Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

một mình một ngựa / nguyên sa - 18- 2



                                           một mình một ngựa  -  18-2
                                      nguyên sa

     
   - nguyễn nhật duật chê  nguyễn quang lục  dốt tiếng tây ,  viết  sách triết lý  dở ẹc ...
    - nguyễn nhật duật  chê ông lục sai 5 điểm thì ông duật cũng sai 5 điểm...
    - từ...  tú xương đến giản chi, nguyễn hiến lê, nguyễn duy cần, dưới mắt nguyễn nhật duật : ' những  người học vấn lăng nhăng, dở thầy dở thợ...  
    -  nguyên sa  phản pháo :  ' kẻ học vấn lăng nhăng, dở  thầy dở thợ ...   nguyễn nhật duật... 
    - trần trọng kim,  đào duy anh chưa  đậu  cử nhân, tiến sĩ   mà viết sách, đố ai dám ch ...
   -' thầy ' trần bích lan  giảng bài   : '...refoulement, refoulé, frustration  khác nhau thế nào , trò duật có biết không ...?
    - trần thiện đạo ở paris chê 1 dịch giả ở saigon dốt, dịch sai -  bị cao đan hồ  chê đạo là phường  ' xấu hay  khoe tốt, dốt hay  khoe chữ'  ... 
    
     Thưa bác, 

     Viết đến dây, cháu muốn quăng bút, xé lá thư này đi.   Trong 1 phút, cháu nghĩ rằng nói ra tất cả những sai lầm của ông Duật  ( Nguyễn- nhật ) , e rằng sẽ phương hại  cho ông ta trên đường văn chương; vì dù sao, ông ta chỉ là 1 cây bút chưa có chỗ đứng nào cả trong văn giới .   Bác biết đấy, chúng cháu còn trẻ, còn tin lắm ở cái tinh thần
phúc âm, còn đối chiếu một cách , mà người đời cho là dại dột, mỗi hành vi của mình với những đức từ bi bác ái để rèn tâm sửa tính.   Nhưng mặt khác, cháu lại thấy cần phải chân thành.  Để cho đồng loại của mình bơi lội kiêu hãnh trong lầm lạc, không nói lên một cách chân thành, ta sẽ có lỗi gấp bội.

    Vì vậy, cháu xin tiếp tục.

    Ở trên, cháu đã trình bầy 4 sai lầm nghiêm trọng của ông Nguyễn nhật Duật, chứng tỏ ông ta không am hiểu lịch sử triết học, lầm lẫn về triết sử, không nắm vững truyền thống triết học, đưa ra những xác nhận không chứng minh được .

     Bây giờ, xin nói tới sai lầm thứ 5 của ông Duật.   Ông  [ ta ] chê  ông Nguyễn quang Lục dốt tiếng Pháp.   Cháu thật sự ngạc nhiên , khi , thỉnh thoảng thấy các cây viết nước ta hay chê nhau dốt tiếng Tây.  Như trước đây, ông Trần thiện Đạo chê một dịch giả  dốt, dịch sai.  Ít lâu sau, ông  Cao đan Hồ  * lại vạch ra rằng : ông [ Trần thiện ] Đạo trong các sách dịch   của ông [ ta ] , [ thì ]   ông [ Đạo] còn sai nặng hơn.   Từ đó,  không thấy ông Đạo  xuất hiện  nhiều.  Âu cũng là người liêm sỉ .
-----
*   tác giả tập thơ ' Khúc ca nhược tiểu / Cao đan Hồ  (  Đại Nam văn hiến xuất bản,  Saigon , 1961 )- một bút danh khác của Cao thế Dung ( 1933 -        ). (BT) 

     Nay thấy ông Duật  chê ông [ Nguyễn quang ] Lục dốt tiếng Pháp , cháu nghĩ rằng chắc ông Duật không sai.   Ý nghĩ chân thành đó đưa tới một niềm tin tưởng, cháu liền đi sưu tầm các bài viết của ông Duật ( vì ông này chưa in cuốn sách nào cả )  để tìm hiểu về khả năng  sinh ngữ của ông [ ta ].  Sự thật quá đau đớn , là cháu lại thấy ông Nguyễn nhật Duật mỗi khi viện dẫn Pháp ngữ, thường cũng hay sai, có khi sai quá nặng nề, mà một người trình độ trung học khi đi thi mà để lại lỗi đó, thì sẽ rớt.

     Tuần báo K.H ( Khởi hành - BT )  số 33, trong bài phê bình  Võ Phiến, nơi trang 15 của tờ báo  này, ông Nguyễn nhật Duật nói tới' mặc cảm bị ức chế '.  Dường như sợ độc giả  không hiểu 5   chữ '  mặc cảm bị ức  chế  ' , độc giả  còn kém, [ nên ] ông [  ta ] chua  tiếng Pháp là ' complexe de frustration' .  Cái sự  này , nó phản lại tác giả một cách thảm hại, tỏ ra người viết đã dịch sai và cũng không am hiểu từ ngữ mà mình sử dụng.

    Sự ức chế là ' le refoulement ' , bị ức chế là ' refoulé' , không phải là ' frustration' .
 [ Còn ] ' frustration' là sự chiếm đoạt; ' complexe de frustration'  'mặc cảm bị chiếm đoạt'  hay' tước đoạt '.  

     Cháu xin đưa ra những chứng cớ.

    Từ điển Lalande, một trong những tự điển  chuyên môn về triết học, được tín nhiệm, nơi trang 376, viết :

    ' acte ou évènement privant quel'qun de ce  qui lui est du^... để định nghĩa
 ' frustration' .  Có thể hiểu :' bị chiếm đoạt hay bị tước đoạt là động tác hay biến cố làm cho một kẻ nào đó không được hưởng cái đáng lẽ thuộc về nó` ... '  Còn' refoulement '   trong 906 của tự điển  nói trên lại có những ý nghĩa khác.  Đó mới là ' ức chế' hay
' dồn ép '.

     Nếu có học qua tâm lý học, ông { Nguyễn nhật] Duật  sẽ không dịch sai như thế, vì sự sai này là một' sai lầm kép' , vừa sai về ' phiên dịch ', vừa ' không hiểu nghĩa '.  Ông không hiểu rằng' complexe'  là'  mặc cảm ',. bởi vì là ' mặc cảm' , nên đã ở trong vô thức rồi.   Còn cái động lực gọi là' khuynh hướng' , ở vô thức muôn vươn lên, bị đẩy lùi xuống, bởi cai mà [ Sigmund ] Freud gọi là ' censure' , cho nên mới sinh ra hiện tượng ' khuynh hướng bị ức chế '. 

    Đứng trước những chữ dịch sai của ông [ Nguyễn quang ] Lục, ông  Duật viết : 
' không thể đỗ lỗi cho thợ in *   được '.   Đó là buộc chết người ta.  Cháu nghĩ rằng, trong văn chương cứ việc vạch ra chỗ sai.  Nếu người kia' cãi láo' , càng lộ ra sự  sai lầm và tư cách kém.  Không cần' buộc chết'  không chỗ lùi .  Chính vì quan niệm như vậy   mà cháu không nói :' Ông Duật không thể đỗ lỗi cho thợ in * được '.  Bác nói  giùm ông ấy cứ việc cho là lỗi của thợ in.  Cháu còn trẻ , còn ở trong cái tuổi của sự rộng lượng tha thứ và [ chóng ] lãng quên .
-----
*   thợ sắp chữ thì đúng hơn . (BT) 

    Chê ông [ Nguyễn quang ] Lục 5 điểm  thì ông [ Nguyễn nhật ] Duật sai đủ 5 điểm  như ông Lục.  Ngoài ra, ông [ ta ] còn phạm 2 lầm lẫn khác.  Ông [ ta ] viết :

    '... Độc giả Việtnam  có một mớ khái niệm mơ hồ về hiện sinh chủ nghĩa ... '. Là vì những Nguyễn văn Trung, Trần thái Đỉnh, Phạm công Thiện, Bùi Giáng, Tam Ích , đều không chủ ý viết hẳn về [ Jean-Paul] Sartre...' 

     Cháu nghĩ , có lẽ ông [ Nguyễn nhật ] Duật muốn nói tới các độc giả không biết ngoại ngữ, chỉ tìm hiều triết lý qua ông Trung, Thiện, Đỉnh, Giáng,Ích nói trên.   Chớ nhất định không phải toàn thể độc giả Việtnam.  Nếu toàn thể độc giả Việtnam nhờ quý ông nó`i trên viết cho cái gì thì biết cái nấ`y, thì nước ta' khổ quá, ' tang thương' quá !   Cháu tìm mãi không thấy sách văn phạm  [  bây giờ: ngữ văn ]  nào cho biết rằng 4 chữ
' độc giả Việtnam' , có nghĩa là độc giả đọc sách việt ngữ, chỉ đọc việt ngữ,  [ ] không biết ngoại ngữ.   Bốn chữ đó chỉ có nghĩa chỉ định tổng quát, ý nghĩa phản ảnh sử dụng văn pháp thiếu vững vàng của người viết, hoặc, sự nhận định vội vàng, của người đó, dĩ nhiên [ rồi ] !

                                                  3 

      Nói đến độc giả  viết một cách tổng quát, khi thì, để miệt thị họ, khi thì, dùng họ như một con ngóao ộp, một sức mạnh tập thể, để đe dọa, dướng như một thói quen của ông [ Nguyễn nhật] Duật.   Trong chỉ một bài văn , ' độc giả'  được nhà phê bình' nhân
danh'   nhiều lần.

    Ông [ Nguyễn nhật ] Duật viết:' Độc giả đã chán ngấy cái lối loè con nít của các 
ông rồi ...'  .   [ Vậy] độc giả đó là ai ?  Là chính nhà phê bình   hay toàn thể những người đọc sách ?  Tại sao nhà phê bình không nhân danh chính mình mà lại nhân danh
' độc giả một cách tổng quát' như thế ? Trò chơi  nhân danh ' toàn dân' trong chính trị bây giờ  cũng chẳng làm ai sợ hãi.  Tại sao lại làm như thế trong văn chương.   Đó là dấu hiệu tâm hồn yếu đuối, là vì không có chân lý, nên phải manh nha biến sức mạnh làm chân lý, như Pascal đã nói , hay đó ,  sự thiếu tự tin của người viết, để cho những kỹ thuật chính trị áp đảo xâm nhập vào văn chương mà không dè.

    Cháu xin bác Kiều Phong và các bậc cao minh cắt nghĩa giùm.

    Nhưng, bên cạnh những lầm lẫn này, ông [ Nguyễn nhật ] Duật còn nhiều lầm lẫn khác, cháu xin kể ra.

    Trong bài phê bình  một tác phẩm có tính cách triết học, hãy coi là dở, ông đã dùng nhiều từ ngữ sống sượng.   Đó là những chữ thường  thấy xuất hiện trong những bài văn xuôi có tính chất trào phúng, châm biếm - mà ngày nay các bác gọi là ' văn chương nham nhở ' hay ' văn chương sống sượng '.

     Văn chương châm biếm có một chỗ đứng tố`t trong lịch sử của nước ta.   Đó al2 thứ khí giới đối thủ.   Loại văn chương này sẽ không còn là nó, khi người ta sử dụng n1o av2o những việc bôi lọ cá nhân, nhằm mục đích tư lợi.

    Dù ở trường hợp nào  , những từ ngữ có tính chất sống sượng dùng được trong những bài văn trào phúng châm biếm đều  trở thành vô duyên, ở chỗ, những tác phẩm văn chương ở các loại khác.    Thí dụ, tác giả những phóng sự, đã sử dụng những chữ trong
tiểu thuyết của   ông [ Duật ] .   [ ]  ông Duật  có lẽ không phân biệt được rằng; có những từ ngữ nói chuyện ở ngoài đường thì được, nhưng nói vơi các bậc sinh thành ra mình thì không nên ;  nói  với bạn trai thì tốt, nhưng nói với bạn gái không tiện, chữ  nhằm đòi hỏi người ta phải nghiêm chỉnh thì bất tiện lắm.

    Có lẽ, vì không phân biệt được thế, cho nên, ông đã dùng những chữ :' hung hãn',
' khơi khơi', ' phang ' - ông viết :'  ca ngợi khơi khơi'  tuyên bố  rùm beng 'loạn cả lên' , ' hung hãn', ' phang cả nhân loại ...' .  

    Những chữ tương tự thật có duyên dáng trên những tuần báo, những tuần báo trào phúng; nhưng chính những người sáng tạo ra những chữ đó, cũng không dùng trong những  tác phẩm khác của họ . 

    Đọc những bài phê bình triết học của Jean Lacroix trên tờ  ' Le Monde ', cháu tìm mãi không thấy nhà triết học này bàn về tác phẩm của đồng bạn của họ, với ngôn từ của tuần báo ' Le Canard Enchainé ' .  Với tác phẩm hay, thì  nói lên giá trị của nó, không nịnh bợ phe phái , thổi phồng nhau.   Với tác phẩm không làm vừa ý, thì một cách khiêm cung :' tôi nghĩ rằng ' , ' tôi e rằng', ' có lẽ ' ,' dường như ' .  Vì như thế là đủ rồi , can chi phải gọi người ta là ' quái thai ' , dùng những chữ sống sượng để tỏ ra văn minh.

    Phải chăng ông [ Nguyễn nhật ] Duật  nghĩ rằng : từ ngữ ' nham nhở'  đó mới làm sáng chói bài phê bình.   Cháu chợt nhớ tới hình ảnh của ông Mai Thảo nói rằng :  'có tia sáng đến từ sấm sét, có tia sáng đến từ ngọn lửa xú uế của đống  rác '. 

     Trong 1 bài phê bình, dù cuốn sách bị phệ bình là dở, mà dùng những từ ngữ của
 ' văn chương nham nhở' , cháu không hiểu tia lửa mà nó mang lại là tia lửa nào ?  Không biết là tia lửa của sấm sét hay của đống rác?  Dám xin bác và các bậc cao minh chỉ giáo cho.

    Và  tư cách người ' làm triết học' , ' làm văn nghệ'  và hơn nữa ' làm ngự sử ' , tư cách đó ra làm sao ?

                                                     4

    Thưa bác, 

    Sau những  dẫn chứng kể trên, cháu thấy tình trạng của ông Nhật Duật ( họ Nguyễn ) trông thật buồn cười.

   Có thể mô tả Nhật Duật như một ông thẩm phán  tiếm chức bị bắt quả tang đang ăn trộm  hột gà.  Cũng có thể hình dung ông ta như một anh không mặc quần áo đứng ở cửa tiệm Cái Chùa *  , thấy ai qua lại thì khen người này quần áo đẹp , chê người kia quần áo  rách.  Mọi người, hoặc vì độc ác, hoặc vì tế nhị, hoặc vì cảnh đã quen mắt, chẳng ai nói năng gì.  Có 1 kẻ đi qua đường động lòng trắc ẩn biếu ông Duật một cái gương 
[ soi ]. 

-----
* tiệm Cái Chùa, Nguyên sa ám chỉ quán La Pagode ( ngã tư đường Tự Do + Lê Thánh Tô )  các  văn nghệ sĩ thời danh  thường tụ tập uống cà phê,  tán dóc, bù khú  chuyện văn chương .(BT) 

     Thưa bác, 
    Cháu xin mượn những tâm sự chân thành sau đây để thưa với bác  và các bậc cao minh trong văn giới.  Tâm sự chứng tỏ những hình ảnh vừa sử dụng phát xuất lòng ao ước điều tốt lành, chứ thực tình không muốn làm ai đau khổ.

    1) Ông Nguyễn quang Lục đã viết 1 cuốn sách dày  hơn 260 trang.  Sau khi đọc xong sách đó, ông Nguyễn nhật Duật nhận thấy : 

    a)  ông Lục dốt, không thuộc lịch sử triết học Âu châu mà viết sách triết.
    b)  ông Lục dốt tiếng Pháp, dịch sai chữ Tây.
     
     Vớ được ' con mồi' dốt nát này  , ông Duật cất tiếng cười thỏa mãn , trói chặt nó lại trong cái ' trại '  rộng 2 trang khổ lớn, để đâm vào thân xác mạt vận đó những trò chơi 
' lăng trì ' ,' nhổ răng lóc thịt'.  Xin bác và  các bậc cao minh hãy nhìn cái quang cảnh thảm hại :

     a ) ông Duật  cất giọng của một kẻ  uy quyền hỏi ông Lục thất thế :' ... học đến bậc trung học chưa ..?'  Ôi ! con người có thê hỏi nhau như thế được sao hở bác ? Khi đi xin việc mà bị hỏi thế, chắc đau đớn lắm .  Thế mà trong văn nghệ của các bác, người ta có thể hỏi nhau như thế được hay sao ?

    Cháu vẫn nghĩ rằng : trong văn nghệ khoa bảng không phải là một tiêu chuẩn để đo khả năng, để phán xét khả năng của nhau.   Sao lại hỏi bằng cấp, học lực của nhau làm gì.  Nếu có nhà phê bình nào hỏi một nhà thơ là học hết trung học chưa, cháu nghĩ rằng, kẻ đó không những dốt nát mà còn hỗn xược .  Trong phạm vi khảo cứu, khoa bảng không thể coi được là một mực thước để đo lường khả năng một tác giả và giá trị một tác phẩm. 

      Các [vị như ] Trần trọng Kim , Đào duy Anh chưa hề đậu tiến sĩ  hay cử nhân. Thế mà, ở trường Văn khoa hiện nay , cũng như đất nước này, cháu nghĩ rằng: chưa có 1 vị nào tự nhận rằng hơn được tác giả ' Nho giáo '  mà không bị người xung quanh nhìn ngắm bằng cặp mắt khác lạ.

    Sao ông Duật  lại nỡ hỏi ông Lục như thế.   Cứ bảo là người ta sai ở  những điểm này điểm kia là đủ rồi.  Sao lại hỏi nhau :'  học đến  bậc trung học chưa ?

    b) hạch hỏi xong rồi , ông Duật mắng nhiếc ông Lục bằng những  ngôn từ mà một người có tình người đã ít ai dùng với nhau; huống hồ các nhà làm văn nghệ, văn hóa >  Xin bác và các bậc cao minh hãy nghe: ' ... hỡi ông Nguyễn quang Lục và hạng người hoc vấn lăng nhăng, dở thầy, dở thợ ậm ọe, nói chẳng nên lời đó.  Độc giả đã chán ngấy cái lối lòe con nít của các ông rồi ...'  

      Ai học vấn lăng nhăng, ai dở thấy dở thợ , ông  Duật mắng ai là ' hạng người ...'

    Thật đau đớn, ông Duật mắng ông Lục chưa đủ, mắng luôn tất cả những người làm văn hóa  , văn nghệ nào không đỗ đạt cao, bị liệt vào hạng' dở thầy dở thợ' ' học vấn lăng nhăng' .   Lịch sử  văn chương của dân ta, đầy dẫy những thi  văn sĩ học vấn lăng nhăng như thế.  Ông Tú [ Xương đất Vị Xuyên , dưới mắt ông Duật , chắc chắn là loại
' dở thẩy dở thợ' .  các nhà thơ hiện đại của  chúng ta, các nhà khảo cứu không đi qua giai đoạn khoa bảng, như một Giản Chi, Nguyễn hiến Lê, Nguyễn duy Cần , dưới mắt ông Duật  cũng sẽ là' người học vấn lăng nhăng' .  Bởi vì, không tốt nghiệp bậc trung học, rồi cao đẳng, như ông Duật đòi hỏi.

    Văn nghê nước ta  bước vào thời kỳ hỏi nhau [ về] bằng cấp, học bạ, cùng là 
  chứng chỉ học trình.  Đau đớn quá !

   c) hạch hỏi  và mắng nhiếc xong,  dường như chưa hả- ông Duật  còn mỉa mai ông Lục một cách tàn nhẫn. Mỉa đau gấp vạn lần, mắng : ' Người ta không thể chỉ sinh ra quái thai  mãi.  Độc giả trông đợi ở cuốn sách sắp tới của  ông hy vọng nó sạch sẽ, tươi đẹp; vì trút hết bợn  nhơ ở cuốn này rồi ... '.

    2)  bây giờ đọc xong  2 trang phê bình của ông Duật - thứ bác va các bậc cao minh -  cháu cũng đã tìm thấy và đã chứng minh :
    a) ông Duật không thuộc lịch sử triết học Âu châu mà dám phê bình triết học.
    b) ông Duật dịch sai tiếng tây.
    c) hơn nữa, ông Duật còn để lộ 1 tư cách nào đó trong việc sử dụng những ngôn ngữ 
' nham nhở'. 

    Trong 1 phút nóng giận, cơn giận đến từ sự xúc động, khi nhìn thấy một người hành hạ đồng loại có có vẻ tàn nhẫn quá.  Cháu nghĩ :

     ' ông Duật bây giờ ở  trong tư thế bị trói chặt.  Cháu có thể bắt ông  ấy qùy xuống, nằm thẳng dưới đất mà đánh lên thân xác dại dột đó mấy roi.  Cháu muốn đem ông ấy ra mà hỏi :

     a) ông Duật học hết bậc trung học chưa ? nếu ông ấy bảo đã tốt nghiệp sư phạm rồi, cháu sẽ hỏi' đỗ thật' hay  ' đỗ chạ '  , ' thi xin '.  Nếu không, sao lại dốt thế.  Sao lại sai nặng thế.
    b) cháu muốn cất cao giọng:' hỡi ông Nguyễn nhật Duật và hạng người học vấn lăng nhăng, dở thầy dở thợ, ậm ọe, nói chẳng nên lời đó - độc giả đã chán ngấy cai lối lòe con nít của các ông rồi ...'
    c)  cháu cũng lại muốn mai mỉa: ' Bài sau của ông Duật chắc khá.  Người ta không thể chỉ sinh ra quái thai ...'
    
    Nhưng  cháu không thể nói những lời đó.  Cháu thấy đó là những lời không  xứng đáng.
Cháu chỉ nhờ bác nói với ông [ Nguyễn nhật ] Duật rằng:  '   NGOÀI TRỜI CÒN TRỜI '. ** 
                                   
     -vâng ' ngoài trời còn trời' , thưa bác, 

    Thư bất tận ngôn ...

                                                                                     ( kỳ sau tiếp) 

     lê hải vân  **

------ 
*     [ ... ] chữ của BT.
**    xem   ' VÔ KỴ GIỮA CHÚNG TA / ĐỖ LONG VÂN  ' - Nxb Trình Bầy, Saigon 1969 (?)    
***   bút danh khác của  Nguyên Sa .  (BT) 

------
 nguồn : MỘT MÌNH MỘT NGỰA / nGUYÊN SA -  Nhân văn xuất bản, Saigon 1970 - tr.115 -  125.
  
    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét