Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

yulia brodskaya: 'she bends paper strips and glues them into flat paper' / xếp giấy thành hoạ phẩm 3 D đẹp đến từng chi tiết ( source: World of Threads Festival )-

yulia brodskaya xếp giấy thành hoa phẩm 3D ...
source: World of Threads Festival


                   yulia brodskaya: she bends paper strips
                and glues them into flat paper/
                        xếp giấy thành họa phẩm 3D đẹp đến tình chi tiết
                                              
                                          Yulia Brodskaya [ b.. 1983-     ] 

                                                                     ' theo World of Threads Festival' , nữ nghệ sĩ tự do + họa sĩ vẽ tranh minh
                                                                      họa [ở]  Moscova (Liên bang Nga).  Cô hiện sinh sống+  làm viêc tại Anh
                                                                      quốc.   Nữ nghệ sĩ xếp giấy [ thành họa phẩm] đẹp đến từng chi tiết,, mất
                                                                      nhiều tuần; để hoàn thành một bức tranh  3D rất [độc đáo], sống động ...'
                                                                                                                    ( trích từ Zing News)









Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

những dòng chữ từ năm tháng/ tập thơ ngọc tự -- tủ sách t.vấn & bạn hữu 2016

Những dòng chữ từ năm tháng/ Ngọc Tự
tủ sách T.Vấn & Bạn Hữu, 2016


                                  ngc t:
                      nhng dòng ch t năm tháng
                                               thi tập ngọc tự -- Tủ sách T.vấn & Bạn Hữu, 2016


Tủ sách T.Vấn & Bạn Hữu vừa cho xuất bản thi tập Những dòng chữ từ năm tháng / Ngọc Tự( 2016).  Cựu sĩ quan CTCT Bộ tư lệnh Không quân VNCH,  sau khi học tập cải tạo tới 2 lần; , tác giả  cùng gia đình sang định cư ở  Houston, (Texas) từ 2006.   Tiện dịp,  thi tập mới tác giả Ngọc Tự xuất bàn,  Trương văn Vấn [T.Vấn] người  chủ trương Tủ sách TV& BH ; cho đăng bài viết của Hồ Nam- Lê nguyên Ngư  [1930- Mỹ tho 12/ 2015]  về tác giả Ngọc Tự --  đồng thời, coi như lời giới tthiệu thi tập mới xuất bản. .
(Bt)



 ngọc tự, nhà thơ của cuộc đời
               bài viết: hồ nam


Ngọc Tự xuất thân từ trường Đại học Luật; và làm thơ, viết văn tử lúc còn [là] sinh viên.  Thơ văn của Ngọc Tự trước ngày 30 tháng tư năm 1975 không nổi lắm + những khắc khoải khôn nguôi của thân phận con người; trước chiến tranh+ phi lýcủa cõi người.

  Tôi gọi tên em yêu dấu nồng nàn
  thật mơ hồ vì chả biết chúng mình yêu nhau
  em có mặt như những gì quanh đây
  thí dụ khẩu súng viên đạn đồng tôi đã bắn thành thạo
  hay cái lưỡi lê sáng hoắt đợi chờ
  một lần đâm rất ngọt
  tôi cũng còn nhiều tínht oán rắp tâm tực hành
  em có biết bài hát buồn
  như ngày tháng dài quê hương chinh chiến
  không còn ai đủ nước mắt khóc than
    THƠ  NGỌC TỰ

Ngày 30 tháng tư năm 1975 xảy ra; Ngọc Tự đi cải tạo từ Hóc môn, ra Phú quốc,  về Long giao; rồi, ra tới Hoàng liên sơn (sát biên giới Trung quốc) -- và, cuối cùng về Vĩnh phú; thế là [thơ] Ngọc Tự đột nhiên mới lạ, hay hẳn ra: 

  thế rồi đất nước bỗng xa khơi
  chinh chiến ta đi tiếp một đời
  bài hát tự do hồn phơi phới
  chẳng chút nào tổ quốc ơi

  những nông trường từng sớm bình minh
  cũng mồ hôi nhòe mắt lung linh
  còn chặng cuối này qua cho nốt
  đoạn đời hay đoạn đường chiến binh

  như bước vào mùa huấn nhục mới
  tay cuốc dài thay khẩu súng trường

  cấp hiệu nào thêm đời trai trẻ
  nhớ mãi khôn nguôi những nẻo đường

  ta thấy ta trong mắt đồng đội
  vẫn chẳng còn ánh lửa niềm tin
  có chút gì bấng khuâng xao xuyến
 đừng vội bối rối hãy ngửng nhìn

  nụ cười vui giữa đời thương khó
  vai áo ngỡ sắc chiến bào
  hát nhẩm quân hành mơ vào trận
  mộng mãi cho đầy gối chiêm bao
     THƠ  NGỌC TỰ


Ra khỏi trại cải tạo, Ngọc Tự gặp lại [các văn sĩ] Dương hùng Cường, Hoàng Hải Thủy, Doãn quốc Sỹ, Lý Thụy Ý [nữ, hiện sống tại tp. HCM], Duy Trác [ca sĩ, hiện sống ở bang Texas].  Tất cả bàn nhau dùng văn chương chữ nghĩa; lột trần bộ mặt phi nhân của ...  Kết quả: tất cả cùng bị bắt; và, [bị] đưa ra tòa.  Dương hùng Cường bỏ xác trong biệt giam nhà tù ; còn Ngọc Tự[ bị] tù thêm gần 5 năm nữa.  Sau lần [đi cải tạo] lần thứ 2, Ngọc Tự đã cất cánh; bay cao, bay xa, rất xa :
---
* ... -  tạm lược một số chữ. (Bt)

  cuối trời bạn đã ngủ yên
  có còn vương chút muộn phiền  nàoìđâu
  nơi đây thì vẫn biển dâu
  dăm ba bạn cũ ngập đầu trùng vây

cái phong sương, cái bão táp cuộc đời; quả là đã tác động tới nơi sâu thẳm của hồn thơ Ngọc Tự; nhưng, Ngọc Tự vẫn luôn cho rằng:

  trong gương thấy gã ngu ngơ
  thốt nhiên nhìn kỹ không ngờ chính tôi
  nghe như có nỗi bồi hồi
  bao mùa xuân cũ một đời ở đâu
      THƠ NGỌC TỰ

Ngọc Tự đã thành nhà thơ; làm thơ cho đời, làm thơ cho cõi tử sinh, làm thơ cho những lụy phiền cuộc sống.

  Và, thơ Ngọc Tự càng ngày càng hay .  []

 hồ nam

 (trích '100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ'/  Hồ Nam + Vũ Uyên Giang -- nxb Đất sống, Hoa Kỳ 2006). 

 c. T.Vấn 2016

http://t-van.net/?p=19575


phụ lục:

                                               một số tác phẩm 'Tủ sách TVấn & Bạn Hữu' đã xuất bản; 
                                                                      trong đó có : Lênh đênh/ Lưu Na -- Những dòng chữ từ năm tháng/ Ngọc Tự 

                                                                                                                               v.v ...

      http://t-van.net/?p=29633


                                                        
                                                                      như  thế
                                                                         thơ  ngọc tự


    như thế   tôi đã trở thành    gã đui mù   què quặt    câm điếc
   ừ thì    thôi vậy    cũng là   điều hay
   không còn phải    nhìn thấy    những quay cuồng    múa may
   nhiều quá    các vai diễn    ngô nghê   dở ẹc
   không còn phải   nghe    những lời huênh hoang    rỗng tuếch
   đám đông    hoan hô    đả đảo    vọng cuồng
   không còn phải    dè chừng    thứ danh từ    độc dược
   hết thảy    đều là    xảo ngữ   ngoa ngôn
   của rất nhiều    những nhân danh    mạo nhận
   khi mỗi ngày    nơi sân khấu đời     vẫn luôn có    những kẻ    sắm được    vai tuồng   lận đận
   vừa khóac lên người    mảnh long bào    phục trang
   đã vội    mộng tưởng    hão huyền    về một ngày    rực rỡ   đăng quang
   có thêm    được chăng    nỗi buồn nào    tội nghiệp
   chắc rồi    không còn phải    thốt lời    nghẹn ngào    cay đắng    mà    từ biệt
   vì sự    thất vọng    này    bạn hữu    anh em
   từ một thời    khoảng nào   qua đi    và    bây giờ    thinh lặng
   chừng như   cái gã què quặt    tôi   cũng thật là   chết tiệt
   sẽ ngồi    lại mãi    mà thôi    nơi góc khuất    con đường
   chẳng cần thiết    nhận dạng     và     điểm danh    từng con người    vẫn còn   đang vội vã
   đi qua
   cũng     một hành trình     hoang tưởng
   như thể    tôi đã khi không    trở thành    kẻ mất trí     tồi tệ    vất vưởng
   làm sao    còn có thể t   han thẩn    hát nghêu ngao hoài    cái bản tình ca   cũ mèm ấy 
   thật dễ thương
   mà vội quá    chưa kịp thêm    một lần cuối    chiều nay    nhớ lại
   ừ thì    thôi vậy    cũng là    điều hay
   như kẻ    đã bị phụ tình    bắt đầu    nhàm chán nhau    từ đây
   chẳng còn đậu     nỗi xao xuyến nào    của một thời     bồi hồi    bỡ ngỡ
   và như thế    tôi đã ở     trong vô cùng    òa vỡ
   của   vô cảm    và vô ưu
   cho dù    cứ phải ôm   giữ lấy    tận cùng     nỗi cô đơn   cô độc
   nhưng sẽ    lại là    một thứ     hạnh phúc   có thật
   này    tôi.*
   ---
* xin lỗi:   đọc thơ tác giả ; người biên tập khóai chí,  đã tự ngắt chữ thành cụm.  (to kick a word with a smooth movement)
    (Bt)
            


      ngọc tự

     http://t-van.net/?p=19575
   

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

'đây thôn vĩ dạ, có phải được cảm thụ bởi hàn mặc tử bệnh hoạn' ? / bài viết: châu thạch -- t-van.net/?p=29598

tựa chính, ''nghĩ về bài thơ 'đây thôn vĩ dạ'/ châu thạch
t-van.net/



   
  'đây thôn vĩ d', có phi đưc cm th 
 bi hàn mc tử bnh ho?'
                                                            bài viết:  châu thạch


Nếu người ta tốn rất nhiều giấy mực, viết về Hàn Mặc Tử; thì, trong đó một phần không nhỏ, [vì] bài thơ Đây thôn Vĩ dạ:


                                     Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
                                     Nhìn nắng hang cau nắng mới lên
                                     Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
                                     Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

                                     Gió theo lối gió, mây đường mây
                                     Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay ...
                                     Thuyền ai đỗ bến sông Trăng đó
                                     Có chở trăng về kịp tối nay?

                                      Mơ khách đường xa khách đường xa
                                      Áo em trắng quá nhìn không ra ...
                                      Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
                                      Ai biết tình ai có đm đà? 
                                            THƠ  HÀN MẶC TỬ


Một bài thơ hay; nhưng thật khó dùng lời diễn tả được hết cái hay. Đọc những bài bình thơ trên báo chí; [hoặc], những bài giảng văn trong sách [giáo khoa]; tôi càng thấy rối bòng bong thêm -- vì, có nhiều người đã nặn ra những ý tưởng; tôi cho thiếu chính xác ...

Xin điểm qua  vài lời nhận xét, lời bình ấy:

1. -      bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ tả về một vùng quê [trên] đất nước Việtnam.
2. - ... 'lá trúc che ngang mặt chữ điền': 'nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người em gái
          thôn Vĩ. 
3.-      sự nổi lọạn trong thi pháp Hàn Mặc Tử ở chỗ: mạch thơ biến đổi bất ngờ, qua 3 cảnh trong 3 khổ thơ.                   Cảnh + người trong bài thơ, chỉ mang một phần hoài niệm về một thời gian quá vãng; còn lại chỉ là ảo                  giác siêu hình.
4 -      'Đây thôn Vĩ dạ', một thế giới mong manh; được cảm thụ bởi một nhà thơ bệnh hoan?

Còn nhiều; và, còn nhiều những ý tưởng, lời bình thơ, khác lạ. 

 Tôi chỉ nêu ra đây lập luận chính + ý kiến khác với họ -- mong quý vị độc giả đọc, thảo luận; để cùng nhau
 sáng tỏ.


a)  tả về một vùng quê Việt nam:

Quý vị nào đã đi nhiều, tất sẽ biết: không một vùng quê Việtnam nào giống như thôn Vĩ dạ cả -- cũng không có một làng quê Việtnam nào giống như thôn Vĩ dạ cả.  Họa chăng ở một thôn, một làng nào đó; có vài điểm na ná như thôn Vĩ thôi.

 Thôn Vĩ dạ giống như một cô gái thuộc dòng tôn thất diễm lệ, yêu kiều, đài các, kiêu sa+ thanh nhã; chỉ có ở Huế -- đặc sệt l[ở] Huế.

  Vĩ dạ xưa kia cũng như [bây giờ], tuy có người làm nông; đa số là chức sắc hoàng tộc, nhân viên cao cấp nhà nước cư ngụ -- cho nên cách xếp nhà cửa, vườn tược; lối đi hài hòa, thanh nhã, không giống một làng quê nào [trên đất nước] Việtnam.

  Đó chính là một thôn trong lòng kinh đô xa xưa;trong lòng thành phố Huế [bây giờ].  Nếu một nhà văn, một nhà thơ [nào đó] muốn tả cảnh một vùng quê Việtnam, thường đưa ra hình ảnh lũy tre làng, dòng sông xanh, con trây, cái cày, ô thôn nữ gánh lúa về; chớ mấy ai lại tả vườn xanh như ngọc, dòng nước buồn thiu, cô gái áo
 trắng -- như Hàn Mặc Tử đã mô tả.

Đây thôn Vĩ dạ theo tôi; [thì] Hàn Mặc Tử không tả cảnh một vùng đồng quê Việtnam tiêu biểu nào;  [ông] chỉ tả đích thị thôn Vĩ dạ,  một thắng cảnh cá biệt; có 1 không 2 ở cố đô Huế .

 Sách giáo khoa, nhà trường dạy cho học sinh : đây, cảnh một vùng đồng quê Việt nam, buộc các em phải nặn óc làm bài tập; thì, chẳng khác gì một thư sinh cắp sách đến trường; rồi bảo các em tả 'em bé chăn trâu' vậy.


b)  nét vẽ 'lá trúc che ngang':

Tôi chưa hề đọc sách nào, chưa từng nghe ai cho rằng: 'người con gái đẹp lại có khuôn mặt chữ điền'.

  Đọc trên các sách báo, sách tử vi + các sách nghiên cứu về khuôn mặt, thường thấy giải, như sau :

 1)   khuôn mặt chữ điền thể hiện đúng là một nam nhân, người có cá tính trung trực, hài hòa, thành đạt.
 2)   người nữ có khuôn mặt chữ điền [có] tánh kịch cỡm, nóng nảy + nhiều nam tính.
 3)   điền là ruộng: mặt chữ điền  là mặt vuông vức như đám ruộng --  đàn bà cần tròn trịa, đàn ông cần vuông          vức.

Nếu muốn diễn tả một khuôn mặt đẹp, bị che bởi lá trúc; tại sao Hàn Mặc Tử không dùng mặt trăng, trái xoan, bông hoa; để làm hình-dung-từ, như bao người khác; lại dùng một khuôn mặt đàn ông, khuôn mặt võ tướng, một khuôn mặt như đám ruộng; để lồng [vào] khung cảnh đạp đẽ thế kia.

  Nếu tôi là họa sĩ; tôi sẽ vẽ lại bức tranh;[như] Hàn Mặc Tử đã  tả ,'vườn ai có khóm trúc, khóm trúc che bớt một phần mảnh vườn có hàng cau-- mảnh vườn [lại] nằm cạnh dòng sông, có nương bắp trên bờ'. 

 Theo tôi; 'lá trúc che ngang mặt chữ điền', chỉ [để] che ngang khuôn viên vuông vắn của mảnh vườn .

c)   sự nổi loạn + ảo giác trong Đây thôn Vĩ dạ:

Đọc kỹ Đây thôn Vĩ dạ, [tôi] thấy nhà thơ tả 3 cảnh khác nhau, trong 3 khổ thơ.

 Khổ thơ  thứ 1: tả nắng trên tả nắng trên hàng cau, vườn xanh như ngọc có lá trúc che ngang.

  Khổ thơ thứ 2: tả dòng sông có con thuyền đậu+ hoa bắp ở trên bờ. 

 Khổ thơ thứ 3: không tả, chỉ nói qua loa tà áo trắng cô gái + cảm nghĩ của [cô ta]. 

 qua 3 khổ thơ, Hàn Mặc Tử viết như một bài luận văn tả cảnh một học trò, có nhập đề, có thân bài + kết luận.

 Câu thơ này nối câu thơ kia ăn vận, khổ thơ này nối khổ thơ kia hài hòa , hiệp ý; chẳng có chỗ nào có thể [cho] là nổi loạn cả.

Như chúng ta biết, sở dĩ Đây thôn Vĩ dạ hình thành; bởi tác giả  cảm hứng khi nhìn thấy bức tranh cô Hoàng Cúc gởi tặng.

Chắc chắn hàng cau, vườn xanh, dòng sông, chiếc thuyền, áo trắng đã được chụp vào trong ảnh + hiện thực trước mắt thi sĩ; khi ông xem ảnh. 

 Nhìn vào bức ảnh Hàn Mặc Tử đã thấy gì, tả nấy; nếu hư cấu, thì ông hư cấu, thêm 'gió + trăng' -- thi nhân nào cũng thường nghĩ tới những hình ảnh ấy,  khi làm thơ.

 Có thế nói: 'Hàn Mặc Tử đã tả thực khi sáng tác bài thơ này; nhưng nhờ 'thiên- tứ- thần- thơ', ông làm cho bức ảnh trở nên linh động, 'có biến, có hiện, có thật, có mơ; khác với sự tầm thường' .  Đó không phải sự nổi lọạn;  lại càng không phải ảo giác, siêu hình của nhà thơ -- [với] tôi, Hàn Mặc Tử rất tỉnh táo, khi nhìn bức ảnh + tả cảnh thôn Vĩ dạ, qua bức ảnh này. 

[và] càng tỉnh táo hơn, khi viết:


                                         Gió theo lối gió mây đường mây
                                         Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
                                         Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
                                         Có chở trăng về kịp tối nay?


hoặc:

                                         Mơ khách đường xa khách đường xa
                                         Áo em trắng quá nhìn không ra
                                         Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
                                         Ai biết tình ai có đậm đà ?.
                                              THƠ  HÀN MẶC TỬ


Tôi không dám luận bàn 2 khổ thơ này, vì nó hay quá; [ở] trình độ tôi, không bình  được.

  Nhưng hãy đọc đi, đọc lại 2 khổ thơ này; thì bất cứ ai, đều có thể cảm nhận được cảnh đẹp thôn Vĩ dạ ; không thấy cái điên, cái bệnh, [sự] nổi loạn, cái ảo giác siêu hình nằm ở đâu cả. 

Vậy thì, Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ này rất tỉnh táo; có chăng; 'ông phát tiết hết được màu sắc, âm thanh tiềm ẩn trong bức ảnh '.


d)   Đây thôn Vĩ dạ , [một] thế giới mong manh, được thụ cảm bởi một nhà thơ bệnh hoạn?

Tôi không biết câu hỏi này, là 'khen hay chê' -- rõ ràng 'thôn Vĩ dạ' không phải thế giới mong manh -- nhà thơ cũng không phải vì bệnh hoạn, [để] thụ cảm cái mong manh này.  

'Thôn Vĩ dạ' [bây giờ] vẫn còn đó; nhà có cao lên, đường có rộng ra; nhưng, vườn, sông, trăng+ con người vẫn tồn tại y nguyên. 

 Sở dĩ Hàn Mặc Tử viết Gió theo lối gió mây đường mây --  ông đã từng thấy dòng sông, nương bắp; khuất dưới vườn cây, ẩn sau lũy tre -- do đó, khi gió thổi, mưa trên cao bay mau; nhưng, nước + hoa bắp dưới thấp [vẫn] chỉ xao động nhẹ. ... *

 Gió theo đường gió mây đường mây ; thấy sao viết vậy, cũng nhờ sự lạc lõng này; phong cảnh trở nên trầm buồn, êm ái, bức tranh [thơ] linh hoạt.
---
* ... -  tạm lược một số chữ. (Bt)

Bức ảnh Hoàng Cúc tặng thi sĩ; chụp vào buổi sáng; hay, buổi chiều;  ... hình ảnh cô gái áo trắng đứng trong vườn. Ảnh chụp lại không rõ nét, qua một khung cảnh ngoài trời; áo cô gái [màu] trắng,  không thể nhìn ra,  là lẽ tự nhiên. 

                                           Mơ khách đường xa khách đường xa
                                           Áo em trắng quá nhìn không ra 

...  xem xong bức ảnh, Hàn Mặc Tử [đặt] xuống; thở dài;:

                                            Ở đây sương khó mờ nhân ảnh
                                             Ai biết tình ai có đậm đà
                                                 THƠ  HÀN MẶC TỬ

câu thơ nhắn nhủ tác giả tưởng tượng; như cô gái nhắn nhủ với mình-- một cậu thơ tỉnh táo, ... không mong manh, không thụ cảm như lời bình thơ suy diễn thêm . ...


Đây thôn Vĩ dạ', một bài thơ quá hay; [không cần] hư cấu  -- [hư cấu thêm, tất] sẽ làm hư nếp suy tư, [phán đoán] của học sinh; nếu một khi đem dạy ở học đường. []

   châu thạch

    http://t-van.net/?p=29598

                                         
                                                           hàn mặc tử    [i.e. nguyễn trọng trí 1912- 1940]  
                                                                                                                           (wikipedia)


                                                ngôi nhà của gia đình Hoàng Cúc [ Hoàng thị Kim Cúc] ở thôn Vỹ dạ (Huế)
                                                                                                              (ảnh: blog HTLT)

                                                                                     Hoàng Cúc [ Hoàng thị Kim Cúc]  thời xuân sắc
                                                                                                              (ảnh: blog: HTLT)