Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

bùi giáng: sơ thảo tiểu truyện/ bài viết: rất công phu của đặng tiến -- source: art2all.net

bùi giáng: sơ thảo tiểu truyện / đặng tiến
source: art2all.net


                                                  bùi giáng   [1926-- saigon1998]     (ảnh: internet)

                                   'bùi giáng: sơ tho tiu truyn'
                                                                  đặng tiến

                                                 Des lisères lointaines les cerf ont brame/ Từ ven rừng xa tiếng nao gào gọi
                                                                                                                              APOLlINAIRE


Sơ thảo: gọi như vậy; vì tính cách viết sơ lược của bài viết.  [Có] một số dữ kiện nêu lên, không chắc chắn; dù cho người viết hết lòng tìm căn cứ. Chung quanh Bùi Giáng có nhiều giai thoại, dần dần trở thành huyền thoại-- đồng thời, với tư liệu có khi không hợp lý; hay, mâu thuẫn, không dễ gì kiểm chứng.
Sơ thảo: vì lối biên tập còn rườm rà; khi chúng tôi cố tình muốn đưa ra nhiều tư liệu, có lúc ngoài lề; để người khác có thể men theo, và truy cứu thêm về chuyện này, hay chuyện khác.  
Sơ thảo: tóm lại không phải lời từ tốn vào đề chiếu lệ; mà là lời mời gọi giới văn học+ đôc giả cải chính, bổ sung, đáo sâu; hay nâng cao. 
Bùi Giáng đứng tên trên khoảng 60 đầu sách; chủ yếu là 14 tập thơ, xen kẽ +19 dịch phẩm + 6 sách giáo khoa đầu tay; phần còn lại là biên khảo về triết học + thơ.
Hiện nay còn khoảng 10 tập thơ + nhiều văn bản dịch; chưa in. 
Trên cơ bản, Bùi Giáng là nhà thơ.


                                               đặng tiến [ 1940-     ] bút hiệu Nam Chi. ; hiện sống ở Lyon ( France)  
                                                                                                      (ảnh: newviertart.com/ paris)
                                                                           
                                                                       - Vũ trụ II  (Thư ấn quán xb, USA 2008) 
                                                                       - Thơ --Thi pháp + Chân dung (nxb Phụ nữ, Hànội 2004) ...

                                                                          
                                                                                                  thơ/ thi pháp & chân dung/ đặng  tiến
                                                                                          ( nxb phụ nữ, hànội 2004/  chụp lại trên internet)

                                                                     " ... bảo rằng ở miền Nam Việt nam trong vòng 20 năm; không có người
                                                                      tài phê bình văn học, thì không đúng.  Đặng Tiến chẳng hản: vào đầu những
                                                                      năm 60 [ thế kỷ 20] ; khi ông hãy còn trẻ, đã viết trên'Tin sách'  những bài phê
                                                                      bình thật sắc sảo, thâm trầm.... "  ( Văn học tổng quan miền Nam/ Võ Phiến)
                                                                                            (trích theo  Blog 'T.Vấn & Bạn hữu ')
                                                                                                   ***

Bùi Giáng là tên thật.  Có khi sử dụng nhiều bút hiệu khác : Vân Mồng, Bùi Bàng Giúi, Bùi Bàng Giùi, Báng Giùi, Trung Niên Thi Sĩ, Đười Ươi Thi Sĩ ...

Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 (Bính dần) tại làng ThanhChâu (nay đổi thành Duy châu. huyện Duy xuyên, tỉnh Quảng nam).(1) Thân phụ là Bùi Thuyện (tục danh Cửu Tỳ) địa chủ giàu có; thân mẫu là Huỳnh thị Kiền .(còn có tên là Hai). Cụ Bùi Thuyên có 2 đời vợ; bà trước là con Phạm Tuấn, 1 trong 5 tiến sĩ đống khoá 1898, cùng quê Quảng nam, gọi lÀ Ngũ Phụng Tề Phi (2).  Ba mất sớm, khi hạ sinh đứa con thứ 3.

Bà sau là cháu nội cụ Hoàng văn Bảng. (em ruột Hoàng Diệu, phó bảng khoa 1853,thượng thư bô Binh, tổng đốc Hà ninh; tuẫn tiết tại hà nội, năm 1882).  Bà sinh được 2 gái+ 7 trai.  Bùi Giáng là con thứ 5 (kể cả con mẹ trước), còn gọi là Sáu Giáng.  Những chi tiết này, chứng tỏ Bùi Giáng xuất thân từ một giòng họ gia thế.  Họ này gốc tại Nghệ an, di dân vào đây từ đới Hồng Đức (3).  Nhiều người trong giòng họ này nổi tiếng, như bác sỉ Bùi kiến Tín (sản xuất dầu Khuynh diệp), kỹ sư Bùi Thạnh (hay giáo sư Bùi xuân Bào); gia đình ra lập nghiệp tại Huế.

Dòng họ Bùi giàu có bậc nhất trong vùng, với những sở ruộng 'cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi'. 

 Bùi Giáng trong mắt người dân thuở đó là một trang công tử. Dòng họ Bùi gốc Vĩnh trinh, lên cư ngụ ở Trung phước; khoảng những năm đầu của thập kỷ 40.  Hồi đó, dòng họ có những căn nhà lầu đầu tiên ở xứ này.  Trong nhà của họ, có rất nhiều nô bộc.  Sau này, nhà- Quảng- nam- học Nguyễn văn Xuân nhận xét 'những dòng họ giàu có nổi tiếng xứ Quảng, đều sinh sống dọc 2 bên triền sông, tận dụng lợi thế 'nhất cận thị, nhị cận giang' (4).

 Sông Thu Bồn quanh năm có lưu lượng cao, nối liền miền thượng du với cửa Đại (Hội an), cửa Hàn (Đà nẵng) , và cửa Kỳ hà (Tam kỳ); qua nhiều sống lớn khác.  Do đó, Vương quốc Chàm đã đã đóng đô tại vùng Trà kiệu, bên sông này; khoảng thế kỷ IV.  Nhờ kinh tế phồn thịnh, dân địa phương nhiều người học hành, đỗ đạt [cao]. 

Bùi Giáng sinh ra, lớn lên giữa 'những nhà rộng thênh thang, tường xây bằng đá' (5).  Thời niên thiếu giữa một thiên nhiên phong phú, nhiều sắc thái sông hồ, đồi núi, ruộng nương; là một thiên đường mà Búi Giáng suốt đời hoài vọng; và là cố quận. 

 Trong 'Ngày tháng ngao du', ông kể,

 " Hồi nhỏ, tôi được sinh ra, lớn lên; trong miền quê hẻo lánh.  Chung quanh có ruộng đồng, sông núi trùng điệp, những đ1m cỏ chạy suốt tuổi thơ.  Làng tôi xưa kia có nhiều cỏ mọc, cỏ mọc từ trong làng ra ngoài ruộng; tới những cồn, gò, đồi núi thật xanh.  Từ đó về sau, tôi tìm kiếm mãi một màu xanh không còn nữa; vì những trái bom + hòn đạn khổng lồ." 

Có lẽ vì vậy; mãi đến tuổi 71, ông mới về quê; sau hơn 50 năm xa cách, qua bài thơ tâm sự (1996) trong 'Đêm ngắm trăng'.

Về học trình của Bùi Giáng, tư liệu chi tiết nhất; bài diễn văn năm 1995 của Bùi văn Vịnh (em ruột),

"Thuở nhỏ, anh học trường Bảo an, tại Điện bàn, Quảng nam.  Sau đấy, anh theo học trung học ở trường Thuận hóa, Huế.  Năm 1945, đang học lớp đệ 4; thì gặp đảo chính Nhật; song anh kịp đậu Thành chung (Diplôme).  Cùng năm, anh lập gia đình riêng; chị qua đời 3 năm sau.  Việt Minh lên, anh trôi nỗi khắp các tỉnh nam Ngãi, Bình phú / Liên khu 5; rong vòng kiểm soát này.  Cho đến 1950, khi có kỳ thi tú tài đặc biệt, do Liên khu 5 tổ chức.(đặc biệt,vì đề thi do Liên khu 5 gửi vào, thi xong; bài thi gửi ra Liên khu 5 chấm)-- anh đậi tú tài 2 văn chương; rồi lên đường ra Liên khu 5; tiếp tục vào học đại học.  Từ Liên khu 5 ra Liên khu 4, phải đi bộ trên đường mòn trên núi, hơn 1 tháng rưỡi.  Khi ra đến nơi, trong ngày khai giảng; sau khi nghe ông viện trưởng  trường đại học, đọc diễn văn; Bùi Giáng quay ngay về Quảng nam --  một tháng rưỡi nữa, teo đường mòn trên dãyTrường sơn.  Và, anh bắt đầu quãng đời '15 năm chăn dê ở núi đồi Trung việt'.  Xin mở ngoặc đơn: con số '15' được hiểu tượng trưng của điển 'mục dương'-- và anh [chỉ ]chăn dê, không chăn bò hay trâu.  Tháng 5/ 1962, gửi đàn dê lại cho  ... 'chuồn chuồn, châu chấu' ; anh bắng qua Huế lấy [bằng] tú tài tương đương; để vào Sài gòn, ghi danh học Đại học Văn khoa.  Lần này nữa, sau khi nhìn danhs ách các giáo sư sẽ giảng dạy; anh quyết định chấm dứt việc học ở trường của mình tại đây .(6)  Nhiều bài biên khảo sử dụng tư liệu này; vì tư cách tác giả+ những dữ kiện được đưa ra.  Nhưng cũng có người tự hỏi,'Hà Tĩnh lam gì có trường đại học?'. Năm 1952, thì làm gì có trường Đại học Văn khoa?  (7).  Chúng tôi dò hỏi; và, đề nghị một học trình khác của Bùi Giáng: 

Tiểu học: Bùi Giáng có học trường Văn Minh, Hội an.

1940 bắt đầu vào  trung học; [học] trường Cẩm bàng, Quy nhơn.  Trường tên như thế; vì là tên làng của chủ trường, ông Lâm tô Bông, người Quảng ngãi.

1941- 1945: Bùi Giáng ra Huế, học trường tư thục Thuận hóa.  Thầy là các vị : Hoài Thanh, Đào duy Anh, Trần đình Đàn, Lê trí Viễn ... --  2 ông sau  là cùng quê với Bùi Giáng.  Nhà thơ khâm phục; về sau có viết bài ca ngợi các [ông] thầy này. 

1945: Nhật đảo chính Pháp, ông đỗ bằng Thành chung, thường gọi là Diplôme, sau khi thi hỏng năm trước; và, ở lại lớp Tứ niên C.

1943: Bùi Giáng đọc trên báo Bạn đường, do Hướng đạo chủ trương,(in tại Thanh hoá) mấy câu thơ: "Mịt mùng một nẻo quê chung/ Người về cố quận, muôn trùng ta đi".  Theo Bùi Giáng,'đây là một niềm tương ngộ, cuộc trùng phùng, những tao ngộ tình cờ trong một cuộc Hội thoại'.  Có thể xem như là khởi điểm nguôn sáng tao văn học của Bùi Giáng; như ông thổ lộ ở phần đầu Lời cố quận (1972); mà không cho biết [ai là] tác giả câu thơ.   Tuy nhiên trước đó, trong Đi vào cõi thơ(1969); Bùi Giáng có trích 2 câu này, trong 1 đoạn 4 câu trong bài Cảm thông (12 câu,1940) -- và, nói rõ là của Huy Cận.  Bài này chưa bao giờ được in ở các thi tập đã xuất bản của Huy Cận.
1945: ông về quê, cưới vợ; dọn lên Trung phước, một làng trung du hẻo lánh.

Vợ ông tên Phạm thị Ninh, trạc tuổi ông; sinh trưởng trong một gia đình công chức khá giả, ông bà Phan Trại (Hội an) ở gần chùa Cầu, nay còn người em là Phan văn Hòa, 71 tuổi.  Người em, Bùi công Luân [em Bùi Giáng] kể lại rằng, khi mất thì "chị không thấy mặt chồng.  Anh Bùi Giáng bấy giờ đang ở Quảng ngãi, Bình định, Phú yên gì đó; nghe phong phanh anh đi học.". (8) 

Chúng tôi lần theo, được biết là giai đoạn này; Bùi Giáng tiếp tục học tại trường Nguyễn Huệ .(Bồng sơn, tỉnh Bình định).  Trường này không dạy đủ lớp, chỉ dạy 2 trên 3 năm bậc tú tài; và, chỉ dạy chuyên khoa toán-lý-hóa.  Bùi Giáng có ra Hà tĩnh (bài Kỷ niệm , trong tập Mưa nguồn, làm tại Hà tĩnh 1951) -- nhưng có thể để học tiếp ban tú tài văn chương; rồi  bỏ dở. 

                                                trái qua: Thế Phong -- Bùi Giáng (giữa-- Ý Nhi
                                                                       ( Lữ quốc Văn chụp,  khoảng thập niên 90 -- khi Ý Nhi là trưởng chi nhánh 
                                                                       nxb Hội nhà văn VN, tại tp HCM , cũng người đầu tiên tái bản Mưa nguồn
                                                                       / Bùi Giáng .   ( tập thơ in ở Saigon/ 1962)
                                                                      Ý Nhi cho TP biết, "Bùi Giáng có họ hàng bên vợ, với tộc họ em. "


                                                                    mưa nguồn/ bùi giáng
                                                                              ( "ý nhi, trưưởng chi nhánh nxb hội nhà văn việt nam, tại tp hcm 
,                                                                      người đầu tiên tái bản 'mưa nguồn'/ bùi giáng .(tập thơ in ở saigon/ 1962." )


Tháng 6/1952, Bùi Giáng về thành. (9)   Rồi vào Sài gòn dạy học [ở tư thục].  

Học trình Búi Giáng, chúng tôi chỉ biết có vậy. Trên cơ bản, ông là người tự học, đã đạt tới một kiến thức uyên bác, làm nhiều người ngạc nhiên, kính phục. 

Chúng tôi phụ chú thêm 3 điểm:

1) việc hôn nhân: khi trả lời một bài phỏng vấn  trên báo Thời văn (1997); Bùi Giáng tiết lộ," phải thuận theo ý cha mẹ, lấy cô vợ ngưởi thành phố Hội an, suốt đời không biết 'cày sâu cuốc bẫm' là gì." (10) Người em trai Bùi công Luân xác nhận điều này, trên báo Khởi hành số 25 [Hoa Kỳ] đã dẫn, nói rằng '2 bên không yêu nhau'. 


2) việc chăn dê:  khoảng 1948 tại Trung phước, chúng tôi tin vào kỷ niệm ông Phan văn Hòa: "ông anh rể tôi kỳ lạ lắm. Hồi đó, ông mua một đàn dê, khoảng 100 con; và, rủ tôi đi chăn cùng. Buổi sáng, ông thường lùa dê vào Giáp nam, gò Om; sau đó 2 anh em rủ nhau xuống khe (suối) Le ngồi dưới bóng của các lùm tre thơ thẩn; đeo vào cổ cho dê ..." 


Đặc biệt, Bùi Giáng rất thương vợ. Sáng nao, ông cũng vắt một bát sữa dê, đem chưng lên, cho vợ uống.  Tôi chẳng hiểu hồi đó ông có tâm sự gì; nhưng chỉ biết nuôi dê để chơi thôi; không thấy bán, (vì, nhà rất giàu) cũng không thấy giết thịt; vì ông rất yêu những con dê.  Mỗi con, ông đặt cho một cái tên, rất kỳ lạ.  

Chuyện Bùi Giáng chăn dê, nhiều người còn nhớ.  Đấy là một hình ảnh một thanh niên hàng ngày lặng lẽ đưa dê vào núi; trên tay ôm một cuốn sách tiếng Pháp, dảy cộp  Quãng đời du mục của Bùi Giáng kéo dài khoảng 3 năm; sau này viết Nỗi lòng Tô Vũ, thi sĩ đã. đề từ: 'Kỷ niệm đoạn đời 15 năm chăn dê núi đồi Trung Việt nam Ngãi Bình phú 15 năm', nhiều người cho rằng: 'có thể Bùi Giáng la61yt hời gian nàng Kiều để nói về đời mình.'. (11)

3) thời kháng chiến : ngày toàn quốc Kháng chiến chống Pháp; Bùi Giáng đúng 20 tuổi; ông làm gì?  chẳng nhẽ chỉ chăn dê  + làm thơ.  Bùi Giáng có đi bộ đội, thời đó là Giải phóng quân.Trong lúc 'vui lòng cởi mở' ở dưỡng trí viện Biên hòa (tháng 5/ 1969); ông kể với các bác sĩ trong viện:

 '.. trong thời trai trẻ đi kháng chiến; một chiều nọ, mệt, đói; anh [ta] đang lê từng bươc một, với chiếc ba-lô khá nặng; thì quẹo vào một đường mòn, chợt thấy một thiếu nữ vừa ngừng tay giặt, mỉm cười với anh ta + niềm nở hỏi, chào anh ta. [Thì] tưởng mình như đang lạc vào suối đào nguyên; và, hình ảnh này vẫn không phai trong tâm khảm anh ta.  Đó là phần cô em Mọi Nhỏ'; còn hoàng hậu Nam Phương, thì đến với anh ta, trên môt bao thư ' người mẫu nghi thiên hạ này; sau anh ta có gặp lại ở Huế -- lần này, người thiệt, chớ chẳng phải là một con tem thư -- nhưng thực + mộng vẫn không sai biệt.' (12). 

Đoạn văn được trích dài để quy chiếu, về một chi tiết trong tiểu sử -- mà các tài liệu khác không đề cập -- và, trong một chừng mực nào đó, giúp ta hiểu thêm về hình ảnh người đàn bà-- rất nhiều đàn bà -- trong thơ Bùi Giáng.


                                                                                  ***

1952- 1960: về vùng Quốc gia; Bùi Giáng vào Sài gòn lập nghiệp, dạy Pháp văn + Việt văn tại nhiều trường tư thục : Tân [Thanh], Vương gia Cần ...và, gửi thơ đăng báo.  Ông cư ngụ tại đường Trương tấn Bửu (nay: Trần huiy Liệu, gần chọ Trương minh Giảng) cùng với các em; trong một ngôi nhà , giữa vườn cây vú sữa. (13 ) ... 

Có lần, Đinh Hùng lại nhà, mời ăm mì Quảng, tại một căn nhà ở đường Dixmude (Đề Thám) -- theo lời kể của Mặc Thu. Mì Quảng là món ăn của quê hương mà ông tự hào + ưa thích.  Có lần tuyên bố:' ta ăn 2 ngàn tôi mì Quảng nữa,[thì] ta chết.' (14). Thời gian dạy học; ông đã soạn 6 cuốn sách giáo khoa, về 'Bà Huyện Thanh Quan', 'Lục vân Tiên', 'Kiều' (1957), 'Tản Đà', 'Chu mạnh Trinh', 'Tôn thọ Tường + Phan văn Trị' (1959) -- ( nxb Tân Việt ấn hành) -- chủ yếu cho học sinh cấp 2.

1960- 1975: xuất bản 'Tư tưởng hiện đại', biên khảo về tư tưởng phương Tây; chủ yếu là chủ nghĩa hiện sinh .
( hồi đó đang thịnh hành).  Có thể xem như sáng tác đầu tay quan trọng.  Dường như từ thời gian này, ông mới học tiếng Đức, bắt đầu đọc Heidegger. (do ảnh hưởng nhóm Phật giáo Vạn Hạnh, với thượng tọa Thích minh Châu, Tuệ Sỹ+ Phạm công Thiện).  Hai cuốn Heidegger, in năm 1963; trích nhiều tiếng Đức. 

1962: xuất bản tập thi tập Mưa nguồn (có bài làm từ 1950, thời chăn dê).  Có lẽ Mưa nguồn  là tập thơ đầu tay, giá trị nhất của Bùi Giáng.  Liên tiếp 5 năm sau, là 4 thi phẩm: Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột, Màu hoa trên ngàn + Sa mạc trường ca.  Dường như sau đó có thời gian, ông về ở chùa Phật hội, một  trung tâm nghiên cứu Phật học, tiền thân của Đại học Vạn hạnh-- với nhất Hạnh,Tuệ Sĩ, Phạm công Thiện.

1965: chiến tranh leo thang.  Cùng với nhóm trí thức: Nhất Hạnh, Hồ hữu Tường, Tam Ích ... Bùi Giáng tham gia kêu gọi hòa bình.  Dường như đây là hoạt động chính trị chính thức duy nhất trong đời Bùi Giáng.  Những lá thư gửi René Char của Bùi Giáng, chỉ nói đến hòa bình [một cách] chung chung; thời gian này, ông chủ tâm dịch sách, xuất bản 13 dịch phầm; nhiều nhất là Camus.  Kịch bản Ngộ nhận (le Malentendu) xuất bản 1967, đã đăng trên báo Bách khoa, từ 1963-- và, Bùi Giáng yêu thích Camus từ lâu. dường như 2 bên có trao đổi thư từ. 

1969: xuất bản 10 tác phẩm trong vong 1 năm, chủ yếu về thơ.  Đồng thời, xảy ra 2 tai nạn lớn: một hỏa tai thiêu rụi căn gác ông ở+ kho chứa sách; trong ngõ Phan thanh Giản.(nay Điện biên phủ). Căn gác này do tu sĩ Thanh Tuệ, chủ nhà xuất bản An Tiêm; thuê cho Bùi Giáng ở, chứa nhiều tài liẹu + nhiều sách [tiếng]  Pháp, Anh, Đức, Hán. 
(sách đọc rồi, có ghi chú). 

Hỏa hoạn xảy ra khoảng 3 giờ chiều, thiêu rụi tài liệu, bản thảo + sách tặng của Camus ... ; trước đôi mắt bất lực của Bùi Giáng + Thanh Tuệ. 

  Từ trước Bùi Giáng đã cuồng nhẹ, nổi cơn điên; được gia đình đưa vào dưỡng trí viện Biên hòa, từ đầu tháng 5/ 1969.  Theo các bác sĩ của viện,  'Người cầm bút cô độc này, bịnh đã chuyển từ cuồng nhẹ sang cuồng nặng' (16).  Không biết bệnh có di truyền truyền hay không; vì, thân sinh ông cũng bị cuồng nhẹ; theo lời người điạ phương, 'thân sinh ông Bùi Giáng, là ông Bùi Thuyên, thường gọi là Cửu Tý.  Ông Cửu Tý cũng là một người điên, hàng ngày thường làm bộ cưỡi ngựa bằng mo cau, đi từ làng Trung phước đến làng Cà tang đọc thơ; làm câu đối, và đặc biệt, ông này rất thích ghẹo... các cô gái có nhan sắc.' (17).

Ra khỏi dưỡng trí viện Biên hòa, Bùi Giáng sống lang thang; nay đây mai đó.  

 1973: đầu năm ông dọn về khu nội xá Đại học Vạn Hạnh (đường Trương minh Giảng); có phòng riêng ở lầu 3.  Thời gian này, Bùi Giáng thỉnh thoảng dự những buổi đàm luận chính trị [cùng nhóm] trí thức chủ hòa thời đó: Nguyễn đăng Thục, Tự Sỹ, Ngô trọng Anh ...; nhưng vẫn ăn ngủ đó đây -- và,  biểu diễn nhiều trò lạ mắt trong y phục thùng thình trên hè phố Sài gòn.

 Thân hữu + gia đình vẫn ồ ạt [cho] xuất bản sách của ông. Tạp chí Văn ra một số đặc biệt về Bùi Giáng (tháng 5/1973) 

Mai Thảo, phụ trách tòa soạn giải thích : " Phải làm cái gì về ông,  ... chưa biết tìm Bùi Giáng ở đâu " --  thì, thi sĩ bất ngờ ghé thăm tòa soạn. Ông chỉ còn da bọc xương, tong quần áo rộng thùng thình, mái tóc dài đạo sĩ, cái túi vải còn thêm cây gậy. (...)

 1975, mấy tháng trước biến cố; thỉnh thoảng chỉ nghe [là] ông vẫn lang thang đây đó, [ở] một quán này, một bãi hoang kia; ngủ ở bất cứ ở đâu . (18)

1975- 1998: sau 1975, bệnh cuồng trầm trọng thêm, dù có lúc ông vẫn [tỉnh trí], sáng suốt.  Sống nhờ bạn bè trợ cấp của gia đình, từ nước ngoài. 

 Có lúc ở nhờ chùa Già Lam. [đường Lê quang Định/ q. Bình thạnh].  Từ 1985, về ở với gia đình người cháu gái, trên đường Lê quang Định.  Vợ chồng người cháu giúp Bùi Giáng định cư + định tâm, an dưỡng để sáng tác cho đến ngày cuối đời.  Hiện gia đình còn giữ nhiều di cảo,[ và, tiếp tục cho xuất bản lần lần].

1992:  tâm trí có phần ổn định hơn, Bùi Giáng làm nhiều thơ, trong năm 1993.  Sau đó, sáng tác cầm chừng [nhiều nhất] vẫn là thơ].

1996: về thăm lại 'cố quận' Quảng nam, khi đã 71 tuổi.

7/10/ 1998: (17 tháng 8 năm Mậu dần) Búi Giáng mất tại Sài gòn; vì bị tai biến mạch máu não. Đêm 23/9, ông uống rượu, trượt té, bị hôn mê sâu.  Giải phẫu tối 25/9/, ông vẫn bị hôn mê; đến 17 giờ thì qua đời.

Tang lễ được tổ chức trọng thể tại chùa Vĩnh Nghiêm; khoảng 600 người, phần đông là thanh niên, sinh viên đến canh thức, ngâm thơ. 

Một đám tang nhẹ nhàng, nhắc lời [Bùi Giáng] thường nói, để đời: " ... vui thôi mà..."   

11/10/1998:  an táng tại nghĩa trang Gò dưa (Thủ đức). 

đặng tiến

(VIẾT CHO NGÀY TƯỞNG NIỆM BÚI GIÁNG
 -- 7/10/2003 / sơ thu Quý Mùi)


                                        đặng tiến ở Pháp về Saigon  (phải) gặp Thế Phong ( trái)  lần đâu tiên tại SGN 
                                                                     (tháng 12/ 2000),  qua sự giới thiệu nhà báo+ thi sĩ nguyễn quốc thái (giữa)

                                                              (ảnh chụp tại Triển lãm sách FAHASA ở  Bình quới (2) / q. Bình thạnh,  năm 2000).


-------
* chú thích từ 01 đến 18 : 'không trích lạị ở đây'. (Bt). 

trích lại, từ  'blog từ hoài tấn'
                               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét