Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

'lệnh đênh/ lưu na' : thơ mộng + đau xót'/ điểm sách: phan tấn hải -- t-van.net/

tựa chính,' đọc'lênh đênh của lưu na: 
'thơ mộng + đau đớn' 
blog t-van.net/


                                    'lênh đênhlưu na':
                         thơ mng+ đau xót
                                              điểm sách: phan tấn hải


                                                                            lênh đênh/ lưu na  
                                                                              ( tủ sách t.vấn& bạn hữu/ 2016 --  bìa sách in kèm bài viết)


" Em và chị Như bị hiếp ba, bốn chục lần; chúng đã ném chị Như xuống biển, vừa định bắt em theo; thì có tàu hàng hải tiến gần, nên tụi nó bỏ đi.  Lên đảo, em xin đi Na -uy; chứ không đi Mỹ với anh Tuấn 'fiancé' của 
em ..." (tr. 87 Lênh đênh/ Lưu Na)

Những dòng trên là lời của Phượng nói với Nga ở trại tỵ nạn; được ghi lại nơi trang 87, trong tác phẩm Lênh đênh -- khi Phương  kể về chiếc ghe vượt biên, gặp hải tặc.  Và, nơi 88, tác giả Lưu Na kể về thân phận người phụ nữ Việt:

"... Ngà biết từ đây cho đến chết, Ngà sẽ không bao giờ trả lời câu hỏi; mà tất cả những ai đi vượt biên, đều hỏi thăm; hoặc, thốt thành câu 'có bị hải tặc ...' .   Nói có là dối, mà nói không, là có tội , tội với Phượng, tội với tất cả những người phụ nữ không may. Tự bao giờ, cái may mắn của một vài cá nhân; trở nên tội với những người thọ nạn.  Người con gái Việtnam da vàng, tất cả những người phụ nữ vượt biên -- vết chàm đã khắc -- màu chàm đã nhuộm -- và, anh Tuấn, tất cả những 'Tuấn chàng trai nước Việt' *; có cách nào khác hơn là: 'chúng ta phải xa nhau, để ở mỗi phương trời cách biệt; may ra, còn có thể sống tiếp.'  Đêm vẫn trong, chỉ hồn mình đục.  Đảo tị nạn không chỉ xóa lối về; mà tẩy trắng luôn những tờ hồn trắng, để lại những vết gôm nham nhở xám buồn ..."

Và như thế, tác phẩm Lênh đênh hình thành. 

 Đó là những dòng chữ đầy sức mạnh.
---
* tựa một tác phẩm của Nguyễn Vỹ. (Bt)


                                                                                ***

Cũng là chuyện một thời ở Miền Nam; cũng là chuyện sân trường đại học Sài gòn, thuở giao thời [sau ngày 30-4- 1975], cán bộ từ Bắc vào Nam -- cũng là những băn khoăn về giá trị của tự do, cũng là chuyện đi ghe vượt biền, cũng là chuyện lên đảo tị nạn, cũng là chuyện vào đại học Mỹ, cũng là chuyện đi làm + giao tiếp trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt -- và, rồi một vài mối tình tan vỡ.

Nhiều người cũng đã trải qua hoàn cảnh như thế. 

 Nhưng tác phẩm Lênh đênh/ Lưu Nam mang sức mạnh rất khác.  Từng dòng chữ của tác giả;  dường như viết trong lặng lẽ, trong cô tịch, ẩn ức sau dòng chữ : là nều lên được những gì rất buồn của kiếp người.  Giữa những dòng chữ, là nỗi đau của Phượng, là cái chết bi thảm của Như ; và, là nỗi buồn vĩnh kiếp của Ngà.

Những con tàu bị xô giạt trên các triền sông.  Mạng người mong mnh trong giông bão đại dương.  Khi cô sinh viên Ngà bước lên trại tỵ nạn; cô như bước sang một kiếp khác.  Ngà thâm cảm sự may mắn của cô, nhưng được nghe kể về rất nhiều người đã biến mất trên biển + nghe kể từ các nạn nhân [của] hải tặc.

Những mối tình trong tác phẩm buồn man mác, không thành toàn; hệt như cõi đời đầy hư vỡ này.

Hẳn bạn đã từng đọc những chuyện tương tự; có thể bạn cũng đã trải qua các sóng gió+ hư vỡ đó.  Thậm chí, có thể bạn đã gian nan hơn cô Ngà-- thì dụ: bạn có thể đã trải qua vượt biên trện đường bộ, đã bị bắt vào tù nhiều lần, đã lặn lội buôn than trên các chuyến xe lửa Bắc-Nam .v. v ...

Nhưng, tác phẩm Lênh đênh / Lưu Na rất khác.

 Văn phong Lưu Na xô đẩy độc giả vào những khung trời cảm xúc.  Chuyện không phải kể, để cho qua; khi bạn gập cuốn sách 190 trang lại; sẽ thấy lơ lửng trước mắt, trên các trang giấy, là một thời của Sài gòn + tiếng rì rào ven biển quanh các trại tị nạn Đông Nam Á+ những chen chúc trong xã hội bận rộn nơi xứ người  -- và, sâu
 thẳm, là nổi buồn của người đã đi thật xa, nhớ nhà, nhớ mẹ + tự băn khoăn về trách nhiệm với quê hương.

 Văn của Lưu Nam có sức mạnh như thế.

Như trong đoạn văn, nhân vật chính là cô Ngà ,đứng trong hàng sinh viên ở sân trường; nghe bà chủ tịch từ  Bắc vào tiếp quản+ nghe chị Chánh ([một] sinh viên nằm vùng) nói chuyện -- và, chợt nhớ chuyện má của Ngà kể thời trước 1954 ở miền Bắc  không khác gì hình ảnh trái nghịch 'giữa ống quần bà cán bộ + các tà áo dài trắng nữ sinh viên' :

"... Bà nói giọng Trung; nhưng không phải Huế, thấp và tròn.  Tấm áo bà  ba trắng, vải ny-lông in bông; với cái quần vải đen mịn, như lạc loài giữa rừng áo dài trắng.  Có lẽ, phải nói là nó kiêu hãnh một mình, giữa rừng tá áo trắng mới đúng.  Ống quần của bà lật phật theo làn gió, trên đôi guốc gỗ.  Ngà ngó xuống mình, ngó chung quanh; có ai thấy khó chịu như Ngà, với cái ống quần tới mắt cá chân ấy?  Cùng với cái giọng lanh lảnh, cái ống quần phần phật, như vả vào mặt mọi người.  Bên cạnh bà chủ tịch thấp tè, chị Chánh đã cao, như cao hơn.  Chị đứng nghiêng đầu, tóc kẹp qua một bên vai, áo sơ-mi trắng, quần đen.  Chị cười cười, nụ cười thật vô tư, như những thành tích đấu tranh; những mưu mô lươn lẹo, để tồn tại với chính phủ cũ; là của ai đó, [có] 3 đầu, 6 tay. Thật lạ, bà chủ tịch, chị Chánh; hay, những anh bộ đội ngơ ngác; tất cả như từ cuốn phim 'cộng sản '[được] mà kể mấy mươi năm trước, hiện ra sống động.  Những khuôn mặt im lìm, không biểu lộ gì ..." 
    
 (Lênh đênh, tr. 12-13- sách đã dẫn ).


                                                                             ***

Văn của Lưu Na nói về những cảnh đời thường, lại cực kỳ thơ mộng+ đau đớn.  Hãy đọc về một ngày mưa;  Ngà được thấy Hòa kể về mối tình giữa thầy + chị Phụng: 

"... Một ngày mưa tấm tã, Ngà tời lới thầy Hòa.  Thầy đang ân cần chấm nước mưa trên đầu chị Phượng, người Hoa lai Việt.  Chị về rồi, người nhà thầy chửi gióng giã sau bếp; môi thầy mím lại, cằm bạnh ra, mặt trắng bệch, con mắt một mí như toé lủa.  Thầy ngồi xuống, nói bằng tiếng Anh, kể với Ngà[ về] mối tình với chị Phụng.  Ngà nghe, tai được tai không; nước mưa dàn tóc sát xuống da, Ngà nghe từng giọt nước thấm xuống, lòng buốt lạnh, đầu óc váng vất hình ảnh thầy Hoà chấm nhẹ những giọt nước trên tóc chị Phụng.  Ngà ra về, nước mưa chảy dọc màng tang, nhiễu xuống cổ áo.  Có bàn tay nào cho Ngà ... "     (tr. 12-13 sđd).

(...)   ...  - tạm lược  một số chữ; có thể nhiều, hay, ít.  (Bt)

Tác giả Lưu Na kể về những mảng đời của dân Sài gòn: ... 

" ... Ngà từ giã anh Quang ở bùng binh  Sài gòn, ngước mắt nhìn trời.  Trời quá thấp, đè bẹp mọi cái thau nhôm to nhỏ thành những miếng nhôm phẳng, méo dị hình; rồi những bước dép râu đạp lên, chà nghiến những miếng nhôm ấy lên mặt đường khô, lồi lõm, gập ghềnh. Khi Ngà về đến nhà, 'tấm thân nhôm mỏng' đã thủng thêm
 vài lỗ ..."     (Lênh đênh, tr. 42 sđd).

Và, thử hỏi; 'làm cách nào để ghi lại nỗi nhớ?  Thí dụ, nỗi nhớ má. Tác giả Lưu Na ghi rằng: 'nhân vật Ngà nằm trên đảo chờ; có những đêm nhớ má + [lòng] quặn thắt, khi thấy đời mình như con nước trôi xa:

" ... Đêm hằng đêm, Ngà thèm mơ thấy Má; thấy lại mái nhà xưa, thấy lại tất cả những con người mình hằng ghét bỏ; mà họ bặt tăm, mà đời sống [cũng] bặt tăm.   Tại sao Ngà lại ở chốn này, sao Ngà vẫn sống; khi gốc rễ của mình đã tan biến?  Sông khi đổ ra biển, thì con nước tan vảo biển; cả những ngọn nguồn, lòng bãi, vẫn còn dạng hình dấu vết; mà, những thân phận con người ra đi, lại trở thành con nước bơ vơ, không nhập được với đại dương nào; trong khi cái nôi hứng đỡ đã bị một khắc, một giờ xóa.  Nước đi là nước không về.  Nước chi là nước giữa trời ..."       (  Lênh đênh ,tr. 78-79 - sđd).


                                                                                ***

Tác phẩm Lênh đênh , Ngà cũng ghi về một kỷ niệm thơ mộng trên đảo; với Bách, một chàng trai [từng] hướng dẫn thiếu nhi thánh thể [tại nhà thờ].  Nhiều thập niên sau; Ngà gặp lại Bách tại quận Cam [California], khi  Bách đã trở thành một linh mục [ở] một tiểu bang xa, ghé thăm quận Cam:

"... Cuốc sống như sóng dồn, đẩy tấm thuyền bé ngáy một xa khơi, qua muôn khúc quanh; qua ngàn dòng nước. Ngà và Bách đã dạt khỏi nhau, như một giấc mơ; tỉnh dậy là quên hết.  Mọi sự đều có thể; và, đều không có thể: trăng còn mãi với thời gian, nhưng làm sao 'để có lại một lần cái mầu xám bạc hoang liêu'.  Gặp lại Bách, như gặp lại mảnh đời thất lạc.  Gặp lại Bách, như tìm thấy một bóng mình của thuở đầu đời. Gặp lại Bách, như đã đi hết một vòng của cuộc sống.  Ngà nhận ra mình vẫn nhớ bờ môi ấy.  Ngà nhận ra mình vẫn nhớ hơi ấm của bàn tay xưa .          
Vành môi cũ nay ban lời Chúa.  Bàn tay xưa nay mở ra phúc âm. 'Ta là khởi đầu và cũng là cuối cùng' * kết thúc.   Hết một vòng đời Bách rồi, đã đến thiên đường; chỉ còn Ngà đứng trên kỷ niệm xưa, nhìn lại tháng, năm; thấy quãng đời chỉ là dấu vết đau dài ..."  (Lênh đênh, tr. 187 -sđd).

Và, đó cũng là những dòng cuối truyện.  Sách khép lại; nhưng, vết đau dài chưa dứt. ...

 Những gì còn lại sẽ là những dòng chữ của Lưu Na: 'thơ mộng+ đau đớn'.  []
---
* Kinh thánh (Bt)

    phan tấn hải

     http://t-van.net/?p=19511

     -----------------------------------


 bài liên quan:



                        T.Vn: vnhng nim đam mê ... 

                           T. Vấn , trang chủ  t-van -net + chủ trương Tủ sách TV& Bạn hữu
                                                                                                                 (ảnh in kèm bài viết)



Cuối cùng thì người bạn trẻ của tôi [Lưu Na] cũng đã có tác phẩm 'được' in.  Là quyển sách, cầm được, sờ được, ngửi được đàng hoàng.  Chứ không phải loại' ấn bản điện tử' không cảm giác, không mùi rất thời tượng hiện nay.  Tôi đùa với cô [tác giả 'Lênh đênh'],' thế là cô đã trở thành nhà văn chính hiệu'.

(Chẳng là, người trong giới hay truyền miệng nhau rằng: 'không có sách in, thì chớ có viết danh hiệu nhà văn, trước tên của mình'.  Thế nên,có người đã phải cố mà in sách: thơ, truyện, tùy bút, tản văn ...; bất cứ thừ gì, hay dở chưa biết; cứ phải thành sách cái đã'.    Đó là thời đại về cái thời; mà loại sách 'điện tử' còn chưa phổ biến, ít người mặn mà với nó.  Chứ; còn bây giờ thì không hiểu, không biết, không nghe là: liệu in sách điện tử, có thể coi là 'lai-xần' [licence] ; để khoác lên mình chiếc áo 'nhà văn, nhà thơ, nhà gì gì ... đó' chăng.  Nếu 'dễ dãi'  được như thế; thì, trang nhà TV& BH hiện nay đang lạm phát 'nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo' --  vì, chỉ trong vài tháng đã có tới 12 đầu sách trình làng.  Bằng chỉ tiêu nguyên năm của một nhà xuất bản sách tầm cỡ thời xưa. Quả là 'phong cách' thời đại; cái gì cũng nhanh, cũng nhiều ồ ạt; khiến chưa kịp xem xong cái bìa, thì quyển kế tiếp đã chồng lên; che kín ....

Rất tâm tình để nói rằng: 'cầm quyển sách in ; mà người bạn trẻ [Lưu Na] của tôi nâng niu, trân trọng; tôi cảm được hết 'nỗi lòng' của cô.  Đó không phải chỉ là một quyển sách, một tác phẩm đầu tay của một tác giả; mà còn là cuộc đời của cô, nằm trọn trong đó.  Như thể nó được sống lại một lần nữ (khi viết) -- và, thêm một lần nữa(khi trở thành tác phẩm được in).  Và tôi cũng hiểu được;' vì sao cô cứ khăng khăng'phải in tác phẩm thành sách bắng giấy đàng hoàng, chứ không chịu , chỉ nhìn thấy nó trên màn hình máy điện toán'.  

Thế giới thật + thế giới ảo; dù sao cũng khác nhau nhiều lắm.  Dù sao [thì] : 'cô cũng là một phụ nữ, còn tôi là anh đàn ông chính hiệu.'.

[Đã] có một khoảng thời gian đủ dài; để [tôi] nhận ra người bạn trẻ của tôi rất nghiêm túc, trong 'con chữ' của mình .  Cô viết rất nhiều; nhiều hơn cái ấn tượng; [để] người đọc thường  khi cầm quyển sách đấu tay mỏng mảnh cuả cô

 thế nên, những gì cô trân trọng gởi đến người đọc; đều đã được sàng kỹ, qua một 'máy lọc tôn trọng' của mình , tôn trọng độc giả, tôn trọng trang giấy in. (tuy chẳng mắc mỏ gì) .  Cô còn khá trẻ; đường đi còn dài trước mặt, cô còn rất nhiều thì giờ; để tiếp tục sàng lọc mớ tài sản chữ nghĩa không nhỏ trong 'kho'.

 Rồi đây, chúng ta hẳn sẽ còn được nghìn thấy nhiều tác phẩm nữa của cô ra đời.  

Văn học Việtnam hải ngoại lại có thêm một chút sinh khí; để tiếp tục sống còn.  Nhờ vào chính tác phẩm ra đời; chứ không phải cái danh hiệu (hão) 'nhà văn, -- mà người bạn trẻ tiếp nhận một cách ngượng nghịu.   []

         
   t.vấn

     http://t-van.net/?p=29535

     ----

     * chỉ đăng tiểu mục  1. (Bt)

                                              "... trang nhàTV&BH hiện nay đang lạm phát nhà văn, nhà thơ, nhà biên
                                                                           khảo; vì chỉ trong vài tháng, đã có tới 12 đầu sách trình làng  ..."
                                                                                (ảnh in kèm bài viết) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét