Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

học giả vương hồng sển: ' hơn nửa đời hư ' - bài: hoàng hương trang

tuyển tập văn xuôi / hoàng hương trang -
Nxb thanh niên,  hànội, 2012 .

                     
                                  học giả vương hồng sển:
                                  " hơn nủa đơi hư " *
                                    
                                  bài viết: hoàng hương trang

     Tôi may mắn  ở vùng Gia Định, gần ngôi nhà nổi tiếng là kho tàng đồ cổ của ông Vương Hồng Sển , lại may mắn là nghĩa nữ của kịch tác gia Vi Huyền Đắc, bạn chí thân ông Vương - do  đấy, tôi được  nhiều dịp lui tới thăm ông, cả hồi Bố tôi còn sống, cũng như khi người đã chết - và tôi được nhiều phen lạc vào kho báu , nghe ông giảng giải lai lịch, giá trị từng món, từng môn. 

     Lắm hôm, tôi như chìm vào hàng ngàn đợt sóng men sứ ... xanh thẳm, vàng ngà, nâu nhạt, tím bầm, đỏ gụ ... của bao triều đại xa lắc nào đó,  đã chê tác ra, nào đĩa, nào chén, nào bình, nào chóe... đến ngộp !   Tôi như chìm vào những tác phẩm sành sứ, gốm nung, trầm mộc, đá quí, gỗ chạm... từ thời Lý Trần, hời Nguyễn - Thuận Hoá, hay từ thời Khang Hy, Càn Long, đời Minh, đời Tống bên  Tàu , có cả bóng dáng chiếc giường nạm đá quí giống như chiếc giường của Dương Quý Phi trong cung Đường Minh Hoàng, có cả chiếc gương soi của Từ Hy thái hậu, có cả chiếc mâm đồng chạm của triều Tự Đức, bát đĩa hình rồng năm móng của triều Thiệu Trị, ấm chén uống trà, ve hũ đựng rựơu, ông bút, mâm đèn, san hô, đá  quý , ngọc thạch vàng bạc, mã não...    Sao mà  ông có thể sưu tập được nhiều đồ cổ quý giá đến thế !   Nội hai chiếc vòng ngọc lưu ly rất cổ, cọng lớn, ửng màu tam tài, nổi hình tam đa, đeo trên hai cổ tay, ông cũng dư sức đánh đổi cả một tòa biệt thự !

      Ông thường nói : 

      " Chơi đồ cổ, cũng phải có duyên nợ với đồ cổ.    Cũng chẳng khác chi yêu một người con gái đẹp, cũng  có duyên  có nợ mới gặp gỡ, mới cưới về, mới giữ được cho tới răng long đầu bạc.   Không có duyên nợ thì cả đồ cổ vô giá cũng như người dẹp đều bỏ ta mà đi ..."  

       Suốt  cuộc đời ông nâng niu, trau chuốt, những món đồ cổ ngoạn, có cả một kho tàng như thế  , ông vẫn cho là chưa đủ; nghe ở đâu có món gì quí , cũng lặn lội tìm tới nơi, năn nỉ mua về.   Những năm ông làm  giám đốc Viện bảo tàng Sài Gòn *  , được đi nhiều nươc tham quan, hội nghị, nghiên cứu; ông đều tìm tòi  mua những bảo vật đem về.  Ngắm
-----
*  theo tôi biết, Vương Hồng Sển chưa hề làm  giám đốc . Trước 1975, ở Saigon chỉ có một  Viện Khảo Cổ , gíám đốc cuối cùng là giáo sư Trương Bửu Lâm. (TP).
------
nghía trầm trồ nghiên cứu,  tìm hiểu, ông viết thành sách, lưu lại hậu  thế.   Nào Thú chơi sách , Thú chơi cổ ngoạn, mặc dầu ông  vẫn tự nhận mình là người, vì cái đam mê đồ cổ  tốn kém rất nhiều tiền, lại có đến 3 lần lấy vợ - một lần cha mẹ cưới cho, rồi bỏ - một lần tự ý cưới rồi bỏ - một lần yêu tài ca diễn viên của một đào nương nổi tiếng tài sắc, lấy nhau, cho tới mãn đơi, đó là Bà Năm Sa Đéc.   Còn mê  hàng trăm đào hát lẻ tẻ thì không kể làm gì, nên ông đã tự viết về mình Hơn nửa đời hư

  Có người bảo  cái hư của ông là cái rất nên hư. 

    Những lần tôi và vài ba người bạn rủ nhau đến thăm ông .   Ông nói chuyện, tiếng nghe sang sảng, thao thao bất tuyệt, ngàn vạn câu chuyện đông tây, kim cổ- chúng tôi cứ việc nghe, thu nạp vào kho kiến thức của mình, để sau này có dịp dùng đến.

    Một hôm, ông nhắn tôi, tìm chỉ Hỷ Khương đến, để ông cho lại một cuốn sách tài liệu, về nhà thơ Thúc Giạ, là thân phụ  chị Hỷ Khương, mà ông thường hay gọi đùa Quận chúa Tôn Nữ Hỷ Khương.   Tôi liền  đưa vợ chồng Hỷ Khương đến,   Trước khi ông tặng lại cuốn tài liệu Thúc Giạ , ông giảng giải kho đồ cổ cho chúng tôi nghe, từ 8 giờ sáng đến gần 1 giờ trưa, ông vẫn say sưa với thế giới cổ vật, quên cả ăn uống.    Khi từ giã ông, ra khỏi cổng vườn, chúng tôi đói, mệt lả, kéo lê tới chợ Bà Chiểu, chỉ cách nhà ông có vào trăm mét, gặp hàng gì, không cần ngon dở; ngồi ngay xuống ăn và thở !

     Ấy là chúng tôi chỉ nghe và đi theo ông thôi, chứ không thảo luận gì  .   Những năm ngoài 80 tuổi, ông còn rất tráng kiện, chống ba-toong đi bộ suốt ngày, xem những hàng bán sách cũ, những hàng bán đồ cổ, tìm những chùa chiền, nghe đồn có tượng gì quý đẹp .

      Ngoài 90 tuổi, ông mới thực sự chịu là già yếu, mới phài  đi nằm viện  vài ba tháng.   Gần hơn một năm nay, tai ông điếc hẳn, muốn hỏi gì phải viết ra giấy.  Có lẽ việc bất như ý, gây cho ông cú sốc lớn nhất là về tiền bạc bê bối của người con trai, dẫn đến hậu quả nặng nề.   Sau vụ đó, ông bị xuống tinh thần, trụy hẳn sức khỏe, phải vào viện  nằm đến mấy tháng, và không bao giờ còn gượng lại được như xưa nữa, cho đến ngày ông ra đi vĩnh viễn . ( 9- 12- 1996 ).

    Lần cuối cùng, tôi cùng vài bạn văn nghệ, như nhiếp ảnh gia Nguyễn Thế Văn * , nhà  thơ Nguyễn văn Thức  là những người ở loanh quanh vùng Gia Định- Bà Chiểu, gần nhà ông
----
* Lữ Quốc Văn   .  Tên thật :  Nguyễn  Thế Văn  1934 -    ),  tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm   năm 1961, từng hiệu trưởng một  trường Trung học ở Biên Hòa.  Bài báo đầu tiên đăng trên báo Trình Bày vào  thập niên 70. Sau 1975, được gọi là" nhiếp ảnh viên", vì anh thường đem theo máy chụp ảnh  các văn nghệ sĩ mà anh gặp. Có  chân dung ảnh  đẹp, được khen,   đáp  lời tinh bơ : " mèo mù gặp cá rán".   Có in chung thơ  trong đôi  tuyển tập thơ văn -  sau 1975 -  ở tp. HCM.  Lý  lịch trích ngang , tự khai  : " rong chơi". 
-----
rủ nhau đến thăm ông, vì nghe tin ông vừa nằm viện về được mấy bữa.   Ông khô gầy, không còn ngồi dậy được nữa, chỉ nằm tiếp  chúng tôi. Trông thấy tôi , ơng cười, bảo:

     " Tôi phài xin lỗi Hoàng  Hương Trang, tôi có nhẫn được thiệp mời dự buổi lễ kỷ niệm 98 năm sinh và 20 năm mất của anh Vi Huyền Đắc, do Hoàng Hương Trang tổ chức, mà tôi không đến được, vì đau nằm nhà thương [ ...]

      [...]

     Tôi đề nghị  nâng ông dậy đê chụp vài tấm ảnh, ông bảo:

    ".. Không thề ngồi lên được, thôi chụp nằm cũng được rồi, mà lâu nay tôi không cho ai chụp hình đâu nghen, bữa nay đặc biệt  vì cô Hoàng Hương Trang đó.."

    [...]

    Những tấm chân dung do anh Nguyễn Thế Văn chụp ông Vương ở tư thế nằm hôm 24 10- 1996, ai ngờ là những tấm ảnh cuối cùng của ông. 
  
      Hôm ấy, tôi viết ra giầy, hỏi ông  xem, ông nằm bệnh thế này, có cảm hứng để  làm thơ hay viết văn không ?  ...Ông cười to, phô cả 2 hàm lợi, không còn chiếc răng nào nữa- rôi ông cười, bảo tôi, ghi bài thơ ông mới làm, đọc rất chậm rãi :


                                                  Chín ba, chín bốn, chỉ chi chừ ?
                                                  Vinh nhục đã từng sát đáy hư
                                                  Của ngọt, cua chua, thừa tạm đủ
                                                  Lộn dầu, lộn mỡ, lộn nào dư
                                                  Mọi già giữ của, khôn hay dại ?
                                                  Đứa trẻ mè nheo, chớ gọi cừ
                                                  Tỉnh giấc kê vàng, sôi sục sục
                                                  Tôi gì  mà  vội hát lên ư ?
                        
                                                                                    24-10-1996

       Tôi không ngờ, tôi là người được ông đọc cho nghe và ghi chép bài thơ cuối cùng của ông.   sau đó, vài bữa là ông yếu dần, phải vào nằm viện cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng.  ( ngày 9 tháng 12 năm 1996), ông còn sợ chúng tôi  chưa hiểu hết ý bài thơ, nên còn giải thích cặn kẽ:

     ".. Tôi có 3 cái năm sinh lận, 1900, 1902, 1904, chẳng biết cái nào đúng? Chữ Sát Đáy thì đã viết Hơn Nửa Đời Hư rồi đó  - còn Mọi Già Giữ Của thì thôi không giữ riêng cho mình nữa , tôi đã rất sung sướng hiến tặng toàn bộ tài liệu, đồ cổ quý giá để làm củ chung cho đất nước tôi.   Còn chữ Dứa Trẻ Mè Nheo, thì ai cũng đã biết chuyện con trai tôi hư hỏng đến phải mang hoạ vào thân.
           Nhưng thôi, số trời cả, mình không hơi sức nào mà lo ...". 

           Ông Vương hồng Sển, gốc quê Sóc trăng, nhưng là người Việt lai Triều Châu -- chính cái tên ông, đúng, phải viết VƯƠNG HỒNG THỊNH ,  người Tàu Triều Châu đọc là là SỂN , nên viết luôn là SỂN .

             Khoảng đầu thế kỷ XX, còn nhiều người chưa thông quốc ngữ, nên viết sai tên họ là rất phổ biến.   Ông sinh năm 1902, nhưng cũng có nơi ghi 1904, có nơi ghi 1900.   mất ngày 9- 12. 1996, thọ 94 tuổi.  Tại ngôi nhà 9/1 Nguyễn thiện Thuật- gia Định.   Ngôi nhà rất cổ điển, bên trong là cả một kho tàng vô gíá về những thứ trân ngoạn, cổ vật -- mà suốt đời ông đã say mê sưu tầm, tích lũy.   Cuối đời, ông đã hiến tặng toàn bộ để làm nhà bảo tàng cổ vật và đồng thời là  NHÀ LƯU NIỆM HỌC GIẢ VƯƠNG HỒNG SỂN.

      Ông thông thạo Hán văn và Pháp văn, say mê nghiên cứu, sưu tầm cổ vật trong nước và  vùng chấu Á,  ông hiểu biết rất nhiều phong tục, tập quán, đời sống của người Nam bộ xưa.   ông am tường nhiều loại ca hát, tuồng  tích cổ điển.   Ông làm việc, sáng tác  cần cù nghiêm túc, đã để lại nhiều tác phẩm giá trị.   Trong giới thưởng ngoạn và nghiên cứu cổ vật, ông là  một tên tuổi lớn.

      Tiếc nhớ một nhân tài, ngưỡng mộ một tên tuổi lớn vừa mất mát.  Xin chân thành đốt nến , nhang thơm, tiễn cụ về nơi an nghỉ đời đời .    []

 hoàng hương trang
 GIA ĐỊNH 12- 12- 1996. 


-------

*  tựa  bài tác giả đặt:  HỌC GIẢ VƯƠNG HỒNG SỂN ĐÃ KHÔNG CÒN. 
* [ ...]  xin lỗi tác giả, Biên tập tạm lược. 

( Nxb Thanh niên, Hànội, tháng 10/ 2012.
   Sách dày 560 trang, khổ 14 x 21 cm, ruột giấy Blanc fin,  bìa cứng -
 in ấn công phu, nghệ thuật
   


     


     


    


                                                    
   


Sao mà  ông có thể sưu tậpSao mà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét