩy xuống ôm chầm lấy con gái; nhưng cố kìm  lại.
     Thấy ông Thái im lặng, không trả lời, Liên quay mình về phía sau, ngước nhìn ông - lúc ấy ông  đang rướn mình cố đạo xe lên  con dốc ngắn.  Liên hỏi lại:
     " Chú  biết ba cháu ?"
     Ông Thái đáp, giọng hơi run run - Liên không để ý , không nhận thấy .
     " Tôi đã từng sống cùng trong 1 đội với ba cô ".
     Liên reo lên :
     " Hay lắm, chú ơi !  Hôm nào rảnh rỗi, mời chú tới nhà kể cho cháu nghe cuộc sống ba cháu trong trại, nghe chú ?"
     Gần tới nhà, Liên lại hỏi:
     " Ba cháu mất tự bao giờ , bệnh gì hở chú ?  Ừ,  lúc ba cháu đi cải tạo tới nay, cháu chưa hề được gặp mặt ổng ."
     Ông Thái lúng túng mãi mới tìm ra câu trả lời :
    " Thời gian sau này chú phải chuyển sang phân trại khác, nên không biết.  Thế ai nói cho  biết ba cháu đã chết trong trại cải tạo ?"
     Liên thở dài:
     " Mẹ cháu".
     " Liệu có sự lầm lẫn không ?"
     " Mẹ cháu nói, đã nhận được văn thư chính thức từ  trại gởi về báo tin."
    " Cháu có được đọc văn thư ấy không ?"
    " ... hỏi mẹ,  mẹ cháu bảo để đâu thất lạc rồi ! ".
    " Mẹ cháu bây giờ ở đâu . Vượt biên hay đã ..." 
    Ông Thái muốn nói ... ' hay đã qua đời ' - nhưng không đủ can đảm hỏi hết câu."
    Liên im lặng.  Ông Thái tưởng Liên không nghe thấy , hỏi lần nữa,  cô ta vẫn làm ngơ.  Mãi tới khi đến nhà, xuống xe, Liên mới  trả lời :
     " Mẹ cháu còn sống, nhưng tụi cháu coi như đã chết .   Bà lấy 1 ông  cán bộ, khi  ông ta đi vào cuộc đời mẹ cháu, thì bọn cháu phải tách ra.   Căn nhà cũ ba cháu mua khi xưa, nay đã phá bỏ, xây lại nhà 3 tầng lầu, nhà rất  đẹp .  Mẹ cháu còn có 1 xe hơi đời mới, có tài xế riêng.   Trước là vợ sĩ quan Cộng hòa, giờ là vợ quan Cách mạng .  Thời nào bà cũng là bà lớn,  bây giờ tội nghiệp, phải làm  vợ  bé thôi ."

     Ông Thái cố ngăn nước mắt muốn tuôn trào, mím môi chặt lại , khỏi bật tiếng khóc.

    " Thôi, chú về nhé ! Hôm nào mời chú lại chơi, cháu sẽ cho xem ảnh ba cháu hồi trẻ. À mà cháu trông chú hao hao giống ba cháu, nhưng chú thì gầy gò hơn  lại già khọm.  Ngày xưa ba cháu đẹp trai lắm.  À  mà chú có được đi H.O không ?  Được đi thì đi đi chú, ít ra sang đó khỏi phải đạp xích lô vất vả như bây giờ!" 

     Đêm đó, ông Thái trằn trọc không tài nào nhắm mắt được.  Ông lặng lẽ khóc thầm, mặc cho nước mắt chẩy đầm đìa ướt đẫm  khuôn mặt.

    Đêm sau, mới 12 giờ, ông đã tới vũ trường chờ đón Liên.  Đúng 1 giờ sáng, Liên từ vũ trường bước ra, với 1 người ngoại quốc to lớn, râu ria xồm xoàm.   Liên giơ tay về phía ông Thái, xua tay, ra hiệu ' chú về đi '.

     Xong, Liên bước lên xe hơi, cửa mở sẵn. 

      Ông Thái lặng người, nhìn theo chiếc xe mất hút trong đêm , thẫn thờ đạp xe trên đường vắng như kẻ mất  hồn.   Có tiếng người gọi xe, ông coi như không nghe thấy.

    Từ phía trước ông Thái, một xe hơi đèn pha sáng rực phóng tới, với tốc độ cao.  Tới gần sát , xe hơi bóp còi inh ỏi, rồi thắng gấp.   Tiếng bánh xe rít trên mặt đường phát ra tiếng kêu như tiếng nghiến răng ken két rợn người.

      Chậm  mất rồi, xe đã  cán lên mình ông Thái và chiếc xích lô đạp.

     Không hiểu ông Thái vô tình hay cố ý để xe hơi cán !
               
                                                                           ( kỳ sau tiếp ) 

    thanh thương hoàng 
    
    

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

thi nhân thi ca & cảm nhận: hồ dzếnh / lê ngọc trác - 3



            hồ dzếnh : ' nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa '
                                 bài  : lê ngọc trác 

    Từ những  năm đầu thập niên 40 thế kỷ trước, trên văn đàn Việtnam có 2 tật truyện ngắn gần như xuất hiện cùng 1 lúc.   Cà 2 tác phẩm đã được người đọc đón nhận với tất cả sự quý mến.  Mãi đến hôm nay,  gần 70 năm, bao thế hệ người đọc yêu mến văn chương vẫn còn say mê 2 tác phẩm ấy.  Đó là tập truyện  ngắn Những ngày thơ ấu / Nguyên Hồng Chân trời cũ / Hồ Dzếnh.  Đây là 2 trong những tập truyện ngắn hay nhất của văn học Việtnam ở thế kỷ XX.

    Hồ Dzếnh tên là Hà triệu Anh, sinh 1916 tại làng Đông Bích, xã Hòa Tường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.  Ông mất vào ngày 13- 8- 1991 tại Hànội.  Gần 60 năm cầm bút, Hồ Dzếnh để lại cho đời các tác phẩm chính:
    - về văn :   Dĩ vãng ( truyện vừa, 1940),Những vành khăn trắng ( truyện dài, 1942, Lưu thị Hạnh. Tiếng kêu trong máu ( truyện dài, ký Lưu thị Hạnh ), Một chuyện tình 15 năm về trước ( truyện dài,  1943, ký Lưu thị Hạnh),  Chân trời cũ  ( tập truyện ngắn, 1942), Cô gái Bình Xuyên ( truyện vừa, 1946), Hồ Dzếnh : tác phẩm chọn lọc  ( 1958).
     -  về thơ : Quê ngoại ( thơ, 1942), Hoa xuân đất Việt ( thơ, 1946 ).

    Hồ Dzếnh viết truyện dài, tiểu thuyết - thành công với tập truyện ngắn Chân trời cũ.   Nhưng, thơ mới thật sự làm cho tên tuổi của ông nổi tiếng và được đông đảo bạn đọc yêu thích.

    -thơ Hồ Dzếnh tràn đầy tinh cảm, chân thật, độc đáo, mang vẻ đẹp tuyệt vời và sâu sắc, mới lạ.  Thơ lục bát Hồ Dzếnh mang hơi thở tâm hồn phương Đông.  Nhà thơ
 Bùi Giáng  mỗi lần đọc những bài thơ lục bát Hồ Dzếnh  đều nhận xét với tất cả lòng cảm phục :
      '  Chẳng khác dải Ngân hà lấp lánh nhớ nhung trên bầu trời văn học Việtnam ':

                                       Phút linh cầu mãi không về 
                                       Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen
                                       Khói trầm bên giấc mơ tiên 
                                       Bâng khuâng ... trăng rải qua miền quạnh hiu
                                       Tô Châu lớp lớp phù kiều 
                                       Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Nam
                                       Rạc rời, vó ngựạ quá quan
                                       Cờ treo ý cũ, mây dàn mộng xưa 
                                       Biển chiều vang tiếng nhân ngư 
                                       Non xanh thao thiết trời thu rượu sầu
                                       Nhớ thương bạc nửa mái đầu
                                       Lòng nương quán khách nghe màu tà huân
                                       Buồn Tư Mã, nhớ Chiêu Quân 
                                       Nét hoa thấp thoáng, ý thần đê mê 
                                       Phút linh cầu mãi không về
                                       Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen ...
                                                                              ĐỢI THƠ 

    Với 1 tâm hồn  nhạy cảm, Hồ Dzếnh viết những câu thơ như 1 lời tiên tri về giây phút cuối cùng của 1 đời người với nhiều hệ lụy trần gian.  Đọc xong, chúng ta nghe lạnh cả người và phải ngậm ngùi thở dài :

                                    Nằm đây tưởng chuyện ngàn sau ,
                                    Lung linh nến cháy hai đầu áo quan 
                                    Gió lìa cành lá không vang 
                                    Tin ta vĩnh quyết trần gian hững hờ ! 
                                    Bao nhiêu dáng ảnh tôn thờ 
                                    Xa nhau lâu quá bây giờ lạnh nhau
                                    Người về gối rét, nằm đau 
                                    Nghe trên thước đất phai màu nhớ thương
                                    Chiều nào mây vong hồn chuông 
                                    Ngừng đôi chân kẻ trên đường mải mê
                                    Nghe hồn ta lỗi câu thề
                                    Nghìn thu xa vắng, ra về trước ai 
                                    Ngậm ngùi nhớ trắng rừng mai
                                    Cảm thương sông nước, ghi bài điếu tang
                                    Ngựa gầy bóng gió mênh man
                                    Cờ đen lối cũ, cây vàng nẻo xa...
                                    Ta nằm trong ván trông ra
                                    Tủi thân vì thấy người hoa vẫn cười !
                                    Ta toan ... giận dỗi xa đời
                                    Chợt hay : khăn liệm quanh người vẫn thơm !
                                    Nát thân, không nát nổi hồn 
                                    Lẫn trong cái chết vẫn còn cái đau ..
                                         TƯỞNG CHUYỆN NGÀN SAU 

     Khi ta cô đơn, khi ta là người lữ hành cô độc, đọc bài thơ Màu cây trong khói / Hồ Dzếnh, chúng ta càng thấy đất trời mông mênh và lòng càng thêm hiu quạnh.   Bài thơ đã được nhạc sĩ Dương thiệu Tước phổ thành ca khúc Chiều.   Thơ và nhạc chắp cánh  bay xa, ngân lên, nói hộ tiếng lòng của bao người :

                                  Trên đường về nhớ đầy
                                  Chiều chậm đưa chân ngày
                                  Tiếng buồn vang trong mây

                                  Chim rừng quên cất cánh
                                  Gió say tình ngây ngây
                                  Có phải  sầu vạn cổ
                                  Chất trong hồn chiều nay ?

                                  Tôi là người lữ khách
                                  Màu chiều khó làm khuây
                                  Ngỡ lòng mình  là rừng
                                  Ngỡ hồn mình là mây

                                 Nhớ nhà châm điếu thuốc
                                 Khói xanh bay lên cây ...

    Hồ Dzếnh ra đời, từ kết quả  của mối tình giữa 1 thương nhân Trung hoa quê ở Quảng Đông với người con gái chèo đò trên sông Ghép/ Thanh Hóa.   Ông lớn lên trong tình thương yêu của người mẹ.  Khi sáng tác, ông viết những câu thơ  trân trọng, tràn đầy cảm mến về người mẹ của mình, [ cũng là] người mẹ Việtnam:

                             Cô gái Việtnam ơi ! 
                            Từ thuở sơ sinh lận đận rồi
                            Tôi biết tình cô u uất lắm
                             Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi .

                             Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa 
                             Má hồng mỗi tiết, mỗi phôi pha
                             Khi cô vui thú là khi đã
                             Bồng bế con thơ, đón tuổi già !

                             Cô gái Việtnam ơi ! 
                             Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
                             Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
                             Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi

                             Tôi đến đây tìm lại bóng cô
                             Trở về đường cũ, hái mơ xưa
                             Rau sam vẫn mọc chân rào trước 
                             Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ.

                             Dải lúa cô trồng nay đã tươi 
                            Gió xuân ý nhị vít bông, cười ... 
                            Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa 
                            Trong  ruột lòng con đã héo rồi!

                             Cô gái Việtnam ơi !
                             Nếu chữ ' hy sinh ' có ở đời 
                             Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
                              Cho lòng cô gái Việtnam tươi .
                                                        CẢM XÚC

   Sống trên quê ngoại yêu thương, nhưng tâm hồn Hồ Dzếnh lúc nào cũng nhớ về quê cha, đất nước Trung Hoa rộng lớn , với nỗi nhớ cháy bỏng cúa người con lưu lạc, mơ một ngày trở về cố quốc :

                             Ta nhớ  màu quê, khát gió quê 
                             Mây ơi ngưng cánh đợi ta về
                             Cho ta trông lại tầng xanh thẳm 
                             Ngâm lại bài thơ ' Phương thảo thê '.

                             Đất thánh trời Đông, mẹ Á châu 
                             Anh hoa ngàn thuở rạng phong hầu 
                             Chín cung thăm thẳm hồng hương khói 
                             Danh vọng vang lừng mây gió Âu.

                            Liễu Đông Đình thơm chuyện hảo cầu
                            Tóc thề che mướt gái Tô châu
                            Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán 
                            Một dải Giang nam nước rợn màu.

                            Ai hát mà nay, gió vẫn thơm
                            Ai đau non nước não căm hờn? 
                            Chiêu Quân nêu danh người cung Hán 
                            Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn ?

                            Mây ơi có tạt về phương  bắc 
                            Chậm chậm cho ta gửi mấy lời 
                           Từ thuở ly hương ta vẫn nhớ
                            Nhưng tình xa lắm gió mây ơi !
                                                           TƯ HƯƠNG

    Hồ Dzếnh viết về tình yêu lứa đôi cũng thật đặ sắc.  Ý thơ rất riêng.   Với Hồ Dzếnh, lổi hẹn trong tình yêu cũng là niềm hạnh phúc, tình lỡ là tình đẹp.   Và, được thưởng
thức thú đau thương trong tình yêu.   Nhiều thế hệ vào tuổi yêu, đã thuộc lòng bàit hơ Ngập ngừng / Hồ Dzếnh :

                              Em cứ hẹn nhưng em đừng đến 
                              Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
                              Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần 
                              Tôi nói khẽ : ' Gớm làm sao nhớ thế !'

                              Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé !
                              Em  tôi ơi  tình có nghĩa gì đâu ?
                              Nếu không là lưu luyến buổi sơ đầu?
                              Thuở ân ái mong manh hơn  nắng lụa.

                              Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa 
                              Hẹn ngày mai mà sẽ đến vui hơn
                              Chỉ ngày mai mới đẹp ,ngày mai thôi
                              Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé .

                               Tôi sẽ trách - cố nhiên - nhưng rất nhẹ
                               Nếu trót đi, em hãy gắng quay về 
                               Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
                               Đời chỉ đẹp những khi còn dng dở.

                               Thư viết đừng xong, thuyền trôi chờ đỗ 
                               Cho nghìn sau ... lơ lửng ... với ngàn sau .

    Với sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Dzếnh đã có những đóng góp quan trọng vào  nền văn học Việtnam.  Riêng những tác phẩm thơ đặc sắc của  Hồ Dzếnh, [ thì] : 

                          ' nghìn năm còn lơ lửng với nghìn xưa '

         lê ngọc trác 
----
*  Tài liệu tham khảo & trích dẫn :

-   Thơ mới 1932- 1945 ( Nxb Hội nhà văn, Hànội 2004)
-   Tác phẩm chọn lọc của Hồ Dzếnh ( 1988)
-   Trăng đêm Dương Tử trong tâm hồn thơ Hồ Dzếnh .
-  ( Giữa trời hoa bay của Thái Tú Hạp, 2009). 

------

( Thi nhân - thi ca & Cảm nhận / Lê ngọc Trác - Nxb Văn học cấp phép + Công ty  cổ phần văn hoá Đất Việt in ấn, phát hành , Hànội 2013 -  in kèm ảnh chân dung Hồ Dzếnh  ( 3 x,3,5 cm ) - tr. 21 - 28  ).



                                    
    
  
               

     

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

một sáng cà- phê bên bờ sông Thanh Đa / đường bá bổn



                   một sáng cà-phê bên bờ sông Thanh Đa / Saigon 
                                                  bài: đường bá bổn. 

   Lời dẫn.-   Buổi sáng thứ 6 ngày 25 tháng 5 / 2013, chúng tô ' ới' nhau gặp gỡ tại  nhà  Hoàng Vũ Đông Sơn  ( 1939-      lầu 2, dẫy 9, cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh , tp. HCM)  . Hoàng  GIÚ * Đông Sơn  ( *   viết  Vũ , đọc Giú - xướng danh theo giọng   Nam Bộ của một người làm thơ ở Đà Lạt, bút hiệu DÒNG SÔNG - Trương thị Giàu - bạn  nữ thi sĩ Lệ Khánh ) vào  Bệnh viên Nhân dân Gia định như cơm bữa,  hết bệnh này tới bệnh kia, tóc bạc phơ, xưa 70 kg nay chỉ còn đâu đó 40  lẻ  .

       Tôi đến sớm nhất, người thứ 2  đúng giờ ( on time ,  dịch giả Lưu Hoài, rồi Trần thiện  Hiêp và  chậm nhất Nguyễn Thanh Nhã.  Chúng tôi ra quán cà- phê Đường Sắt bên bờ sông, sông nước mênh mang, thơ mộng, nhìn chếch lên, cầu  Đại Hàn , chạy thằng lên hướng  Thủ đức . Hoàng Vũ Đông Sơn nhắc khéo : '  nay mai  quán này sẽ bị san phẳng, chúng ta hết nơi ngồi  uống cà- phê  cà- pháo thơ mộng  rồi !'.

      11 năm trôi qua như giấc mộng con , ngày ấy, 10 tháng 7 năm  2002, tổ chức  tại gia , sinh nhật lần thứ  70 Thằng Phải Gió .   Mục sư Lê quốc Chánh ngồi ghế chủ tọa,  cựu linh mục Nguyễn ngọc Lan và phu nhân, nữ văn sĩ Thanh Vân, nhiếp ảnh gia Nguyễn mạnh Đan ,   Lữ quốc  Văn,  Hoàng Vũ Đông Sơn,  Trần thiện  Hiệp ( làm thơ, mới ở Mỹ về ) , Nguyễn thanh Nhã , tác giả mới, chuyên viên chụp ảnh,  và một số bạn bè khác , tôi quên phéng phương danh, tới dự, chúc mừng:


                                         ' Tuổi tác chúng tôi đến được 70 
                                          Còn nếu mạnh thì đến tám mươi' 
                                                  ( THI THIÊN 90 - 10 a ) .

        Văn sĩ- cựu linh mục  Nguyễn ngọc Lan ( 1930 -  Saigon 2006 )  mang chai  vang Beaujolais  chúc mừng,  cúi đầu kỉnh kiếng nghe mục sư Chánh cầu nguyện .  Lúc đó, chúng tôi thờ phượng tại  Hội thánh Báp - tít Ân điển , tôi tớ Chúa  từng  tới nhà dạy tôi kính thánh, trước khi được làm  báp-têm -  chỉ nhìn chiếc đấu hói tròn quay như cái đĩa , kính  nhớp độ nặng,  cúi đầu  nguyện cầu, như  đã thấy ơn  Chúa đổ phước lành  tràn đầy buổi tiệc.   Nguyễn ngọc Lan cười rất tươi, khen mục sư cầu nguyện ngọt ngào .  Nhiếp ảnh gia Nguyễn mạnh Đan , tín hữu Công giáo rất không ưa cha cố , miệng nhân danh Chúa, bụng dạ  đầy bồ tư tưởng chính chị, chính em :

      '... bữa ấy mà  biết  gặp cha Lan, nhất định tôi đã phê phán ông ta ra trò .  Anh  là Cơ đốc nhân, sao lại có bạn cha cố Ki- tô- giáo ? Anh chẳng từng kể chuyện , phóng viên Mỹ L. Johnson tới phỏng vấn , mang theo thông dịch viên  Michael  giỏi tiếng việt thượng thừa, lại  mang máy quay, máy chiếu,  đèn 500 w cồng kềnh, lừng lững vào ' xóm  Sân Banh  Tân Định' quay phim xè xè.  Và  anh  từng  khẳng định :

       '... chỉ trả lời   phỏng vấn  văn chương, không ' chính chị , chính em'.  Phóng viên Mỹ hỏi : ' tại sao lại không đồng ý  trả lời phỏng vấn   chính trị?  - '  Bởi ' chính chị ' thì ' già'  hơn ' chính em ',  tay thông dịch   hiểu ngay chữ ' trị' chuyển thành  ' chị'  , tất nhiên  chị lớn tuổi hơn em  là điều không thể đảo ngược'. 
     
     Mục sư Chánh ( 1938 -       ) tự phong ' thái thượng hoàng '  truyền ngôi  quản nhiệm  Hội thánh Báp - tít Ân điển cho con trai Lê quốc Huy, sau khi đã thâu tóm  ngôi biệt thự  , chuyển  chủ sở hữu hội thánh sang cá nhân  quản nhiệm  làm chủ, điện thoại  yêu cầu vợ tôi thôi làm ban trị sự, bởi vợ tôi đứng về phe trưởng ban trị sự chống ' tư- nhân- hóa- sở- hữu nhà- hội- thánh'.   Vợ tôi  bất bình, xin thôi làm tín hữu Báp -tít      chuyển sang Chi hội Tin lành Thị Nghè thờ phượng Chúa từ 2005.

    Trở lại chuyện tổ chức mừng thọ,   hôm sau 11- 7  -  chúng tôi  gồm 10 người đi  du lịch miền tây.   Nguyễn thanh Nhã ( 1937 -      )  chuyên viên chụp ảnh, quay phim - về Saigon khoảng 1 năm sau, anh gửi tặng tập thơ  BẾN SÔNG CHỜ  (  Nxb Trẻ, tp. HCM, 2003 ).  


     trang đầu , ghi:

     '.. Nguyễn thanh Nhã thân tặng các anh chị, nhân chuyến đi Hà Tiên, và Nuyễn thanh Nhã có dịp làm quen các  anh chị : Lữ Quốc  Văn, Hoàng Vũ Đông Sơn, Mai Anh,  Trần thiện Hiệp và chị, Bùi đức Dung,  [ Lê ]  Phổ Đức  và chị + cháu,  cô Hồng Ngọc.  '

     Sáng nay  25- 5-2013, Lữ Quốc Văn cáo bận ' đi ăn cưới ở Biên Hòa' -   Phổ Đức ( 1940-     ) không  thể một mình đạp xe đạp như xưa,   Trần Thiện Hiệp (  một mình một ngựa ) ,   Lưu Hoài ( mới ),   cô Hồng  Ngọc  vắng mặt, hiện ở Đức quốc  ( tác giả Hải Phong ' mình dây, sinh 1964 ,  uốn éo như rắn , gá tình một thời làm' vợ' văn sĩ Thanh Thương Hoàng ( nay ở Mỹ  )  -   Nguyễn thanh Nhã copy  một bản ' Bến sông chờ' , chỉ từng bài thơ anh viết về họ .

       PHONG PHẢI GIÓ  - Nguyễn Thanh Nhã -  tặng Thằng Phải Gió.
       BÁN THUỐC SƠN ĐÔNG  / '  Công an bắt ' - tặng Hoàng GIÚ Đông Sơn .
       MỸ YÊU VIỆT QUÁ -  tặng  tác giả  Trần thiệp Hiệp.
      TÍM NGƯỜI TRONG ẢNH -  tặng Hồng  Ngọc .
      LẴN QUỐC VƯ  ( nói lái ) bất khả luận   -  tặng  Lữ Quốc Văn

    -  phạm vi  bài này, tôi chỉ POST 2 bài : PHONG PHẢI GIÓ   +  BÁN THUỐC SƠN ĐÔNG .

                                             1.- ' PHONG PHẢI GIÓ ' 

                                        Chữ Phong Phải Gió  (1)  không anh ?
                                       ' TTKH ' (2)   thơ thành áng văn 
                                       Gây bao sóng vỡ mưa giăng  
                                        Mạch văn hư thực tạo thành tiếng  vang 

                                        Ti- Gôn mấy sắc đỏ vàng
                                        Nếu em là vợ  (3) để dành riêng anh
                                        Tam Lang '(4)  chiêu niệm nhà văn '(5)
                                         Nghĩa Lộ ( 6)  cô gái Thế  (7) chàng dùng chưa ?

                                        Văn thơ tác phẩm  truyện vừa 
                                        Đỗ Tường (8)  nghiêng vách chẳng chừa nường đâu !...
                                        Cái hình khắc khổ bìa sau 
                                        Nụ cười hóm hỉnh hàm râu dê thầy ...
                                             NGÀY 8.12. 2002
                                           NGUYỄN THANH NHà
-----
*   trong hơn 1/2 thế kỷ qua, nhà văn Thế Phong có hơn 50 tác phẩm + thơ.
      ( Nguyễn thanh Nhã chú thích).

(1)  PHONG PHẢI GIÓ  :  Thằng Phải Gió có  bút danh PHONG.

(2)  TTKH  tên tác phẩm TTKH , NÀNG LÀ AI / THẾ NHÂT(  Thế Phong ) - Nxb Văn hóa- thông tin , Hànội 1994,   tái bản  2001 ( Nxb VH-TT)

   - sau khi sách  phát hành,  bị phản ứng dữ dội, trên dưới 70 bài điểm sách ( quốc nội + quốc ngoại) , lần thứ nhất in 10.000 ấn bản  ( lưu chiếu ghi 2000   )-  lần  tái bản ,  in nối bản nhiều lần, khoảng 5000.

   -  cách đây 2 năm ( 2011 ) Amazon.com phổ biến trên mạng  Kindle Direct Publishing , đồng thời COPY sách bán  30 USD / cuốn ( used book)  . Tác giả  Thế Phong viết đòi bản quyền, đăng trên báo CALITODAY ( San  José / USA)  và gửi thư nhờ đại sứ Hoa Kỳ tại Việtnam đòi bản quyền, theo hiệp ước bản quyền  Việt + Mỹ ký kết  giữa   2 ngoại trưởng M. Albright  + Nguyễn Mạnh  Cầm,  có hiệu lực từ cuối  1998  -   tới nay  CEO Jeef Bezos tảng lờ, hiển nhiên coit hường hiệp định bản quyền  quốc tế,  vi phạm bản quyền -    copryight infringement đối với Thế Phong. (không chỉ riêng cuốn sau cùng 
' TTKH  / Nàng là ai ?'

3)  NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ /  THẾ PHONG, Nxb Văn học, tái bản, Hànội 1996 .

4) CUỘC ĐỜI VIẾT VĂN LÀM BÁO TAM LANG: TÔI KÉO XE /  THÊ PHONG , Nxb Văn hóa-thông tin,
 Hànội 1996  , Nxb Đồng Nai tái bản 2004.

5) CHIÊU NIỆM 4 NHÀ VĂN SAIGON:  MAI LÂM- NGUYỄN ĐẮC LỘC -  VŨ HOÀNG CHƯƠNG - 
ĐINH HÙNG - TAM LANG / THẾ PHONG - Nxb Đồng Nai, 1999 )
  
6)  CÔ GÁI NGHĨA LỘ / THẾ PHONG - Nxb Đồng Nai tái bản, 2002.

7)  Thế (   tức THẾ PHONG) .

8)  ĐỖ TƯỜNG, tên thật ĐỖ MẠNH TƯỜNG.
   ( chú thích 1- 8: Thế Phong ). 

                                               2.- BÁN THUỐC SƠN ĐÔNG 
                                                           ' Công an bắt ...'

                                          Sơn Đông (1)  mãi võ cao đơn , hoàn ... 
                                         Hoàng Vũ nơi đâu cũng có chàng 
                                         Tóc cột râu thưa, dềnh dàng,  tướng
                                         Khề khà đẹp lão , không ưa nàng    

                                         Thanh Đa môi giới ngự 3 lầu 
                                          Xế  (2) nổ  cà tàng bất cứ đâu 
                                          Thế sự đổi đời Mac- kê- Nô  (3)
                                          Rượu thời tới bến, quắc cần câu 

                                         Ai qua đất Mẽo (4) nhắn đôi câu  
                                         Bông Giấy (5) thưa nàng ... nhuận bút đâu ? 
                                         Gởi về nhớ gửi nhiều đô ( 6)  nhé!
                                         Bầu bạn bên ni nối nhịp cầu  .

                                                                       26.12.  2002
                                           NGUYỄN THANH NHÃ.

------
(1)  SƠN DÔNG MÃI VÕ  , truyền thuyết  về bọn  bán thuốc lậu , dầu cù-là  ( trừ bá bệnh) , trống, kèn xập xình  muá may quay cuồng  áo quần phường tuồng , quần chúng thấy vui bu lại.
(2) xế :   xe cánh én second hand ( cũ người mới ta ) .
(3)  Makênô : mặc kệ nó .
(4)  Mẽo: tiếng lóng ( slang ) chỉ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ . 
( 5) Trần thị Bông Giấy nữ văn sĩ  hải ngoại, tác giả NƯỚC CHẢY QUA CẦU,  bản anh ngữ RIVER OF TIME v.v... chủ nhà xuất bản Văn Uyển in THÁNG 2 BUỒN, ĐỌC LẠI LỖ TẤN / HOÀNG VŨ
 ĐÔNG SƠN  ( USA,  2002) 
(6)  đô: tiền đô la Mỹ.
                    (  Đ.B.B.  chú thích )  

         Nguyễn thế Văn ( tức Lữ Quốc Văn , khi ấy ký bút danh QUỐC VĂN .N .

                                       LỄ MỪNG THỌ CÁC BẬC TRƯỞNG THƯỢNG
                                                             Ngày 01- 01- 1996 
                                         CHỦ TỌA DANH DỰ :  GIẢN CHI + THƯỢNG SỸ 

                                                               Khách danh dự :
                                     TOAN ÁNH - LAM GIANG (  Nguyễn quang Trứ) -  DÃ LAN 
                                     Nguyễn đức Dụ - TÔ LONG - HOÀNG TẤN - LÝ VĂN SÂM -
                                      CẢ TẾU -  THANH VÂN -Nguyễn duy Nhường.

                                                                 THIỆP MỜI 
                                     vui lòng đến dự Lễ mừng thọ  các bậc Tôn trưởng thân thiết 
                                     ( đặc biệt mừng THƯỢNG SỸ - Nguyễn đức Long 90 tuổi+
                                     HOÀNG TẤN - Hồ tăng Ấn khỏi bệnh hiểm nghèo..-   được tổ 
                                     chức theo tục cổ tại số  284 Bạch Đằng phường 14,  quận Bình Thạnh, 
                                     vào lúc 4 giờ chiều ngày 01-01- 1996 .
                                     sự hiện diện của quí vị sẽ tạo thêm phần trang trọng cho buổi lễ 
                                     và gặp gỡ bạn bè, vui vẻ quanh các bậc tiên trưởng .
             
                                                                            Bà Chiểu, ngày 24-12- 1996
                                                                                Đại diện ban Tổ chức
                                                                                 QUỐC VĂN. N
                                                                                        ( đã ký ) 

    Trong số khách danh dự, có Tô Long,  ' chàng đánh trống chầu' , nổi đình đám trước bọn cô đầu Khâm Thiên . Di cư vào Nam , tiếp tục nghề ' gõ trống nuôi thân' , gặp Nguyễn thế  Văn bút danh  Quốc Văn .N   kết tình  bầu bạn,  Lại được  mời dự tiệc với tư cách' khách danh dự',   tiếp tân đón khách, gặp   Hoàng Đông Sơn + phu nhân   tới dự tiệc , chàng ta xiết 2 tay , mừng rỡ 
:
       ' thật vinh dự được tiếp đón nhà thơ Hoàng Vũ Sơn  Đông cùng phu nhân . Hân hạnh lắm thay !'

      chàng  thi sĩ  ' dềnh dàng to con, râu lưa thưa , tóc búi tó củ hành ' bị bẽ trước mặt vợ, giơ quả đấm định thụi thẳng  bụng phưỡn của tên đánh trống chầu : 

        ' ai cho phép mày xếp tao vào loại ' mãi võ sơn đông' ?

     lập tức vài bậc đàn anh họ  Hoàng - Giú  tên Đông - Sơn  can ngăn, chàng hạ hỏa, ực một hơi cốc nước lọc, tiếp, tớp một hơi dài bia Tiger cho  đã nư cơn giận .

    chưa bao giờ thấy thi sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn nổi cơn điên , hệt chàng Trương Phi mặt đỏ gay, múa kiếm, đi đi lại trong đêm, gác cho bà chị dâu ngủ !!!
 []
  đường bá bổn.