Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

thư viết ở saigon - thế phong- lá thư 7 nói về đạo văn, thơ ...




                                                             thư viết  ở  saigon 
                                                                          thếphong
     Lời dẫn: 
             
              Chuyện mượn tư liệu âm nhạc  làm luận án tiến sĩ âm nhạc  ( luận án  La musique traditionelle việtnamienne của Trần Văn Khê )  được  Hoàng Hương Trang buộc tội  , mượn tư liệu riêng nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước  cho bạn mượn từ tiền chiến ( 1938-40) - tới nay họa sĩ Trịnh Kim Vinh 
( phu nhân nhạc sĩ Lưu Hữu Phước  ) đòi lại ,  không được ông Khê  đáp ứng -- vẫn theo  theo Hoàng Hương Trang ).  
              Trong  Tuyển tập văn xuôi HOÀNG HƯƠNG TRANG  ( Nxb Thanh niên,  10 / 2012)  đề cập chuyện đạo văn, tư liệu làm luận án âm nhạc,  mua văn, bán chữ ... tác giả nhắc tới   THƯ VIẾT Ở SAIGON  / THẾPHONG  - trang 445 - ( Văn Uyển xb, San José 2000)  -- tiện dịp  -  tôi cho  tái  đăng -  kể thêm  nhiều chuyện đạo văn khác  -  chẳng riêng chuyện  đạo văn thời hậu chiến - cả   thời tiền chiến, đã  có chuyện   Luu Trọng Lư  đạo thơ Nguyễn Vỹ --  hoặc vào thập niên 50 ( thế kỷ XX)  --  chuyện nhạc sĩ  Tống Ngọc  Hạp đạo bản thảo  sách nhạc  Lê Thương  -- hoặc bản thân tôi đây , đói quá, viết sách , khiến chịu tiền  thuê  nhà,  cơm 6 tháng chưa có trả , rổi gặp cơ hội ,  đã từng   đạo 10 ngàn đồng   triệu phú  Trần Hoài   trả nợ  tiền thuê nhà, cơm cháo, thuốc lá, khi ngồi nhà viết sách ở Xóm Chùa  Tân Định ( Saigon 1).    
              Vài chục năm sau bản thảo  đã  viết ở thời kỳ  khó khăn kia , đã " được" hay " bị" ,  một số nhà xuất bản,  một số thư viện  lớn ở Hoa Kỳ  Úc  châu  v. v ... lục ra , sao chép, in ấn , nhân bản sách, đưa vào thư viện  -  mà nhờ  Google. com  / search  - tôi mới biết .
            Chẳng hạn   tập 4, bộ  sách viết phê bình văn học :   A Brief Glimpse at the Vietnamese lieterary scene , from 1900- 1956,  Đàm Xuân Cận chuyển dịch anh ngữ  (  Đại Nam văn hiến, Saigon, xuất bản trước 1975 ) bị rất nhiều nhà xuất bản ở Mỹ, tự ý  lục từ trong thư viện Mỹ ,  đem ra  in ấn hoặc  tung lên mạng, dạng ebook  -- không cần biết tác giả  ở  đâu, chẳng hề  xin phép -- đến khi biết tác giả  ở Việtnam đòi bản quyền, thì  không trả lời , và  lờ tịt coi như không biết, không nghe, không thấy, không trả bản quyền. . 
           Chẳng hạn, riêng một Amazon com.   đã từng  tung lên mạng  Kindle, rồi copy  bán một used from   30 usd / copy --   ấy là,  đối với cuốn mới nhất bằng việt ngữ   T.T.KH NÀNG LÀ AI /  THẾ NHẬT ( THẾ PHONG)   --  và trước đó :  THEPHONG BY THEPHONG, THE WRITER THE WORK AND THE LIFE  /  THEPHONG. (   64, 99 usd  / copy)  v. v..   không xin phép, không trả bản quyền .
        Tôi  viết báo , đòi bản quyền , bài viết  bằng tiếng viết có, tiếng anh có - ( kể cả nhờ 2 Ngài Đại sứ Hoa Kỳ  tại Việtnam: M. Michalak và D.B. Shear can thiệp, tới giờ vẫn chưa nhận được hồi âm ) - và,   một bài đăng trên báo ở Mỹ,   CALI . TODAY ngày 21/ 5/  2011, gọi thẳng thừng , đó   là bọn  piracy- Coppyright infringement., coi luật pháp bản quyền quốc tế đã ký kết  như giấy lộn.  

    THẾ PHONG
  Saigon, Dec 26, 2012. 

                                                          7  Lá thư ngỏ gửi Ô. Khai Trí, soạn giả
                                                                   TUYỂN TẬP THƠ TÌNH VIỆTNAM & THẾ GIỚI 
                                                                    1114  trang, khổ 14 x 19 cm , Nxb Thanh niên, Hànội 1998.

                                 
                        Ngày 1. 9. 1998.

                 " Mến gửi anh Thế Phong,
                 " Thật là một niềm vui lớn đến với tôi khi nhận được thư hồi âm, với lời lẽ dịu dàng và đầy cảm tình -- đối với tôi không gì quy hơn là tình bạn.   Ông Rigaud  có nói : "  Ai có được một người bạn thân là có một kho tàng lớn".   Tôi đã để mất và  bây giờ nhận lại được kho tàng.   Đó là một niềm vui lớn .. (.... ) 
                                                                         Ô.  KHAI TRÍ

     Nhớ lại năm 1996, tháng 9 tây,  Thằng Phải Gió  đi đưa đám tang  nhạc sĩ Lê Thương, khi ấy đang quàn ở đường Bùi Viện.    Đấy đó, nhà thơ Nguyễn Hải Phương, Hoàng Hương Trang, Kiên Giang-Hà Huy Hà , Thượng Sỹ, Giang Kim.    Ông Khai Trí đi xe đạp đến, nhe răng, nhưng không phải cười, hỏi :
     - Thằng Phải Gió, anh có sách mới ra, sao không tặng tôi ?

     Tự dưng, Thằng Phải Gió nổi quạu , nhìn bản mặt đáng ghét, lời nói xấc xược  không phải lối.   Thân, hẳn chưa nhiều, làm sao người viết sách, mỗi lần in xong phải gửi đến; hoặc chỉ để nhận sách tặng một đôi lần , như Ô. Khai Trí đã quá nhiều.   Bèn hỏi lại :
      - Ông là cái đếch gì , mỗi khi tôi có sách ra, phải nhớ tặng ông ?
    Văn nghệ sĩ cũ của  Saigon , họ già rồi; nhưng không hiểu sao thính tai vậy, Thượng Sỹ gần 90, nói lớn :
     - Thôi, anh bị phạt rồi, không  tặng sách thì thôi; sao nặng lời với bạn vậy ?
     - ... thưa chữ nghĩa Viêt vốn khó.   Cầm bút như anh, trên dưới 60 -- như tôi, trên dưới 40.   Chưa dám nói là hiểu rõ nghĩa và chữ được viết ra, gọi là sách vở.   Thế này nhé, nhà Ngự sử văn đàn ạ, biết nhau chưa phải là  quen -- chỉ quen nhau mới biết -- có sinh  chưa chắc sống -- những đứa trẻ sinh ra  mà chưa được sống với đời.  Chuyện   bạn bè mà  Ngự sử vừa ra tiếng-- ông Khai Trí đối với tôi,  mới  chỉ là --   nếu là  bạn, hẳn còn phải suy nghĩ lại ! ..

    Có anh hồn nhạc sĩ Lê Thương  tiền phong tân nhạc đây, ông Lê Thương chỉ  vì tin , nên bị mất cắp  cuốn bản thảo Danh từ âm nhạc cho cháu chắt, chít chít Tống Giang  đem qua Pháp in --  đó là chuyện nhạc sĩ Tống Ngọc Hạp  , liêu có là  hậu duệ  108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, cũng  có tên lưu manh chỉ  chuyên môn lột, cướp của thiên hạ .

    Trời chưa mưa, bỗng tối  sầm trên mặt Ô. Khai Trí.   Mỗi anh chị em văn nghệ cũ buông lời can cho câu chuyện bị đánh loãng đi.

    Đám tang đưa đến nhà thờ Huyện Sĩ, linh mục cha xứ làm phép theo nghi thức Thiên chúa giáo La Mã.   Rất nhiều vòng hoa tang dựng bên ngoài nhà thờ, có một vòng hoa của nhạc sĩ  Trần Hoàn , đương kim Bộ trưởng Thông tin.   Có cả một số nhà báo đến tham dự, hoặc là người nhà, tôi không rõ.  

     Có một anh đeo máy ảnh, mặc áo kiểu như  phi công xưa, áo lưới phía ngoài áo bay-- đây là áo lưới  phủ  ngoài áo sơ-mi.   Những chiếc túi ở áo lưới, nào sổ tay, phim, bút máy đủ loại giắt đầy  trên túi áo .   Chẳng cần  anh phải ngồi viết bài, như tôi đang thấy,  chữ nghĩa đang vây quanh dầy đặc trên  áo phóng viên rồi .  Anh đi lại phía tôi, hỏi với giọng làm quen ,  khai thác tư liệu nghề nghiệp :

     - Bác đây lúc nãy nói với cụ Ngự sử văn đàn về chữ nghĩa.  Bác nói từng cầm bút cũng hơn tuổi đời cháu bây giờ.   Xin bác có thể cho phép cháu chụp một tấm ảnh bác  đưa tang nhạc sĩ, và hỏi vài câu, được không ?

    - Chẳng có gì  cho phép hay không cho phép.   Nghề cầm bút 40 năm, nhưng 20 năm gíán  đoạn, làm nghề phụ xe  -  như anh thấy vừa rồi 2 chiếc xe buýt đưa tang đây-- anh lái xe tên Hoàng  ra mới bố thuốc lá.   Bởi xưa kia,  tôi với anh ta, có thời gian cùng ở Đội 1 Công ty Xe Khách thành, 190 Hùng Vương, quân 5. 

    - Bác nói chỗ  ngoại kiều mua đất, đang xây nhà cao tầng, gọi là Thuận Kiều Plazza đấy phải không ? 
     - Đúng.

      Anh ta  chụp ảnh xong , chưa đợi tôi nói,  cầm bút ghi những điều  sắp sửa thốt thành lời của tôi.
     -Tuổi bác ngoải 60, như thế là khỏe .
     - Cũng nhờ có 20 năm làm nghề xe, như vừa nói với anh.   Anh cho tôi điều kiện này, nếu đồng ý, tôi trả lời.
     -  Cứ coi tôi, một người từng  cầm bút, nay  làm phụ xe cho người cầm vô-lăng.   Tên tôi là 
Đỗ Xập  Tường.  Bởi tên  cha sinh, mẹ đẻ đặt  tên Tường.   Dân miền Nam  thường gọi Xập Tường, họ Đỗ -- bởi miền Nam gọi ĐỗĐổ, khác  dân Thanh, Nghệ, Đỗ được gọi  là Đậu.   Giả thử, tôi sinh ra ở Thanh Hóa, cha mẹ tôi khi sinh là Đậu Xập Tường, bạn bè miền Nam sẽ gọi tôi là
 Đậu Leo Tường, chứ  không  là Đỗ Xập Tường .

     - Bác nói hơi dài dòng, nhưng cháu đồng ý đề tên như bác yêu cầu, nếu bài được Tổng biên tập duyệt.   Sao bác gọi nhạc sĩ Lê  Thương  là   mà không  là bạn của nhạc sĩ  Tống Ngọc Hạp ? Cháu có nghebố cháu nói quen tên,    ông này là nhạc sĩ nổi tiếng ,  phải không bác ?

     -Đúng, sau này ông ta lọt vào Hội thánh Báp Tít Ân điển, với tên khác là Trần Bửu Đức, sáng tác thánh ca, có in trong tập Phúc Âm Ca.
    - Cháu nghe tên  Hội Thánh rất lạ tai, có giông Tin Lành, Cơ đốc Phục Lâm không ?
    -Tin lành thì được, Cơ đốc cũng đúng, nhưng không Phục  Lâm .

                                                                    ***

     Có lân, tôi hỏi nhạc sĩ Lê Thương , về việc ông bị đánh cắp bản thảo.   Ông đáp rất dịu dàng:

     "... Lúc đầu tôi cũng bực,  nhưng chuyện đã lỡ, chẳng làm gì được !   Ông có nghe nhạc của Nguyễn Thiện Tơ bao giờ không nhỉ ?   Tôi đáp: " Không,  nhưng biết mà chưa quen . Ông này ở lại  Hànội,  sau 1954 ".  Ông Lê Thương đáp :"-  Đúng, người tình đầu tiên tưởng  là bạn đời của tôi,  ai ngờ ông ấy tài  hơn tôi, lấy  được người đó làm vợ ông .".

     Một buổi, rất  tình cờ, trước 1975 vài năm -- tôi đến đón nhạc phụ tôi học thần học tại Viện Báp Tít Thần Học trên đường Nguyễn Huy Lượng, đối diện Bệnh viện Ung bướu bây giờ.   Khoảng 4 giờ 30 chiều, tôi đang ngồi, một bác từ trong biệt thự  đi ra, hỏi :
     - Cậu đến Thần học viện  Báp Tít đón ai ?
      - Dạ, thưa bác, bố  vợ tôi.
     -  Bố vợ  tên  gì ?
     - Nguyễn Quốc Bảo Hội thánh Báp tít Trung tín Đà Lạt
   -Ông gíáo Bảo sắp ra, vì  còn họp với mấy giáo sĩ.   Cậu có là tín hữu Hội thánh Báp tít Ân điển không ? 
    - Chỉ có vợ tôi là hội viên, còn tôi không .
    - Hèn nào, cậu không biết tôi là phải ?
    - Tôi chưa biết, nhưng bác có thể cho biết phương danh  không ?  
     Tôi là nhạc sĩ Trần Bửu Đức, tác giả nhiều bài thánh ca, có  in  trong Phúc Âm Ca  * .
     - Thưa bác, tôi đưa vợ tôi đi nhóm, tập hát thánh ca, tôi thấy phương danh bác được  in trong sách nhạc .
   - Cậu có nhận thấy thánh ca tôi viết  trội hơn hết không ?
    - Thưa chưa.   Nêu nhạc của tác giả Trần Bửu Đức nào đó hay, được nhiều biết, hẳn không  cần  tác giả phải tự khai  nhạc thánh ca đó hay ! 
    -  Cậu ăn nói nghe tàm tạm được.  Cậu nên tin Chúa  đi , để hát nhạc thánh ca .   Sao vợ cậu  là tín hữu Hội thánh Báp tít Ân điển mà cậu thì lại chưa tin  Chúa  ?   Phải gọi người tin Chúa là tín hữu, chứ không  hội viên .   Cậu nên tin Chúa đi , không, vợ cậu sẽ mang ách với kẻ chẳng tin ** 
 Này, tôi muốn biết mục sư nào làm chủ hôn, khi vợ cậu tin Chúa, còn cậu thì  không  ?

     - Thưa bác, dễ.  Mục sư Roberston ở  Đà Lạt làm chủ hôn.  Tôi lấy vợ vào ngày 30 tháng 01 năm 1966.   Tối hôm trước, mục sư Mỹ  mời tôi đến đường  Trần Bình Trọng, tư thất  mục sư -- dặn tôi, hãy  học thuộc mấy câu trong Kinh  thánh, thế là được.  Bác có biết bà Betty Merell
không ?   Bà này nói rằng :

   " Một là cô Khê đắt được một người về vơi Chúa; hai là Chúa mất đi Một tín hữu trung tín ..." 
------
*  Nữ giáo sĩ    Berry Merell sau là  chủ tịch Ban Âm nhạc Báp Tít Ân điển , sọn giả tập thánh ca Phúc Âm Ca. ( Sở Tu thư và Báp Tít Saigon ấn hành, 1973 ). 
**  Thánh kinh /  Côrintô II 6 : 14
---------
     - Bà này thì tôi (Trần Bửu Đức )  biết,  chủ tịch Âm nhạc  Hội thánh Báp tít Ân điển  Saigon.    Chính bà  mời tôi  làm nhạc thánh ca, còn nói nhạc của tôi ( Trần Bửu Đức )  ăn trùm  nhạc thánh ca  mới sáng tác  sau này.

    - Bây giờ tôi hỏi câu này, xin bác chỉ giáo.   Đúng thì không sao, nếu  sai, xin bác tha thứ.
    -Cậu cứ hỏi.
    - Bác có phải là nhạc sĩ Tống Ngọc Hạp xưa kia ?
     - Sao biết ?
    -Người ta kể, ông nhạc sĩ này rất giỏi, đẹp trai từng làm đạo diễn.  Nữ diễn viên điện ảnh ở đường Ngô Đức Kế ,tên   Thu Trang rất mê ông ta -- hay ngược lại --.  Những người hàng phố thấy ông ta thường đến dãy phố này hoài hoài, mắt ngó lên lầu một.   Sau cổ đi Pháp, ổng theo đi,  và mang cả bản thảo cuốn sách  một nhạc sĩ tài ba khác coi như của mình.
    -Láo, rồi sao nữa ?
    - Ông nhạc sĩ họ Tống kia , đã  xóa tên Lê Thương, cũng không thèm sửa một chữ nào, chỉ ký tên Tống Ngọc Hạp vào rồi   đưa cho nhà xuất bản Minh Tân in ở Pháp vào 1950. .  
     - Cậu ăn nói láo lếu.  Nếu  là Tống  Ngọc Hạp như cậu nói, tôi không tha; còn truy tố cậu ra tòa về tội danh phỉ báng vô cớ . 
      - Thế bác không phải là Tống Ngọc Hạp tác giả cuốn Danh từ âm nhạc kia sao  ?
       - Tôi làm nhạc thánh ca, ký tên Trần Bửu Đức
      - Trả lời tôi lúc nãy, khi hỏi " có phải bác là nhạc sĩ Tống Ngọc Hạp không? --  thì,  bác trả lời bằng câu : " vừa đáp vừa hỏi sao biết ?" -- có nghĩa đúng lá bác, và có thể không  là bác --  nếu  chính bác thấy không có lợi.

    - Cậu lý luận cũng khá, giống con tôi .  Nhưng nếu tôi nhận  đúng tôi là Tồng Ngọc Hạp thì sao ?

    -Tôi hỏi thực, bác có đánh thó bản thảo  nhạc sĩ Lê Thương, rồi đưa  bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà in không ?   Là con cái Chúa , dầu  ăn cắp,  khai tội trước Chúa, hứa sẽ không làm như vậy nữa, bác sẽ được Chúa phiếu sạch tội trắng phau. 
    -Thế ra cậu đã  là tín hữu đấng Christ ?  Trước  khi tin Chúa,  cậu có từng ăn cắp không ?

     - Có, tôi xoáy tiền    2 bạn,  tới 2 lần, với 2 người khác nhau.   Một,  nhà triệu phú Trần Hoài  , ông này  nổi tiếng viết văn, viết báo, ký đại danh Trần Phoóng -- sau trông coi tạp chí Văn.   Còn người kia,  một sinh viên , học lối auditeur libre ở Đại học Văn khoa Saigon , thời giáo sư Thục chủ nhiệm báo Văn hóa Á châu  làm Khoa trưởng. 

      - Cậu lầm rồi, tôi chưa bao giờ là Tống Ngọc Hạp.   Lát nữa, bố cậu ra đây, tôi sẽ nói với ông ta ,ông có đứa con rể mất dạy cần phải dạy dỗ lại.   Tôi với bố cậu là bạn tri kỷ.   Nếu cậu  muốn được tha tội, hãy quì gối xuống trước tôi xin lỗi,  thì tôi tha .   
     - Qùi gối xin bác tha lỗi; nếu tôi có lỗi thật.   Tôi sẽ làm điều này, khi bác dám nhận lỗi.  Bởi, bác sáng tác thánh ca cho tín hữu Báp Tít Ân điển  tôn vinh danh Chúa -- tác giả là  nhạc sĩ tài danh như Trần Bửu Đức, hậu thân Tống Ngọc Hạp , từng đạo bản thảo Lê Thương, lại không nhận tội sao ?   Bây giờ, hãy nhận lỗi đó  trước tôi --  trừ  Chúa -- có ai biết đâu ?

    Bố vợ tôi vừa bước ra, ông Trần Bửu Đức   lôi tôi sềnh sệch theo.   Và ông phân bua  , nếu ông không nể  bố vợ tôi  -- thì  thằng trời đánh này -- không những no đòn,   còn phải  đưa nó ra Tòa trả lời tội phỉ báng, vu cáo, đặt điều  cho  người khác, mà  người ta không có.

                                                                  ***

     Nhà báo cảm ơn.  Giữa lúc này, ông Khai Trí  mặt mày hầm hầm nhìn tôi.   Kẻ thù hiện tại của tôi, không phải nhạc sĩ nào đó  -- mà  là  người đang lẽo đẽo đạp xe theo sau đám tang nhạc sĩ Lê Thương. 

     Cách 2 hôm sau, hay 3 gì đó -- thư đề ngày 22 tháng 9 năm ... -- tôi nhận được lá thư, viết trên khổ giấy 21 x 33, giọng mỉa mai,  của 1 người giận tôi hết nhẽ -- đưa ra lập luận kiểu Dale Carnegie.

      Như : "  không làm cho bạn mình mất mặt  ở chỗ đông người; chỉ nên phê bình bạn mình ở chỗ vắng  mới đạt hiệu quả ".   Bởi ông còn là người xuất bản, đã  mua lại loại sách Học làm người của Phạm văn Tươi  Nguyễn văn Hợi , bị lỗ, phải trả lại  căn nhà làm cơ sở xuất bản, phát hành  ở 16 Sabourain ( nay Lưu văn Lang )  !  

     Ông Khai Trí kể lại chuyện tham dự đám cưới của  con út tôi, với danh xưng,  ông Nguyễn văn Trương ( tên thật) -- ông rất bất mãn , khi mọi người đều gọi ông là Ô. Khai Trí.   Ông nói, rất ít khi sử dụng tên thật kia, nhưng vẫn tham dự đám cưới,  coi như không có chuyện gì xảy ra.   Còn nhiều điều, ông xỉ vả -- tôi gửi thư này cho ông Hoàng Xuân Việt giữ -- một người vừa là bạn ông, vừa là bạn tôi .    Ông Việt , một học giả, viết rất nhiều loại sách dạy Học  làm người .

     Phía sau thư, tôi thuật chuyện này, lấy lời Khổng Tử " thuật nhi bất tác " -- nhưng trong thuật có tác-- như để bêu xấu Ô. Khai Trí  cho nư cơn giận.

    Xưa, tuy chưa xa lắm, chuyện của thế kỷ này ấy mà.   Thập niên 50 ( thế kỷ XX) , một người quê ở Tăng Nhơn Phú xuống Saigon làm ăn, với chiếc xe đạp.  Sau mua được môt đôi gánh đầy sách cũ đem rao bán dạo.   Sách , báo từ nơi  nhà giàu muốn tống khứ đi  cho sạch nhà  cửa; hoặc cô sen, cậu bồi quét dọn, đem  bán sách, báo  , chẳng chủ nào kết tội làm gì , lại có đồng ra đồng vào. 

      Cậu Trương  mua được nhiều mối như vậy, chẳng mấy lúc khách hàng , là  sinh viên, học sinh, thầy thông, thầy ký, mỗi khi dạo qua Bonard ,thấy gánh sách cũ , họ  vây quanh, xem sách báo cũ  bán lưu động.   Người này mua cuốn này,   người  kia cuốn khác.   Có những cuốn sách, nếu được nằm trên hiệu, thì giá sách cao gấp 10 lần hơn mà cậu  bán tại  đây. 

    Tiếng lành đồn xa, càng ngày càng bán chạy, cuối ngày đếm tiền , lòng cậu hứng khởi mừng thầm .  Rồi cậu Nguyễn Hùng Trương  lập gia đình, vợ, con một nhà khá giả, tuy  người Bắc, nhưng khi ấy ở đây vây cánh nhà vợ khá đông.    Cậu phất lên  vài năm sau, bên vợ cũng cho vay mượn, nhượng lại một căn phố mặt tiền để khai thác bán sách cũ.   Sẵn  niềm đam mê từ nhỏ về sách vở, như cậu tự thú nhận với báo chí đến phỏng vấn, khi đã thành đạt, số vốn nhỏ nhoi kia đã tạo dựng cho cậu một cơ ngơi lớn bậc nhất ở Saigon.   Cậu thuê nhiều nhân viên nữ bán sách, mặc áo dài xanh  mầu thiên thanh. 
       Vợ ngồi  két ( caisse), mặt rất lạnh lùng, nhưng bà  rất đảm đang, lại giầu có.

    Cậu chủ  Nguyễn văn Trương ( Ô. Khai Trí sau này ) từng được ân huệ nhập sách vào giai đoạn thập niên 50-- một đồng  ăn 17 quan Pháp, giá ưu đãi, cậu được ra ngoại quốc , đi giao dịch.   Nay cậu ở Hong Kong, mai  Paris, có lần cậu  được mời sang nước Ý tham dự Triển lãm sách quốc tế.   Như   một bài báo  viết  về cậu,  được tổng thống Ý đích thân tới thăm gian hàng triển lãm sách tiếng việt.   Cậu được chụp rất nhiều ảnh, với các nhân vật làm chính trị, văn hóa, tầm cỡ thế giới.

   Việc tổ chức bán sách của cậu -- sau bìa sách việt, pháp, anh, đức, ý  v. v.. vẫn có đóng  triện hàng chữ, mực  mầu đỏ :
                                                      Nhà sách KHAI TRÍ 
                                                      60- 62  Lê Lợi, Saigon 

     Các cô bán sách    được huấn luyện cách  cư xử đối với khách hàng-- dù là người lớn, nhỏ, tri thức, học sinh, dân quê  đều là khách -- phải cư xử lễ phép, lịch sự -- đừng phân biệt người giầu, kẻ nghèo, người mua, kẻ xem sách không mua để có sự đối xử khác. 

    Một câu nói với khách , khi được hỏi đến , luôn phải : ân cần , mua hay không mua, vẫn cúi đầu cảm ơn .   Sách mua rồi được gói lại bằng  giấy bao in hàng chữ :  tên nhà sách, địa chỉ-- để lần sau khách còn tới mua hay giới thiệu với bạn bè.

   Trong nhà sách, có  một cuốn sổ lớn, đóng gáy da, mạ chữ vàng : Sổ Góp Ý Của Khách.   Người ta đọc  được lời khen cũng nhiều; nhưng lật phía sau, trở đầu  -- đọc được nhiều lời thú tội của khách từng bị bắt quả tang, ăn cắp sách.    Sinh viên, học sinh là thủ phạm đông nhất, nam nhiều hơn nữ.  Nhưng ông chủ không giáo dục, răn dạy, mà chỉ bắt  viết lời cam kết không được tái phạm 

   Có nhiều học sinh, sinh viên, sau này ra đời làm thẩm phán, luật sư, ông Cò, quan ba, quan tư, quan sáu -- ngườ i xưa kia có tên vi phạm luật nhà sách, lấy cắp  sách không muốn trả tiền.

    Bản thân tôi, khi tin Chúa ở Hội thánh Báp Tít Ân điển Saigon vào  ngày 30 - 4- 1979 tại gỉảng đường  một căn biệt thự, có địa chỉ 161 Nguyễn văn Trỗi,  phường 11, quận Phú Nhuận, tp HCM  --và  mục sư quản nhiệm rao giảng cho những người chưa tin Chúa biết rằng : tội lỗi đỏ như hồng điều, nếu khai ra  sẽ được Chúa phiếu trắng như bông ... 

     Mục sư Lê Quốc Chánh   nhắc đến nhà sách Khai Trí ở đường Bonard có quyển sổ này, chính mục sư từng được đọc những dòng chữ của  kẻ vi phạm viết  , tên thật, địa chỉ, tuổi, học ở đâu, nhận tội lấy cuốn sách nào, phải  ghi tựa sách -- với lời cam kết sẽ không bao giờ còn vi phạm và sau đó được thả ( không bị đưa ra  quận cảnh sát ).  

       Giả thử, nếu ông chủ nhà sách Khai Trí kia , đưa người phạm tội nhỏ ấy ra cảnh sát; thì bây giờ, chưa chắc người ấy   có cơ hội trở thành tướng, tá, giáo sư, thẩm phán v. v. .. hoặc có chức, có quyền trong xã hội.   Đấy là một điểm son,  phải tôn xưng ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách Khai Trí. 

    Sau này, ông Trương đam mê một nhà văn nữ.  Dễ mấy ai thoát được lá trời - một cách gọi người nữ của nữ thi sĩ Lê Thị Kim .    Cứ như  Lê thị Kim, thì,  hạnh phúc phụ nữ như chiếc
 Lá Trời * :
                                                      LÁ TRỜI 

                                     Hạnh phúc  như chiếc cầu vồng
                                     Thoắt bồng bềnh hiện, thoắt bồng bềnh trôi
                                     Hạnh phúc như chiếc lá trời 
                                     Thích trêu người giữa cuộc đời lặng trông
                                     Mặc người ngóng cổ chờ mong
                                     Mặc người đón đợi cứ  vòng vèo bay
                                     Thích   ai lá rớt vào tay
                                     Chợt nhiên không thích lá bay về trời
                                     Như giờ tôi chỉ mình tôi .
                                              LÊ THỊ KIM 

-------
*  Lê Thị Kim ( 1950 --          )  tác giả nhiều tập thơ in ở Saigon .   Hội viên Hội Nhà văn Việtnam, Hội Mỹ thuật Việtnam.  Còn là họa sĩ triển lãm tranh nhiều lần tại tp. HCM ( TP). 

     ...nay cậu Nguyễn Hùng  Trương đã được gọi :   ông chủ lớn.   Bởi cậu chững chạc, có địa vị, giầu sang, phú quí. lại ăn mặc và xử sự rất bình dân.  

      Ô. Khai Trí  gặp một lá trời -- đó là một  nhà văn nữ tăm tiếng, và thích hơi đàn ông lạ và thích  xài tiền do đàn ông mê sắc cung cấp.

      Lá Trời  (kia )   in một tập truyện ngắn có tựa Hai Chị Em.  Tác giả nữ này đã từng đóng vai một chị dâu, có thể, coi em chồng mình như khi ổng chồng  không có nhà.    Ổng chồng  có nhà hay không , có âu yếm vợ  đằm thắm không -- đúng hơn -- chẳng khác nhau -- bởi ổng chưa lên đã xuống-- không đủ  làm Lá Trời mênh mang đủ sướng !  

     Thi sĩ Phổ Đức , lúc ở bên cạnh  Lá Trời ( tác giả tập truyện ngắn  Hai chị em ) như một phụ tá đắc lực về giao dịch bán sách với ông chủ nhà  sách  Khai Trí .   Chẳng biết lá trời có ti tê:
       "... anh vui, em sướng, anh cười không ra tiếng, em rên không tiếng kêu .." 

 .. nhưng  vẫn đúng là thằng đàn ông kia, khi nghe,  vẫn hoàn toàn  ngu xuẩn , thích xiển dương, tưởng mình khỏe sức, làm chủ sóai  con nữ mê đắm dục tình !   Ông chủ nhà sách bảo Phổ Đức :

      - Anh đem 2000 cuốn  Hai chị em giao cho tôi vào sáng mai.   Giao sách xong, nhận tiền tại quầy. 
       Phổ Đức về  nói lại với  tác giả ,  rồi hỏi  :
     - Tại sao chị không giao việc này cho anh Động Đình  Hồ  *?
     - Động Đình Hồ còn có việc  Động Đình Hồ.  Anh giúp tôi đi, vì ông chủ nhà  sách quí , nể anh, anh dễ lấy tiền bán sách hơn.
----
 * Động Đình Hồ khi ấy mới là người phụ tá tình yêu, chưa đóng vai chồng thật sau này
----
      Bản thân tôi từng giao dịch việc bán sách theo lối ký gửi  cho  ông Trương, tất nhiên, không được ưu tiên như  Lá Trời bán  sách  Hai  chị em trọn gói  .    Sách  ký gửi  -- từ lâu tây gọi là  :  en consignation -- chữ này ông chủ nhà sách ghi vào tờ biên nhận gửi sách bán, rất rõ ràng.   Chữ tây  vốn từ xưa tới nay được coi như  ngôn ngữ quốc tế , văn phạm rất chính xác, được ghi trong  biên bản,  họp hội nghị chính trị của các nguyên thủ quốc gia ký kết văn kiện.  Ông Trương nói với tôi :

     "... này anh, đứng nhầm với consigne -- như anh đi học ngày xưa bị phạt ấy mà !.  À, mà anh đâu có học trường  Pétrus Ký như tôi, tôi giảng cho anh nghe en  consignation là gì nhé ...". 

     Văn sĩ Nguyên Vũ, thằng luôn luôn  có bộ mặt đỏ như đèn kéo quân, có khi  mặc quân phục Nhẩy  Dù, bên hông lủng lắng khẩu Colt và con dao găm đâm xuống cuộc đời, mũ đỏ cài bên thắt lưng, đến nhà sách Khai Trí  lấy  tiền sách ký gửi , chẳng biết  được bao nhiêu tiền, tất nhiên không dễ dàng như  Lá Trời, tác giả Hai chị em rồi !  Mặc dầu sách Nguyên Vũ- Vũ Ngự Chiêu  bán chạy như tôm tươi đang nhẩy, nào  tiểu thuyết  Đàn bà,  nào  Sau cơn mộng dữ  và sách Phan nhật Nam do  Vũ Ngự Chiêu  xuất bản cũng ký gửi tại đây, như Dọc đường số 1, Sau cơn binh lửa  , bút ký chiến tranh  được nhiều đọc giả mua đọc dông đảo .

     Khi tôi đến, bà  chủ ngồi bên, nằm   trong một góc  phải , ngay đầu  tiệm. Bà hỏi  tôi:
      - Anh có biết tác gỉa Hai chị em ?
       -Ai mà không biết, chẳng riêng tôi đâu ?  Sắc nước hương trời, đam mê, quyến rũ đàn ông, đó là Nguyễn Thị Vinh, không chỉ  phụ nữ liên tài, con đắm đuối  phúng phí khí huyết cách dư dật  !

    - Bà ấy mà anh cho là  sắc nước, hương trời ư ?   Cũng  có thể, vì  anh còn nói vậy, huống hồ ông nhà tôi chả mê mệt  sao được  !  Ông ấy mới viết thư cho mụ - tác- giả , mời đến nhận tiền  2000 cuốn, trả tiến mặt, trừ 30 %.   Sách bán chạy, như của ông Nguyên Vũ, nhà tôi chỉ trả trước 1/4-- sau khi gửi bán hàng mấy tháng trời ! 

     -...thưa chị, Lá Trời, tác giả Hai chị em  đẹp tựa sắc nước, hương trời, cho lá rải khắp nơi, ai dám so sánh ?   Chị dâu ngủ vời em chồng, sung sướng tựa hồ nạ giòng với được trai tơ.  Tôi là đọc giả, dù có tư tưởng cao siêu đến mấy, đọc truyện của bả, cũng muốn gục mặt xuống chỗ ấy  , có chết cũng sướng một đời ! 

      Vừa nói xong, ngoảnh ra, gặp ngay nhà thơ Phổ Đức đi ra, tay đang cầm nắm tiền lớn cho vào túi, lấy kim băng  ( kim tây) gài 2, 3 lần-- bắt tay-- rồi vội vã ra về đưa tiền cho tác giả Hai chị em chờ ở nhà .  Phổ Đức xác nhận bà chủ nhà sách Khai Trí nói về sắc đẹp trời cho của tác  giả Hai chị em , làm cho bọn đàn ông  tan gia bại sản là  hoàn toàn không bịa đặt !

      Ông chủ Khai Trí -- có đứa xấu mồm , xấu miệng-- bảo rằng ông ta keo kiệt, chỉ đối với bọn đàn ông khó coi mà thôi - còn rất hào hoa đối với đàn bà  hợp nhãn.
   
      Thế mà, không hiểu sao,  thằng cha Mười Đại  nhận in sách cho ổng thế nào , lừa ông ta được một cú khá đậm , vớ cả mấy chục triệu.  Ông tức quá kiện ra Tòa, rồi tòa xử huề. 
  
      Tôi dự tính đến nhà Mười Đại  ở 74 Trần Hưng Đạo , Chợ Quán ( gần mộ Trương Vĩnh Ký ) -- hỏi về chiêu lừa chủ nhà  sách --  có một không hai -- viết sách học làm người, tất bán rất chạy.  Khi tôi đến, người hàng xóm quen cho biết, nay Mười Đại đã không còn ở đây nữa, dọn nhà đi lâu rồi,  mua villa, đi xe hơi và in  một loạt sách  tiền chiên tái bản, bán chạy, đối địch với chủ nhà  sách Bonard. ( Khai Trí

     Có một nhà  văn trẻ tuổi (  sinh 1932 -       )  đem  bản thảo sách dự định bán  cho Ô. Khai Trí -- ông ta  đòi mua kiểu  mua lúa non ( bắt chẹt, bán đứt bản quyền, bán giá rẻ ) -- nhà văn X... này không bán, đổ tiếng  cho ông chủ Khai Trí, như thế này :

     "...Các bạn có biết  Trung hoa lục địa là bao nhiêu mét vuông không ?   9.600.000 cây số vuông, người đông hơn một  tỷ .   To quá đi chứ,  thế mà lại   bé hơn đồng bạc của ông chủ nhà  sách Bonard -- chẳng hiểu sao   thằng cha Mười Đại lừa ông, lấy được mấy chục triệu đồng ?! Như vậy, số tiền này được tính theo kiểu này nhé. Một đồng bạc cũa ông chủ nhà sách Khai Trí  lón hơn Trung hoa lục địa, nhân lên   9.600.000  lần -- thì  ông bạn tính sao ? ..."

     Có một câu chuyện vui khác, được kể từ California,  nếu có óc tổng hợp ( kiểu nói ở Saigon bây giờ)   kết hợp lại thành một giai chương ( chữ Cao Mỵ Nhân thường dùng khi viết trên báo Saigon Times, mục Chốn bụi hồng )  .  Rằng: " chưa hay vẫn thật là hay !", câu chuyện như vầy :

     "Một buổi sáng  , nhà văn Hoàng Khởi Sắc  (  ở Mỹ ) đang ngủ  , điện thoại rung liên hồi.
" Moa đây, Duy đây .  sáng nay toa  rảnh, moa mời đến ăn sáng tại ... Ok ?" 
      " Hoàng Khởi Sắc mắt nhắm mắt mở, hỏi lại :
      " Duy nào, chẳng lẽ toa là Duy từng tứng tưng ? Thằng cha này có mời ai đi ăn sáng bao giờ đâu ?"  
     " Duy từng tứng tưng  đây, chính hắn đó  -- nổi tiếng nhất tầng trời của các vì sao, toa quên rồi sao ?"
     " sao, đây không phải  Why, Pourquoi ? -- mà cậu muốn so sánh cậu nổi tiếng như chiến tranh trên các vì sao.   sao đây là Star, Étoile óng ánh.   Good ! Undesrstand !..."  
     " nhớ đánh răng, xúc miệng, ăn sáng  cho đã... ".

     Từ Midway City  lái xe đến,   tóc bạc, nhưng khỏe, còn giai phông.  Chỉ bạn thân  và bác sĩ riêng mới biết ông  ta đã nội soi tuyến tiền liệt.   
       Hoàng Khởi Sắc lên xe hơi  Duy.   Đậu xe xong, bước vào quán của một người Mỹ gốc Việt, nấu phở ngon tuyệt !   3 đôla rưỡi / tô -- to như trên sao Hỏa.
      Hoàng Khỏi sắc hỏi :
     " Sao hôm nay ông nổi hứng, lại mời tôi đi ăn sáng ?" 
     " Tớ đọc loạt bài cậu và tên  đàn em của V.P viết về Võ Phiến, Mai Thảo rồi.   Chẳng gì, thì cậu đã từng làm chủ bút báo Văn Học, bài viết  về 2 nhà văn này thật sáu sắc, đúng là văn phong  tuổi trẻ , tài cao,  xứng đáng là một  phê bình gia đáng mặt làm ngự sử.   Ngay bài Tựa viết cho  cuốn Ly hôn của Trần Mạnh Hảo tái bản ở Mỹ, tôi đã thấy cậu  viết thật cừ.   Nếu thầy Nguyễn Đức Quỳnh còn, ông ấy sẽ không tự ái ma cúi xuống, xoa đầu cậu, khen nức nở cậu là một thiên tài, xứng đáng làm Ngự sử văn đàn  của nền văn chương hải ngoại trên đất Mỹ . 

    " Ông bốc tôi ghê quá, để tôi sống.   Thế sau khi ăn phở, ông định khuyên tôi viết cái gì ?"
     "  Đúng là vậy.." 
     " Viết gì  , thì phải nói trước đi, ăn mới ngon "
      " Chớ !  Mangeons puis philosophons ! ( Ăn rồi mới bàn tới triết lý) .  Moa ở Pháp  mấy năm, toa, à quên, cậu không biết moa là em ruột một văn sĩ Việtnam viết tiếng Phú lãng sa mà tây còn  sợ run lên, khi nghe danh: "  Qui est Nam Kim ? Vous le connaissez ?" .

    ' ... rất tiếc, bàn đã hết chỗ.   Chỉ còn 1 bàn của một tên Mỷ gốc Việt ngồi một mình.    Nhưng, cậu khách này lại quen biết cả 2 người. Thế là mời nhập bọn.   Hai tô phở nữa.   Ăn xong, tên Mỹ gốc Việt mở ví trả tiền luôn ba tô.  Cùng ra khỏi hiệu, Duy hỏi :

     " Cậu viết  về tôi một bài như cậu từng viết về Võ Phiến Mai Thảo nhé!   Hai  bài ấy, nếu giả thử văn của 2 cậu ấy hay vừa vừa thôi, dưới ngòi bút  cậu, sẽ trở thành đại văn hào của nền văn chương lưu vong, đang ở từng cao, nơi chiến tranh  các vì sao đang diễn ra.

    " Này ông nhac sĩ số 1 của chiến tranh trên các vì sao, ông thích danh từ mới này, phải không ?.   Ông đến mời tôi ăn sáng ,để sau đó  tôi được nghe đề nghị này.   Ăn sáng xong rồi, kẻ trả tiền không là ông, cũng chẳng là tôi -- tại một tên ở giữa đàng tự nhiên gánh giùm -- thế là huề vốn! cần gì phải viết với lách, phê với phiếc, vì chẳng ai nợ ai... có phải vậy không ?"
     
      Thằng Phải Gió nghe xong , nói với người bên cạnh :
    "Ông phải phắc cho Mr. Hoàng Khởi Sắc  biết: 

      ".. . Hoàng Hải Thủy phong cậu ấy  nổi tiếng số 1 ở Mỹ ( qua lá thư gửi cho Hồ Nam và Thằng Phải Gió vào 1996).   rằng, khi nào  vềViệtnam, nên tìm cách liên lạc với chủ nhà sách Khai Trí đã hồi hương.   Để làm gì ?  Nói ra hơi dài dòng.   Là Lá Trời hợp nhãn , ông chủ nhà  sách Bonard mời đi ăn, đi uống, đi tâm tình ngay.   Nhưng  là đàn ông, dù tiếng tăm vang trời, nếu,  được ông Khai Trí mời uống 1 ly cà phê thôi,  là Trời sắp xập đấy ! 

       Nếu, nhà văn Hoàng Khởi Sắc  được mời uống 1 ly mà không phải trả tiền -- thì nhà văn này  có thể rủ bè bạn, gia đình tới chứng kiến .  ( bởi họ hàng, anh em Hoàng Khởi sắc ở Cư xá Ngânb hàng nhà Bè, quận 7 rất đông, kể cả Thằng To Đầu, anh con ông bác ruột).  Vậy mời họ đến để lảm gì,   đến chứng kiến văn tài  cậu em văn sĩ nổi tiếng ở Hoa Kỳ  .

       Hoàng Khởi Sắc đang chuẩn bị cởi quần jean, mặc quần lót, giữa thanh thiên bạch nhật, cầm bó đuốc ( chứ không phải đèn Diogène )  chạy marathon  ở giữa đường Lê Lợi  băng qua Lê Thánh Tôn, miệng kêu lớn " Eurêka ":

      " Ta đã thành công ! Thành công mỹ mãn ! Thành công vang lừng nhất thế kỷ XX.  bây giờ là năm 1999, đến 2001 bước vào thế kỷ thứ XXI.. Eurêka ! Eurêka ! ... Ta đã thành công, bởi chưa bao giờ ai ăn được  một tôi phở do Phạm Duy mời, trả tiền  -- mà ta đã được  ông ta đánh thức  dậy, lái xe mời đi ăn phở, dầu tô phở chỉ đáng 3 đô, 5.  ( mặc dầu ông mời, nhưng kẻ khác tranh trả tiền, vì nề tài ông).  Nay ta  về Saigon thăm quê hương,  lại được chủ nhà  sách Khai Trí  ( tay này chỉ mới là trời ăn, uống, đớp hít, không mời người nam bao giờ)  mà lại mời ta một ly cà phê đen 2 nghìn đồng.  Thế là đủ  cặp: một tô phở Phạm Duy mời ở Mỹ, một ly cà phê đen Ô, Khai Trí đãi ở  Saigon.   Eurêka ! Eurêka ! .. ta đã thành công trong đời viết văn - ta, một trong 20 nhà văn lớn của thế giới trong thế kỷ XX đấy nhé ! 

      Từ hai năm nay , tôi muốn làm hòa với ông Khai Trí.  Bởi, lỗi tại tôi gây ra; nhưng lạ thật, tại sao chưa dám lên tiếng ?   Từng dự buổi ra mắt sách của nhiếp ảnh gia  tài danh Nguyễn Mạnh Đan , ở lầu 5   Khách sạn Majestic  cũng gặp Ô. Khai Trí.  Đi dự hội thảo âm nhạc  ẩm thực của Đại học Hùng Vương, cũng tổ chức tại Khách sạn Majestic  cũng nhìn thấy  Ô Khai Trí có mặt, ngồi băng dưới.   Rồi đi dự buổi ra mắt một tập thơ nào đó,  ở Viện Y học Dân tộc, không chỉ được nghe tài ăn nói, bốc phét của viện trưởng nằm vùng:  vừa giỏi đông y, tây y, lại thông  thơ,  lẫn phổ nhạc,  cả vẽ vời tranh ...    Đa tài, nhưng tài năng chuyên sâu thì chưa sung sức, bởi tài chưa phát triển bừng lên ở  buổi sớm mai, đã lại ủ dột vào  chiều đông xám ! 
 Cũng lại gặp Ô, Khai Trí ở đây , thật khâm phục ! 

        Ở đâu, tôi cũng gặp Ô. Khai Trí , đi nghe thơ Hàn Mặc Tử của diễn giả, một tay chưa mấy nổi danh,  đúng hơn , đó là   tên  vô danh  tiểu tốt, nói giọng văn chương bình dân, gây cười, như múa võ Sơn Đông  bán thuốc lậu-- lấy cớ giảng thơ Hàn Mặc Tử --  tự phong, in thiếp  mới, với danh xưng nhà văn Chí Linh.   Nhưng phải nói thật, bữa ấy có tới   hai  trăm khách dự thính tại Nhà Văn hóa Lao động  tp. HCM.  Người Pháp biết tiếng việt  sẽ hỏi: " l' oeuvre d' abord !" , tác phẩm của bạn đâu, đã in  hay  chưa ?

     Lần này, tôi nhận được thư Ô. Khai Trí, ông nói,   không muốn mất một người bạn.   Thật ươn hèn khi đọc thư, chính tôi muốn làm hòa với ông mới phải lẽ-- như Thánh kinh dạy:  ..." phải làm hòa   với kẻ mình coi là địch -- hãy tha thứ cho kẻ nghịch với mình".  

    Thi, tôi  lại chưa có can đảm  viết thư, hay tìm một  cách nào đó, bầy tỏ trước với ông Khai Trí.  Thế mà, ông lại làm việc này trước tôi .  Nên tôi đành viết:
        " Xin tha , xin tha thứ cho  tao -- trước hết  viết câu này, phải dành cho Mai Thảo-- rồi mới tới Ô. Khai Trí.   
         Nhưng tôi lại còn xấc xược,   gọi chữ Ô viết  tắt hiểu theo nghĩa khác.  Ở miền Nam ,  chiếc Ô cái DÙ ở miền Bắc, viết tắt là D. như ông Khai Trí từng viết tắt chữ Ô đứng trước tên KHAI TRÍ ( buộc  mọi người phải gọi bằng Ô, cho dầu chưa chắc đáng là Ô. )    Đây là một cách dùng xảo ngữ.  Anh muốn in thiếp là nhà văn ư ?   Ai công nhận , phải là hội viên Hội Nhà văn thì Hội mới cho phép .
        Có người như nhà văn Vũ Hạnh , Nguyễn Mạnh Tuấn, từng  là thành viên Hội Nhà văn, lại làm đơn xin rút khỏi.   Ông Chí Linh thích được gọi  nhà văn , sao không đến điều đình với Vũ Hạnh, Nguyễn Mạnh Tuấn, để họ  nhường  free  2 chữ nhà văn   ?

     Nói gì thí nói, có điều, một khi nói đến Hoàng Cúc -- người  tình đầu tiên của Hàn Mặc Tử, cô giáo từng dạy  Trường Đồng Khánh ở Huế, mộ chôn ở Huế, hàng năm hộc trò  ( đa số là nữ )  đến viếng, chụp ảnh -  mà tôi đã nhìn thấy ảnh chụp ở tư thất một nữ sĩ -- nhà họa sĩ kiêm thầy dạy vẽ Hoàng Hương Trang  - tôi mới hay, chỉ riêng  điểm này, ông Chí Linh biết hơn tôi.  Khi tôi và 
Lữ Quốc Văn  đi nghe ông Chí Linh thuyết giảng về Hàn Mặc Tử ( tối thứ tư mà có tới hơn 200 người tham dự) , ông Chí Linh rất xứng đáng nhà văn, không cần minh chứng,  chưa có tác  phẩm in, và hơn rất nhiều người có tên  -- chẳng hạn như  nhà văn  Phan lạc Tuyên  nói về Mẫu hệ Chàm , diễn thuyết mà rất ít người tới nghe, nên phải dành hủy bỏ cuộc diễn thuyết.   

      Ông" tiến sĩ "  trong ngoặc kép  này và ông Nguyễn Khắc Ngữ , tác  giả Mẫu  hệ Chàm  , giống nhau như 2 giọt nước, chẳng khác nào người mẹ sinh đôi.  Nguyễn Khắc Ngữ mẹ Mẫu hệ Chàm sinh  ra luận án tiến sĩ của ông Phan Lạc Tuyên ! 

     Nếu tôi nói sai -  xin ông tiến sĩ Phan lạc Tuyên tha thứ  cho tao , bởi tao phải nói thật :
     " .. mày đã ăn cắp tác phẩm Mẫu hệ Chàm  in ở Saigon cũ, tao biết, nhiều người cũ biết -- không thề im lặng --  xin lỗi, đã  xưng hô mày tao với mày vì  đã quen nhau  từ  những năm 1959- 60.
  
   "  Văn Quang ơi, mày có nhớ  cậu tiến sĩ giấy này không nhỉ ? cậu ấy  từng viết sách chung với mày: cuốn khảo luận về thơ mỏng dính  , khoảng 48 trang mà có tới  4, 5 tác giả : Kiêm Đạt, Phan lạc  Tuyên, Văn Quang Hồ Nam ? 

      Buổi Ô, Khai Trí ra mắt Thơ Tình Việtnam & Thế giới chọn lọc, có thể nói là thành công.   Giám đốc nhà xuất bản  Thanh niên  cấp phép , mới nhậm chức, ông Bùi văn Ngợi từ Hànội   bay vào tp. HCM chủ trì.   Tôi  không nhìn thấy mặt mũi  Thái Thăng Long, Trưởng chi nhánh, người  biên tâp chính  , và có  trách nhiệm đề xuất cấp phép -- đó là tác giả tập thơ Chiều Phủ  Tây Hồ có mặt bữa nay .

      Trong sách Thơ Tình Việtnam & Thế giới chọn lọc  đặt 1 nhà thơ tiền bối , sinh 1920, nổi tiếng từ tiền-kháng-chiến Tố Hữu phải ngồi chung với một âm binh, thi sĩ Tô Giang chẳng mấy tiếng tăm của miền Nam -- chỉ tại xếp theo vần abc.  
     Thơ   Tạ Tỵ  đưa đi duyệt, biên tập phải xóa bỏ, thơ Mai Thảo được đưa vào thay thế in trong tuyển tập thơ.  

      Cỏn việc tại sao thơ Tạ Tỵ bị gạch bỏ, bởi lẽ,  cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ / Tạ T được Nxb Hội nhà văn Hànội  cấp phép tái bản .   Khi sách in ra, Tạ Tỵ trả lời đài VOA, RFI, lên án việc in tác phẩm, không xin phép tác giả, lại lược bỏ tác giả này , đưa tác giả khác từ một cuốn khác  thay-- vậy thì  Hànội đã áp dụng luật rừng trong việc in sách của  tác giả Saigon cũ .   Sự việc  dẫn đến : một giám đốc NXB  đương chức về hưu non, một Phó giám đốc tuột dù -- như Nguyễn Công Trứ xưa kia --  xuống  binh nhì v. v. .. cũng chỉ vì sách Tạ Tỵ tái bản.  

       Thực ra, cũng tại  nữ đầu nậu sách  đáng yêu , rất yêu văn Tạ Tỵ, có tên là bà Miên   -- một tay  làm cho dăm ba kẻ đàn ông liểng xiểng, mất chức, mất quyền; chỉ vì tin Lá Trời  gieo hệ lụy !

      Thơ Tạ Tỵ độc đáo, hay là khác, xin trich 1 bài trong Mây bay ( 1996 in ở Mỹ ) : 

                                                        NÚI  RỪNG

                                       Ở đây những núi cùng rừng 
                                       Trời nghiêng lũng thấp, nửa từng mây che 
                                       Núi cao ngăn bước nẻo về 
                                       Rằng mê khép kín cơn mê cuối đời
                                       Xa vắng quá bạn bè ơi !
                                       Màu xanh khỏa lấp chân trời nhớ thương
                                       Lỡ tay đánh mất thiên đường 
                                       Xác chìm Địa Ngục còn vương  dáng hồng
                                       Xin đừng đợi, cũng đừng mong
                                       Hận thù khép kín một vòng thời gian 
                                       Đầm đìa lệ nến  tuôn tràn 
                                       Đêm đêm hồn nhớ băng ngàn về xuôi. 
                                                                                    ( YÊN BÁI, 1997 )     
                                                                  TẠ TỴ 

       tặng tôi tập thơ, với hàng chữ :
      " Bản của Thế Phong và Nội tướng, với lòng nhớ thương vô hạn   TÁC GIẢ:  TẠ TỴ / 1996 / USA  --    và 2 câu thơ :" Góc biển , ta ngồi trông  dáng bạn / Bên trời gió cuốn nửa hồn đau ".  Lại thêm mấy câu  tâm sự :"... Tôi   không ngờ cuốn sách tái bản nó lôi thôi như vậy.   Hiện tôi chưa có cuốn nào trong tay, bạn, bề nào cũng có.  Bạn mua giùm tôi vài cuốn, đưa cho D. mang sang cho tôi .. ".

     Tôi mỉm cười  ,  mua cho ông 2 cuốn,  nào có mất bao nhiêu tiền đâu ?   Nhưng, nếu tôi nhờ ông mua  sách của tôi tái bản ở bên ấy, ông sẽ rất thiệt !   Chẳng hạn   NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930- 1945/ THẾPHONG  bán tới 14 usd / cuốn .  Họ không trả tiến nhuận bút, chẳng gửi cho 1 cuốn- sau này biết, đó  là bọn piracy Xuân Thu + Tú Quỳnh  in và bán , không chỉ  cuốn kia đâu, mà cả NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG / THẾ PHONG bán  12 usd, KHU RÁC NGOẠI THÀNH 5, 5 usd/ cuốn  ,  v. v.  ... Muốn có những đứa con tinh thần in ở xa , tôi có lời cảm ơn  Dacson N. Eustachon ( Nguyễn Đắc Sơn )  bỏ tiền túi mua gửi tay đem về.

      Và đây là thơ Mai Thảo , với tôi  -- bài này  không thể gọi là hay ! ( Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền), tôi vẫn trích bài Nhớ Vũ -  4 câu thơ cho 1 trang 101 :

                                Chai Jack Danield đứng lừng lững
                               Một mình trên giá rượu nghênh ngang
                                Nhìn chai nhớ kẻ từng yêu nó
                                Lại thấy con hùm Vũ Khắc Khoan .

  hoặc bài Chỗ Đặt thì hay :

                                Đặt tay vào chỗ không thể đặt
                                Vậy mà đặt được hẳng làm sao
                                Mười năm gặp lại trên hè phố
                                Cười tủm còn thương đặt chỗ nào

   "  Có một tối,  Mai Thảo ạ, tao đi xem ca sĩ  trình diễn nhạc tiền chiến, ở một quán nhạc nằm trên đường Nguyễn văn Chiêm, quận 1,   đối diện với một bên hông Tổng lãnh sự Pháp.   Có 3 cô bé mặt khá già dặn, nhưng cứ làm ra vẻ nhí nhảnh , tuổi hoa học trò.   Các cô hát còn hay, tao bảo một người bạn cùng đi :
      " Tôi đố ông, muốn làm tan ban hát  Ba Cô , cách gì hay nhất ? "
     Anh bạn đáp :
     " Tìm một người đẹp trai kiểu Don Juan  tán tỉnh ( nhưng ông đừng nghĩ đến chàng viết văn diễm tình Vũ Mai Anh, hơi quá lứa rồi, sinh 1932) làm cho ban này dễ bị tan hàng ! ".
     Nữ  thi sĩ  P.N. Thường Đoan  ngồi gần, thêm lời bình Mao Tôn Cương :
     " Có rồi, nhạc sĩ Diễm... chọn cô út,  Cô ấy thường hát nhạc của  Diễm ."
     Bạn tao bắt chước  lời giới thiệu của mỗi bài hát, trước khi trình diễn trước công chúng, như sau :
     "... Một cái  xoa nhẹ trên bàn chân em trắng, tay anh thử đặt lên bàn tay em, ôi thôi rồi -- cho rằng anh mất căn nhà tầm tầm đi nữa, cho dầu  anh tặng chiếc xe hơi second hand  đi nữa , anh có tiếc gì đâu ... Bởi anh bây giở đặt vào chỗ không thể đặt, liệu rằng đặt được cũng chẳng làm sao ...
       " Xin mời qui thính giả có mặt bữa nay cùng thưởng thức tiếng ca huyền diệu của ca sĩ số 1 tài danh Sương Mù.   ( câu này  không cho thính giả nghe được : " Em ơi   anh ta là bạn của nhạc sĩ tài danh Văn Xê, mắc bệnh tiểu đường vào giai đoạn  đi thử máu 2 / 4 ... " * 
-----
*  Bệnh tiểu đường nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến thận, cái ấy chỉ còn dùng đi tiểu, rồi thấp khớp, đau mình mẩy, bệnh tim mạch, gan, lá lách v. v. .. Một bác sĩ nổi danh bây giờ ,  nhà  văn viết y học tiêng tăm như cồn là Trần Bồng Sơn
( Nguyễn tấn Trung )  cho toa, có nói, thì cũng chỉ hay hơn 1 chút thôi.  Nhưng căn bản vẫn vậy.  Xin tha thứ, bơi lẽ đã kê toa ( giả mạo) mà lại giống hệt Trần Bồng Sơn.  Bởi ông chuyên viên săn sóc thằng cu con  lớn mạnh. được mời tham dự hội thảo quốc tế về vụ việc này . 
------ 

         Sách của Ô. Khai Trí  ra mắt, bị tai tiếng -- bởi thuê một nhóm gốc Huế chọn -- bỏ thơ Trần Hữu Dũng, nhà thơ miền Nam, thế chỗ, đưa  một  nhà thơ đồng hương Huế khác.   Chẳng hạn, bạn Phăng-Xi-Păng ghi lời cảm ơn  Ô. Khai Trí đã giúp đỡ tài chính, để in một cuốn sách mỏng kinh doanh  có nhan đề Sài Gòn Nay ( Hànội  1998) .

      Ông Khai Trí lên chương trình : người giới thiệu là nhà văn Tạ Nghi Lễ ( chỉ mới quen ổng có 13 ngày )  đọc tên  những sứ giả được cắt cử lên bục, chỉ để khen thơ do ông chọn, xuất bản.
   
     Hết kẻ bất tướng vô tài như Phan lạc Tuyên cũng đòi nói nhỏ với ông, trước mắt công chúng-- tưởng đâu bạn Phan LạcKhai Trí như cặp đồng tính  Xuân -Huy hồi nào --  thật ra chưa thấy tên nào nói dở như Phan lạc Tuyên diễn tuồng trong đêm ấy !

     Nổi nhất,  nữ sĩ Hoàng Hương Trang  khen có  bằng chứng,  tuy vậy, có kẻ nghe, lại cho  chẳng mấy lọt tai  ! 

     Tiếp, có mấy bà-lão-thơ có thơ  tuyển chọn đăng bước lên bục tặng hoa lão già Khai Trí bỏ vốn in tuyển tập dầy hơn cả cuốn từ điển ?!  

     À quên, " tiến sĩ giấy" Phan Lạc Tuyên khen Ô, Khai Trí ( nói nhỏ đủ nghe thôi )  là dân Nam Bộ chịu chơi hết mình !
       Có tiếng ở phía dưới, khán thính giả hỏi ông  tiến sĩ giấy :  hai chữ ngược  của chịu chơi  thì phải người  từng trải mới được quyền sử dụng, chứ cỡ  P.LT chỉ cơm nhà quà  la Marquise   thì không thể dùng  từ ngược hai chữ chịu chơi.  

      Quả là  Ô.  Khai Trí rất khôn ngoan về đường doanh nghiệp, có bài bản  sắp xếp,  kẻ nào  được đưa lên nói, có thể ,  cảm tình viên, hoặc phe cánh ruột, đã được học tập trước, tất nhiên sẽ không làm hại phe ta ở trên bục !  Gọi là giao lưu, sao chẳng thấy  nhà  thơ nào có thơ in ( không gặp trước   ban tổ chức ) tự do lên bục phát biểu ?! 

      Nữ thi sĩ Thư Linh ít khi có mặt trong đám đông  nhận  1  tập thơ biếu , rồi xin mua  thêm 1 cuốn nữa. Theo nữ sĩ, người bỏ tiền in sách tặng tác giả một, nhưng yêu cầu mua một nữa, nếu có thể.  

     Người thứ 2 mua thêm 1 cuốn kèm , đó là  Vương Đức Lệ, anh cho biết, sẽ gủi ngay cho cô em gái, nữ thi sĩ  Lê Thị Ý.   Cô Ý  là tác giả tập Quê Hương & Người Tình  ( USA 1994) ,  viết theo lối ' chơi ngông" , như :
                                          Ngồi đây rồi rũ bụi giầy
                                          Và cười ha hả thơ này rượu tao ! 
                                           (xin lỗi tác  giả ?  dẫn theo trí nhớ, không chắc đúng nguyên văn của ai đó ! ) 

      Một bài thơ khác  của Lê Thị Ý gửi bạn văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, hiện ở Lộc Ninh -- nội dung  sảng khoái, có khí phách, bạn bè, tao mày thật chân tình , đáng nhớ, như lối thơ Trần Huyền Trân xưa. 

     Sáng nay, Vương Đức Lệ cùng Lê Thị Kim và tôi cùng uống cà phê ở SPAGO  -- Vương Đức Ldệ đưa bài thơ của Nguyễn Vỹ có tựa đề :

                                                         NẮNG MỚI 

                                          Mỗi lần nắng hắt mới bên song
                                          Lại khiến cho tôi  tê tái lòng
                                          Cùng chợt nắng xưa đầy mộng ảnh
                                          Mà nay nắng mới vẻ tiêu vong ! 

                                           Dưới bóng  dâu xanh mát rợp đời 
                                           Nàng đi nũng nịu vịn vào tôi
                                           Phương trời vô định xa thăm thẳm ...
                                           Thăm thẳm phương trời mộng ảnh tuôn !

                                            Sóng bể chưa hề cuốn ruộng dưa
                                           Mà tình duyên ấy nay còn đâu !
                                           Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội 
                                           Lại gợi lòng tôi biết mấy sầu ! 

                                                         NGUYỄN VỸ
                                          ( Hànội báo, số 15, ngày 15 - 4 -1936 ). 

     và bài của Lưu Trọng Lư, cũng có tựa:

                                                        NẮNG MỚI 

                                             Mỗi lần nắng mới hắt bên song 
                                             Xao xác gà trưa gáy não nùng.
                                             Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
                                             Chập chờn sống lại những ngày không .

                                            Tôi nhớ Mẹ tôi  thuở thiếu thời
                                            Lúc người còn sống tôi lên mười
                                            Mỗi lần nắng mới gieo ngoài nội 
                                           Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

                                            Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ
                                            Hãy còn mường tượng lúc vào ra
                                            Nét cười đen nhánh sau tay áo 
                                            Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa .
       
                                               LƯU TRỌNG LƯ  
                                              ( trích " Tiếng Thu" , 1939)        

       Hai tác giả  đều là nhà  thơ tiền chiến, xuất đầu lộ diện trên bầu trời thơ mới vào thập niên 30.
       Nguyễn Vỹ sinh 1912, qua đới trên đường Mỹ Tho - Saigon, vi tai nạn giao thông vào 1971.    
       Lưu Trọng Lư sinh 1912, mất 1991.

       Xét 2 bài thơ của  Nguyễn Vỹ, bài Nắng Mới đăng trên Hànội báo  vào 1936 -- còn bài 
Nắng Mới  / Lưu  Trọng Lư xuất bản trong tập Tiếng thu sau 3  năm - 1939  *  .

       Có sự trùng hợp này, theo Vương Đức Lệ phân tích :

      1.- Thời điểm  2 bài thơ ra mắt độc giả:   bài Nắng Mới /  Nguyễn Vỹ xuất hiện trước 3 năm
 ( 1936) , so  với  bài Nắng Mới /  Lưu Trọng Lư , sau 3 năm.  ( 1939 ) .
      2. Quan hệ giữa 2 tác giả : Trong vòng 3 năm, bài trước  ra mắt 1936, bài sau 1939 .
      3.- Sự trùng hợp cố ý hay vô tình; hai bài thơ đều mang tựa  Nắng Mới :  thất ngôn phân đoạn, ba khổ.  Luật trắc,  vần bằng tương tự.  Cò câu giống hệt nhau, không sai một chữ ( câu)  1 khổ thơ đầu và câu 3 ở khổ cuối ). 

    Xét theo thời gian, bài thơ của Nguyễn Vỹ in trên báo 3 năm trước - còn bài  Thơ Lưu Trọng Lư in trong sách, tập Tiếng thu xuất bản sau 3 năm ( 1939).  Giả thuyết. Lưu Trọng Lư đọc bản thảo cho Nguyễn Vỹ nghe, rồi Nguyễn Vỹ làm bài Nắng Mới đăng báo trước.  Trên mặt pháp lý, Nguyễn Vỹ đạo thơ Lưu Trọng Lư-- nhưng Lưu Trọng Lư không thễ cãi được.  

       Kết luận  sau cùng, thì  Lưu Trọng Lư  bị coi là  đạo  bài Nắng Mới /  Nguyễn Vỹ -- ( 1936 )  bằng chứng -- bài thơ  Nắng Mới / Lưu Trọng Lư xuất hiện sau 3 năm.( 1939) 

     Xét theo quan điểm :  nhận định về nghệ thuật - giữa 2 bài thơ cùng có tựa Nắng Mới -- thì bài thơ Nắng Mới / Lưu Trọng Lư có tính nhất quán, cảm xúc thât phong phú hơn bài Nguyễn Vỹ. Bài Nắng Mới / Nguyễn Vỹ không nhuần nhuyễn bằng Nắng Mới / Lưu Trọng Lư.   Song, nếu xét trên  phương diện thời gian có mặt 2 bài thơ, bài nào có trước-- hẳn rằng bài Nắng Mới / Lưu Trọng Lư phải được coi là  đạo thơ  Nắng Mới / Nguyễn Vỹ, đăng trên Hànôi báo ngày 15 - 4- 1936.

     Trở lại  chuyện  Ô. Khai Trí,  dù là tuyển tập thơ đi nữa, Pháp gọi là anthologie -- thì người chọn thơ phải có một tiêu chuẩn chọn lựa, dù theo bất cứ quan điểm nào: thương mại hay nghệ thuật.  Người có tác phẩm đã in, người chưa có tác phẩm in; có thơ đăng báo thôi -- nếu thực sự nhận thấythơ hay ( còn trong bản thảo ) cũng phải nói rõ cho người đọc biết.   Đằng này,  sách của Ô. Khai Trí không làm vậy, lối  chọn thật bát  nháo-- vấn đề thẩm thi của lái buôn chữ cần phải xét lại : bởi Ô. Khai Trí chỉ là lái chữ,  ít hiêu biết nghệ thuật thi ca.   Và, nếu không hiểu được vậy , thuê nhóm  thơ nào lựa chọn, cũng nên cần nói rõ. 

       Khó có người như Ô. Khai Trí dám bỏ một số tiến lớn làm công việc này, không mấy hy vọng thu vốn về.   Đó  là  tình  yêu thơ của một chủ nhà xuất bản lớn trước 1975 ở Saigon-- ai ai đều nhận thấy.
------
*   Nhà văn Việt Nam Hiện đại  do Hội nhà văn  xuất bản 1998.   Thật ra,  cuốn sách này, đúng nghĩa,  chỉ là tập kỷ yếu .   Phần tiểu sử Lưu Trọng Lư ghi như sau :
      " Lưu Trọng Lư 1912- 1991), nhà thơ.  tập thơ" Tiếng Thu "  xuất bản năm 1939.  và theo " Thi nhân Việtnam" của Hoài Thanh + Hoài Chân ( bản tái ban ), Nxb Văn học, 1988)-- bài Nắng mới được trích trong "Tiếng Thu "  ( tr. 266 ). (TP). 
-------- 
     Tôi đã có lần viết thư khuyên,  Ô. Khai Trí  nên viết Hồi ký một người tay trắng làm nên sự nghiệp buôn bán sách ( thực tế,  giầu có, chủ nhà sách và phát lớn lớn ở Saigon xưa)  -  sẽ được nhiều người mua đọc, thán phục, noi gương như kiểu sách học làm người ( buôn bán sách )  v. v..
    Chẳng nên đóng  vai chú thợ khâu giầy, mắt đã cận thị, lại ham hố thẩm thi thi ca để soạn tuyển tập thơ làm gì ?   Thơ người này hay thật sự, nhiều người thừa nhận, nhưng  lái buôn chữ nghĩa  như Ô. Khai Trí thì không thể nhận thấy được ?! 

     Trường hợp  Lê Thị Ý không phải  là  người có thơ hay  mà vắng mặt -- tôi đơn cử thêm -- một bài thơ khác của Ngô Thị Mỹ Trang -- trích đăng dưới đây, có phải là một bài thơ hay ? Nếu  được chọn, ắt tôi sẽ đặt bài thơ này  hàng đầu của thơ hay hôm nay

                                               ĐÈN XANH ĐÈN ĐỎ

                                          Tôi đi qua ngã tư
                                          Đèn xanh đèn đỏ
                                          Mỗi ngày năm sáu lần như thế 
                                          Đâu có thấy gì ngoài đèn đỏ đèn xanh
                                          Bỗng một hôm ngó lại
                                                                              lòng  mình
                                          Thấy có lúc cũng đèn xanh đèn đỏ 
                                          Này nhé những tình yêu không dám tỏ
                                          Vì chờ hoài không thấy đèn xanh
                                          Đôi khi bóng người đâu đó quẩn quanh
                                          Không tới được vì đang đèn đỏ
                                          Rồi nuối tiếc những gì đã lỡ 
                                          Bởi  chùn chân khi thoáng thấy đèn vàng. 

                                           Ngày lại ngày năm tháng thênh thang
                                          Tôi vẫn sống, vẫn ăn và vẫn thở
                                          Tôi lại đi qua những ngã tư
                                                                                đèn xanh đèn đỏ 
                                          Nhấp nháy dễ thương như tín hiệu
                                                                                            cuộc đời 
                                           Cảm ơn nhiều đèn đỏ của lòng tôi
                                          Đã giữ lại những gì nên giữ lại.

                                                       NGÔ THỊ MỸ TRANG 
                                        (  Tuổi trẻ Chủ Nhật, số  03 / 99 / -  tp. HCM )

                 thếphong

 ( Văn Uyển xuất bản, San  José  / USA, 2000  -  tr. 129 - 154 )