Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi 10 / tạ tỵ

 

                        NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI     10
                                                       hồi ký văn học : tạ tỵ


-  công chức hoàng nguyên, thao thao, nguyễn giang, thượng sỹ mê ngân giang như điếu đổ hoàng lập ngôn , nguyễn đức quỳnh  mặcgiả bộ đội tự vào đồn tây đầu hàng đặng thái mai, trương tửu,     đại úy phòng nhì Pháp  nguyễn phùng ,con vợ hai cụ Nguyễn Văn Vĩnh   , bác sĩ nguyễn tuấn phát từng được Huân chương Hồ Chí Minh ( thời kháng chiến,  ngọc giao,   ngân giang,  tạ tỵ suýt là trung sĩ đánh máy Bảo chính. đoàn,   vũ  hòang chương, đinh hùng, thiếu lang, trương tửu   ...


             Cùng  làm một chỗ với Tú Be, còn có Hoàng Nguyên , tay này tuy dáng người thấp , nhưng mặt mũi sáng sủa, thông minh.   Anh có nụ cười rất tươi, với hàng râu mép thưa,. nói tiếng Pháp rất lưu loát.   Trước khi kháng chiến, Hoàng Nguyên cũng làm báo, do vậy, mọi  mánh khóe viết lách làm sao để tránh kiểm duyệt, anh đều biết, nhưng không vì thế, anh làm khó dễ những ai làm báo.   Hoàng Nguyên trước cũng đam mê thuốc sái, cũng là đệ tử của Phù Dung tiên nữ, nhưng may mắn, anh đã cai được, nhờ  thời gian đi kháng chiến.   Anh cũng có may mắn, sau khi cai thuốc phiện, anh không mắc vào cái thú mê nào khác, như rượu, mà thường ra, những người cai ít nhiều gì cũng vướng mắc.   Hoàng Nguyên con người cực kỳ thông minh, giảo hoạt,  giao du rất rộng, khôn khéo nên chẳng mất lòng ai.   Hồi đó, chúng tôi còn trẻ lắm, mới trên 30 tuổi, tuy có bi quan về thời cuộc đấy, nhưng vui anh vui em nên mọi chuyện đều bỏ sau lưng.   Trong số anh em làm văn nghệ có mặt tại Nha thông tin, còn có nhà thơ THAO THAO .  Anh làm thơ cũng viết vở kịch thơ QUÁN BIÊN THÙY không hay bao nhiêu , nhưng được nhiều người biết đến  tên, nhờ vào cung cách làm thơ lập dị của anh.   Thao Thao người tầm thước, không có gi đặc biệt, ngoài tiếng nói khàn khàn  rất khó nghe.   Hình như anh không chơi thân với ai, do vậy, hết giờ làm, anh lui cui đạp xe đạp về nhà. Có lẽ vì anh có bà vợ đẹp !
                        Ngoài số anh em trên, còn có nữ sĩ Ngân Giang.   Thơ của Ngân Giang  thuộc loại erung bình,  nhưng nàng có đôi mắt sáng  như gương, lúc nào cũng long lanh như mời mọc !   Nhà phê bình Thượng Sỹ mê nàng lắm, tuy gọi là em gái, nhưng bảo đừng ai đụng đến, vi nàng là của riêng tôi !.
                        Thời gian cứ luân hành theo nhịp của nó và ngày tháng của Hànội cũng đổi thay theo  mùa nhất định.  Số người hồi cư về Hànội ngày càng đông, trong số đó có cả Nguyễn Tuấn Phát, người đã cho tôi gói quinine, khi tôi tham gia  chiến dịch Đông Xuân, hạ đồn tây trên đường số 6, con đường từ Hà Đông, Chợ Bờ, Suối Rút.   Anh mở phòng mạch tại phố Hàng Gai.   Một buổi tôi ghé thăm, hỏi lý do nào, anh bỏ kháng chiến, khi đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và được các thương bệnh binh yêu mến, kính trọng?   Anh nhìn tôi, lắc đầu, thở dài, nói:
                      - Chán lắm, ông ơi !  Tôi về thành không phải vì bị bạc đãi đâu, dù gốc gác tôi là quan liêu, phong kiến !   Họ vẫn cần đến tài năng chuyên môn của tôi lắm, nhưng thực tế    họ đối xử  với nhau làm tôi nản.   Ông nghĩ coi, có thuốc nào tốt, họ đều để dành cho cán bộ cao cấp, còn các chiến sĩ bị thương nặng từ mặt trận đưa về lại không có thuốc tốt để chữa.  Do vậy,  số thương vong thiếu thuôc quá cao .  Tôi là bác sĩ không cho phép làm vậy.  Đứng trước tử thần, ai cũng như ai,  có thuốc tốt phải chia đều để  chữa trị, chứ không phải cấp cao, được tiêm trụ sinh, con chiến sĩ chỉ được đắp bằng bột ngọt và uống vài viên   thuốc thường, chết sống ra sao cũng mặc !   Đó là cái lý do vì sao tôi có mặt ở Hànội.   À,  tôi nghe nói Phòng Triển lãm tranh Tiền Tiến của ông thành công lắm phải không ? 
                        Tôi hỏi:
                        - Anh nghe ai vậy ? 
                        Anh bảo Nguyễn Giang và các anh em khác đều nói vậy:
                        - Ông ơi , lúc này ông có nhiều tiền rồi, mời anh em ăn chè, uống rượu đi.
                        Tôi biết Nguyễn Tuấn Phát nói đùa cho vui, chứ thường ra, bao giờ anh cũng mời anh em chứ ít khi để anh em mời ?
                       
                       Hànội lúc này  không còn cái thú đi hát cô đầu và các tiệm hát tuy vẫn có, nhưng tôi không hề lai vãng.   Đời sống của Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương không khá gì hơn hồi tiền-kháng-chiến.   Vũ Hoàng Chương còn được một số tiền  do vở kịch thơ  TÂM SỰ KẺ SANG TẦN  mang lại; còn Đinh Hùng vẫn sống thoi thóp, nhờ vào lòng tốt của mấy Mạnh Thường Quân  .  Gia đình Đinh Hùng sống trong chiếc garage của một người   bạn cho ở nhờ.   Đinh Hùng vẫn làm thơ đăng báo.  Tiền nhuận bút chẳng đáng bao nhiêu, nhưng cũng giúp gia đình Hùng được bữa nào hay bữa ấy.  
                        Một chiều  đi làm về, tôi ghé thăm Đinh Hùng , tình cờ gặp Thiếu Lang lần đầu, đang nằm hút với Đinh Hùng.  Sự tực, Thiếu Lang hút chơi,  hút với Đinh Hùng chỉ là cái cớ để gián tiếp  giúp Đinh Hùng.  (...) Thiếu Lang trong ban kịch Tiến Phong đang diễn tập một vai trong vở  kịch LÔI VŨ / TÀO NGUĐặng  Thái Mai dịch sang việt ngữ ,  đã công diễn ở Hànội 1946, dưới   trướng đạo diễn   của  Thế Lữ . (...)

                        Tôi nhớ một hôm , tôi và họa sĩ Hoàng lập Ngôn đang đi dạo quanh Hồ Gươm, bỗng gặp Nguyễn Đức Quỳnh đi một mình, không nhìn thấy chúng tôi. Tôi gọi lớn, anh khựng lại, nở nụ cười và nói như tạ lỗi :
                      - Mình đi nhưng mải suy nghĩ đâu đâu, nên không nhìn thấy các cậu.  Sao dạo này có khá không ?
                      Hoàng Lập Ngôn nhanh nhảu trả lời:
                      - Tụi này đi làm khế ước, lấy gì mà khá !
                      Chúng tôi rủ Nguyễn Đức Quỳnh cùng đi, rồi tìm một quán nước ngồi nói chuyện.  Tôi biết Nguyễn Đức Quỳnh từ ngày Đại hội văn hóa 1946.  Anh ở nhóm Hàn Thuyên , tác giả  SỐNG MÀ YÊU đăng trên tuần báo LOA , bút hiệu BẰNG BA CHỬ TẮT ( tôi quên mất) . Cũng có  1 thời gian , anh ở trong quân đội Lê Dương  quân đội Pháp.  Lối viết của anh rất mới, so với lối văn thời đó.   Nó dành riêng cho độc giả ưa suy nghĩ.  Khi ở ngoài kháng chiến, anh ở Khu Tư, hoạt động văn nghệ dưới trướng
 tướng Nguyễn Sơn.  Lúc chán kháng chiến   anh mặc giả bộ đội vào đồn Pháp trình diện.   Nhờ nói tiếng Pháp lưu loát, anh được trưởng đồn Pháp kính nể, làm xong vài thủ tục, cho anh tự do vào Hànội.   Anh em nghe chuyện này, ai cũng phục cái liều của anh- nhưng anh nói -  nếu mính hồi cư một cách bình thường như mọi người, có thể gặp nhiều khó khăn hơn.  Đã tính kỹ, đi đường gặp Công an Việt Minh, chúng không dám bắt anh, gặp Pháp, đi đơn độc, nói được tiếng Pháp, còn gì mà sợ ? 

                     Nguyễn Đức Quỳnh  mê chính trị hơn văn chương, nếu anh có làm văn chương chũng chỉ để phục vụ chính trị hằng theo đuổi.  Nguyễn Đức Quỳnh có vầng trán rất cao, đôi mắt rất sáng.  Riêng cái trán chiếm nửa chiều dài khuôn mặt, trong nhóm Hàn Thuyên, anh chỉ đứng sau Trương Tửu mà thôi.

                      Đời sống của tôi  bỗng dưng bị xáo trộn, khi nhận được giấy triệu tập theo học Khóa  3 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức.  Tôi lo, cả gia đình cũng lo, chạy chọt, làm sao cho lọt lưới !  
                       Nguyễn Phổ đưa tôi đến gặp người em,  cùng cha, khác mẹ là Nguyễn Phùng.  Anh này, con  bà Suzanne, vợ hai cụ Vĩnh.   Bà Suzanne bán hàng cho tiệm Godard ngay phố Tràng Tiền.  Không hiểu bằng cách nào, cụ Vĩnh lại thuyết phục được cô đầm này chịu làm lẽ.  
                       Nguyễn Phùng  trông giống tây  hơn việt, nếu Phùng không nói tiếng việt, nếu không quen biết, thì không thể nào biết được Phùng lai việt.   
                        Nguyễn Phùng là đại úy Phòng Nhì.  Ở Hànội  lúc ấy, ai cũng ngán Phòng nhì, vì cơ quan này có quyền muốn bắt ai cũng đươc .  Nguyễn Phổ đưa tôi lại phố Bovet ( nơi Nguyễn Giang ở cũ )  để gặp Phùng.  Lần đầu gặp Phùng, trông đúng là tây và anh đã có gia đình. Vợ anh cũng lai, con gái chủ tiệm bán thịt bò Michaud.    Nguyễn Phùng đậu tú tài triết tây, nói tiếng pháp như tây,  nói tiếng việt giỏi như việt.   Dáng người cao lớn, nhưng không thô.  rất đẹp trai, lich sự, Nguyễn Phùng cũng có máu mê gái giống  cụ Vĩnh.  
                      Tuy không giúp được gì, nhưng Nguyễn Phùng rất quí tài năng hội hoạ của tôi.   Thỉnh thoảng đến nhà xem tranh, rủ tôi đi uống cà phê, ăn sáng ở cửa tiệm, do cô gái tên Tân làm chủ.  Cô Tân là cô gái trẻ, đẹp,  bạo tính, chịu chơi vào thời đó.  Mặc đổ tắm  ở bãi biển Đồ Sơn, chụp hình, cho in  trên bìa báo Trung Bắc Chủ Nhật,  và thật ra,  dưới mắt mọi người  , đó là một cái gì rất kỳ quái, thế mà Tân chẳng sợ, dám làm, lại làm được.    Tân dáng người to lớn,  lại rất thân với một cô tên Hiếu,  cũng là 1 trong vài ba cô gái thuộc đợt sóng mới.   Cô này  cũng đep, người như pho tượng, rất mến văn nghệ sĩ , thường cho hơn nhận.  
                    Nguyễn Phung mê nàng  Tân lắm. Một khi ông đại úy Phóng Nhì mê, còn ai dám mơ tưởng đến nàng nữa.  Nhưng Nguyễn Phùng đâu có mê 1 người, mà mê nhiều cô trong một lúc.  Chiếc Traction màu đen luôn luôn  chở  mấy cô đầm nữ trợ tá đầm 100% ngồi chật ghế, trước, sau.   Có lúc, tôi hỏi Phùng, nửa đùa nửa thật :
                    - Ông làm sao có đủ sức bê từng cô ấy một lúc ?
                    Phùng cười cười:
                     - Đánh kiểu du kích của VM mà, địch yếu ta đánh, địch mạnh ta rút, thế là xong !

                    Đã trên nửa năm , tôi không còn ở Laveran nữa. Tôi thuê một căn gác ở đường Riquier ( nay, Nguyễn Du) , trước cửa  Trường Mồ Côi cho gần nhà, tiện việc đi lại, ăn uống.   Nguyễn Giang cũng không còn ở Bovet mà rời về Reinach, gần Hàng  Kèn.  Thỉnh thoảng Nguyễn Giang lại đến sở đón tôi về nhà chơi.   Căn nhà Nguyễn Giang đẹp lắm, nơi phòng khách  trưng bày toàn đồ cổ, nhất là bộ tràng kỷ bằng gỗ gụ khảm xà cừ, có  cả những bài ngụ ngôn La Fontaine do cụ Vĩnh dịch.  Tôi biết, tất cả những đồ qui hiếm này đều do cụ Vĩnh mua sắm lúc sinh thời, như Nguyễn Giang, con người tây học chắc chẳng thích đồ cổ bao nhiêu.   Ngoài ra, còn có 1 tủ sách rất lớn,  chứa toàn sách quý hiến, cùng những cuốn do cụ Vĩnh dịch, hoặc cùng dịch với E. Vayrac.  Nguyễn Giang không uống rượu, không hút thuốc, không bài bạc.   Thú duy nhất của anh là đàn bà.  Chị Nguyễn Giang, một phụ nữ khá đẹp, đẹp  cách quý phái trong giới thượng lưu Hànội.   Chị rất duyên dáng, bặt thiệp, ấy vậy, không hiểu sao Nguyễn Giang vẫn thích đến những nơi ổ điếm tìm vui.  Có lẽ,  cái không khí xóm ăn chơi Paris vẫn in hằn trong trí từ trẻ, nó trở thành ám ảnh, đam mê không thể rứt bỏ !  Nguyễn Giang nghe tin tôi bị gọi động viên, anh buồn, vì mất một người bạn thường xuyên nói chuyện với anh về văn chương, hội họa.   Chị Nguyễn Giang mời tôi đến ăn cơm, do chính ta chị làm, nhưng món ăn đợc đáo.   Riêng tôi,  cũng buồn lắm, một phần, không muốn xa Hànội, xa anh em, một phần không muốn làm lính đánh thuê cho Pháp, dù Pháp có ngụy trang danh nghĩa Quốc gia Việtnam do quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo  đi nữa ! .   Tuy nhiên, ngày trình diện còn xa, tôi vẫn đi làm. 
                          Một buổi, Bùi Xuân Phái đến sở tìm tôi, có người em họ là đại úy dược sĩ hiện đang phục vụ trong Bảo Chính Đoàn.  Nếu tôi muốn,  dược sĩ đại úy sẽ giúp tôi đồng hóa với cấp bậc trung sĩ đánh máy, làm ở dưới quyền anh ta.   Tôi nói với  Phái, mình không biết đánh máy, làm sao bây giờ ?  Nhưng dù sao,  tôi cũng cần phải gặp anh dược sĩ để được biết thêm chi tiết, phải xoay sở ra sao ?   Mấy bữa sau, Bùi Xuân Phái đưa tôi lại nhà tay dược sĩ kia.  Anh rất tử tế và cho biết, nơi anh làm việc đang thiếu đả tự viên, nếu tôi muốn được đồng hóa, phải tập đánh máy ngay mới kịp.   Nhưng không dễ dàng đâu, phải qua cuộc sát hạch về khả năng chuyên môn.  Anh nói sẽ cố gắng giúp, lại còn thời gina làm giấy tờ, trình lên, gửi xuống mất khá nhiều thời gian.  
                        Chỉ nghe thế thôi, tôi đã nản , trước hoàn cảnh này đành phải liều thôi.   Sau đó, tôi và Phái đi đến quán TÙNG  ở sau đền  Bà Kiệu uống cà phê.   Quán do 1 thanh niên làm chủ, có mấy cô em gái khá xinh, nhất là có lòng yêu mến nghệ sĩ.   Có tiền trả hoặc biên sổ cũng được.   Nới đây, anh em nhóm THẾ KỶ  thường lui tới, nếu cần điều gì nói với ai, cứ nhắn chủ quán là xong. 
                       Hôm sau, tôi đi mua chiếc máy chữ và cuốn sách duy nhất dạy đánh máy chữ.   Ngày đi làm,  tối về ngồi gõ cành cạch, chẳng viết, chẳng vẽ gì cả.   Tôi tập đánh máy chừng 1 tháng, nhận được giấy gọi đi thi.   Cũng may, nhờ anh dược sĩ đưa trước bản danh từ chuyên môn, để tôi tập đánh cho quen, nên lúc thi không bị bỡ ngỡ.  Sau khi thi xong, chờ kết quả, tôi bỏ đánh máy luôn.
                       Cái tết năm 1953, quả tình tôi không thấy vui, vì thời gian cứ trôi đi, ngày trrình diện đi học sĩ quan cứ gần lại,  còn giấy gọi đồng hóa thì  lưu lạc phương nào chưa tới.  Biết tôi buồn, nên Thượng Sy thường rủ đi uống rượu.   Thượng Sỹ chỉ thích xâm-banh, gôi một chai Veuve Amiot  loại nhỏ , 2 người uồng vừa đủ.  Ở Hànội thường ra chỉ uống rượu suông, không kèm đồ nhậu như trong Nam sau này.   Nếu muốn cho vui mồm, mùa đồng lạc rang của chú khách trọc đầu, bàn dạo bên bờ Hoàn Kiếm, trước sở Bưu điện là xong.   Cũng chính vì câu chuyện tôi bị gọi động viên, anh em mới nói cho biết, nhà văn Ngọc Giao có 1 thời gian phục vụ ở Bảo chính đoàn*  với cấp bậc  chuẩn úy, chuyên viết điếu văn cho các sĩ quan từ trận !  Tôi nghe mà ớn xương sống !
----------
theo sự hiểu biết riêng tôi,  nhà văn Ngọc Giao  được đồng hóa vào làm  tại Phỏng Văn nghệ  Đệ Tam Quân Khu , tướng Nguyễn Văn Vận chỉ huy- có cả trung úy Vũ Đức V inh ( nhà văn Huy Quang), thượng sỹ Nguyễn Như Thiện ( nhà văn  Nguyễn Minh Lang), thiếu úy Nguyễn NgọcGiao (  nhà văn Ngọc Giao)  v. v... Còn một văn nghệ sĩ ( nhạc sĩ, nhạc công) mới đồng hóa vào Bảo chính đoàn,  cứ mỗi chiều thứ 7 , tại Công viên  Ấu trĩ viên , trước Hồ Gươm, họ trình diễn  nhạc, đàn, ca ,  cho dân chúng thủ đô thưởng thức ( TP) 
---------------- 
                        Thời gian cứ trôi đi, cái gì đến đã đến.  Tôi vừa đi trình diện lúc 8 giờ sáng, thì 10 giờ có giấy báo,  tôi đã được đồng hóa cấp bậc trung sĩ ngành chuyên môn.  Định mệnh buộc tôi phải làm quan chứ không được làm lính !
                         Cả mấy trăm thanh niên, khăn gói đi tàu hỏa xuống Hải Phòng, chờ vài ngày, con tàu Saint Michel đưa tất cả vào  Saigon, sau 3 đêm, 2 ngày lênh đênh trên mặt biển.  Tàu đậu bến Bạch Đằng, từ đó đoàn GMC đưa thẳng  chúng tôi về Thủ Đức.
                          Cuộc đời binh nghiệp bắt đầu,.
                          Tính ra, tôi sống ở Hànội được 2 năm, 9 tháng, kể từ ngày dinh tê .[]

                TẠ TỴ

 ( tr.   134  -   142 )

  Kỳ sau:   chương BỐN;
                 NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ NAM VIỆTNAM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét