Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

nhớ nơi kỳ ngộ : việt trân / lãng nhân - phùng tất đắc - 26

nhớ nơi kỳ ngộ: việt trân + nguyễn văn chức / lãng nhân -
nxb ziên hồng/ zieleks co, usa 1997


                                                1. việt trân
                                  bài viết : lãng nhân


Khoảng năm  1963, không  mấy khi tôi đọc tờ Journal d' Extrême Orient (Cực đông nhật báo) do chính máy nhà đứng in, vì, ban biện tập mới không được như ban vừa nghỉ việc.  Nhưng đên năm sau, mỗi sáng tôi lại thích thú đọc nơi trang nhất , dưới đề mục mới Point de vue (Quan điểm) những nhận định rành rẽ , có phần khám phá,  bằng lời văn
sáng sủa, duyên dáng, dẫn người đọc đến một âm hưởng quê hương.  [Người viết là] Việt Trân, bút hiệu hơi thiếu phần điềm đạm *, nhà [báo] này ý hẳn còn niên thiếu, chăng
 đây ?
----
 * Việt Trân: diễn nghĩa'của báu Việt nam'.(chú thích : LN

thì, một buổi sáng đẹp trời , một tấm danh thiếp đưa vào bàn giấy: Việt Trân.  Tôi vội
cho mời vào, quả nhiên là một trang thanh niên , lối 50, vẻ niềm nở, chững chạc- tôi trông như quen quen, mà, chưa nhận ra ai, thì, ông khách đưa một tập tài liệu dày cộm, ngỏ ý muốn biết điều kiện in, [sách dày] chừng 300 trang, [đó là] cuốn  Point de vue.

Theo lệ thường, tôi chuyển bản thảo cho ban kế toán tính giá, nói cách thức trả ấn phía:  đặt  tiền trước 1/3, khi bắt đầu in, trả tiếp 1/3,  trả hết khi giao sách .    Khách hàng ngồi chờ cho biết giá cả, nhẩn nha, tôi hỏi cho có chuyện, ' Việt Trân cái bút hiệu này thật quí báu '. Khách vội đỡ lời, ' Ấy chết, cụ đừng hiểu theo nghĩa ấy, chúng tôi đâu dám khi trang như vậy. Bút hiệu này gồm 2 chữ: Việt: quê hương, Trân, tên húy thân phụ tôi, người tôi yêu quí như yêu đất nước vậy.

Nghe chữ Trân, tôi lại hỏi, ' ...  vậy ra quí danh là ...'- '  Ngô quang Châu ạ '.  -'  vậy ông đây có phải là đích tôn cụ Ngô quang Xuân, ở đường Lamblot , ngoài Hà nội , và là trưởng tử ông Ngô hoài Trân ? '. - Nói xong, tôi đứng dậy vỗ vai  khách,' Thảo nào mới trông, tôi đã ngờ ngợ.  Ông đúng là cậu học trò Lycée mà năm xưa tôi thoáng thấy, khi ngồi chơi ở đằng nhà.  Vì, cụ Trân hồi ấy, là bạn thân cùng làm việc với tôi ở tòa đốc lý, tỉnh Nam định.  Thời thanh niên chúng tôi cũng trải qua nhiều sóng gió.  Không chịu bó mình trong khuôn khổ 'thầy phán', tôi tập nghề báo chí- trong khi cụ nhà dấn thân vào chính trị, cách mạng, rồi gặp bước không may ...'.   - " Phải hy sinh,  cháu rất đau lòng về vụ ấy, nên  nguyện nối chí người .." - .  Và từ đây, xin thay đôi cách xưng hô cho hợp với giao tình bác cháu taViệc in sách sẽ không cần điều kiện, điều kiếc gì nữa , in xong sẽ hay.   Mà này, tóc tôi thì muối lấp cả tiêu đã đành, nhưng còn cháu, so cũng lơ thơ mấy hột rồi, chúng ta coi nhau như anh, em cho hợp  cảnh, hợp thời hơn.  Và để đánh dấu tình huynh đệ này, chiều tối  nay vào khoảng 7 giờ, ở cáo nơi ' sống trên đời' *  cho chắc dạ, nơi âm cung không làm gì có cái của quí ấy.'
---
* thịt cầy.(BT)

     (...) - tạm lược 14 dòng. (BT)

Thế rồi... Việt Trân cùng vợ con di tản sang Pháp, chúng tôi đi Anh quốc năm sau. ... Mãi đầu năm 1991,  chúng tôi mới có dịp gặp nhau ở Paris.  Thời bấy giờ, chỉ có một tia nhìn là 10 năm xa cách, thoáng như mới rời nhau vừa mới đây thôi, mừng mừng, tủi tủi, biết bao là tình !... 

Thế rồi, luôn mấy ngày sau, ngồi lái chiếc xe lọc cọc, bên ghế ngổn ngang thuốc lá, điếu cày, cùng giấy tờ vương vãi quanh cái máy chữ bụi bặm, dùng để ghi vài đoạn chợt nghĩ đến, trong một bài sắp gửi đăng báo, anh [Việt Trân]  thủng thẳng dẫn tôi qua hàng sách, rẽ sang quán cà-phê nọ, hoặc, tiệm bánh bao kia, rồi vòng vèo tới một thiền viện, vắt vẻo trên mười mấy bậc thang, để chuyện trò với mấy vị tu sĩ, nói năng ôn tồn, trong bầu không khí thoát trần.

Bao nhiêu đó nhắc lại cho tôi, hình ảnh người bạn xưa, với nụ cười nhếch mép, sau cái nhún vai 'bất cần đời' , như cung cách người bạn trẻ hôm nay [vẫn  làm].   Song le, người bạn trẻ hôm nay có 'bất cần đời', tôi ngờ chỉ là bề ngoài, vì, anh là người Công giáo - lúc di tản đã đem được hết di ảnh ông bà, cha mẹ, cả lư hương, để ngày giỗ, tết, [bàn thờ] lại khói hương nghi ngút..

Phần tôi, tuổi đã quá nhiều , không mong gì hơn là người bạn trẻ đạt được ý nguyện, dù  một trong muôn phần.

     lãng nhân 

                                      ( kỳ sau: nguyễn văn chức+ trần văn tích + thái văn kiểm )

( Sđd - tr.  200-202 ) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét