Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : đỗ tấn ( 1927- 1988 ) / thế phong - 34

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 - thế phong
đại nam văn hiến xuất bản, saigon 1973.


                                                           Tiết  4
                                                          ĐỖ TẤN  


Tiểu sử.

Tên thật Đỗ tấn Xuân.  Sinh năm 1927, qua đời ở Saigon vào năm 1988.  Viết cho các tập san ở miền Trung : Gió lên, Đời  Mùa lúa mới  v.v... Sau 1954,viết cho Văn nghệ tiền phong, Đời mới ( Saigon)  . Đã xuất bản Mùa hoa sim tím ( 1956) ... Qua đời ở Saigon vào 1988.

Phân tích tác phẩm.

Thi phẩm được phân tích trong tập này : Mùa hoa sim tim .  Ngoài làm thơ, ông còn viết truyện ngắn, đăng rải rác trên tuần san, nguyệt san.  Về thơ, có khả năng hơn truyện ngắn.  Tập thơ gồm  hơn 20 bài, tính chất tuyên truyền  cho lập trường quốc gia.   Thơ đặt hàng xuyên suốt tập thơ, chỉ có một bài duy nhất Mùa hoa sim nở, tiêu đề cho tập thơ là khá hơn cả.   Chủ trương báo Mùa lúa mới , sẵn công thức đề cao cá nhân lãnh tụ Ngô đình Diệm, để chống lại chủ nghĩa cộng sản.  Đỗ Tấn viết về tâm sự một chiến binh tấp kết, sau hồi chánh, tâm trạng khắc khoải, lý trí, tình cảm tương tranh.  Đối với tình yêu, thì :

           '... Có nên hay vọng anh về 
                Miền Nam xây dựng  
                Đảng đã dạy anh gian lao chịu đựng
                Thì thương nhớ nhau mà chi 
                Đảng muốn anh quên 
                Thì thương nhớ nhau cho lắm có ích gì ...?

Đỗ Tấn có tài năng của một nhà thơ máy, khi đọc trích đoạn trên. chống lý thuyết đối lập bằng phản đề.  Đỗ Tấn hôm nay là người thơ giãy giụa trong cách mạng thoái trào, không như năm 1945, tình đầu kháng chiến dân tộc bị mơ hồ hóa. Nên, ông áp dụng lối thơ cổ võ như xưa kia; dù, hôm nay không làm người đọc rung cảm .Và, ông vẫn là nhà thơ nghệ thuật cao hơn cả, so với các thi sĩ máy, chịu ảnh hưởng chính trị chi phối.  Thơ chống đối đi đôi với thơ suy tôn, và, thơ công thức đặt hàng vẫn có chiến thuật tiến thoái nhịp nhàng. Thí dụ , bài thơ Anh chết rồi, ca tụng  tướng Cao đài Trình minh Thế về hợp tác với chế độ Ngô đình Diệm, bị bắn chết trên một cây cầu ở quận 4 Saigon:

     ' Thằng giặc nào anh nói
      Thăng giặc nào giết anh 
      Thương tôi, anh hãy chỉ 
      Thằng nào, anh chỉ tên ...'

Giá trị thơ  không thể phủ nhận, nhưng nếu có, thì không phải của  Đổ Tấn, mà của  thi sĩ kháng chiến Hoàng lộc, bài Viếng bạn.  Đỗ Tấn đạo hơi thơ, ý thơ, khổ thơ 5 chữ, đẽo gọt lại cho  thơ đặt hàng, mang tên Đỗ Tấn.   Hãy đọc một đoạn thơ Hoàng  Lộc:

 '... Đứa nào bắn anh đó  
      Súng nào nhằm trúng anh
      Khôn thiêng xin chỉ mặt
      Gọi tên nó  ra anh  
      Tên nó là đế quốc  
      Tên nó là thực dân
      Nó là thằng thổ phỉ  
      Hay là đứa Việt gian  ...'

Kết luận

Đỗ Tấn là nhà thơ máy có tâm hồn thơ,  đáng kể nhất trong  loại hình thi sĩ máy, lấy văn nghệ làm phương tiện phục vụ chính trị.  Đỗ Tấn vá víu, chắp nối thơ,như tâm trạng anh thợ khắc đá muốn nổi tiếng, dùng cửa hiệu thợ ngọc nổi tiếng làm bảng hiệu lập công danh.  Viết đến đây,thì, vừa lúc, ông cho xuất bản  tập truyện ngắn Chiều cuối năm 
( Bình minh xuất bản, 1957) - nhưng nhìn lại, Đỗ Tấn  xứng đáng là nhà thơ máy hơn là nhà văn máy.

Trích thơ 

MÀU HOA SIM NỞ

Em đợi anh về 
 Để viết bài thơ nồng cháy 
 Yêu thương  
Nhưng nắng vàng dạo ấy 
Đốt kẻ lên đường
 Có mong gì trở lại?
Anh bảo 
 Hương đồng bốn mùa xây nắng 
Gió mùa nào kể chi em  
Tím sim nào tím đôi tim
Nhưng nay phố phường
 Lầu đỏ chìm cả ánh sáng 
 Dập dìu những cặp yêu thương
 Em về cho anh khắc khoải 
Đêm nghe sao xuống trong vườn
 Sao lạnh, lòng em tê tái
 Vườn hoang, cỏ dại Anh đi ra Bắc có về 
Hiệp thương nào ai nghe nói ? 
Rứa mà anh bảo 
Hương đồng bốn mùa say nắng
 Gió mưa nào kể chi em  
Ra đi là ngày sim nở 
Tím sim nào tím đôi tim 
Ai hay nắng mới
 Đậu vui khoảnh khắc bên thềm
  Nhà nhà cười vui ngây ngất 
Nhớ em anh chỉ mình em
 Nhân dân cả mùa thoát xác
  Cho ấm nơi người 
Đông về lạnh lắm 
Tìm anh nào thấy tăm hơi
 Chừ biết tin anh, hay tin cuộc đời
 Lấy nhau vừa đúng mười hôm chẵn
 Và chỉ mười hôm e thế thôi
 Độ rày sim nở 
Tím sim là tím làn môi 
Là tím cuộc đời trong giá 
Là tím tình ta lỡ rồi 
Ai người gây nên màu tím 
Mưa thêm trên núi trên đồi 
 Gió thềm chờ lòng lạnh lắm
 Buồn vương hiu hắt mái gồi
 Cho đông tàn se cỏ lạnh 
 Anh có về không hở anh? 
Chim không đậu nữa trên cành
 Bình hoa đổ nát
 Bên người tiếng lá reo nhanh 
Ấy thế mà anh lại bảo
 Hương lúa bốn mùa
Nay toàn hoa gạo 
 Thơm gì tình của đôi ta 
 Biển xanh biển lòng sóng gió
  Vui gì mà hát tình ca 
 Anh ơi có còn mong ngóng 
 Chiêm bao lấy một ngày về
 Xứ Bắc miền quê gái thắm 
Má rờn quả chín trên cây   
Chiếc khăn mỏ quạ
 Môi đóa mộng hồng
 Thôi có còn gì mà nhớ mà trông
 Có nên hy vọng anh về 
Miền Nam xây dựng 
Đãng đã dạy anh gian lao chịu đựng
 Thì thương nhớ nhau mà chi 
Đảng muốn anh quên 
Thì nhớ thương nhau cho lắm có ích gì ?
 Lấy nhau vừa đúng mười hôm 
Và chỉ mười hôm e thế thôi 
 Độ này sim nở 
Không nhớ thương ai mà khóc trên đồi
 Phố phường rộn rịp vui biết mấy
 Thế đồng tiếng hát chơi vơi
 Anh đi anh chẳng trở về 
Có khóc rầm rề thì cũng một thân.

TRÍCH TRONG' MÙA HOA SIM NỞ'
đỗ tấn

                                                            ( kỳ sau :  Hoàng trúc Ly )


Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

nhớ nơi kỳ ngộ : việt trân / lãng nhân - phùng tất đắc - 26

nhớ nơi kỳ ngộ: việt trân + nguyễn văn chức / lãng nhân -
nxb ziên hồng/ zieleks co, usa 1997


                                                1. việt trân
                                  bài viết : lãng nhân


Khoảng năm  1963, không  mấy khi tôi đọc tờ Journal d' Extrême Orient (Cực đông nhật báo) do chính máy nhà đứng in, vì, ban biện tập mới không được như ban vừa nghỉ việc.  Nhưng đên năm sau, mỗi sáng tôi lại thích thú đọc nơi trang nhất , dưới đề mục mới Point de vue (Quan điểm) những nhận định rành rẽ , có phần khám phá,  bằng lời văn
sáng sủa, duyên dáng, dẫn người đọc đến một âm hưởng quê hương.  [Người viết là] Việt Trân, bút hiệu hơi thiếu phần điềm đạm *, nhà [báo] này ý hẳn còn niên thiếu, chăng
 đây ?
----
 * Việt Trân: diễn nghĩa'của báu Việt nam'.(chú thích : LN

thì, một buổi sáng đẹp trời , một tấm danh thiếp đưa vào bàn giấy: Việt Trân.  Tôi vội
cho mời vào, quả nhiên là một trang thanh niên , lối 50, vẻ niềm nở, chững chạc- tôi trông như quen quen, mà, chưa nhận ra ai, thì, ông khách đưa một tập tài liệu dày cộm, ngỏ ý muốn biết điều kiện in, [sách dày] chừng 300 trang, [đó là] cuốn  Point de vue.

Theo lệ thường, tôi chuyển bản thảo cho ban kế toán tính giá, nói cách thức trả ấn phía:  đặt  tiền trước 1/3, khi bắt đầu in, trả tiếp 1/3,  trả hết khi giao sách .    Khách hàng ngồi chờ cho biết giá cả, nhẩn nha, tôi hỏi cho có chuyện, ' Việt Trân cái bút hiệu này thật quí báu '. Khách vội đỡ lời, ' Ấy chết, cụ đừng hiểu theo nghĩa ấy, chúng tôi đâu dám khi trang như vậy. Bút hiệu này gồm 2 chữ: Việt: quê hương, Trân, tên húy thân phụ tôi, người tôi yêu quí như yêu đất nước vậy.

Nghe chữ Trân, tôi lại hỏi, ' ...  vậy ra quí danh là ...'- '  Ngô quang Châu ạ '.  -'  vậy ông đây có phải là đích tôn cụ Ngô quang Xuân, ở đường Lamblot , ngoài Hà nội , và là trưởng tử ông Ngô hoài Trân ? '. - Nói xong, tôi đứng dậy vỗ vai  khách,' Thảo nào mới trông, tôi đã ngờ ngợ.  Ông đúng là cậu học trò Lycée mà năm xưa tôi thoáng thấy, khi ngồi chơi ở đằng nhà.  Vì, cụ Trân hồi ấy, là bạn thân cùng làm việc với tôi ở tòa đốc lý, tỉnh Nam định.  Thời thanh niên chúng tôi cũng trải qua nhiều sóng gió.  Không chịu bó mình trong khuôn khổ 'thầy phán', tôi tập nghề báo chí- trong khi cụ nhà dấn thân vào chính trị, cách mạng, rồi gặp bước không may ...'.   - " Phải hy sinh,  cháu rất đau lòng về vụ ấy, nên  nguyện nối chí người .." - .  Và từ đây, xin thay đôi cách xưng hô cho hợp với giao tình bác cháu taViệc in sách sẽ không cần điều kiện, điều kiếc gì nữa , in xong sẽ hay.   Mà này, tóc tôi thì muối lấp cả tiêu đã đành, nhưng còn cháu, so cũng lơ thơ mấy hột rồi, chúng ta coi nhau như anh, em cho hợp  cảnh, hợp thời hơn.  Và để đánh dấu tình huynh đệ này, chiều tối  nay vào khoảng 7 giờ, ở cáo nơi ' sống trên đời' *  cho chắc dạ, nơi âm cung không làm gì có cái của quí ấy.'
---
* thịt cầy.(BT)

     (...) - tạm lược 14 dòng. (BT)

Thế rồi... Việt Trân cùng vợ con di tản sang Pháp, chúng tôi đi Anh quốc năm sau. ... Mãi đầu năm 1991,  chúng tôi mới có dịp gặp nhau ở Paris.  Thời bấy giờ, chỉ có một tia nhìn là 10 năm xa cách, thoáng như mới rời nhau vừa mới đây thôi, mừng mừng, tủi tủi, biết bao là tình !... 

Thế rồi, luôn mấy ngày sau, ngồi lái chiếc xe lọc cọc, bên ghế ngổn ngang thuốc lá, điếu cày, cùng giấy tờ vương vãi quanh cái máy chữ bụi bặm, dùng để ghi vài đoạn chợt nghĩ đến, trong một bài sắp gửi đăng báo, anh [Việt Trân]  thủng thẳng dẫn tôi qua hàng sách, rẽ sang quán cà-phê nọ, hoặc, tiệm bánh bao kia, rồi vòng vèo tới một thiền viện, vắt vẻo trên mười mấy bậc thang, để chuyện trò với mấy vị tu sĩ, nói năng ôn tồn, trong bầu không khí thoát trần.

Bao nhiêu đó nhắc lại cho tôi, hình ảnh người bạn xưa, với nụ cười nhếch mép, sau cái nhún vai 'bất cần đời' , như cung cách người bạn trẻ hôm nay [vẫn  làm].   Song le, người bạn trẻ hôm nay có 'bất cần đời', tôi ngờ chỉ là bề ngoài, vì, anh là người Công giáo - lúc di tản đã đem được hết di ảnh ông bà, cha mẹ, cả lư hương, để ngày giỗ, tết, [bàn thờ] lại khói hương nghi ngút..

Phần tôi, tuổi đã quá nhiều , không mong gì hơn là người bạn trẻ đạt được ý nguyện, dù  một trong muôn phần.

     lãng nhân 

                                      ( kỳ sau: nguyễn văn chức+ trần văn tích + thái văn kiểm )

( Sđd - tr.  200-202 ) 

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

những người thích dấu huyền: ' no, I am vietnamese ..' / đặng trần huân ( usa )

những người thích dấu huyền- 
văn mới xuất bản, usa  1998


                                        những người thích dấu huyền :
                                 no, I am vietnamse...'
                                                tạp văn : đặng trần huân



-  ... việt hóa , thì  mang dấu huyền tuốt  luốt  :  o đờ ( order), bai linh gồ( bilingual),   chạc, ( charger),   pít dà ( pizza),  i lí gồ ( illegal)   ,kê bồ ( cable),  háp pì ( happy),  lắc kỳ ( lucky ) ...

-  ca sĩ thời danh michael jackson, người việt đọc là mai cồ
 new orleans ,nìu-oóc lân, pomona, pồ mô na, montana, mồng ta na, , nhà hàng xì phụt ,seafood), tiệm bán
  phơ ni chờ ( furniture) v.v... 

-  chưa thấy ai gọi (cựu)  tổng thống hoa kỳ bill clinton 
 biêu kinh tần ,  thượng nghị sĩ Mỹ  bob dole,  là thượng sĩ  bóp đồ

-  bất cứ ở đâu trên thế giới , có người việt,  thì có dấu huyền ... 
.
-----------

Ngày xưa... ngày xưa khi chưa đi Mỹ, hễ thấy Việt kiều nào về thăm quê hương, là, nghĩ rằng chắc bây giờ anh ta giõi tiếng mỹ lắm, nói tiếng mỹ như gió, dù rằng anh bạn mới đi 2 năm thôi.  Trước khi đi, anh cũng nghèo khổ, không được học hành tới  nơi tới chốn, chỉ buôn bán, lao động chân tay.  và, sang Mỹ, anh cũng lao đầu 2, 2 nơi, với số lương tối thiểu.  Thế mà bây giờ, anh nói tiếng anh giỏi quá !

Mỗi khi anh nói câu tiếng anh nào, dù  câu ngắn, câu dài, hay, câu trộn với tiếng việt, anh cũng phải nhún vai, nghiêng đầu, và, phải cố wow, ya , OK  một cách  rất là có mỹ- tính.  Chúng ta lắng nghe giọng anh hay như thế nào, để, thán phục và bắt chước.  Người ta  ở Mỹ mà, sống chung với Mỹ  mà .

Khi sang tới Mỹ, mới biết rằng không phải như thế.  Tiếng mỹ không qúa dễ như ta tưởng. Mới ghi tên theo học, những ngày đầu vỡ lòng ESL, còn thấy phấn khởi lắm.  Dễ quá !

Thầy giáo người Mỹ chính cống cầm quyển sách lên  cao, hỏi ,' What is this ? '( Cái này là cái gì?) . Học sinh già đứng lên, mạnh dạn,' This is a book ' ( Đó là quyển sách).  Thầy đặt sách xuống bàn, xoa tay khen, ' Oh Excxellent ! Very nice !'. ( Trời! Giỏi quá! Tuyệt vời !)

Học sinh ta lớp, chuyện trò vui, lau láu.  Có gì đâu mà khó !  Thầy Mỹ còn khen mình đấy. Chỉ ít lâu sau, mới thấy khó dần , và, cái ông Mỹ, cái gì cũng very nice, cũng excellent, đâm ra ngờ ngợ.  Mời thầy cái kẹo, very nice, mời thầy đi ăn, chấm tí mắm tôm cũng 
very nice, nhưng, không thấy thầy ăn.  Cho cái gì nhỏ [nhặt], thầy cũng thank you,
 very nice rối rít, nhưng, có thể vài phút nữa, khi đi khuất, thầy liệng vứt vô thùng rác. Thì ra, người Mỹ là một dân tộc khéo xã giao, rất lịch sự, dân tộc very nice mà !

Dần dà, ta hoài nghi cả những bạn ta, mới qua Mỹ hơn 5 năm, bắt đầu từ a, b, c, nay lấy 12 iu-nít đầu tiên  ở trường college, nói rằng, coi ti-vi mỹ, anh ta hiểu 100 %.   Ta hoài nghi cả ông bạn tù xấu số - con trai nhà văn Phan trần Chúc- khi ở tù CS tại Suối Máu
 ( Biên hòa), nói đã làm sở mỹ nhiều năm, am hiểu, nói thông thạo  tiếng anh hơn tiếng việt, [có thể] nhất Việt Nam Cộng Hòa [không chừng ?]. Ông ta chê Nguyễn ngọc Linh, Lê Bá Kông, nào có ra gì ?  Nhưng tiếc thay, sau ông ta bị kiết lỵ, [y tế trại cải tạo]  làm ngơ không chữa, ông ta qua đời, trước ngày bạn đồng tù  được bắc tiến, chu du các vùng tù, núi non hùng vĩ, Sơn la, Nghĩa lộ ...


                                                          ***

Tiếng anh nó khó thế, nên, những chuyện lúng túng về ngôn ngữ, kể ra ngàn năm không hết.  Ông khách việt vào cửa hàng phụ tùng xe hơi Chief Auto Parts , kiếm mua vài ba thứ đồ, nhớt, bu-gi, bóng điện ... những thứ này có chữ, có giá tiền ghi trên từng món, dễ thôi .  Cứ việc chọn , xách cả đống, mang ra quầy tính tiền.  Cô thư lý người Mỹ quệt quệt món hàng, qua máy tính điện tử kêu chít-chít, tính thành tiền, rồi hỏi,
 ' ...pen ni... sss...' . Cô nói nhanh quá, nuốt hết chữ, nhưng nghe hơi gió, cũng đoán ra được, ông trả lời liền, cũng rất nhanh, lại  rất hiên ngang, giọng mỹ, ' No am Vietnamese .' ( Không, tôi là người Việt nam ).  Cô người mỹ nghếch mắt lên, nhắc lại, ' Do you have two pennies?' ( Ông có 2 xu không ?).  Ông khách liếc, tờ biên ali thấy ghi 20 đô-la, lẻ 2  xu, bèn lẳng lặng móc túi lấy tờ giây 20 đồng + 2 đồng penny đỏ trả tiền, rồi cầm gói đồ đi ra.  Ông ta nghĩ thầm,  mình cứ tưởng nó hỏi, ' Are you Japanese ? '. ( Ông có phải người Nhật ?).  Cũng ngu thật,  mua đồ, chớ có ứng cử nghị sĩ đâu, mà hỏi quốc tịch ?.

Một bạn khác, cùng vợ,  tới trụ sở bưu điện gửi đồ về Việt nam làm quà tết, ông ta lễ mễ bưng thùng vào, đặt xuống.  Nhân viên phụ trách hỏi, ' What's  inside ? '.  Ông luýnh quýnh nhìn vợ,  mình có mang thước dây theo không ? Nó hỏi, thùng cỡ ( size), dài, rộng bao nhiêu, đúng kích thước quy định dành cho bưu phẩm không ?  Bà vợ phục chồng nghe, hiểu ngay, nhưng cũng còn lúng túng - thì- nhân viên  hỏi, giọng chậm hơn, và, ông đã trả lời là quần áo, vải, kẹo, gửi làm quà tết.

Cũng có nhiều trường hợp, khi nghe không hiểu rõ, nhưng, thính giả cứ luôn luôn  gật đầu cái đã.  Hoặc là cứ ya ya, ya như Mỹ- mà- không nói thêm yes như khi đi học.  Người đối thoại thấy cứ ya hoài, mà chưa hiểu, bèn, hỏi lại, ' Ya, what ? '.  Rồi, cuộc đối thoại trở lại từ đầu, chậm rãi hơn . 

Cũng có thầy dạy lái xe , đồng bào của ta, ngồi bên cạnh nữ học viên, khi bà đang tập lái trong  những con đường nhỏ, tới một ngã tư, có 2 chữ Ped Xing, thầy căn dặn, ' Chú ý nhé ', khi thấy 'Ped Xing', phải thận trọng, giàm tốc độ, kẻo mang vạ đấy ! '. Người Mỹ  rất yêu súc vật, nếu, cán chết chó, mẻo của họ, là phiền lắm.  Thì ra, thầy tưởng quãng đó có súc vật nuôi (pet) thường chạy qua.  Cũng không hại gì, cán phải mèo, hay bộ hành, điều chẳng nên !.  Để đáp lễ chuyện lẫn lộn này, thầy bảo kéo thắng tay ( hand brake) , thì, trò dừng xe lại, đưa cho thầy xem cái túi xách (handbag) 'em mới mua 30 đồng ở J.C. Penny tuần trước.'

Có bà đi Mỹ lần đầu , chỉ học mấy tháng anh ngữ tại Việt nam, trước ngày khởi hành, bạn bè dạn, khi lên máy bay, họ  hỏi có uống gì, thì cứ trả lời Coca cho tiện, lại dễ nhớ, đừng đòi ăn uống những thứ lôi thôi, dài dòng khác ... Máy bay cất cánh được chừng 1 tiếng, quả nhiên, cô tiếp viên đẩy bàn đủ lọai nước uống đóng hộp dừng trước ghế của bà, và, hỏi một câu rất ngắn, nhanh .  Bà đả liếc thấy những lon nước bằng nhôm mầu xanh lá cây, in số 7 quen thuộc, mà, bà thường  gọi là bẩy úp - nhưng - chẳng lẽ chỉ tay, mà không nói gì, thì quá yếu, phản ứng nhanh, trả lời theo bài học, ' Seven o' clock'.  Cô  tiếp viên  cười mỉm, vẫn hiểu, lấy ngay một lon 7 Up cho bà khách .

Cũng với cách trên, người mỹ và người việt vẫn hiểu  thông cảm nhau , khi nói chiến sĩ Dù là umbrella soldier, phao câu, chicken bottom ; hột vịt lộn, egg with bayby inside, cầu, house over river, v.v. ...

Cứ thế,  rồi dần dần  vừa làm, vừa học, có chí thì nện - ít lâu sau - cũng nói đúng hơn, nghe hiểu hơn, miễn làcó học thật sự, khiêm nhường, biết lượng sức mình, luôn luôn coi chuyện học là chuyện lâu dài, thường xuyên, chứ không phải học giả vờ để lấy le, điệu bộ, hù dọa, khoác lác, khi chưa hiểu biết la bao.


                                      ***
Nhưng cái thói quen chung của hầu hết người việt, khi nói tiếng mỹ- dù mới học hay đã giỏi - là thích bỏ dấu huyền ( đôi khi cả dấu nặng). Sách dạy cũng như Mỹ nói, đều ít có dấu huyền , thế mà, khi việt hóa là thành dấu huyền tuốt luốt.  Người bỏ dấu huyền có đôi khi lớn tiếng, chê người không nói dấu huyền la sai, bảo rằng, nếu không bỏ dấu huyền, thì người đối thoại làm sao hiểu được.  Hàng ngày giao dịch, ta nghe quá nhiều tiếng, với dấu nặng, dấu huyền.  Chẳng hạn,  đi  o- đờ một món hàng  ) order), trường
dạy song ngữ bai linh gố ( bilingual), ngân hàng chạc nhiều lệ phí ( charge), đói thì ăn cái pít-dà ( pizza), tới thăm ông bạn đang bí dì ( busy), những người di dân i lí gồ
 ( illegal) , ti-vi nhà em có  kê bồ ( cable) chú anh chị một năm  mới háp pỳ ( happy), năm nay em làm ăn lắc kỳ ( lucky) v.v. ...

Nhân danh, địa danh cũng mang dấu huyền , dấu nặng, khi người việt nói.  Tên ca sĩ thời danh Michael Jackson, khi người việt đọc phải là Mai Cồ, Coi phim Những cây cầu trên đỉnh Mã định Sơn do Mỹ đóng, vểnh tai nghe cho kỹ, bà mẹ gọi con trai Michael không có dấu huyền, nhưng, khi bạn bè ta kể lại, tội thằng nhỏ , lại được gọi là chú Mai Cồ.

Các điạ danh của Mỹ, khi vào miệng đồng bào việt ta, sẽ được việt hóa, với dấu huyền: New Orleans, Pomona, Montana, phải trở thành Nìu Oóc Lân, Pồ Mô Na, Mồng Ta Na, dấu huyền của chúng tôi đâu có tiêu diệt được.

Trên đài phát thanh, đài truyền hình, quảng cáo, nhà hàng xì phụt ( seafood), tiệm bán phơ ni chờ ( furniture) thì có sao đâu ?   Một thiếu phụ nạ dòng ly dị chồng, thái tử Charles tận bên Anh quốc, có tên cúng cơm là Diana, về sau bị tử nạn tong một tai nạn xe hơi, chẳng biết tước vị là gi ?  Theo báo chí Anh, nàng là princess- khốn nỗi  danh từ princess khá mập mờ, như general, như sister, chẳng hiểu đại tướng hay chuẩn tướng, chị hay em - nên, các cơ sở truyền thông việt ngữ, khi thì gọi nàng là công nương, khi kêu công chúa, lúc gọi vương phi, có khi quận chúa.  Giá nàng là đàn ông mà làm rể nhà vua, thì, có danh hiệu phò mã. Phiền là, Diana lại là bâc nữ lưu, nên chưa biết gọi làm sao ?  Nhưng, có điều khá thống nhất, tên nàng được khai sinh mang tiếng việt, lại gọi là Đái A Na, có dấu huyền, khiến, ta nhớ tới những nàng tiếu nữ xưa, đài gương, khuê các.

Tuy nhiên, cũng có điều ngoại lệ, trong những ngày tiền và hậu bầu cử 5-11- 1996, 2 ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, chưa phải chịu dấu huyền, vì chưa thấy ai gọi tổng thống
Biêu Kinh Tần ( Bill Clinton), hay  thượng nghị sĩ Bóp Đồ ( Bob Dole).


                                                        ***

Không phải   chỉ ở Mỹ, người việt nói dấu huyền , mà có lẽ, trên khắp thế giới, nơi nào có người  Việt nam, là nơi đó có dấu huyền.  Cũng như chữ nghĩa việt, đôi khi pha trộn Mỹ-Việt, như  món lẩu, món nộm.

Báo chi việt viết băng tiệng việt, phục vụ người việt, nội dung rất Giao chỉ, nhưng, tên báo al2 tên Mỹ.  Ngày, tháng in trân báo, đôi khi cũng để  tháng, trước ngày- sau, khiến độc giả việt quen hiểu theo lối việt -  còn yêu tiếng [nước ta], không biết tháng 18 hay23 là tháng nào trong năm ?  Cách đánh số của người việt, dùng dấu chấm, để chia nhóm 3 con số, thì, cũng có những nhà báo Giao chỉ ùng dấu phẩy, coi rất ư là khó chịu  !

Cô ca sĩ trả lời phỏng vấn trên đài, nói con gái cô khi sang Mỹ mới 1 tuổi, nhờ cô dạy, nên nói tiếng việt rất đúng - nhưng chính cô - trả lời báo chí lại pha trộn Mỹ, Việt rất đề huề.

Cũng nhiều khi trên báo chí, truyền hình, truyền thanh, diễn giả việt cổ động, giải thích một vấn đề gì cho người việt, mà lại cứ phải 'độn'  những tiếng mỹ- mà- tiếng việt có từ lâu, lại rất phổ thông - y như bo-bo độn sắn trong những ngày sau 30.4.75 (..)  - lại chẳng có tinh thần việt tí nào trong ngôn từ, thì, cũng khó thuyết phục được người nghe, người đọc.

Người Pháp tôn trọng ngôn ngữ, không chấp nhận xen lẫn tiếng anh trong pháp ngữ, khi không cần thiết.  Trương hợp 'độn' lố lăng , các nhà văn hóa Pháp chế giễu là man rợ.\ ( barbarisme).

 Tại Hà nội và tp HCM  bây giờ, tiếng anh có nhiều chữ  không còn nguyên nghĩa tiếng anh. Như tiệm bách hóa ở đường Nguyễn trung Trực, bán máy cày, cả xe Honda, bảng hiệu kẻ hàng chữ Siêu thị Sài Gòn (Saigon Suoermarket), sau thấy hố, thay tên Intershop.  Các cafeteria tới bây giờ, vẫn chỉ bán nước, mà không bán thức ăn.  Và, có nhiều chữ, do dùng  sai quá lâu đã biến anh ngữ , có nhiều tiếng lai, mà, chỉ người ở Hà nội hay tp HCM mới dùng mà thôi. 

Thứ anh ngữ đó, có thể du nhập trở lại Hoa Kỳ, như trường hợp nhiều tiếng việt ngô nghê do [tự] chế ra, đã xuất hiện trên một số báo việt ở hải ngoại, phụ thêm chuyện dấu huyền trong anh ngữ nắm phần thắng thế, thì, tiếng mỹ gốc việt  ( hay tiếng việt gốc mỹ sẽ trở thành ngôn ngữ mới,  co sắc thái riêng, như con ngựa đực giao lưu với con lừa cái, để sinh ra con la.

Còn, nếu cứ biến hóa mãi mãi, thì, ta tự hỏi; rồi đây, nếu con la đực giao lưu cùng con la cái, có tạo thêm một giống mới hay không và, nếu có, thì thế hệ con của chúng ta là con gì? 

Điều này đành phải nhờ các nhà sinh vật học trả lời và giải thích giùm.

       THÁNG TÁM, 1996
 đặng trần huân .

     ( Sđd - tr.  93 - 102 - tựa bài tác giả : ' Những người thích dấu huyền' )

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

lưu dân thi thoại : duy năng ( 1935- 2002 ) / bài viết : diên nghị + song nhị

lưu dân thiu thoại- diên nghị + song nhị.
nguồn cội xuất bản, usa 2003

                                                  lưu dân thi thoại  : duy năng
                                                         bài viết : diên nghị + song nhị


 Có nhiều bằng chứng cho rằng, thơ là một thể hiện chính xác nhất ban sắc của tác giả bài thơ.   Nhà thơ còn là một nhà tiên tri, bời vì ngôn ngữ thơ, một thứ ngôn ngữ bộc phát từ tiềm thức, từ cõi không.  Khi một số đông người cầm bút, những nhà thơ, nhà văn, bạn bè, chiến hữu và thân nhân đưa tiễn Duy Năng đến nơi an nghỉ cuối cùng, dưới một dãy chân đồi thơ mộng, trong một nghĩa trang ở Hayward , thì, nhiều người đã thốt lên: Đúng rồi, đúng là 'giấc ngủ chân đèo' của anh.

Nhà thơ Duy Năng đã bỏ dở cuộc chơi đầy hăm hở và hào hứng, chỉ mấy ngày, sau khi anh  cùng thân hữu trong ban Biên tập, gặp nhau, bàn bạc góp một số tiền, để cho Bút luận  25 năm thơ Hải ngoại .[ ra mắt].  Anh là một trong 3 người được chỉ định viết lời giới thiệu tác giả, tác phẩm cho tập Bút luận này.  Duy Năng đã ra đi, để lại rất nhiều thứ, trong đó, có bao nhiêu việc bộn bề, mà, anh đặt ưu tiên hàng đầu cho văn học và sinh hoạt vớcơ sở thi văn Cội nguồn. Là người làm thơ  khoác áo lính cho đến cuối đời . [ tốt nghiệp khóa 14 truồng Võ bị Quốc gia Dalat ] .

 Duy Năng đã để lại 4 tác phẩm:  - Giấc ngủ chân đèo ( nxb Trương giang, Saigon 1964) - Vẫn đời đời hoài vọng ( thơ) - Dặm nghìn ( thơ ) - Giữa dòng nghịch lũ ( truyện dài) .

Bút hiệu Duy Năng khởi [đầu] từ những năm đầu của thập niên  50, thông qua nhiều bài thơ , đăng tải trên các báo Quê hương, Hồ Gươm, Giác ngộ ( Hànội).  Sau hiệp định phân chia Nam, Bắc 1954,  anh vẫn có thơ góp mặt đều đặn trên báo chi :  Thẩm mỹ, Việt bút, Văn nghệ tiền phong, Đời mới, Sáng tạo, Bách khoa , tại thủ đô Saigon.

Sự nghiệp văn chương Duy Năng, không chỉ gói gọn vào 4 tác phẩm văn thơ, anh có hàng trăm bài viết đủ thể loại, đã được phổ biến khắp nơi, trong đó, anh đã góp mặt cùng cơ sở thi văn Cội nguồn , với 10 tuyển tập.

Duy Năng là hội viên hội Văn nghệ sĩ Quân đội . (Việt Nam Cộng Hòa ) . Tên tuổi Duy Năng được nhiều nhà biên khảo văn học đề  cập qua nhiều tác phẩm của  họ.. Qua 4 tác phẩm của Duy Năng, nội dung thể hiện nhất quán lý tưởng và lòng yêu nước, mà, tác giả đã chọn lựa dấn thân và phụng sự.

GIẤC NGỦ CHÂN ĐÈO,  tập thơ gồm  16 bài, (...) , bài thơ tiêu biểu  thi phẩm đầu tay, người đọc như còn nghe vang vọng tiếng ca của đoàn quân  tây tiến ngày nào:

          Khói  lửa mười năm... tôi lớn 
          Đem thân đi gởi thao trường
          ......
          Ba lô làm gối chứa mộng mười phương
          Lửa không đốt mùa thu
          Thương nhớ về nhau vừa đủ ấm

Đoàn quân Tây tiến của Quang Dũng, là những chàng trai bỏ nhà đi theo kháng chiến,' Cha mẹ tiễn con đi không bịn rịn'  mà 'Ngày con về cha mẹ chết từ lâu ' - sau những ngày đấu tố của cải cách ruộng đất. Còn đoàn quân trong giấc ngủ chân đèo, là những chàng trai miền Nam, ra đi để đáp lời sông núi, tiếp tục chiến đấu để  bảo vệ thôn làng, đất nước [bị] cắt đôi, chia lìa.  Tác giả đã vẽ lên một bức tranh, thời thế, giữa 2 miền nam,. bắc, thời kỳ sau hội nghị Genève.  Bức tranh hác họa sự tương phản, ngăn chìa phần đất nước .(...).

VẪN ĐỜI ĐỜI HOÀI VỌNG .   Tiếp theo tác phẩm đầu tay, tác phẩm này được kết tinh bởi tư duy trăn trở, đối diện cuộc chiến đến hồi ác liệt nội chiến.  Nét tiêu biểu chính ở Vẫn đời đời hoài vọng, được cô đọng ở bài thơ Lời thầm lặng cho quê hương. cả cuộc đời trai trẻ, cả nhiệt huyết, khát vọng, và trên hết , tấm lòng yêu nước của Duy Năng đã được thể hiện chân thực,  hoàn hảo nhất , qua bài trường thi này.

DẶM NGHÌN  trang trải tình yêu khát vọng, mối băn khoăn trăn trở của Duy Năng sau 23 năm, kể từ ngày bỗng dưng gãy súng đầy oan nghiệt, và di tản nơi xứ người.  Dặm nghìn của Duy Năng không chỉ  nói về cuộc ly tán ở miền Nam, trước biến cố 30 - 4 - 75- trong Dặm nghìn còn có những tình tự thiết tha với tình yêu, và, kỷ niệm thời trai trẻ, với lòng tưởng nhớ đến mẹ già, tình cảm bạn bè, với dân tộc, với những gương anh  hùng, nữ nhi lẫm liệt.   Dặm nghìn gồm 23 bài thơ, đủ thể loại: lục bát, thơ mới, cổ phong.   Thơ 7 chữ, loại sở trường của thi sĩ Duy Năng, trau chuốt, ý tứ chọn lọc, sắc sảo, thâm sâu, cả ý lẫn lời gắn bó thật hài hòa

Duy Năng, tên thật Nguyễn văn Trí. Sinh ngày 25 tháng 1 năm 1935, nhằm ngày 24 tháng chạp, Giáp tuất.  Chánh quán , làng Thái dương hạ, huyện Hương trà, tỉnh Thừa thiên.  Sinh và lớn lên ở Nha  trang, tỉnh Khánh  hòa.  [Qua đời ở Hoa Kỳ, nơi yên nghỉ cuối , ở nghỉa trang Hayward]. 

trích nguyên tác thơ  Duy Năng  .


                                1. TỪ THƯỞ HỒN XUÂN CHƯA SỎI ĐÁ

            Ta đọc nhau từ thuở bốn mươi năm 
            Biết nhau qua chữ nghĩa thăng trầm 
            Thương ai đã viết cho người lính 
            Những tiếng thân thương rất mặn nồng

            Thuở đó ta còn rất mộng mơ
            Với bao ước vọng để mong chờ
            Với bao hoa gấm riêng thêu dệt
            Hạnh phúc, niềm đau, giữa cõi thơ

            Em một trời riêng, ta cõi riêng
            Hào quang một góc đắp xây nền
            Em bao mời gọi đời trao tặng 
            Ta cũng đời riêng những ước nguyền

            Ngưỡng mộ nhau nhưng chẳng một lần 
            Tài hoa tìm hội ngộ giai nhân
            Phải chăng vạn sự đều thiên định
            Nên khiến thời gian nỗi lặng câm

            Hay bởi lòng kiêu hãnh tự hào
            Nhìn người thấp chỉ một mình cao 
            Trời xa biển rộng trong tay với
            Chẳng khó khăn khi để bước vào

            Than ôi, tuổi trẻ đầy tham vọng
            Đâu biết chông gai giữa đất trời
            Bốn mươi năm đã nay nhìn lại
            Mới thấy thương cho tuổi trẻ đời

            Nếu như bốn chục năm về trước 
            Ai gọi cho ta tựa lúc này
            Chắc hẳn hồn xuân chưa sỏi đá 
            Dễ dàng cho mắt đắm môi say.

            Năm tháng dần qua, quay ngắm lại
            Bỗng thấy thương cho những dại khờ
            Tuổi mộng chất đầy bao ảo vọng
            Những vòng nguyệt quế sáng trong mơ

            Bốn mươi năm đã như người lạ
            Bỗng tiếng lời trao dậy giữa trời 
            Làn sóng âm ba nào giục giã 
            Mà hồn phiêu lãng thấy chơi vơi

            Ta tưởng chừng như tự kiếp xưa 
            Cùng ta, chung một lối đi về
            Cùng ta trọn vẹn nên trời giận
            Đày ải ta cùng nhau cách chia

            Cho xuống trần gian đó với đây
            Tài hoa cho mỗi đứa trong tay
            Nghe danh nhưng chẳng tìm nhau đến 
            Lớn mãi kiêu sa với tháng ngày

            Trời đẩy ta vào kiếp chiến chinh
            Còn em lặn lội chép điêu linh 
            Điêu linh chinh chiến ta cùng gánh
            Chung với trầm luân đất nước mình

            Ôi những trầm luân những nổi trôi 
            Cánh chim tan tác bốn phương trời 
            Sa cơ, đồng đội, ta chung chịu 
            Nghé lạc đàn tan giữa cỏi đời

            Những tưởng không còn nghe đến nhau
            ( ai còn nhớ được đến ai đâu)
            Trong cơn ly tán bi thương ấy
            Nước mất nhà tan... cuộc bể dâu 

            Cuộc bể dâu nào riêng của ta
            Bốn mươi năm bỗng có đâu ngờ 
            Tên xưa gặp lại trên trang báo
            Rồi ... tiếng xưa về tự cõi xa.

            Tiếng của lòng ai hay của thơ 
            ( tiếng nào cũng vẫn tưởng trong mơ )
            Cho ta quên được đời đang thực 
            Đầy dẫy niềm đau khắp bến bờ

            Nghiệp chướng nàng thơ đeo đuổi ta
            Mong chờ, ước vọng... chỉ can qua 
            Lòng xưa tiếng nói, hư hay thực 
            Gân gũi mà như vẫn cách xa

            Chỉ thấy gần trong cổ tích xưa 
            Có người xõa tóc suối nên thơ 
            Để chàng thi sĩ hôn lên tóc
            Và thắm trên môi nỗi đợi chờ

            Rồi giữa vòng tay xiết chặt nhau 
            Mắt nhìn tĩnh lặng chỉ nên câu 
            Là đây huyết quản chung dòng chảy
            Hiện hữu hay là mãi kiếp sau .*

            DUY NĂNG

---
* ' trong lần cuối cùng, Duy Năng trao cho chúng tôi bài thơ [trên], anh đã thổ lộ tâm sự, kỷ niệm, cảnh ngộ, khi làm bài thơ này.  Anh nói, chưa đăng báo, chỉ để dành riêng như một kỷ vật lưu lại...' 
 (CHÚ THÍCH: DIÊN NGHỊ+ SONG NHỊ-  Sđd - tr. 104 

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

love story - erich segal - chuyện tình/ bản việt văn: phan lệ thanh - 28

erich segal - 28 - love story-chuyện tình
phan lệ thanh dịch -  ngày mới, saigon 1973


                        love story - erich segal - chuyện tình
                                     bản viết văn : phan lệ thanh

                                                         16


         Đổi địa chỉ :
    kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1967
    Ô.B. Olivier Barrett IV
    263, Phồ  Đông, 63
    New York, N.Y. 10021

   Jenny phàn nàn ;
   - Trông đúng là dân mới giàu.
   Tôi cãi lại :
   - Chúng mính chính là dân mới giàu,  không đúng sao ? 

     Tôi cảm thấy khoan khoái và đắc thắng, nhất là, vì tiền thuê xe hơi, tôi phải trả mỗi tháng, gần bằng giá tiền chúng tôi thuê, và ,một căn nhà ở Cambridge !   Đi bộ ( hay đi khệnh khạng - tôi thích đi kiểu này hơn ) đến hãng Jonas và Marsh chỉ mất 10 phút.  Các cửa hiệu hay ho cũng gần, thí dụ như Bonwit' s, và, tôi cứ giục vợ tôi - con ranh con -  đi tiêu tiền và chịu khó ngoại giao để mua theo lối ghi sổ.

    - Tại sao, Olivier ?
    - Khỉ ơi, vì anh muốn được em lợi dụng !

    Tôi gia nhập hội Harvard ở New York Raymond Stratton, 1964, giới thiệu tôi; hắn vừa giải ngũ, sau khi bắn chết vài tên   Victor Charlie  hay không ? ( thật ra, tao chẳng biết  chúng có phải là VC hay không.  Tao nghe thấy tiếng động và bắn xả vào bụi cây .)

    Tôi chơi bóng đập với Ray, ít nhất 3 lần trong tuần, và, tự nhủ , phải cố đoạt chức quán quân Hội trong vòng 3 năm nữa.  Không biết có phải vì giao du trong phạm vi Harvard, hay vì, sự thành công của tôi ở trường Luật đã được kể lại ( tôi không hề khoe khoang số lương tôi lĩnh, thật vậy đấy ! ), tôi lập tức có bạn.  Chúng tôi dọn tới New York vào giữa mùa hè ( tôi phải học vội, để thi tuyên thệ tại New York ) và nhận được giấy mời ngay cuối tuần đó ).

    - Ỉa vào, Olivier.  Em không muốn phí 2 ngày để tán phét với một bọn bé con ngu ngốc. 
   - Được, nhưng, nói sao với họ bây giờ, Jen ?
    - Bảo họ là em có bầu, Olivier ạ.
    - Em có bầu rồi, thật vậy sao ?
    - Không, nhưng, nếu mình ở nhà cuối tuần này, có thể, em sẽ có bầu.


                                                    ***

     Chúng tôi đã chọn  sẵn tên cho con chúng tôi .   Có nghĩa là, tôi chọn, và, cuối cùng Jenny cũng phải chịu.
    ' Ê, đừng cười nhé.'
     Đây là lần đầu tiên, tôi đề cập chuyện này.  Lúc đó, nàng đang đứng trong bếp ( một phòng nhỏ, sơn mầu lá úa cỏ, có cả máy rửa bát ).  Nàng tiếp tục cắt cà chua và hỏi lại :
    - Anh lại thấy thích cái tên Bozo mới chết chứ. 
   - Anh nói thật đấy à ?
   - Ừ. Anh mê nó thật đấy.
     Nàng gạn hỏi:
   - Anh nhất định đặt tên con là Bozo ?
    - Ừ. Thật đấy.  Đúng là tên của một siệu thể tháo gia, Jen ạ.
   Nàng gọi thử, xem có nghe được không ?
    - Bozo Barrett .
     Tôi nói  tiếp, và, càng nói càng thấy mình đúng.
   - Trời, nó sẽ cao lớn vô cùng.  Bozo Barrett, tay vô địch Trường Xuân lừng danh của Harvard.
     - Ừ- nhưng Oliviet, giả thử - giả thử thôi - thằng nhỏ không có tạng thể tháo gia, thì sao ?
   - Không có chuyện đó, Jen,  di truyền mà !
    Tôi thành thật vô cùng.  Dự tính về thằng con Bozo tương lai, trở thành thói quen mơ mộng của tôi , mỗi khi tôi khệnh khạng trên đường tới sở làm.
     Buổi chiều, khi ăn cơm, tôi lại đem chuyện này ra bàn.  Chúng tôi mới mua một bộ bát đĩa Đan mạch, rất đẹp.
    - Bozo Barrett sẽ trở thành một thằng vừa to vừa khỏe.  Nếu tay nó mà giống tay em, có thể đặt ở hậu trường.
     Nàng chỉ cười nhạt; chắc chắn nàng đang kiếm dịp chêm vào một câu, để, phá vỡ ảo tưởng đẹp đẽ của tôi.  Không kiếm ra một câu gì độc địa, nàng bèn cắt bánh, trao tôi một miếng. Và vẫn chịu khó nghe tiếp.
    Mồm nhồm nhoàm nhai bánh, nhưng, tôi vẫn cố nói :
   - Thủ tưởng tượng xem, Jenny, nặng 100 ký và cao lớn, deo dai.
    - Một trăm kí ? Trong gia đình mình, có ai nặn g 100 kí đâu, Olivier ?
    - Minh sẽ tẩm bổ cho nó, Jen . Hi - Proteen, Nutrament, tất cả những thức ăn bồi bổ sức khỏe.
   - Ừ, thế giả thử nó không chịu ăn, thi làm sao đây ?
    - Nó sẽ phải ăn, khỉ ạ.
    Tôi bắt đầu tức thằng nhỏ đó rồi: tôi tưởng tượng chẳng bao  lâu, nó sẽ ngồi ngay bàn này, không chịu nghe những chương trình tôi đưa ra, để gây dựng sự nghiệp thể thao cho nó .
    - Nó sẽ phải ăn, nếu không, anh đánh bể mặt.
   Đến đây, Jenny nhìn thẳng vào mắt tôi, và, nở nụ cười thật tươi.
    - Nếu nó nặng 100 kí, sao anh dám đánh nó ?
   Tôi khựng  lại trong giây lát, rồi, nhìn rõ tình thế ngay .
    - À.  Nhưng nó đâu có nặng 100 kí ngay ?
   - Ừ, phải; nhưng một khi nó nặng 100 kí, nhớ lo chạy trốn nhé, cậu bé ?
    Jenny khoa khoa chiếc thài cảnh cáo ,và ,phá ra cười. 
    Thật khôi hài, nhưng, ngẫm nàng cười, tôi hình dung ra cảnh: một thằng bé nặng 100 kí, mặc tã, đang đuổi tôi quanh công viên, miệng quát ,' Đừng có bắt nạy má nghe, c65u bé !  Chúa ơi !  tôi chỉ còn hy vọng là, Jenny sẽ không để cho Bozo đánh chết tôi thôi.

                                                                                ( còn tiếp)

     erich segal
     PHAN LỆ THANH dịch 

-------
      < Sđd - tr.  158 - 163>
    
    

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

hỡi linh hồn tôi - truyện thế phong - 4

hỡi linh hồn tôi - 4-  truyện thế phong
 saigon, 2003

                                     
                                                       hỡi linh hồn tôi
                                                                 truyện  thế phong

      kỳ 4

     Cùng về Sài Gòn với vợ chồng anh, còn bà chị vợ.  Chán việc làm nha công cho nha sĩ có phòng khám ở phố Duy tân, chỉ là cái cớ nhỏ bề ngoài; chi muốn bỏ phố núi, nơi một chuyện tình với một sinh viên sĩ quan Đà lạt, gọi là yêu, để có nơi hò hẹn vào ngày nghỉ - sau này mới biết Thành lợi dụng để bù thêm vào  cơm no, bò cưỡi.  Tốt nghiệp thiếu úy trường Võ bị Liên quân, Thành bỏ đi ngay, không một lời giã từ.  Chị vợ anht hở dài, n ủi với chính bản thân, may, đã không cấn thai với gã sở khanh này.

     Về đến Sài Gòn, vợ chồng anh thuê được một căn gác chuồng chim của người bà con xa, qua bà cô  Thảo giới thiệu.  Cái ngõ hẻm gần rập Thanh Vân trên đường Lê văn Duyệt, chạy ngang qua nhà ca sĩ nổi danh Thanh Thúy, là, đến nơi tạm  cư của vợ con anh + bà chị  vợ.  Ngày ngày, anh đi gửi bài vở cho nhật báo Sống, chủ nhiệm Chu Tử, truyện ngắn được đăng ngay, vào cuối tuần.,  Và, anh thu gom bản thảo, truyện dài, sách biên khảo, đem đến các nhà xuất bản, gạ bán, để có tiền độ nhật.

     Một, hai , nhà xuất bản nhận, và , thật lòng muốn xuất bản, chỉ có một nhà  nhận in 3 cuốn, với điều kiện, tác giả xin được giấy phép.    Đỗ thật vui khi cầm 3 giấy phép : truyện dài Nửa đường đi xuống, Friedrich Nietzche, , truyện dịch Chiếc roi ngựa của V. C, Gheorghiu.   Nh2 xuất bản Đời mới đang in một xê-ri  truyện dài của Duyên Anh, sách bán rật chạy-  nào Dzũng Dakao, Châu Kool ..., tác giả bán đứt một triệu đồng, mỗi tựa.  Còn anh, chỉ bán 1  lần in 3000 cuốn, khỏng 400 ngàn, cho  1 tựa truyện, dày  500 trang như Nửa đường đi xuống.

    Hàng ngày,  anh đến nhà in  sửa mo-rát, bìa cuốn này , ảnh Nguyễn cao Đàm, chụp một thanh niên đi trong vòng kẽm gai, không lối ra, và, bốn chữ nửa đường đi xuống không viết chữ hoa - qua nét chữ bay bướm của nghệ sĩ tài danh.   Đỗ nhìn mẫu bìa, ưng ý,  dùng luôn làm tựa sách.

       Lúc này, Đỡ được đồng hóa vào quân chủng Không quân, làm biên tập viên báo Lý tưởng, mang lon trung sĩ   đồng hóa  Phải tự đi mua lon, tự đeo vào vai 2 chữ V ngược trắng.  Về đến trại, ninh lính  nhìn thấy, cưới ồ,

    ' Thế ra cậu không chịu mang lon trung sĩ  sao ?  thượng sĩ Cường hỏi.


                                                                    ***

    Đỗ biết, đã mua lầm cặp lon hạ sĩ mầu trắng, thay vì, trung sĩ, màu vàng. Nhưng, Đỗ vụng chéo, khéo chống ,

   '  Bữa nay , đeo lon hạ sĩ, mai  đeo lon hạ sĩ nhất , mốt, mới  là trung sỉ đích thật.'
   ' Thôi cha  nội, dốt thì nhận dốt đi- hay là , cha nội  nhớ lần Tư lệnh không quân  trao  Quyết định của Tổng tham mưu, nói' , ' anh phải mang lon trung tá mới đáng '. Rồi bây giờ cha nội làm mình, làm mẩy, mua lon hạ sĩ đeo, cho bõ ghét chứ gì ?'..

     Thượng sĩ Cường còn viết báo bên ngoài, là tác giả  truyện dài Buồn vui phi trường mới xuất bản, viết về chuyện vui,. buồn của lính không quân.   Khi nhận được sách tặng,  ngoài việc cảm ơn, Đổ còn đọc tếu mấy câu ,

     ' Hào hoa là lính không quân / Anh có cái quần anh cũng bán đi  / Ngay mai, anh mặc bằng gì ?
/ Anh mặc cái áo anh  đi  lưng khòm .' 
                                                     trái qua, trên xuống:
                                                    1) - gia đình tác giả,  ảnh chụp sau  30 - 4- 1975:
                                                           Mạnh, Nhị, Thông ( bế trên tay), Như, Thục 
                                                    2) - tác giả chụp với  con trai thứ, ở nhà - 
                                                           dãy 3989/5 khu gia binh
                                                          Không quân Tân sơn Nhất 
                                                    3 ) - chụp năm 1959 với N. Tiến Sơn ( trái) .
                                                    4-    chú rể Đỗ Mạnh Tường Khê và cô dâu 
                                                            Trang Anh ( Houston, Texas). 
                              

                                                                   ***

     Vừa mặc áo lính chưa được 2 tháng, là bắt đầu cấm trại, cấm quân.  Chỉ vì sắp có cuộc bầu cử, tổng, phó tổng thống-và, tướng Kỳ đứng chung liên danh, ở ghế phó.    Đỗ khó chịu, khi bị khép vào trung đội ứng chiến,, bị điểm danh liên miên.   Đứng trên ban-công, anh dõi  mắt nhìn về phía xa xa, thế lá tối nay không thể xuất trại về nhà.  Bỗng, có ai vỗ vai, an ủi,
    ' Buồn vì cấm trại, phải không ? tối nay, hãy theo tôi, nếu muốn dù khỏi trại.'

   Trung sĩ Thiều,  chàng trung sĩ KQ, còn là nhà báo, thâm niên quân ngũ, tác giả dăm, ba truyện diễm tình bày trên kệ các nhà sách, bán khá chạy.   Tướng tá khá bảnh trai, chỉ tội môi thâm; cứ như sách nhận dạng vóc dáng, chàng này nghiện ngập là điều chắc chắn.  Đỗ lóe lên hy vọng, tới nay có thể về nhà - buổi sáng đi làm, chưa biết lệnh cấm trại.  Nếu tối nay không về được, vợ anh không thấy chồng về, hẳn lo lắng.  Cũng may, ở nhà còn bà chị vợ,  sáng đi làm, chiều về nhà, nên nhà đỡ trống trải.

    Đại úy Lượt,  sếp quân cảnh ở Vũng tàu, được đổi về Quân vụ thi trấn, và, Bích, vợ Lượt mua  nhà buôn bán, gần chợ ông tạ.  Chính vợ chồng  Lượt đã xin việc cho  chị vợ  làm y tá ở nha Thương cảng.  Nhờ vậy, chị vợ anh khuây khỏa phần nào chuyện tình buồn với chàng thiếu úy Võ bị dạo nào - và, cũng  tự kiếm sống bằng nghề y tá.

    Bỗng, trung sĩ Thiều quay lại, đưa máy nháy nháy, Đỗ theo xướng căng- tin.  Chiếc  xe hơi hiệu Hillman cà- tàng ấy, giá chỉ bằng một xe gắn máy tốt thôi . Nhưng dầu sao, thì nó vẫn là xế 4 bánh, dễ dù ra khỏi trại.  . Bữa nay tôi  đưa ông qua lối Nhà Ma, rồi vòng sang khu hàng không dân sự, chuồn dễ lắm.

    Đỗ liếc nhìn Thiều mặc quần áo treilli mới tinh như anh đang mặc, nhưng, không hiểu sao, bề ngoài nhìn  vẫn dể phân biệt đâu là lính mới, lính cũ.  Vừa chui qua lỗ cho chui, ở hàng rào concertina, thì, Thiều lọt, còn anh, bị quân cảnh ém trong bụi rậm, giơ tay chặn :

   - Cho coi giấy.
   - Thưa, tôi  là trung sĩ mới được đồng hóa làm biên tập viên báo Lý tưởng .  Đỗ đáp.

   Anh quân cảnh này đưa tay chỉ anh đi tới phía chuẩn úy quân cảnh, để trình diện.
  - Làm ở đâu, bộ Tư lệnh hay Không đoàn ?
  - Thưa, báo Lý tưởng.
  - Lính mới đồng hóa, phải không ?  Đi theo nhà báo trung sĩ Thiều  hả.  Đi đi, cho qua lần này.
  - Xin cảm ơn chuẩn úy.
  - Phải  nói cảm ơn  thiếu úy chứ , Thiều  quay trở lại  đón,  bạn dạy cho bài học, nịnh cấp trên - chuẩn  gọi là thiếu, cứ tăng lên một cấp.

     Đỗ ngồi nhờ xe của thiếu, qua cổng Nhà Kiếng Hàng không dân sự, cảm thấy thoát được rồi, niềm sung sướng khỏi trại thành công, thật mãn nguyện !.  Tự nhủ  sắp gặp được vợ con, thật mừng ! Buổi tối lại trở vào trại, 20 giờ đúng  boong- 22 giờ, Đỗ được cắt làm tiểu đội trưởng thuộc trung đội 1 ứng chiến . Tiểu đội văn phòng gồm những ca sĩ nổi danh, như Anh Khoa, Duy Quang ,..., diễn viên cải lương đoàn Kim Chung Tiếng chuông Vàng thủ đô : Phúc Lai, Tư Vững,  Ba Hội ..., kỹ sư hạ sĩ Biên  ở  tây về, đồng hóa làm hạ sĩ kiểng.  Ban ngày, anh ta dạy tiếng Pháp cho con gái tham mưu trưởng, hoặc ,Lân làm cho hãng Reuteurs, dạy tiếng anh con tướng - chỉ, ban đêm vào điểm danh ứng chiến mà thôi.

     Có một đêm điểm danh, lúc 20 giờ, xong,   hạ sĩ Trần công Khai  ( ca sĩ Anh Khoa),đi lại phía Đỗ, nói lí nhí :
    - Thưa bố, em xin một việc nhỏ, rất biết ơn, nếu bố đồng ý.
   - Thì nói ra. mới biết được, mả đồng ý hay không chứ ?
   - Tối nay, em có 2 hát, sếp thương cho em miễn điểm danh lúc 22 giờ . Không những em chịu ơn sếp, vợ con em cũng cảm ơn sếp nữa.
   - Thôi được, lần này thôi
'b?
"V.

   Nói thí nói vậy,  thâm tâm Đỗ biết chẳng cứ một ca sĩ lính kiểng Anh Khoa, hay, Duy Quang, đến, hề Ba Hội, Tư Vững ... chỉ điểm danh lấy lệ thôi.   Quân cảnh Không đoàn 33, gác công Phi Hùng, Phi Long... quen mặt nghệ sĩ, nhà báo mặc áo lính, vẫn thông cảm cho qua cổng, trừ cấm quân, cấm trại., có sếp lớn ra đứng kèm, thì, mới hỏi giấy xuất trại, thì mới đuổi vào mà thôi.  Khi hạ sĩ Khai vừa biến mất, thì, một anh lính, mặc quần áo lính mới toanh, dáng điệu ngổ ngáo, đi lại phía Đỗ, rụt rè chụm chân chào, giọng hùng hổ:

    - Sếp cũng cho tôi khỏi điểm danh lúc 22 giờ, như ca sĩ Anh Khoa nhé. Tôi dạy tiếng Pháp cho con gái  chuẩn tướng tham mưu trưởng.

     Hạ sĩ Biên nói xong,  đi ngay, không cần Đổ đồng ý hay không?  Xốn mắt, gai tai, Đỗ gọi Biên lại, ra lệnh:
    - Báo cáo  nhanh: tên, cấp bậc, số  quân.
       -. ..   thưa em tên  Biên, số quân ...
      -  .... trong quân ngũ, không xưng em, con, cháu-báo cáo lại, nhanh, gọn,  nói chững chạc.
    ..- ...  tôi, hạ sĩ Biên , số quân  58/ 600 594..
      -...   sao nữa, tiếp....?
      -...   xin cho tôi được xuất trại, như ca sĩ Anh Khoa vậy.
     -...    hít đất 20 cái .  Thi hành trước, khiếu nại sau,   rõ ?

      Hạ sĩ chống 2 tay xuống đường nhựa, đẩy 2 tay lên, mà chưa nhấc tay lên được, đã nằm quỵ xuống.  Đỗ bực , với lối ăn nói cậy thế, cậy quyền của Biên. Trung sĩ tiểu đội trưởng nhấc ống quyển lên, đá phắt một cái vào đầu gối hạ sĩ.
    -...  không hít được, hả ?
    -  ... dạ, xin trung sĩ tha cho .

     Đỗ đưa mắt về phía tiểu đội phó, Nho :
   -... đưa  xuống  Tổng  hành dinh, mai giải quyết.


                                                                            ***

  Sáng sau, phụ tá tham mưu phó, kiêm đại đội trưởng ứng chiến, gọi tiểu đội trưởng Đỗ vào văn  phòng.
  -    trung sĩ 1 Đỗ ... , số quân  56 / 600. 595  trình diện đại tá.
  - ... mời anh ngồi\.  Có việc này, tôi mời anh vào, về chuyện, tối qua  hạ sĩ Lê Biên bị đá vào ống quyển., lại bị giữ ở Tổng  hành dinh.  Sáng nay, tôi đã cho anh  ta về, vì, sáng còn dạy học con chuẩn tướng.  Anh thông cảm, vì  anh ta là kỹ sư ở Pháp về, bạn của Tư lệnh, cũng như anh ấy mà - đồng hóa -  chưa hiểu kỷ luật quân đội, ăn nói hàm hồ,   tưởng  là hạ sĩ Trần công Khai  miễn điểm danh lúc 22 giờ, , thì, anh ta cũng được vậy.   Tôi đề nghị anh du di  ,nghĩa là, chỉ điểm danh lúc 20 giờ thôi,trừ trường hợp cấm trại, cấm quân 100.

   -... trình đại tá,ở vào địa vị tiểu đội trưởng,  thật khó làm việc, đối với trường hợp hạ sĩ Biên : ỷ thế, cậy quyền, ăn nói chông chênh,   hạ sĩ tỏ ra rất xách mé. Trình đại tá,  như vậy, tôi rất khó chỉ huy anh em khác. Họ sẽ so bì,  lấy gương hạ sĩ Biên không ở lại trại điểm danh lúc 22 giờ tối, và, một khi , đại đội phó điểm danh bất thường, tôi sẽ phải trả lời sao, thưa đại tá đại đội trưởng ?

     - ... theo anh, tôi phải làm sao ?
     -...  đại tá cho hạ sĩ Biên ra khỏi tiểu đội ứng chiến, khỏi điê3m danh, điểm lợi gì cả.
     -...  như vậy, đâu có  được ? Như anh, hoặc, anh gì ấy làm ở hãng Reuters, còn phải vào  ứng chiến.  Một khi Tư lệnh biết được, chỉ có nước độn thổ.  nhất là lúc này, Việt Cộng pháo vào Tân sơn nhất,
1 ngày 3 cữ: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, và 18 giờ.
    -... trình đại tá, hạ sĩ Biên cỏn ở tiểu đội 1, thì, tôi vẫn phải điểm danh thường lệ, vắng mặt phải kỷ luật, không làm khác được.
   -... theo anh, còn cách nào khác ?
    suy ngẫm, chậm rãi báo cáo dõng dạc :
   -... nếu không đưa hạ sĩ ra khỏi danh sách ứng chiến được, thì, tốt nhất ,là chuyển qua tiểu đội khác.
   -... Good idea !   cảm ơn anh, trung sĩ  Đỗ .

                                                                                                           ( còn tiếp )

      thế phong